Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Truyền thông Mỹ nản lòng với thị trường Trung Quốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.59 KB, 5 trang )

Truyền thông Mỹ nản lòng với thị trường Trung Quốc

Nguồn: abviet.com
Sau nhiều năm tích cực theo đuổi kế hoạch làm ăn tại Trung Quốc, các công ty
truyền thông Mỹ không thu được mấy thành quả so với công sức họ bỏ ra và họ
đang dần chuyển hướng sang Ấn Độ.

Các giám đốc truyền thông vẫn cho rằng khán giả Trung Quốc dễ chấp nhận
văn hóa phương Tây. Series phim hoạt hình “SpongeBob SquarePants” đã
mang lại thành công lớn tại Trung Quốc. Nhưng rất nhiều công ty lại đau đầu
đối phó với công tác kiểm duyệt, nạn sao chép lậu và những quy định nghiêm
ngặt về đầu tư nước ngoài và bộ máy quan liêu ở nước này.

Trong một vài tuần gần đây, công ty truyền thông và dịch vụ Internet toàn
cầu America Online lần thứ hai đã cho ngừng hoạt động kinh doanh tại
Trung Quốc. Warner Brothers, hãng phim cùng nằm trong tập đoàn truyền
thông Time Warner, năm 2006 đã có kế hoạch khai trương hơn 200 cửa hàng
bán lẻ trên khắp Trung Quốc với một đối tác Trung Quốc. Giờ thì không còn
kế hoạch nào như vậy nữa.

“Không công ty nào có được quy mô hoạt động tươm tất tại đây và dường
như cũng không có doanh nghiệp nào biết cách để đạt được điều đó”, ông
Michael Del Nin, Phó Giám đốc Chiến lược Doanh nghiệp và Toàn cầu cao
cấp của Time Warner nói.

Trung Quốc: Hi vọng rồi thất vọng

Trong nhiều năm qua các giám đốc truyền thông Mỹ đều ca ngợi tiềm năng
thị trường của Trung Quốc và họ ra sức khai thác “mỏ vàng” với lượng dân
số hơn một tỷ người. Sumner M. Redstone, Giám đốc điều hành Viacom và
CBS, đã tiếp đãi các quan chức Trung Quốc tại dinh thự trên đồi Beverly


Hills của mình do đầu bếp nổi tiếng người Úc Wolfgang Puck chuẩn bị.

Nhưng sự thất vọng ngày càng gia tăng. Trong vòng mấy năm gần đây Trung
Quốc đã giới hạn số lượng phim nước ngoài được trình chiếu tại các rạp
chiếu phim ở con số 20.

Đã có lúc các hãng phim nỗ lực để có được sự phê duyệt của nhà chức trách
Trung Quốc như Warner Brothers đã làm năm ngoái với bộ phim “The Dark
Knight” (Hiệp sĩ bóng đêm).

Tháng 11 năm ngoái, Warner trở thành hãng phim đầu tiên tuyên bố hãng
này sẽ sản xuất những bộ phim mới được chấp nhận tại thị trường Trung
Quốc đáp ứng theo nhu cầu giá rẻ để cạnh tranh với các sản phẩm phim sao
chép lậu. Nhưng dự án này vẫn chưa được xúc tiến. Ngay cả khi thực hiện
được thì hãng này cũng chỉ có thể chiếm được một thị phần rất nhỏ tại Trung
Quốc.

Chẳng hạn như, kênh CNN cũng chỉ được phát trong những khách sạn phục
vụ cho khác du lịch là các doanh nhân nước ngoài và trong các đại sứ quán.
Viacom cũng có kênh MTV Trung Quốc nhưng kênh này cũng chỉ phát sóng
tới 14 triệu gia đình tại tỉnh Quảng Đông.

“Dường như Trung Quốc đã bắt lấy khả năng sáng tạo của tất cả mọi người”
- William H. Roedy, Giám đốc kênh MTV quốc tế nói. “Tôi cho rằng mọi
người đều hi vọng quá nhiều và quá sớm. Cần phải kiên nhẫn

Murdoch cũng không "xi nhê" gì

Ông trùm Rupert Murdoch đã tham gia vào cuộc phiêu lưu kéo dài 10 năm
phục vụ lượng khán giả đông đảo của Trung Quốc. Một vài người gọi đó là sự

ám ảnh. Ông trùm đã lấy được một người vợ Trung Quốc nhưng doanh thu
mà ông đạt được lại không đáng là bao.

Vợ ông, bà Wendi Murdoch được trả 100.000 đô la mỗi năm để “đưa ra lời
khuyên chiến lược” cho sự phát triển của mạng xã hội MySpace, một liên
doanh dưới sự điều hành của tập đoàn News Corp., tại Trung Quốc.

Hơn thế nữa các hoạt động của ông trùm Murdoch tại Trung Quốc cũng rất
ít ỏi. Star TV, công ty cung cấp dịch vụ truyền hình cáp châu Á của ông trùm
có các kênh bằng tiếng Trung Quốc nhưng nó lại chỉ chiếm được thị phần rất
nhỏ tại Trung Quốc đại lục. Công ty này đã cắt giảm mạnh số nhân viên làm
việc tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Các công ty truyền thông thậm chí còn gặp rắc rối với các khoản đầu tư tại
Trung Quốc ngay tại nước Mỹ. Yahoo và Google đã bị chỉ trích tại Mỹ vì hợp
tác với các cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc.

Khi Jack Cafferty, phát thanh viên trên kênh CNN, có lời xúc phạm Trung
Quốc năm ngoái khi nói sản phẩm của nước này chỉ là đồ bỏ đi và lãnh đạo
quốc gia này chỉ là những kẻ ngu ngốc. Ngay sau đó tập đoàn Time Warner
phải lên tiếng xin lỗi. Nhưng việc làm đó lại ảnh hưởng đến hành động của
các giám đốc điều hành.

Sự tỉnh ngộ của các giám đốc điều hành về việc nên rời bỏ Trung Quốc đặt
các công ty truyền thông ở vào thế xung đột với rất nhiều ngành khác như
hàng hóa tiêu dùng vẫn đang tìm kiếm quy mô phát triển lớn tại Trung Quốc.

Hãng Nike mới đây cho biết Trung Quốc là khu vực ưu tiên phát triển của
hãng tại châu Á khi doanh thu tại nước này đã tăng 29% trong vòng 9 tháng
đầu năm tài khóa của công ty. Coca-Cola cũng đang có kế hoạch mở rộng

hoạt động tại đây cho dù các nhà chức trách mới ra quy định ngừng hoạt
động của hãng này. Và mặc dù gặp phải khó khăn ở các nước khác nhưng
General Motors vẫn rất mạnh tại Trung Quốc.

Trào lưu ngầm cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Sự tập trung đang hướng ngày càng mạnh vào Ấn Độ, quốc gia với nền kinh
tế tăng trưởng nhanh và Chính phủ đưa ra rất ít những ràng buộc khắt khe
đối với các công ty truyền thông nước ngoài. Vào tháng 3, Hiệp hội điện ảnh
Hoa Kỳ đã lần đầu tiên mở một văn phòng tại thành phố Mumbai, Ấn Độ.

Mới đây công ty truyền hình cáp Turner Broadcasting và hãng phim của
mình là Warner Brothers, thuộc tập đoàn Time Warner, đã thành lập một
kênh tiếng Anh mang tên WB tại Ấn Độ. Turner Broadcasting Systems, một
chi nhánh khác của Time Warner, đã đưa vào hoạt động kênh truyền hình
tiếng Hindi mang tên REAL.

“Chắc chắn chúng tôi đang hướng vào Ấn Độ”, Louise Sams Phó Chủ tịch và
cố vấn của hệ thống các kênh truyền hình cáp Turner nói. “Số lượng các kênh
truyền hình tại Ấn Độ tăng mạnh trong hai năm vừa qua”.

Trong khi đó Viacom đã đầu tư một khoản lớn vào Ấn Độ năm ngoái cùng
với mạng lưới kênh truyền hình Colors. Sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống
truyền hình giải trí hàng đầu tại Ấn Độ trong mấy tuần vừa qua. Chương
trình hàng đầu của mạng lưới truyền hình này là “Balika Vadhu”, một vở
kịch về một cô bé gái lấy chồng khi mới 8 tuổi.

Một chương trình truyền hình nổi tiếng khác là chương trình thực tế thực
hiện tại Ấn Độ với tiền đề giống như của chương trình chò trơi thực tế “Fear
Factor”. Kênh MTV Ấn Độ của hãng Viacom đã thu hút được 30 triệu gia

đình, lớn hơn hai lần so với lượng khán giả của kênh này tại Trung Quốc.

Nhưng các giám đốc điều hành vẫn theo dõi mọi động thái thể hiện sự thay
đổi tại Trung Quốc. Khi “Slumdog Millionaire” (Triệu phú ổ chuột), bộ phim
được quay tại Ấn Độ giành được giải Oscar cho phim hay nhất năm, sự kiện
làm khuấy động cộng đồng phim ảnh Trung Quốc và làm dấy lên hi vọng về
việc Trung Quốc có thể nới lỏng các quy định đối với các hãng phim Mỹ.

“Họ đã xem ‘Slumdog,’ họ muốn có nhiều phim được sản xuất tại Trung
Quốc”, Jeanette Chan, luật sư đại diện cho các hãng phim Mỹ tại châu Á nói.
“Có một trào lưu ngầm, có sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ nhất là
khi họ thấy phim trường Bollywood đang rất thành công".

×