Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ GIA KIỆM, THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 13 trang )

Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

267

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO
TẠI XÃ GIA KIỆM, THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI
Lã Văn Kính, Nguyễn Thanh Vân, Lê Phan Dũng,
Đậu Văn Hải, Lê Đình Phùng, Jaap Schröder và Theun Vellinga

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Thông tin thu thập trên 30 trại nuôi lợn bằng bảng câu hỏi chuẩn. Chất thải
của lợn gồm hai loại khác nhau: (i) chất thải rắn (phân lợn) và (ii) hỗn hợp chất thải lỏng, gồm hỗn hợp
của phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Có trên 67% số trại lợn trữ hỗn hợp chất thải lỏng; trong số đó
65% được sử dụng để sản xuất khí sinh học thông qua lên men yếm khí (biogas). Sản phẩm sau lên men
yếm khí được bón cho cây trồng hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Có 35% số trại lợn trữ hỗn hợp chất
thải lỏng trong các hố chứa gần chuồng. Người chăn nuôi chủ động thu gom chất thải rắn với số lượng
bình quân 609 kg phân tươi/trại/ngày. Có 87% lượng phâ n giao dịch thông qua lái và vận chuyển đến
bán cho chủ vườn cây ở địa phương khác. Các chủ trại lợn cho rằng thiếu năng lực xử lý), thiếu năng lực
vận chuyển, không có thông tin về cải tiến quản lý phân, thiếu quan tâm đến việc quản lý chất thải, và
thiếu tiếp cận với các khoản vay là những yếu tố quan trọng nhất ngăn cản việc sử dụng chất thải chăn
nuôi lợn làm phân bón. Các khó khăn về kinh tế -xã hội không thực sự cản trở quyết định sử dụng chất
thải chăn nuôi lợn làm phân bón. Các lý do chính để cải thi ện quản lý chất thải chăn nuôi lợn là do chúng
đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi, chất lượng nước và phát thải mùi đến
khu dân cư

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), mỗi năm, ngành chăn
nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải. Các chất thải này thường xuyên
không được xử lý ổn định; nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm
nghiêm trọng. Hiện cả nước có trên 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và gần 20 nghìn


trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học
(hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10%.
Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà
xả thẳng ra môi trường bên ngoài... Tình trạng trên đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước
ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Theo các chuyên gia
môi trường thì trong hoạt động chăn nuôi, chất thải rắn từ chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng hơn các loại chăn nuôi khác và cần được xử lý dứt điểm và vấn đề này
ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.


268

Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác

Hiện nay Đồng Nai là tỉnh phát triển mạnh về chăn nuôi và đứng đầu cả nước về
phát triển chăn nuôi heo và gà theo phương thức nuôi công nghiệp. Huyện Thống Nhất
lại là huyện phát triển chăn nuôi nhất của tỉnh Đồng Nai, hầu hết các chỉ tiêu bình quân
về chăn nuôi theo đầu người đều vượt trội so với mức bình quân cả nước và của tỉnh.
Mật độ chăn nuôi ở đây rất cao, cụ thể về chỉ tiêu số heo nuôi/số người của Việt Nam là
0,28; của tỉnh Đồng Nai là 0,48; của huyện Thống Nhất là 1,02; riêng xã Gia Kiệm
thuộc huyện Thống Nhất rất cao 2,32. Định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Đồng
Nai cũng đã xác định Thống Nhất là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh về phát
triển chăn nuôi tập trung. Mật độ nuôi heo càng cao thì vấn đề ô nhiễm do chất thải chăn
nuôi càng lớn và trở thành chủ đề nóng không những đối với người chăn nuôi mà còn cả
cho chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư địa phương. Do đó rất cần biết
chính xác hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi heo ở đây để đề ra những giải pháp cần
thiết nhằm cải thiện môi trường chăn nuôi, đó là lý do chúng tôi chọn xã Gia Kiệm để
tiến h ành điều tra này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra chung

Điều tra bao gồm hai phần: (i) điều tra chung và (ii) điều tra chi tiết. Điều tra chung thu
thập các số liệu về ngành nông nghiệp và ngành thống kê huyện Thống Nhất. Điều tra được
thực hiệ n từ tháng 10-12/2013.
Điều tra chi tiết
Điều tra chi tiết được tiến hành trên các trại nuôi heo công nghiệp của hai thôn Võ Dõng
1 và Võ Dõng 3 thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Danh sách 265 trại
nuôi heo của hai thôn được sắp xếp theo qui mô nuôi từ nhỏ đến lớn, sau đó chọn ngẫu
nhiên 30 trại để điều tra chi tiết bắng cách cứ 9 trại chọn một trại, như vậy 30 trại heo chọn
điều tra chi tiết đảm bảo có đủ các qui mô nuôi từ nhỏ đến lớn. Các thông tin về quản lý
chất thải được thiết kế dựa trên các câu trả lời của người chăn nuôi heo cho bảng câu hỏi
chuẩn được thiết kế bởi trường Đại học Wageningen, Hà Lan. Bản questionnaire dự thảo đã
được hỏi thực nghiệm trước trên 4 trại nuôi heo tại huyện Thống Nhất để loại bỏ các câu hỏi
mơ hồ và hạn chế các thiếu sót, sau đó xây dựng thành questionnaire chính thức. Bảng câu
hỏi bao gồm các thông tin về các nguồn lực của hộ (lao động, đất đai, giáo dục của chủ
trang trại), đặc tính của hệ thống canh tác và năng suất chăn nuôi, đặc điểm của các hệ
thốn g chăn nuôi heo (thức ăn, chuồng trại, marketing), tình hình quản lý chất thải hiện nay,
các khó khăn và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi heo làm phân
bón cho cây trồng. Bảng câu hỏi này được phỏng vấn trực tiếp chủ trại heo và ghi kết quả
trả lời vào questionnaire.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

269

Xử lí dữ liệu
Theo đề nghị của ĐH Wageningen, 30 trại heo chọn điều tra được chia theo qui mô nuôi
để xử lý data:
- Nhóm trại nhỏ gồm 6 trại: qui mô dưới 10 nái, dưới 60 heo thịt.
- Nhóm trại trung bình gồm 18 trại: 10 -50 nái, 60-250 heo thịt.

- Nhóm trại lớn gồm 6 trại: trên 50 nái, trên 250 heo thịt.
Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab phiên bản 14. Các giá trị trung bình
và độ lệch chuẩn được hiển thị chung cho cả 30 trại heo.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các thông tin về huyện Thống Nhất
Bảng 1: Diện tích và dân số tại địa điểm điều tra
Quốc gia

Tỉnh

Huyện



Ấp

Chỉ tiêu
Việt Nam

Đồng Nai

Thống Nhất

Gia Kiệm

Võ Dõng 1&3

2

Diện tích tự nhiên (km )


331.000

5.862

247

33.4

17.7

Diện tích đất NN (km2)

109.000

2.776

207

25

15.2

Dân số (1000 người)

92.478

2.720

158


24

7.7

Dân cư thành thị (%)

32

34

34

0

0

Lao động nông nghiệp (%)

68

66

60

100

100

0,28


0,48

1,02

2,32

-

Số heo nuôi/số người

Nguồn: thống kê huyện Thống Nhất và xã Gia Kiệm

Bảng 1 trình bày diện tích và dân số của huyện Thống Nhất, xã Gia Kiệm cũng như hai ấp
điều tra là Võ Dõng 1 và Võ Dõng 3. Diện tích và dân số huyện Thống Nhất chiếm rất nhỏ so
với toàn tỉnh cũng như Việt Nam, nên kết quả điều tra này không nên ngoại suy cho cả nước
Việt Nam.
Theo thống kê của huyện Thống Nhất, tổng số gia súc trong tháng 9/2013 lên tới 210.000
con heo, 950.000 con gà, 5.271 con vịt, khoảng 1,4 triệu chim cút thịt, 2.615 trâu bò và 2.390
con dê. Tại huyện Thống Nhất, hệ thống sản xuất vật nuôi chủ yếu là chăn nuôi heo bao gồm
cả heo nái và heo thịt.
Các thông tin về trại nuôi heo
Lao động và đất đai là hai yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn cách thức quản lý
phân. Những tài nguyên này thường cung cấp cơ sở cho các chủ trang trại để chọn chế độ phù
hợp của sản xuất (Raquel 1985; Baker 1997; Nelson & Cramb 1998;. Savadogo et al 1998).
Số lao động và đất đai của các trại heo được thể hiện trong Bảng 2.


270


Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác
Bảng 2: Lao động và đất đai của trại heo khảo sát
n

Trung bình
30 trại

Độ lệch chuẩn
30 trại

Trại
nhỏ

Trại TB

Trại lớn

30

5,3

1,3

5,3

5,2

5,5

Nam


30

2,6

1,3

3,0

2,3

3,5

Nữ

30

2,7

1,1

2,5

2,8

2,0

Số NK nhỏ hơn 16 tuổi (người)

30


1,2

1,0

1,8

0,9

1,5

Số lao động (người)

30

2,7

1,3

1,7

2,6

4,1

Số giờ lao động hiện tại (giờ/người/ngày)

30

5,3


1,9

3,7

5,1

7,3

Số lao động đi làm nơi khác (người)

30

0,8

1,2

0,7

0,6

1,5

Tổng diện tích đất NN (ha)

30

1,5

2,6


0,2

1,8

2,5

Tổng diện tích đất cho cây trồng (ha)

30

1,3

2,6

0,2

1,5

2,2

K. cách từ trại đến thị trấn (km)

30

1,81

0,1

1,7


1,7

2,2

Tiêu chí
Số nhân khẩu (người)

Bảng 2 cho thấy một hộ nuôi heo có trung bình 5,3 người. Có một sự khác biệt nhỏ giữa
trại nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất về số lượng thành viên trong gia đình. Tỷ lệ của mỗi giới
là khoảng 50%. Số lượng lao động chiếm khoảng 50% của các thành viên trong gia đình.
Khoảng 70% người lao động có khả năng có sẵn tham gia sản xuất nông nghiệp và 30%
số lao động còn lại kiếm sống ở nơi khác. Mỗi lao động làm việc trong trại heo có khoảng 5,3
giờ làm việc mỗi ngày.
Đất đai có sẵn của trang trại không những giúp ngư ời nuôi heo có thêm chọn lựa sản xuất
cây thực phẩm và thức ăn gia súc, mà còn giúp xác định phương thức quản lý chất thải liên
quan đến việc bón phân cho cây trồng. Với các hộ không có đất thì cách tốt nhất là bán phân
chuồng cho lái để họ vận chuyển và bán lại cho nông dân ở nơi khác. Tuy nhiên, chất thải
trong nhiều trường hợp thải trực tiếp ra môi trường hơn là được sử dụng cho sản xuất cây
trồng. Điều tra cho thấy rằng mỗi trang trại có trung bình khoảng 1,5 ha đất cho sản xuất nông
nghiệp, trong đó 87% được sử dụng làm vườn. Điều này cho thấy rằng đất của trại heo không
dành cho tự sản xuất thức ăn gia súc nuôi heo. Lưu ý rằng, có sự thay đổi lớn trong diện tích
đất nông nghiệp giữa các trang trại (với hệ số biến dị = 174%). Có năm hộ trong số 30 hộ điều
tra không có đất nông nghiệp. Các trang trại nhỏ nhất có khoảng 0,2 ha trong khi các trang
trại lớn nhất có 2,5 ha.
Khoảng cách từ các hộ/trang trại đến thị trấn gần nhất có ý nghĩa về mặt nhu cầu của
người tiêu dùng với các sản phẩm chăn nuôi, về sự cạ nh tranh với các loại công việc làm khác
ở các thị trấn, cũng như về giải pháp quản lý chất thải phù hợp sẵn có. Các khảo sát cho thấy
rằng hầu hết các trang trại nuôi heo chỉ cách thị trấn gần nhất khoảng 1,8 km. Các trang trại
lớn thì xa hơn một chút, cá ch thị trấn gần nhất 2,2 km.

Giáo dục là một trong những chỉ số về chất lượng của lao động. Khi có trình độ văn hóa
mức độ cao hơn, chủ trang trại có xu hướng dễ dàng chấp nhận và áp dụng các công nghệ tiên
tiến hơn (Feder & Umali, 1993;. Feder et al, 1985 ). Kết quả điều tra cho thấy rằng 90% chủ
trang trại có trình độ từ trung học trở lên, 10% còn lại ở mức tiểu học.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

271

Đặc điểm của các hệ thống chăn nuôi heo
Các loại hệ thống chăn nuôi heo (kích thước, cấu trúc đàn, năng suất, thức ăn, chuồng
trại ) cũng là một yếu tố quyết định quan trọng của quản lý phân và do đó ảnh hưởng đến mức
độ ô nhiễm môi trường .
Bảng 3: Cơ cấu đàn heo các hộ được điều tra
Trung bình
30 trại

Độ lệch chuẩn
30 trại

Trại nhỏ

Trại TB

Trại lớn

Tổng số heo (con/hộ)

279.3


320.3

62.2

185.9

776.7

Số heo thịt >20kg (con/hộ)

172.3

183.4

38.3

113.3

483.3

KL heo thịt bình quân (kg)

51.5

6.8

48.3

51.9


53.3

Số heo nái (con/hộ)

33.0

40.2

8.0

21.2

93.3

KL heo nái bình quân (kg)

156.0

8.6

169.2

153.1

151.7

Số heo con <20 kg (con/hộ)

74.0


111.3

15.8

51.4

200.0

KL heo con bình quân (kg)

9.5

1.5

9.8

9.7

8.5

Chỉ tiêu

Kết quả điều tra cho thấy các trang trại điều tra là các trang trại chuyên hóa chăn nuôi
heo, bình quân mỗi trang trại nuôi khoảng 279 con heo. Có sự khác biệt rất lớn về tổng số heo
mỗi trang trại: con số tương ứng là 62, 186 và 777 con cho 6 trại nhỏ nhất, 18 trại trung bình
và 6 trang trại lớn nhất, trong đó số heo nuôi thịt (có khối lượng >20 kg) chiếm khoảng 62%,
số heo con (<20 kg) chiếm khoảng 27% và số heo nái chiếm 12%. Không có trang trại nào
nuôi heo đực giống do các trang trại đều áp dụng thụ tinh nhân tạo và nguồn tinh được mua từ
các trung tâm hoặc trang trại chuyên nuôi đực giống.

Bảng 4: Năng suất chăn nuôi heo năm 2012
Trung bình
30 trại

Độ lệch chuẩn
30 trại

Trại nhỏ

Trại TB

Trại lớn

Số heo thịt xuất chuồng/hộ/năm (con)

539,5

573,6

135,0

377,2

1.430,8

Khối lượng xuất chuồng (kg)

101,5

3,3


101,7

101,7

100,8

Tuổi xuất chuồng (tháng)

6,2

0,4

Số lứa heo thịt nuôi/năm

1,93

Số heo cai sữa/hộ/năm (con)

617,6

Số heo con cai sữa/nái/năm (con)

18,6

Khối lượng cai sữa (kg)

7,2

Chỉ tiêu


6,3

6,2

6,0

1,84

2,03

2,17

766,5

150,0

395,4

1751,7

1,4

18,8

18,4

1,7

1,5


7,6

6,9

7,2

Năng suất chăn nuôi heo năm 2012 được thể hiện ở bảng 4. Kết quả điều tra cho thấy mỗi
trang trại bình quân xuất chuồng khoảng 540 con/năm, tương ứng với 1,93 lứa nuôi/năm. Có
sự biến động lớn về số lượng heo thịt xuất chuồng giữa các trang trại, tương ứng 135, 337 và
1431 heo ở các trang trại nhỏ, trung bình và lớn nhất. Lưu ý rằng có vẻ có tương quan âm
giữa qui mô trang trại và số lứa heo thịt nuôi hàng năm, dao động tính bình quân 2,17 ở các
trang trại nhỏ nhất, 2,03 ở các trang trại trung bình và 1,84 ở các trang trại lớn nhất, mặc dù
tuổi giết mổ tăng nhẹ ở các trang trại nhỏ nhất. Heo được xuất chuồn g vào lúc khoảng 6 tháng
tuổi với khối lượng trung bình 100 kg. Ngoài heo thịt, mỗi hộ/trang trại sản xuất 618 heo con
cai sữa/năm, mỗi nái bình quân sản xuất 19 con cai sữa/năm, với khối lượng cai sữa 7,2


272

Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác

kg/con. Có sự khác biệt lớn về số lượng heo vỗ béo cũng như số lượng heo cai sữa giữa các
trang trại, điều này phản ánh qua độ lớn của độ lệch chuẩn.
Heo thịt và heo con là hai sản phẩm chính của các trang trại chăn nuôi. Kết quả điều tra
cho thấy các trang trại điều tra nuôi heo nái để sản xuất heo con đ ể nuôi thịt sau đó bán heo
thịt ra thị trường. Đây là đặc điểm hiển nhiên và phổ biến đối với các trang trại chuyên chăn
nuôi heo ở Việt Nam. Có 77% số trang trại sử dụng toàn bộ heo con cai sữa mình sản xuất ra
để nuôi thịt, 23% số trang trại còn lại bán khoảng 22% heo con cai sữa mình sản xuất ra cho
các hộ khác.

Các trang trại chăn nuôi heo thịt theo phương thức công nghiệp do vậy tất cả đều sử dụng
thức ăn hỗn hợp cho heo nái, heo thịt và heo con. Việc lựa chọn loại thức ăn HH phụ thuộc
vào giai đoạn tăng trưởng và phát dục cụ thể của heo. Thức ăn hỗn hợp được mua từ các công
ty sản xuất thức ăn như CP, Proconco, Greenfeed... Một số trang trại tự trộn thức ăn hỗn hợp
từ những nguyên liệu địa phương để tiết kiệm chi phí. Bình quân một con heo thịt (trọng
lượng> 20 kg/con) tiêu thụ trung bình 2,4 (2,34 -2,49) kg thức ăn mỗi ngày. Heo con (trọng
lượng <20 kg/con) tiêu thụ 0,36 (0,31 -0,39) kg và heo nái 2,9 (2,8-2,95) kg thức ăn mỗi ngày.
Hệ thống chuồng trại có ảnh hưởng quan trọng đến phương thức quản lý chấ t thải. Tất cả
các trang trại điều tra đều có chuồng trại kiên cố, được xi măng hóa, có hệ thống chuồng trại
riêng cho các đối tượng nuôi: heo nái, heo thịt và heo con. Tất cả các trang trại lấy nước uống
và nước rửa chuồng từ các giếng nước ngầm có độ sâu 30-40 m. Phần rắn của phân tươi (phân
và một số thức ăn rơi vãi) được thu trực tiếp hàng ngày và cho vào bao TĂHH cũ có đặc tính
chống thấm nước. Sau khi dọn phân thì xịt rửa nền chuồng hàng ngày một lần vào mùa khô,
vào mùa mưa thì ít hơn khoảng vài ngày một lần. Hỗn hợp chất lỏng của nước rửa chuồng,
nước tiểu, phân vụn và thức ăn rơi vãi được dẫn theo các mương/ống xi măng ra hố biogas
hoặc hồ chứa nằm cạnh chuồng trại hoặc trực tiếp thải ra môi trường. Đây là cách xử lý chất
thải phổ biến khi chăn nuôi công nghiệp mặc dù không thật thân thiện với môi trường.
Bảng 5: Diện tích các trại heo điều tra
n

Trung bình
30 trại

Độ lệch chuẩn
30 trại

Trại nhỏ

Diện tích trại heo (m2)


30

1,750.8

2,265.2

786.7

1544.7

3333.3

Diện tích khu heo nái (m2)

30

186.4

231.9

46.3

124.7

511.7

Diện tích khu heo thịt (m )

30


1,564.4

2,097.8

740.3

1419.9

2821.7

Diện tích chuồng trại/heo thịt (m2)

30

9.6

11.0

17.3

9.1

3.3

30

8.9

8.8


14.6

8.7

3.6

Chỉ tiêu

2

2

Diện tích chuồng trại/heo (m )

Trại TB Trại lớn

Chuồng trại heo có diện tích trung bình 1.750 mét vuông. Tuy nhiên, có sự biến động lớn
giữa các trang trại (hệ số biến dị khoảng 130%) vì có sự khác biệt đáng kể về qui mô giữa các
trang trại (Bảng 4). Có đến 89% diện tích chuồng trại dành để nuôi heo thịt với diện tích trung
bình 9 m2/con (Bảng 5), con số này rất cao do nhiều chuồng trại bị bỏ trống do ảnh hưởng của
giá heo thấp trong năm 2012. Cần lưu ý rằng diện tích chuồng trung bình cho 1 heo thịt có xu
hướng nhỏ hơn ở các trang trại lớn so với nông hộ nhỏ, có thể cho thấy t rại lớn ít bỏ trống
chuồng nuôi hơn do có tiềm lực kinh tế tốt hơn để chống chọi với biến động giá heo hơi.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

273

Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi heo trang trại

Dạng chất thải
Tùy theo hệ thống thu gom, xử lý chất thải, hệ thống chuồng trại, mục đích sử dụng chất
thải mà chất thải có thể gồm 3 dạng khác nhau (i) chất thải rắn (feces) (ii) hỗn hợp nước tiểu
và nước rửa chuồng (iii) hỗn hợp giữa nước tiểu, nước rửa chuồng và chất thải rắn (slurry).
Kết quả điều tra cho thấy 100% các trang trại chủ động thu chất thải rắn (phân tươi). Hầu hết
nông dân bán phân này cho lái phân với giá 5.000 đồng cho mỗi bao khoảng 30 kg. Nhu cầu
mua phân cho cây trồng cao vào mùa khô nhưng khá giới hạn trong mùa mưa. Hầu hết phân
được vận chuyển thẳng đến tỉnh Lâm Đồng để được sử dụng làm phân bón cho cây trồng như
cà phê và chè.
Việc thu thập riêng biệt các chất rắn và các phần lỏng của chất thải có thể có một ý nghĩa
lớn về môi trường. Kết quả nghiên cứu từ một số tác giả cho thấy việc này có thể giúp giảm
phát thải khí NH 3 và các loại khí có mùi khác (Aarnink và Ogink, 2008). Do đó, theo quan
điểm môi trường, đây là một hình thức quản lý chất thải nên áp dụng. Tuy nhiên, nếu việc thu
thập tách riêng này ngụ ý rằng chỉ một trong hai phần (tức chất rắn) được quan tâm về khía
cạnh kinh tế và môi trường, còn phần kia có giá trị thấp hơn (chất lỏng) bị loại bỏ, thì việc
quản lý chất thải kiểu này cần suy nghĩ lại.
Có 100% các trang trại điều tra không thu gom, lưu trữ riêng biệt nước tiểu hay hỗn hợp
giữa nước tiểu và nước rửa chuồ ng. Có đến 67% trại heo lưu trữ hỗn hợp giữa nước tiểu, nước
rửa chuồng và chất thải rắn (slurry); trong số này có 65% trại heo lưu trữ hỗn hợp này trong
các hệ thống biogas và 35% trại heo lưu trữ hỗn hợp này trong các hồ chứa nằm cạnh khu
chuồng trại. Phần nước tràn ra khỏi các hồ chứa này chảy tự nhiên ra các kênh rạch, sông
suối. Thể tích trung bình của 1 hệ thống lên men yếm khí (biogas) là 9,7 m 3 mỗi trang trại (tối
thiểu 4,5 m 3 và tối đa 14 m3), và khối lượng trung bình của hố lên tới 28,1 m 3/trại he o (tối
thiểu 10 m 3 và tối đa 50 m 3). Như vậy, chất thải ở các trại chăn nuôi heo có 2 dạng chính (i)
chất thải rắn và (ii) hổn hợp giữa phân, nước tiểu và nước rửa chuồng.
Ở các nước nhiệt đới, nước rửa chuồng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng chất thải từ chăn
nuôi heo. Kết quả điều tra cho thấy 100% các trang trại sử dụng nước ngầm để vệ sinh chuồng
trại. Bình quân mỗi ngày mỗi trang trại sử dụng 6.975 lít nước (hay gần 7m 3/ngày), tuy nhiên
có sự biến động lớn giữa các trang trại về chỉ tiêu này (hệ số biế n dị 106%). Bình quân mỗi
trang trại sử dụng 35 lít nước/mỗi heo thịt và heo nái/ngày. Tất cả các trại heo đều không sử

dụng chất độn chuồng, như vậy chất thải chăn nuôi heo chỉ bao gồm phân, nước tiểu, nước
rửa chuồng và thức ăn rơi vãi.
Dòng chu chuyển slurry và chất thải rắn
Dòng chu chuyển slurry và chất thải rắn của các hộ điều tra đều khá giống nhau. Dạng
chất thải và dòng chu chuyển chất thải được mô phỏng ở sơ đồ 1. Có 13/20 trang trại lưu trữ
slurry chủ động và sử dụng 100% hỗn hợp slurry này cho l ên men yếm khí tạo khí gas. Trong


274

Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác

số 7 trang trại còn lại, có 1 hộ sử dụng slurry bón trực tiếp cho cây, 6 hộ khác trữ trong hồ
chứa cạnh chuồng nhưng chất lỏng của nó dần dần tràn ra môi trường một cách thụ động. Sản
phẩm sau lên men yếm khí biogas được s ử dụng làm phân bón cho cây trồng (10/13 hộ), 3 hộ
còn lại xả thải trực tiếp ra môi trường.

Sơ đồ 1: dạng chất thải và dòng chu chuyển chất thải rắn, lỏng

Chất thải rắn (phân) được tích cực thu thập trực tiếp. Trung bình mỗi trang trại thu 609 kg
phân tươi/ngày (222 tấn/năm, tính ra giá bán được khoảng 37 triệu đồng/năm). Tuy nhiên, có
sự biến động lớn về lượng chất rắn thu được (hệ số biến dị 117%), điều này khá hợp lý vì có
sự khác biệt lớn về số lượng heo mỗi trang trại ở Bảng 4. Sau khi thu thập, 17% phân chuồng
rắn được sử dụng trực tiếp làm phân bón cho cây trồng tại chỗ ở địa phương; phần lớn trong
số đó (83%) được bán cho các nông trại ở Tây Nguyên để bón cho cây trồng.
Khoảng 30% số trại heo xả thải trực tiếp chất thải lỏng (slurry) ra môi trường, các trại heo
này có qui mô tương đối lớn (trung bình 509 heo/trại). Kết quả là phần lớn (55%) lượng chất
thải lỏng sản xuất ra chảy trực tiếp ra môi trường. Tính riêng về lượng N và P, phần chất thải
lỏng lãng phí này chiếm khoảng 38% tổng lượng N bài tiế t ra và 6% tổng lượng P bài tiết ra.
Ngoài ra với dung tích hệ thống biogas bình quân 9,7 m 3/trại và hồ chứa bình quân 28,1

m3/trại nhưng lượng nước rửa chuồng lên đến gần 7 m 3/trại/ngày thì cả hai hệ thống này
nhanh chóng bị tràn phần nước trong chất thải lỏng ra môi trường. Như vậy không đảm bảo
rằng tất cả chất thải đã được sử dụng như một loại phân bón. Về tổng thể, chúng tôi ước tính
rằng tỉ lệ được sử dụng làm phân bón dưới 50% đối với số N bài tiết ra (giả định rằng không
có N thể khí thất thoát cho đơn giản) và khoảng 90% đối với số P bài tiết ra. Các giả định và
kết quả kèm theo hàm ý rằng với mật độ nuôi trung bình 22,3 con heo/ha (55.722 heo/25 km 2
đất nông nghiệp) tại xã Gia Kiệm sẽ phát thải ra ít nhất 120 kg N/ha đi vào môi trường không
khí và nước, và ít nhất 7 kg P 2O5/ha đi vào môi trường nước.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

275

Trở ngại và thuận lợi trong việc quản lý chất thải chăn nuôi heo
Như đã đề cập, quản lý chất thải không chỉ là để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất
ải
th mà còn sử dụng chất thải như một nguồn dinh d ưỡng (N, P, K, C). Việc quản lý chất thải
có thể bị cản trở bởi do những trở ngại về mặt kỹ thuật (như thu thập, lưu trữ, xử lý và vận
chuyển chất thải), trở ngại về mặt kinh tế-xã hội và về mặt thể chế.
Để có thể sử dụng phân heo làm phân bón cây trồng, các trại cần thu thập, lưu trữ, xử lý,
vận chuyển chất thải và có thiết bị phù hợp. Kết quả điều tra ở Bảng 6 cho thấy có hai trở ngại
chính gây khó việc sử dụng phân heo làm phân bón. Một là thiếu năng lực xử lý phân (với
93% trang trại xếp hạng trở ngại này từ quan trọng đến tối quan trọng), hai là thiếu năng lực
vận chuyển phân (với 97% trang trại xếp hạng trở ngại này từ quan trọng đến tối quan trọng).
Bảng 6: Các trở ngại về mặt kỹ thuật hạn chế sử dụng chất thải CN heo làm phân bón
Chỉ tiêu

Tối quan
trọng


Thiếu khả năng thu thập
Thiếu khả năng dự trữ
Thiếu khả năng xử lý
Thiếu khả năng vận chuyển
Thiếu thiết bị phù hợp để bón phân

27
13

Mức đánh giá(%) của 30 hộ điều tra
Rất quan
Không quá
Quan trọng
trọng
quan trọng
17
63
7
17
53
47
20
7
40
43
3
13
10
60


Không
liên quan
20
23

17

Xử lý phân bao gồm ủ compost, cho lên men kỵ khí, tách riêng chất thải lỏng và chất thải
rắn. Việc thiếu năng lực xử lý phân theo cảm nhận của nông dân liên quan đến việc thiếu cơ sở
vật chất hạ tầng và nguồn vốn để xây dựng hệ thống biogas. Hầu hết các hệ thống khí sinh học
tại địa bàn đã được xây dựng với sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều hệ thống khí này đã
bị bỏ bê và hiện tại hư hỏng do thiếu bảo trì. Ngoài ra, Chính phủ cũng chưa có những quy định
nghiêm ngặt về giám sát và xử phạt các trang trại xả thải phân heo trực tiếp vào môi trường.
Năng lực thu gom, dung lượng lưu trữ của các trang trại và thiếu thiết bị phù hợp để bón
phân cho cây trồng không được nông dân xem là trở ngại chính cản trở việc sử d ụng phân heo
làm phân bón. Theo quan điểm của nông dân để sử dụng phân heo như nguồn có giá trị dinh
dưỡng cho cây trồng, cần cải tiến việc xử lý phân heo (chuyển đổi phân heo thành các dạng
phân bón hữu cơ khác bằng cách trộn với phụ phẩm nông nghiệp, ủ p hân, đóng gói và sẵn
sàng vận chuyển ra thị trường) và mở rộng năng lực vận chuyển.
Bảng 7: Các trở ngại về mặt KTXH hạn chế việc sử dụng chất thải CN heo làm phân bón
Chỉ tiêu
Chi phí vận chuyển quá cao so với sử dụng phân vô cơ
Chi phí lao động quá cao so với sử
dụng phân vô cơ
Chi phí đất quá cao, cho việc đưa chất thải đến những khu đất
trống tiếp nhận
Lợi nhuận quá thấp khi SD làm phân bón so với việc SD nuôi
trồng thủy sản
Lợi nhuận quá thấp khi SD làm phân bón so với việc SD làm

nhiên liệu

Tối quan
trọng

Mức đánh giá (%) của 30 hộ điều tra
Rất quan
Quan Ko quá quan
trọng
trọng
trọng
3
23
63

Ko liên
quan
10

7

17

67

10

17

20


53

10

7

17

77

13

13

73


276

Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác

Theo ý kiến các chủ trại được phỏng vấn, các yếu tố KTXH không thực sự ảnh hưởng đến
quyết định của họ trong việc sử dụng phân heo làm phân bón. Theo kết quả điều tra (bảng 8),
chi phí vận chuyển cũng như chi phí lao động không được xem là yếu tố hạn chế để sử dụng
làm phân chuồng thay vì dùng phân vô cơ. Theo 63% chủ trang trại chi phí thu ê đất cao
không ảnh hưởng đến việc trữ phân ở các khu đất trước khi bón. Theo 93% chủ trang trại họ
cũng không bị ảnh hưởng do sử dụng phân cho thủy sản hoặc sử dụng làm chất đốt.
Thiếu thông tin về những tiến bộ trong quản lý phân , thiếu tiếp cận với các thông tin hiện
hữu do không biết chữ, thiếu quan tâm đến quản lý phân, và thiếu tiếp cận với các khoản vay

cho các khoản đầu tư cần thiết trong lưu trữ, xử lý và vận chuyển phân được coi là quan trọng
thậm chí rất quan trọng, tương ứng với 47%, 40%, 90%, v à 73% số hộ điều tra (Bảng 8). Điều
này có nghĩa rằng cần cung cấp thông tin về quản lý phân, nâng cao nhận thức của người chăn
nuôi về quản lý phân, và đầu tư các hệ thống xử lý phân.
Bảng 8: Các trở ngại về thể chế hạn chế việc sử dụng chất thải CN heo làm phân bón
Mức đánh giá (%) của 30 hộ điều tra
Chỉ tiêu

Tối quan Rất quan
trọng
trọng

Quan
trọng

Không quá
Không
quan trọng liên quan

Không có thông tin về những tiến bộ trong quản lý phân

23

23

47

7

Thiếu tiếp cận thông tin hiện hữu vì không biết chữ


20

20

53

7

Thiếu quan tâm đến quản lí phân

3

63

23

Thiếu tiếp cận khoản cho vay cần thiết để đầu tư vào nơi tồn
trữ, xử lý và vận chuyển

10

60

3

20

7


Thiếu tiếp cận thiết bị và máy móc cần thiết để tồn trữ, xử lí
và vận chuyển

10

13

3

67

7

Thiếu cơ sở hạ tầng cho việc mua bán trao đổi phân

17

77

7

Thiếu qui định tạo ra một sân chơi công bằng cho nông dân

27

60

13

57


17

10

Sự tách biệt không gian của trại chăn nuôi và trồng trọt do
sự chuyên hóa

17

10

Như đã nói, hệ thống sản xuất các tran g trại khá giống nhau vì tập trung chủ yếu vào chăn
nuôi heo mà không có mối liên kết rõ ràng giữa mảng chăn nuôi và sản xuất cây thức ăn gia
súc và bón phân cho đất. Đặc điểm này của hệ thống chăn nuôi heo trong khu vực điều tra là
một trong những trở ngạ i chính cho việc sử dụng phân heo làm phân bón cho cây trồng. Có
22/30 chủ trang trại (73%) đồng ý rằng đây là một trở ngại quan trọng.
Cải thiện quản lý phân bón
Việc quản lý chất thải chăn nuôi heo không chỉ liên quan đến sử dụng phân chuồng như
một nguồn phân bón mà còn nhằm hạn chế tác động tiêu cực cho môi trường. Cải thiện việc
quản lý phân chuồng rất cần thiết để hạn chế các tác động tiêu cực. Tất cả 100% chủ trại được
phỏng vấn đồng ý việc quản lý chất thải là quan trọng hoặc rất quan trọng, thậm ch í tối quan
trọng do ảnh hưởng trực tiếp của nó đến sức khỏe con người và vật nuôi, đến chất lượng nước


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

277

và phát tán mùi hôi. Chỉ có 7/30 trang trại (23%) cho rằng giá trị thay thế phân vô cơ của nó,

thu nhập từ bán phân heo là quan trọng. Điều này có nghĩa rằng theo quan điểm của nhiều chủ
trại heo, phân heo chỉ là “chất thải” và chưa phải là sản phẩm phụ có giá trị từ chăn nuôi.
Bảng 10: Những lý do để cải thiện việc quản lý phân
Mức đánh giá (%)
Chỉ tiêu

Không quá
quan trọng

Không
liên
quan

3

80

37

23

7

23

77

Tối quan
trọng


Rất quan
trọng

Vệ sinh trại, tính đến sức khỏe người

60

40

Vệ sinh trại, tính đến sức khỏe vật nuôi

30

63

Chất lượng nước, theo quan điểm sức khỏe người và vật nuôi

57

43

Chất lượng nước theo quan điểm chất lượng ngư trường

10

7

Giảm vấn đề mùi, cho cả hàng xóm

43


53

3

33

Giá trị phân chưa được xem xét đúng mức để cho cây trồng
phát triển ở chính nông trại này
Thu nhập từ bán phân chưa được xem xét đúng mức

Quan
trọng

7

Có đến 63% chủ trại heo đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì về các phương
pháp quản lý chất thải trong hai năm vừa qua. Đối với 37% các trang trại còn lại, thông tin
chủ yếu đến từ các cơ quan địa phương (chiếm 82%). Do vậy việc thiết lập các kênh đưa
thông tin đến người nông dân sẽ ma ng nhiều lợi ích cho việc cải thiện quản lý chất thải.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Các trại heo điều tra có hệ thống chăn nuôi thâm canh chuyên môn hóa. Quy mô đàn
trung bình tại thời điểm điều tra là 279 con/trại (trong đó heo thịt chiếm 62%). Năm 2012 mỗi
trại heo xuất bán bình quân 540 heo thịt lúc 6 tháng tuổi với khối lượng trung bình100 kg/con;
tất cả các trại heo sử dụng thức ăn hỗn hợp và theo quy trình chăn nuôi công nghiệp.
2. Chất thải của heo có 2 dạng khác nhau: (i) chất thải rắn (feces), (ii) hỗn hợp giữa phân,
nước tiểu và nước rửa chuồng (slurry). Các trại heo sử dụng lượng lớn nước rửa chuồng bình
quân 35 lít/con heo thịt và heo nái/ngày (bao gồm cả nước uống cho heo) hay gần
7m3/ngày/trại, lượng nước này chảy ra môi trường và là nguồn gây ô nh iễm chính. Có 70%
trại heo lưu giữ slurry; trong đó có 65% số hộ cho lên mem yếm khí, sản phẩm sau biogas

được sử dụng để bón cho cây trồng hoặc thải trực tiếp ra môi trường. 33% số hộ còn lại dự trữ
slurry trong các ao gần chuồng trại. Chất thải rắn được thu gom một cách trực tiếp và chủ
động. Bình quân mỗi hộ/trang trại thu gom 609 kg chất thải rắn (dạng tươi)/ngày. 87% lượng
chất thải rắn được lái phân chủ động vận chuyển đi bán ở nơi khác làm phân bón cho cây
trồng. Với mật độ nuôi trung bình 22,3 heo/h a (55.722 heo/25 km2 đất nông nghiệp) tại xã
Gia Kiệm theo ước tính sẽ phát thải ra ít nhất 120 kg N/ha/năm đi vào môi trường không khí
và nước, và ít nhất 7 kg P 2O5/ha/năm đi vào môi trường nước.
3. Theo quan điểm của các chủ trại, thiếu khả năng xử lý, t hiếu khả năng vận chuyển,
thiếu tiếp cận thông tin về quản lý chất thải, thiếu ý thức về quản lý chất thải, thiếu vốn vay để


278

Phần Công nghệ sinh học thú y, kinh tế, môi trường và kỹ thuật khác

đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất thải là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử
dụng chất thải chăn nuôi heo làm phân b ón. Các yếu tố về kinh tế và xã hội không thực sự cản
trở việc quyết định sử dụng chất thải làm phân bón.
4. Lý do cần phải cải thiện việc quản lý chất thải chăn nuôi heo do chúng ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người, vật nuôi và chất lượng nước, đồn g thời chất thải gây mùi hôi từ
trại heo lan sang vùng dân cư.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cám ơn:
- Dr. Jaap Schröder và Dr. Theun Vellinga, Wageningen UR, Livestock Research
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất, Đồng Nai
- UBND xã Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai và các hộ được điều tra
- HTX Dịch vụ chăn nuôi Đồng Hiệp
- Cục Thống Kê Tỉnh Đồng Nai
- Ban Giám đốc Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ và các phòng chức năng
Đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành báo cáo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aarnink, A.J.A. & Ogink, N.W.M., 2008.
2. Environmental Impact of Daily Removal of Pig Manure with a Conveyer Belt System. In International
Symposium on Air Quality and Waste Management for Agriculture, 16-19 September 2007; Conference
(Broomfield, Colorado) Publication date 16, September 2007ASABE Publication Number 701P0907cd:
3. Characterizing Fecal and Manure Phosphorus from Pigs Fed Phytase Supplemented Diets. J. Agr. Sci.
2(4), 3- 12.
4. Baker, S.C.P., 1997.
5. The impact of farming system extension on Caribbean small-farm agriculture: The case of St. Kitts and St.
Vincent. Tropical Agriculture 74, 58-63.
6. Influence of dietary factors on nitrogen partitioning and composition of urine and feces of fattening pigs. J.
Anim. Sci. 75, 700-706.
7. Feder, G. & Umali, D.L., 1993.
8. The adoption of agricultural innovations: A review. Technol Forecast Soc 43: 215-219.
9. Feder, G., Just, R.E. &, RE Just & Zilberman, D., 1985.
10. Adoption of Agricultural Innovation in Developing Countries: A survey. Econo Dev Cult Change 33:
255-295.
11. Inventory of manure processing activities in Europe. Technical Report No. I (ENV.B.1/ETU/2010/0007) to
the European Commission, Directorate-General Environment. 138 pp.
12. Solid liquid separation of animal slurry in theory and practice: a review. Agronomy for Sustainable
Developement 30: 153-180.
13. Models to quantify excretion of dry matter, N, P and C in growing pig fed regional diets. J. Anim. Sci.
Biotechn 4: 42.
14. Nelson, R.A., & Cramb, R.A., 1998.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

279


15. Economics incentives for farmers in the Philipine uplands to adopt hedgerow inter-cropping. Environmental
Management 54, 83-100.
16. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất 2007. Báo cáo quy hoạch phát triển chăn nuôi, các khu vực
chăn nuôi và cơ sở giết mố tập trung giai đoạn 2007 -2010 và định hướng đến năm 2020 huyện Thố ng Nhất,
tỉnh Đồng Nai.
17. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất 2013. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp 09 tháng
đầu năm và phương hướng 03 tháng cuối năm 2013.
18. Raquel, R.L., 1985.
19. Attitudes and economic variables affecting conservation response in North Florida. PhD thesis, The
University of Florida, University Microfilms International, USA.
20. Savadogo, K., Reardon, T. & Pietola, K., 1998.
21. Adoption of improved land use technologies to increase food security in Burkina Faso: Relating animal
traction productivity and non-farm income. Agricultural Systems 58, 441-464.
22. Nitrogen and phosphorus consumption, utilisation and losses in pig production: The Netherlands. Livestock
Prod. Sci. 58 (3), 213-224.



×