LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho con học tập, dạy dỗ, lo lắng và là chổ dựa tinh thần vững chắc nhất để con
có được ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy : Th.s Tạ Văn Phương và TS. Trần Văn Việt đã
định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặt biệt là các thầy cô trong khoa đã dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức quí báo trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời cám ơn đến sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre
đã cung cấp cho em tài liệu để hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cám ơn tất cả các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã gắn bó cùng tôi vượt qua
một chặn đường dài trong học tập.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học
Tây Đô luôn vui khỏe, thành công trong cuộc sống để tiếp tục cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục.
Chân thành cảm ơn
i
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong phạm vi của đề tài “ Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre “ và các
kết quả này chưa từng được sử dụng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm…….
TRẦN VĂN THÁNH
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ____________________________________ 1
1.1 Giới Thiệu ________________________________________________ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ________________________________________ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ________________________________________ 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ___________________________ 3
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt nam _________
2.1.1 Phân bố _______________________________________________
2.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam _____
2.1.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre _________________
3
3
3
6
2.2 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng _______________________ 8
2.2.1 Đặc điểm sinh thái, dinh dưỡng và tập tính sống _______________ 8
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát
triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng ______________________________ 9
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt
Nam _____________________________________________________ 10
2.2.4 Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng ________________ 11
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ____________________ 13
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu _____________________________ 13
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ___________________________________ 13
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu____________________________________ 13
3.2 Phương pháp thu thập số liệu ________________________________
3.2.1 Số liệu thứ cấp ________________________________________
3.2.2 Số liệu sơ cấp _________________________________________
3.2.3 Thông tin cần thu thập từ các hộ nuôi ______________________
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ____________________________
14
14
14
14
14
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ___________________________________ 16
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ____________________________ 17
4.1 Thông tin kỹ thuật _________________________________________
4.1.1 Tuổi và Giới tính ______________________________________
4.1.2 Năm kinh nghiệm ______________________________________
4.1.3 Trình độ chuyên môn ___________________________________
4.1.4 Thông tin về công trình ao nuôi ___________________________
4.1.5 Thời gian cải tạo và mùa vụ ______________________________
4.1.6 Cách cải tạo __________________________________________
iii
17
17
17
18
19
22
22
4.1.7 Cách gây màu nước ____________________________________
4.1.8 Độ sâu _______________________________________________
4.1.9 Độ mặn ______________________________________________
4.1.10 Thông tin về con giống _________________________________
4.1.11 Thông tin về thức ăn ___________________________________
4.1.12 chăm sóc và quản lí ___________________________________
4.1.13 Tỷ lệ sống ___________________________________________
4.1.14 Thời gian nuôi và năng suất nuôi _________________________
4.1.15 Quản lí dịch bệnh _____________________________________
4.1.16 Thuốc và hóa chất _____________________________________
23
23
24
25
26
28
28
28
30
31
4.2 Thông tin về kinh tế _______________________________________ 34
4.2.1 Tổng chi phí __________________________________________ 34
4.2.2 Các khoản chi phí _____________________________________ 34
4.2.3 Tương quan giữa lợi nhuận và các chi phí trong quá trình nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh ________________________________________ 38
4.2.4 Thu hoạch ____________________________________________ 40
4.2.5 Thuận lợi và Khó khăn __________________________________ 41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ________________________ 42
5.1 Kết luận _________________________________________________ 42
5.2 Đề xuất _________________________________________________ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________ 43
PHỤ LỤC_______________________________________________ A
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Đại-Bến Tre ............................ .12
Hình 4.1 Phần trăm số năm kinh nghiệm của nông hộ............................. 18
Hình 4.2 Kinh nghiệm nuôi của các xã khảo sát....................................... 18
Hình 4.3 Tổng diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện. ............... 20
Hình 4.4 Tổng diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng của từng xã.............. 20
Hình 4.5 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng của từng xã ...................... 20
Hình 4.6 Diện tích ao lắng nuôi tôm thẻ chân trắng của từng xã .............. 21
Hình 4.7 Phần trăm về độ sâu của các nông hộ ....................................... 23
Hình 4.8 Độ sâu trong ao nuôi của từng xã ............................................. .23
Hình 4.9 Độ mặn trong ao nuôi chung của các xã khảo sát ..................... 24
Hình 4.10 Độ mặn ao nuôi của từng xã.. .................................................. 24
Hình 4.11 Nguồn gốc con giống .............................................................. 25
Hình 4.12 Kích cở giống thả .................................................................... 25
Hình 4.13 Mật độ nuôi của từng xã ......................................................... 26
Hình 4.14 Kích cở thả nuôi ...................................................................... 26
Hình 4.15 Các loại thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng........................ 27
Hình 4.16 Tỷ lệ sống của tôm nuôi có nguồn gốc Miền trung và Địa phương
................................................................................................................. 28
Hình 4.17 Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ở các xã ............................. 28
Hình 4.18 Năng suất tôm nuôi ở từng xã .................................................. 29
Hình 4.19 Tương quan giữa năng suất (tấn/ ha/vụ) với mật độ, độ mặn, độ
sâu và diện tích nuôi ............................................................................... 30
Hình 4.20 Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng.............................................. 34
Hình 4.21 Chi phí cải tạo của nông hộ ở các xã khảo sát.......................... 35
Hình 4.22 Chi phí giống của nông hộ ở các xã khảo sát ........................ 35
Hình 4.23 Chi phí thức ăn của nông hộ ở các xã khảo sát ....................... 36
Hình 4.24 Chi phí nhiên liệu của các xã ................................................... 37
Hình 4.25 Chi phí thuốc- hóa chất của các xã .......................................... 37
Hình 4.26 Chi phí máy móc của nông hộ các xã khảo sát ........................ 38
Hình 4.27 Chi phí quạt của nông hộ ở các xã khảo sát ............................ 38
Hình 4.28 Chi phí khác của nông hộ ở các xã khảo sát ............................ 38
Hình 4.29 Tương quan giữa lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) và các chi phí trong
quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. ........................................... 39
Hình 4.30 Tổng chi phí và lợi nhuận của từng xã ..................................... 40
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.
................................................................................................................... 5
Bảng 2.2 Tình hình thả nuôi và diện tích thiệt hại tôm biển năm 2014 ở huyện
Bình Đại- Bến Tre .................................................................................... 7
Bảng 4.1 Độ tuổi và kinh nghiệm của các xã ở huyện Bình Đại – Bến Tre17
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhóm tuổi nông hộ nuôi tôm thẻ ở huyện Bình Đại – Bến Tre
................................................................................................................. 17
Bảng 4.3 Tỷ lệ năm kinh nghiệm theo nhóm của nông hộ ....................... 19
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của nông hộ .................................................. 19
Bảng 4.5 Diện tích ao nuôi của nông hộ................................................... 21
Bảng 4.6 Bảng thuốc và hóa chất trong khâu chuẩn bị ao nuôi trước khi thả
giống ........................................................................................................ 22
Bảng 4.7 Hóa chất gây màu nước ............................................................ 23
Bảng 4.8 Cơ cấu độ sâu trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ....................... 24
Bảng 4.9 Tỷ lệ độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ........................ 25
Bảng 4.10 Loại thức ăn dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ................... 27
Bảng 4.11 Thời gian nuôi tôm của nông hộ ở các xã khảo sát ................ 29
Bảng 4.12 Một số bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi ............................. 31
Bảng 4.13 Giai đoạn xuất hiện và cách xử lí ........................................... 31
Bảng 4.14 Thuốc hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi của các hộ
khảo sát .................................................................................................... 32
Bảng 4.15 Thông tin về thu hoạch tôm thẻ chân trăng thâm canh ........... 40
vi
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới Thiệu
Ngành thủy sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng nông thôn trên cả nước
và là ngành được nhà nước ta đã khẳng định là ngành “kinh tế mũi nhọn trong
chiến lược phát triển của đất nước giai đoạn 2010-2020. Trong đó, nuôi trồng thủy
sản là ngành then chốt và nuôi tôm là nghề chính”( Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 2009). Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản
lượng nuôi trồng thủy sản và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.
Nuôi trồng thủy sản ven biển là thế mạnh của Việt Nam, nơi có bờ biển trải dài
3.260km, với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong đó tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) là đối tượng góp phần đáng kể cho sản lượng thủy sản
Việt Nam, nhờ vào một số ưu điểm như thời gian nuôi ngắn (3,0 – 3,5 tháng), năng
suất cao (trên 4 tấn/ha/vụ), nuôi mô hình thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha/vụ,
tôm có giá trị dịnh dưỡng cao, tăng trưởng nhanh và sản lượng lớn (Trần Viết Mỹ,
2009). Theo Tổng cục thủy sản (2013) thì diện tích nuôi tôm của cả nước đạt
652.612 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 63.719 ha, sản lượng thu
hoạch tôm thẻ chân trắng là 243.001 tấn, loài này ngày càng chiếm ưu thế trên các
thị trường lớn như Châu Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 2000 và được phát triển
tại nhiều tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và nhanh chóng
lan rộng khắp cả nước, được Bộ NN-PTNT cho phép nuôi thí điểm tôm thẻ chân
trắng ở ĐBSCL năm 2008. Trong khi đó Bến Tre cũng bắt đầu nuôi tập trung tại
các huyện ven biển như Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, huyện Bình Đại được xem
là huyện có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh nhất trong tỉnh. Nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài đóng góp đáng kể cho cuộc sống của người nuôi và
địa phương thì cũng còn nhiều rủi ro, tỷ lệ hộ nuôi bị lỗ còn nhiều, các nguyên
nhân thì chưa được rõ, hiện nay thông tin về nuôi tôm thẻ chân trắng trong huyện
còn nhiều hạn chế đặc biệt là các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật, vì vậy việc “Khảo
sát khía cạnh kinh tế và kỹ thuật mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei ) thâm canh tại huyện Bình Đại – Bến Tre” là cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Bình Đại-Bến Tre, xác
định những thuận lợi và khó khăn của đối tượng nuôi đồng thời tìm ra các giải pháp
góp phần khắc phục về kinh tế và kỹ thuật để mô hình nuôi đạt hiệu quả cao và bền
vững
1
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Bình Đại –
Bến Tre.
Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại
huyện Bình Đại- Bến Tre.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình nuôi
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt nam
2.1.1 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei Boone, 1931) thuộc họ tôm he
(Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, á nhiệt đới tập trung ở vùng
Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản,
Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt là phân bố ở Đông Nam Châu Á như: Đài Loan,
Philippine, Indonesia, Thái Lan, Malaysia (Nguyễn Văn Thường và Đoàn Trần
Đạt, 2009).
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở những nơi có nền đáy cát
bùn, độ sâu 0-72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm
con phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng và hiện nay được
nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.
Là loài có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15- 33oC), nhưng
nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23-32oC (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
a) Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011). Đến năm
1992, chúng được nuôi phổ biến ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry,
1992). Còn một số nước Đông Nam Á trước năm 2000 thì tìm cách hạn chế sự phát
triển của tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, vì lợi nhuận
cao và những ưu điểm rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến
hành nuôi ồ ạc, cũng vì thế mà sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm
2000.
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới như Thái Lan,
Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau
đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân
trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm
nuôi tại nước này) đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong
tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Indonesia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002
trong năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng
320 nghìn tấn).
Đến năm 2003 thì các nước châu Á cũng bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng
tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục
tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2004, tôm thẻ chân trắng đã vươn lên dẫn đầu
3
về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới
(Tổng cục thủy sản, 2013).
Theo James Anderson (2007) tại Tây Ban Nha thì tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu tăng trưởng chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của sản lượng tôm thẻ chân trắng,
loài tôm có nguồn gốc Nam Mỹ được đưa vào nuôi tại các nước Châu Á từ năm
2000. Với những tiến bộ vượt bật tại Châu Á thì tôm chân trắng chiếm 75% tổng
sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái
Lan, Trung Quốc, Indonesia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu
thế giới về nuôi tôm thẻ chân trắng (Tổng cục thủy sản, 2013).
Năm 2009, tôm xuất khẩu trên thế giới được giữ vững là nhờ công đóng góp của
tôm thẻ chân trắng, trong khi đó người tiêu dùng tôm thế giới thắt chặt chỉ tiêu, cần
mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi thế để bức phá sản lượng tôm thẻ
chân trắng trên thế giới đạt khoảng 2,7 triệu tấn vào năm 2010 (FAO, 2011). Đến
năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Các nước nuôi tôm
chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador,
Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Việt Nam, Malaysia, Peru,
Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines,
Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas
(FAO, 2012). Và mô hình nuôi thương phẩm phổ biến ở các nước Châu Á là nuôi
trong ao đất. Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh. Ở Thái Lan và Indonesia nuôi
thâm canh với mật độ 60 - 150 con/m2 đạt tốc độ tăng trưởng 1- 1,5 g/tuần, tỷ lệ
sống 80 - 90% (trong khi tốc độ tăng trưởng của tôm sú chỉ là 1 - 1,2 g/tuần và tỷ lệ
sống chỉ khoảng 45 - 54%). Còn Philippin nuôi thâm canh với mật độ cao hơn 100
- 200 con/m2, hệ số thức ăn 1,3 - 1,5, tỷ lệ sống đạt 65 - 85%, năng suất đạt 7-12
tấn/ha/vụ sau 90 - 120 ngày nuôi (Tổng cục thủy sản, 2013). Trong khi đó Trung
Quốc là nước có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012
(GOAL, 2012.
Đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012
sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu
trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico,
Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái
Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa
Dominica, Bahamas (FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế
giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu
là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản
lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (GOAL, 2012).
4
b) Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại
3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công
ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010). Vào thời điểm này nước ta hạn
chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006,
ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng
Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ
mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc và sản phẩm tôm sú nuôi
của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày
25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát
triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng
tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010). Hiện nay tôm
thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980 kg/ha vào
năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1). Hiện nay diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng
94 % diện tích của cả nước (Châu Tài Tảo, 2003)
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất bình quân (kg/ha)
2005
13.455
40.096
2.980
2006
18.441
57.185
3.100
2007
19.919
64.776
3.250
2008
15.079
47.827
3.170
2009
21.339
89.521
4.190
2010
25.397
136.719
5.380
2011
28.683
152.939
5.330
2012
41.789
186.197
4.460
2013
66.000
280.000
4.242
(Nguồn Tổng cục Thủy sản, 2014)
5
Trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng tôm chân trắng này lại đang khẳng
định được vị thế. Trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm
2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD,
tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu tôm của Việt Nam (Tổng cục Thủy sản, 2014). Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng
cũng nhiều gặp khó khăn Trong năm 2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh
khoảng 14,6 nghìn ha. Trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha
(chiếm gần 9% diện tích thả nuôi). Tính đến tháng 9/2014 thì người nuôi tôm đã
được hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi, chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ
và nhất là kịp thời xử lý mầm bệnh nên kết quả nuôi tôm khá tốt đạt sản lượng
246,9 nghìn tấn, tăng 44,9% (Tổng cục Thống kê, 2014).
2.1.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là
2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù
sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm
Luông, sông Cổ Chiên). Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng
Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, là tỉnh
có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất
phèn, đất mặn.
Bến Tre có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, Tôm thẻ chân trắng
là đối tượng nuôi mới được bộ NN và PTNT cho phép nuôi tại ĐBSCL từ đầu năm
2008, hơn 7 năm phát triển đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa
bàn. Để quản lý tốt nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh, vào đầu năm
2009 UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa
bàn 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại. Cũng chính vì thế trong những năm
gần đây tôm thẻ chân trắng phát triển khá tốt trên địa bàn.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Bến Tre năm 2012 thì diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng tăng dần trong những năm qua. Năm 2008 với diện tích thả nuôi 176 ha
đến năm 2010 là 560 ha. Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre
đạt 43.000 ha, trong đó tôm nuôi quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230 ha, tôm
sú thâm canh và bán thâm canh đạt 3.980 ha, riêng tôm thẻ chân trắng đạt 1.250 ha
tăng 136 % so với năm 2010. Diện tích thả lại vụ 2 trên 2.838 ha, sản lượng thu
hoạch đạt 21.950 tấn, vượt 291% tăng 334% so với năm 2010. Cuối năm 2011 tình
hình dịch bệnh tôm sú phát trển mạnh (21% diện tích bị nhiễm bệnh) gây thiệt hại
lớn cho người nuôi nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng
mạng lại hiệu quả kinh tế cao.
6
Tính đến cuối năm 2014 thì tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh là 44.600 ha, đạt
100,22% so với kế hoạch của năm. Diện tích nuôi tôm biển 32.000ha, đạt 100,63%.
Trong đó: diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống là 10.545
ha riêng tôm chân trắng là 9.054 ha. Tuy vậy dịch bệnh vẫn còn xảy ra nhiều nơi trên
địa bàn tỉnh đặc biệt là các huyện nuôi tập trung như: Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại.
(Theo thống kê của cục thủy sản Bến Tre, 2014), tổng diện tích thiệt hại trên tôm
biển nuôi thâm canh, bán thâm canh 1.151 ha, chiếm 11% diện tích thả nuôi (tôm chân
trắng: 934 ha) giảm 5,47% so với cùng kỳ năm 2013, tôm chết nhiều ở giai đoạn từ
25-40 ngày tuổi, một số ít ở giai đoạn 50 đến 80 ngày tuổi. Nguyên nhân chủ yếu
do bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô dưới vỏ
(IHHNV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Nguyên nhân là do thời tiết
đầu năm 2014 diễn biến phức tạp, có nhiều đợt không khí lạnh tăng cường gây
nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh. Kết cấu hạ tầng phục
vụ cho vùng nuôi thủy sản chủ yếu là hệ thống kênh cấp, kênh thoát chưa được đầu
tư đồng bộ. Do giá tôm tăng cao và ổn định nên đa số các cơ sở nuôi không thực
hiện đúng quy trình cải tạo và xử lý ao nuôi nhằm tranh thủ thời gian tiếp tục thả
giống nuôi để bán được giá cao (thả giống liên tục 3-4 vụ/năm)
Riêng huyện Bình Đại đã tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/HU của huyện ủy về
tăng cường lảnh đạo ngăn chặn và xử lý nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, kế hoạch
số 303/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện công văn số
6111/UBND-KT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải
quyết tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng quy hoạch, kịp thời điều chỉnh
quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản phù hợp với yêu cầu về điều kiện đất đai,
môi trường và đối tượng nuôi, tổ chức quản lý nuôi thủy sản đúng quy hoạch. Hình
thành 76 ban quản lý vùng nuôi tôm biển, tăng cường kiểm tra bảo vệ môi trường,
kiểm soát chất lượng con giống. Tổng diện tích thả nuôi thủy sản đạt 20.712 ha
(nghị quyết 16.000 ha). Trong đó thâm canh và bán thâm canh đạt 8.266 ha (nghị
quyết 3.800 ha). Sản lượng nuôi đạt 62.000 tấn (nghị quyết 50.000 tấn).
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết có nhiều biến động, dịch bệnh xảy ra suốt vụ gây
thiệt hại với tổng diện tích 940 ha (tôm thẻ là 732 ha). Để hạn chế dịch bệnh lây lan
huyện đã cấp phát 37,7 tấn chlorine cho 297 hộ dân nuôi tôm biển bị nhiểm đốm
trắng và hoại tử gan tụy với diện tích 140 ha để xử lý theo quy định
7
Bảng 2.2 Tình hình thả nuôi và diện tích thiệt hại tôm biển năm 2014 ở huyện
Bình Đại- Bến Tre
Xã
Dt thiệt hại
Sú
Sú
Long Định
Long Hòa
Phú Thuận
Thới Lai
V.Q.Đông
Phú Vang
Lộc Thuận
Phú Long
Định
Trung
Bình Thới
Tổng Tổng dt
dt thả
thiệt
hại
Thẻ giống
1,94
0,00
0,15
0,77
0,15
Dt thả giống
0,22
4,2
45,4
192,5
4
348,7
B.Thắng
30,7
Thị Trấn
43,2
Đ.H.Lộc
485,8
Thạnh trị
113,1
Th. Phước
82,5
Thừa Đức
2,0
Th.Thuận
Tổng cộng 1348,4
Thẻ
1,94
0,77
1,12
82,00
21,74
146,00
74,10
233,20
1176,9
4,20
46,16
837,70
2,50
0,22
0,25
8,70
5,80
62,00
20,80
24,60
203,7
4
36,1
168,52
2,00 32,88
218,80
6,10 57,40
500,60 113,7 177,2
454,00 27,70
80,4
345,50 20,40 73,35
47,70
1,00
4,45
9,70
4320,3 234,0 787,8
1,12
82,0
21,96
150,2
74,1
278,6
1369,
4
1186,
4
199,2
262,0
986,4
567,1
428,0
49,7
9,7
5669
Tổng dt thu
hoach
Sú
Thẻ
0,85
0,3
0,25
8,70
6,02
62,00
20,80
28,80
249,90
18,3
34,7
0,5
35,6
13,5
54,1
33,6
153,7
465,1
38,60
213,4
703,8
34,88
63,50
290,90
108,10
93,75
5,45
0,00
1011,8
8,7
17,7
95,6
36,2
41,0
89,8
82,6
290,5
284,1
196,1
23,1
4,1
465,6 2.431,4
(Nguồn Phòng Nông Nghiệp huyện Bình Đại-Bến Tre, 2014)
2.2 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.2.1 Đặc điểm sinh thái, dinh dưỡng và tập tính sống
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt
mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cở phù hợp từ mùn
bã hữu cơ đến các động vật thủy sinh. Tôm thường hoạt động nhiều vào ban đêm
còn ban ngày không chủ động bắt mồi. Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo với
nhiệt độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước, lượng thức ăn
cho ăn vào ban ngày chiếm 25-35% ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Hường,
2007). Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn (30-35%), khả năng chuyển hóa
của tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
8
doa động từ 1,1-1,3. Trong điều kiện bình thường lượng cho ăn chỉ bằng 5% thể
trọng tôm (Trần Viết Mỹ, 2009).
Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm chân trắng là 1,2, tùy theo giai đoạn phát triển,
nhu cầu đạm giảm dần theo kích cỡ tăng lên của tôm (Tổng cục Thủy sản, 2013).
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh trung bình đạt 3g/tuần. Trong điều
kiện nuôi thâm canh với mật độ 150 con/m2, kích cỡ thương phẩm của tôm chân
trắng là 20g/con, sau đó giảm tốc độ tăng trưởng còn 1g/tuần (Tổng cục Thủy sản,
2013).
Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC),
nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC. Nhiệt độ tối
ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 - 18g) là 27oC (Trần Công
Khôi, 2012). Ở vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thường sống nơi nền đáy là
bùn, độ sâu khoàng 72m (Đoàn Trần Đạt, 2009). Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt
độ thấp tôm mẩn cảm hơn với các bệnh do virus như virus đốm trắng và hộ chứng
taura. Thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong điều
kiện nuôi phù hợp tôm có khả năng đạt 8-10g trong vòng 60-80 ngày và đạt 35-40g
trong khoảng 180 ngày (Sở NN và PTNT tp.HCM, 2009).
Tôm trưởng thành nhanh trong điều kiện nuôi với môi trường sinh thái phù hợp
tôm có khả năng đạt 8-10g trong 60-80 ngày, hay đạt 35-40g trong khoảng thời
gian 180 ngày. Trong 60 ngày nuôi đầu tôm tăng trưởng nhanh dần về sau thì tăng
trưởng chậm lại (Thái Bá Hồ và ctv., 2004).
Tôm thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1-3
tuần, tôm nhỏ (<3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng
dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15-20g), trung bình 2,5 tuần lột xác 1 lần
(Trần Viết Mỹ, 2009)
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát
triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Nhiệt độ
Tôm sống ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25-32oC vẫn thích nghi được khi
nhiệt độ thay đổi lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003). Tuy nhiên, ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới tôm sẽ phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 25oC và sẽ chết
khi nhiệt đọ thấp hơn 10 hoặc 15oC hoặc cao hơn 35oC (Lê Văn Cát và ctv, 2006).
- Độ mặn
Là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn. Tôm có
khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 - 45‰, thích hợp: 7 - 34‰ và tăng trưởng tốt ở
độ mặn khá thấp 10 - 15‰ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
9
- pH
pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước ao nuôi,
đặc biệt là trong ương ấu trùng tôm thẻ. Khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới quá
trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể tôm, làm ảnh hưởng các yếu tố khác trong ao
như tảo, khí độc. Nước có pH < 4 hay >10 có thể gây chết tôm khoảng pH thích
hợp cho tôm là từ 7-9 ( Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Ban đêm
pH giảm và tăng vào ban ngày khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh. Mức độ dao
động của pH trong ngày phụ thuộc vào độ kiềm tức là khả năng đệm của nước. Khi
pH cao thì NH3 dạng khí sẽ nhiều và ít H2S hơn. Khi pH thấp thì H2S dạng khí
nhiều và ít NH3 dạng khí. Mặc khác, hoạt động ở pH thấp còn có tác dụng làm
giảm tính độc của ammonia đối với tôm nuôi.
- Oxy hòa tan (DO)
Oxy là chất quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước rất
cần thiết đối với sự sống của sinh vật.
Oxy hòa tan thấp (0,0-1,5 mg/l) có thể gây chết tôm tùy thời gian tác động và các
điều kiện khác. Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tôm nên nằm trong khoảng
giữa 3,5 mg/l đến bão hòa. Oxy hòa tan quá bảo hòa)cũng gây nguy hiểm cho tôm.
Môi trường phải có oxy hòa tan >3mg/l dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung
ven bờ và nổi đầu chết sau vài giờ. Nếu lượng oxy vượt quá mức bão hòa cũng gây
tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn cản trở
lưu thông máu). Ở nồng độ oxy nhỏ hơn 4 mg/l tôm vẫn bắt mồi bình thường
nhưng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả (Nguyễn Đình Trung, 2004).
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt
Nam
a) Thuận lợi
Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn sinh trưởng nhanh và đạt sản lượng cao.
Tôm thành thục sau 6-7 tháng, tôm đực thành thục trên 20g/con, tôm cái trên
28g/con. Sức sinh sản là 100-140 nghìn trứng với tôm cái cỡ 30-35g hoặc 150-200
nghìn trứng với tôm cái cỡ 40-45g. Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh có
thể đạt 3g/tuần. Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ 150 con/m2. Tại châu
Á, tôm được nuôi thương phẩm bằng ao đất. Thái Lan và Inđônêxia nuôi thâm canh
với mật độ 60-150 con/m2 đạt tốc độ tăng trưởng 1-1,5g/tuần, tỷ lệ sống đạt 8090% (trong khi tốc độ tăng trưởng của tôm sú chỉ là 1-1,2g/tuần và tỷ lệ sống chỉ
khoảng 45-54% ).Philippin nuôi thâm canh với mật độ cao hơn 100-200con/m2, hệ
số thức ăn 1,3-1,5, tỷ lệ sống đạt 65-85%, năng suất đạt 7-12 tấn/ha/vụ sau 90-120
ngày nuôi, tôm chân trắng chịu được sự biến động độ mặn cao
10
b) Khó khăn
Nhược điểm lớn nhất của tôm thẻ chân trắng là mắc phải nhiều loại dịch bệnh nhất
đặc biệt là hội chứng taura. Các tỉnh ĐBSCL lại phải nhập con giống từ các tỉnh
miền trung nên khó kiểm soát làm cho kết quả nuôi không ổn định, chất lượng con
giống chưa tốt. Theo FAO (2004) thì khi tôm thẻ chân trắng đạt trọng lượng trên
20g thì mức tăng trưởng chậm lại nên cở tôm lớn thu hoạch thấp, người nuôi phải
có kỹ thuật tốt để quản lí tốt ao nuôi và hạn chế rủi ro, giống như tôm thẻ chân
trắng nhạy cảm với nhiều bệnh như : hội chứng taura (TSV), đốm trắng (WSSV),
đầu vàng (YHV), hoại tử tế bào máu (IHHNV), tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV
tốt hơn. Khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lớn với các nước có sản
lượng tôm lớn như Thái lan, Trung Quốc.
2.2.4 Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng
Virus gây bệnh đốm trắng (White Spot Disease-WSSV)
Bệnh đốm trắng xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên vào năm 1992 tại
Trung Quốc và nhanh chóng bùng phát lây lan sang các nước lân cận như: Đài
loan, Nhật bản, và trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn châu Á và châu Mỹ.
Khi có dấu hiệu sức khoẻ tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm
phát bệnh trong vòng từ 3-10 ngày tỷ lệ tôm chết cao lên đến 100%. Bệnh thường
xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ
xuất hiện.
Virus gây bệnh đầu vàng ( Yellow- head virus-YHV)
Bệnh đầu vàng được xác định lần đầu tiên trên tôm thẻ chân trắng vào năm 1991 tại
Thái Lan và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Á. Bệnh gây tỷ lệ chết cao có
thể lên đến 100% sau 3-5 ngày nhiễm bệnh. Tác nhân gây bệnh là do phức hợp
virus gây bệnh đầu vàng và virus gây hội chứng liên quan đến mang. Khi tôm
nhiễm bệnh đầu vàng kiểm tra tiêu bản máu thấy có dấu hiệu bất thường: Nhân tế
bào hồng cầu thoái hoá kết đặc lại hoặc bị phá huỷ phân mảnh. Kiểm tra mô bệnh
học tế bào có hiện tượng hoại tử ở nhiều cơ quan và xuất hiện các thể vùi trong tế
bào chất, nhân thoái hoá kết đặc và phân mảnh của nhiều tế bào khác nhau: hệ bạch
huyết (Lymphoid), tế bào mang, tế bào kẽ gan tụy, tế bào biểu bì ruột.
Bệnh đuôi đỏ - Hội chứng Virus Taura (Taura Syndrom Virus- TSV)
TSV lần đầu tiên phát hiện tại Ecuador vào năm 1992 đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nghề nuôi thủy sản mà đặc biệt là tôm thẻ chân trắng . Cơ chế lan truyền
TSV vẫn chưa được làm rõ mặc dù theo lý thuyết thì quá trình truyền bệnh là do
lây nhiễm từ tôm mẹ và ấu trùng mang mầm bệnh.TVS gây nguy hiểm cho tôm thẻ
chân trắng P.vannamei và một số loài khác như P. monodon, P.japonicus,
P.chinensis cũng được tiến hành tiêm virus và cho kết quả một số tôm phát triển
11
bệnh và mang mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên một số lại kháng
lại được bệnh (Lightner, 1996; Brock,1997 và Overstreet, 1997).
Bệnh nhiễm trùng Virus dưới da và hoại tử (Infectious Hypodermal and
Haematopoietic Necrosis Virus- IHHNV)
IHHNV lần đầu được phát hiện trên tôm P.Litopenaeus vannamei và P.Litopenaeus
stylirostris ở Hawai vào năm 1981 (Linghtner, 2002). Bệnh xuất hiện trên tôm thẻ
chân trắng khoảng 20-30 ngày sau khi thả giống. Tôm chân trắng (P.Litopenaeus
vannamei) thể hiện hội chứng dị hình còi cọc, chủy biến dạng, râu quăn queo, vỏ
kitin xù xì hoặc biến dạng. Tỷ lệ chết thường từ 10-30%.
Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Virus – IMNV) ở tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng được ghi nhận là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây tỉ lệ
chết cao ở loài tôm này. IMNV thường gây tỉ lệ chết cho tôm thẻ chân trắng trong
khoảng từ 40 cho đến 70% quần đàn. Tuy nhiên, trong các vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng có xảy ra dịch bệnh thì tỉ lệ chết do IMNV có thể lên đến 100%. Ở giai đoạn
cấp tính, tôm bệnh hoại tử cơ thường có các dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng và
cơ đuôi trắng đục, do vậy có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ
này. Trong một số trường hợp, cơ quan lympho trương to lên gấp 2-4 lần kích
thước bình thường. Bệnh hoại tử cơ với tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào
sau các thời điểm hay các hoạt động có thể gây sốc cho tôm ví dụ chài tôm, độ mặn
hay nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.
Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn ấu niên, tiền trưởng thành là thường nhạy cảm nhất
với IMNV. Trong đó, cơ quan đích của IMNV được ghi nhận là cơ vân, mô liên
kết, tế bào máu, và cơ quan bạch huyết. Trường hợp tôm nhiễm IMNV mãn tính,
cơ quan bạch huyết được ưu tiên dùng để phân lập IMNV.
12
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 3/2015 đến 6/2015
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành khảo sát 30 nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các xã Thạnh Trị (8
hộ), Định Trung (8 hộ), Bình Thới (14 hộ) của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Đại-Bến Tre
13
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan như Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, Chi cục Thủy sản, phòng Nông nghiệp, các báo cáo thủy sản và nông
nghiệp của địa phương.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh ở các xã Thạnh Trị, Định Trung, Bình Thới của Bình Đại bằng
phiếu phỏng vấn đã soạn (Phụ lục).
3.2.3 Thông tin cần thu thập từ các hộ nuôi
- Thông tin chung: Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, năm kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn, trình độ học vấn, mô hình nuôi.
- Thông tin thiết kế và xây dựng công trình: Diện tích nuôi, cách cải tạo ao, hóa
chất cải tạo, liều lượng, độ sâu, thời gian thay nước, chi phí xây dựng.
- Thông tin về con giống: Số vụ thả nuôi/năm, nguồn giống, kiểm tra con giống,
phương pháp kiểm tra, kích cỡ thả nuôi, thời gian thả, giá con giống thả nuôi, mật
độ thả.
- Thông tin thức ăn và phương pháp cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, số lần
cho ăn/ngày, cách cho ăn, quản lý sàn ăn, hệ số FCR.
- Thông tin về chăm sóc và quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng
vôi, hóa chất xử lý ao, xử lý nước đầu vào, xử lý bệnh, các bệnh thường gặp, cách
phòng trị.
- Thông tin thu hoạch: Thời gian nuôi, cách thu hoạch (thu toàn bộ, thu tỉa), kích cỡ
thu hoạch (con/kg), năng suất (kg/ha/vụ), tỷ lệ sống, giá thành trung bình
(đồng/kg), thị trường sản phẩm đầu ra, mức độ rủi ro trong 5 năm qua.
- Hoạch toán kinh tế: lao động, thức ăn, thuốc, hóa chất, con giống, công trình, cải
tạo, bơm nước, máy móc, khấu hao, tỷ xuất lợi nhuận, tỷ lệ phần trăm, tổng thu,
tổng chi.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Theo Lê Xuân Sinh, 2010. Các bước phân tích các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất của nông hộ
- Chi phí sản xuất nông hộ (chi phí cải tạo, chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi
phí hóa chất, chi phí lao động, chi phí trang thiết bị).
14
+ Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ
dùng để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tôm thẻ chân trắng trong vụ nuôi. Được
viết dưới dạng công thức:
TC Xi in 1Qi * Pi
(3.1)
Trong đó:
Xi: Chi phí các khoản mục đầu tư vào i.
Qi: Số lượng đơn vị đầu tư vào i được sử dụng.
Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i.
Tổng chi phí được chia làm 2 phần riêng biệt theo loại hình chi phí ở dạng sau:
TC = TFC + TVC
(3.2)
Trong đó:
TFC: Chi phí cố định
TVC: Chi phí biến đổi
+ Chi phí cố định (TFC) là những chi phí không thay đổi theo số lượng hay khối
lượng sản phẩm làm ra (trong ngắn hạn): Khấu hao; bảo hiểm; sữa chữa máy móc,
trang thiết bị.
TFC = AFC * Q
(3.3)
Trong đó:
AFC: Chi phí cố định bình quân.
Q: Sản lượng.
+ Chi phí biến đổi (TVC) được tính trực tiếp cho từng đợt hay từng chu kỳ sản
xuất, chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm làm ra gồm: vốn hoạt động và chi phí
cơ hội của vốn hoạt động.
TVC = AVC * Q
(3.4)
Trong đó:
AVC: Chi phí biến đổi bình quân.
Q: Sản lượng.
Phân tích tổng thu nhập từ nông hộ
- Tổng thu nhập (TR) của nông hộ là tổng thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng
được tính như sau:
15
TR = Qi * Pi
(3.5)
Trong đó:
i: Là sản phẩm i.
Qi: Sản lượng của sản phẩm i.
Pi: Đơn giá bán của sản phẩm i
Phân tích lợi nhuận từ nông hộ
- Lợi nhuận (PR) là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí và thuế.
Lợi nhuận được tính như sau:
PR = TR – TC
(3.6)
Trong đó:
TR: Tổng thu nhập.
TC: Tổng chi phí.
Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của nông hộ
- Phân tích khía cạnh kinh tế:
Hiệu quả chi phí =
Tỷ suất lợi nhuận =
Tỷ lệ hộ lãi =
TR
TC
(Lần/ha/vụ)
LN
CP
(Lần/ha/vụ)
SHL
(%)
TSHN
(3.7)
(3.8)
(3.9)
Trong đó:
TR: Tổng thu nhập.
TC: Tổng chi phí.
LN: Lợi nhuận
CP: Chi phí
SHL: Số hộ lãi
TSHN: Tổng số hộ nuôi
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra, bổ sung điều chỉnh trước khi nhập
vào máy vi tính để tính toán. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu
đã thu nhận được qua phiếu điều tra, dùng hàm phân phối và hệ số biến thiên.
16
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin kỹ thuật
4.1.1 Tuổi và giới tính
Qua kết quả điều tra từ 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Bình Đại- Bến Tre
cho thấy hầu hết các hộ nuôi đều là nam và có độ tuổi trung bình 42,8±13,8 tuổi,
chủ hộ nuôi có độ tuổi cao nhất là 73 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi. Kết quả khảo sát
cho thấy độ tuổi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 xã Bình Thới (46,2±12,8)
và xã Thạnh Trị (46,3±18,1) là cao nhất, thấp nhất là xã Định Trung (35,1±8,27).
Bảng 4.1 Độ tuổi và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm ở các xã ở huyện Bình Đại –
Bến Tre
Xã
Định Trung
Bình Thới
Thạnh Trị
Tuổi (TB±ĐLC)
35,1±8,27
46,2±12,8
46,3±18,1
Năm kinh Nghiệm(TB±ĐLC)
3,7±0,7
5±1
3,5±1
Qua bảng 4.2 cho thấy độ tuổi tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là từ
30-45 tuổi chiếm 57% người nuôi trên địa bàn khảo sát. Nghề nuôi tôm là nghề đòi
hỏi phải cần cù chịu khó và cần phải có một kinh nghiệm nhất định về nghề nuôi, ở
độ tuổi 30-45 là độ tuổi ham học hỏi dám nghĩ dám làm có khả năng quyết đoán,
đương đầu với rủi ro, có nhiều kinh nghiệm nuôi biết bố trí hợp lí và đặc biệt là có
sức khỏe tốt nhất vì thế đạt năng suất (6,89±2,90 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận
(506.2±431.2 triệu đồng/ha/vụ) cao. Ở độ tuổi trên 45 tuổi cũng chiếm một phần
không nhỏ (28,7%) vì ở độ tuổi trên 45 người nuôi có nhiều kinh nghiệm nuôi biết
nuôi với diện tích và mật độ phù hợp đem lại năng suất (6,06±2,45 tấn/ha/vụ) và lợi
nhuận (467.9±373.9 triệu đồng/ha/vụ) cao. Riêng ở độ tuổi dưới 30 chiếm (14,3%)
thì chưa có kinh nghiệm nhiều trong nghề chỉ nuôi theo phong trào không qua tập
huấn một số hộ nuôi thì do thất bại từ tôm sú chuyển sang nuôi thẻ, một phần là chỉ
nuôi theo xu hướng thị trường vì thế lợi nhuận mang lại chưa cao.
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhóm tuổi của nông hộ nuôi tôm thẻ ở huyện Bình Đại – Bến
Tre
Tuổi
Tỷ lệ
kinh
Diện tích
Năng suất
Lợi nhuận
(%)
nghiệm
nuôi (ha)
(tấn/ha/vụ)
(triệu
(năm )
đồng/ha/vụ)
<30
14,3
3,5±0,85
0,23±0,02
5,65±2,88
453.1±379.6
30-45
57
4,38±1,02
0,3±0,14
6,89±2,90
506.2±431.2
>45
28,7
3,86±1,55 0,35±0,17
6,06±2,45
467.9±373.9
17
4.1.2 Năm kinh nghiệm
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng khá mới mẽ với người dân nên kiến thức cũng như
kinh nghiệm về đối tượng nuôi còn thấp chỉ dao động từ 2-6 năm, cao nhất là 6
năm và thấp nhất là 2 năm.
5-6
năm
49%
3-4
năm
33%
7
6
Năm kinh nghiệm
…..
2 năm
18%
5
4
3
2
1
0
Định Trung
Bình Thới
Thạnh Trị
Hình 4.1 Phần trăm số năm kinh Hình 4.2 kinh nghiệm nuôi của từng xã
nghiệm của nông hộ
khảo sát
Kết quả khảo sát 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thì số năm kinh nghiệm từ 5-6 năm
là chiếm tỷ lệ nhiều nhất (49%), tập trung ở độ tuổi lao động trung bình là (42±16,4
tuổi), mang lại lợi nhuận cao (550,4±421,2 triệu đồng/ha/vụ). Tiếp đến là 3-4 năm
chiếm 33% và thấp nhất là 2 năm chiếm 18%, đều này nói lên từ khi cho phép quy
hoạch vùng nuôi trên địa bàn huyện thì một số xã đã chuyển đổi mô hình nuôi sang
nuôi tôm thẻ chân trắng. Qua khảo sát 3 xã cho thấy số nông hộ có kinh nghiệm
nuôi cao nhất là ở xã Bình Thới (5±1 năm) và thấp nhất là ở xã Thạnh Trị (3,5±1
năm), đa số các hộ nuôi trong huyện đều là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nuôi
theo phong trào nên số năm kinh nghiệm của hộ nuôi ở các xã ít có sự chênh lệch.
4.1.3 Trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
- Trình độ chuyên môn
Tôm thẻ chân trắng còn là đối tượng nuôi khá mới so với vùng, từ khi quy hoach
vùng nuôi năm 2008 huyện đã bắt đầu triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng trong
huyện nhưng qua khảo sát cho thấy đa phần những hộ nuôi ở đây đều nuôi theo
kinh nghiệm sẳn có từ khi nuôi tôm sú chiếm 60,4% và nuôi theo sự hướng dẫn của
nhân viên các công ty thuốc hóa chất, thức ăn, nuôi theo tập huấn của cán bộ địa
phương chiếm 36%. Trình độ trung cấp thì chỉ có một hộ chiếm 3,6%.
18
Bảng 4.3 Trình độ chuyên môn của nông hộ
Năng suất
Lợi nhuận
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%)
(tấn/ha/vụ)
(triệu/ha/vụ)
Kinh nghiệm
60,4
6,0±2,8
359.5±388.5
Trung cấp
3,6
8,0±0
386.0±0
Tập huấn
36
7,2±2,6
715.1±331.3
Qua kết quả phân tích được thì trình độ chuyên môn ảnh hưởng rất nhiều tới năng
suất và lợi nhuận. Từ bảng 4.3 có thể thấy số hộ nuôi theo kinh nghiệm thì năng
suất (6,0±2,8 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận (359.5±388.5 triệu đồng/ha/vụ) thấp hơn so
với những hộ nuôi theo tập huấn (7,2±2,6 tấn/ha/vụ) và trình độ trung cấp (8,0±0
tấn/ha/vụ), vì những hộ đó đã được cán bộ địa phương hướng dẫn cách nuôi, đồng
thời tìm hiểu thêm về những ưu khuyết điểm của đối tượng nuôi giúp cho người
nuôi nắm bắt được phương pháp nuôi tránh trường hợp nuôi theo và chạy đua với
lợi nhuận.
- Trình độ học vấn
Qua kết quả khảo sát cho thấy những nông hộ trên địa bàn khảo sát thì trình độ học
vấn không cao, chỉ tập trung ở mức trung bình là trình độ cấp 2 chiếm (68%), trình
độ cấp 1 chiếm (25%) và thấp nhất là trình độ cấp 3 (7%).
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của nông hộ
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Tỷ lệ (%)
25
68
7
Tuổi (TB±ĐLC)
62,7±8,9
35,6±6,5
33,5±3,5
Năng suất (tấn/ha/vụ)
6,60±4,29
6,40±2,19
6,75±1,77
Trong trường hợp này theo kết quả khảo sát thì những nông hộ chỉ ở trình độ cấp
một nhưng năng suất lại cao hơn những nông hộ cấp 2 và cấp 3, đa phần là do
những hộ có trình độ thấp (cấp 1) thì lại lớn tuổi hơn (62,7±8,9 tuổi) vì vậy mà
kinh nghiệm nuôi của họ phong phú hơn nên đạt năng suất (6,60±4,29 tấn/ha/vụ)
cao hơn.
4.1.4 Thông tin về công trình ao nuôi
- Tổng diện tích nuôi
Tổng diện tích đất sở hữu của nông hộ khảo sát được là từ 0,12-1,15 ha tuy nhiên
nông hộ sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm ao lắng, ao xủ lí nước, ao
nuôi các đối tượng khác còn lại bỏ trống, tuy nhiên các hộ có tổng diện tích đất
nằm trong khoảng từ 0,2-0,7 ha là chiếm nhiều nhất trong các xã khảo sát (hình
4.5), tổng diện tích nuôi trung bình là 0,48 ± 0,25 ha. Qua hình 4.6 cho thấy tổng
diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở xả Định Trung là cao nhất (0,36±0,15 ha)
tiếp theo là xã Thạnh Trị (0,3±0,1 ha) cuối cùng là xã Bình Thới (0,28±0,17 ha).
19