Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tài liệu truyền thông môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.68 KB, 30 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo

HƯỚNG DẪN
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC KHU VỰC ĐÔNG DÂN NGHÈO
(Tài liệu cho truyền thông viên)

Hà Nội, tháng 10 năm 2007


MỞ ĐẦU
So với thế giới, nước ta là một quốc gia đông dân nghèo. Trên địa bàn cả
nước, người nghèo lại thường không phân bố đều mà tập trung thành những
khu vực có điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội đặc biệt. Đáng chú ý có
hai khu vực chính:
- Khu vực thuần nông lâu đời. Người thì sinh ra mà đất lại càng giảm vì
phải chuyển sang mục đích sử dụng khác nhau. Hoạt động kinh tế thuần nông,
diện tích đất canh tác ít, nền công nghệ nông nghiệp lạc hậu không xóa nổi cái
nghèo ngày càng gia tăng.
- Khu vực nông thôn nghèo ven đô thị hay khu công nghiệp. Đây là vùng
có đặc trưng kinh tế xã hội phức tạp: là nôi cư trú của tầng lớp nghèo dạt từ đô
thị ra và là điểm tạm trú của các lực lượng ngoại tỉnh hoặc di cư từ các vùng
khác đến kiếm việc làm trong khu vực đô thị. Sự đa dạng của cư dân và hoạt
động kinh tế vùng nông thôn ven đô che lấp dần sự thuần phác của nhóm dân
cư bản địa đang ngày càng trở nên ít dần so với dân nhập cư.
Những vấn đề môi trường tại các khu vực đông dân nghèo nói trên là đối
tượng của công tác truyền thông môi trường trong tập tài liệu này. Các khu vực
đông dân nghèo thường giống nhau ở các điểm sau:
- Nước sinh hoạt, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi, hoá chất nông nghiệp
và vệ sinh an toàn thực phẩm là 4 vấn đề nổi cộm và bức xúc nhất. Riêng khu


vực ven đô thị hay khu vực công nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các nguồn thải
phát xả từ các khu vực này.
- Các dịch vụ môi trường công cộng thường chưa vươn tới hoặc chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của các khu vực này. Một phần vì cơ sở hạ tầng cho dịch
vụ công còn chưa đáp ứng tốt cho công tác này, một phần khác là do khả năng
trang trải của một bộ phận dân cư còn thấp.
Trong bối cảnh đó, công tác truyền thông môi trường là một giải pháp
hiệu quả, vì nó góp phần khơi dậy ý thức và nguồn lực cộng đồng cho vấn đề
kiểm soát chất thải và nâng cao năng lực của Hợp phần “kiểm soát ô nhiễm môi
trường tại các khu vực đông dân nghèo” của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Nhằm đáp ứng mục tiêu đó, cuốn tài liệu “Tập huấn truyền thông viên tại các
khu vực đông dân nghèo” được biên soạn. Tài liệu nhằm cung ứng kỹ năng
truyền thông môi trường cho các truyền thông viên về các mặt:
2


- Nhận dạng nhanh các vấn đề môi trường tại các khu vực đông dân
nghèo.
- Kiến thức cơ bản về công tác truyền thông môi trường, các phương
pháp truyền thông môi trường, xây dựng các sản phẩm truyền thông.
- Thiết lập các chương trình/dự án truyền thông môi trường và thực hiện
các chương trình / dự án đó.
Truyền thông môi trường không chỉ là một nhiệm vụ, nó còn là một
nghề. Sự hiểu biết, kỹ năng tác nghiệp là vấn đề cần thiết cho một truyền thông
viên nhưng chưa đủ để thành công, vì truyền thông môi trường còn đòi hỏi ở
ruyền thông viên sự đồng cảm sâu sắc với con người và ngoài ra, là cái duyên
đối vối nghề.
Tất cả ảnh minh họa trong tài liệu này là ảnh dự thi “Ảnh về môi trường”
của nhiều tác giả do Cục Bảo vệ Môi trường cung cấp.
1. TRUYỀN THÔNG VIÊN MÔI TRƯỜNG

Truyền thông viên môi trường chính là “người gửi” thông tin trong hệ
thống truyền thông . Truyền thông viên môi trường hiện nay ở nước ta chưa
phải là một chức danh nghề nghiệp . Trong danh mục bậc công chức chưa có
mã số của truyền thông viên môi trường. Thực chất, truyền thông viên môi
trường vẫn là một lĩnh vực tác nghiệp kiêm nhiệm, hoặc được cơ quan, tổ chức
giao nhiệm vụ thực hiện một chương trình truyền thông, hoặc là làm việc cho
một chương trình truyền thông. Mặc dù vậy, truyền thông viên môi trường là
một công việc có những đặc trưng riêng và những yêu cầu riêng đối với những
người tham gia vào lĩnh vực này.
1.1. Đặc trưng nhiệm vụ truyền thông viên môi trường
- Môi trường là lĩnh vực liên ngành, yêu cầu có hiểu biết rất rộng về các
lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên và xã hội để lý giải, thuyết minh về
môi trường. Vì vậy, truyền thông viên môi trường có thể không hiểu biết sâu,
nhưng phải có hiểu biết đúng về lĩnh vực mà anh ta truyền thông cũng như một
số lĩnh vực gần gũi để có thể đáp ứng tốt các câu hỏi nảy sinh từ cộng đồng.
- Truyền thông là lĩnh vực làm việc với công chúng để thúc đẩy quá trình
thay đổi Nhận thức - Thái độ - Hành vi của công chúng theo hướng tích cực. Vì
vậy, truyền thông viên môi trường là một nghiệp vụ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp
trực tiếp trong các loại truyền thông ngang hoặc truyền thông theo mô hình,
3


hoặc giao tiếp gián tiếp trong loại hình truyền thông dọc. Trong loại hình
truyền thông dọc, các truyền thông viên môi trường khi soạn thảo sản phẩm
truyền thông (một bài báo, một bản tin, một đoạn phim truyền hình...) hoặc đọc
sản phẩm đó trên đài phát thanh hay truyền hình, vẫn phải luôn có ý thức là
mình đang nói với ai, đang viết cho công chúng nào đọc,...Phát thanh viên nói
quá nhanh không thích hợp với khả năng nghe - hiểu của đồng bào dân tộc,
phát thanh viên nói ngôn ngữ địa phương này khó cho công chúng ở địa
phương khác....là những tình huống vẫn đang xảy ra trên thông tin đại chúng

hiện nay.
- Làm việc với cộng đồng yêu cầu truyền thông viên môi trường phải có
một văn hoá ứng xử phù hợp. Có lẽ đặc trưng này khiến cho truyền thông viên
môi trường là một nhiệm vụ khó khăn và cũng đầy hứng thú.
- Để có thể đi vào công chúng, được công chúng chấp nhận và làm theo,
các sản phẩm truyền thông phải đảm bảo cùng lúc 3 đặc trưng: tính văn hoá,
tính dân tộc và tính đại chúng. Sản phẩm truyền thông càng đáp ứng tốt 3 đặc
trưng này càng có sức lan toả trong cộng đồng và có tính thuyết phục cao. Như
vậy, sản phẩm truyền thông không chỉ đáp ứng các yêu cầu về khoa học, hiện
đại và chính trị (đây chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ).
+ Tính văn hoá đòi hỏi các sản phẩm truyền thông phải là sản phẩm Việt
Nam, không vi phạm các chuẩn mực văn hoá của Việt Nam.
+ Tính dân tộc đòi hỏi các phong tục, tập quán tốt, tín ngưỡng của các
dân tộc phải được tôn trọng.
+ Tính đại chúng đòi hỏi sản phẩm truyền thông phải đơn giản, dễ hiểu,
ngắn gọn và chi phí hợp lý.
1.2. Một số yêu cầu đối với truyền thông viên môi trường
Những đặc trưng trên đây của lĩnh vực truyền thông môi trường đã đặt ra
những yêu cầu chặt chẽ mà một truyền thông viên môi trường cần tuân thủ:
- Truyền thông viên môi trường phải có kiến thức đúng và đủ cho công
việc truyền thông. Vì thế, truyền thông viên môi trường cần được đào tạo có
bài bản kết hợp với tự đào tạo tích cực. Kiến thức đúng bao gồm các kiến thức
về môi trường và hiểu biết nghiệp vụ về truyền thông môi trường. Cần đưa
truyền thông môi trường vào chương trình tập huấn công chức của ngành môi

4


trường cũng như chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo cán bộ đại học, cao
đẳng môi trường (có thể là chuyên đề tự chọn).

- Truyền thông viên môi trường phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc
với cộng đồng. Kỹ năng này đòi hỏi những khả năng rất đa dạng.
+ Có khả năng nói đúng tiếng Việt: không nói ngọng, không nói lắp,
không nói dài dòng vòng vo. Biết cách nói năng rõ ràng, chính xác, đơn giản,
vừa đủ và vào lúc thích hợp.
+ Biết cách lắng nghe, tổng hợp các ý kiến của công chúng, biết cách
định hướng các cuộc thảo luận cộng đồng, biết cách gợi mở, động viên những
người nhút nhát để họ phát biểu, biết cách ngắt lời (một cách lịch sự) những
người thích nói dài mà nội dung không có gì đáng chú ý.
+ Biết cách ăn mặc lịch sự nhưng phù hợp với hoàn cảnh truyền thông,
biết cách kiểm soát hành động cá nhân cho phù hợp nhiệm vụ.
+ Chịu khó và kiên nhẫn, đặc biệt khi tiếp xúc với những người quá
khích hoặc ngược lại, ngại thể hiện trước công luận, đám đông.
+ Khiêm tốn, vì truyền thông là chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chứ không
phải là việc đi dạy công chúng. Học hỏi cộng đồng cũng là một yêu cầu quan
trọng đối với truyền thông viên môi trường.
+ Biết cách xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp với đối tượng
truyền thông (về trình độ học vấn, ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn hoá,
nghề nghiệp, quĩ thời gian...) và với chi phí hợp lý.
- Truyền thông viên môi trường là người trực tiếp làm việc với công
chúng. Để làm việc với công chúng có hiệu quả, truyền thông viên môi trường
phải biết cách làm công tác dân vận - “Dân vận khéo” thì dân sẽ nghe và làm
theo. Có kỹ năng giao tiếp mới chỉ là một mặt của công tác dân vận; người làm
công tác truyền thông còn phải hòa mình, đi sâu vào quần chúng, phải “ba
cùng” với quần chúng; không chỉ biết nói, biết nghe, biết làm mà còn phải làm
gương cho những người khác.
Không một truyền thông viên môi trường nào ngay từ đầu đã có những
kỹ năng này. Đó là một kho kinh nghiệm chỉ có thể tích luỹ dần dần qua hoạt
động thực tiễn cũng như qua quá trình tự học tập, rèn luyện của bản thân.
- Dù truyền thông viên môi trường với mục tiêu cụ thể gì, truyền thông

viên vẫn luôn là cầu nối giữa chính sách, chủ trương của Đảng và chính quyền
5


với công chúng về lĩnh vực được truyền thông. Vì thế, truyền thông bao giờ
cũng là một kiểu hoạt động chính trị, xã hội. Truyền thông viên môi trường
phải có ý thức chính trị khi tác nghiệp. Muốn vậy, truyền thông viên môi
trường phải có hiểu biết căn bản về hệ thống chính trị pháp luật trong lĩnh vực
môi trường và bản lĩnh chính trị vững vàng. Vững vàng để ứng xử khéo léo và
đúng đắn với mọi tình huống nảy sinh khi tác nghiệp.
1.3. Một số hướng dẫn cụ thể đối với truyền thông viên
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị cho một chương trình truyền thông
- Tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau về cơ sở khoa học về những vấn đề
được truyền thông: đã hiểu đúng và đủ chưa về những vấn đề môi trường đang
được bàn cãi (ví dụ: nguyên nhân xói lở một đoạn bờ biển) cần nắm được các
phương án lý giải và xử lý khác nhau và không nên cực đoan theo phương án
nào.
- Đối tượng truyền thông là ai? (thành phần dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, nghề nghiệp, kinh tế, nhận thức, thái độ, hành
vi,...). Khi chưa rõ cần phải tìm hiểu thêm càng kỹ càng tốt.
- Sản phẩm truyền thông có phù hợp với đối tượng truyền thông không?
(thử đưa sản phẩm này cho một số người để họ đánh giá).
- Kế hoạch truyền thông đã hợp lý và khả thi chưa? Đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt chưa? Kinh phí đã đủ chưa? Cần rà xét kế hoạch được đảm
bảo khả thi và đã được phê duyệt. Cần dự báo các rủi ro và những tình huống
có thể phát sinh khi triển khai kế hoạch truyền thông và lập phương án thích
ứng. Cần đa dạng hoá các sản phẩm truyền thông và cách thức tiến hành.
1.3.2. Giai đoạn thực hiện truyền thông
- Khi chương trình truyền thông bắt đầu khởi phát, phải đi đến cùng và
không thể bỏ dở. Vì vậy, giai đoạn này yêu cầu truyền thông viên môi trường

có tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và khả năng vượt khó, biết thích ứng tích
cực trước các tình huống mới chưa dự tính hết.
- Biết dựa vào cộng đồng - đối tượng truyền thông, thu nhận và phân tích
kỹ các phản hồi từ cộng đồng. Lãnh đạo cộng đồng và những người có uy tín
trong cộng đồng là chỗ dựa của truyền thông viên môi trường, không bao giờ
truyền thông viên môi trường cho phép mình tách rời và độc lập với đối tượng

6


truyền thông. Một mặt vì bản chất của truyền thông môi trường là chia sẻ kinh
nghiệm, mặt khác cộng đồng là nguồn hỗ trợ không thể thiếu nhằm tháo gỡ các
khó khăn nảy sinh khi tiến hành truyền thông.
1.3.3. Giai đoạn sau khi kết thúc truyền thông
- Lập báo cáo đáng giá và gửi báo cáo đến những nơi cần thiết, đặc biệt
là cộng đồng được truyền thông (kèm theo lời cảm ơn về sự giúp đỡ).
- Rút kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân và đề xuất hướng của đợt /
chương trình tiếp theo.
- Chú ý vệ sinh môi trường sau khi tiến hành truyền thông (sau mỗi đợt
trình diễn sân khấu, cắm trại, triển lãm,... thường có nhiều rác thải).
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHANH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ CỘNG ĐỒNG
2.1. Phân tích các dấu hiệu đặc trưng

Bảng 1. Một số dấu hiệu đặc trưng về tài nguyên và môi trường
Các dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

1. Thạch lâm (rừng đá): tập hợp các Xói mòn đất nghiêm trọng, khí hậu khô

đá tảng lộ đầu giống như một khu hạn, phong hoá vật lý mạnh hơn phong
rừng đá
hoá hoá học, thảm thực vật nghèo nàn.
2. Rễ cây nhô lên khỏi mặt đất, cây Xói mòn mạnh do nước, do gió hay do
đứng trên bộ rễ lộ thiên.
sóng
3. Các rãnh sâu trên sườn dốc hướng Xói mòn rãnh - tình trạng xói mòn đất
từ đỉnh xuống chân đồi.
đáng ngại nhất và khó hồi phục nhất do
nước chảy trên bề mặt ở các địa hình dốc
trơ trụi.
4. Suối mới mưa đã đầy, mới nắng Rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề
đã cạn
5. Các bãi lầy thụt trên địa hình cao Có lớp đất đá kém thấm (ví dụ đá sét)
(đồi, núi)
nằm sát mặt đất.
6. Đát feralit vàng - đỏ nhưng không Đất phong hoá từ đá vôi, không chua (pH

7


Các dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

có tập đoàn cây sim mua, hoặc trinh > 5,50) nên không phát triển hệ thực vật
nữ
ưa đất chua.
7. Quần xã thực vật ưa ẩm phát Nước ngầm chất lượng tốt nằm sát mặt
triển: cây lá dong, bưởi, hồng, đất. Nếu có tập đoàn cây dừa thì nước

chuối, ráy, môn, cúc dại.v.v…
ngầm có thể bị nhiễm mặn.
8. Cây lúa đang lên đòng bị cháy Đất ruộng thiếu kali, cây đói kali làm
lá:xuất hiện các vệt khô cháy màu giảm khả năng tạo diệp lục.
nâu - vàng ở mép lá, ngọn lá, lá yếu
hay bị gãy.
9. Lá chuối bị cháy: các vết cháy Đất bị nhiễm phèn .Môi trường đất chua
khô màu nâu-vàng ở mép lá, ngọn làm cho cây không hấp thụ được Mg.
lá, nhất là các lá bánh tẻ.
10. Lá cải bắp, su hào có các đốm Đất trồng trọt thiếu Bo
màu trắng trên khắp mặt lá, tập
trung ở ngọn lá.
11. Tập đoàn cây cói (miền Bắc) Nước có độ mặn khoảng 1% đến 2% (là
hoặc cây dừa nước (miền Nam)
độ mặn thích hợp của 2 loài cây này).
12. Tập đoàn cây cáng lò

Nước ngầm chất lượng tốt nằm sát mặt
đất.

13. Chiều cao của bộ rễ các cây Đó chính là mức cao trung bình nhiều
ngập mặn (sú, vẹt, bần, đước....)
năm của thuỷ triều.
14. Cây ngập mặn (sú, vẹt, mắm....) Biến lấn, vùng đất đang sụt chìm.
mọc sát chân đảo đá
15. Cát biển hiện đại phủ bên trên các Biến lấn, vùng đất đang sụt chìm.
di tích rừng ngập mặn đã bị chết
16. Hang đá vôi ngầm dưới mặt Vùng đất đang sụt chìm
nước (sông, biển)
17. Hàu, hà bám dày trên thân cây Môi trường nước sạch, không sử dụng

của rừng ngập mặn mới trồng
hoá chất bảo vệ thực vật chống hàu hà....
18. Bãi biển xa cửa sông bị phủ bùn Có dòng biển mạnh dọc bờ

8


Các dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

phù sa, nước biển đục, có bèo tây
19. Chợ cá ven biển: đa dạng loài Môi trường ven biển còn sạch, đánh bắt
thuỷ sản, nhưng kích thước nhỏ hơn quá mức.
mức bình thường.
20. Chợ cá ven biển, kích thước các Môi trường biển bị ô nhiễm, đáng bắt quá
loài thuỷ sản nhỏ, số lượng loài ít.
mức.
21. Bùng phát sứa, đặc biệt sứa đỏ

Môi trường biển bị thay đổi đột ngột,
không phù hợp với hoạt động tắm biển.

22. Thuỷ triều đỏ

Nước biển ô nhiễm N, P, bùng phát tảo
độc.

22. Hình dạng cua, ghẹ, ngao, Môi trường biển bị ô nhiễm, thuỷ sản có
hầu...không bình thường.

khả năng gây độc.
23. Cây bị nghiêng về một phía Trượt đất (trên sườn dốc), gió tố thịnh
(rừng say)
hành theo một hướng (nền đất bằng).
25. Đá ong

Nước ngầm tầng nông bị ô nhiễm các kim
loại như Fe, Al, do có độ pH thấp

27. Các rừng trồng (thông, phi lao, Thiếu hụt chất đốt nặng nề, có khả năng
bạch đàn...) bị dọn sạch lá rụng cành bệnh đường ruột trong cộng đồng cao do
gẫy.
uống nước lã.
28. Ao, chuôm nước trong leo lẻo, Thuỷ vực bị axit hoá nặng (pH < 4,5)
không có cá, nghèo hay không có hoặc bị ô nhiễm kim loại nặng trầm trọng.
động vật thuỷ sinh
29. Thuỷ vực nhiều lươn

Thuỷ vực bẩn vừa, nhiều bùn bã hữu cơ

30. Hồ ao có nhiều loài cá, nhất là Thuỷ vực sạch
cá tầng giữa và tầng mặt, nhiều loài
côn trùng sống dưới nước.
31. Cột nhà sàn nhỏ, cong queo

Rừng quanh bản chất lượng kém, chủ yếu
là rừng thứ sinh hay sa van.

33. Nhiều khách du lịch nước ngoài Cộng đồng mở, an ninh tốt, giàu bản sắc
xuất hiện trong cộng đồng.

văn hoá.
9


Các dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

34. Giờ làm việc có nhiều người lớn Tỷ lệ thất nghiệp cao, có vấn đề về trật tự
(thanh niên, trung niên) la cà ở các an toàn xã hội; nghèo đói, kinh tế chậm
quán nước, quán cóc
phát triển.
35. Có công trình tôn giáo lâu năm Cộng đồng có truyền thống văn hoá lâu
(đình, đền, chùa, nhà thờ).
đời, ổn định, gắn kết cao, ít tệ nạn xã hội
36. Nhiều cây gạo giữa cánh đồng, Làng nông nghiệp truyền thống nhiều đời,
rìa làng.
tín ngưỡng dân gian phong phú (cây gạo
được coi là lịch nông nghiệp, là nơi trú ẩn
của linh hồn lang thang)
37. Phụ nữ trắng trẻo, trẻ con bụ ít đói nghèo, vệ sinh môi trường tốt, nước
bẫm
sinh hoạt sạch và phong phú, không khí
trong lành.
38. Họp thôn, xóm chủ yếu là đàn Bất bình đẳng giới trầm trọng, có thể có
ông. Các tiệm ăn buổi chiều tối chủ vấn đề bạo lực trong gia đình.
yếu là đàn ông. Lớp tập huấn cộng
đồng chủ yếu là học viên nam.
39. Bãi rác ven đường


Dấu hiệu sắp đến khu dân cư tập trung

40. Đô thị có nhiều siêu thị lớn Đô thị năng động và phát triển mạnh về
(Supermarket)
kinh tế - xã hội. Bình quân thu nhập trên
đầu người cao. Cộng đồng mở, nhiều yếu
tố quốc tế.
41. Ngấn rêu trên tường nhà, rác rều Khu dân cư thường bị ngập lụt
trên cành cây. Nhà ở có nền rất cao.

10


Bảng 2. Một số dấu hiệu nghèo của một cộng đồng
TT

Dấu hiệu nghèo

Giải thích và phương pháp xác định

1

Trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh
dưỡng

Trẻ em dưới 5 tuổi có vòng bắp tay ở vị trí 1/3 khoảng
cách từ khuỷu tay đến vai nhỏ hơn 13 cm. Có thể cầm
bắp tay các cháu để xác định. Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng
có bề ngoài gầy ốm, bụng ỏng đít beo, da xanh. Xác

định tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng so với số trẻ
cùng tuổi được khảo sát

2

Phụ nữ vất vả

Phụ nữ già trước tuổi, nam tướng (vai to hơn hông),
nước da xấu (vàng, xỉn), gót chân thô và nứt nẻ. Hay
gặp phụ nữ đơn thân, hay goá làm chủ hộ.

3

Nhà tạm

Nhà tạm (tranh tre nứa lá), cửa sơ sài, không đóng hay
khóa khi đi vắng.

4

Vườn tạp

Không có vườn hay vườn tạp, ít giá trị kinh tế.

5

Phụ nữ trong độ
tuổi lao động có
học vấn thấp.


Phụ nữ trong độ tuổi 15 - 55 thường có học vấn thấp
(tiểu học), hay gặp trường hợp mù chữ hoặc tái mù
chữ.

6

Đông con

Nhiều cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên.

7

Chất đốt rẻ tiền,
dễ kiếm

Than tổ ong, cành lá cây, rơm rạ.

8

Đồ gia dụng đơn
giản, rẻ tiền

- Không có các đồ đạc đắt tiền (TV màu, xe máy, nồi
cơm điện, tủ lạnh…), nếu có thường là đồ cũ và ít.
- Quần áo phơi trên dây phơi, bờ rào thường lạc mốt,
có cả đồ vá, rách, cũ nát.

9

Đường giao

thông nội bộ

Không được xây lát, có thể bùn lầy hoặc vũng nước
đọng, ít được bồi bổ tu sửa, hay gặp phân rác trên
đường.

10

Cách sử dụng
điện

Có nhiều hộ không dùng điện hoặc chỉ để thắp sáng
bằng bóng đèn công suất thấp.

11

Trạm y tế

Chủ yếu là thuốc dành cho Bảo hiểm y tế, không có

11


TT

Dấu hiệu nghèo

Giải thích và phương pháp xác định
thuốc thương mại; không phát triển vườn thuốc nam.
Trạm y tế có thể là nhà tạm, không có bác sỹ và/ hoặc

nữ hộ sinh.

12

Nước sinh hoạt

Phải dùng thêm nước sông, hồ, mương, nước giếng đất
không xây; hay gặp cảnh đi lấy nước xa bằng xe đạp,
xe máy.

13

Công trình vệ
sinh (nhà tiêu)

Không có hoặc sơ sài, mùi hôi, ruồi nhặng phát triển.

14

Chợ quê

Hàng hoá ít chủng loại, chủ yếu là hàng gia dụng giá
trị thấp, rẻ tiền. Phần lớn hàng hoá là nông sản, thực
phẩm ở địa phương. Chợ thường họp một buổi.

15

Học sinh THCS
Nhiều học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở (11-14
không đến trường tuổi) bỏ học, nhất là trẻ em gái.

Bảng 3. Một số dầu hiệu của cộng đồng đông dân

STT

Dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

1

Đông trẻ em và người Do đông dân và chật chội, người già và trẻ em
già ở những khu vực hay tụ tập ở khu vực công cộng để nói chuyện
công cộng, quán hàng. hoặc giải trí

2

Nhiều nhà, nhà thường Các ngôi nhà ở các điểm đông dân cư nghèo
nhỏ
thường có kiến trúc giống nhau chỉ khác ở kích
thước. Phần đông là nhà nhỏ.

3

Nhiều ngõ hẹp và dài

4

Khoảng cách giữa các Các căn hộ xây dựng xít nhau, không có
hộ, giữa nhà chính với khoảng cách; công trình phụ (nhà tắm, bếp, hố
công trình phụ rất nhỏ xí) làm sát nhà chính, một số công trình không

có (thường là nhà vệ sinh)

5

Không gian trống rất Các căn hộ không có vườn/sân hoặc vườn/sân
hẹp. Diện tích dành cho rất hẹp. Các diện tích công cộng (sân chơi cho
sinh hoạt công cộng trẻ em, đường giao thông, các cụm cây xanh)

Có nhiều ngõ hẹp (vừa đủ cho 2 xe đạp đi
ngược chiều, thậm chí hẹp hơn)

12


STT

Dấu hiệu

Giải thích dấu hiệu

hẹp hay không có

rất nhỏ hẹp. Nhiều nơi không có diện tích sân
chơi cho thanh thiếu niên.

6

Tường, rào phát triển

Mặc dù đất chật nhưng tường/rào giữa các hộ

gia đình thường được đầu tư xây dựng để
khẳng định chủ quyền.

7

Nhà cửa được xây cất Nhà cửa xuất hiện sát sườn núi dốc, ven bờ
cả ở những nơi không sông, bờ đầm, ở những chỗ lầy thụt, úng ngập,
thuận lợi
gần bãi rác, sát nghĩa địa đang hoạt động, dưới
gầm cầu, dưới đường điện cao thế, sát tường
nhà máy…

2.2 Tìm thông tin từ tài liệu
Báo cáo công tác quý và hàng năm của các phòng Tài nguyên Môi trường
huyện, thị xã, báo cáo hiện trạng môi trường của sở Tài nguyên Môi trường, các
báo cáo khoa học lưu trữ ở sở Khoa học-Công nghệ, tuyển tập báo cáo tại các
hội thảo khoa học của địa phương, thậm chí báo địa phương… là những nguồn
cung cấp thông tin có giá trị về hiện trạng môi trường. Tuy nhiên, những vấn đề
môi trường bức xúc tại các điểm nóng thường dễ được phát hiện từ những nguồn
này hơn là các vấn đề môi trường “mạn tính” của các khu vực đông dân nghèo.
Dù sao truyền thông viên cũng không nên bỏ qua các nguồn này vì ít ra chúng
cũng gợi ý nhiều vấn đề môi trường của các khu vực đông dân nghèo.
2.3 Phỏng vấn bán chính thức
Có nhiều kiểu phỏng vấn để lấy tin: phỏng vấn chính thức, phỏng vấn
không chính thức, phỏng vấn bán chính thức, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn
sâu… Tuy nhiên, phỏng vấn bán chính thức là kiểu lấy tin phù hợp hơn cả cho
việc hoạch định một dự án truyền thông môi trường. Gọi là “bán chính thức” vì
đề tài phỏng vấn, thời gian, địa điểm đối tượng đều được lựa chọn và thông báo
trước, nhưng câu hỏi cụ thể là do truyền thông viên tự đề xuất trong quá trình
phỏng vấn mà không đưa trước cho đối tượng phỏng vấn chuẩn bị trả lời. Kiểu

phỏng vấn này không gây đột ngột cho đối tượng được phỏng vấn, nhưng cũng

13


không tạo điều kiện để họ “biên tập” câu trả lời để làm sai lạc sự kiện, Một
cuộc phỏng vấn bán chính thức kéo dài không quá một giờ.
Đối tượng phỏng vấn: cán bộ chuyên trách môi trường xã, phường, thị
trấn; cán bộ môi trường của phòng Tài nguyên Môi trường quận huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; trưởng (phó) phòng môi trường và chánh phó trung tâm
Quan trắc môi trường thuộc sở Tài nguyên Môi trường tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương; giám đốc (phó giám đốc) trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi
trường; trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn. Không cần thiết phải phỏng vấn
tất cả các đối tượng nêu trên trừ khi truyền thông viên chưa phát hiện vấn đề
môi trường ở địa bàn truyền thông. Nhóm đối tượng cần phỏng vấn quan trọng
hàng đầu là cán bộ chuyên trách môi trường và trưởng trạm y tế cấp xã.
Trong số các thông tin thu được từ các cuôc phỏng vấn nói trên có thể có
những thông tin không chính xác được gọi là “thông tin nhiễu”. Việc khẳng
định một thông tin nào đó là chính xác cần phải được xác nhận bởi kiểm tra
thực địa, qua quan sát và các dấu hiệu đặc trưng và phỏng vấn không chính
thức người dân.
2.4 Phỏng vấn không chính thức
Đó là một cuộc trò chuyện nhanh với người dân vùng truyền thông mà
truyền thông viên gặp gỡ ngẫu nhiên, không thông báo trước cho đối tượng
được phỏng vấn. Đây là cuộc trò chuyện thân mật, thường 5-10 phút đối với cá
nhân, 15-20 phút đối với nhóm công dân. Mục tiêu cuộc trò chuyện này không
chỉ nhằm xác định các thông tin quan trọng đã biết từ các nguồn khác mà còn
tìm kiếm như thông tin mới dưới cách nhìn của người dân.

14



Những lưu ý khi phỏng vấn
1. Không đi vào phỏng vấn ngay mà cần giới thiệu, làm quen, nói rõ mục tiêu
của phỏng vấn chỉ là phục vụ công tác truyền thông môi trường, tạo không khí
thân mật tin cậy trước khi phỏng vấn.
2. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, không dùng thuật ngữ chuyên môn mà thay
bằng thuật ngữ phổ thông.
3. Nếu người được phỏng vấn không thạo tiếng Kinh, cần có người địa phương
giỏi tiếng dân tộc làm phiên dịch.
4. Áp dụng nguyên tắc “bỏ qua tối ưu” trong phỏng vấn, có nghiã là chỉ hỏi và
biết về vấn đề môi trường cần truyền thông. Những vấn đề khác (tệ nạn, tham
nhũng…) phải bỏ qua vì không thuộc nhiệm vụ của truyền thông viên.
5. Phải thù lao cho các đối tượng phỏng vấn bán chính thức (có quy định của
ngành tài chính), có quà cho trẻ em nếu phỏng vấn không chính thức tại hộ gia
đình. Đừng quên cảm ơn khi kết thúc phỏng vấn. Mời đối tượng phỏng vấn
tham gia vào đợt truyền thông môi trường được tổ chức sau này.
2.5 Phân tích N-T-H (nhận thức - thái đô - hành vi)
Vì mục tiêu của truyền thông môi trường là nâng cao nhận thức, thay đổi
thái độ và hành vi của công chúng theo hướng tích cực, thân thiện với môi
trường, do đó truyền thông viên cần xác định xuất phát điểm của đối tượng
truyền thông về N-T-H và mục tiêu của truyền thông (cũng là N-T-H).
Phân tích N-T-H không phải là phân tích chung chung về môi trường vì
quá rộng và phức tạp, mà phải bám lấy vấn đề môi trường cần truyền thông.
Phương pháp phân tích N-T-H thích hợp nhất là phát phiếu hỏi ý kiến (còn
được gọi là anket).
Một anket cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
• Ngắn gọn, đơn giản, đối tượng có khả năng tự điền vào phiếu mà không
cần có sự hỗ trợ của truyền thông viên. Do đó câu hỏi phải kèm theo
phương án trả lời, người trả lời chỉ phải đánh dấu vào ô thích hợp.

• Phải điều tra cùng lúc N-T-H đối với mỗi câu hỏi, do đó câu hỏi phải
được chia thành 3 mục: a (nhận thức), b (thái độ), c (hành vi)
• Thời gian điền phiếu chỉ khoảng 15 phút, bảng hỏi N-T-H không nên quá
một trang

15


• Do vấn đề môi trường là vấn đề chung nên không cần phải điều tra quá
nhiều đối tượng, thường chỉ cần điều tra 30-50 trường hợp, nhưng cần
chú ý: đối tượng nữ và đối tượng nam cân bằng nhau (50% mỗi giới),
điều tra cả 3 nhóm tuổi: nhóm phụ thuộc trẻ (dưới 15 tuổi), nhóm tuổi lao
động (15-60), nhóm phụ thuộc già (trên 60 tuổi), mỗi nhóm 1/3 số phiếu.
Ví dụ về mẫu anket:
Xã A nằm trong vùng đất phèn tiềm tàng, nước sinh hoạt lấy từ giếng khoan
tay (nước cây). Nước trong nhưng có mùi tanh (do sắt) và múi hơi thum thủm
(do chất hữu cơ). Anket có thể thiết kế các câu hỏi N-T-H như sau: (đề nghị
đánh dấu vào một ô phù hợp)
a. Bà con đánh giá như thế nào về nguồn nước giếng khoan của nhà mình (câu
hỏi nhận thức)
1. Trong, không có vấn đề gì



2. Tanh và thối



3. Không để ý, vì xưa nay vẫn thế




b. Khi dùng nước giếng khoan, bà con thấy thế nào (câu hỏi thái độ)
1. Ai cũng dùng nên không để ý



2. Dùng rất sợ, nhưng không biết phải làm sao 
3. Vùng này có nước trong là tốt rồi



c. Bà con dùng nước giếng khoan như thế nào (câu hỏi hành vi)
1. Dùng bình thường hàng ngày



2. Chỉ để tắm rửa, còn ăn thì dùng nước mưa



3. Lọc qua bể lọc cho hết mùi



Chú ý rằng các câu trả lời a, b, c có thể không tương thích với nhau, vì nhận
thức đúng chưa chắc thái độ đã đúng, thái độ đúng chưa chắc hành vi đã
đúng. Các phiếu anket sau khi được thu về, cần phân tích tỷ lệ phần trăm các
câu trả lời theo từng nhóm N-T-H
• Câu trả lời đúng (theo giới, theo nhóm tuổi)

• Câu trả lời sai (theo giới, theo nhóm tuổi)
• Câu trả lời bàng quan (theo giới, theo nhóm tuổi)
16


3. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Khái niệm về truyền thông môi trường
♦ Quan hệ giữa truyền thông và giáo dục môi trường
Truyền thông và môi trường có một quá trình tương tác hai chiều, giúp
cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với
nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các
chủ đề môi trường có liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm
bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí
chung, từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để bảo vệ môi
trường.
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; và không chỉ tự mình tham gia,
mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả có
tính đại chúng.
Truyền thông môi trường góp phần cùng với giáo dục môi trường chính
khoá và ngoại khoá để:
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường;
- Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề môi trường;
- Xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có
tính bền vững.
Truyền thông môi trường rất đặc biệt vì:
- Môi trường là một hệ thống phức tạp;
- Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường
không thể dễ dàng thấy được ngay;

- Các hành vi gây hại đối với môi trường đã trở thành thường xuyên, thói
quen, tập quán trong xã hội;
- Đối tượng truyền thông là những người có học vấn, chuyên môn, kinh
nghiệm sống, vị trí xã hội,... rất khác biệt nhau.

17




Tại sao cần truyền thông môi trường?

- Các dự án/chương trình môi trường thường đem lại kết quả hạn chế, vì
những sự đổi mới và giải pháp của dự án hay chương trình đưa ra không được
những người có liên quan hiểu rõ và cùng tham gia.
- Những người thực hiện các dự án hay chương trình môi trường thường
nghĩ rằng các sự kiện khoa học và sự quan tâm của họ đến môi trường có sức
thuyết phục. Tuy nhiên, người dân thường nhận thức về vấn đề môi trường
thông qua xúc cảm và giao tiếp xã hội.
- Những xung đột , mâu thuẫn về lợi ích giữa những người trong cuộc
sống không được điều đình, hoà giải với nhau. Cách tiếp cận, đối đầu nhau đã
dẫn đến thông tin một chiều, không quan tâm đến sự hiểu biết và hoàn toàn
không dựa vào cách truyền thông tin hai chiều là hình thức truyền thông hướng
về “cùng chia sẻ” và về các tình huống “đôi bên cùng có lợi”.
- Nhiều cấp ra quyết định không biết cách làm thế nào để lồng ghép một
chiến lược truyền thông vào các dự án về môi trường.
3.2. Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường
Hiện nay, công tác quản lý môi trường đang đứng trước các thách thức to
lớn khi mà các mong muốn hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn
mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các

hoạt động gây ra tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác quản lý môi
trường đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về
môi trường trong các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với
người khác và ngay cả trong bản thân một con người.
Vì vậy, truyền thông môi trường cần phải được xem như một công cụ cơ
bản trong công tác quản lý môi trường nhằm xã hội hoá bảo vệ môi trường. Nó
tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người
trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo
vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không chỉ tự minh tham
gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả
chung của toàn xã hội.
Truyền thông môi trường còn là quá trình tương tác xã hội hai chiều,
giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ
với nhau các thông tin về môi trường có liên quan, và từ đó có khả năng chia sẻ
18


trách nhiệm bảo vệ môi trường - một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý
môi trường.
Tóm lại, truyền thông môi trường có 3 vai trò chính trong công tác quản
lý môi trường:
- Thông tin: thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng
quản lý môi trường và bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống, từ đó lôi cuốn họ
cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động: huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và
cá nhân vào các chương trình, kế hoạch hoá bảo vệ môi trường.
- Thương lượng: thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh
chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
3.3. Các yêu cầu cơ bản của truyền thông môi trường
Ngoài các yêu cầu cơ bản đối với truyền thông, truyền thông môi trường

còn có một số yêu cầu riêng như:
- Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa
phương về bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được
truyền thông.
- Truyền thông môi trường phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược.
Mỗi một chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về
nội dung và mới hơn về hình thức.
- Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá,
trình độ học vấn và kinh tế.
- Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông và môi trường với các
chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của
lực lượng truyền thông môi trường tình nguyện.
3.4. Thông điệp truyền thông môi trường
Thông điệp là ý kiến chỉ đạo hoặc trung tâm của bất kỳ một chiến dịch
truyền thông nào. Nội dung của một chiến dịch truyền thông môi trường phải
được đúc kết thành một số câu đơn giản- đó chính là thông điệp. Khi một chiến

19


dịch truyền thông môi trường đi qua, mọi người có thể quên các sự kiện, nhưng
nhớ các thông điệp.
Một thông điệp phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Được trình bày một câu ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ và gây ấn tượng.
- Mỗi thông điệp chỉ có một ý.
- Thể hiện mục đích chung của chiến dịch truyền thông môi trường.
- Phải cụ thể.
- Sử dụng từ ngữ đúng và hay.
- Động từ ở thể chủ động.

Một vài ví dụ về thông điệp môi trường
1.

Bảo tồn đa dạng sinh học giống như chính sách bảo hiểm con người.

2.

Nước là máu của đất.

3.

Cây xanh là lá phổi của thành phố.

4.

Không đổ dẫu mỡ xuống cống thoát nước.

5.

Bơm căng lốp xe máy giúp bạn tiết kiệm xăng và giảm ô nhiễm
không khí.

6. Khi neo đậu tàu thuyền, thả neo trên đáy cát, xa rạn san hô.

Một chiến dịch truyền thông môi trường không nên có quá nhiều nội
dung. Nếu mỗi nội dung chính được thể hiện thành một thông điệp thì tối đa là
5 thông điệp. Vì nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác định được khả năng
nhớ, hiểu của đại đa số chúng ta cùng một lúc chỉ có 5 ý tưởng mới và tách
biệt.
3.4. Lực lượng tham gia truyền thông môi trường

- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, các ngành là lực
lượng lãnh đạo chủ chốt của các chương trình truyền thông môi trường.
- Các cơ quan thông tin đại chúng, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế. Sự
tham gia của quân đội và công an nhân dân có ý nghĩa rất lớn.
- Các tổ chức phi chính phủ, gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức xã hộin - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân tình nguyện.
20


- Trong điều kiện cho phép, sự tham gia của các lực lượng vũ trang và an
ninh, các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế cũng là những nhân tố quan
trọng.
3.5. Công cụ đánh giá truyền thông môi trường
Cho đến nay, vẫn chưa có công cụ, phương pháp và tiêu chí rõ ràng để
đánh giá hiệu qủa của một chiến dịch hoặc dự án truyền thông. Bởi vì mục tiêu
của truyền thông là tạo lập thói quen và thay đổi hành vi của cộng đồng theo
hướng thân thiện với môi trường. Vì vậy, công cụ đánh giá hiệu quả truyền
thông môi trường phải là một phép đo khách quan, định lượng, rẻ tiền, dễ xác
lập nhằm phản ánh trực tiếp mục tiêu của truyền thông đạt được như thế nào.
Ví dụ: không thể coi 90% hộ nông dân nhận được thông tin về nhà tiêu
hợp vệ sinh là kết quả của truyền thông, vì nó chưa phản ánh việc nông dân sau
khi có thông tin (về nhà tiêu hợp vệ sinh) có thay đổi hành vi thực sự theo
hướng thân thiện với môi trường hay không. Phép đo kết quả của truyền thông
phải là: Sau khi truyền thông, số hộ nông dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã
tăng thêm 20%.
Phát triển một bộ công cụ để đánh giá hiệu quả truyền thông môi trường
là việc hết sức quan trọng để truyền thông môi trường đi đúng hướng và có kết
quả, và là một việc làm hết sức cần thiết trong lĩnh vực truyền thông môi
trường.
3.6. Tổ chức truyền thông và giáo dục môi trường cho cộng đồng

3.6.1. Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ
Giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các cá nhân và nhóm nhỏ cho phép các
cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi. Phương pháp này tỏ ra thích hợp với
việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương, giải thích các vấn đề phức
tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm đối tượng, và đặc biệt hữu hiệu
trong trường hợp đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông môi
trường. Giao tiếp, trao đổi giữa cá nhân có uy tín trong cộng đồng (già làng,
trưởng bản, trưởng họ, sư thầy, linh mục,...) giúp cho việc phân tích các hành
động môi trường và là người tuyền truyền, phổ biến các thông điệp truyền
thông môi trường rất có hiệu quả.

21


3.6.2. Họp cộng đồng - hội thảo
Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ
quan...) thuận lợi cho việc bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng
đồng. Hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc họp thông
thường. Đặc điểm quan trọng là hình thức họp. Hình thức có sự tham gia của
mọi người mang lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác. Trong các cuộc họp hội thảo này, nhà truyền thông môi trường phải giữ thái độ trung lập, cố gắng
khai thác tất cả các ý kiến và phải có phương pháp thu thập ý kiến của những
người ngại phát biểu nhất. Với những người hay nói hay thích nói nhiều, tốt
nhất là tạo cho họ cơ hội trình bày ý kiến theo cách riêng.
3.6.3. Thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh)
có khả năng tiếp cận một phạm vi đối tượng rộng và có uy tín cao trong việc
phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch truyền thông môi trường.
Dưới đây là một số điểm chính.
Trước khi làm việc với các cơ quan thông tin đại chúng, nhà tổ chức
chiến dịch truyền thông môi trường phải xem xét:

- Các thông tin cần lặp lại bao nhiêu lần trong thời gian chiến dịch.
- Tính phù hợp của thông điệp với cộng đồng địa phương (chú ý đến văn
hoá, ngôn ngữ).
- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng nào là phù hợp với nhóm đối
tượng cần tiếp cận, nếu là phương tiện nghe nhìn thì nên phát vào lúc nào trong
ngày.
- Làm sao để các phương tiện thông tin đại chúng chấp nhận phát tin
hoặc thông cáo báo chí của chiến dịch, đặc biệt là bằng tiếng dân tộc ít người
( Ô 2).
Các thông tin đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng phải có hình
thức phù hợp với mục tiêu của phương tiện này. Đó là sự cuốn hút đối tượng
một cách rộng rãi (Ô 3).
3.5.4. Triển lãm
Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các cuộc triển lãm lớn
cho đến các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người. Không nhất thiết
22


phải có nhân viên thuyết minh vì trong nhiều trường hợp, tự thân vật trưng
bàyđã khá dễ hiểu. Cần chú ý những vấn đề sau nếu tổ chức triển lãm:
- Được phép của chính quyền địa phương.
- Lựa chọn chỗ triển lãm thật đắc địa, dễ thu hút đông khách đến xem và
có chỗ gửi xe.
- Vật trưng bày phải phù hợp và có tính hấp dẫn cao.
- Có biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng các vật trưng bày.
- Có người thuyết minh trong những trường hợp cần thiết.
Vật triển lãm có thể là các tranh vẽ, ảnh, panô, các mô hình thu nhỏ,...

Thế nào là một thông cáo báo chí



Một thông cáo báo chí chỉ viết về một hoạt động, một chủ đề hay một
dự án.



Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, nếu bắt buộc phải dùng thuật ngữ thì phải
giải thích rõ.



Nói kỹ về chủ đề thông cáo: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như
thế nào? Để làm gì?



Những thông tin quan trọng nhất của thông cáo phải thể hiện ở một vài
câu đầu tiên đê thu hút công chúng.



Chỉ công bố trên báo chí khi thông tin thực sự là
mối quan tâm của công chúng: một sự kiện mới, quan trọng, có ảnh
hưởng.

Một số hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng


Tổ chức một trang hay một cột báo về môi trường trên các tuần báo,
nhật báo.




Phụ trương môi trường trên các báo địa phương.



Tổ chức giao lưu giữa các nhóm khán - thính giả về môi trường, hoặc
cao hơn - tổ chức các diễn đàn về môi trường của các nhóm công dân
(ví dụ: sinh viên và môi trường,...).
23




Tổ chức trò chơi (ví dụ: chương trình chiếc nón kỳ diệu của VTV3) về
chủ đề môi trường.



Tổ chức biểu diễn ca khúc, nghệ thuật về chủ đề môi trường, đặc biệt là
khi có sự tham gia của các nghệ sĩ có uy tín.



Làm phim ngắn về môi trường.



Quảng cáo môi trường trên truyền hình.


3.6.5. Câu lạc bộ môi trường
Hình thức câu lạc bộ môi trường rất phù hợp với các đối tượng thanh
thiếu niên và các cụ về hưu. Câu lạc bộ Bảo tồn hoặc các Hiệp hội bảo tồn cũng
là những dạng đặc biệt của các câu lạc bộ môi trường. Câu lạc bộ có khả năng
thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào các vấn đề bảo vệ
môi trường rất có hiệu quả. Trong trường hợp bảo tồn các nguồn lợi liên quan
đến cuộc sống của cộng đồng, thì toàn bộ cộng đồng (xóm, xã hoặc hợp tác xã)
cũng rất hứng thú tham gia. Ví dụ: Dự án cộng đồng tham gia bảo vệ rạn san hô
ở Vạn Ninh - Khánh Hoà do tổ chức IMA khởi xướng là một dạng quản lý tình
nguyện về môi trường.
Dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào do địa phương quản lý
Khu bảo tồn biển Rạn Trào nằm trong vịnh Văn Phong thuộc vùng biển
xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Nguồn lợi hải sản tại các rạn
san hô rất phong phú, nhưng do khai thác qúa mức nên đã suy thoái nghiêm
trọng. Với sự giúp đỡ của sở KHCN & MT (cũ) tỉnh Khánh Hoà và Liên minh
sinh vật biển Quốc tế - IMA Việt Nam , khu bảo tồn biển Rạn Trào do địa
phương quản lý đã được thành lập. Phương pháp tiếp cận chính của dự án là
có sự tham gia của cộng đồng, vì cộng đồng và bởi cộng đồng.

3.6.6. Các sự kiện đặc biệt
Ngày trồng cây, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường,
Ngày làm sạch biển, Ngày Môi trường thế giới 5/6, Ngày Trái đất 22/4, chiến
dịch làm cho thế giới sạch hơn... là những sự kiện đặc biệt. Các sự kiện này sẽ
làm tăng thêm nhận thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng đồng về vấn

24


đề liên quan đến sự kiện. Sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của

Trung ương hay địa phương làm tăng tính thuyết phục của hoạt động truyền
thông môi trường.
Tổ chức các sự kiện này cũng giống như tổ chức một ngày hội, cần xem
xét các yếu tố sau đây:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hưởng ứng sự kiện.
- Tìm nguồn kinh phí hỗ trợ.
- Phối hợp với lực lượng đảm bảo trật tự an ninh và lực lượng dịch vụ y
tế, phòng cháy.
- Biện pháp duy trì lòng nhiệt tình tham gia của cộng đồng trong suốt
thời gian tổ chức hưởng ứng sự kiện.
3.6.7. Tổ chức các cuộc thi về môi trường
Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi tuyên truyền
viên, thi ảnh,... tuỳ đối tượng dự thi là người lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn
cho phù hợp. Cần lưu ý rằng, có thi thì phải có giải thưởng.
3.6.8. Các phương tiện truyền thông hỗ trợ
- Áp phích, áo phông, mũ, lịch, dây chìa khoá, đề can, phong bì, đồ chơi
mang thông điệp đơn giản về môi trường. Các vật phẩm này có thể bán để tạo
kinh phí cho chiến dịch truyền thông môi trường, cũng có thể phát không cho
một loại đối tượng.
- Các huy hiệu, đồ lưu niệm mang thông điệp môi trường có thể được
dùng làm quà tặng, giải thưởng cho những người có đóng góp tôt cho chiến
dịch truyền thông môi trường.
- Tượng, phù điêu, tranh tường mang nội dung môi trường có thể được
xây dựng ở những vị trí phù hợp.
3.6.9. Sân khấu hoá
Tổ chức sân khấu đơn giản để trình diễn các tiểu phẩm do công chúng tự
dàn dựng và trình diễn về nội dung môi trường: kịch, chèo, cải lương, ca nhạc,
thời trang, hài,...Cuối mỗi tiểu phẩm phải có một thông điệp về môi trường có
nội dung liên quan. Có thể dùng sân khấu này để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu


25


×