Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn marketing quốc tế phân nhóm khách hàng của việt tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.51 KB, 18 trang )

Mục lục:
Phần I
1. Tầm quan trọng của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
Phần II
1. Khái quát công ty
2. Nhóm khách hàng nội địa của Việt Tiến
3. Nhóm khách hàng quốc tế của Việt Tiến
Phần III: Kết luận


Phần I
1. Tầm quan trọng của đề tài
Một trong những tư tưởng chủ chốt của marketing là khai thác và phục vụ,
không phải là cho tất cả khách hàng mà là tập trung vào một số nhóm khách hàng
cụ thể - khách hàng mục tiêu vì:
- Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với
những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng có
những đòi hỏi riêng về sản phẩm, phương thức phân phối, mức giá bán và cách
thức giữ chân họ.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh
tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh rất khác nhau về khả năng phục vụ nhu cầu và
ước muốn của những nhóm khách hàng khác nhau trên thi trường.
- Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc một vài thế mạnh xét trên một
phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường.
Không một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước
muốn của mọi khách hàng tiềm năng.
=> Vì vậy, để kinh doanh hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần, từng
doanh nghiệp phải xác định cho mình những nhóm khách hàng cụ thể mà doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của họ hơn hẳn đối thủ cạnh


tranh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ các nhóm khách hàng của Việt Tiến, nâng cao khả năng khai thác và
phục vụ của marketing cho các nhóm khách hàng cụ thể đó.
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
- Vậy các tiêu thức nào dùng để xác định các nhóm khách hàng của công ty?
- Có bao nhiêu nhóm khách hàng cụ thể mà công ty hướng đến dựa vào các
tiêu thức trên?


Phần II
1. Khái quát công ty may Việt Tiến
a, Lịch sử hình thành và mạng lưới công ty
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương ky
nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ
đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám
Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và
khoảng 100 công nhân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản &
quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công
Nghiệp). Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc
doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế,
được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí
nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt
động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí
nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt
Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORTEXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày

08/02/1991).
Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép
thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP
SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp
và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung
gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới
nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp


luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra
đời.
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm
2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét
đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày
09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty
May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam.
Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION;
Tên viết tắt : VTEC .
Hiện nay, doanh nghiệp có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc. Ngoài ra có các
nhà máy liên doanh trong nước bao gồm các đơn vị sản xuất quần áo may mặc
sẵn sau:
(1) Công ty CP Việt Thịnh
(2) Công ty CP Việt Hưng
(3) Công ty CP may Công Tiến

(4) Công ty CP may Vĩnh Tiến
(5) Công ty CP Đồng Tiến
(6) Công ty CP may Tây Đô
(7) Công ty CP may Tiền Tiến
(8) Công ty CP may Việt Tân
(9) Công ty TNHH may Việt Hồng
(10) Công ty TNHH may Tiến Thuận


(11) Công ty TNHH may Thuận Tiến
(12) Công ty TNHH Nam Thiên
(13) Công ty CP Cơ Khí Thủ Đức
(14) Công ty Việt Tiến Đông Á
(15) Công ty TNHH Việt Tiến Meko
b, Số liệu các hoạt động kinh doanh của công ty

Kết quả KD
2009
Doanh thu thuần 1 923 901
LN gộp
249 657
LN thuần từ
94 363
HĐKD
LNST thu nhập 74 717
LNST của CĐ
74 717
công ty mẹ
(Đơn vị: triệu đồng)


2010
2011
2012
2013
2 308 739 3 355 235 3 850 824 4 789 508
306 378
401 206
442 027
558 965
106 728

139 920

152 914

238 218

86 778

124 968

138 119

196 926

86 778

124 968

138 119


196 926

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Riêng năm 2014, doanh thu đạt 9.890 tỷ đồng, tăng 17%. Lợi nhuận trước
thuế đạt trên 573 tỷ đồng, tăng 17%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 620 triệu Đôla.
- Hiện tại, do thị trường EU sụt giảm, thị trường My, Nhật Bản đang trên đà
hồi phục, cho nên Ban Kế hoạch và Thị trường đã nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng
để duy trì ổn định sản xuất, chấp nhận những đơn hàng khó, chất lượng cao,
tập trung các đơn hàng đi vào những thị trường lớn như My, Nhật Bản, và các
nước Châu Á để bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường EU.

c, Chiến lược & định hướng công ty


- Công ty sẽ tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất, giữ vững và phát
triển thị trường trong nước. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tổ chức, phát triển
nhân lực đạt trình độ quốc tế, chú trọng Marketing. Ngoài ra liên tục nâng cao
chất lượng sản phẩm nhằm đạt chuẩn ISO 9002. Thêm vào đó cần đẩy mạnh
liên doanh liên kết cũng như tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái, hàng
giả của công ty.
Định hướng kết quả kinh doanh từ 2015-2020:
(1) Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XK từ 15 – 18%/năm => đến
2020 đạt 1 tỷ Đô la My
(2) Doanh thu tăng từ 5 – 10%/năm
(3) Lợi nhuận tăng 5 – 10%/năm
(4) Năng suất lao động từ 5 – 7%/năm
(5) Lao động tăng 5 – 8%/năm
(6) 2020 có 50.000 lao động
(7) Thu nhập người lao động tăng 5 – 10%/năm

2. Nhóm khách hàng nội địa của Việt Tiến
a. Các tiêu thức phân đoạn thị trường và nhóm khách hàng của Việt Tiến
 Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
- Doanh nghiệp có thị trường tronge nước (thị trường phía Bắc, Trung, Nam),
ngoài nước (Trung Quốc, My, Nhật Bản, EU...)
- Đặc biệt trong nước thì hệ thống phân phối của doanh nghiệp trải dài từ Bắc
tới Nam. Ðến nay, Việt Tiến đã xây dựng được hơn 1.200 cửa hàng và đại lý ở 63
tỉnh, thành phố, vươn tới nhiều vùng xa xôi như đảo Phú Quốc.
=> Việt Tiến hướng tới nhóm khách hàng ở cả trong nước và quốc tế. Với thị
trường trong nước, Việt Tiến mong muốn cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng
cả nước nên đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp.
 Phân đoạn thị trường theo giới tính và độ tuổi


- Giới tính: hướng tới cả nhóm khách hàng nam và nữ. Tuy nhiên, Việt Tiến
tập trung vào phân khúc thị trường nam hơn. Việt Tiến muốn khẳng định các mẫu
sản phẩm của công ty là “Sự chuẩn mực của thời trang nam công sở”. Vì vậy, có
tới 5 trong 7 thương hiệu thời trang của Việt Tiến là dành cho nam giới: Viettien,
Viettien Smart Casual, Manhattan, San Sciaro, Việt Long, duy nhất có thương hiệu
TT-up là dành cho nữ giới.
- Độ tuổi: Tập trung vào nhóm khách hàng nam từ 25-55 tuổi và nữ từ 24-40
tuổi.
 Phân đoạn thị trường theo mục đích, môi trường sử dụng
- Để phục vụ nhóm khách hàng cần mua trang phục mặc trong các dịp trang
trọng, lịch sự như hội họp, gặp gỡ đối tác, khách hàng, Việt Tiến có các thương
hiệu Viettien, Manhattan, San Sciaro... làm toát lên sự chỉnh chu, nghiêm túc.
- Sau đó, Việt Tiến nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng muốn mặc các trang
phục thoải mái nhưng không làm mất đi vẻ lịch sự trong các dịp đi chơi với bạn bè,
du lịch, dã ngoại của người tiêu dùng tăng, nhất là vào những dịp hè nóng bức.
Chính vì thế, bên cạnh thời trang công sở nam mang phong cách lịch sự, nghiêm

túc, Việt Tiến giới thiệu dòng trang phục thoải mái, tiện dụng hơn - Smart Casual
Viettien Smart Casual mang phong cách thoải mái, tiện dụng dành cho nam
giới với các sản phẩm như: áo sơ mi thời trang, quần kaki, quần jeans, quần short,
áo thun, jackets... màu sắc tươi sáng, chất liệu đa dạng, độc đáo, in và thêu những
họa tiết hoa văn đặc sắc.
Các sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp, nhất quán, thể hiện sinh động qua
logo là hình tượng cánh chim Hải Âu cách điệu. Hình tượng này chính là tinh thần
phóng khoáng, mong muốn cân bằng công việc và gia đình, đồng thời tạo sự liên
tưởng đến tên gọi Việt Tiến với chữ V cách điệu.
 Phân đoạn thị trường theo thu nhập, nghề nghiệp
- Nhóm khách hàng có thu nhập khá: Thương hiệu đầu tiên của Việt Tiến là
Viettien, tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập khá trong xã hội, được coi là
“sự chuẩn mực của thời trang nam công sở” mang phong cách lịch sự, chỉnh chu.


Sau đó thì Việt Tiến bổ sung thêm thương hiệu Viettien Smart Casual với phong
cách thoải mái, tiện dụng.
- Nhóm khách hàng có thu nhập cao (doanh nhân, nhà quản lý)
+ Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi
cho các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng gia nhập vào thị trường nội địa
như Gucci, Valentino Rudy, Pierre Cardin,...làm tăng sức cạnh tranh, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, cải thiện sản phẩm để giữ chân khách hàng.
+ Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy thị trường trong nước đang có nhu
cầu khá lớn các sản phẩm thời trang hàng hiệu cao cấp dành riêng cho giới doanh
nhân và nhà lãnh đạo các công ty thuộc phân khúc thị trường có thu nhập cao.
Nghiên cứu cũng cho thấy khách hàng quan tâm đến thời trang hàng hiệu với
chất lượng cao, chất liệu, kiểu dáng và thiết kế tạo sự thoải mái và tự tin trong giao
tiếp. Các doanh nhân cũng cho biết một số thương hiệu thời trang quốc tế thực tế
vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu ăn mặc của họ xét về kiểu dáng, màu sắc và “form”
quần áo phù hợp với vóc dáng và số đo của người Việt.

Do đó, nhiều người cũng trông đợi các sản phẩm thời trang cao cấp của Việt
Nam ra đời, có thể vừa vặn và phù hợp hơn về hình thức cũng như thể hiện hình
ảnh và biểu tượng đặc trưng mang tinh thần “màu cờ sắc áo” của cộng đồng doanh
nhân Việt Nam, đặc biệt khi tham gia các sự kiện kinh doanh quốc tế ngay tại Việt
Nam hoặc các đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
=> Nắm bắt nhu cầu tiềm năng của phân đoạn thị trường cao cấp đó, Tổng
công ty May Việt Tiến (Việt Tiến) đã nghiên cứu và đầu tư thiết kế nhóm sản
phẩm thời trang doanh nhân San Sciaro với định hướng xây dựng thương hiệu
mang đẳng cấp quốc tế dành riêng cho những “người dẫn đầu” cũng như nhận
nhượng quyền thương hiệu Manhattan của tập đoàn Perry Ellis International My để
kinh doanh ở Việt Nam.Với San Sciaro, Việt Tiến mong muốn đây sẽ như một
thương hiệu thời trang đầu tiên dành riêng cho doanh nhân và nhà lãnh đạo trong
nước mang đẳng cấp quốc tế, góp phần vào sự thành công và kết nối sức mạnh
cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Hơn thế nữa, San Sciaro nhắm đến việc hỗ trợ
các doanh nhân thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, tự tin khi giao tiếp và làm ăn với
các đối tác quốc tế. Thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp và nhất quán với nét


sang trọng, lịch lãm, mạnh mẽ và quyền uy, được thể hiện sinh động qua logo với
hình tượng đầu sư tử, chú trọng chăm sóc từng chi tiết nhằm mang đến một phong
cách mới cho doanh nhân và nhà quản lý của Việt Nam.
San Sciaro mong muốn trở thành thương hiệu thời trang biểu tượng cho lối
sống và phong cách hiện đại của giới doanh nhân và nhà lãnh đạo hàng đầu trong
nước đang được cộng đồng xã hội tôn vinh.
Trong định hướng phát triển lâu dài, thương hiệu San Sciaro cam kết hỗ trợ các
“diễn đàn doanh nhân” để thiết lập quan hệ và gia tăng tương tác với khách hàng
mục tiêu, từ đó mang đến nhiều lợi ích và phục vụ cộng đồng doanh nhân Việt
Nam với phương châm “Kết nối sức mạnh cộng đồng doanh nhân Việt Nam”.
- Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình: Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm đại lễ
1000 năm Thăng Long và hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”,

Việt Tiến đã cho ra mắt thương hiệu mới Việt Long, chính thức gia nhập vào phân
khúc khách hàng có thu nhập trung bình.
=> Việt Tiến luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng hơn.
Nhóm khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng đòi hỏi Việt Tiến phải nỗ
lực hơn thì mới giữ chân được họ.
- Theo thu nhập của tùy từng nhóm khách hàng mà giá của các thương hiệu
công ty cũng có sự khác nhau:

Loại
Áo sơmi
T.hiệu
TT-up (thu
nhập cao)
San Sciaro
(cao)
Manhattan
(cao)
Viettien
(khá)
Viettien

Áo thun

Vest

Quần tây,
jean...

Phụ
kiện


Váy

620-970 x

x

x

x

10701700

44004950

950-2250

5002900

1009770-880
1899
214-530 x

5700

1270-2460 x

x

360-485


160-275 x

359-425 275-365

x

99-340

x

770-1735

6902200
x
x

x


Smart
Casual (khá)
Việt Long

167-240 140

x

(quần
short)

x

x

x

* Ngoài các thương hiệu về thời trang, Việt Tiến có 1 thương hiệu chăn ga là
Camellia hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập cao, hứa hẹn mang đến một
không gian sống sang trọng hơn cho phòng ngủ đồng thời cũng góp phần thể hiện
lối sống hiện đại, sành điệu của người sử dụng. Chính vì thế, các sản phẩm này có
giá khá cao dao động trong khoảng trên dưới 10 triệu.
b. Các thương hiệu của Việt Tiến
Từ việc xác định các nhóm khách hàng, Việt Tiến đã có những thương hiệu
phù hợp với nhu cầu của họ. Dưới đây là mô tả chi tiết về các thương hiệu:
Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở nam mang
phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần
tây, quần kaki, veston, caravatte… Các sản phẩm Viettien thường được sử dụng ở
những môi trường có tính chất giao tiếp cao như tại các hội nghị, hội thảo, văn
phòng làm việc, tại các cơ quan, xí nghiệp, gặp gỡ đàm phán với đối tác khách
hàng. Bên cạnh những bộ trang phục công sở truyền thống, thương hiệu Viettien
cũng đã có những sản phẩm mới trẻ trung hơn, phong cách thời trang công sở hiện
đại mang đến sự thoải mái cho người mặc như áo sơ mi vừa vặn (Slim fit), veston
casual năng động, quần slim fit. Đối tượng sử dụng chính là nam giới, tuổi từ 25
đến 55, Viettien hiện là thương hiệu dẫn đầu của ngành hàng thời trang công sở
nam.
Thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual là thương hiệu thời trang thông
dụng (casual) dành cho nam giới sử dụng trong môi trường thư giãn như: Làm
việc, dạo phố, mua sắm, du lịch… Đây là thương hiệu bổ sung phong cách tiện
dụng, thoải mái cho thương hiệu Viettien với dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi,
quần kaki, quần jeans, áo thun, quần thể thao, quần short, jacket, áo len, quần lót,

áo thun 3 lỗ, vớ…. Viettien Smart Casual hiện là thương hiệu tiên phong trong xu
hướng trang phục công sở thoải mái cho nam giới.


Thương hiệu San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Ý,
đẳng cấp Quốc tế, dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người
thành đạt, sành điệu… Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, veston, quần
kaki, áo thun, caravatte và phụ trang các loại…. San Sciaro tự hào góp phần vào sự
thành công và kết nối sức mạnh cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang nữ lịch sự, hiện đại và tinh tế.
Đối tượng sử dụng là nữ giới tuổi từ 24 đến 40, sử dụng trong môi trường công sở,
dạo phố, mua sắm, dạ hội… Dòng sản phẩm bao gồm: Đầm, váy, veston, quần áo
thời trang các loại …
Thương hiệu Việt Long: Là thương hiệu thời trang nam nhằm kỷ niệm đại lễ
1000 năm Thăng Long – Hà Nội và hưởng ứng thiết thực cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam”. Đối tượng sử dụng là: Học sinh, sinh
viên, công nhân, viên chức, người lao động thành thị, người lao động nông thôn.
Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, quần kaki, quần jeans, áo thun…
Thương hiệu Camellia: Thương hiệu chăn drap gối cao cấp. Sản phẩm
Camellia bao gồm: Vỏ chăn, ruột chăn, drap trải giường, gối nằm, gối ôm, cùng
các phụ trang đi kèm như rèm cửa, khăn tắm các loại, thảm chùi chân, dép đi trong
nhà…vv tạo thành một bộ Complet hoàn chỉnh, tăng thêm sự hấp dẫn cho không
gian sống của người sử dụng. Sản phẩm Camellia được tạo nên từ những nguyên
liệu cao cấp, với những đường nét thiết kế đặc sắc kết hợp giữa phong cách cổ điển
và hiện đại, sẽ đem đến một không gian sống lãng mạn, ấm áp và giàu cảm xúc,
cùng sự quyến rũ đầy quyền lực của thương hiệu đẳng cấp quốc tế.
Thương hiệu Manhattan là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách
My, đẳng cấp quốc tế dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những
người thành đạt, sành điệu… dòng sản phẩm bao gồm: Sơmi, quần âu, veston,
caravatte, quần kaki, áo thun. Đây là thương Perry Ellis International - My để sản

xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
2.Nhóm khách hàng quốc tế của Việt Tiến
a, Lý do lựa chọn thị trường:
Khi thị trường trong nước không đủ lớn để doanh nghiệp phát triển, các doanh
nghiệp có xu hướng tiến hành mở rộng thị trường sang các nước khác, vừa để tăng


doanh số, vừa để tạo cơ hội phát triển lớn mạnh cũng như để quảng bá thương hiệu
rộng rãi hơn. Có nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình
sang nước khác như xuất khẩu, nhượng quyền, cấp phép… mỗi loại đều có ưu
nhược điểm riêng, tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức
phù hợp, đối với Việt Tiến thì doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu. Bên
cạnh việc lựa chọn hình thức thì doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn thịt trường
xuất khẩu phù hợp. Việt Tiến xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như My,
Nhật Bản hay các nước EU, trong đó My và Nhật Bản chiếm tỷ trọng xuất khẩu
của Việt Tiến lần lượt là 26% và 23%, là hai thị trường đơn chiếm tỷ trọng xuất
khẩu cao nhất của Việt Tiến. My và Nhật cũng là hai thị trường chiếm tỷ trọng
xuất khẩu cao nhất của nước ta. Căn cứ vào đâu mà Việt Tiến lại quyết định lựa
chọn các thị trường này để tiến hành xuất khẩu, cùng phân tích hai thị trường My
và Nhật Bản để hiểu rõ hơn về điều này.
-My là một thị trường khá hấp dẫn, vì hiện tại My có dân số đông, với 318,85
triệu người, đa số sống ở thành thị và có mức thu nhập quốc dân cao, GDP bình
quân đầu người năm 2014 là 54.600 USD. Do đó người My có sức mua lớn và nhu
cầu đa dạng. Hàng năm, My tốn khoảng 225 tỷ USD cho quần áo, sức mua với mặt
hàng tiêu dùng nói chung, và đối với hàng dệt may nói riêng của My rất lớn, hơn
1,7 lần so với Nhật Bản. Phải nói rằng thị trường may mặc của My là một miếng
mồi béo bở, hấp dẫn ngay bởi mức cầu lớn, do đó các doanh nghiệp may mặc của
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Tháng 6/2015 kim ngạch hàng
dệt may xuất khẩu sang My của Việt Nam đạt 1,183 tỷ USD
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của My năm 2014 đạt 5,5 điểm, xếp thứ 3

trên tổng số 144 nước, mức điểm của các chỉ số đều đạt mức khá cao, có thể thấy
My là thị trường đáng để đầu tư khi các điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh mặt
hàng may mặc đều khá tốt.


Nhóm các chỉ số về các yêu cầu cơ bản có mức điểm khá cao, trung bình đạt 5,1/7
điểm, xếp thứ 33 trong tổng số 144 nước. Cụ thể chỉ số thể chế (institutions) đạt
4,7/7 điểm xếp thứ 30/144; chỉ số cơ sở hạ tầng (infrastructure) 5,8/7 điểm xếp thứ
12/144; chỉ số độ ổn định của kinh tế vĩ mô (macroeconomic environment) đạt
4.0/7 điểm xếp thứ 113/144; chỉ số y tế và giáo dục sơ cấp (health and primary
education) đạt 6,1/7 điểm, xếp thứ 49/144. Nhìn chung các chỉ số đạt mức điểm
khá cao tuy nhiên sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô không cao, điều này phần lớn
do sự bất ổn của hệ thống chính trị, người dân đa sắc tộc dẫn đến văn hóa xã hội
cũng không đồng nhất…


Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả đạt 5,7/7 điểm, xếp thứ nhất trong tổng số 144
nước. Trong đó một số chỉ số nổi bật như: giáo dục và đào tạo bậc cao (higher
education and training) đạt 5,8/7 điểm, xếp thứ 7/144; chỉ số hiệu quả thị trường
hàng hóa (goods market efficiency) đạt 5.1/7 điểm, xếp thứ 16/144; chỉ số hiệu quả
thị trường lao động (labor market efficiency) đạt 5.3/7 điểm xếp thứ 4/144…
Nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh của My được đánh giá khá cao, tuy
sự ổn định của môi trường vĩ mô không tốt do sự bất ổn về chính trị, kinh tế…
nhưng đây vẫn là một thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu khi độ rộng của thị trường rất tốt, hệ thống đào tạo, giáo dục được
đánh giá cao, người lao động có tay nghề tốt, khoa học ky thuật phát triển…
-Nhật Bản cũng là một nước được đánh giá tiềm năng thị trường cao, là một
nước có dân số đông, thu nhập người dân khá cao, dân số năm 2014 của Nhật Bản
là 127,13 triệu người với GDP bình quân đầu người vào khoảng 40.000USD/năm.
Cầu về mặt hàng may mặc của thị trường này khá cao, Nhật Bản có mức tiêu thụ

hàng may mặc hàng năm tới 3,7 tỷ USD, sản xuất trong nước chỉ có 5% còn lại
95% là nhập khẩu. Như vậy đây là thị trường màu mỡ cho các nước xuất khẩu
hàng dệt may vào Nhật Bản. Tháng 6/2015, kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu


sang Nhật Bản của Việt Nam đạt khoảng 270 triệu USD. Bên canh đó, Nhật Bản là
một nước tương đối gần Việt Nam nên sẽ tồn tại một số các điểm chung của người
tiêu dùng hai nước như phong cách, kích cỡ… thêm vào đó, chi phí vận chuyển
hàng hóa sang Nhật Bản cũng được rút bớt đi đáng kể so với các thị trường khác
như My, EU…
Năm 2014, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Nhật Bản xếp thứ 6 trong
tổng số 144 nước.

Nhóm các chỉ số về các yêu cầu cơ bản có mức điểm khá cao, trung bình đạt 5,5/7
điểm, xếp thứ 25 trong tổng số 144 nước. Cụ thể chỉ số thể chế (institutions) đạt
5,5/7 điểm xếp thứ 11/144; chỉ số cơ sở hạ tầng (infrastructure) 6,1/7 điểm xếp thứ
6/144; chỉ số độ ổn định của kinh tế vĩ mô (macroeconomic environment) đạt 3,6/7
điểm xếp thứ 127/144; chỉ số y tế và giáo dục sơ cấp (health and primary
education) đạt 6,6/7 điểm, xếp thứ 6/144. Nhìn chung các chỉ số đạt mức điểm khá
cao tuy nhiên sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô tương tự My không được đánh giá
cao.


Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả đạt 5,4/7 điểm, xếp thứ 7 trong tổng số 144
nước. Trong đó một số chỉ số nổi bật như: giáo dục và đào tạo bậc cao (higher
education and training) đạt 5,4/7 điểm, xếp thứ 21/144; chỉ số hiệu quả thị trường
hàng hóa (goods market efficiency) đạt 5.2/7 điểm, xếp thứ 12/144; chỉ số hiệu quả
thị trường lao động (labor market efficienc) đạt 4,7/7 điểm xếp thứ 22/144…
b, Phân đoạn khách hàng quốc tế
Các tiêu chí phân đoạn khách hàng quốc tế không quá khác biệt so với khách hàng

nội địa, Việt Tiến vẫn sử dụng các tiêu chí: vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi, mục đích
sử dụng và thu nhập. tuy nhiên có sự khác biệt trong việc lựa chọn khách hàng ở
tiêu chí vị trí địa lý. Tại thị trường trong nước, Việt Tiến tiến hành mở các cửa
hàng trên khắp cả nước, tuy nhiên ở thị trường quốc tế, Việt Tiến lại lựa chọn tiến
hành xuất khẩu sang một số tỉnh thành lớn như ở Nhật Bản là Tokyo và Kyoto.
Việt Tiến tập trung phát triển tại thị trường trong nước hơn thị trường quốc tế, do
đó Việt Tiến không đầu tư quá nhiều cho sản phẩm xuất khẩu của mình, việc có thể
tiếp cận đến tất cả khách hàng tại khắp vùng miền của một quốc gia lại cần quá


nhiều nguồn lực nên Việt Tiến lựa chọn một số thành phố có khả năng tiêu dùng
cao, dễ tiếp cận hơn để thực hiện xuất khẩu.


Phần III
Kết luận:
Việt Tiến đã sử dụng các tiêu chí khá cơ bản và thông dụng để thực hiện phân
đoạn thị trường. Từ đó, công ty đã xác định rõ các nhóm khách hàng mục tiêu để
phục vụ. Lúc đầu, Việt Tiến chỉ hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập khá với
thương hiệu chủ chốt là Viettien. Sau đó, Việt Tiến tiếp tục có những thương hiệu
cao cấp thực sự là San Sciaro và Manhattan để phục vụ nhu cầu của khách hàng là
doanh nhân hay nhà quản lý cấp cao. Không dừng lại ở đó, năm 2010 Việt Tiến
tiếp tục mở rộng nhóm khách hàng bằng việc cho ra mắt thương hiệu Việt Long,
hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Có thể thấy, Việt Tiến
luôn luôn đổi mới, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng đồng thời không ngừng
cải thiện, mở rộng các dòng sản phẩm của công ty.
Việt Tiến còn mở rộng thị trường bằng việc xuất khẩu sang nước ngoài như
EU, My, Nhật Bản... Cũng như phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Tiến sang My và Nhật Bản chiếm nhiều
nhất do đây đều là những thị trường tiềm năng, có sức mua lớn và các điều kiện

phát triền tốt. Khách hàng Việt Tiến hướng đến tại thị trường quốc tế không có sự
khác biệt quá nhiều so với thị trường trong nước do sự tập trung phát triển thị
trường trong nước của Việt Tiến.
Đánh giá thành viên nhóm:
Đỗ Đôn Duy – 11130742: 7 điểm
Phạm Thị Hằng – 11131236: 10 điểm
Dương Lâm Oanh – 11133066: 10 điểm
Bùi Huyền Trang – 11133985: 10 điểm
Nguyễn Thủy Trang – 11134176: 10 điểm



×