Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM địa PHƯƠNG, NHÌN từ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.74 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐỊA PHƯƠNG, NHÌN TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH
ThS. Nguyễn Văn Hiển
Q.Hiệu trưởng Đại học Thái Bình
Tóm tắt: Từ những bất cập trong đào tạo giáo viên tạu các trường CĐSP địa
phương, bài viết tập trung phân tích những nguyên nhân làm cho khối ngành sư phạm
không còn sức hút đối với người học. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những phương
hướng phát triển cho các trường CĐSP địa phương.
Abstract: From problems in training teacher at colleges of education, the
article focused on analyzing the causes of pedagogy majors which do not attract
learner. On that basis, the authors have proposed the development trend for the local
colleges of eduction.
1. Những bất cập trong đào tạo giáo viên tại các trường CĐSP địa phương
Ngày 23/4/2013, trong buổi lễ thường niên phát động Tuần lễ toàn cầu hành
động vì Giáo dục, được tổ chức tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An (xã Văn An, huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương), do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì với sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế, có 02 thông điệp được gửi tới tất cả mọi người: “Mỗi học sinh đều có
quyền có giáo viên tốt” và “ Đội ngũ giáo viên có năng lực và tâm huyết cho mọi
người học cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam”. Cả hai thông điệp đều khẳng định vai
trò số 1 của “người thầy” trong việc quyết định chất lượng giáo dục và đảm bảo cơ
hội được hưởng quyền giáo dục có chất lượng cho mọi người học.
Trong nhiều năm qua, khối các trường Sư phạm nói chung, khối các trường
CĐSP nói riêng, với trọng trách chính là đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục “có năng lực và tâm huyết” , đã có những đóng góp tích cực, góp phần làm
nên “những thành tựu quan trọng” của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, công tác đào tạo giáo viên trường Mầm


non, Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) ở khối trường CĐSP bộc lộ một số bất cập.
Cụ thể là:
Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, khó tuyển đúng, tuyển đủ chỉ tiêu cho
từng mã ngành đào tạo để đảm bảo tổng chỉ tiêu đã đăng ký. Nhiều ngành đào tạo dù

192


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

nguồn cung đã dư thừa (VD: SP Toán học; SP Ngữ văn) nhưng số thí sinh đăng ký vẫn
vượt chỉ tiêu; nhiều ngành đào tạo rất cần cho việc đảm bảo cơ cấu đội ngũ (VD: SP
Giáo dục công dân; SP Kỹ thuật công nghiệp…) lại không có thí sinh đăng ký học.
Chất lượng đầu vào thấp ở cả 2 phương diện: kết quả học tập và kết quả rèn
luyện đạo đức. Đây là hệ quả tất yếu của việc khan hiếm nguồn tuyển sinh và là
nguyên nhân của việc người học không yêu nghề, say nghề, không ham học, không
ham nghiên cứu, không có ý thức học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Chương trình đào tạo mang tính hàn lâm, chưa thực sự linh hoạt, chưa cập nhật
những vấn đề thời sự của giáo dục và đào tạo, chưa gắn kết chặt chẽ với thực tế trường
Mầm non, Tiểu học, THCS. Nội dung rèn kỹ năng nghề nghiệp (Rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên; Thực tập sư phạm…) mặc dù được coi trọng nhưng chưa đạt
được hiệu quả mong nuốn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường sư phạm diễn ra chậm, dẫn đến
việc người học khó tiếp cận với những đổi mới về phương pháp dạy học ở trường mầm
non, trường tiểu học, THCS.
Chất lượng đầu ra thấp (kết quả học tập, năng lực thực hành , hiểu biết xã hội…
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế).
Chưa chú trọng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
2. Phân tích nguyên nhân
2.1. Khối ngành sư phạm không còn sức hút đối với người học, đặc biệt là đối

với người giỏi, do không thể bố trí được việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp vì
tình trạng dư thừa giáo viên.
Trên thực tế, tình trạng dư thừa giáo viên là hệ quả của việc tăng quy mô đào
tạo và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ( chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, đào
tạo từ xa) từ các trường sư phạm; việc mở rộng ngành nghề đào tạo của các trường
không thuộc khối sư phạm (ví dụ: trường Văn hóa nghệ thuật đào tạo mã ngành Sư
phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật…); việc thay đổi kết cấu chương trình giáo dục phổ
thông (dẫn đến thừa cục bộ giáo viên văn – toán), do tâm lý trọng môn học chính, coi
nhẹ môn học phụ ở người học…Thêm nữa, quy mô trường lớp ở các xã phường, thị
trấn hiện đang rất nhỏ.
2.2. Các trường cao đằng địa phương nói chung, các trường CĐSP địa phương
nói riêng hiện rất khó cạnh tranh với các trường đại học trong công tác tuyển sinh, vì
cơ hội vào học tại các trường đại học đối với các thí sinh rất lớn. Thêm nữa, tâm lý của

193


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

người học là muốn học đại học, nếu học cao đẳng, phải là trường cao đẳng đóng trên
địa bàn Hà Nội.
Vì vậy, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm giảm đáng kể. Không
còn thí sinh học lực giỏi, thí sinh diện tuyển thẳng đăng ký vào học tại trường CĐSP
địa phương.
Trước thực tế đó, nhiều trường CĐSP địa phương đã nâng cấp thành trường đại
học đa ngành (ví dụ: đại học Hoa Lư; đại học Tân Trào, đại học Hồng Đức, đại học
Thủ đô…), hoặc mở rộng ngành nghề đào tạo, lược bớt 2 chữ sư phạm trong tên gọi
(ví dụ: trường CĐSP Bắc Giang - trường cao đẳng Ngô Gia Tự…)

2.3. Trong nhiều năm qua, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. thực
nghiệm các mô hình trường học mới ở Tiểu học, THCS…đều không có xuất phát điểm
từ các trường sư phạm. Vì vậy, các trường đào tạo giáo viên trở nên “lạc hậu” so với
trường phổ thông trong việc tiếp cận các vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo.
2.4. Chưa thực sự gắn kết chặt chẽ giữa trường sư phạm và các trường Mầm
non, trường tiểu học, trường THCS trên địa bàn trong công tác đào tạo đội ngũ giáo
viên.
2.5. Kinh phí dành cho xây dựng, làm mới, xin ý kiến đóng góp từ nhà tuyển
dụng, thẩm định chương trình đào tạo… rất lớn. Vì vậy, chương trình đào tạo chậm
thay đổi so với yêu cầu thực tế.
3. Phương hướng phát triển của các trường CĐSP địa phương
Để trường CĐSP địa phương đảm nhận được trọng trách “đào tạo đội ngũ nhà
giáo có năng lực và tâm huyết” trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Giải quyết bài toán đầu ra cho trường sư phạm
+ Đề nghị BGDĐT tham mưu với Chính phủ để tăng định biên GV/lớp đối với
GV Tiểu học và THCS để dạy 2 buổi/ngày.
+ Đề nghị UBND tỉnh tạm khoanh lại số GV Toán, Ngữ văn dôi dư ở trường
THCS (do thực hiện Thông tư liên bộ 35) để tuyển mới GV còn thiếu ở các môn khác
,tạo sự cân đối về cơ cấu đội ngũ, đàm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục; có chính
sách ưu tiên tuyển dụng giáo viên đào tạo tại trường sư phạm của tỉnh khi có cùng
trình độ chuyên môn đào tạo.
3. 2. Giải quyết bài toán về chất lượng đầu vào của trường sư phạm
+ Đề nghị BGDĐT có chính sách khuyến khích học sinh giỏi đăng ký vào học
tại các trường sư phạm , nhất là cam kết về tuyển dụng.

194


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


+ Đề nghị UBND tỉnh có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với người học
đã được sử dụng ngân sách địa phương để đào tạo tại trường CĐSP địa phương.
+ Nhà trường công khai năng lực đào tạo; có khảo sát cụ thể về nhu cầu đào tạo
của các đơn vị; xây dựng chỉ tiêu đào tạo hợp lý, sát tình hình thực tế, có tính dự báo.
Giải quyết bài toán về nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐSP trong
cạnh tranh công bằng và quyết liệt về tuyển dụng
+ Coi trọng cả 3 mặt giáo dục: dạy người , dạy chữ, dạy nghề .
+ Cần có nhiều giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
nghề nghiệp, hiểu biết xã hội…cho người học.
+ Chủ động phối hợp, tranh thủ sự giúp đỡ, gắn kết công tác chặt chẽ với Sở
Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các trường
mầm non, tiểu học, THCS trong công tác đào tạo, trong công tác nghiên cứu khoa
học….; hướng tới việc hình thành các trường học “điểm đến” của thực hành, rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, thực tập nghề, thực tập tốt nghiệp, thực tế, tham
quan học hỏi kinh nghiệm…đối với giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường.
+ Phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao vị thế của đội ngũ giảng viên nhà
trường, với quan điểm: “Giáo viên giỏi là yếu tố sống còn để đảm bảo quyền được giáo
dục”, “Giáo viên giỏi bằng ½ trường Đại học”, “Học sinh sẽ chỉ tiếp thu kiến thức
một cách đầy đủ và hiệu quả nhất nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo của những
giáo viên thực sự có năng lực và tâm huyết”…
+ Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới cách dạy, cách học, cách thi,
kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học phục vụ dạy học.
Giải quyết bài toán về sự phát triển bền vững của trường CĐSP
+ Đề nghị BGDĐT, có định hướng, có chính sách hỗ trợ các trường sư phạm
địa phương trong hội nhập và phát triển.
+ Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học hiện đại, về nâng cao năng lực đội ngũ …để nhà trường chủ động chuẩn bị về đội
ngũ, về chương trình, đón trước và đảm nhận được các nhiệm vụ mới trong đào tạo,

đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2018 và công cuộc đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

195



×