Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây chùm ngây từ hạt tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LINH VĂN KHẢI

NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT ƯƠM GIỐNG CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA
OLEIFERA L.) TỪ HẠT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LINH VĂN KHẢI


NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT ƯƠM GIỐNG CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA
OLEIFERA L.) TỪ HẠT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: 43LN - N01
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: GS.TS. Đặng Kim Vui


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LINH VĂN KHẢI

NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT ƯƠM GIỐNG CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA
OLEIFERA L.) TỪ HẠT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: 43LN - N01
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: GS.TS. Đặng Kim Vui


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ............................................................ 20
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 4 của
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 21
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm .......................................... 25
Bảng 3.2: Theo dõi số hạt nảy mầm ............................................................. 25
Bảng 3.3. Điều tra tỷ lệ hình thành cây......................................................... 26
Bảng 3.4. Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố .. 28
Bảng 3.5: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ............................. 31
Bảng 4.1.1: Theo dõi số hạt nảy mầm........................................................... 33

Bảng 4.1.2.Điều tra tỷ lệ hình thành cây....................................................... 35
Bảng 4.2.1. Mẫu bảng theo dõi tình hình sinh trưởng cây chùm ngây: ......... 36
Bảng 4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng Hvn cây chùm ngây ở các công thức
thí nghiệm ..................................................................................... 36
Bảng 4.2.3.Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng Hvn TB ở các CTTN ở 3 lần
đo .................................................................................................. 37
Bảng 4.2.4: Phân tích phương sai ANOVA .................................................. 39
Bảng 4.2.5: Bảng sai dị từng cặp Hvn ......................................................... 39
Bảng 4.3.1: Động thái lá cây chùm ngây trong trong thí nghiệm .................... 44
Bảng 4.3.2: Tổng hợp kết quả trung bình số trong các lần đo................................. 45
Bảng 4.3.3: ANOVA ............................................................................................. 45
Bảng 4.4.1: Tổng hợp kết quả sinh trưởng TB chỉ số D00 các lần đo................... 48

Bảng 4.4.2: Tổng hợp kết quả TB Hvn, số lá ,D00 ........................................ 50


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây chùm ngây ở
25 ngày tuổi .................................................................................. 40
Hình 4.2. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây ở 55 ngày tuổi............ 41
Hình 4.3. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây ở 75 ngày tuổi............ 42
Hình 4.4. Biểu đồ chiều cao Hvn trung bình của 4 công thức ở 3 lần đo ...... 43
Hình 4.5. Biểu đồ chiều cao vút ngọn trung bình của 3 lần đo ...................... 47

Trình kiểm tra chính tả không gắn cờ
những từ sai chính tả trong Word
2010



iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

STT

: Số thứ tự: Là chiều cao vút ngọn trung bình

vn

: Là chiều cao vút ngọn trung bình

Hi

: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây thứ i


N

: Là dung lượng mẫu điều tra

I

: Là thứ tự cây thứ i

Cm

: Xentimet

Mm

: Milimet

TB

: Trung bình


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 9
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 10
1.4. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................ 11
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 12
2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 15
2.2.1. Trên thế giới ....................................................................................... 15
2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................... 19
2.5. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VẦ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 23
3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .............................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
3.4.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 24
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ................................... 32


vi

4.1. Kết quả xử lý, kích hạt chùm ngây ....................................................... 32
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ bón phân đến sinh trưởng
Hvn cây chùm ngây ...................................................................................... 36
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ bón phân đến số lá của cây
chùm ngây .................................................................................................... 44
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ bón phân đến đường kính cổ

rễ .................................................................................................................. 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy hướng dẫn GS. Đặng Kim Vui đã tận tình hướng dẫn chi tiết, và
giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.
- Tập thể các thầy, cô giáo đã tận tình giúp đỡ những kiến thức quý báu
và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức để bản thân tôi có thể áp dụng vào thực
tế trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
- Các bạn bè trong tập thể lớp K43-LN đã hộ trợ trong việc chăm bón
và xây dựng một số hình ảnh công việc mà tôi chưa tự làm được.
- Ban quản lý vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cô
TH.S Hà Thị Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, và giúp đỡ tôi về tài
liệu liên quan suốt thời gian tôi làm đề tài.
- Các anh chị tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã giúp đỡ tôi trong quá trình bảo vệ và chăm sóc cây con.
- Trong suốt thời gian tôi làm đề tài và viết báo cáo tốt nghiệp tôi luôn
nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cộng đồng dân cư tại Xã Quyết Thắng
cùng toàn thể các bạn sinh viên của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thực tập tốt nghiệp là dịp để củng cố kiến thức đã học và bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên trước khi ra trường.
- Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên. tôi đã tiến hành đợt tốt nghiệp với đề tài:

“Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây Chùm ngây (Moringa oleifera L.) Từ
hạt tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
- Trong quá trình thực tập bằng niềm say mê, nhiệt tình, và sự cố gắng
của bản thân cùng với sự giúp đỡ của Thầy giáo GS. Đặng Kim Vui, các thầy
cô trong khoa Lâm Nghiệp và các cán bộ vườn ươm đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo để tôi hoàn thành đề tài này.
- Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu
sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó.
- Do thời gian và trình độ còn có hạn, nên tôi chắc chắn đề tài này sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các bạn đồng nghiệp để bản đề tài này
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Linh Văn Khải


2

Đây là cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành
nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ
hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.
Chùm ngây là loài cây đa tác dụng, lá Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng
nhất là chất đạm, chất sắt, có chứa nhiều vitamin các loại. Nên được người
dân trồng để làm thực phẩm, và nó cũng là một cây thuốc chữa bệnh vì trong
thân, cành, vỏ, rễ chùm ngây đều có chứa moringinin trị các bệnh kháng sinh,
kích thích tiêu hóa, kiết lỵ, phù nề, thấp khớp, huyết áp…
Cây này phân bố phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây ưa

sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều
chình ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc
khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng
mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được những nơi đất xấu cằn
cỗi.
Với đặc tính sinh thái và phân bố rộng như vậy thì Việt Nam cũng có
thể nhân giống và gây trồng loài cây này để phục vụ nhu cầu người dân.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với địa hình nhiều đồi thấp nên cũng
phù hợp với cây Chùm ngây. Nhưng đây là loài cây này hiện nay vẫn chưa
được gây trồng nhiều tại nước ta, cho nên việc chú trọng gây giống đang rất
chú trọng phát triển. Xuất phát từ thực tế trên tối tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật ươm giống cây chùm ngây (moringa oleifera l) từ hạt
tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cây Chùm ngây.

-

Xác định công thức bón phân có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng cây
chùm ngây trong giai đoạn vườn ươm.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


3

- Lựa chọn được phương pháp xử lý kích thích hạt chùm ngây nảy mầm
nhanh và đều nhất.

+ Nắm vững được các kỹ thuật gieo ươm bao gồm:
- Kỹ thuật đóng bầu.
- Kỹ thuật làm luống
- Kỹ thuật xử lý hạt giống.
- Công tác chăm sóc vườn ươm.
+ Biết được tỷ lệ nảy mầm của lô hạt đem kiểm nghiệm.
+ Biết được thế nảy mầm của lô hạt đem kiểm nghiệm.
+ Biết được tình hình sinh trưởng của cây.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu.
- Củng cố lại kiến thức đã học.
- Quá trình thực hiện đề tài, thu thập số liệu giúp tôi học hỏi thực tế, và
làm quen thực tiễn sản xuất, thực hiện được kỹ thuật gieo ươm cây chùm ngây
từ hạt.
- Đề tài thực hiện giúp chúng tôi biết phương pháp theo dõi tỷ lệ nảy
mầm và thế nảy mầm, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây.
- Việc tìm hiểu đề tài là cơ sở để đề xuất phương pháp tạo bầu, chăm
sóc cây Chùm ngây giai đoạn vườn ươm.
Ý nghĩa trong đời sống sản xuất.
- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác tạo giống cây
Chùm ngây nhằm cung cấp giống cho nhân dân hiện nay được nhanh chóng
hơn và hiệu quả hơn.
- Rút ngắn thời gian sản xuất cây giống, hạ giá thành cây giống


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống đem hiệu quả cao và
áp dụng phổ biến trong suốt thời gian qua.
Trong gieo ươm, việc xử lý hạt giống là một khâu quan trọng, tùy
thuộc vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của hạt giống khác nhau thì việc xử
lý hạt cũng khác nhau, căn cứ vào độ dày của vỏ hạt và hàm lượng tinh dầu
trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Xử lý kích thích hạt giống
là tác động đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt nấm và các mầm
bệnh hại, đồng thời kích thích hạt giống nảy mầm nhanh và đều. Hiện nay có
nhiều phương pháp xử lý kích thích hạt giống như: Phương pháp vật lý,
phương pháp hóa học, phương pháp cơ giới,… Nhưng hiện nay phương pháp
vật lý (dùng nước có nhiệt độ để kích thích hạt nảy mầm) thường được sử
dụng phổ biến hơn. Phương pháp này đơn giản dễ làm mà lại còn an toàn, áp
dụng cho nhiều loại hạt.
Quá trình nảy mầm của hạt chia làm 3 giai đoạn gối nhau:
+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra,
dấu hiệu đầu tiên của quá trình nảy mầm.
+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác động của nhiệt độ và ẩm độ hoạt tính
men, quá trình hô hấp và đồng hóa trong hạt tăng lên, các chất dinh dưỡng dự
trữ được sử dụng và chuyển đến
đoạn sinh lý: Sự phân vùng sinh trưởng.
+ Giai đoạn chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi đâm
ra ngoài hạt thành cây mầm.
Kích thích được hạt nảy mầm tốt không có nghĩa là cây con sẽ tốt mà
cần nuôi dưỡng cây trong môi trường tốt. Với cây con nuôi trong bầu cần phải
được chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì cây con mới sinh trưởng


5

tốt đảm bảo yêu cầu về mặt số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu

cây giống.
Thành phần các chất có ảnh hưởng đến cây. [ ]
+ Đạm (N) là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố
cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và
phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào
thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng
trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần
của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong
các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác
của tế bào thực vật.
Biểu hiện thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến
vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên
khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa
trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển
vàng cây yếu sinh trưởng chậm.
Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây
không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm
vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây
vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên
không hình thành được các chất “xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình
thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v..
+ Lân (P) cũng quan trọng không kém so với đạm. Thiếu lân không
một tế bào sống nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối
quan trọng trong nhân tế bào không thể thiếu thành phần Phospho (lân).
Nucleoproteid là hợp chất của protein và axit nucleic, mà axit nucleic có chứa
Phospho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất
keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại của axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này


6


cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “sao chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời
sau. Trong thành phần của axit nucleic Phospho chiếm khoảng 20% (Quy về
P2O5) và axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ
phận của cây. Phospho còn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác
của cây như phitin, lexitin, saccarophosphat v.v.. các chất này đều có vai trò
quan trọng trong thực vật nói chung, trong đó có cây cà phê, Cây ăn quả, cây
ca cao, cao su và tất cả các loại cây trông khác.
Biểu hiện thiếu lân (phospho) là những lá già có những mảng mầu
huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự
tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá
bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị
tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình
chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn,
vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận
sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một
vụ mùa năng suất cao.
+ Kali (K) Là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới
dạng ion. Đặc biệt kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây.
Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có
mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong
dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo
trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu
trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc
ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giầu năng
lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali ảnh hưởng
trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương,
nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng
khả năng chống hạn. Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh bột trong củ khoai



7

tây và đường saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều
loại cây rau quả khác nhau. Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu
qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali
cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali
giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân
tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v... nhờ đó làm cho các loại
cây hòa thảo cứng cáp, chống đổ tốt. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp
và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực
vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây. Thiếu vắng
kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình
trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho
quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống
dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng.
Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt
đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá
chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại
hàng loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá
trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng
trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp
và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali
cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây
không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v.., Dư
thừa ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn
cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1 Trên thế giới
Tìm hiểu và nghiên cứu về các loài cây rừng là một quá trình lâu dài và

phức tạp. Tuy vậy vấn đề này cũng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà


8

lâm học. Khi nghiên cứu về cây rừng người ta thường tập chung nghiên cứu
về những loài cây có giá trị kinh tế, giá trị sinh thái…
Mở đầu là nhà thực vật học Hà lan-Van helmont 1629 ông đã trồng cây
liễu nặng 2.25 kg vào thùng chứa 80kg đất, một năm sau cây liễu nặng 66kg
trong khi đất chỉ giảm đi 66g. Ông đã kết luận rằng: Cây chỉ cần nước để sống.
Vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế Kỉ XIX thuyết mùn do thaer (1873) đề
xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đầu thế kỉ XIX nhà hóa học người
đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Ông cho rằng độ màu mỡ
của đất là do hàm lượng chất khoáng ở trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc
bón phân hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây. Năm 1963 kinur và
chiber khẳng định việc bón phân vào đất cho tầng thời kì khác nhau là khác
nhau. Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm “các biện pháp bón phân sẽ
được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu dinh
dưỡng của từng loại cây, phân bón và đất.
Vào năm 1964 ông Priantnikov đưa ra quan điểm phân bón là nguồn
dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với từng loại
cây, từng loại phân bón, từng tuổi cây cần có những nghiên cứu cụ thể để
tránh lãng phí phân bón không cần thiết. Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều
làm cho cây chất lượng kém đi và sinh trưởng chậm lại.
Theo Thomas (1985) [48] chất lượng cây con có mối quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nitơ và photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện
rõ qua màu sắc lá. Phân tích thành phần hóa học của mô cũng là cách duy
nhất để đo lượng mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Trong những năm trở lại đây nhiều nước trên thế giới như nước Anh,

nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã sử dụng nhiều loại chế phẩm phân bón
để bón cho cây làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm mà không gây ô
nhiễm môi trường như : antonik, yougen (Nhật Bản) cheer, organic của


9

Thái Lan, hoăc blomm blus, solu spray, spray-Ngrow của Mỹ... nhiều chế
phẩm đã được thử nghiệm và cho phép sử dụng trong các lĩnh vực nông lâm
nghiệp.
Nghiên cứu về tính đa tác dụng của chùm ngây:
Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Moringa oleifera được thực hiện
tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan: Moringa oleifera Lam
(Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc
gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một
nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan
trọng và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin
và nhiều hợp chất phenolics…
Nghiên cứu về khả năng làm thuốc kích thích sinh trưởng thực vật
David. L. Martin (2000) khi nghiên cứu sử dụng tinh dầu chiết xuất từ lá cây
chùm ngây làm chất kích thích sinh trưởng thực vật đã cho kết quả khả quan:
chất kích thích sinh trưởng từ cây chùm ngây có thể làm tăng sản lượng từ 2530% với các cây nông nghiệp ngắn ngày sau khi phun như hành, đậu tương,
ớt tím, ngô, cà phê, chè…
Nghiên cứu về khả năng sử dụng chùm ngây để chiết suất nhiên liệu
sinh học và khí Biogas.
Nikolaus Foild (2000) và tổ chức nhà thờ thế giới đã sử dụng hạt của cây
chùm ngây chiết suất nhiên liệu sinh học (Bio-diezen) cũng cho kết quả hết
sức khả quan: 11kg hạt cây Chùm ngây có thể chiết suất được 2,6 lít dầu
biodiezen, hiệu quả chiết suất lên tới 65%, quy trình chiết suất dầu hết sức
đơn giản. Sử dụng nghiên cứu này, công ty FAKT (Đức) đã cho ra đời dây

chuyền chiết suất nhiên liệu sinh học từ cây chùm ngây với khả năng chiết
suất được 80 - 90 kg dầu/h, giá thành khoảng 1400 USD.
Khả năng sử dụng chùm ngây làm lắng lọc nước nhiễm bẩn


10

Công ty BIOMASA đã thành công trong việc xây dựng hệ thống xử lí nước
có sử dụng các chất chiết suất từ hạt cây Chùm ngây tại Nicargua, chất
polyelectrolyte có khả năng điện phân đã làm kết tủa các chất phù du trong
nước làm trong nước sạch. 100kg hạt Chùm ngây có thể chiết suất ra 1kg tinh
chất polyelectrolyte.
Về ứng dụng công nghiệp
Gỗ cây Chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi nhưng năng lượng không cao.
Nó được xem là nguồn nhiên liệu tiềm năng cho kĩ nghệ giấy với chất lượng
bột giấy được so sánh ngang với cây dương (Poputus. sp). Vỏ cây thường làm
thảm chùi chân hay bện làm dây thừng ở châu Phi, ngoài ra tại Jamaica và
Senegal, người ta còn sử dụng vỏ cây làm thuốc nhuộm vải. (Foil, 2006)
Khả năng phòng hộ
Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở
những vùng đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được
hạn hán. Vì vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây được trồng làm hàng
rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây
công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra cây có lá nhỏ, thân
thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh.
2.2.2. Những nghiên cứu ở việt nam
Ở Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu
Thước (1963) và Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần
Văn Biển (1985)... Các tác giả đều đi đến kết luận chung rằng mỗi loại cây
trồng đều yêu cầu một loại phân bón và nồng độ phân bón, phương thức bón

và tỷ lệ hỗn hợp phân bón khác nhau.
Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát
(1985) và Hoàng Công Đãng (2000) đã bón super lân, kali clorua, sunfat
amon vớii tỷ lệ 0-6% so với trọng lượng ruột bầu, đối với phân hữu cơ các tác
giả thường sử dụng phân chuồng hoai mục với liều lượng từ 0-25% so với


11

trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của
cây gỗ non với nước.
Năm 1989 Trương Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đối với
cây thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh của cây. Bón
phân hợp lý làm tăng sức đề kháng chông bệnh phấn trắng cho cây.
Trong luận văn tiến sỹ của Hoàng Công Đãng cũng đã đề cập đến ảnh
hưởng của một số nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của cây bần chua, trong đó
tác giả đã nghiên cứu tác động riêng rẽ của từng loại NPK đến sinh trưởng và
phát triển của cây con bần chua…
Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cho
thấy đối với từng loại, từng giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng
khác nhau. Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để
cây con của các loài cây đó phát triển nhanh sinh trưởng tốt.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
• Vị trí địa lý:
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết
Thắng, nằm cách trung tâm thành phố thái nguyên khoảng 3km về phía tây
căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên ta xác định vị trí của trường
như sau:
- Phía bắc giáp phường Quán triều

- Phía nam giáp với phường Thịnh đán
- Phía tây giáp xã Phúc hà
- Phía đông giáp khu dân cư
- Địa hình: chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao, độ dốc trung bình
10-150C, độ cao trung bình 50-70m địa hình thấp dần từ tây bắc xuống
đông nam.
• Đất đai


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ............................................................ 20
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 4 của
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 21
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm .......................................... 25
Bảng 3.2: Theo dõi số hạt nảy mầm ............................................................. 25
Bảng 3.3. Điều tra tỷ lệ hình thành cây......................................................... 26
Bảng 3.4. Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố .. 28
Bảng 3.5: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ............................. 31
Bảng 4.1.1: Theo dõi số hạt nảy mầm........................................................... 33
Bảng 4.1.2.Điều tra tỷ lệ hình thành cây....................................................... 35
Bảng 4.2.1. Mẫu bảng theo dõi tình hình sinh trưởng cây chùm ngây: ......... 36
Bảng 4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng Hvn cây chùm ngây ở các công thức
thí nghiệm ..................................................................................... 36
Bảng 4.2.3.Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng Hvn TB ở các CTTN ở 3 lần
đo .................................................................................................. 37
Bảng 4.2.4: Phân tích phương sai ANOVA .................................................. 39
Bảng 4.2.5: Bảng sai dị từng cặp Hvn ......................................................... 39
Bảng 4.3.1: Động thái lá cây chùm ngây trong trong thí nghiệm .................... 44

Bảng 4.3.2: Tổng hợp kết quả trung bình số trong các lần đo................................. 45
Bảng 4.3.3: ANOVA ............................................................................................. 45
Bảng 4.4.1: Tổng hợp kết quả sinh trưởng TB chỉ số D00 các lần đo................... 48

Bảng 4.4.2: Tổng hợp kết quả TB Hvn, số lá ,D00 ........................................ 50


13

Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 4 của
tỉnh thái nguyên
Nhiệt độ TB

Ẩm độ không khí

Lượng mưa

(0C)

(%)

(mm)

1

11,9

73

4,4


2

17,3

82

10,8

3

16,7

80

9,3

4

23,4

83

30,1

Tháng

(Nguồn: Theo trung tâm khí hậu khí tượng thủy văn Gia bảy thành phố thái
nguyên năm 2012)
2.4. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

• Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international)
• Tên khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ
Mringoaceae .
Nhà phật gọi là cây độ sinh (Tree of Life) Các nhà dược học, các nhà
khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn
dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là
cây Thần Diệu (Miracle Tree).
Nguồn gốc: Cây xuất xứ từ vùng nam á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm,
nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây chùm ngây rất phổ
thông ở Ấn Độ và được dân tộc ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh
• Đặc tính sinh thái:
- Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao 5 đến10 m. Lá kép (có thể đến
3 lần= triple-pinnate) dài 30 - 60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; Lá chét
dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi.
- Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở
nách lá, có lông tơ.


14

- Quả dạng nang treo, dài 25 - 30cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt
hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt
đậu Hòa Lan.
- Cây trổ hoa vào các tháng 1-2
- Gây trồng: Cây được trồng bằng hạt hay tái sinh bằng chồi tốt ở nơi
đất ẩm.
- Giá trị sử dụng: cây chùm ngây là cây đa tác dụng, ở Việt Nam rễ
Chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ
tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt
làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Ở Mỹ được

sử dụng sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong
hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược
phẩm, hóa chất. Ở Trung Mỹ hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc
và giun sán…


15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VẦ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hạt giống cây Chùm ngây trong giai đọan vườn ươm
Phạm vi nghiên cứu
- Thu hái và chế biến hạt giống, kích thích hạt giống nảy mầm bằng
nước có nhiệt độ 40oC, ảnh hưởng của nồng độ phân bón đến sinh trưởng của
cây chùm ngây.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian tiến hành đề tài
- Thời gian bắt đầu thực hiện: Từ ngày 20/9/2014
- Thời gian kết thúc theo dõi: 25/12/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Kỹ thuật gieo ươm cây Chùm ngây.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ phân bón NPK tới sinh trưởng cây
chùm ngây.
+ Ảnh hưởng tới chiều cao (Hvn).
+ Ảnh hưởng tới động thái lá.
3.4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Kế thừa có chọn lọc những kết quả, tài liệu có liên quan, tài liệu
tham khảo.
- Kích thích hạt giống nảy mầm ở 40oC.


16

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: bố trí thí nghiệm
theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, so sánh ảnh hưởng của các công thức đến sinh
trưởng của cây chùm ngây bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố.
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.1.1. Vật tư
+ Chuẩn bị hạt giống chùm ngây.
+ Túi bầu, cuốc, xẻng, sàng đất, đất đóng bầu….
+ Dụng cụ tưới, bình phun, khay đựng hạt……
+ Văn phòng phẩm: giấy bút tài liệu tham khảo, bảng điểm, thước đo
chiểu cao, thước kẹp kính……
+ Vật tư nông nghiệp: Phân bón, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu.
3.4.1.2. Xử lý kích thích hạt nảy mầm
Bước 1: Làm sạch hạt bằng cách sàng loại bỏ các tạp vật lẫn trong
hạt, tìm bỏ các hạt thối, mốc, lép … hạt không đủ tiêu chuẩn gieo ươm.
Bước 2: Ngâm hạt trong nước quỳ tím có nồng độ 0,1% với thời gian
15 phút, sau đó vớt hạt lên.
Bước 3: Hòa nước được ở nhiệt độ 400C rồi cho hạt vào khấy đều
ngâm trong nước nguội dần khoảng 10 giờ, sau đó vớt hạt ra, cho vào túi vải
tưới nước cho hạt đủ ẩm, và đồng thời phải rửa chua hạt bằng nước lã sạch 2
lần/ 1 ngày.
Bước 4: Theo dõi số hạt nứt nanh và nảy mầm thì đem ra gieo.
3.4.1.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm:Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón hỗn
hợp NPK đến sinh trưởng của cây chùm ngây.
- Công thức 1(công thức đối chứng): Đất tầng B (không phân)
- Công thức 2: 97% Đất tầng B + 3% phân NPK
- Công thức 3: 95% Đất tầng B + 5% phân NPK
- Công thức 4: 93% Đất tầng B + 7% phân NPK


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây chùm ngây ở
25 ngày tuổi .................................................................................. 40
Hình 4.2. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây ở 55 ngày tuổi............ 41
Hình 4.3. Biểu đồ tình hình sinh trưởng Hvn của cây ở 75 ngày tuổi............ 42
Hình 4.4. Biểu đồ chiều cao Hvn trung bình của 4 công thức ở 3 lần đo ...... 43
Hình 4.5. Biểu đồ chiều cao vút ngọn trung bình của 3 lần đo ...................... 47

Trình kiểm tra chính tả không gắn cờ
những từ sai chính tả trong Word
2010


×