Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn marketing quốc tế dựa vào quy trình truyền thông, hãy trình bày về truyền thông marketing quốc tế của louis vuiton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.87 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI
Dựa vào quy trình truyền thông, hãy trình bày về truyền thông
marketing quốc tế của Louis Vuiton.

Nhóm 14 – Lớp Quản trị Marketing 55
1.
2.
3.

Trần Phương Thảo
Mai Minh Tâm
Phạm Thị Kiều

-

Mã sinh viên: 11133587
Mã sinh viên: 11133436
Mã sinh viên: 11132008


A.

MỞ ĐẦU:
Chuyện các thương hiệu xa xỉ châu Âu tìm đường đến những thị
trường đang phát triển, với thu nhập trung bình như Việt Nam không
có gì đáng ngạc nhiên. Vì từ nhiều thế kỷ nay, các mặt hàng cao cấp
như tơ lụa đã đi một quãng đường rất dài để đến với những người tiêu
dùng mới. Chẳng hạn, thị trường Trung Đông giàu về dầu mỏ, là một


thỏi nam châm thu hút các món trang sức đắt tiền kể từ thập niên 1960.
Người tiêu dùng Nhật đã trở thành tín đồ của hàng xa xỉ vào thập niên
1970. Hiện nay 2 trong số 5 người Nhật có sở hữu một sản phẩm của
Louis Vuitton. Và giờ đến lượt người Trung Quốc cũng mê hàng xa xỉ.
Trong 20 năm qua, số khách hàng xa xỉ trên toàn thế giới đã tăng
hơn gấp 3 lần lên tới 330 triệu người, theo hãng tư vấn Bain & Co.
Mức chi tiêu của họ vào trang sức, đồng hồ, quần áo, túi xách đắt
tiền… đã tăng mạnh, gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Hầu
hết những người mua này có thu nhập lên tới 188.000 USD/năm. Dựa
trên cảm nhận riêng của người tiêu dùng về những cái mà họ nghĩ là
dịch vụ và hàng hóa xa xỉ, hãng tư vấn Boston Consulting Group cho
biết 1.800 tỉ USD đã được chi tiêu vào các loại hàng xa xỉ trong năm
2012. Chi tiêu lớn nhất là vào du lịch, theo sau là ôtô và hàng xa xỉ cá
nhân.
Hàng hóa xa xỉ đã vào Việt Nam từ gần 20 năm nay. Tuy thị trường
Việt Nam không lớn, nhưng lại được các chuyên gia đánh giá là có
tiềm năng ngày một lớn và được các hãng hàng xa xỉ tin tưởng đầu tư
phát triển, đặc biệt là các nhãn hàng thời trang. Những thương hiệu như
Louis Vuitton, Gucci, Prada, Chanel… ngày càng trở nên quen thuộc
với những dân chơi hàng hiệu. Trên thực tế, kể từ khi các thương hiệu
xa xỉ tiên vào thị trường Việt Nam đến nay đã không ngừng phát triển
và đạt được những thành công. Vậy thì, một câu hỏi quan trọng đặt ra
là, các hãng này đã thực hiện truyền thông marketing tại Việt Nam như
thế nào để có thể gặt hái được những thành công trên? Liệu trong thời
kỳ hiện nay, khi mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thị trường
Việt Nam có còn là điểm đến cho các ông chủ nhãn hàng xa xỉ?...


Với đề tài: “Dựa trên quy trình truyền thông, trình bày về truyền
thông marketing quốc tế của Louis Vuitton”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu

chung về Loui Vuiton – nhãn hàng thời trang đắt giá nhất trên thế giới,
cũng là thương hiệu xa xỉ tiến vào Việt Nam sớm nhất – và hoạt động
truyền thông marketing quốc tế của nó tại Việt Nam để có được những
thành công như ngày hôm nay, đông thời, đi trả lời cho câu hỏi đã đặt
ra ở trên.
B.

NỘI DUNG

I.

Giới thiệu khái quát về Louis Vuition
1. Giới thiệu chung
- Louis Vuitton là nhãn hiệu thời trang xa xỉ có trụ sở tại Paris, Pháp.

-

-

-

-

Đây là một ban của công ty cổ phần Pháp LVMH Louis Vuitton Moët
Hennessy S.A.
Louis Vuitton được thành lập năm 1854 bởi Louis Vuitton với các sản
phẩm đầu tiên là những vali, túi xách và phụ tùng du lịch. Từ đó đến
nay, Louis Vuitton không ngừng phát triển và ngày càng trở nên nổi
tiếng như một thương hiệu thời trang đắt giá nhất thế giới.
Các sản phẩm của Louis Vuitton:

Công ty Louis Vuitton sản xuất các mặt hàng da thuộc, thời trang,
quần áo may sẵn, trang sức, mỹ phẩm. Nhiều sản phẩm của công ty sử
dụng nhãn hiệu với chất liệu màu nâu Damier và Monogram Canvas,
cả hai được sử dụng lần đầu cuối thế kỷ 19. Tất cả các sản phẩm của
công ty sử dụng các chữ viết tắt LV.
Hệ thống cửa hàng:
Với 13 xưởng sản xuất, một trung tâm giao nhận quốc tế, hơn 300
cửa hàng độc quyền trên hơn 50 quốc gia và có khoảng 10.000 nhân
viên các cấp, Louis Vuitton của Pháp đang trở thành một thương hiệu
sang trọng bậc nhất thế giới.
Logo:
Logo của Louis Vuitton lần đầu được giới thiệu vào năm 1896,
bằng việc sử dụng ký hiệu Monogram Canvas như một cách ngăn chặn
hàng nhái. Ngoài ra, những biểu tượng đồ họa xung quanh hai chữ "L"
và "V" lồng vào nhau được lấy cảm hứng từ xu hướng sử dụng các
thiết kế phương Đông và Nhật Bản ở thế kỷ 19.


2. Quá trình phát triển thương hiệu
- Thời gian trôi qua thương hiệu Vuitton đã được toàn thế giới biết đến.

-

-

-

-

Thương hiệu này đã nhận được huy chương đồng tại Hội Chợ Quốc Tế

năm 1867 và huy chương vàng tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1889 tại
Paris. Sau khi Louis mất vào năm 1892, con trai của ông đã hết sức
thành công trong việc đưa thương hiệu này lên một tầm cao mới.
Thương hiệu được đóng trực tiếp trên sản phẩm như hiện nay là ý
tưởng của con trai Louis Vuitton để ngăn chặn hàng giả.
2004: Louis Vuitton kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 trên khắp thế giới.
Trong năm này, Louis Vuitton tuyên dương các cửa hiệu tại New York,
Sao Paulo và Johannesburg, mở cửa hàng đầu tiêu tại Thượng Hải.
2005: Cửa hàng Champs-Élysées của Louis Vuitton mở trở lại (từng
nổi danh là cửa hàng Louis Vuitton lớn nhất thế giới) và tung ra bô sưu
tập đồng hồ Speedy + 2006: Louis Vuitton khánh thành Espace Louis
Vuitton và xuất bản sách “Louis Vuitton Icons”
Giờ đây sản phẩm nhãn hiệu Vuitton đã có mặt tại hơn 52 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới với 314 cửa hàng (lớn nhất là tại góc đại lộ
Champs - Elysées, Paris, rộng 1.800m2, với 5 tầng), và là nhãn hiệu
hàng xa xỉ đứng đầu thế giới. Vuitton có mức lãi hằng năm lên đến 40 45%, các sản phẩm được làm trong 14 xưởng (tại Pháp, Tây Ban Nha,
Hoa Kỳ), sử dụng 10.000 nhân viên, trong đó 3.600 người chế tạo túi
xách (có đến 80% công đoạn sản xuất túi xách được làm bằng tay).
Người Nhật, Mỹ là những khách hàng lớn nhất của Vuitton. Tại Trung
Quốc cũng đã có 9 cửa hàng của nhãn hiệu này. Mỗi năm, chủ tịch
kiêm tổng giám đốc của Vuitton (hiện nay là Yves Carcelle) tìm cách
chinh phục thêm một xứ. Bởi ngày nay, phụ nữ (kể cả thiếu nữ) thích
phẩm chất hơn là số lượng. Mà Louis Vuitton là món hàng đủ đáp ứng
nhu cầu của họ.

3. Louis Vuitton vào Việt Nam:
- Louis Vuitton vào Việt Nam từ năm 1997 với cửa hàng đầu tiên tại

khách sạn Metropole Hà Nội, cửa hàng thứ hai tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2007 và mới đây nhất là cửa hàng tại Tràng Tiền Plaza năm

2013 – cửa hàng lớn nhất tại Việt Nam.


Cửa hàng Louis Vuitton tại Tràng Tiền Plaza là cửa hàng đầu tiên của
Việt Nam cung cấp dịch vụ Haute Maroquinerie - đơn đặt hàng đặc
biệt với 1 phòng dành riêng cho những quý bà, quý cô muốn sở hữu
những chiếc túi Louis Vuitton độc đáo mang dấu ấn của riêng mình.
Đây là một trong số ít các cửa hàng trên toàn thế giới cung cấp dịch vụ
cao cấp này cho khách hàng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên LV giới thiệu
mặt hàng giày nữ tới khách hàng Hà Nội tại cửa hàng.
- Chủ tịch Louis Vuitton Châu Á Thái Bình Dương, ông Jean-Baptiste
Debains chia sẻ: "Là một trong những thương hiệu xa xỉ có mặt tại Việt
Nam sớm nhất,… trong hơn 2 thập kỷ vừa qua, chúng tôi đã chứng
kiến sự phát triển của thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam. Cửa hàng thứ
3 của Louis Vuitton chúng tôi tại Việt Nam được khai trương tại Tràng
Tiền Plaza thể hiện sự tin tưởng vào tiềm năng to lớn của Việt Nam, tin
tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước cũng như
khách du lịch quốc tế tới Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới".
-

4. Một số điều thú vị
- Louis Vuitton là thương hiệu không bao giờ giảm giá. Thậm chí, họ
-

-

-

-


còn sẵn sang đốt hết các sản phẩm ế để bảo vệ giá trị thương hiệu.
Louis Vuitton là thương hiệu biết chống làm hàng giả sớm nhất,
nhưng vẫn bị làm giả nhiều nhất trên thế giới, với chỉ 1% sản phẩm
mang logo LV là thật. Tuy bị làm giả nhiều, nhưng nó vẫn là thương
hiệu đắt giá nhất thế giới.
Ý tưởng đầu tiên giúp Louis Vuitton thành lập nên Louis Vuitton là về
chiếc hòm đựng đồ có nắp phẳng. Tuy nhiên, ý tưởng này lại không
phải của ông mà do ông đọc được từ một nhà triết học Pháp.
Năm 1987, Louis Vuitton hợp nhất với hãng Moet Hennessy nổi tiếng
về rượu sâm panh và thành tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennessy
(LVMH). Sự hợp nhất này cũng là một nghịch lý thú vị vì thật ra dòng
sản phẩm của hai hãng chẳng liên quan gì đến nhau và cũng chẳng thể
hỗ trợ và bổ sung được gì cho nhau. Cái giống nhau duy nhất giữa họ
là biểu tượng cho sang trọng và xa xỉ. Cả hai hợp lại thành “Tập đoàn
hàng xa xỉ” lớn nhất thế giới.
Trong số 3 tỷ USD doanh thu toàn cầu mà nhãn hiệu Louis Vuitton đạt
được năm qua, 88% do người Nhật góp phần. Năm 2002, chỉ trong


ngày đầu khai trương shop mới nhất của Louis Vuitton tại
Omotesando, Tokyo, doanh thu đã là 1,04 triệu USD.
5. Những bí quyết thành công
- Marketing đại chúng:

Louis Vuitton đã ứng dụng các kỹ thuật Marketing đại chúng, ví
như sự chứng nhận của các ngôi sao và chương trình tài trợ cho các sự
kiện thể thao (thương hiệu này gắn liền với cuộc đua thuyền vô địch
nước Mỹ).
- Sự kiểm soát:
“Chúng tôi tự làm tất cả, từ sáng tạo cho đến thiết kế và sản xuất”,

Tổng giám đốc điều hành Yves Carcelle nói với vẻ đầy tự hào.
- Tính danh vị:
Louis Vuitton đã nỗ lực nhằm đạt được doanh số lớn hơn trong khi
vẫn giữ vững hình ảnh cao cấp của mình. Vị thế của thương hiệu này
đã được củng cố bởi chiến dịch quảng cáo được hoạch định một cách
kỹ lưỡng trên những ấn bản dànhcho khách hàng bàng quan, khó tính
và bởi hệ thống phân phối có chọn lọc.
- Tính du lịch:
Căn nguyên của thương hiệu này chính là từ du lịch. Thậm chí
ngày nay, mối liên hệ giữa tính ngoại lai và sự thoát ly thực tế gắn liền
với du lịch vẫn còn được thể hiện khá rõ ràng trong tính cách thương
hiệu Louis Vuitton.
6. Kết quả kinh doanh
- Bảng xếp hạng mới đây của Interbrand cho biết, giá trị thương hiệu

của Louis Vuitton chỉ còn 22,250 tỷ USD, giảm 1% so với năm ngoái.
Như vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây, cái tên Louis Vuitton lùi dần từ
vị trí 16 năm 2010 (cao hơn 1 bậc so với Apple) đến cuối top 20 vào
năm nay (trong khi Apple đã lên vị trí thứ nhất)
- Theo báo cáo của hãng LVMH, doanh thu trong quý III/2015 đã đạt
khoảng 25,3 tỷ EUR, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014. Trước đó,
doanh thu năm 2014 của LVMH tăng khoảng 6% so với năm trước,
trong khi lợi nhuận cho nhóm cổ đông lớn tăng khoảng 64%. Tuy lợi
nhuận vẫn tăng nhưng Louis Vuitton vẫn không giữ được vị thế của
mình.
- Nguyên nhân:


• Thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng ngày nay là những thương hiệu





-

-

II.

sang trọng nhưng kín đáo, tức là ít được biết đến rộng rãi.Bởi nếu ai đó
cầm chiếc túi Louis Vuitton, người khác sẽ nhận ra ngay mức giá 4 con
số của nó. Và rất có thể, những cuộc tranh cãi, hay chỉ là ánh mắt thiếu
thiện cảm sẽ xuất hiện. Vì Louis Vuitton hay Gucci và Prada từ lâu đã
là bằng chứng cho sự bất bình đẳng về thu nhập toàn cầu.
Hàng giả tràn lan khiến cho khách hàng cảm thấy giá trị sản phẩm
giảm đi trong khi giá của nó thì vẫn cao.
Thị trường tiềm năng của Louis Vuitton là Trung Quốc, bắt đầu quay
lưng, do “Nhóm người giàu mới nổi ở Trung Quốc không còn thích vẻ
hào nhoáng của túi xách Louis Vuitton hay kính mát Gucci nữa. Và
thực sự thì điều đã xảy ra trong vòng 20-30 năm tại Mỹ sẽ chỉ mất 2-3
năm để lặp lại ở Trung Quốc. Quá trình đó quá nhanh, khiến nhiều nhà
bán lẻ cao cấp điêu đứng”, Olivier Abtan, Trưởng bộ phận hàng xa xỉ
toàn cầu của Công ty tư vấn BCG cho Bloomberg biết.
Thế nhưng The Guardian cho biết, mức tăng trưởng doanh số bán
hàng của hãng luôn chỉ đạt 30% so với kế hoạch. Điều này ảnh hưởng
nặng nề đến hình ảnh phát triển bền vững của thương hiệu hàng xa xỉ
nước Pháp. Sự quay lưng của thị trường tiềm năng Trung Quốc, cùng
với sức cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu tầm trung như H&M,
Zara, Samsonite, và ngay cả đối thủ ngang tầm là Prada, cũng khiến
tương lai của Louis Vuitton trở nên khó khăn hơn nhiều

Về doanh thu và lợi nhuận của Louis Vuitton ở Việt Nam, ông Jean
Baptiste Debains, Chủ tịch Louis Vuitton Châu Á - Thái Bình Dương
cho biết không thể cung cấp con số chính xác, nhưng khẳng định rằng
những năm gần đây doanh số bán hàng tăng và tăng trưởng tốt. Louis
Vuitton hướng đến mục tiêu trung và dài hạn, kinh tế có lúc thăng lúc
trầm, nhưng suy thoái là thử thách để công ty cải tiến mẫu mã và đón
đợi các khách hàng Việt Nam tiềm năng.

Quy trình truyền thông
1. Nghiên cứu thị trường Việt Nam
- Nhóm khách hàng mà Louis Vuitton nhắm tới là những người giàu sang

bao gồm 2 nhóm chính là phụ nữ trung niên giàu có tuổi từ 35-54và
những tín đồ thời trang nữ tuổi từ 18-34 cực kì khao khát thương hiệu,
thành đạt như doanh nhân, nghệ sĩ, chính khách, việt kiều và cả những


dòng khách du lịch cao cấp đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ngoài ra Louis Vuitton đang muốn thu hút thêm khách hàng nam giới,
hiện nay các sản phẩm dành cho nữ giới chiếm trên 65% doanh số của
thương hiện này.
-

-

-

-

Thế mạnh:

Việt Nam đang có một thị trường xa xỉ tiềm năng dù còn khiêm tốn về
doanh thu nếu so sánh trên phạm vi toàn cầu. Dân số trẻ và tỉ lệ người
giàu, người sử dụng hàng cao cấp trẻ ngày càng tăng là điều rất thu hút
với các thương hiệu cao cấp.
Thế mạnh quan trọng của thị trường Việt Nam so với rất nhiều thị
trường châu Á kể cả Trung Quốc là tỉ lệ khách hàng bản địa cao hơn tỉ
lệ khách hàng là khách du lịch.
Kể từ khi Louis Vuitton bước vào thị trường Việt Nam sớm nhất đến
nay, cùng với sự toàn cầu hóa thị trường Việt Nam đã không ngừng
phát triển và phát triển nhanh chóng
Một phương diện khác của nhu cầu thị trường là nhóm quy tụ hàng
ngàn người sử dụng hàng xa xỉ hoạt động sôi nổi trên Facebook.
Không khó để cập nhận xu hướng cả về thương hiệu, phong cách cũng
như mức giá những mặt hàng đang được các “tay chơi” trong nước ưa
chuộng.
Điểm yếu:

Rào cản lớn nhất của thị trường Việt Nam là hàng giả, hàng nhái tràn
lan, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ khách hàng sẽ mua trực tiếp
sản phẩm từ nước ngoài. Tuy nhiên, theo một số đánh giá thì những
người tiêu dùng sưu tầm hàng hiệu ngày nay ngày càng có nền tảng
hiểu biết và văn hóa sử dụng cao hơn, nên chỉ cần có kênh phân phối
chính thức và uy tín, khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn.
- Thị trường phát triển đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Các đối thủ cạnh tranh của Louis Vuitton ngày càng bước vào và
phát triển ở thị trường Việt Nam như: Gucci, Prada, Christan Dior…
-

2. Thiết lập liên lạc ban đầu
- Việc đầu tiên cần làm khi bước vào thị trường Việt Nam của Louis


Vuitton là chọn địa điểm để mở cửa hàng độc quyền Louis Vuitton.


Louis Vuitton đã nhận được rất nhiều lời mời chào từ chủ các địa điểm
từ khi mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
- Việc một thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới đến Việt Nam chắc
chắn là một sự kiện lớn gây chú ý với nhiều người, nhất là những
người đam mê hàng hiệu. Các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng
xã hội cập nhật từng ngày tin tức về Louis Vuitton, lựa chọn địa điểm ở
đâu, phong cách thiết kế cửa hàng, những mặt hàng được giới thiệu,
những dịch vụ kèm theo… Tất cả đều góp phần đánh bóng thương
hiệu, tạo nên thành công của Louis Vuitton.
3. Gặp gỡ và tăng cường liên lạc
- Sau khi khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 1997 tại Metropole Hà

Nội, Louis Vuitton vẫn để mắt, tìm hiểu và tăng cường liên lạc với thị
trường Việt Nam, bằng chứng là 2 cửa hàng khai trương liên tục sau đó
tại TP.HCM và Hà Nội đều tại những vị trí đắc địa nhất của thành phố.
- Luôn nắm bắt mọi thông tin liên quan đến doanh thu của hàng, Louis
Vuitton sẽ so sánh cân nhắc xem tại của hàng Tràng Tiền nếu doanh
thu cao hơn thì sẽ đóng cửa hàng tại Metropole.
4. Bán hàng

Như tất cả các cửa hàng xa xỉ khác trên thế giới của mình, Louis
Vuitton tại Việt Nam cũng không có những khác biệt đáng kể về dịch
vụ bán hàng
- Một chiếc túi xách Louis Vuitton có giá dao động trên dưới 2000$ tùy
vào chất liệu, kích cỡ, màu sắc cũng như kiểu dáng.
- Louis Vuitton không cấp phép cho bất cứ cá nhân (hoặc công ti) nào

làm đại lí của họ mà chỉ trực tiếp mở các chi nhánh khắp nơi trên toàn
thế giới. Hiện tại ở Việt Nam có Louis Vuitton Hà Nội và Louis
Vuitton TP.HCM
- Louis Vuitton là thương hiệu thời trang xa xỉ duy nhất không bao giờ
giảm giá các sản phẩm của mình. Bạn có thể mua được sản phẩm giảm
giá của Channel hay Gucci mùa Giáng sinh hay các dịp lễ nhưng với
Louis Vuitton thì không. Louis Vuitton luôn giữ gìn giá trị thương hiệu
bằng cách qua mỗi mùa mốt, các sản phẩm lỗi thời sẽ bị đốt tiêu hủy
hoặc bán không công khai với mức giá ưu đãi dành riêng cho nhân viên
của công ty.


-

Tràng Tiền Plaza là một trong những cửa hàng được Louis Vuitton ưu
ái khi đây là một trong những của hàng cung cấp dịch vụ Haute
Maroquinerie chỉ xuất hiện tại 10 quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam nhằm đón những đơn hàng mà khách hàng đặc biệt xa xỉ khi
họ được tùy ý chọn chất liệu da hay khoa túi cho sản phẩm hơn nữa
thời gian hoàn thiện sản phẩm trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

5. Các dịch vụ sau bán hàng
- Một số khách hàng phản hồi sau khi mua hàng của Louis Vuitton phát

hiện sản phẩm bị lỗi mang qua cửa hàng để chờ giải quyết thì phải mất
kha khá thời gian và công sức mà kết quả không được như mong muốn
đồng thời thái độ nhân viên không nhiệt tình, không tạo được cảm giác
thoải mái dễ chịu cho khách hàng.
- Để đảm bảo giá trị cho sản phẩm, những sản phẩm lỗi không được
Louis Vuiton gửi trả về nhà máy thay vào đó chúng sẽ bị cắt nhỏ và

tiêu hủy tại chỗ.
- Louis Vuiton không chú trọng trong dịch vụ bảo hành sản phẩm. Đây
là một cách mà hãng khẳng định về chất lượng sản phẩm của mình đối
với công chúng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn phàn nàn, cảm thấy
không hài lòng về điều này, do họ gặp khó khăn khi đến cửa hàng của
Louis Vuiton để nói về những lỗi trên sản phẩm mà họ gặp phải. Cần
cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành sản phẩm.
- Khách hàng có phản hồi không tốt về dịch vụ chăm sóc khách hàng.
III.

Chiến lược truyền thông trong marketing quốc tế
1. Mục tiêu truyền thông

Nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu thời trang xa xỉ và hướng đến
những giá trị về sự liên kết, nhận thức và gợi cảm:
- Tạo dựng hình ảnh Louis Vuitton là một thương hiệu nổi tiếng sang
trọng, đẳng cấp, chất lượng hàng đầu
- Gia tăng nhận thức rằng thương hiệu Louis Vuitton không chỉ là quần
áo, phụ kiện mà còn là một nhà cung cấp mỹ phẩm cao cấp.
- Gợi lên những cảm giác về sự độc quyền, sang trọng vĩnh cửu từ
những hình ảnh, logo, font chữ mà Louis Vuitton xây dựng.
2. Phương pháp đánh giá


-

Để đảm bảo thực hiện được đúng các mục tiêu Louis Vuitton phải đánh
giá một cách cẩn thận, đo lường tại các cửa hàng cũng như hệ thống
bán hàng trực tuyến. Công ty tiến hành đánh giá đồng thời khi ra mắt
sản phẩm, việc đánh giá sẽ được thực hiện sau 3 tháng, 6 tháng và vào

cuối năm tài chính.
Đánh giá bán hàng hằng năm của các dòng sản phẩm, chi phí quảng
cáo, bán hàng của các đối thủ cạnh tranh
Đo lường hoạt động trên các kênh truyền thông xã hội (Facebook,
Twitter, Youtube và số lần nhấp chuột)
Dựa trên số lượng truy cập trang web, Hot Maps và lượt xem trang, đo
lường lượng chuyển đổi.
Tiến hành khảo sát tại các cửa hàng bán lẻ đại diện trên toàn quốc.
Cuộc khảo sát sẽ mang đến các thông tin về nhận thức của khách hàng,
sơt thích thương hiệu và ý định mua hàng.

3. Các công cụ truyền thông

Quảng cáo và quan hệ công chúng
Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhắm
mục tiêu một cách tốt nhất và chính xác nhất. Ví dụ: Quảng cáo trên
các tạp chí thời trang như Elle và Vogue, bảng quảng cáo đặt ở những
trung tâm mua sắm lớn. Những quảng cáo này nhắm đến những phụ nữ
trẻ, thời trang, một bộ phận khách hàng quang trọng của LV truyền tải
hình ảnh về sự sang trọng, thời thượng, thanh lịch mà những khách
hàng ở phân khúc này hướng đến. Quảng cáo thường gắn liền với hình
ảnh của những người nổi tiếng như Angelina Joile, Michelle
Williams… Gần đây nhất là chiến dịch “The spirit of Travel” với sự
tham gia của hai người mẫu Karen Elson và Edie Campbell. Bối cảnh
để thực hiện bộ ảnh là một khu rừng khô cằn tại Nam Phi, nơi có
những người bạn diễn không mấy dễ chịu như hươu cao cổ, gấu, sư tử,
….Chiến dịch này đề cao giá trị của thương hiệu hàng đầu nước Pháp,
làm người ta nhớ lại chiến dịch lịch sử một thời của Louis Vuitton là
Vuitton Jean Lariviere. “Đó là một sự kết hơp tuyệt vời giữa du lịch và
thế giới thời trang”, Frédéric Winckler, giám đốc truyền thông và sự

kiện của Vuitton cho biết.
Internet
Phát triển mạnh mẽ kênh trực tuyến bao gồm ứng dụng trên điện thoại
với 1000 người sử dụng hàng tháng, một kênh youtube, một trang
facebook với gần 18 triệu người thích, một tài khoản twitter với trên


100.000 người theo dõi…Các kênh này được Louis Vuitton tận dụng
triệt để để truyền tải những hình ảnh, thông điệp, các chiến dịch quảng
cáo một cách mạnh mẽ, chân thực và gần gũi nhất.
Facebook: hiện tại kết hợp dòng mỹ phẩm với những hình ảnh video
liên quan đến những người nổi tiếng.
- Youtube: tạo những video kích thích sự tò mò xung quanh các dòng
sản phẩm. Những video với nội dung mơ hồ gợi lên mong muốn truy
cập vào trang web để nhận thêm thông tin về các dòng sản phẩm tăng
thêm khả năng mua.
- Twitter: Các trang twitter sẽ cập nhật thông tin về các dòng sản phẩm,
có từng mục tweet riêng cho mỗi dòng.
-

Biển quảng cáo
Được đặt tại chi nhánh cửa hàng chính của Louis Vuitton Hà Nội và
TP. HCM và những trung tâm mua sắm lớn đông người qua lại nơi tập
trung những khách hàng tiềm năng của Louis Vuitton.
Catalogue
Mỗi bộ sưu tập đều có những catalogue với những chủ đề và phong
cách riêng được xuất bản và đăng tải trên các kênh truyền thông của
Louis Vuitton.
Quảng cáo tạp chí
Được in toàn trang với sự thống nhất trong màu sắc, hình ảnh, thông

điệp quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông.
Mẫu
Cung cấp mẫu miễn phí cho khách hàng thân thiết và những khách
hàng đến mua tại cửa hàng. Ngoài ra các mẫu túi đặc biệt cũng được
giới thiệu trong các tuần lễ thời trang của Louis Vuitton.

C.

Kết luận
Hoạt động truyền thông quốc tế của Louis Vuiton trên các nước nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đã được tiến hành từ lâu và gặt hái
được một số thành công lớn cho hãng. Đó là sự xuất hiện của hai cửa
hàng độc quyền của Louis Vuiton tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam,
cái tên Louis Vuiton ngày càng trở nên nổi tiếng và lượng khách hàng
của hãng ngày một lớn mạnh nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay khi mà


nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng và số
người có thu nhập cao thích “chơi” hàng hiệu ngày càng nhiều, việc gia
nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và các khu vực thị trường khác…
tạo điều kiện cho các hãng thời trang xa xỉ lớn trên thế giới thâm nhập
vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng
cũng dần thay đổi, các đối thủ cạnh tranh tăng lên nhanh chóng cùng
với nạn hàng nhái, hàng giả… làm cho giá trị của Louis Vuiton mất
dần đi trong mắt khách hàng. Điều này bắt buộc Louis Vuiton phải có
những thay đổi trong chiến lược kinh doanh và truyền thông marketing
quốc tế ở Việt Nam để quản trị tốt thương hiệu, giữ vững và mở rộng
thị phần của mình ở Việt Nam.




×