Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG JAK - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 50 trang )

Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CÔNG NGHỆ MAY – THỜI TRANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HỒNG THẢO
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN BẠCH CẨM DUNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ MAY
ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG JAK - 2014

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CÔNG NGHỆ MAY – THỜI TRANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HỒNG THẢO
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN BẠCH CẨM DUNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ MAY
ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG JAK - 2014



YÊU CẦU:

 1 QUYỂN ĐỒ ÁN
 1 SẢN PHẨM THẬT
 1 BỘ RẬP MỎNG TỶ LỆ 1: 1
 1 BỘ BẢN RẬP NHẢY SAI TỶ LỆ 1: 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Bạch Cẩm Dung – giảng
viên bộ môn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành cuốn đề án này. Xin chân
thành cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp mình trong
suốt quá trình thực hiện đồ án môn công nghệ may này. Cảm ơn nhà trường đã
tạo điều kiện, cơ sở để em có thể thực hiện được đồ án này. Cũng thông qua việc
thực hiện cuốn đồ án này, em đã tích lũy thêm được một số kiến thức, kinh
nghiệm, hỗ trợ cho em trong quá trình thực tập sắp tới và công việc chuyên môn
sau này.
Trong quá trình thực hiện cuốn đồ án công nghệ may này không tránh khỏi
những sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo



Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học


GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Chương I – Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị nguyên phụ liệu
2. Nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
3. Nghiên cứu độ co cơ lý và tính chất của nguyên phụ liệu
Chương II – Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
1. Nghiên cứu mẫu
2. Thiết kế mẫu
3. Chế thử mẫu
4. Nhảy mẫu
5. Cắt mẫu cứng
6. Giác sơ đồ
7. Ghép tỉ lệ cỡ vóc
Chương III – Chuẩn bị sản xuất về công nghệ
1. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm
2. Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
3. Bảng định mức nguyên phụ liệu
4. Bảng quy trình may sản phẩm
5. Bảng sơ đồ nhánh cây
6. Bảng thiêt kế dây chuyền công nghệ
Chương IV: Công đoạn cắt
1. Trải vải
2. Cắt vải
3. Đánh số - bóc tập – phối kiện
Chương V: Triển khai sản xuất (Công đoạn may)
1. Kiểm tra bán thành phẩm
2. Bố trí lao động trong chuyền
3. Điều động rãi chuyền
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo



Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Chương VI: Công đoạn hoàn thành sản phẩm
1. Vệ sinh công nghiệp sản phẩm
2. Kỹ thuật ủi sản phẩm
3. Quy cách bao gói – đóng kiện
Chương VII: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
1. Nhiệm vụ của phòng KCS
2. Nguyên tắc kiểm tra
3. Nội dung kiểm tra
4. Phương pháp kiểm tra
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Công nghệ may trang phục 2,3: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự
Trọng

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

1. Lý do chọn đề tài:
Trước tình hình phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các quy trình
công nghệ trở nên phức tạp, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm theo đó mà
ngày càng phong phú. Bên cạnh tính ứng dụng của khoa học kỹ thuật, quy mô

chất lượng và số lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu, thiết
kế và tổ chức thực hiện. Với mục tiêu đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình sản
xuất hàng hóa, an toàn về chất lượng sản phẩm, đồng thời đáp ứng đúng thời hạn
của một lô hàng sản xuất, các cơ quan xí nghiệp, nhà máy đã tiến hành thực hiện
quá trình sản xuất dựa trên đồ án sản xuất đề thuận tiện cho việc điều hành dây
chuyền sản xuất cũng như xử lý những vấn đề nảy sinh trong suốt quá trình sản
xuất.
2.

Phạm vi nghiên cứu:

Vì điều kiện thời gian cho phép khá hạn hẹp, cơ sở vật chất trong nhà trường
còn chưa hoàn thiện, do vậy đồ án này chỉ áp dụng thực hiện cho việc sản xuất
một mã hàng cố định JAK-2014. Đồ án này sơ lược về quy trình sản xuất áo
jacket nữ một lớp. Phạm vi nghiên cứu chỉ được gói gọn trong nội dung những
học phần đã được tiếp nhận ở các học kỳ trước, chưa ứng dụng rộng rãi vào dây
chuyền sản xuất quy mô lớn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo dựa trên những tài liệu có sẵn do nhà trường và quý thầy cô cung
cấp;
- Thu thập tài liệu từ công ty;
- Dựa trên những kiến thức tích lũy được suốt quá trình học tập tại trường.
- Dựa trên sự hỗ trợ đắc lực của bạn bè trong lớp.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của môn học, tạo ra sản phẩm jacket đúng với quy trình
sản xuất ngoài thực tế.

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo



Đồ án môn học

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

CHƯƠNG 1 – CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
1. Tầm quan trọng của công tác chuẩn bị sản xuất nguyên phụ liệu:
Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất. Công tác
chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu tốt giúp cho quá trình sản xuất được an
toàn, năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên phụ liệu, đảm bảo chất lượng sản
xuất.
2. Nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:
- Nguyên tắc này được tiến hành theo sơ đồ sau:

Nhập
nguyên
phụ liệu cùng
các biên bản có
liên quan

Phá kiện

Kiểm tra đo


Giải

trước 3

đếm nguyên

nguyên

ngày

phụ liệu

liệu còn thiếu

Đạt yêu
cầu

Nhập
kho

quyết
phụ

Chưa đạt
yêu cầu

Ghi rõ
nguyên nhân
sai hỏng


3. Nghiên cứu độ co cơ lý và tính chất của nguyên phụ liệu :
a/ Nghiên cứu về tính chất:
- Vải chính được cấu tao bởi: vải thun .
- Vải phối được cấu tạo bởi: vải nỉ.
b/ Nghiên cứu độ co cơ lý:
b.1. Khái niệm:
- Độ co là tỷ lệ phần trăm độ gia tăng hoặc giảm đi chiều dài một kích thước so
với kích thước ban đầu sau 1 quá trình giặt ủi.
b.2. Ví dụ:
b.2.1/ Độ co giặt:
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

- Chiều dài của mẫu trước khi giặt là 100cm, sau khi giặt là 99,5cm. Độ co sau
khi giặt là:
R = (Lo – L/Lo) * 100%
= ( 100 – 99,5/100) * 100%
=
0,5%
Trong đó:
R: Độ co rút sau khi giặt
Lo: chiều dài của mẫu trước khi giặt (cm)
L: Chiều dài của mẫu sau khi giặt (cm)
b.2.2/ Độ co do nhiệt:
- Chiều dài trước khi ủi là 100 cm, chiều dài sau khi ủi là 99,3%. Độ co rút sau
khi ủi là:

R = ( Lo – L/Lo) * 100%
= ( 100 – 99,3/100) * 100%
=
0,7%
Trong đó:
R: Độ co rút sau khi ủi
Lo: Chiều dài của mẫu trước khi ủi (cm)
L : Chiều dài của mẫu sau khi ủi (cm)
b.2.3/ Độ co do may:
- Chiều dài của mẫu trước khi may là 100cm, chiều dài của mẫu sau khi may là
99,8%. Độ co của mẫu sau khi may là:
R = (Lo – L/Lo) * 100%
= ( 100 – 99,8/100) * 100%
=
0,2%
Trong đó:
R: Độ co rút
Lo: chiều dài của mẫu trước khi may (cm)
L: chiều dài của mẫu sau khi may (cm)

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

CHƯƠNG II – CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ
Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất phần lớn phụ thuộc vào công tác chuẩn
bị sản xuất về thiết kế. Quy trình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ngiên cứu mẫu

Thiết kế mẫu

Chế thử mẫu

Nhảy mẫu

Cắt mẫu cứng

Giác sơ đồ

Ghép tỉ lệ cỡ vóc

1. Nghiên cứu mẫu:
Khi nghiên cứu mẫu cần chú ý:
 Kết cấu của sản phẩm, số lượng chi tiết của sản phẩm
 Quy cách lắp ráp của sản phẩm
 Thông số kích thước
 Nguyên phụ liệu

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Bảng thống kê số lượng chi tiết:
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12
13

TÊN CHI TIẾT
Thân trước
Thân sau
Tay áo
Nón áo
Ve áo
Bâu áo
Cơi túi
Đáp túi
Lót túi
Dây viền nón
Dây viền tay
Dây viền thân trước

SỐ LƯỢNG CHI TIẾT
VẢI CHÍNH
VẢI PHỐI

2
1
2
2
2
2
2
2
2
4
1
2
4

Bảng thống kê thông số kích thước thành phẩm
ST
TÊN SỐ ĐO
T
I – Thân trước
Dài áo
1
2
3
4
5

Ngang ngực
Hạ nách
Ngang mông


Ve áo

6

Cơi túi

7

Đầu bo

VỊ TRÍ ĐO
Đo từ chồm vai thân trước
đến bo lai
Đo từ đường tra dây kéo
đến gần nách
Đo từ điểm xuôi vai đến
ngực
Đo từ đường tra dây kéo
đến sườn hông
Từ đầu cổ đo vào
Từ đường tra dây kéo đo
vào
Dài ve áo
Rộng miệng túi
Dài miệng túi
Phía trên cách sườn
Phía dưới cách sườn
Cạnh dưới cách lai
Rộng bo
Dài bo


II – Thân sau
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo

KÍCH THƯỚC (CM)
S
M
L
XL
57

59

61

63

22,5

23

23,5

24

15,5

16

16,5


17

23

23,5

24

24,5

4,5

5

5,5

6

5,5

6

6,5

7

51
2
11

10
6,5
8
6
7

53
2
11
10
6,5
8
6
7

55
2
11
10
6,5
8
6
7

57
2
11
10
6,5
8

6
7

SAI SỐ


Đồ án môn học

1
2
3
4

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Dài áo
Ngang vai
Ngang ngực
Ngang mông

III – Tay áo
Dài tay
1
2

Hạ nách tay
Rộng nách
3
tay
4 Rộng cửa tay

IV – Nón áo
1 Cao nón
2

Rộng nón

Đo từ đầu vai đến hết bo
lai
Đo từ đầu vai trái sang đầu
vai phải
Đo từ nách trái sang nách
phải
Đo từ sườn trái sang sườn
phải

61

63

65

67

32

33

34

35


45

46

47

48

45

46

47

48

54

56

58

60

8,4

8,6

8,8


9

21

21,5

22

22,5

20

21

22

23

29
20
17,5

30
21
18

31
22
18,5


32
23
19

Đo từ đầu tay đến bo lai
tay
Đầu tay đến ngang nách
Đo từ sóng tay đến gầm
nách
Đo vòng quanh cửa tay
Đo từ cổ đến đỉnh dầu
Rộng đầu má nón
Rộng chân má nón

2. Thiết kế rập mẫu:
Cơ sở thiết kế mẫu:
 Dựa vào tài liệu kỹ thuật
 Dựa vào mẫu chuẩn
 Dựa vào kinh nghiệm chuyên môn

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC (Đơn vị: cm)
Mã hàng: JAK - 2014
STT

CHI TIẾT ĐO

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

Dài áo
Ngang vai
Vòng ngực
Vòng cổ
Vòng nách
Vòng mông
Dài tay
Cửa tay
Cao nón
Vòng đầu

SIZE
S
59
32
84
32
35
88
54
20
29

40

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo

M
61
33
86
33
36
90
56
21
30
42

L
63
34
88
34
37
92
58
22
31
44

XL
65

35
90
35
38
94
60
23
32
46


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Công thức thiết kế:
a/ Thân trước:
Từ biên vải đo vào 1,5 cm làm đường tra dây kéo, biên vải quay về phía người
cắt
AB: Dài áo = số đo – 6 cm (bo lai) – 2 cm (chồm vai) = 53 cm
AC: Ngang vai = ½ vai – 0,5 cm = 16 cm
CC1: Hạ vai = 4 cm
AA1: Vào cổ = 1/6 cổ = 5,5 cm
AA2: Hạ cổ = 1/6 cổ + 0,5 cm = 6 cm
C1D1: Hạ nách = ½ nách – 2 cm = 16 cm
DD2: Ngang ngực = ¼ ngực + 1,5 cm ( cử động )= 23 cm
D1D3: Vào nách = 2cm
BB1: Ngang mông= ¼ mông + 1cm (cử động)= 23,5 cm
BB2: Sa vạt = 1cm
B1B3: Giảm lai = 1cm

Giảm sườn = 1cm

♦ Ve áo:
A1V = 5 cm
DJ = 6 cm
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

EQ = 6 cm
Nối 3 điểm V, J, Q ta được ve áo  Từ JQ đánh cong 1,5 cm
b/ Thân sau:
AB: Dài áo = số đo + 2 cm (chồm vai) - 6 cm (bo lai) = 57 cm
AC: Ngang vai = ½ vai + 0,5 cm = 17 cm
AA1: Vào cổ = 1/6 cổ + 1 cm = 6,5 cm
AA2: Hạ cổ = 2 cm (chồm vai) + 1 cm = 3 cm
CC1: Hạ xuôi vai = 4 cm
C1D1: Hạ nách = ½ nách + 2 cm = 20 cm
DD2: Ngang ngực = ¼ ngực + 1,5 cm( cử động ) = 23cm
D1D3: Vào nách = 1 cm
BB1: Ngang mông = ¼ mông + 0,5 cm (cử động) = 23 cm
B1B3: Giảm lai = 1cm
Giảm sườn = 1cm

c/ Tay áo:
AB: Dài tay = số đo - 6cm ( bo lai )= 50 cm
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo



Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

AC: Hạ nách tay = 1/10 ngực = 8,6 cm
CC1: Ngang nách tay = ¼ ngực = 21,5 cm
BB1: Rộng cửa tay = ½ số đo + 0,5 cm = 11 cm
AA1 = 2cm
Nối C1 và A3 chia làm 3 đoạn bằng nhau
Đoạn phía trên C1 đánh cong 0,3 cm. Đoạn phía điểm A đánh cong 1,5 cm
B1B2: Giảm sườn = 0,5 cm
(Điều chỉnh đường cong của nách tay sao cho khớp với nách thân)

d/ Nón áo:
AC: Cao nón = 30cm
CD: Rộng đầu má nón= ½ số đo vòng đầu = 21cm
AA 1 = 2 cm
A1A2 = 3,5cm
A2 B= 17,5 cm  chia làm 3 đoạn bằng nhau rồi đánh cong 0,5 cm
CE=CF= 12cm
 đoạn A2F đánh cong 0,5 cm
DQ= 1cm
QP= 2cm  nối điểm B và P lại với nhau
I là trung điểm của EF
J là trung điểm của CI
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo



Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

 nối các điểm P, Q, E, J, F, A2 lại với nhau và đánh cong

f/ Cơi túi:
Rộng cơi = 2cm
Dài cơi = 11 cm
g/ Đáp túi:
Rộng đáp = 6cm
Dài túi = 13 cm
Lưu ý: Khi thiết kế mẫu phải dựa trên các nguyên tắc sau:
● Mẫu thiết kế phải đảm bảo đúng thông số kích thước
● Mẫu thiết kế các chi tiết lắp ráp phải khớp nhau
● Mẫu thiết kế phải phù hợp với tính chất nguyên liệu
● Mẫu phải phù hợp với sản xuất công nghiệp
3. Chế thử mẫu:
- Dùng mẫu mỏng đã thiết kế các chi tiết của sản phẩm đặt lên vải rồi cắt ra bán
thành phẩm , may thử đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu chuẩn.
- May mẫu thử để kịp thời phát hiện ra những sai sót, bất hợp lý của mẫu mỏng
nhằm kịp thời điều chỉnh đảm bảo sự an toàn cho quá trình sản xuất.
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

- Thông qua quá trình may mẫu, ta nghiên cứu ra quy các may, những thao tác

tiên tiến.
- Để làm mẫu chuẩn cho quá trình sản xuất.
- Ngoài ra, giúp ta khảo sát được định mức nguyên phụ liệu, xác định thời gian
hoàn thành từng bước công việc và thời gian hoàn thành sản phẩm.
4. Nhảy mẫu:
Công đoạn này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giác sơ đồ và sản xuất sản
phẩm
◄ Cách tiến hành:
Thông thường ta nhảy cỡ trước, nhảy vóc sau, khi nhảy mẫu cần xác định theo 3
yếu tố sau:
 Bảng thông số kích thước của các cỡ vóc
 Hai trục dọc và ngang: căn cứ vào 2 trục để ta di chuyển các điểm chủ yếu
của mẫu
 Xác định cự li dịch chuyển của các điểm chủ yếu trên mẫu, cự li này phụ
thuộc:
+ Sự biến thiên của các cỡ
+ Phụ thuộc vào công thức chia cắt thiết kế
+ Cự li dịch chuyển của các điểm chủ yếu trên mẫu
Bảng biến thiên và cự ly dịch chuyển giữa các size
∆: Độ biến thiên thông số kích thước giữa các size
δ: Cự ly dịch chuyển giữa các điểm chính trên mẫu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

TÊN SỐ ĐO
Dài áo
Vòng cổ
Vòng ngực
Ngang vai
Vòng nách
Vòng mông
Dài tay
Cửa tay
Cao nón

MS

-2
-1
-2
-1
-2
-2
-1
-1
-1

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo

Δ
-2
-0,17

-0,5
-0,5
-1
-0,5
-1
-0,5
-1

ML

2
1
2
1
2
2
1
1
1

δ
2
0,17
0,5
0,5
1
0,5
1
0,5
1


M  XL

δ
4
4
2
0,34
4
1
2
1
4
2
4
1
2
2
2
1
2
2


Đồ án môn học

10
11

Rộng má nón

Rộng chân nón

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

-1
-0,5

-1
-0,5

1
0,5

Thân trước X 2

Thân sau X 1

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo

1
0,5

2
1

2
1


Đồ án môn học


GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Tay áo X 2

Nón X 4 – lót X 4 – cơi X 2– đáp X 2
5. Cắt mầu cứng:
Dùng bộ mẫu mỏng đã thiêt kế, sao lại trên giấy cứng, sau đó cung cấp cho bộ
phận cung cấp cho bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may và lưu
lại phòng kỹ thuật.
6. Ghép tỉ lệ cỡ vóc:
Ghép tỉ lệ cỡ vóc nhằm mục đích:
 Tiết kiệm nguyên phụ liệu
 Tiết kiệm thời gian
SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

 Tiết kiệm số sơ đồ phải giác
Sử dụng phương pháp trừ lùi để ghép tỉ lệ cỡ vóc. Một bàn cắt tối đa là 60 lớp
và tối đa là 4 sản phẩm trên 1 sơ đồ.
Bảng sản lượng ( Mã hàng JAK 2014 )
Size
Màu
I
II
Tổng cộng

Màu I:

S

M

L

XL

Tổng cộng

180
120
300

240
300
540

240
300
540

180
120
300

840
840

1680

Sơ đồ 1:
S + M + L + XL = 180 lớp = 3 bàn
180 lớp x 4 = 720 sản phẩm
Sơ đồ 2:
M + L = 60 lớp = 1 bàn
60 lớp x 2 = 120 sản phẩm
Màu II:
Sơ đồ 1:
S + M + L + XL = 120 lớp = 2 bàn
120 lớp x 4 = 480 sản phẩm
Sơ đồ 2:
M + L = 180 lớp = 3 bàn
180 lớp x 2 = 360 sản phẩm
Kết luận: Mã hàng JAK 2014 với yêu cầu là 1680 sản phẩm. Ta ghép được :
Màu I là 2 sơ đồ với tổng sản lượng là 840 sản phẩm
Màu II là 2 sơ đồ với tổng sản lượng là 840 sản phẩm

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Bảng tác nghiệp giác – cắt: 60lớp/bàn
STT LOẠI SƠ ĐỒ
1
2


MÀU

SỐ SP/

SỐ

SỐ BÀN SỐ LƯỢNG



3

720

S + M + L + XL

I

4

LỚP
180

S + M + L + XL

II

4


120

2

480

M+L

I

2

60

1

120

M+L

II

2

180

3

360


9

1680

TỔNG CỘNG

SP

7. Giác sơ đồ
▼ Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật giác sơ đồ:
STT

TÊN CHI TIẾT

SỐ

QUY ĐỊNH

LƯỢNG

GIÁC

YÊU CẦU KỸ THUẬT
Phải giác đúng canh sợi,

1

Thân trước

2


Canh sợi dọc

không chênh lệch, số lượng
đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

2

Thân sau

1

Canh sợi dọc

không chênh lệch, số lượng
đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

3

Tay áo

2

Canh sợi dọc

không chênh lệch, số lượng
đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,


4

Ve áo

2

Canh sợi dọc

không chênh lệch, số lượng
đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

5
6

Nón áo
Cơi túi

4
2

Canh sợi dọc
Canh sợi ngang

không chênh lệch,
Số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,
không chênh lệch,


SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,
7

Đáp túi

2

Canh sợi ngang

không chênh lệch,
số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

8

Lót túi

4

Canh sợi ngang

không chênh lệch,

số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

9

Dây viền TT

4

Canh sơi ngang

không chênh lệch,
số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

10

Dây viên TS

2

Canh sợi ngang

không chênh lệch,
số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

11

Dây viền tay


2

Canh sợi ngang

không chênh lệch,
số lượng đầy đủ
Phải giác đúng canh sợi,

12

Dây viền nón

1

Canh sợi ngang

không chênh lệch,
số lượng đầy đủ

Dài sơ đồ 1 = 4,108 m

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Dài sơ đồ 2 = 2,205 m


Keo

CHƯƠNG III – CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ
Quy trình về chuẩn bị công nghệ

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


Đồ án môn học

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Xây dựng bộ tài liệu kỹ
thuật

Thiết kế chuyền

Bố trí mặt bằng phân
xưởng
Một tài liệu kỹ thuật phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
 Tiêu chuẩn kỹ thuật
 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
 Bảng định mức nguyên phụ liệu
 Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật giác sơ đồ
 Bảng quy trình cho phân xưởng cắt
 Bảng quy cách may sản phẩm
 Bảng quy trình may sản phẩm
 Bảng sơ đồ nhánh cây
 Bảng thiết kế chuyền

 Bảng bố trí mặt bằng phân xưởng
 Bảng quy cách cho phân xưởng đóng gói
 Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng

SVTH: Trương Thị Phương Hồng Thảo


×