Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Dự án đầu tư sản xuất cá hộp tại Cát Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.17 KB, 56 trang )

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại thì nhu cầu về thực phẩm của
con người cũng ngày càng cao và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng khắt khe.
Thực phẩm phục vụ con người không những phải đảm bảo đầy đủ giá trị dinh
dưỡng mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn. Vì thế, chất lượng chính là tiêu chí
hàng đầu của người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm. Một trong những dạng thực
phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và đang rất được ưa chuộng đó là thực
phẩm đóng hộp bởi vì sản phẩm đồ hộp không những đảm bảo dinh dưỡng, an toàn
vệ sinh mà nó còn rất thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển. Còn
đối với nguồn cung cấp thực phẩm thì phải kể đến nguồn thủy hải sản vì từ lâu nó
đã được con người quan tâm và đánh giá cao bởi những ưu điểm như dinh dưỡng
cao, cân đối, dễ hấp thu, ít bệnh tật… Trong đó, cá là một loại hải sản có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Với lợi thế về vị trí địa lý và cảnh sắc thiên nhiên Cát Bà, Cát Hải không
chỉ được biết đến là một địa chỉ du lịch hấp dẫn mà tiềm lực phát triển kinh tế biển
đảo cũng đang hứa hẹn nhiều khởi sắc. Những dự án phát triển du lịch mang đẳng
cấp quốc tế, những công trình cầu-cảng lớn và những đầu tư mạnh mẽ đối với
ngành thủy sản… đã, đang và sẽ là động lực đưa huyện đảo vươn ra biển lớn.
Nhận thấy tiềm năng vô cùng to lớn trong ngành đồ hộp cũng như khả năng
cạnh tranh của nó, nên nhóm chúng em quyết định thành lập dự án “Đầu tư sản
xuất cá hộp tại Cát Bà”.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN DẦU TƯ VÀ
CHỦ ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở pháp lý thành lập dự án
Về đầu tư:


• Căn cứ theo chương 1 Luật đầu tư 2014 theo quyết định số 67/2014/QH13
của Quốc hội Việt Nam có quy định về đối tượng của đầu tư nước ngoài:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động
đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài."
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt
động đầu tư kinh doanh."
"Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các
ngành, nghề mà Luật này không cấm.
2. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy
định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử
dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo
quy định của pháp luật.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu
nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
4. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh, phát iển bền vững các ngành kinh tế.
5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư
kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
• Căn cứ nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12
tháng 11 năm 2014 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật
đầu tư .
Về xây dựng.
• Căn cứ Luật xây dựng ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014 theo quyết định
số 50/2014/QH13 của Quốc hội .
"Điều 2. Đối tượng áp dụng



Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá
nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó. Khi đầu tư vào dự án cá hộp tại Cát Bà- Hải Phòng nhà đầu tư
và các doanh nghiệp sản xuất sẽ có rất nhiều lọi thế:
-

Nguyên liệu đầu vào rẻ do được đánh bắt trực tiệp với quãng đường vạn
chuyển là ngắn nhất.
- Nguyên lệu tươi sống do được đánh bắt và dư và bảo quản sản xuất ngay.
- Tiết kiệm chi phi vận chuyển do nằm gần các cảng biển.
Đồng thời người tiêu dung cũng như các đại lý cũng có lợi thế không kém:
- Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
- Giá cả phải chăng do chi phí liên quan được giảm tới mức tối thiểu.
Ngoài cung cấp cho người tieu dùng trong nước những sản phẩm này cũng
sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà
nước.
Và một điều chắc chắn đó là khi dự án này hoàn thành sẽ đem lại nguồn lợi
nhuận vô cùng lớn.
1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư của dự án
1.2.1. Đối tác Việt Nam
*Tên công ty:
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long.
*Đại diện được ủy quyền:
Nguyễn Văn Bình
Chức vụ:
Giám đốc
*Trụ sở : Số 71 Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải

Phòng.
Điện thoại:
0313836692
Fax:
0313836155
*Ngành kinh doanh chính:
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ
thịt
*Giấy phép thành lập công ty:
Đăng ký tại:
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng
Ngày:
05-3-1999
Tài khoản mở tại ngân hàng:Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng.
Số tài khoản:
003.1.00.000115.7


1.2.2. Đối tác nước ngoài
*Tên công ty:
*Đại diện ủy quyền:
Chức vụ:
Quốc tịch:
*Trụ sở chính:

Công ty Foodtech.
Ông Koki Ando
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
Nhật Bản
1-1, Nishinakajma, Yodogawa-ku Osaka, Nhật

Bản
81-6-6305-7711
81-6-6304-7722
Sản xuất thực phẩm đồ hộp

Điện thoại:
Fax:
*Ngành kinh doanh chính:
*Giấy phép kinh doanh:
Đăng ký tại:
Cục kế toán Osaka
Ngày:
23-11-2000
Vốn đăng ký:
10.000.000 USD
Tài khoản mở tại ngân hàng: Ngân hàng Sumitomo Mitsui

1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư
1.3.1.Thuận lợi
a. Điều kiện tự nhiên
Cát Bà là một quần đảo gồm một hòn đảo chính là Cát Bà và 366 hòn đảo lớn
nhỏ kéo dài theo hướng ĐB-TN. Quần đảo Cát Bà nằm ở phía Đông của thành phố
Hải Phòng và nằm giáp ranh giới của vùng biển vịnh Hạ Long nổi tiếng ở phía Bắc
và Đông Bắc, phía tây giáp đảo Cát Hải, còn ba phía Đông, Đông Nam, Tây Nam
đều hướng ra biển.
Chính vị trí thuận lợi này có thể giúp cho Cát Bà trở thành một nơi lý tưởng
để đầu tư các dự án liên quan đến chế biến thủy hải sản như là dự án đầu tư sản
xuất cá hộp.
Không chỉ thế, do tính chất địa lý nằm giáp ranh với vùng biển như Hạ Long,
đảo Cát Hải, cũng như ngay vị trí giáp với biển của Cát Bà là những điều kiện vô

cùng quan trọng, giúp cung cấp những nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú
cũng như giảm chi phí vận chuyển một cách đáng kể.
Đặc điểm khí hậu của Cát Bà cũng đóng góp những thuận lợi vào việc nuôi
trồng thủy sản, giúp cho các loại thủy hải sản có thể sinh nở và phát triển tốt, cũng
như có thể cung cấp đầu vào cho việc sản xuất cá hộp một cách đầy đủ và dễ dàng
với nguồn hải sản tươi ngon.
Bên cạnh đó, Cát Bà có hệ thống suối ngầm phong phú,ngoài ra còn có hệ
thống nước ao Ếch trên núi rất đặc sắc. Đặc điểm này đã đem lại cho Cát Bà những


nguồn hải sản dồi dào, không chỉ có cá nước mặn mà còn có cả cá nước ngọt làm
đa dạng các chủng loại cá, mang lại những ý tưởng phong phú về các sản phẩm cá
hộp.
Hải đảo Cát Bà nằm trong chế độ nhật triều điển hình nhất của vùng bờ, mỗi
ngày mực nước biển lên xuống một lần là điều kiện tốt để ngư dân có thể dễ dàng
trong việc đánh bắt cá và cung ứng đầu vào cho việc sản xuất.
Từ những điều kiện trên có thể thấy được Cát Bà là một địa điểm tiềm năng
trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dự án sản xuất cá hộp cùng với những
thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa với chi phí thấp sẽ mang lại
hiệu quả cao cho dự án đầu tư này.
b. Điều kiện kinh tế- xã hội
Cát Bà có số dân đông và số người trong độ tuổi lao động cũng khá cao, trong
đó thì công việc chủ yếu của họ là đánh bắt cá. Là một quần đảo với nghề nghiệp
truyền thống là ngư dân, Cát Bà mang lại nguồn lao động dồi dào cho việc đánh
bắt cá để chế biến cá hộp. Không những vậy, họ còn là những ngư dân lành nghề
với kinh nghiệm lâu năm sẽ giảm được chi phí thuê lao động ở những nơi và có thể
tận dụng ngay được nguồn lao động này.
Hơn thế nữa, họ còn là những người dân ở đây nên thông thuộc được địa lý
cũng như hiểu rõ khí hậu nơi đây nên sẽ dễ dàng hơn trong việc khai thác nguồn
thủy hải sản và giảm thiểu được những rủi ro liên quan.

Các dịch vụ như sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng,...phát triển
nhanh sẽ phục vụ kịp thời sản xuất giúp chúng ta có thể giữ vững tiến độ sản xuất
và giảm bớt lo lắng về việc phải trì hoãn thời gian do máy móc gặp sự cố trong khi
đang sản xuất cũng như giảm được chi phí thuê thợ sửa chữa từ Hải Phòng.
Về mặt kinh tế, Cát Bà là khu vực ngày càng phát triển bởi nơi đây là địa
điểm du lịch lý tưởng cho các du khách không chỉ trong nước mà còn ngoài nước
đến thăm và vui chơi. Điều này giúp chúng ta có thể tận dụng được lượng khách
hàng đến đây để bán những sản phẩm cá hộp của doanh nghiệp mang đặc trưng
vùng biển nơi đây.
Việc tận dụng những lợi thế về kinh tế- xã hội của Cát Bà sẽ giúp cho dự án
có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn cũng như mang lại tính khả thi cho dự án
này.


1.3.2.Khó khăn
Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn bị hạn chế. Tỷ lệ lao động được
đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, tác phong lao động còn yếu. Công ty có
thể sẽ phải mất thêm thời gian để có thể đào tạo được lao động phù hợp với yêu
cầu cũng như có thể vận hành máy móc của công ty.
Cơ sở hạ tầng tại Cát Bà còn yếu có thể chưa đáp ứng được dẫn đến năng suất
và hiệu quả kinh tế có thể không được cao.
Cơ sở hạ tầng giao thông khó khăn, gây bất tiện cho việc di chuyển qua lại
giữa Cát Bà với các tỉnh, thành phố lân cận. Cùng với việc ở xa trung tâm nên việc
cung cấp nguyên liệu cũng như máy móc sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian.
Do ở gần biển nên điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến Cát Bà.
Vào mùa bão sẽ rất khó cho ngư dân để có thể ra khơi, nên sẽ ảnh hưởng đến
nguồn cung đầu vào của công ty.


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG DỰ ÁN KHẢ THI.

2.1. Sản phẩm và thị trường.
2.1.1. Sản phẩm.
Năm 1804, một người Pháp tên là Nicolas Appert đã biết chế biến thực
phẩm đựng trong bao bì thủy tinh sản xuất phục vụ trên tàu, du lịch.
1809 báo chí đã viết về ông và tác phẩm “L’art de fixer les saisons” và đến
năm 1810 đã được dịch qua nhiều thứ tiếng.
Năm 1810, một người Anh tên là Pertet Durand dùng hộp sắt đựng thực phẩm
thay cho bao bì thủy tinh .
Đến năm 1825, việc sản xuất đồ hộp đã hình thành. Hộp sắt đã được sản xuất,
nhưng còn bằng phương pháp thủ công .
Năm 1849, người ta đã chế tạo được máy dập nắp hộp.
Trong suốt những thời gian này, người ta chỉ biết cho rằng nguyên nhân gây
hư hỏng thực phẩm là do không khí, mà chưa có cơ sở khoa học xác định.
Đến năm 1860, nhờ phát minh của Louis Pasteur (người Pháp) về vi sinh vật
và phương pháp thanh trùng, mới thật sự đặt được cơ sở khoa học cho ngành công
nghiệp đồ hộp. Cũng từ đó ngành công nghiệp đồ hộp phát triển.
Năm 1861, biết dùng joint cao su làm vòng đệm trong nắp hộp.
Năm 1880, chế tạo được nồi thanh trùng đồ hộp.
Năm 1864, Louis Pasteur đã đưa ra lý thuyết về vi sinh vật gây hư hỏng thực
phẩm. Sự phát minh này đã cung cấp một kiến thức khoa học về đồ hộp thực phẩm
và do đó ngành công nghiệp đồ hộp ra đời
Vào những năm 1890, các nhà nghiên cứu như Prescott, Underwood, Russell
và Barlow đã thiết lập mối liên hệ giữa vi khuẩn chịu nhiệt và sự hư hỏng của đồ
hộp rau quả.
Năm 1896, đã dùng bột cao su đặc biệt (Pasta) làm vòng đệm ở nắp hộp khi
ghép kín hộp.
Nền công nghiệp đồ hộp phát triển mạnh ở nhiều nước vào cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 1000 mặt hàng đồ hộp khác nhau.
Các nước sản xuất đồ hộp phát triển như: Mỹ, Pháp, Nhật, Ý, Hà Lan, Trung
Quốc...



Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành đồ hộp (1910-1920), các nhà
khoa học đã nhận ra tầm quan trọng của vi khuẩn Clostridium botulinum, đánh giá
độc tố và sự phụ thuộc pH đến sự phát triển của chúng trong các đồ hộp thực
phẩm.
Việc kiểm soát sự phát triển của Clostridium botulinum trong đồ hộp đã được
thiết lập.
Một cột móc quan trọng trong ngành đồ hộp là sự phân loại bào tử VSV dựa
vào tính nhậy cảm và tính đề kháng nhiệt của chúng với pH.
Năm 1920, Bigelow và Ball là người đầu tiên đưa ra phương pháp tính toán
quá trình tiệt trùng an toàn cho thực phẩm đóng hộp.
Colin Ball tiếp tục phát triển phương pháp này và đến 1923 đưa ra phương
pháp toán học. Các mô hình toán và động lực học đã giúp cho quá trình tính toán
được dễ dàng và nhanh chống hơn.
Ball và Olson (1957) đã xuất bản quyển sách về xử lý nhiệt với nội dung về sự kết
hợp của các nghiên cứu đương thời.


Tiếp sau đó quyển sách về mối liên hệ giữa nhiệt và VSV đã được xuất bản
bởi Stumbo vào năm 1973.
Mặc dù có những giả định nhất định, nhưng phương pháp của Bigelow và
Ball vẫn được sử dụng rộng rãi trong tính toán quá trình xử lý nhiệt.
Thiết bị tiệt trùng được sử dụng trong phát minh của Appert là thùng nước sôi
rất đơn giản, sau đó Calcium chloride được thêm vào nhằm tăng nhiệt độ của nước
sôi.
Kế tiếp là sự ra đời của nồi áp suất, và ngày nay thiết bị tiệt trùng được biết
đến là nồi autoclave và nồi tiệt trùng tiệt trùng dạng đứng (retort).
Vào những năm 1950 và 1960, các hệ thống tiệt trùng ra đời và cải tiến không
ngừng.

Ngoài ra nồi nấu áp suất thủy tĩnh cũng được ra đời trong khoảng thời gian
này tại Pháp. Hệ thống này gồm một thùng chứa hơi áp suất để tiết trùng các đồ
hộp thực phẩm.
Smith and Ball đã phát triển qui trình tiệt trùng thực phẩm như sau: thực
phẩm được cho vào các hộp chứa trong điều kiện áp suất (18 psig), đóng nắp và
giữ trong một khoảng thời gian nhất định sao cho đạt được tính tiệt trùng thương
mại, sau đó làm lạnh
Như vậy, phương pháp này đã loại bỏ được nhu cầu xử lý nhiệt thực phẩm
bằng nồi tiệt trùng.
Trong suốt giai đoạn này, khái niệm tiệt trùng ở nhiệt độ cao và thời gian
ngắn đã ra đời và dẫn đến sự phát triển hệ thống đóng hộp trong điều kiện vô trùng
vào những năm 1960.
Vào những năm đầu 1960, với sự ra đời của hệ thống đóng gói Tetra Pak ở
Thụy Điển, các hệ thống chế biế n trong điều kiện vô trùng đã phát triển và nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường.
Trong những năm 1960, một phát minh khác của người Pháp đó là sự ra đời
của hệ thống tiệt trùng “Hydrolock”. Trong hệ thống tiệt trùng này, các đồ hộp
thực phẩm di chuyển qua thùng chứa áp suất nhờ một băng chuyền.
Các hệ thống nồi tiệt trùng khác như FMC’s Orbitort và Malo crateless. Nồi
tiệt trùng Orbitort cho phép các đồ hộp chuyển động bên trong. Hệ thống tiệt trùng
Malo là hệ thống hoàn toàn tự động, các hộp được đưa và nồi, xử lý nhiệt và làm
lành hoàn toàn có thể điều khiển tự động.
Ở nước ta từ thời thượng cổ, tổ tiên ta biết chế biến các loại bánh gói lá, các
loại giò chả nấu chín và đã bảo quản được một thời gian ngắn. Những sản phẩm đó


cũng gọi là đồ hộp .
Đến năm 1954, ta được Liên Xô và các nước giúp đỡ xây dựng một số cơ sở
chế biến đồ hộp tại miền Bắc.
Năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ Long, Hải Phòng được xây dựng xong.

Năm 1958, tiến hành thí nghiệm và sản xuất thử.
Đến năm 1959, bắt đầu sản xuất một số mặt hàng thịt cá, rau, quả hộp xuất
khẩu và phục vụ chiến trường. Cũng cùng năm ấy xưởng chế biến chuối sấy được
xây dựng xong tại Hà Nội.
Năm 1960, nhà máy cá hộp Hạ Long đã sản xuất được với năng suất gần bằng
với năng suất thiết kế. Năm 1961, phát triển nhiều mặt hàng rau , quả, thịt cá hộp.
Còn ở miền Nam, mãi đến năm 1970 mới bắt đầu hình thành một số cơ sở sản
xuất đồ hộp, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đến sau năm 1975, ngành công nghiệp đồ hộp ở miền Nam mới được chú
trọng và phát triển, sản xuất được nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị.
Nền công nghiệp đồ hộp phát triển mạnh ở nhiều nước vào cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 1000 mặt hàng đồ hộp khác nhau.
Các nước sản xuất đồ hộp phát triển như: Mỹ, Pháp, Nhật, Ý, Hà Lan, Trung
Quốc...


Một số sản phẩm của công ty


STT

Tên sản phẩm

1

Cá thu sốt cà

2

Cá nục sốt cà


3

Cá ngừ ngâm dầu

4

Cá trích sốt cà

5

Cá sốt cà

6

Cá ngừ sốt ớt lon

7

Cá mồi

 Ưu điểm của các sản phẩm này:
Cũng như cá tươi, cá hộp là loại thực phẩm có nhiều protein, chất béo, sinh tố
và muối khoáng
- Protein của cá chứa nhiều amino acid cần thiết cho cơ thể.
- Chất béo trong cá hộp thường là chất béo của cá, thường chứa nhiều
sinh tố A và D hay là dầu thực vật tinh chế trong cá hộp ngâm dầu.


- Trong cá có rất ít glucid nên muốn cá hộp trở thành thức ăn có tỷ lệ các

chất dinh dưỡng tương đối hoàn chỉnh người ta chế biến loại cá hộp sốt
cà chua.
- Các sinh tố trong cá hộp gồm các loại sinh tố hòa tan trong chất béo (A,
D, K, E,...) thường thấy trong dầu gan cá và các loại hòa tan trong nước
như: B, C, PP,...
- Các muối khoáng chủ yếu trong cá hộp là: muối canxi, photpho, sắt,
đồng, ...trong đó còn có cả các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ
thể như: iot, liti, ...
- Cá hộp có nắp giật rất tiện lợi mang đi xa hoặc để sẵn trong nhà bồi
dưỡng cho mọi người lúc mệt mỏi và đặc biệt cho phụ nữ lúc mang thai
và sau khi sinh...Thời hạn sử dụng đến hai hay ba năm mà chất lượng
vẫn ổn định.
- Không chỉ cung cấp thành phần dinh dưỡng của cá mà còn cung cấp
các chất dinh dưỡng từ sốt cà chua được chế biến kĩ.
- Sự kết hợp hài hòa giữa cá hấp và sốt cà tạo hương vị đặc trưng riêng
của sản phẩm
- Công nghệ chế biến tiệt trùng hiện đại kết hợp với thủ công gia truyền
về sao tẩm, ướp, bảo quản thịt cá khi ăn mùi vị thơm ngon, mềm mại,
nước ngọt dậy mùi, lưu trữ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể.
Cá hộp là một trong các dạng thực phẩm đóng hộp. ở Cát Bà có vùng biển
rộng lớn, có nhiều loại cá thích hợp cho việc sản xuất cá hộp như cá trích, cá ngừ,
cá thu, tôm,...Trước đây người dân nơi đây chỉ bảo quản cá theo tập quán truyền
thống như sấy khô, làm mắm,...Công nghệ sản xuất đồ hộp phát triển vừa kéo dài
thời gian bảo quản, vừa làm tăng giá trị thương mại của cá
Nguyên lí của quá trình xử lí nhiệt đồ hộp nhằm phá hủy hay vô hoạt enzym
và vi khuẩn, tránh sự lây nhiễm trở lại từ môi trường bên ngoài.
Việc xử lí nhiệt còn cá tác dụng khác là sản phẩm cá vẫn giữ được chất lượng
tốt mà không cần bảo quản lạnh.
2.1. 2. Thị trường.

*Thị trường nội địa
Theo báo cáo của Datamoniter, thị trường thực phẩm đóng hộp, đóng gói ở
VN luôn tăng trưởng ở mức hai con số, bình quân khoảng 12,9%/năm, trong đó thịt


đóng hộp các loại dẫn đầu, chiếm 50,5% thị phần. Kế đó là cá hộp chiếm 28%, còn
lại là các dòng sản phẩm rau, củ, quả đóng hộp. Năm 2014 doanh số thị trường này
đạt hơn 1.300 tỉ đồng và dự kiến sẽ tăng lên 1.500 tỉ đồng vào năm 2016.
Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo tiêu thụ thực phẩm của
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt 538,4
triệu đồng (tương đương 29,5 tỷ đô la Mỹ). Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân
theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu
đồng/năm (tương đương 316 đô la Mỹ/năm)
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT, hệ thống Saigon Co.op cho
biết, hiện có hơn 60 nhà cung cấp các mặt hàng thực phẩm đóng hộp, đóng gói. So
với cùng kỳ năm ngoái, số lượng nhà cung cấp tăng lên thêm 15%. Theo đánh giá
của ông Hòa, nhóm hàng này đang thực sự có sức hút với nhiều doanh nghiệp. Số
lượng và chủng loại sản phẩm cũng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ, góp phần
làm phong phú thêm cho thị trường này. Ông Hòa cho biết thêm, hiện các quầy
hàng này trong chuỗi siêu thị của Co.opmart có đến 100 nhãn hàng với doanh số
tăng đều mỗi năm từ 20% trở lên và luôn đứng top các ngành hàng có tỷ lệ tăng
trưởng cao.
Tiêu thụ thực phẩm tăng trưởng ấn tượng là do hai nguyên nhân chính sau
đây: thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng và sự phát triển của ngành công
nghiệp bán lẻ.
Hiện nay, mức thu nhập tại Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tại các nền kinh
tế phát triển và người tiêu dùng vẫn còn tập trung chủ yếu vào các lại lương thực
thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tuy nhiên, khi thu nhập ngày càng
tăng, thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi. Họ
sẽ tập trung nhiều hơn vào những loại thực phẩm và đồ uống có giá trị cao – những

sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và có thương hiệu.

Bảng 1: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm - Số liệu & Dự báo
2010
Tiêu dùng
thực phẩm (tỉ 18,69
USD)
Tiêu dùng
357.538

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

19,30

22,10

24,28

26,02


27,61

29,50

397.546

450.240

480.762

500.915

517.774

538.431


thực phẩm (tỉ
VND)
Tiêu dùng
thực phẩm
212,70
217,30
246,30
267,80
284,20
298,70
316,20
bình quân
theo đầu

người (USD)
Tiêu dùng
thực phẩm
4.069.939 4.477.277 5.017.705 5.303.117 5.470.722 5.601.030 5.771.427
bình quân
theo đầu
người (VND)
Tổng tăng
trưởng
11,19
13,25
6,78
4,19
3,37
3,99
tiêu dùng thực 10,72
phẩm (hàng
năm)
*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI
Trước xu thế đô thị hóa phát triển “chóng mặt” tại Việt Nam cũng như sự gia
tăng về mức thu nhập của người dân, BMI dự báo trong giai đoạn 2011 – 2016,
ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và
10,4% về giá trị doanh số bán hàng.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề vệ sinh và
nguồn gốc thực phẩm khi mà điều kiện sống đang được cải thiện và những lo ngại
về sức khỏe ngày càng gia tăng. Chính điều này đã khuyến khích nhiều người tiêu
dùng mua những loại thực phẩm chế biến hơn là thực phẩm tươi sống; đồng thời
kêu gọi mạnh mẽ việc đầu tư cả trong và ngoài nước cho ngành hàng này. Trong
khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu hướng ít đi ăn nhà hàng hơn mà
thay vào đó họ lựa chọn những loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để tiết

kiệm chi phí sinh.
Với lợi thế là nước có thế mạnh về nông nghiệp, nguồn nguyên liệu dồi dào,
các doanh nghiệp trong ngành nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng nhưng
vẫn chưa khai thác đúng mức. Chính vì vậy, bắt đầu bằng những cuộc khảo sát,
nghiên cứu mức độ quan tâm của người tiêu dùng, từng đối tượng, độ tuổi… các
doanh nghiệp đã tìm mọi cách để cho ra thị trường nhiều sản phẩm chuyên biệt.
Không chỉ vậy, nhiều nhà sản xuất đã bước vào cuộc chạy đua "công nghệ”, ứng
dụng những kỹ thuật tiên tiến để bảo quản sản phẩm trong thời gian lâu nhưng


không có chất bảo quản. Chính điều này đã giúp cho ngành hàng này không chỉ có
mặt ở kênh bán hàng hiện đại mà còn xâm nhập dễ dàng ở kênh bán lẻ truyền
thống.
Bảng 2: Doanh số/ doanh thu thực phẩm đóng hộp tại Việt Nam - Số liệu
& Dự báo
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

Doanh số bán hàng

thực phẩm đóng
hộp (nghìn tấn)
9,21
9,73
10,23 10,77 11,35 11,96 12,50
Doanh thu bán
hàng thực phẩm
đóng hộp (triệu
đồng)
408.055 496.167 574.269 641.927 719.525 806.262 900.498
Doanh thu bán
hàng thực phẩm
đóng hộp (triệu Đô
la Mỹ)
21,33 24,09 28,18 32,42 37,38 43,00 49,34
*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI
*Thị trường xuất khẩu:
Công ty dự định sẽ mở rộng xuất khẩu khi dự án này được hoàn thành đối với
thị trường nội địa Việt Nam
*Các giải pháp tiếp thị.
- Chính sách phân phối: Do đặc thù của sản phẩm nên kênh phân phối được sử
dụng sẽ phải qua các trung gian thương mại. Những trung gian thương mại chủ yếu
trên thị trường Việt Nam hiện có là:
+ Nhà phân phối hay cung ứng
+ Các nhà môi giới và đại lí
+ Cửa hàng bách hóa
+ Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ giá
thấp, doanh số cao
+ Chợ với hệ thống các cửa hàng tiện dụng và những cửa hàng bán lẻ
nhỏ chuyên bán những sản phẩm thường xuyên phục vụ nhu cầu thường

xuyên của người tiêu dùng


+ Cửa hàng cao cấp chuyên bán những sản phẩm cao cấp, chủ yếu là
những sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng với giá thành cao
- Chính sách giá cả: Trong giai đoạn đầu của chu kì sống của sản phẩm
giá cả không phải là một yếu tố quan trọng nhất, thị trường sẽ được phân
định theo chất lượng của sản phẩm và phù hợp với thu nhập của người tiêu
dùng.
+ Chính sách giá giá thâm nhập thị trường: Giá thấp ban đầu sẽ kích
thích nhu cầu của người tiêu dùng và giúp sản phẩm có được thị phần lớn
ngay lập tức.
+ Chiết khấu số lượng : các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất
và vận chuyển hàng hóa
+ Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những
dịch vụ khuyến mại mà các đại lí đã thực hiện
2.2. Kỹ thuật công nghệ - xây dựng
2.2.1. Công nghệ và trang thiết bị
2.2.1.1. Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ
a. Nguồn công nghệ
*Bên nhận công nghệ: Công ty cổ phần cá hộp Cát Bà.
*Bên chuyển giao công nghệ: Công ty Foodtech.
b. Phương thức chuyển giao
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên đã ký có quy định về việc chuyển giao
công nghệ:
1. Bên chuyển giao công nghệ chuyển giao cho bên nhận công nghệ đúng
thời hạn và số lượng đã thỏa thuận.
2. Bên chuyển giao sẽ hỗ ợ chuyên gia cho bên nhận chuyển giao, đưa công
nghệ vào sản xuất với chất lượng sản phẩm và chất lượng công nghệ đạt
chỉ tiêu trong hợp đồng

3. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gắn liền với nhãn thương
hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu của bên chuyển
giao.
4. Bên chuyển giao sẽ giúp bên nhận chuyển giao công việc đào tạo và
hướng dẫn kĩ thuật trong vòng 3 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
c. Cách thức xử lý vấn đề tài chính.
Thanh toán lợi nhuận theo từng năm.


d. Trị giá công nghệ.
Bằng số: 3.550.000.000 đ.
Bằng chữ: ba tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng.
2.2.1.2 Quy trình công nghệ.


Chuẩn bị

Lựa
chọn
công
nghệ

Lựa
chọn
nguyên
vật liệu

Thực hiện

Hấp




đông

Phun
sương

Bẻ
đầu
cạo
loin

Cắt
cá vô
lon

Châm
dầu
muối

Ghép

lon

Rửa
sạch
lon

Đưa

lon
vô sọt
thanh
trùng

Than
h
trùng


• Quy trình thực hiện sản xuất đồ hộp:
Bước 1: Rã đông, mổ bụng, rửa, xếp lên vỉ.
Bước 2: Hấp cá.
Bước 3: Phun sương
Phun sương bên ngoài khoảng 6-8 phút với thời gian ngắt quãng sau khi
nhiệt độ tâm cá giảm xuống 35-40˚C thì dừng.
Bước 4: Bẻ đầu cạo loin
Thao tác không cho dập nát cá.
Bước 5: Cắt cá vô lon
Lon sẽ được nạp vào máy cắt cá đồng thời bỏ vụn theo tỷ lệ nhất
định(<25%), đường dẫn lon rỗng sẽ đưa lon rỗng vào máy, vừa cắt vừa vô lon tự
động, lon sau khi cắt sẽ đi ra 2 đường và đi ra băng tải cân.
Bước 6: Châm dầu muối.
Dầu muối sẽ được chảy xuống tự nhiên, nước muối sẽ châm trước, dầu
châm sau,chỉnh áp lực nước trong bồn châm cho ôn định để nước chảy xuống với
lưu lượng chính xác hơn, dầu muối được bơm lên bồn châm tự động, có bộ điều
khiển mức dầu muối, nước dầu muối trong bồn châm được nung ở nhiệt độ 70800C trong suốt quá trình châm.
Bước 7: Ghép mí lon
Sau khi châm sốt xong sẽ qua ghép mí , trong quá trình ghép mí chúng ta
cũng có thể dùng hơi nóng để bài khí, mí lon thường xuyên kiểm tra cho dạt tiêu

chuẩn mí lon, tùy thuộc vào từng hãng lon mà tiêu chuẩn mí khác nhau.
Bước 8: Lon sau khi ghép mí xong có dính dầu và nước muối nên cần phải
rửa sạch, rửa bằng áp lực kết hợp nước nung nóng cho một ít xà bông vào.
Bước 9: Đưa lon vô sọt thanh trùng, lon sau khi rửa xong được đưa ra băng tải
chờ, sắp xếp lon vào sọt theo hàng so le, mỗi lớp phải có tấm ngăn cách bởi tấm
lưới nhựa với mục đích cho lon nằm ở vị trí ổn định trong quá trình vận chuyển và
thanh trùng.
Bước 10: Thanh trùng lon, từng sọt sẽ được đẩy vào nồi, trước khi cho sọt vào
phải vợ sinh nồi, kiểm tra các van cấp xả, hệ thống kiểm soát nhiệt (Recorder), tủ
điện, …, thông thường thanh trùng đồ hộp sẽ qua 3 công đoạn:
Bài khí: Sau khi cho sọt vào đóng cữa nồi lại, xả toàn bộ các van thông
bắt đầu nhấn nút “RUN” (Nếu là tủ điều khiển), còn nếu thanh trùng bằng tay thì
xả van cấp hơi, sau một thời gian ( khoảng 10-15 phút) đóng các van thong lai
(Van xả đáy, van thoát hơi…) khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ cần thanh trùng thì
nhấn nút “START” bắt đầu tính thời gian thanh trùng.


Thanh trùng:
+ Thời gian thanh trùng và nhiệt độ thanh trùng tùy thuộc vào từng loại sản
phẩm tương ứng với thiết kế của nồi nhất định, muốn có được công thức thanh
trùng thì cần phải qua khâu kiểm định thanh trùng, hiện nay theo tiêu chuẩn quốc
tế thì có rất nhiều công ty để thực hiện việc đưa ra công thức này như Cty IFT
(Thailand), các Trung Tâm phân tích…
+ Nhiệt độ thanh trùng phải tương đối chính xác trong thời thanh trùng (sai số
0.1-0.50c) thể hiện trên biểu đồ ghi nhiệt độ theo thời gian, biểu đồ này là cơ sở
đánh giá chất lượng thanh trùng để làm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Làm nguội: Quá trình làm nguội trong thanh trùng cần lưu ý ấp suất và
nhiệt độ trong nồi, áp suất phải giữ nguyên theo áp suất thanh trùng cho đến khi
nhiệt độ nồi xuống dưới 70-750c, nước bơm vào ở áp suất lớn hơn áp suất thanh
trùng.

2.2.2. Môi trường.
* Ảnh hưởng của dự án đến môi trường và các giải pháp xử lý
• Điều kiện tự nhiên:
• Kinh tế-xã hội:
Các sự cố như cháy, nổ, hơi độc bay ra…… không những ảnh hưởng đến nhà
máy mà còn ảnh hưởng đến các hộ xung quanh
Ô nhiễm tiếng ồn: do cơ chế vận hành của các máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất. Ngoài ra khi sản xuất hang ra thì quá ình vận chuyển ra vào cũng gây nên
tiếng ồn khá lớn
• Giải pháp khắc phục
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng
ngừa ứng phó sự cố môi ường
Đảm bảo sự cố cháy nổ, các tai nạn lao động, sự cố ngộ độc tập thể, sự cố lò
hơi ong giai đoạn thực hiện dự án
Hệ thống thoát nước thải phải được đưa về hệ thống thoát nước thải chung
của cả khu
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi
Tổ chức thu gom, xử lý bùn, các chất rắn thải theo quy định
Các chất thải nguy hại phải quản lý theo quy định
Bảo đảm môi trường , không nguy hại đến cây xanh
Hạn chế các khí thải phát ra từ nhà máy


Áp dụng các biện pháp phòng ngừa xung quanh để không gây nguy hại cho an
sinh xã hội .


2.2.3.Trang thiết bị.
2.2.3.1.
Các trang thiết bị cần thiết cho dự án.



×