Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.31 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)

1 - Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trong nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch
sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển
mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội”.
( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD-2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Chỉ dấu hiệu của
phép liên kết đó?
d. Trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con
người là quan trọng nhất” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
2 - Câu 2 (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau:
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
( Trích “Nói với con”- Y Phương)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách diễn dịch để nêu cảm


nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, có sử dụng ít nhất hai phép liên kết
câu. (Gạch dưới những phép liên kết).
3 - Câu 3 (5,0 điểm):
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1) để thấy được tình
cảm cha con sâu nặng.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

1 - Câu 1 (2,0 điểm):
* Yêu cầu kiến thức:
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của
tác giả Vũ Khoan.
b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đầu đoạn.
c. Đoạn văn sử dụng phép liên kết chủ yếu là phép lặp (Từ con người được
lặp lại)
d. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ
* Cách cho điểm:
- Điểm 1,75- 2: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
- Điểm 1- 1,5: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên.
- Điểm 0- 0,75: HS trả lời không đầy đủ hoặc không làm bài.
2 - Câu 2 (3,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết viết đoạn văn diễn dịch (Câu chủ đề đứng đầu đoạn khái quát

được chủ đề của đoạn), số lượng câu theo quy định (khoảng 10 câu)
- Có sử dụng ít nhất hai phép liên kết và gạch chân dưới những từ ngữ liên
kết.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, lời văn có cảm xúc, hình ảnh.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải cảm nhận được trên
hai phương diện sau:
+ Nội dung: Đoạn thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên, trưởng
thành trong vòng tay yêu thương, chăm chút của cha mẹ, trong cuộc sống lao động,
trong tình cảm nghĩa tình của người đồng mình.
+ Nghệ thuật:
- Hình ảnh cụ thể, mộc mạc, mang sắc thái tư duy của người miền núi nhưng
rất giàu chất thơ.
- Biện pháp liệt kê kết hợp điệp ngữ: “Chân phải bước”, “Chân trái bước”,
“Một bước”, “Hai bước” gợi hình ảnh đứa con lẫm chẫm tập đi. Cả gian nhà rộn
vang tiếng nói, tiếng cười và ngập tràn tình yêu thương của cha mẹ.
- Động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể động tác lao động, vừa giàu chất
thơ thể hiện sự tài hoa, khéo léo, lòng lạc quan, vui tươi của người đồng mình, vừa
thể hiện sự gắn bó, quấn quýt, đoàn kết trong lao động.
- Biện pháp điệp ngữ kết hợp nhân hóa “cho” gợi hình ảnh thiên nhiên thơ
mộng nghĩa tình, che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 2,5 - 3: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ.


- Điểm 1,5 – 2,25: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy,
mạch lạc, có sức thuyết phục; có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 0,25 – 1,25: Hiểu đúng được vấn đề nêu ra nhưng chưa sâu sắc, còn
thiếu phép liên kết, trình bày lan man.

- Điểm 0: Lạc đề, trình bày lung tung, hoặc để giấy trắng.
3 - Câu 3 (5,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận nhân vật trong đoạn trích truyện
- Các thao tác lập luận: chứng minh, phân tích, bình luận, trong đó trọng tâm
là phân tích.
- Bài văn có bố cục rõ ràng. Các phần, các ý trong bài được sắp xếp hợp lý;
dẫn chứng phù hợp, có phân tích, đánh giá; ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu về nhà Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”.
- Khẳng định tình cảm cha con sâu nặng qua qua nhân vật ông Sáu.
* Hoàn cảnh của nhân vật:
Là nhân vật chính của truyện, ông Sáu có tình cảnh éo le: đi chiến đấu xa
nhà, xa con gái khi con gái chưa đầy một tuổi, chỉ được ngắm con qua tấm ảnh
nhỏ. Sau tám năm xa cách, ông được về thăm nhà, thăm con thì con không nhận ra
mình, đến lúc con nhận cha cũng là lúc phải chia tay. Trở lại chiến trường, ông đã
làm cho con một cây lược bằng ngà, nhưng ông đã hi sinh mà chưa kịp trao cây
lược cho con.
* Ông Sáu là người có tình yêu thương con sâu sắc và cảm động:
1. Tình yêu thương con của ông Sáu trong ba ngày phép ở nhà.
- Ông luôn thương nhớ, khao khát mong mỏi được gặp con. Bằng linh cảm
tuyệt vời của người cha ông đã nhận ra con khi thuyền vừa cập bến.
- Luôn vỗ về, chăm sóc con, giành tất cả thời gian cho con, muốn bù đắp,
chăm sóc con.
- Ông cảm thấy đau đớn, bất lực khi con không nhận mình là cha và lạnh
nhạt, xa lánh thậm chí còn có biểu hiện hỗn xược.
- Sung sướng hạnh phúc khi đứa con nhận ra cha vào lúc chia tay ông Sáu
lên đường trở lại khu căn cứ .
2. Tình yêu thương con của ông Sáu khi làm cây lược ngà.
- Xa con ông dồn hết sức vào việc làm cây lược ngà tặng con:

+ Những đêm nằm trong rừng ông thao thức nhớ con, ân hận vì đánh con.
+ Tìm ngà voi để làm cho con cây lược, ông hớn hở như đứa trẻ được quà
khi tìm thấy đoạn ngà voi.
+ Ông dùng vỏ đạn của Mỹ, đập mỏng thành răng cưa để cưa ngà voi thành
chiếc lược (ông cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ như một người thợ bạc)
+ Khi cây lược hoàn thành, ông đã khắc lên chiếc lước dòng chữ “ Yêu nhớ
tặng Thu- con của ba”
+ Thỉnh thoảng ông lại đem cây lược ra chải và ngắm nghía để vơi đi nỗi
nhớ và ân hận vì đã đánh con. Có cây lược, ông thấy như có con gái bên mình.


- Trong giờ phút cuối cùng khi bị thương nặng ông đồn hết sức lực móc ra
cây lược nhìn đồng đội hồi lâu. Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cây lược
cho co gái ông mới chịu nhắm mắt.
- Ý nghĩa của hình ảnh chiếc lược ngà:
+ Đây là chi tiết chân thực, cảm động về tình cảm cha con sâu nặng của
người lính trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Cây lược ngà trở thành cầu nối
tình cảm của cha con trong những ngày xa cách, trở thành kỉ vật thiêng liêng của
người cha khi ông ngã xuống. Đó là biểu tượng cao đẹp, bất diệt của tình cha con,
tình cảm gia đình trong chiến tranh.
+ Tình cảm ấy đã góp phần tôn vinh nét đẹp tâm hồn của người lính cách
mạng.
* Đánh giá:
- Khẳng định giá trị của tác phẩm: Nhà văn đã khắc họa nhân vật qua cử chỉ,
nét mặt, đặc biệt miêu tả diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật, đặt nhân vật
trong những tình huống cụ thể. Qua đó ca ngợi tình cảm tình cha con sâu nặng
trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Khẳng định tình phụ tử thiêng liêng.
- Đoạn trích đã giúp mỗi người hiểu thêm về cuộc chiến tranh chống Mĩ,
đồng thời góp phần bồi đắp thêm tâm hồn, tình cảm cha con trong mỗi chúng ta.

C. Cách cho điểm:
- Điểm 4- 5: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ,
giàu sức thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. (có so
sánh, mở rộng)
- Điểm 3- dưới 4: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc,
có sức thuyết phục; có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 2- dưới 3: Hiểu đúng được vấn đề nêu ra nhưng cách diễn đạt còn
chưa hay, sắp xếp luận điểm chưa khoa học.
- Điểm 1- dưới 2: Hiểu vấn đề nêu ra song còn thiếu một trong các luận
điểm, viết chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 0,5 - dưới 1: Bài viết không rõ ràng, chưa chính xác dẫn chứng hoặc
dẫn chứng lộn xộn.
- Điểm 0- dưới 1: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
*Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng mang tính chất gợi ý, thầy (cô)
giáo khi chấm cần linh hoạt vận dụng, đánh giá đúng năng lực của học sinh,
khuyến khích các bài làm mang tính sáng tạo, giàu chất văn…
--------------------Hết--------------------




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×