Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.3 KB, 8 trang )

1
Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Cảnh
ngày hè”- Nguyễn Trãi
I/ TÁC GIẢ
- Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi
Ngại( Chí Linh, Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình
có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học hun đúc, kết
tinh những phẩm chất, tài năng cho một nhân tài vĩ đại của đất
nước: đại thi hào, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Năm
1980, ông được UNESCO trao tặng danh hiệu danh nhân văn
hóa thế giới, là “sứ giả của dân tộc Việt Nam”, là “thành viên
kiệt xuất của cộng đồng loài người”.
- Cuộc đời ông tuy trải qua nhiều biến động nhưng tâm hồn ông
vẫn hướng về nhân dân với một tấm lòng thương yêu cảm
thông sâu sắc. Ông dành tình yêu cao cả và mênh mông của
mình cho thiên nhiên và “dân đen”, “ con đỏ”. Điều đó được
thể hiện đầy cảm xúc và thanh nhã và bài thơ “ Cảnh ngày
hè”- một bức tranh ngày hè đậm đà hương sắc.
II/ TÁC PHẨM
- “ Cảnh ngày hè” là bài số 43 nằm trong mục “ Bảo kính cảnh
giới” ( Gương báu tự răn mình) của tập thơ chữ Nôm “Quốc
âm thi tập” gồm 254 bài của Nguyễn Trãi.
- Bài thơ là sự phá cách của tác giả trên phương diện nghệ thuật
của thể thơ thất ngôn Đường luật và bức tranh mùa hè sinh
động gõ vào mọi giác quan của con người mang đến cho con
người những cảm xúc thi vị đầy chất thơ nhưng cũng ấm áp
tình người đồng trái tim với tác giả “ Dân giàu đủ khắp đòi
phương”.
III/ Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1. Nội dung
- Đặt vấn đề hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:


+ Năm 1427: cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau 20 năm gian khổ đã
toàn thắng, mở ra trời nam thái bình cho nhân dân. Nhà Hậu Lê bắt
tay vào công cuộc xây dựng nước nhà trên nhiều lĩnh vực. Nguyễn
Trãi đã tham gia vào công cuộc xây dựng ấy. Nhưng thế sự an bình
chỉ kéo dài được một khoảng thời gian, không lâu sau, mâu thuẫn nội


2
bộ lại diễn ra, sự ghanh ghét, âm mưu hại lẫn nhau là điều khó tránh
khỏi. Vì phẩm chất cương trực, trung thực , thẳng thắn vạch tội bọn
quyền thần mà nhiều lần ông bị họ lập mưu nghi oan, suýt mang họa
vào thân. Đau buồn trước cuộc sống nơi quan trường, năm 1439, ông
xin về ở ẩn tại Côn Sơn, thoát cuộc sống tầm thường, mưu mô về với
cuộc sống an nhàn, tĩnh tại. Có lẽ, bài thơ đã ra đời sau khi ông xin về
ở ẩn.
+ Tại sao không rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ?: (Nói đến vụ án Lệ
Chi Viên). Năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn
Trãi, sau đó sưu tầm lại thơ văn của ông. Đến TK XIX, những tác
phẩm của ông mới được sưu tầm tương đối đầy đủ. Cho nên, theo ý
kiến cá nhân, xét về hoàn cảnh ra đời, những tác phẩm của ông nói
chung và bài “ Cảnh ngày hè” nói riêng thì không xác định rõ được
thời gian chính xác mà chỉ có thể định tính dựa trên lịch sử dân tộc,
nội dung và cảm xúc của tác giả thể hiện qua các tác phẩm.
a. Bức tranh mùa hè sinh động hiện lên cụ thể với sự đa dạng
sắc màu, âm thanh tác động mạnh đến nhiều giác quan của
người đọc tạo ra một cảm giác như người đọc đang chìm tâm
hồn của mình để sống, tận hưởng và quan sát được bức tranh
ấy.(6 câu thơ đầu)
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
- Năm 1418, Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê
Lợi khởi xướng ở Thanh Hóa. 10 năm kháng chiến là 10 năm
chứa đựng biết bao nỗi niễm, khó khăn, nguy hiểm đối với thi
nhân. Nhưng dường như những khó khăn ấy đối với ông là nơi
tu dưỡng nhân cách, phẩm chất, hun đúc một tinh thần vĩ đại
trong bậc đại nhân, đại trí:
“Khó khăn thì mặc có màng bao
Càng khó bao nhiêu chí mới hào”
(Thuật hứng,
XXI)
Sau những năm kháng chiến đối mặt với muôn vàn khó khăn:
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần


3
Khi Khôi Huyện quân không một đội”
Thì giờ đây, cái “nhàn” thân, giây phút hòa mình cùng vẻ tươi tắn của
cuộc sống, đất trời đã về với ông: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”.
“Rồi” là rỗi rãi, ngày trường là “ngày dài”. Toàn câu thơ quả thật đều
nói đến việc nhàn rỗi, thể hiện qua các từ “rồi”, “hóng mát”; “thuở
ngày trường”. Thân có nhàn nhưng thực sự tâm có nhàn không? Cụ
Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy “Một mai, một cuốc, một cần câu”, nhưng
tâm hồn của cụ thật điềm nhiên, thanh tịnh “Thơ thẩn dầu ai vui thú
nào” (Nhàn). Còn cụ Nguyễn Trãi, sống trong hoàn cảnh bị nghi
oan, bọn quyền thần gièm pha, nịnh bợ, liệu rằng cuộc sống của
nhân dân có được an bình, yên vui? Có lẽ đó là nỗi niềm mà cụ canh

cánh mãi trong lòng, khó mà dứt được. Trong nỗi canh cánh đó, bức
tranh thiên nhiên tươi tắn hiện về hòa vào bức tranh lao động khỏe
khoắn, tươi vui có thể là một niềm an ủi lớn đối với cụ:
“ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Ba câu thơ 2,3,4 hiện ra thật tươi tắn, sinh động.
Có bức tranh, cuộc sống nào tràn ngập sắc hương, âm thanh như bức
tranh “làng ngư phủ” này không? Có bức tranh nào tác động mạnh
đến mọi giác quan và cảm xúc của người đọc như bức tranh này
không? Dường như cảnh hiện lên mà ẩn tình nồng thắm, chứa chan thi
vị trong đó. Xuân, hạ, thu, đông: một bức tranh tứ bình của đất trời
tràn ngập hương sắc, mang những nét độc đáo riêng biệt. Nhưng mùa
hạ vẫn là nóng bỏng, rạo rực nhất:
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu, lập lòe đâm bông”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Tuy bức tranh mùa hè “làng ngư phủ” không có ánh trăng lãng mạn
như bức tranh mùa hè của cụ Nguyễn Du nhưng cũng có sắc vẻ rừng
rực của hoa lựu đỏ cháy một khoảnh không gian của đất trời “ Thạch
lựu hiên còn phun thức đỏ”. Trên cái nền cháy rực của mùa hè ấy, lá
hòe xanh rì như đang chen chúc nhau vươn vai trỗi dậy góp phần tô
điểm thêm bức tranh sống động ấy “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”.
Trong sắc xanh của hoa hòe, sắc đỏ của hoa lựu, hương sen thoang
thoảng trong ao mang đến một không khí thật trang nhã và thanh


4

thoát: “ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Dường như, hoa lựu đỏ rực,
hương sen thoang thoảng là những hình ảnh tượng trưng cho mùa hè
đầy sức sống và thi vị. Thi nhân không chỉ vẽ nên bức tranh sự sống
cây cỏ mà còn vẽ nên bức tranh cuộc sống của con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tới đây, quả thực âm thanh thiên nhiên đã hòa vào âm thanh cuộc
sống của con người. Tiếng lao xao của làng chài, tiếng dắng dỏi (inh
ỏi) của ve râm ran được tác giả ngợi ca như tiếng đàn đã khắc vào bức
tranh mùa hè ấy thêm nhộn nhịp nhưng cũng có sự day dứt không
nguôi. Tiếng ve kêu đã não nề mà được so sánh như tiếng đàn lại càng
não nề hơn. Thi nhân không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên mà
còn miêu tả bức tranh cuộc sống làng chài với một tấm lòng trìu
mến, thân thương. Cả hai bức tranh ấy nếu được thi nhân khắc họa
vào lúc “xuất dương”(mặt trời mọc) thì nó sẽ sáng sủa, tươi vui hơn
nhưng thật tiếc thi nhân đã khắc hoạ nó vào lúc “ tịch dương”(mặt trời
sắp lặn) tuy có tươi, có rực rỡ nhưng cũng ẩn chứa một nỗi buồn da
diết tự tận đáy lòng thi nhân mà còn len lỏi vào tâm thức của bao thế
hệ tương lai như nỗi buồn trong hai câu thơ:
“ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
(Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)
Vậy là khung cảnh mùa hè ấy đã gõ mạnh vào thị giác, khứu giác,
thính giác của thi nhân để cho những cảm xúc của thi nhân lan tỏa
theo nhịp sống mùa hè với một tâm hồn yêu thiên nhiên phong phú,
dào dạt.
 từ bức tranh mùa hè ấy, ta có thể thấy rằng tác giả đang quan sát
cảnh vật từ trên cao “lầu tịch dương”. Chính vì thế, mà bức tranh mùa
hè ấy được miêu tả thật tinh tế và hài hòa.
b. Tấm lòng của thi nhân: khát vọng về cuộc sống thái bình,

hạnh phúc cho nhân dân (2 câu cuối)
“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- SGK lớp 10, tập một trang 118: thần thoại Trung Quốc kể rằng
hai triều vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn là hai triều đại lý tưởng,


5
xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc. Riêng vua Ngu Thuấn có
khúc hát Nam Phong, trong đó có câu: “Nam phong chi thì hề khả dĩ
phụ ngô dân chi tài hề” ( Gió Nam thuận thì có thể làm cho dân ta
thêm nhiều của). Phải chăng từ thần thoại đó mà đại thi hào Nguyễn
Trãi luôn ao ước cho nhân dân mình sẽ được một cuộc sống thái
bình, ấm no như thế khi mong ước có được cây đàn của vua Ngu
Thuấn để đàn một khúc Nam phong. Có phải chăng, 2 câu thơ cuối
không chỉ là khát vọng, nguyện ước cao cả của thi nhân mà còn ẩn
chứa sự ca ngợi về 2 triều đại vua Lê:
“ Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc gạo đầy nhà, trâu chẳng buồn ăn”
Sau 20 năm dai dẳng kháng chiến, trận Chi Lăng- Xương Giang kết
thúc với khí thế hào hùng oanh liệt của dân tộc ta:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
(Bình Ngô Đại Cáo)
Tháng 4/ 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Hậu Lê, bắt tay
vào công cuộc xây dựng và khôi phục đất nước trên mọi phương diện,
đặc biệt là trong nông nghiệp tạo mọi điều kiện cho nhân dân có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Vì thế, câu thơ cuối cùng “Dân giàu đủ khắp

đòi phương” lại một lần nữa chứng minh cho tư tưởng nhân nghĩa,
yêu dân trong những sáng tác của Nguyễn Trãi, đồng thời ông không
chỉ ước mơ cho dân “giàu đủ” nhiều phương trong thời đại của ông
mà còn ước ao cho bao thế hệ mai sau của một đất nước mà:
“ Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
2. Nghệ thuật
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Các vấn đề nghệ thuật của bài thơ:


6
- Thanh và luật bằng trắc: Theo quy luật thanh và luật bằng trắc của
thơ Đường, câu thứ nhất chữ thứ hai được viết theo thanh nào thì
thuộc bài thơ luật đó. Do đó “Cảnh ngày hè” là bài thơ luật trắc (chữ
thứ hai câu thứ nhất là thanh trắc “hóng”)
- Niêm: “ là cách sắp xếp các câu thơ dính lại với nhau về nhịp thanh
gây sự liên lạc mật thiết về âm điệu”. Theo quy tắc thơ Đường luật
câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm
câu 7, “ hai câu niêm với nhau là khi chúng cùng một nhịp thanh bằng
trắc. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai của 2 câu thơ cùng
thanh với nhau.
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Bài thơ là sự kết hợp giữa những quy tắc thơ Đường luật và sự phá
cách của thi nhân:
+ Quy tắc
. Bố cục: đề (giới thiệu), thực (giải thích), luận (bàn rộng), kết (cảm
tưởng, thái độ của tác giả - tình). Nói cách khác, bài thơ đã đi đúng bố
cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (6 câu đầu tả cảnh, 2 câu
cuối diễn tình)
. Đối: “Trong một bài thơ Đường luật bát cú, đối được thực hiện ở hai
câu thực(3, 4) và luận(5, 6). Bài thơ đã thể hiện được điều này:
Thạch lựu hiên >< Hồng liên trì
còn phun thức đỏ đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá >< Dắng dỏi cầm ve
làng ngư phủ
lầu tịch dương
. Vần: “ ương” ở “chữ chót câu đầu và các câu chẵn”  vần chân,
độc vận
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ


7
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
. Nhịp: 2/2/3 theo quy tắc thơ Đường luật
“Hòe lục/ đùn đùn/ tán rợp giương”
“ Lao xao/ chợ cá/ làng ngư phủ”
“ Dắng dỏi/ cầm ve/ lầu tịch dương”
+ Sự phá cách, sáng tạo
. Hai câu lục ngôn mở đầu và kết thúc bài thơ là điểm nhấn nghệ thuật
quan trọng và đặc sắc. Đó là câu thất ngôn bị “tỉnh lược” đi một chữ.
. Nhịp thơ: một số câu được ngắt nhịp là 3/ 4, trong khi đó thơ Đường
luật ngắt nhịp 4/3:
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường”
“ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”
“ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”
“ Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Sử dụng các từ láy giàu giá trị biểu cảm và diễn đạt: “đùn đùn” (Đt,
kéo đến rất nhiều); “ lao xao”(Tt, chỉ những âm thanh không đều),
“dắng dỏi”(Tt, tiếng cao lanh lảnh).
- Sử dụng các động từ “giương”, “phun”, “tiễn” diễn tả khéo léo
không chỉ sức sống của cỏ cây mà tiềm tàng sức sống mãnh liệt của
người lao động và tấm lòng khao khát cống hiến sức mình cho quê
hương, đất nước của thi nhân.
- Ba câu thơ 2, 3, 4 đưa sự vật lên trước, sau đó miêu tả sắc thái của sự
vật nhằm làm nổi bật sự vật. Đó là một điểm nghệ thuật đặc sắc. Đồng
thời, thi nhân đưa vào bức tranh ấy ba màu sắc tươi sáng “lục”, “đỏ”,
“hồng” có sự hài hòa, cân đối
“ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
- Toàn bài thơ cô đọng qua từ “ dân” trong câu thơ cuối : “ Dân giàu
đủ khắp đòi phương” thể hiễn tư tưởng nhân nghĩa, thương dân của
đại thi hào. Và đó là “ nhãn tự” của bài thơ.


8
TỔNG KẾT Trong

tập “Việt thi”, Lệ thần Trần Trọng Kim có viết: “
Thơ luật lấy tình và cảnh làm tư liệu, lấy ý và từ làm sự vận dụng.
Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, từ đẹp là thơ hay”. Và bài thơ “ Cảnh ngày
hè” của đại thi hào Nguyễn Trãi đã đạt đến nội dung và nghệ thuật đặc
sắc đó.



×