Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

chương 2 3 đại cương cỏ dại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.9 KB, 29 trang )

CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÒNG &
TRỪ CỎ DẠI


2.1. NGUYÊN LÝ PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
2.1.1. Ngăn ngừa nguồn lây lan của cỏ dại
Hạt dễ phát tán
Lẫn với hạt
giống
Nhiều đỉnh sinh
trưởng vô tính
Giữ sức nảy
mầm cao

Dễ xâm nhập vào
đồng ruộng

Ngăn ngừa
nguồn lây lan
của cỏ dại


2.1.2. Ức chế phát triển của cỏ dại
1, Cỏ sinh trưởng 1 năm
Hạt nảy
mầm

Sinh trưởng
sinh dưỡng


Sinh trưởng
sinh thực

Thành thục,
kết hạt

Phôi hạt
chuyển hóa,

Hạt cỏ


2.1.2. Ức chế phát triển của cỏ dại
2, Cỏ sinh trưởng lâu năm
Hạt cỏ

Hạt cỏ

Cq sinh
dưỡng

Cq sinh thực

Hạt nảy
mầm

Tái sinh

Thành thục,
kết hạt


Cq
sinh
dưỡng

Cq sinh
thực


2.1.3. Diệt trừ cỏ dại
Hạt cỏ

Hạt cỏ

Hạt nảy
mầm

Thành thục,
kết hạt

Cq
sinh
dưỡng

Cq sinh
thực


2.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CỎ DẠI
2.2.1 Khái niệm

Phòng ngừa cỏ dại là sử dụng mọi biện pháp để ngăn
chặn không cho cỏ dại xâm nhập vào đồng ruộng
hay lan truyền từ nơi này sang nơi khác, từ vùng
này, quốc gia này sang vùng khác, quốc gia khác.


2.2.2 Biện pháp phòng ngừa cỏ dại
(1)Thông qua con đường hạt giống


Loại bỏ cây cỏ có kết hạt trên ruộng trước khi
thu hoạch hạt giống



Chọn ruộng ươm cây giống sạch cỏ



Loại bỏ hạt cỏ dại trước khi gieo



Kiểm dịch thực vật


(2) Thông qua phân bón, đặc biệt là phân chuồng
-

-


Không dùng cỏ dại sinh sản hũu tính đã kết hạt làm nguyện liệu độn
chuồng chế biến phân bón.
- Không dùng cỏ sinh sản vô tính làm chất độn chuồng nếu phân chuồng
không được ủ trước khi bón.
Ủ phân chuồng trước khi bón: tỷ lệ hạt cỏ mất sức nảy mầm sau khi ủ phân phụ
thuộc vào nhiệt độ và thời gian ủ phân. Thời gian ủ càng lâu thì hạt cỏ càng bị
mất sức nảy mầm.

(3) Thông qua nước tưới
-

Không rửa cỏ vào nước tưới;
- Nuôi cá trong các hệ thống hồ, kênh mương chứa nước tưới
Điều chỉnh tốc độ dòng nước chảy. Nếu trong nước có nhiều hạt cỏ thì phải làm
cho nước chảy chậm lại để hạt cỏ lắng xuống đáy. Làm bể lắng hạt cỏ: bề ngang
bể lớn, nước chảy chậm lại, bể sâu để hạt cỏ lắng xuống đáy.
- Loại bỏ hoặc hạn chế cỏ dại mọc dọc theo các bờ kênh mương


2.3 PHÒNG TRỪ CỎ DẠI BẰNG CÁC
BiỆN PHÁP KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
2.3.1 Ý nghĩa phòng trừ cỏ dại bằng KTNN
- Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp ngoài tác dụng trừ cỏ bảo vệ
cây trồng còn có những tác dụng khác về mặt kỹ thuật tạo môi
trường cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn.
- Trừ cỏ bằng biện pháp kỹ thuật dễ thực hiện, phù hợp với phong
tục tập quán canh tác và kinh nghiệm của nông dân nên có thể
áp dụng ở những vùng sâu, vùng xa mà hiểu biết của nông dân
còn hạn chế.

- Trừ cỏ bằng biện pháp kỹ thuật yêu cầu lao động sống cao nên phù
hợp với các nước đang phát triển, lực lượng lao động nông
nghiệp dồi dào.


2.3.2 Làm đất phòng trừ cỏ dại
(1) Làm đất tiêu diệt cỏ
-

Cày sâu lật đất: đã đưa hạt cỏ xuống tầng đất dưới không đủ điều kiện cho hạt cỏ nảy
mầm. Mầm cỏ sinh sản vô tính khi cày sâu lật đất vùi cỏ xuống trong điều kiện ngập nước
cỏ cũng bị thối.

-

Bừa đất có tác dụng tách cỏ vô tính ra khỏi đất và vơ cỏ ra khỏi ruộng, hạt cỏ nhỏ bị
lọt xuống tầng đất dưới không nảy mầm được. Cỏ sinh sản vô tính bị bao phủ kín bởi bùn
đất, hạn chế, thối chết mầm ngủ làm giảm lượng cỏ dại.

-

Làm đất phơi ải. Đối với cây trồng nước, phơi ải tiêu diệt các loài cỏ ưa nước. Với cây
trồng cạn, phơi ải diệt được cỏ sinh sản vô tính cũng như thân lá cỏ sinh sản hữu tính.

-

Làm đất ở độ vụn thích hợp cũng có tác dụng hạn chế sự nẩy mầm và sinh trưởng
của cỏ dại. Qua thí nghiệm về ảnh hưởng của độ vụn khi làm đất đến cỏ dại cho thấy làm
đất càng tơi số lượng cỏ càng nhiều. Với ruộng nước cũng vậy, khi bừa nhiều lần sẽ tách
hạt cỏ ra khỏi đất, hạt nhỏ nhẹ nổi lên trên sẽ nảy mầm nhanh nếu ta rút nước để gieo vãi.



2.3.2 Làm đất phòng trừ cỏ dại
(2) Làm đất nhử cỏ
Tiến hành làm đất tạo ra lớp đất thuận lợi cho hạt cỏ nảy mầm sau
đó có thể diệt cỏ trước khi gieo trồng bằng nhiều cách.
+ Bừa lại một lần trên lớp đất 2-3 cm
+ Với ruộng nước sau khi bừa xong rút nước để hạt cỏ nảy mầm
rồi tưới ngập hoặc bừa lại để diệt cỏ.
+ Vùng ôn đới làm đất cuối thu để hạt cỏ sau khi nảy mầm sau
gặp tuyết sẽ bị chết.
+ Làm đất bổ sung trong thời kỳ sinh trưởng của cây trồng như
sục bùn, xới xáo, vun luống cũng có tác dụng tích cực trong
trừ cỏ bảo vệ cây trồng.


2.3.3 Luân canh, xen canh, tăng vụ cây trồng

+ Thay đổi điều kiện sống không phù hợp nên cỏ bị
tiêu diệt.
+ Luân canh cây trồng cạn xới xáo nhiều với cây trồng
cạn ít xới xáo làm hạn chế cỏ sinh sản vô tính.
+ Luân canh cây trồng nước với cây trồng cạn là một
hình thức hạn chế cỏ dại cũng như dịch hại hữu hiệu
nhất.
- Đối với cỏ sinh sản hữu tính trong điều kiện ngập nước và đất khô xen kẽ vỏ hạt dễ
bị phân hủy và hạt cỏ nhanh mất sức nẩy mầm sẽ làm giảm số lượng hạt cỏ trong đất.
- Các loài cỏ lâu năm sinh sản vô tính cũng bị tiêu diệt vì trong thời gian ngập
nước phần lớn thân ngầm và thân bò bị phân hủy và mất sức nảy mầm.
- Hạn chế sự nảy mầm của hầu hết các loài cỏ trên ruộng nước trừ nhóm cỏ ưa nước.



2.3.4 Bón phân tiêu diệt cỏ:
- Bón vôi cải tạo đất chua sẽ tiêu diệt các loài cỏ chỉ thị trên đất
chua như lác, rong rêu, bèo tấm.
- Dùng CaCN2 là loại phân cung cấp đạm và canxi cho cây trồng,
sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa phân trong đất là
Ca(OH)2 urê. Nhưng trong quá trình chuyển hóa tạo ra canxi
xianamit axit Ca(HCN)2 và axit xianamit H2CN2 làm chất
nguyên sinh bị kết tủa và làm cháy lá. Tuy nhiên các chất này
cũng gây độc cho cây nên cần xử lý trước khi gieo trồng 10-14
ngày với lượng 1,5-2 tạ/ha.
- Sunphat đồng cung cấp đồng và trừ rong rêu trên ruộng lúa ngập
nước.


2.3.5 Tưới nước phòng trừ cỏ dại
- Dùng nước tưới có thể hạn chế cỏ dại trên ruộng cây trồng
nước
- Tưới một lớp nước ngập thường xuyên hạt cỏ không nảy
mầm được do thiếu ánh sáng và oxy.
- Trên ruộng lúa gieo vãi rút nước cỏ nảy mầm sau đó tưới
ngập kịp thời lúc cỏ vừa nảy mầm cũng sẽ bị chết. Khi cỏ
có 3 lá tưới ngập không có ý nghĩa vì cỏ sẽ ngoi theo nước.
- Tháo cạn nước khi cây lúa sinh trưởng sẽ hạn chế các loài
cỏ ưa nước.


2.3.6 Thông qua khả năng ức chế của cây trồng
- Tạo ra bóng che phủ kịp thời để lấn át cỏ dại, làm cho cỏ dại

không nảy mầm hoặc sinh trưởng chậm và không gây hại
cây trồng.
- Chọn cây trồng thích hợp, sinh trưởng tốt có tán lá cao và
tán lá rộng để cỏ dại không gây ảnh hưởng nhiều.
- Mật độ gieo trồng hợp lý để tán lá mau đạt đến mức hạn
chế ánh sáng, ức chế cỏ dại.
- Gieo trồng khoảng cách hợp lý để có thể áp dụng làm cỏ
bằng cơ giới...



2.3.7. Trừ cỏ bằng biện pháp sinh học
Cùng các biện pháp khác, biện pháp trừ cỏ bằng sinh
học đã được áp dụng từ lâu. Nhưng việc nghiên cứu để có thể
phổ biến và áp dụng hạn chế cỏ dại rất tốt. Trong ruộng lúa có
thả bèo dâu hầu như không có cỏ dại. Chăm sóc cây trồng tốt,
nhanh chóng vượt qua thời kỳ cây non cũng hạn chế được cỏ
dại.
-

Trừ cỏ bằng động vật: Cỏ dại là thức ăn của

nhiều loài động vật. Chăn thả bò, gà tây trên các đồi trồng
cây công nghiệp dài ngày, chúng chỉ ăn cỏ mà không hại
cây trồng. Thả cá trong hồ, kênh mương tưới. Hàng ngày
một con cá có thể ăn một lượng cỏ bằng trọng lượng cơ
thể chúng.
- Trừ cỏ bằng côn trùng, nấm bệnh



+ Một số biện pháp khác
- Che phủ đất
Thiếu ánh sáng cỏ không nảy mầm được hoặc sau khi nảy
mầm nhưng thiếu ánh sáng cho quang hợp khi mới nảy mầm
cũng sẽ bị chết hoặc do tấm phủ cỏ không tiếp xúc được.
- Dùng lửa để trừ cỏ
Lửa được dùng phổ biến khi khai hoang trên đồng có
nhiều cây bụi hoặc trước khi làm đất gieo trồng trong trường
hợp cỏ sinh trưởng mạnh. Biện pháp này cũng có hiệu lực rõ
đối với cỏ sinh sản hữu tính và cỏ sinh sản vô tính thân bò.
Với cỏ sinh sản vô tính thân ngầm thường chỉ diệt được bộ
phận trên mặt đất.




Tóm lại:
Trừ cỏ bằng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp là việc kết hợp trừ
cỏ với những biện pháp kỹ thuật khác nên có tác dụng nhiều
mặt giúp cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đặc
biệt là giữ được tính đa dạng và cân bằng sinh học trong ruộng
cây trồng. Nếu như kết hợp tốt các biện pháp kỹ thuật nông
nghiệp trong phòng trừ cỏ dại sẽ hạn chế được mật độ cũng như
sinh khối cỏ dại dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Và như vậy sẽ đạt
được mục tiêu trong phòng trừ dịch hại tổng hợp nói chung và
cỏ dại nói riêng.
#Phátxítđức chúc các bạn có 1 kì học tập thật tốt và thành công.

Một số chú ý khi sử dụng thuốc trừ cỏ



(1) Lựa chọn loại thuốc trừ cỏ
Tuỳ theo loại cây trồng, thời điểm cần tiêu diệt cỏ dại để lựa chọn
các loại thuốc trừ cỏ phù hợp.
+ Cây trồng cạn hay cây trồng nước,
+ Diệt trừ cỏ dại trước khi gieo trồng hay sau khi gieo trồng (tiền
nảy mầm hay hậu nảy mầm),
+ Diệt cỏ chọn lọc hay diệt cỏ không chọn lọc.


2, Cách sử dụng và phun thuốc trừ cỏ
(i)Sử dụng thuốc trừ cỏ trong quá trình làm đất (trước khi gieo
trồng): phun đều trên bề mặt đất, hoặc thuốc dạng bột bón đều
trên bề mặt hoặc kết hợp làm đất để trộn thuốc vào đất.

(ii) Sử dụng sau khi có cây trồng (trừ cỏ hậu nảy mầm): cần
phun thuốc sao cho tăng khả năng bám của thuốc vào các bộ
phân của cỏ dại, tránh thuốc tiếp xúc nhiều đối với cây trồng.
Đặc biệt chú ý giai đoạn này cần sử dụng các loại thuốc trừ
cỏ có tính chọn lọc để không gây hại đối với cây trồng.


(iii) Tính

toán lượng thuốc cần sử dụng phun

Trong thuốc trừ cỏ thương phẩm bao gồm có 2 loại: chất
tác dụng và chất phụ gia
* Tính toán quy đổi từ thuốc hoạt tính ra thuốc
thương phẩm

Q = (R * 100)/C
Q: lượng thuốc sản xuất dùng cho 1 ha (kg/ha)
R: lượng thuốc dùng cho 1 ha tính bằng kg theo chất tác
dụng
C: tỷ lệ % chất tác dụng trong thuốc thuốc thương phẩm.
Ví dụ: dùng thuốc trừ cỏ 2,4 D cho lúa, R=2kg/ha; C=80%;
Q=(2*100)/80=2,5kg/ha
Lượng thuốc cần phun M cho diện tích S (m2) là: M =
S*Q/10.000


* Tính toán trực tiếp đối với thuốc
thương
phẩm

Hiện nay để đơn giản cho người sử dụng, nhà sản xuất
đã tính toán sẵn các thông số về lượng thuốc tác
dụng và quy đổi sang lượng thuốc thương phẩm cần
phun.
Vd: thuốc trừ cỏ Sofit 400 EC, lượng phun là 20-25
ml/sào, mỗi sào cần phun 3 bình 8 lít, mỗi bình dùng
8 ml thuốc pha với 8 lít nước, trong nắp đậy lọ thuốc
đã vạch sẵn các vạch từ 1 – 10ml.
Đây là cách làm rất hiệu quả khi nông dân sử dụng
bình bơm tay, nếu chúng ta sử dụng máy phun động
cơ DM-9 cần tính lượng thuốc thương phẩm cần
phun như thế nào?



×