Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KHẢO sát THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về vấn đề văn hóa đọc 1 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 15 trang )

1

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
• Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa Đọc một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành
nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng
với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế
tri thức. Đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để
tiếp nhận thông tin, tích lũy và nâng cao tri thức, từ đó giúp nâng cao kỹ năng
sống, mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của con người. Văn hóa Đọc là một hoạt
động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Thông qua Văn hóa Đọc định hướng
đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện
sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc
sống của mình. Văn hóa Đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí
tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.
• Với thực trạng hiện nay Văn hóa đọc trong tầng lớp thanh thiếu niên chưa
thực sự mạnh mẽ, chưa được hưởng ứng một cách nhiệt tình và để khảo sát tình
hình thực trạng về văn hóa đọc trong tầng lớp thanh niên nhất là đối tượng Học
sinh – sinh viên đã và đang diễn ra như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp, hướng
khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những mặt đã làm được trong việc
thực hiện văn hóa đọc. Cho nên em đã lựa chọn đề tài “Khảo sát thực trạng và
giải pháp về vấn đề Văn hóa đọc trong học sinh – sinh viên trường Cao đẳng kỹ
thuật Lý Tự Trọng hiện nay”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
• Khảo sát thực trạng thực hiện Văn hóa đọc trong học sinh sinh viên
trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng diễn ra như thế nào?
• Đưa ra những mặt hạn chế chưa làm được để khắc phục, phát huy những
mặt tích cực, nhân rộng trong học sinh – sinh viên trường để học sinh – sinh
viên ngày càng tích cực thực hiện cuộc vận động hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


• Nghiên cứu về vấn đề “Văn hóa đọc” trong Học sinh – sinh viên.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
• Học sinh – sinh viên Trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí
Minh.

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


2

V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
• Lập phiếu khảo sát thực trạng về vấn đề “Văn hóa đọc trong học sinh –
sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng hiện nay”.
• Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thu được, từ đó đưa ra những mặt hạn
chế cần khắc phục, những mặt tích cực cần phát huy.
• Đưa ra những giải pháp để nâng cao văn hóa đọc trong học sinh – sinh
viên trường.
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
TT

Ngày thực hiện

Công việc

01

Từ ngày 01/12
Lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu. Vạch ra kế hoạch
đến ngày
nghiên cứu.

03/12/2013

02

Lập phiếu khảo sát online trên trang mạng
Từ ngày 03/12
ngày
Q72Dwfsw8aVzg2Upfees4x2KMtVv_46eN15YH8dA/v
15/12/2013
iewform .

03

Từ ngày 15/12 Tìm tài liệu, hình ảnh có liên quan đến vấn đề khảo sát .
đến ngày
18/12/2013

04

Từ ngày 18/12
Xử lý và phân tích số liệu khảo sát, rút ra ưu khuyết
đến ngày
điểm.
20/12/2013

05

Từ 20/12 đến
24/12/2013


Lựa chọn nội dung từ những tài liệu đã thu thập được,
kết hợp với kết quả khảo sát, phát thảo dàn bài trình bày.

06

Từ 24/12 đến
26/12/2013

Viết bài hoàn chỉnh.

07

Ngày
28/12/2013

Nộp bài.

NỘI DUNG
SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


3

I. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC HIỆN NAY:
I.1: Kết quả khảo sát:
• Qua thời gian hơn 2 tuần khảo sát về thực trạng “Văn hóa đọc” với
khoảng 30 bạn Học sinh – sinh viên ngẫu nhiên của trường Cao đẳng kỹ thuật
Lý Tự Trọng đã thu thập được những số liệu như sau:
• Khi được hỏi về sở thích số 1 của bạn là gì thì có:
Chơi thể thao

22%

Truy cập mạng
xã hội 26%

Đọc sách 22%

Chơi game 30%

• •
Với kết quả khảo sát về sở thích của các bạn Học sinh – sinh viên
thì có thể nhận thấy được sở thích của các bạn học sinh – sinh viên phần lớn
không phải là thích đọc sách, mà thích vào các vấn đề khác. Sở thích đọc sách
theo khảo sát được thì chỉ chiếm 22%, đa số các bạn chỉ thích chơi game, thích
truy cập internet, mạng xã hội là chủ yếu, chiếm hơn 50% trên tổng số thành
viên được khảo sát, và ngoài ra cũng có 1 số bạn thích vấn đề khác chẳng hạng
như chơi thể thao,… Như vậy chúng ta nhận thấy được ngày nay với sự bùng nổ
mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực
cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn
hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
• Khi được hỏi là bạn có thích đọc sách hay không thì cũng có nhiều bạn
cho rằng mình thích đọc sách, nhưng đọc sách không phải là sở thích hàng đầu
của các bạn. Số liệu thu được có 70% bạn học sinh – sinh viên cho rằng là mình
không thích đọc sách, và 30% còn lại nói rằng mình thích đọc sách.
• Nói về các loại sách mà bạn thích đọc thì có 34% bạn thích đọc tiểu
thuyết, truyện tranh, có 43% thích đọc các loại sách khoa học, còn 23% bạn thì
không rõ mình thích đọc loại sách nào cả.

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3



4

• Khi được hỏi về vấn đề bạn đã biết, đã tham gia ngày hội sách nào chưa
thì phần lớn các bạn học sinh – sinh viên đều trả lời là chưa biết ( chiếm 67%),
số học sinh – sinh viên trả lời biết chỉ chiếm 33%. Như vậy, lại có thể nhìn
nhận một vấn đề rằng thực sự học sinh – sinh viên chưa quan tâm đến vấn đề
sách và đọc sách. Hằng năm có rất nhiều chương trình quảng bá hình ảnh về
sách và tôn vinh người đọc sách ở trong trường học cũng như ngoài xã hội, với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như ngày nay, vấn đề đọc sách
và phát triển văn hóa đọc không phải là một vấn đề đơn giản đối với đối tượng
là học sinh – sinh viên.
• Theo khảo sát các bạn học sinh – sinh viên trường về thời gian đọc sách
gần đây nhất là khi nào thì: có 43% bạn cho rằng đã đọc sách 1 ngày trước, 43%
bạn cho rằng đọc cách đây 1 tuần trước, 4% thì đọc cách đây 1 tháng trước, 9%
thì không rõ mình
đã đọc sách khi nào.
Nói về nguồn sách
để đọc thì phần lớn
các bạn cho rằng
nguồn sách của họ
chỉ là đi mượn, số
tiền bỏ ra trong tổng
số chi tiêu hằng
tháng của các bạn là
không quá 5% để
mua sách và thời gian bỏ ra để đọc sách hằng ngày là không quá 10%/1 ngày.
Như vậy thì các bạn học sinh vốn dĩ hầu như không quan tâm về sách, về văn
hóa đọc sách. Bởi các dịch vụ trả tiền đã thu hút các bạn, một ngày các bạn có
thể bỏ ra hằng giờ, cả mấy giờ đồng hồ, bỏ ra hàng chục nghìn để truy cập các

trang mạng xã hội như Facebook, Viber, Skyper,…. Các bạn trẻ có chiều hướng
đi theo thời đại, thời đại công nghệ thông tin, rất ít số các bạn trẻ còn quan tâm
đến sách và vấn đề đọc sách.
• Ngoài những mặt hạn chế của Internet thì không thể không nói tới tác
dụng của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, một mạng lưới thông
tin, tri thức khổng lồ. Hệ thống thư viện của trường cũng được trang bị những bộ
máy vi tính để các bạn học sinh – sinh viên hằng ngày vào tìm hiểu thông tin và
học tập. Bên cạnh những mặt tích cực trên, văn hóa đọc ở học sinh – sinh viên
vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Các bạn vẫn chưa có thói quen và kỹ năng đọc
sách phù hợp mà chỉ thích đọc theo ngẫu hứng, chỉ có một bộ phận nhỏ học
sinh, sinh viên mới có thói quen và cách đọc đúng. Ngày nay trong học sinh –

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


5

sinh viên bị những hình thức nghe nhìn lôi cuốn nhiều hơn là hình thức đọc. Tuy
những hình thức giải trí đó cũng rất cần thiết nhưng chúng chỉ đạt kết quả cao
hơn khi kết hợp với các phương pháp đọc hợp lý bởi vì không chỉ có hình ảnh và
âm thanh gây đựợc cảm xúc mạnh mà kiến thức đọc cũng gây ấn tượng mạnh và
lâu bền. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là các bạn lười đọc. Xã hội
ngày càng bận rộn, nhịp sống căng thẳng đòi hỏi con người phải cập nhật thông
tin nhanh hơn mà đọc sách thì cần có thời gian để hiểu và tập trung cao độ,
Chính điều này đã trở thành một vấn đề lớn: mọi người chỉ đọc lướt qua với tốc
độ cao nên tuy kiến thức được tăng lên về lượng những lại thiếu chiều sâu. Nói
một cách khác chúng ta tưởng rằng chúng ta đã hiểu biết nhưng thực chất chúng
ta mới chỉ chạm đến bề nổi của kiến thức chứ chưa hiểu đựợc bản chất của vấn
đề. Hiện tượng đáng buồn này ngày càng lan rộng trong giới trẻ nhất là các bạn
học sinh – sinh viên và kéo dài khiến cho nhiều học sinh - sinh viên khó tiếp thu

kiến thức trên trang sách. Ảnh hưởng không nhỏ đến các kỹ năng khác là kỹ
năng viết và diễn đạt ý.
I.2: Thực trạng văn hóa đọc hiện nay:
I.2.1. Thành tựu:
• Hiện nay Ban giám hiệu Nhà trường và tổ chức Đoàn Thanh niên đã và
đang quan tâm
đến “văn hóa
Đọc”,
luôn
khuyến khích
và tạo điều kiện
cho Văn hóa
Đọc phát triển.
Ban giám hiệu
trường đã quan
tâm tập trung
củng cố và phát
triển hệ thống
thư viện, phòng
Hệ thống máy tính đã được lắp đặt tại thư viện của trường. Phục
đọc, ngày càng
vụ tối đa nhu cầu học tập của các bạn học sinh – sinh viên.
thêm nhiều đầu
sách hay cho
học sinh sinh viên, hệ thống máy tính để truy cập mạng dữ liệu, hệ thống wifi
cho Học sinh – sinh viên tiện sử dụng laptop. Hằng năm nhà trường đã cấp kinh
phí để cung cấp sách báo cho thư viện để phục vụ cho học sinh – sinh viên đến
nghỉ ngơi và tìm đọc.

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3



6

• Hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho học sinh –sinh viên. Cho
đến nay trường đã có 1 thư viện đạt chuẩn Quốc gia, với hai loại sách chính là
đầu sách về khoa học, đời sống hằng ngày và sách chuyên ngành cho học sinh
sinh viên trường..
• Công tác xuất bản và phát hành sách ngày cũng được nhà trường quan
tâm. Số lượng xuất bản phẩm gia tăng hằng năm, từng bước thích ứng với nhu
cầu học tập của học sinh – sinh viên. Dựa trên nền tảng của của các sách về
chuyên ngành của các tác giả hàng đầu, các giảng viên trường đã chủ động biên
soạn lại phù hợp với nhu cầu thực tế và tình hình của học sinh trường hiện nay.
Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng loại (dạng in truyền thống, dạng điện
tử …), phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầu đọc sách của
học sinh – sinh viên.
• Ban giám hiệu nhà trường cùng các cơ quan ban ngành có liên quan về
vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc đã bắt đầu quân tâm đến vấn đề này;
đã có sự hợp tác giữa Nhà trường và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền,
khích lệ, quảng bá cho Văn hóa Đọc trong học sinh – sinh viên trường, góp phần
tạo ra thói quen đọc, từng bước hình thành Văn hóa Đọc trong học sinh – sinh
viên. Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức các diễn đàn về văn hóa
đọc. Một số trang thông tin điện tử về văn hóa đọc của các cơ quan liên quan đã
được thiết lập và trở thành diễn đàn để những người yêu sách, quan tâm tới văn
hóa đọc trao đổi chia sẽ những cuốn sách hay, phương pháp, kỹ năng đọc, hoặc
là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc … .Hằng năm Ban giám hiệu
nhà trường, cũng như tổ chức Đoàn – Hội cũng đưa ra nhiều chương trình vận
động sinh viên – học sinh tham gia phát triển văn hóa Đọc trong nhà trường như:
Tháng 3 năm 2013 Đoàn Thanh niên tổ chức Ngày hội đọc sách cho học sinh –
sinh viên trường tại thư viện của trường, sắp tới đây Đoàn Thanh niên cũng dự

kiến sẽ tổ chức một ngày hội đọc sách, đổi sách và giới thiệu đầu sách hay cho
học sinh sinh viên nhà trường, dự kiến chương trình này sẽ diễn ra sau Tết
Nguyên đán năm 2014.
I.2.2: Hạn chế:
• Đối tượng đọc: Đọc là một hình thức tự học, đọc để tiếp nhận thông tin,
để tiếp thu tri thức, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống, song
chưa thật sự phổ cập trong xã hội cũng như trong học sinh – sinh viên mà mới
tập trung ở một số đối tượng, chủ yếu là các giảng viên, hoặc một số ít học sinh
– sinh viên ham tìm tòi nghiên cứu. Học sinh – sinh viên được xếp là một trong
2 đối tượng cần đọc nhất trong xã hội, song đối tượng này lại là những người
ngại đọc, ít đọc nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hướng lớn
tới chất lượng giáo dục – đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân nhân lực,

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


7

cũng như khả năng học hỏi nâng cao tay nghề, và hơn hết là khả năng có việc
làm tương đối khó.
• Thói quen
đọc: Theo thống
kê từ kết quả khảo
sát về thực trạng
“Văn hóa Đọc”
trong học sinh –
sinh viên trường
Cao đẳng kỹ thuật
Lý Tự Trọng hiện
nay thì số học sinh

– sinh viên đọc
nhiều, đọc thường Sinh viên vào thư viện để học tập, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị
cho việc thi kết thúc học phần sắp tới.
xuyên chiếm tỷ lệ
23%, số người thỉnh thoảng đọc là 54%, trong khi đó số lượng người hoàn toàn
không đọc là 23 % - một tỷ lệ khá cao. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8
– 10 % toàn học sinh – sinh viên của trường. Thư viện của trường chỉ có
khoảng gần 150 bạn đọc thường xuyên; từ khi thư viên được lắp hệ thống máy
vi tính thì số lượng bạn đọc vào thư viện có tăng lên nhưng không đáng kể, hầu
như các bạn vào
chỉ sử dụng
máy vi tính
phần lớn cũng
chỉ để online
các trang mạng
xã hội, có rất ít
học sinh – sinh
viên sử dụng
máy tính đúng
mục đích của
nó là tra cứu tài
thể nói, thói
Thực trạng hiện nay của thư viên là bàn ghế nhiều, nhưng người
quen đọc trong
đọc thì rất ít.
học sinh sinh
viên chưa được hình thành một cách vững chắc.
• Xu hướng đọc: Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc.
Giới trẻ là các bạn Thanh thiếu niên, là học sinh – sinh viên là đối tượng đang


SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


8

được hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai, nhưng lại có xu hướng đọc
những truyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành
mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập,
sách chữ ... . Xu hướng văn hóa nghe – nhìn đang có phần lấn lướt Văn hóa Đọc.
Thời gian dành cho lướt web, chơi game, xem truyền hình của các bạn học sinh,
sinh viên tương đối cao tới 56%. (Theo kết quả khảo sát về thực trạng văn hóa
đọc trong học sinh – sinh viên trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng hiện nay).
• Môi trường đọc: Môi trường đọc chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đọc đa
dạng, luôn thay đổi của học sinh – sinh viên. Thư viện, tủ sách của trường đã
phát triển nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng được các nhu
cầu đọc của
học sinh –
sinh
viên.
Sinh viên cần
vào thư viện
cần tìm đọc
những
đầu
sách
hay,
muốn tự tìm
những
đầu
sách cho riêng

mình, nhưng
thư
viện
trường
thì Khu vực để máy tính nhiều hơn số bàn đọc của học sinh – sinh
không
đáp viên.
ứng được nhu cầu đó của học sinh – sinh viên, lúc nào cửa kho sách cũng đóng.
Mỗi khi học sinh – sinh viên vào mượn sách thì phải tìm tên của sách đó, nhưng
các bạn lại cần nội dung của sách hơn là tìm tên sách, khi có tên sách thì không
biết nội dung trong sách là gì, như thế nào, nếu nhân viên thủ thư mang sách ra
không đùng với nhu cầu tìm kiếm của các bạn thì phải trả lại, rồi lại tìm kiếm
nữa, tốn kém thời gian. Phòng đọc của thư viên thì chỗ ngồi đọc sách còn ít, chủ
yếu là hệ thống bàn để máy vi tính, laptop, chiếm hơn 60% diện tích khu vực
đọc của thư viên.
• Việc giáo dục thói quen đọc, kỹ năng đọc: Giáo dục thói quen đọc, kỹ
năng đọc – một vấn đề có tính chất quyết định tới việc hình thành văn hóa đọc chưa được quan tâm. Gia đình, nhà trường, thư viện chưa phát huy được vai trò
quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng cũng như
định hướng đọc cho học sinh – sinh viên.

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


9

I.2.3: Nguyên nhân của thực trạng trên:
• Đất nước ta đang chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội
công nghiệp với cường độ làm việc, học tập, khối lượng công việc, kèm theo áp
lực mưu sinh đối với một số bạn gia đình khó khăn cũng như các bạn ở tỉnh về
thành phố để học … khiến cho thời gian rảnh rỗi để đọc không được nhiều;

• Giáo dục, đào tạo trong nhà trường chưa chú trọng đến việc hướng dẫn
học sinh, sinh viên phương pháp đọc sách, khai thác và sử dụng thông tin, đặc
biệt là các kỹ năng sử dụng thư viện phục vụ cho học tập, nghiên cứu ... . Yêu
cầu đọc sách chưa được coi là một điều kiện bắt buộc trong giảng dạy của giáo
viên, giảng viên và trong học tập của học sinh, sinh viên. Chương trình học
trong trường còn hơi nặng nề, tình trạng học thêm tràn lan, phải học môn này
môn kia để được cấp bằng sau khi ra trường, khiến cho học sinh – sinh viên
không có thời gian rảnh rỗi để đọc trong khi đó nhu cầu đọc của đối tượng này
rất lớn;
• Chất lượng các xuất bản phẩm chưa đảm bảo, do bị thương mại hóa, chạy
theo lợi nhuận. Mặt khác, cơ chế chính sách của Nhà nước đầu tư cho các tác giả
viết các tác phẩm đỉnh cao chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích được các tác giả
toàn tâm, toàn ý vào tác phẩm của mình v.v…;
• Lợi thế của văn hóa nghe – nhìn cũng là một trong những nguyên nhân là
“mờ” đi Văn hóa Đọc.
• Chính sách đầu tư của Nhà nước, cũng như Nhà trường để tạo điều kiện
cho Văn hóa Đọc phát triển chưa thỏa đáng, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ;
nhận thức của các ngành, các cấp về Văn hóa Đọc chưa đúng mức; đầu tư cho
hoạt động của thư viện còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.
• Sự “bùng nổ thông tin” cùng với sự phát triển vượt bậc và được ứng dụng
rộng rãi của công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ web đã giúp con
người có thể tiếp cận thông tin và tri thức thuận lợi, dễ dàng hơn, đa chiều hơn,
tuy nhiên vì sự lạm dụng quá mức của các bạn trẻ hiện nay, nhất là đối tượng
học sinh – sinh viên đã làm suy giảm văn hóa Đọc hiện nay.
• Ý thức của các bạn học sinh – sinh viên còn yếu kém, chưa quan tâm đến
vấn đề này một cách tích cực, các bạn còn thờ ơ đối với các hoạt động của
trường, cũng như các tổ chức xã hội khác tổ chức.
II. GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC:
II.1 Từ ý kiến của các bạn học sinh – sinh viên tham gia khảo sát:


SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


10

• Ban giám hiệu nhà
trường cũng như tổ chức
Đoàn thanh niên – Hội sinh
viên cần tổ chức nhiều ngày
hội sách, trao đổi sách, và
giới thiệu các đầu sách hay
rộng rãi đến các bạn học
sinh – sinh viên trong
trường. Tổ chức nhiều cuộc
thi về sách, thi trao đổi các
đầu sách hay giữa các bạn học sinh –sinh viên, hằng tháng cần tổ chức ít nhất 1
ngày đọc sách tại thư viện cho các bạn học sinh, sinh viên cùng tham gia.
• Cần đầu tư thêm nhiều đầu sách mới không chỉ là sách phục vụ cho việc
học tập, mà còn cần đầu tư thêm các đầu sách khoa học, văn hóa, truyện đọc cho
sinh viên giải trí sau những giờ học căn thẳng.
• Mượn sách ở thư viện cần cho sinh viên mượn sách tự do hơn, không nên
để phải tìm đầu sách sau đó nhờ thủ thư lấy giùm, gây bất cập, mất thời gian,
không thoải mái.
II.2: Giải pháp và hướng khắc phục:
• Đầu tư cho Văn hóa Đọc là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển
bền vững. Do vậy, để phát triển Văn hóa Đọc cần phải có sự cộng đồng trách
nhiệm của toàn xã hội; trong đó trách nhiệm của cá nhân, gia đình và nhà trường
giữ vai trò nòng cốt trong việc tạo ra và duy trì thói quen đọc của từng cá nhân
học sinh – sinh viên; Nhà trường có trách nhiệm bảo đảm nguồn lực, đồng thời
huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ

chức bên ngoài trong việc xây dựng môi trường đọc, tạo điều kiện cho các bạn
học sinh – sinh viên dễ dàng tiếp cận được với thông tin - tri thức ở mọi nơi, mọi
lúc.
• Lồng ghép, phối hợp việc thực hiện kế hoạch phát triển Văn hóa Đọc với
các kế hoạch có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, góp phần vào việc
thực hiện các mục tiêu phát triển của Nhà trường;
• Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành nội quy, quy định của Nhà
trường, việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân công trong việc triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển văn hóa đọc.
• Triển khai thường xuyên, liên tục các hoạt động truyền thông nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng, gia đình, cá nhân về vị trí, vai trò của Văn hóa

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


11

Đọc đối với sự phát triển của từng cá nhân, của cuộc xây dựng, phát triển đất
nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về chủ trương của Đảng,
pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến Văn hóa Đọc; về quyền và
trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo đảm
việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước liên
quan đến phát triển Văn hóa Đọc;
• Đẩy mạnh giáo dục, trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, định hướng, xu
hướng đọc lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên;
• Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát động phong trào đọc và
làm theo sách báo trong học sinh – sinh viên;
• Tuyên truyền giới thiệu quảng bá có định hướng các ấn phẩm có chất
lượng của Việt Nam, của nước ngoài để kích thích và định hướng nhu cầu đọc.
• Thực hiện đổi mới thực sự phương pháp giáo dục - đào tạo, quán triệt

phương châm lấy người học làm trung tâm ở mọi cấp học, trong đó đề cao tính
tự học, tự nghiên cứu, từng bước đưa nhiệm vụ phải đọc tài liệu tham khảo để
củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức của sách giáo khoa, giáo trình là yêu cầu
bắt buộc đối với học sinh, đặc biệt là sinh viên, từ đó hình thành thói quen đọc
cho đối tượng này;
• Đổi mới chương trình giáo dục – đào tạo, trong đó bổ sung chương trình
giáo dục kiến thức - kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thư
viện thành nội dung chính thức, bắt buộc trong chương trình học của các cấp
học, từ tiểu học đến đại học.
• Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện, hiện đại hóa
hoạt động thư viện theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông để liên kết các dịch vụ và tăng cường nguồn lực thông tin của thư viện
theo hướng chia sẻ nguồn lực giữa các loại hình thư viện;
• Xây dựng vốn tài liệu và nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng
đảm bảo việc tiếp cận được các nguồn lực một cách dễ dàng, đáp ứng nhu cầu
thông tin, học tập, giải trí trong học sinh – sinh viên;
• Phát triển các dịch vụ thư viện; tăng cường hướng dẫn sử dụng thư viện,
quảng bá nguồn lực thông tin, vốn tài liệu và dịch vụ thư viện; xem đây là một
trong những giải pháp mang ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển Văn hóa
Đọc trong học sinh – sinh viên hiện nay;

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


12

• Đề cao tính chủ động và trách nhiệm của từng ngành, lĩnh vực có liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ, xây dựng và phát triển
Văn hóa Đọc, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến Văn hóa Đọc thuộc
phạm vi trách nhiệm của ngành, đoàn thể, địa phương;

• Huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các dòng họ, cá nhân trong việc nâng cao nhận thức về vị trí,vai trò
của Văn hóa Đọc, trách nhiệm trong việc phát triển Văn hóa Đọc cũng như trong
việc hình thành và duy trì thói quen đọc, góp phần xây dựng phong trào đọc
sách trong xã hội, xây dựng thế hệ đọc tương lai;

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
• Chẳng khó gì để mỗi ngày chỉ tiêu tốn cho văn hóa đọc chừng 15-30 phút,
và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng quá đắt nếu nhìn vào những

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


13

cuộc chơi bạc triệu của không ít “cô chiêu, cậu ấm”, của những “quý ông, quý
bà”. Nhưng nói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay
nhất là đối tượng học sinh – sinh viên, một nhà phê bình văn học từng nói: ”Sự
thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất
là đọc những tác phẩm văn chương… Nói rõ hơn và cũng xót xa hơn, vì không
quan tâm đến chuyện đọc văn học trong nước và kể cả văn học dịch, nên những
người đọc trẻ đã tự chuốc lấy một hệ lụy nhãn tiền là nhiều người trong số họ đã
không thể viết tiếng Việt một cách trong sáng nữa, nghĩa là không thể sử dụng
tiếng mẹ đẻ thật thành thục như đúng ra, phải thế một cách mặc nhiên…”.
• Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động
không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một
trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- vấn đề
đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.
• Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con
đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là

một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng
cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với
văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần
tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI
liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời
rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca
vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông
khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
• Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi
mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ.
Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn
át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai
nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thong tin?
II. KIẾN NGHỊ:
• Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Trước hết, Ban giám hiệu nhà
trường cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hoá đọc trong giai
đoạn hiện nay để từ đó có những chủ trương, chính sách phát triển văn hóa đọc
cho học sinh – sinh viên trường một cách cụ thể thiết thực như:
o Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt
động cho thư viện và các hoạt động nhằm phát triển văn hoá đọc
cho học sinh – sinh viên.
o Xây dựng một chương trình giáo dục kĩ năng đọc giảng dạy trong
Trường học.

SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


14

o Xây dựng và hình thành đội ngũ các nhà giáo viết sách có chất

lượng cao.
o Khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà
nước và các tổ chức kinh doanh trên địa bàn thành phố tài trợ cho các hoạt
động phát triển văn hóa đọc cho học sinh – sinh viên trường.
• Đối với thư viện:
o Nâng cao chất lượng phục vụ: tăng thời gian mở cửa, hình thức và
phương thức phục vụ phải phong phú và đa dạng, loại hình tài liệu có sự
phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền,
giới thiệu sách, triển lãm sách cho học sinh – sinh viên, các cuộc thi đọc
sách dành cho thiếu nhi, hình thành thói quen đọc sách trong học sinh –
sinh viên…
o Thường xuyên bổ sung sách báo và cập nhật thông tin phục vụ bạn
đọc, có sự bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng, tiến hành việc nghiên
cứu nhu cầu đọc của bạn đọc một cách cụ thể, hệ thống để từ đó có thể đáp
ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc. Thư viện có thể xây dựng một bộ phận
chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa đọc cho học sinh – sinh
viên.
o Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện, tạo điều kiện để họ
được học tập nâng cao nghiệp vụ và hỗ trợ về vật chất cho các cán bộ thư
viện để họ yên tâm, phấn khởi và nhiệt tình công tác.
o Thư viện cần tiến hành mở lớp hướng dẫn sử dụng thư viện và
phương pháp đọc sách cho bạn đọc một cách định kì và liên tục.
• Đối với học sinh – sinh viên:
o Trước hết, mỗi cá nhân cần nhận thức được tầm quan trọng của
việc đọc sách báo đối với đời sống cũng như trong công việc học tập của
mình.
o Bản thân mỗi cá nhân học sinh – sinh viên cần có ý thức tạo thói
quen đọc sách báo để từ đó dành những thời gian cụ thể cho việc đọc sách
báo và tự ý thức việc nâng cao kĩ năng đọc của bản thân.
o Cần tự trau dồi kỹ năng đọc sách báo, khai thác thông tin hiệu quả

và hình thành lòng say mê đọc sách ở mỗi cá nhân, đặc biệt là đối tượng
thiếu nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3


15

2. />3. />4. />5. />6. />7. />
SV: Lê Văn Cường – 12CĐ-ĐT3



×