Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NGHIÊN CỨU VỂ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.56 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
---  ---

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VỂ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

SINH VIÊN : NGUYỄN HOÀNG NHẬT
LỚP : 12ĐT3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người
và mọi sinh vật sống trên Trái đất. Môi trường cung cấp cho ta
những điều kiện sống cơ bản như thức ăn, nước uống, không khí,
ánh sáng … Nếu không có một trong những điều kiện đó thì con
người và các sinh vật khác đều không thể tồn tại và phát triển được.
Bởi vậy, môi trường là một vấn đề to lớn và cực kỳ quan trọng của
toàn thể nhân loại.
Ô nhiễm môi trường là một vấn nạn lớn của toàn cầu, của mỗi
quốc gia trong thời đại văn minh này. Môi trường, khí hậu trái đất
đang thay đổi quá nhanh và theo chiều hướng ngày càng tiêu cực
hơn vì một bộ phận vô ý thức của xã hội loài người. Trong bối cảnh
toàn cầu hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhất là những nước
đang phát triển như ở nước ta hiện nay thì giải quyết ô nhiễm môi
trường là một vấn đề rất cấp bách, khó giải quyết nhất mà Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội,
dân sinh.


Bước vào thế kỷ 21, thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển
kinh tế, công thương nghiệp rất nhanh chóng. Song song với đó là hàng
loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành ven các con sông,
bờ kênh trong và ngoài thành phố. Người dân lao động các tỉnh đổ về
đây để tìm kiếm công ăn việc làm, tập trung sinh sống đông đúc ở
những khu đô thị, khu công nghiệp. Môi trường sống ở đây bị đe doạ,
trở nên ô nhiễm trầm trọng, hạ tầng cơ sở xuống cấp. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc này như nguồn ngân sách của Nhà nước có
hạn hay đầu tư không đúng mục đích, bị thất thoát, do dân cư tập trung
quá đông, không thể đáp ứng toàn diện các nhu cầu của mọi người, mặc
khác do sự thiếu ý thức của bộ phận người dân nơi đây như vứt rác, xác
động vật tuỳ tiện ( nhiều nhất là các Quận ven trung tâm, các chợ, nơi
buôn bán…) Vì thế môi trường và mỹ quan của thành phố Hồ Chí Minh
ngày càng xuống cấp một cách chóng mặt, đặt biệt là các vấn đề cấp
thoát nước, vệ sinh thực phẩm, nước sạch và rác thải đang có ảnh hưởng
lớn, tiêu cực đến sức khoẻ của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Xuất
phát từ những vấn đề thực tế như đã nói ở trên nên tôi quyết định chọn
đề tài ‘‘NGHIÊN CỨU VỂ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY”

2


2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí
Minh, lấy đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
và sinh vật sống nơi đây.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay và phương hướng, giải pháp để khắc phục.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên
cứu: Thực trạng ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
Khảo sát đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ
Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nơi đây.
Đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường
nơi đây.

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có
mối liên hệ gắn kết với nhau, bao quanh con người, mọi sinh vật tác
động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật sống.
Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác
nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
3


Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó
hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức
có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
Ô nhiễm môi trường đất


Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con
người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một
nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ
gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động
đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị
thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất
bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy
thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.

Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất
lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con
người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các
khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép
kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ
quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy
trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên,
gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương thì nguyên nhân

chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và
nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông
mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và
thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ;
nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven
sông.

4


Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó
chịu, giảm tầm nhin xa do bui. Hiện nay, ô nhiễm khí
quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí
quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu
đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai
thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng
thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các
chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại
tăng lên nhanh chóng.
Hàng năm có:
- 20 tỉ tấn cácbon điôxít
- 1,53 triệu tấn SiO2
- Hơn 1 triệu tấn niken
- 700 triệu tấn bụi
- 1,5 triệu tấn asen

- 900 tấn coban
- 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb)
và các chất độc hại khác.
Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn
sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt
động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có
trong khí quyển. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự
ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người.
Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng
và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải
vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC
đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí
quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp
50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon
tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng
bình lưu là 3%.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu
ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ
dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả
năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau.
Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn
ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng
khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng
0,30°C.Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn
130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị
khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu
5



học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như
con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện
tượng hiệu ứng nhà kính.

2. Thực trạng môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh
Cho đến thời điểm hiện tại, ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn
đề rất nhứt nhối và nan giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh
quan, đời sống, sức khoẻ của người dân và sinh vật, quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố
đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này nhưng không triệt
để và có chăng cũng là những giải pháp tình thế, đối phó, khiến
tình trạng ô nhiễm ở đây ngày càng trầm trọng.
Ô nhiễm kênh rạch có lẽ không còn xa lạ đối với người dân
thành phố Hồ Chí Minh và các Huyện vùng ven. Mặc dù chính
quyền đã treo băng rôn cấm đổ rác, ghi mức phạt và làm rào
chắn rất cao; nhưng rất nhiều đoạn kênh vẫn bị phủ một “thảm”
rác; thậm chí hàng lưới chắn bảo vệ còn bị một số người dân cắt
ra để bỏ rác. Rác nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh
biến thành ao tù, bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sôi của muỗi,
ruồi…

Nhiều con kênh trên địa bàn TP HCM đang bị ô nhiễm nặng nề…

6


Ô nhiễm kênh rạch đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân
nơi đây.
Ô nhiễm kênh rạch còn do nạn lấn chiếm lòng kênh để xây, mở

rộng nhà cửa khiến cho dòng kênh vốn nhỏ nay càng hẹp hơn,
làm giảm lưu lượng dòng chảy, gây ra hiện tượng ngập úng. Theo
thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, tính đến cuối
tháng 7/2012, có 41 vị trí kênh bị lấn, thậm chí có những con
kênh chính thức bị "chết" vì người dân san lấp để làm nhà ở. Các
tàu ghe neo đậu, các điểm mua bán dừa trên kênh cũng góp phần
làm dòng nước kênh tắc nghẽn. Khu vực cầu Tân Thuận trên kênh
Tẻ (Q.7), các tàu thuyền buôn bán ở khu vực bến Bình Đông,…
cũng như sinh hoạt của người dân ven kênh cũng là nguyên nhân
gây ra tình trạng này. Họ thường xả bỏ đồ ăn, thức uống,… thẳng
xuống kênh hoặc vứt đại trên bờ. Chưa hết, nhiều xe bán hàng
rong ở khu vực này cũng không ngần ngại đổ hết rác xuống kênh.
Mặc dù vẫn có thuyền đi vớt rác trên kênh định kỳ nhưng với tình
trạng vứt rác bừa bãi như vậy, con kênh khó có thể duy trì sự hồi
sinh một cách lâu dài.
Vấn đề khó khăn hiện nay là ý thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường vẫn còn hạn chế, tình trạng xả rác bừa bãi xuống
kênh rạch vẫn diễn ra thường xuyên làm cho công tác nạo vét, thu
gom rác trên kênh rạch mất rất nhiều kinh phí nhưng lại không
hiệu quả. Bên cạnh vấn nạn rác thải, các dòng kênh còn phải đối
7


mặt với nạn xả nước thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương
mại. Hiện TP vẫn chưa đánh giá được cụ thể có bao nhiêu cơ sở
trên địa bàn có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đạt tiêu chuẩn
và quy chuẩn.
Thống kê của Sở Tài Nguyên Môi trường TP.HCM, trong số 439
nguồn thải có lượng nước thải từ 50m3/ngày đêm trở lên cho
thấy: mới chỉ có 397/439 đơn vị có hệ thống XLNT. Đáng lưu ý

là vẫn còn gần 20% số đơn vị có chất lượng nước sau xử lý chưa
đạt quy chuẩn cho phép đối với chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ BOD5.
Hiện vẫn chưa thống kê được số nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường nước có lưu lượng nước thải nhỏ hơn 50m3/ngày
đêm.Thành phố đã thực hiện công tác di dời hơn 10 năm qua và
đã di dời được hơn 1.300 cơ sở vùng nội thành (tập trung tại các
quận 5, 6, 11) đến các khu công nghiệp. Hiện nay vẫn còn một số
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tồn tại trong khu vực nội thành và
thành phố đang lên kế hoạch, tiến độ thực hiện di dời.
Môi trường nước đang bị ô nhiễm bởi nước thải khu dân cư và
nước thải từ các khu công nghiệp là chủ yếu. Một bộ phận không
nhỏ cộng đồng dân cư không quan tâm đến việc xử lý nước thải
sinh hoạt, dẫn đến chất lượng nước kênh rạch thành phố càng ô
nhiễm. Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, kết quả
quan trắc các đoạn sông chính trong cả nước, nhiều chất ô nhiễm
trong nước có nồng độ vượt quá QCVN từ 1,5 – 3 lần. Còn tại các
khu vực hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vực nội thành
các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức QCVN
08:2008, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và
Coliforms. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do
nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia
tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực
khác.
Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24
Quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có
hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử lý sơ
bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Điều đáng lưu ý là
trong số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn
thải có lưu lượng nước thải từ 50m 3/ngày.đêm, đây là nguồn thải

đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm.

8


Cá chết hàng loạt do chất thải từ các nhà máy ngoại ô
thành phố Hồ Chí Minh.

Để đầu tư cho 1 hệ thống xử lí nước thải như thế này là rất lớn nên
ít có nhà máy nào bỏ tiền ra.

Vấn đề xử lí chất thải rắn từ lâu đã trở thành đề tài rất nóng tại nhiều
hội nghị cũng như các diễn đàn về môi trường ở thành phố Hồ Chí
Minh. Vấn đề này hiện đang gây bức xúc rất nhiều trong dư luận bởi
chính xác xử lí của các ban ngành còn quá eo hẹp, xử lí qua loa, tạm
thời.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất ít bãi rác, điểm xử lí rác thải
đúng chuẩn, hầu hết là bãi rác tạm thời, không xử lí gây ô nhiễm môi
trường không khí, đất, và nước ngầm…Chúng ta vẫn quá quan tâm
vào việc thu gom, lưu trữ rác mà chưa chú trọng đến ván đề xử lí,
chon lấp khoa học.

9


Bảng: Số lượng lao động thu gom rác các quận, huyện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh (năm 2010):
STT

Quận/Huyện


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Quận1
Quận2
Quận3
Quận4
Quận5
Quận6
Quận7
Quận8
Quận9
Quận10
Quận11
Quận12

Quận Phú Nhuận
Quận Bình Thạnh
Quận Tân Bình
Quận Tân Phú

Lao động (người)
Công lập
Dân lập
270
73
30
50
131
370
68
130
140
200
158
185
86
120
150
125
33
160
136
140
100
250

32
110
96
288
236
220
325
464
96
130

Song song với những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết
tình trạng ô nhiễm môi trường do thiên tai, bão lũ gây ra hằng
năm, chất thải y tế chưa qua xử lí cũng đang là mối đe doạ cho
môi trường. Dù chưa có số liệu thống kê nhưng vẫn không thể
xem thường tác hại của ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây
ra. Toàn thành phố hiện có hàng trăm bệnh viện lớn nhỏ nhưng
cũng chỉ có 1 vài bệnh viện có hệ thống xử lí chất thải y tế đạt
tiêu chuẩn.
3. Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm:
3.1 Sinh hoạt, hoạt động kinh tế hằng ngày
Chất lượng nước sông Sài Gòn, kênh Tàu Hủ… bị suy giảm bởi
rất nhiều nguồn thải như nước chảy tràn đô thị, nước thải từ các
khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy, bãi chôn lấp
rác, khai khoáng và hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp. Minh chứng rõ cho từng nguồn thải, ông Segimon Serrat
10


Serra, Chủ nhiệm dự án kiểm soát nguồn thải sông Sài Gòn cho

biết, với nguồn thải từ bãi chôn lấp rác, hiện bãi rác Gò Cát tác
động mạnh đến chất lượng nguồn nước. Bãi rác này có khu vực
cách ly rất hẹp lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra
sông là rất khó kiểm soát. Giao thông thủy cũng đang để lại
những tác động nặng nề cho chất lượng nước sông bởi liên tục
xảy ra các sự cố tràn dầu. Riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp
do quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa tác động đáng kể cho nguồn
nước.
Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là nước thải khu vực dân cư mà cụ
thể là nước thải sinh hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị.
Hiện diện tích bê tông hóa của thành phố ngày càng lớn nên
lượng nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất. Thay vào đó,
lượng nước này chảy tràn kéo theo tất cả chất thải trên bề mặt
đất xuống kênh rạch dẫn ra sông.
Kết quả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn, kênh Tàu
Hủ và một số nơi khác cho thấy, nồng độ vi sinh luôn luôn ở
mức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần.
Kế đến là chất COD, BOD. Kết quả này cũng đồng nhất với kết
quả đánh giá của Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc
gia TPHCM.
3.2 Hệ thống xử lí chất thải yếu kém
Theo thống kê của Hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng
năm lên đến hơn 156.000 tấn; trong đó, chất thải nguy hại y tế từ
các bệnh viện, cơ sở y tế chiếm 51.000 tấn, chất thải công
nghiệp nguy hại chiếm 80.000 tấn. Các hoạt động nông nghiệp
mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các chất tồn dư thuốc bảo
vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu.
Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và y tế hiện nay
chủ yếu là công nghệ đốt, hóa rắn, tái chế một phần và chôn lấp

an toàn, và chỉ 10% lượng rác thải này được xử lý triệt để.
Môi trường thành phố vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi
đã đến lúc báo động, đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng
các nguồn nước suy giảm mạnh. Ở nhiều đô thị, khu dân cư,
không khí bị ô nhiễm nặng, khối lượng phát sinh và mức độ
độc hại của chất thải ngày càng tăng, điều kiện vệ sinh môi
trường, cung cấp nước sạch không bảo đảm, tốc độcông
nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số đã gây áp lực lớn cho
công tác bảo vệ môi trường, nhất là ở các đô thị như thành phố
11


Hồ Chí Minh là một điển hình.
3.3 Ý thức người dân còn hạn chế
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung lao động từ khắp nơi
trên cả nước đổ về đây sinh sống. Vì thế việc kiểm soát và
nâng cao ý thức người dân vẫn đang là vấn đề khó khăn của
các cấp, các ngành.

Bụi, khí thải độc hại, nhớt đã qua sử dụng, thuốc bảo vệ thực
vật…. được người dân, người lao động xã thẳng ra môi trường,
vượt hàng trăm, hang ngàn mứ cho phép gây ra các hiệu ứng
tiêu cực ảnh hưởng về lâu dài tớ sức khoẻ của con người và
sinh vật sống nơi đây.

Khói bụi “ngợp trời” trong giờ cao điểm ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tác hại việc ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể tác động đến cơ thể con người trực
tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là do mỗi ngày con người sống
trong môi trường nước, không khí ô nhiễm, hít thở hoặc sử

dụng nguồn nước đã nhiễm chất thải độc hại. Còn gián tiếp là
thông qua chuỗi thực phẩm. Thực phẩm được chăm sóc bằng
nguồn nước ô nhiễm, sống trên môi trường đất nhiễm hóa chất
và đặc biệt thường xuyên được phun xịt hóa chất bảo vệ thực
vật không đảm bảo chất lượng, quy trình thời gian. Những chất
độc hại này trực tiếp hoặc gián tiếp đều đi vào trong cơ thể
người, tích tụ lâu dần sinh ra bệnh.

12


Trung bình mỗi năm cả nước có 200.000 người mắc bệnh ung
thư. Trong đó, 75.000 người chết vì bệnh này mỗi năm. Trên cả
nước cũng đã xuất hiện gần 100 làng ung thư. Không phải ngẫu
nhiên mà các cơ quan chức năng khẳng định ô nhiễm môi
trường đang là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng số
lượng bệnh nhân mắc các bệnh nan y mà đúc kết từ nhiều
nghiên cứu cho thấy, những căn bệnh nan y đó đều có sự liên
quan mật thiết đến các hóa chất độc hại nhiễm trong nguồn
nước, thực phẩm và không khí mà người bệnh tiếp xúc.
Chỉ có điều, cho đến khi phát hiện ra bệnh, người bệnh không
thể truy lại căn nguyên vì quá trình tích tụ chất thải độc hại đòi
hỏi trải qua khoảng thời gian khá lâu. Đây cũng chính là sự
thiệt thòi cho người bệnh trong việc đòi hỏi những quyền được
bồi thường liên quan đến việc tổn hại sức khỏe của mình.
Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên những tổn
hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng là sự thật không thể
chối cãi. Cách đây 10 năm, chúng tôi đã cùng với các cơ quan
chức năng, những người có trách nhiệm nhiều lần phản ánh vấn
đề này. Trong đó, đề xuất cần có những giải pháp xử lý doanh

nghiệp gây ô nhiễm mạnh mẽ hơn. Cần thay đổi quan điểm cho
rằng, phải hy sinh lợi ích môi trường cho phát triển kinh tế.
Phải nhìn nhận rằng, ô nhiễm môi trường chính là “sát thủ sinh
học”. Có những chất thải ô nhiễm có thể chuyển hóa hoặc cải
thiện theo thời gian hoặc có tác động của con người. Tuy nhiên
cũng có những chất thải tồn tại vĩnh viễn, gây tổn hại đến sức
khỏe cho nhiều thế hệ. Do vậy, những doanh nghiệp có hành vi
vi phạm môi trường thì không nên chỉ đơn thuần là bị xử lý vi
phạm hành chính mà cần phải bị truy tố trước pháp luật. Đáng
tiếc là cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để việc gây ô
nhiễm môi trường. Và nếu thực trạng trên không thể khắc phục
thì dù nhà nước có đầu tư xây dựng bao nhiêu bệnh viện cũng
không thể giải quyết hết tình trạng quá tải vốn đang ngày càng
trầm trọng tại các bệnh viện hiện nay.

13


Ô nhiễm môi trường đã và đang len lỏi vào từng ngóc ngách
của cuộc sống. Riêng tại TPHCM, vấn nạn ô nhiễm môi trường
đã trở nên rất đáng lo ngại. Cụ thể, về môi trường nước, tại các
điểm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai ở khu vực dùng
cho mục đích cấp nước, một số chỉ tiêu như DO, nồng độ dầu
và Coliform đều không đạt quy chuẩn cho phép. Trên các kênh
rạch nội thành, kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm
hữu cơ (BOD, COD) và Coliform hầu hết đều cao hơn quy
chuẩn nhiều lần.
Còn về môi trường không khí, ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan
ngại nhất trong đô thị. Chất lượng không khí ven đường luôn có
nồng độ bụi tổng cộng (TSP) dao động từ 0,44 – 0,65 mg/m³,

96% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn Việt Nam. Chưa hết,
ô nhiễm tiếng ồn cũng là một thông số ô nhiễm rất đáng lo ngại
khi có tới 100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn.
Thực trạng trên đang gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe
cộng đồng. Mối tương quan giữa ô nhiễm với sự gia tăng số
người mắc bệnh tại TPHCM, nhất là trẻ em đã được chứng
minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học.
5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện
với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi
ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã
hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình
thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với
thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi
trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước
chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy
chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết
quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo
vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái,
khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt
chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng,
cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác
có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân
bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với
14



môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng
bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng
sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và
tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ
tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy
mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế,
tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát
triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường,
sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát
triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi
giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc
làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Thứ tư: Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng
khí tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát
triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Tiếp
tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và
cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí
hậu toàn cầu; lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu với Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), xác định các giải
pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn lực cần
thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.


Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; Quy
hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2011 - 2015. Xác lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi
ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh
nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài
nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực
tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên
nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ
môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để
15


các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về
thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển,
đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa
chất và khoáng sản theo hướng giảm cơ chế “xin - cho”, tăng
cường áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản,
đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và lựa chọn
được tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt
động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao tính
thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý; tăng cường phân
cấp cho các địa phương quản lý khoáng sản; chú trọng thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật...Đồng thời, tiếp tục giảm
xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm bảo vệ và nâng cao
giá trị tài nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng
ngành công nghiệp khai khoáng ổn định, bền vững. Phát triển
kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.

Thứ bảy: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn
bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng
thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng
Bộ Luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công
bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo,
mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, con người đã đạt được những
thành tựu to lớn, vượt bậc trong rấtn hiều lĩnh vực. Con người
tự hào khi đã có thể thám hiểm vì sao và các hành tinh khác.
Internet đã kéo cả thế giới lại gần nhau hơn. Công nghệ sinh
học đã can thiệp vào bản đồ gen người. Con người đã biết
hưởng thụ cuộc sống, những tiện nghi chưa từngo ó, những
chiếc xe hơi, những ngôi nhà số, du lịch vũ trụ… Nhưng cung
cách đối xử với bà mẹ thiên nhiên thì đang đi xuống nhanh
chóng, con người đang can thiệp quá sâu vào thiên nhiên làm
cho thiên nhiên nổi giận gây cho con người vô vàn tai ương,
16


dịch bệnh.
Bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu rất quan trọng
để hướng đất nước tới phát triển bền vững. Công tác bảo vệ môi
trường tốt giúp môi trường trong lành và chất lượng cuộc sống
được nâng cao hơn.

Môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng kêu gọi mọi người
chúng ta phải ra sức bảo vệ và khắc phục những hậu quả bằng
những phương pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất.
2. Đề nghị

Đối với cơ quan chức trách thành phố Hồ Chí Minh
Các cơ quan ban ngành cần chú trọng việc cải thiện mảng xanh
đô thị, tạo nét đẹp đặc trưng cho thành phố, tăng diện tích phủ
xanh, xây dựng mỹ quan đô thị và không làm ảnh hưởng đến
quy hoạch đất và quy hoạch giao thông.
Khuyến khích các mô hình tự quản trong nhân dân, lựa chọn thí
điểm tại một số tuyến đường trong thành phố trước khi nhân rộng.

Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về môi trường
và tác hại của ô nhiễm môi trường. Cần khuyến khích và nhân
rộng những điển hình tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường.
Thành lập quỹ môi trường của thành phố, xây quỹ và tạo điều
kiện vận động nguồn tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi
trường trên địa bàn thành phố và các huyện vùng ven nhằm
giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
Đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố và sinh
viên trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng
Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thực trạng ô nhiễm môi
trường hiện nay. Phải có thái độ trách nhiệm về việc bảo vệ môi
trường. Là một bộ phận của tầng lớp trí thức của xã hội, sinh
viên cần phải tuyên truyền phổ biến về tác hại của ô nhiễm môi
17


trường với cộng đồng.


Các tài liệu đã tham khảo:








Sggp.org.com
Dothi.net
Baodatviet.vn
Vea.gov.vn
Baohaiquan.vn
Hoahocngaynay.com
Nguoiduatin.vn

Và một số nguồn tin khác.

18


Mục lục
Phần mở đầu

Trang

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu

1
2
2
2

Phần nội dung nghiên cứu
Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm không khí
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở tpHCM
Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm
Sinh hoạt, hoạt động kinh tế hằng ngày
Hệ thống xử lí chất thải yếu kém
Ý thức người dân còn hạn chế
Tác hại việc ô nhiễm môi trường
Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
Đề nghị
Đối với cơ quan chức trách thành phố Hồ Chí Minh
Đ ối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố
và sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng

3
3
3
4

4
6
11
11
12
12
13
15
18
18
19

19


20



×