Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hàng hóa công cộng, chịu sự quản lý của nhà nước xét theo góc độ lý thuyết kinh tế và quá trình này được tôi chia thành ba giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.72 KB, 18 trang )

Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁ
NHÂN..................................................................................................................4
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY............9
PHẦN III: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC.......................12
I. Vai trò của nhà nước trong Giáo dục..........................................................12
II. Một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục ở Quảng
Ninh................................................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................17

1
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của giáo dục cũng được
coi là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề
cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại
hàng hóa thông thường. Điểm khác biệt của giáo dục ở chỗ, nó là một loại hàng
hóa công cộng, mọi người đều có thể dùng chung một chương trình giáo dục,
nhưng tri thức chung của nhân loại, và do vậy nhu cầu được hưởng thụ ngày
càng tăng. Giáo dục cũng có tính chất của phương tiện sản xuất, có nhiều bất


đối xứng thông tin, ngoại tác tích cực và còn có thuộc tính xã hội, nhưng lại
không bị tác động bởi năng suất lao động. Quan trọng hơn, giáo dục là công cụ
hữu ích để thực hiện phân phối lại thu nhập, và đây là chức năng bao trùm, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển, hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và
tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước là người tham gia lớn nhất và
đóng vai trò quan trọng nhất, vừa là nhà quản lý toàn bộ nền kinh tế và vừa làm
nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã hội. Trong vai trò sản xuất, Nhà
nước luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, trong những lĩnh vực
đầu tư mạo hiểm và khả năng đầu tư vốn ban đầu lớn nhưng thu hồi chậm. Sụp
đổ của thị trường trong lĩnh vực giáo dục, có thể dẫn đến phá sản cả một hệ
thống kinh tế xã hội, vì vậy rất cần một hệ thống đại học công lập mạnh tồn tại
song song cùng với các trường tư thục.
Trong vai trò quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà
nước là tạo ra những cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo được xã
hội hóa. Hoạt động “phi lợi nhuận” đóng một vai trò rất tích cực trong Giáo dục
của các nước tiên tiến, nhưng hầu như còn xa lạ trong các chủ trương nghiên
cứu về giáo dục ở Quảng Ninh. Chính sách tạo thêm các nguồn cung ứng dịch
vụ giáo dục không dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước là chính sách về hoạt
động phi lợi nhuận. Đây là một điểm khác biệt cơ bản, trường học là nơi cung
cấp hàng hóa giáo dục cho xã hội nhưng lại không hoạt động theo Luật doanh
nghiệp. Kinh nghiệm của thế giới chỉ ra rằng, số lượng vượt trội các trường đại
học công lập và đại học phi lợi nhuận của các nước tiên tiến cho thấy cổ phần
hóa không phải là khuynh hướng tất yếu cho phát triển đại học.
Do vậy, những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới
được nghiên cứu rất thấu đáo, cẩn trọng và mang tính khoa học toàn diện. Một
chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích nhận được của cả xã hội sẽ
tăng lên trong tương lai, ngược lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong giáo dục thì kết
quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục
quốc dân, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa,

cũng như tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc. Hiểm nguy ấy không nhìn
2
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

thấy được trước mắt, mà cái giá vô cùng đắt của nó, có thể nhiều thế hệ mai sau
mới trả được. Dù nền kinh tế có tăng trưởng đến đâu thì cũng không thể dùng
tiền để “mua” được một hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân
văn, dân tộc, khoa học và hiện đại mà toàn xã hội mong đợi./.
Tôi đã tìm hiểu đề tài : “ Hàng hóa công cộng, chịu sự quản lý của nhà
nước xét theo góc độ lý thuyết kinh tế và quá trình này được Tôi chia thành ba
giai đoạn”:
+ Phần I: Giới thiệu về hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân
+ Phần II: Giáo dục là hàng hóa công cộng
+ Phần III: Vai trò của nhà nước trong Giáo dục
Trong quá trình làm bài, trình độ còn hạn chế nên bài thảo luận của nhóm
1 Tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn để bài thảo luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công


Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HÓA CÔNG
CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁ NHÂN
1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của hàng hóa công
1.1 Khái niệm:
Hàng hóa công cộng là nhưng loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lơi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng
đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
1.2 Đặc điểm và thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng:
Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, là tính không cạnh tranh hay còn gọi là tính dùng chung trong tiêu
dùng. Dùng chung là nếu một người tiêu dùng hàng hóa đó thì một người khác
cũng có thể tiêu dùng nó cùng lúc mà không làm tăng thêm chi phí để cung cấp,
cũng không làm thay đổi mức độ thỏa mãn của người thứ nhất.
Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều được hưởng giá trị sử
dụng của nó. Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân. Chẳng hạn một cái áo
người này đã mua và tiêu dùng thì người khác không thể mua và tiêu dùng nó
nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất cứ
cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng hay nói cách khác, chi phí
biên phục vụ cho một người tiêu dùng mới là bằng không.
Thứ hai, là tính không loại trừ. Điều này có nghĩa là nếu người thứ nhất
đang tiêu dùng hàng hóa thì cũng không ngăn cản được người thứ hai tiêu dùng
nó, hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó.
Ví dụ, quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo
vệ những người có đóng góp quỹ quốc phòng và không bảo vệ những người
không đóng quỹ. Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân. Nhà hát có thể loại trừ
những người không mua vé nhưng trường hợp ngọn hải đăng được dùng để
cảnh báo cho tàu thuyền lại khác. Nếu công ty tàu biển xây dựng một ngọn hải
4

Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

đăng để cảnh báo cho tàu thuyền của mình nhưng nó không thể dễ dàng loại trừ
các chủ thuyền khác được hưởng lợi từ ngọn hải đăng đó.
Tuy nhiên, hiện nay việc dẫn dắt tàu thuyền bằng vệ tinh thì lại khác; vệ
tinh có thể loại trừ không dẫn dắt những tàu thuyền không chịu nộp chi phí.
+ Thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng:
- Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Khi có
thêm một người tiêu dùng sử dụng hàng hóa thì cũng không làm ảnh hưởng đến
lợi ích của những người đang tiêu dùng hàng hóa này.
Ví dụ: Công viên công cộng là nơi dành cho mọi người vào với nhiều
mục đích khác nhau như thư giãn, tập thể dục, trò chuyện … Nếu như có thêm
những người vào hay ra khỏi công viên thì cũng không ảnh hưởng đến lợi ích
của những người khác.
- Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ, tức là không thể loại trừ hoặc
rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiên cho
việc tiêu dùng của mình.
HHCC mang đầy đủ hai đặc tính trên thì gọi là HHCC thuần túy. Trên thực
tế có rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn cả hai thuộc tính nói trên. Đa số các
HHCC chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau.
Những hàng hóa đó họi là HHCC không thuần túy. Tùy theo mức độ tào ra
ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa và tùy theo khả năng có thể
thiết lập cơ chế để mua bản quyền sủ dụng hàng hóa này mà HHCC không
thuần túy được chia làm hai loại:
+ HHCC có thế tắc nghẽn là hàng hóa mà khi có thêm nhiều người sủ dụng

chúng thì có thể gây ra ùn tắc khiến lợi ích cảu những người tiêu dùng trước đó
bị giảm sút.
Ví dụ xe bus công cộng khi có quá nhiều người sủ dụng có thế gây ra quá
tải, chén lấn làm lợi ích của người sử dụng bị giảm đi.
5
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

+ HHCC có thể loại trừ bằng giá là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo
ra có thể định giá. Ví dụ: Lập các trạm thu phí ở các trục đường quốc lộ.
1.3 Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy
Để hiểu tác động dùng chung và không loại trừ theo đúng nghĩa của nó, các
nhà kinh tế học đưa ra khái niệm hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa
công cộng không thuần túy.
Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa có đầy đủ hai đặc điểm nêu trên:
không cạnh tranh và không loại trừ. Đây là hàng hóa có thể sản xuất cho tất cả
mọi người trong xã hội hưởng thụ với mức chi phí tương tự với mức chi phí sản
xuất cho một người dùng. Nó cũng là hàng hóa mà chi phí loại trừ quá lớn, hay
nói cách khác là không thể loại trừ, chẳng hạn như quốc phòng, ngoại giao, đèn
biển, phát thanh.
Trong thực tế không phải hàng hóa công cộng nào cũng có đầy đủ, chặt chẽ
hai đặc điểm của nó. Trường hợp đường giao thông, nếu có quá đông người sử
dụng thì đường sẽ bị tắc. Như vậy người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến
lợi ích của người tiêu dùng sau. Vì thế, cần có khái niệm hàng hóa công cộng
không thuần túy. Đó là loại hàng hóa công cộng thiếu một trong hai đặc điểm
trên.

Ví dụ, con đường đông người có thu phí, truyền hình cáp …
2. Lý Luận về chính phủ và vai trò của chính phủ
2.1 Khái niệm về chính phủ:
Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất
định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ lợi ích
chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu mà xã hội đó có nhu cầu
2.2 Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỉ 20
6
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

Thập kỉ 50-70 trong thời kì này nhiều quốc gia có tham vọng xây dung
cho mình một nền kinh tế tự chủ, tự cường và vững mạnh. Vì thế , họ cho rằng
chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo con đường phát triển.Thông
qua chức năng kế hoạch hóa và các chính sách bảo hộ nhiều nước đã xây dựng
nền công nghiệp hướng nội với hy vọng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nước
ngoài.Khi đó chính phủ được coi là người phân bổ các nguồn lực trong xã hội,
xác định các nghành công nghiệp ưu tiên chiến lược để bảo hộ phát triển. Trong
thời kì này nhiều nước phát triển theo chiến lược hướng nội với khu vực công
nghiệp phi hiệu quả, ngoại tệ thiếu hụt lớn và một nền nông nghiệp què quặt ,
chính điều này đã khiến người ta hoài nghi về vai trò của chính phủ. Trong khi
đó, một số nước công nghiệp mới lại chuyển hướng chiến lược hương ngoại với
giả thuyết cho rằng tự do hóa nền kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và những
nước này đã có được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục. Điều đó khiến quan
điểm về vai trò chính phủ trong thập kỷ 80 đã có một bước ngoặt lớn theo chiều

hướng ngược lại.
Thập kỷ 80. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai năm 1979 và
cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước chây mỹ la tinh đầu thập kỷ 80, nhiều nhà
kinh tế đã chỉ trích cam thiệp sâu của chính phủ vào việc phân bổ nguồn lực, do
đó đã gây ra sự phi hiệu quả lớn. Quan điểm lúc này là thu hẹp sự can thiệp của
chính phủ, tạo điều kiện cho thị trường vận hành tự do hơn. Nhiều lúc, sự can
thiệp của chính phủ được coi là không cần thiết, thậm chí cản trở sự phát triển.
tất cả những thay đổi trong nhận thức đó được phản ánh trong các chính sách
điều chỉnh kinh tế mà nội dung chính đều là để thị trường quyết định nhiều hơn.
Hàng loạt các chính sách như giảm sự định giá quá cao đồng bản tệ, tự do hóa
lãi suất, thu hẹp khu vực công cộng, giảm điều tiết thị trường, xóa bỏ sự can
thiệp trực tiếp đối với thương mại và đầu tư..đã được ban hành và nhiều khi còn
trở thành điều kiện tiên quyết để các tổ chức tài trợ quốc tế chấp nhận viện trợ
7
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

cho các nước đang phát triển. Trong thời kỳ này mục tiêu hiệu quả kinh tế đã
được đưa lên hàng đầu, còn mục tiêu công bằng bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Vì vậy chiến lược này cũng không mang lại được nhiều kết quả như
mong muốn, thậm chí còn gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Việc thu
hẹp khu vực công xộn đã kéo theo sự cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhất là cho
những dịch vụ thiết đối với người nghèo như giáo dục và y tế. vì thế, nó đã làm
dấy lên phong trào chỉ trích mạnh mẽ quan điểm này. Nhiều người cho rằng cần
phải kết hợp giữa điều chỉnh cơ cấu và bảo vệ những người yếu thếm cũng như
khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Thập kỷ 90, quan điểm về vai trò của chính phủ trong thập kỷ này được
phản ánh rõ nét trong báo cáo phát triển thế giới năm 1991 của ngân hàng thế
giới. Theo báo cáo này, sự tác động qua lại giứa chính phủ và thị trường hay
khu vực tư nhân không phải là vấn đề can thiệp hay tụ do trong quá trình phát
triển. nếu khu vực tư nhân được coi là có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp hàng
hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất thì chính phủ lại có nhiệm vụ xây dựng
một môi trường thể chế, pháp lý và kinh doanh thuận lợi, đồng thời đảm bảo
những dịch vụ thiết yếu cho người nghèo. Theo quan điểm này, chính phủ phải
giữ vai trò tăng cường thể chế và khung pháp lý trong nền kinh tế, tôn trọng và
bảo vệ quyển sở hữu tư nhân.

8
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

PHẦN II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở QUẢNG NINH
HIỆN NAY
1.

Thông tin sơ bộ
Một trong những điều đáng ghi nhận của giáo dục Quảng Ninh là chất
lượng giáo dục ngày càng có nhiều chuyển biến. Nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý
cho rằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đang dần phản ánh đúng thực chất của
quá trình dạy - học. Đây là kết quả từ sự nghiêm túc thực hiện các phong trào,
cuộc vận động của ngành GD-ĐT.Tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi ở các cấp
học tăng, tỷ lệ học sinh học lực yếu, kém giảm. Duy trì và giữ vững tỷ lệ học

sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT của tỉnh tiếp tục duy trì, ổn định ở mức cao, phản ánh sát với chất lượng
dạy và học của các cơ sở giáo dục: tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp từ 97%
đến trên 98%; các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, học sinh
Quảng Ninh đều đạt thành tích tốt, tăng về cả số lượng và chất lượng giải đạt
được, trung bình hằng năm có từ 48 đến trên 53 học sinh đạt giải tại kì thi chọn
học sinh giỏi cấp Quốc gia, tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học
2014-2015, tỉnh Quảng Ninh có 4 học sinh được chọn tham dự kỳ thi chọn đội
tuyển đi thi học sinh giỏi Olympic quốc tế; trong các kỳ thi tuyển sinh Đại học,
tỉnh Quảng Ninh luôn có từ 2 đến 4 trường nằm trong tốp 200 trường THPT có
điểm thi bình quân Đại học cao của toàn quốc. Công tác phân luồng học sinh
sau THCS ngày càng được đẩy mạnh. Năm học 2015- 2016 nhiều học sinh
Quảng Ninh đỗ vào các trường danh tiếng trong nước với điểm số cao.
2.

Cơ sở vật chất
Đến nay hệ thống trường lớp các ngành học, cấp học phát triển đa dạng
và phủ kín các địa phương, đặc biệt là các thôn, khe, bản vùng núi, đảo xa, vùng
dân tộc ít người và biên giới, đáp ứng cơ bản yêu cầu học tập của con em các
dân tộc trong toàn tỉnh.
Tính đến thời điểm tháng 02/2015, toàn tỉnh có 640 trường từ mầm non
đến THPT với gồm 211 cơ sở giáo dục mầm non; 183 trường tiểu học; 189
trường THCS; có 06 trường phổ thông dân tộc nội trú; 57 trường có cấp THPT.
Khối GDTX có 14 trung tâm HN-GDTX và 3 cơ sở dạy THPT theo chương
trình GDTX; 21 trung tâm ngoại ngữ tin học, 186 Trung tâm học tập cộng đồng.
Khối giáo dục chuyên nghiệp có 02 trường đại học, 02 cơ sở đại học, 04 trường
cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề và 2
trường Trung cấp nghề. Như vậy so với đầu nhiệm kỳ (năm 2010), toàn tỉnh
tăng 42 trường. Đặc biệt, sau nhiều năm phấn đấu tỉnh Quảng Ninh đã thành lập
được trường Đại học trực thuộc tỉnh (ĐH Hạ Long) vào tháng 10/2014.

9
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

3.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ổn định về số lượng và tăng
nhanh về chất lượng. Tính đến thời điểm tại, ngành giáo dục Quảng Ninh đã có
một lực lượng đông đảo đội ngũ các nhà giáo với 23.764 người. Tính đến hết
năm học 2014-2015, trong hệ thống giáo dục của Sở GD&ĐT quản lý có 99,1%
giáo viên đã đạt chuẩn về đào tạo và trên 45,8% đạt trên chuẩn, trong đó có: 03
Tiến sĩ và 05 Nghiên cứu sinh, 326 Thạc sỹ, 02 Nhà giáo Nhân dân, 114 Nhà
giáo Ưu tú. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đa số có trình độ chuẩn đào
tạo, tỷ lệ đạt trình độ trên chuẩn đào tạo tăng nhanh.
Quảng Ninh hiện có 02 Nhà giáo Nhân dân và 114 nhà giáo Ưu tú
Với mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai
đoạn 2011-2015 là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đảm
bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi trên địa bàn được đến lớp. Qua đó, giúp các em chuẩn
bị tốt thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng bước
vào lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và đặc biệt là ngành giáo dục
từ tỉnh đến cơ sở đã có những giải pháp tích cực nhằm thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu đề ra. Trong đó, Quảng Ninh đã thực hiện đầy đủ các chính sách
đối với trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Chính phủ
về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ ăn trưa tại trường.

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành, cơ sở vật chất,
trường, lớp và trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ
của các trường mầm non được tăng lên đáng kể. Đến năm học 2014 - 2015, toàn
tỉnh có 211 trường mầm non, trong đó có 193 trường công lập, 18 trường tư
thục với tổng số 2.799 nhóm, lớp. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 25,4%, mẫu
giáo đạt 89,8%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 99,41%. So với năm học 2010 - 2011,
toàn cấp học tăng 18 trường mầm non, 706 nhóm, lớp, trên 15.000 trẻ ra lớp.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi - điểm nhấn quan trọng của
ngành trong những năm học vừa qua
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng xã hội, Quảng Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 5 tuổi vào tháng 12 – 2014. Quảng Ninh đã trở thành tỉnh thứ 26/63 tỉnh,
thành trong toàn quốc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Trong đó, toàn tỉnh có 180/186 đơn vị cấp xã, 14/14 đơn vị cấp huyện đạt các
điều kiện về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
10
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

4.

Các mô hình, cách làm hay trong đề án 25
Đề án 25 (Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế) đối với ngành giáo
dục được triển khai hơn một năm qua bước đầu có hiệu quả nhằm nâng cao

chất lượng và sử dụng hợp lý nguồn lực đầu tư. Điển hình ghép trường lớp tại
các huyện miền núi như mô hình trường dân tộc bán trú tại huyện Bình Liêu,
Tiên Yên, Ba Chẽ được tỉnh và Trung ương đánh giá cao…
Theo tính toán của Sở GD-ĐT, thực hiện Đề án 25, riêng các đơn vị trực
thuộc Sở tiết kiệm được trên 15 tỷ đồng/năm; các phòng giáo dục cấp huyện tiết
kiệm từ 20-30 tỷ đồng/năm. Số tiền này được dành để tái đầu tư cho ngành,
nâng cao đời sống, thu nhập cho giáo viên, chất lượng học tập cho học sinh.
Thời gian tới đây, ngành tiếp tục theo dõi, đánh giá nhất là việc dồn ghép các
điểm trường, điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo nâng cao hiệu quả tổ chức bộ
máy, nâng cao chất lượng đội ngũ toàn ngành và tạo sự chuyển biến căn bản về
chất lượng giáo dục.
Đồng thời, tập trung chuyển đổi mô hình, thực hiện tự chủ một phần kinh
phí hoạt động đới với 7 cơ sở giáo dục thuộc địa bàn thuận lợi theo hướng thí
điểm mô hình “Trường công lập chất lượng cao tự đảm bảo một phần kinh phí
hoạt động”; Xây dựng trường Đại học Hạ Long theo hướng đa ngành, lĩnh vực
đào tạo; xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm đào tạo dạy nghề cho khu
vực; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên.
Khi ghép các điểm trường, các phòng giáo dục cấp huyện tiết kiệm từ 2030 tỷ đồng/năm.

11
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

PHẦN III: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO
DỤC
I. Vai trò của nhà nước trong Giáo dục.

Trước hết phải nói đến vai trò của nhà nước Trong những năm qua, để
thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã
thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo
dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ
15% năm 2000 lên 18% năm 2010 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ
trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng
cường Giáo dục.
Vấn đề quan trọng là tài chính cho đại học, vì sản phẩm có thuộc tính xã
hội nên Nhà nước có trách nhiệm không chỉ tạo điều kiện cho tất cả mọi người
dân đều có cơ hội bình đẳng như nhau trong Giáo dục, mà còn phải xây dựng
những cơ chế cho những tổ chức, các cá nhân có tâm huyết được đóng góp trí
tuệ và tài sản của mình cho sự nghiệp giáo dục.
Điều 35 và 59 của Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Quảng
Ninh cũng nêu rõ: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của
giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân”; “học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân”. Nhưng chúng ta
cần hiểu rằng, trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện
thực thuộc về Nhà nước, và chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện được. Đây là
nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính
chính danh của mình. Vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần
thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, giáo dục liên quan mật thiết với sự phồn
thịnh của cả một dân tộc nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh
đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Nhà nước luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, đặc biệt là
những lĩnh vực đầu tư cho Giáo dục như là những đại học qui mô lớn, các đại
học tinh hoa, đại học nghiên cứu, trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, những
ngành chiến lược rất cần những đầu tư lớn, mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện
được. Ngoài ra, những trường học ở vùng sâu, vùng xa mà tư nhân không muốn
mở vì tính rủi ro cao thì bắt buộc Nhà nước phải có trách nhiệm tham gia mở
trường.

Sụp đổ của thị trường trong lĩnh vực Giáo dục, có thể dẫn đến phá sản cả
một hệ thống kinh tế xã hội, vì vậy để tránh điều này các nước trên thế giới luôn
luôn có một hệ thống đại học công lập mạnh tồn tại song song cùng với các
trường tư thục, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chỉ có hệ thống trường công lập mới đảm bảo được tính độc
lập của hệ thống giáo dục. Giáo dục cũng là một trong những vế chính của nền
12
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của mỗi quốc gia bởi vì nó tham gia vào hướng
đi lên, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng người có trình độ hiểu biết, có
chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhất là trong những lĩnh vực chiến lược. Giáo dục
là cái lò nung đúc trí tuệ của dân tộc, chỉ có Nhà nước mới đảm nhiệm được sự
liên tục và thừa kế, điều mà cá nhân hay một tập thể, dù đầy thiện chí cũng
không thể gánh vác được. Khi nói về vấn đề này, TS. Drew G.Faust, hiệu
trưởng Đại học Harvard cho rằng: “Hệ thống Giáo dục phải chịu trách nhiệm
với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại. Một
trường đại học hoạt động không vì những kết quả của quý sắp tới, cũng không
vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành người nào. Nó hoạt động vì những kiến
thức sẽ định hình một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều
thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai. Cam kết của đại học là vô
thời hạn, thành tựu không tiên đoán được, không đo lường được, nỗ lực làm
việc không phải để tăng sức cạnh tranh mà là để “định nghĩa cái gì đã làm
chúng ta là người qua bao nhiêu thế kỷ”, cái gì giúp ta “hiểu ta là ai, từ đâu
đến, đi về đâu và tại sao”. Đi tìm ý nghĩa như vậy là một hành trình bất tận,

luôn luôn đặt lại vấn đề, luôn luôn gặp giải thích mới, không bao giờ bằng lòng
với những khám phá đã có, câu trả lời này chỉ gợi lên câu hỏi tiếp theo. Đó là
học. Học như vậy trong mọi ngành, “trong khoa học tự nhiên cũng như trong
khoa học xã hội, nhân văn, và đó là cốt lõi đại học nhắm đến”. Hay nói cách
khác, một đại học có ba nhiệm vụ chính: là ký ức của xã hội, là mũi nhọn của
xã hội, và là tấm gương phê phán của xã hội.
Thứ hai, chỉ có hệ thống công lập mạnh mới thực hiện được nhiệm vụ
đảm bảo công bằng cho mọi người dân có khả năng học tập đều được đến
trường mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. Như đã phân tích trên đây,
chúng ta thấy rằng nếu Nhà nước không mở trường đại học, mà chỉ dùng công
cụ tài chính để điều tiết, thì sẽ dẫn đến kết quả: hoặc bao cấp cho Giáo dục sẽ
gây ra lãng phí trong “tiêu dùng”, bởi sẽ có nhiều người không đủ khả năng tích
lũy trong học tập, nhưng lại vẫn được cung cấp, hoặc những người có khả năng
chi trả cho giáo dục nhưng lại ỷ lại vào trợ cấp. Kết quả là, chi phí xã hội bỏ ra
có thể lớn hơn gấp nhiều lần lợi ích xã hội nhận được. Ngược lại, nếu để người
học trả toàn bộ chi phí sẽ làm giảm tiêu dùng hàng hóa vì trong trường hợp này
chi phí cá nhân sẽ lớn hơn lợi ích cá nhân nhận được. Khi đó, chính Nhà nước
đã tước đi cơ hội được học đại học của những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn,
bởi vì thị trường không có trách nhiệm và cũng không thể thực hiện được nhiệm
vụ này. Khác biệt về lý thuyết công bằng trong Giáo dục so với giáo dục phổ
thông là ở chỗ, trợ cấp của Nhà nước cần có sự phân loại phù hợp để những ai
có khả năng học đại học, đều được đến trường mà không phụ thuộc vào gia
cảnh của họ. Bởi vì, những người học đại học đã bước vào tuổi thành niên, hoặc
13
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long


đã có đủ khả năng chi trả cho học tập ở hiện tại (như vừa học, vừa làm) hoặc
khả năng chi trả sẽ nằm trong tương lai khi họ có việc làm.
Thứ ba, chỉ có hệ thống trường công lập mạnh mới đảm bảo được tính ổn
định của cả hệ thống giáo dục. Trường đại học là khuôn đúc ra những sản phẩm
đặc biệt có tri thức – đó là con người, là cả một thế hệ kế thừa cho mỗi dân tộc,
mà mỗi người lại không thể sống được hai lần trong cuộc đời, vậy thì những thế
hệ tiếp nối này sẽ được hình thành như thế nào trong một khuôn đúc bất ổn
định. Do vậy, bên cạnh hệ thống trường đại học công lập, các nước trên thế giới
còn tồn tại một khối lượng đáng kể các trường đại học ngoài công lập mà chúng
ta thường gọi là “đại học tư thục”. Đại học tư thục, do phải tự hạch toán tài
chính nên có khuynh hướng chọn mở những ngành đầu tư nhẹ, mang tính thời
thượng và có khả năng sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh, do đó trong một xã hội
bình thường, đại học tư thục chỉ có thể mang tính cách hỗ trợ, chứ không thể
đảm nhiệm hoàn toàn sứ mạng của nền Giáo dục cho cả một quốc gia. Hay nói
một cách khác, hiệu quả kinh tế là lợi thế của khu vực tư nhân, nhưng chỉ dựa
vào khu vực tư nhân để phát triển giáo dục, thì sự đánh đổi là rất lớn. Kinh
nghiệm thực tế chỉ ra rằng, đại học tư có thể mở ra, rồi tồn tại hoặc phá sản,
nhưng trên nguyên tắc phải đảm bảo rằng, không làm xáo trộn lớn đến nền Giáo
dục của quốc gia. Tức là, khu vực tư nhân tham gia vào Giáo dục chỉ có thể
chia sẻ gánh nặng, chứ không thể thay thế được trách nhiệm ổn định hệ thống
của Nhà nước trong lĩnh vực này, dù được phân tích từ bất kỳ góc độ nào.
Thứ tư, hệ thống công lập mạnh sẽ đảm bảo chất lượng của nền giáo dục.
Qui mô của các đại học công lập và số lượng sinh viên theo học phụ thuộc vào
mức độ phát triển của nền kinh tế, nhưng chất lượng của hệ thống giáo dục phải
được đặt lên hàng đầu, không phải chỉ vì sự tồn tại của nền giáo dục, mà còn vì
nền độc lập tự chủ của quốc gia. Dựa vào khu vực tư nhân cũng có thể giải
quyết được bài toán chất lượng Giáo dục, nhưng chỉ ở trong những lĩnh vực,
ngành nghề đem lại lợi nhuận cao. Như vậy, nếu đặt hy vọng chất lượng của
nền giáo dục dựa vào tư nhân cung cấp thì phải chấp nhận một hệ thống mất

cân đối. Ngược lại, mất ổn định của hệ thống thì sẽ không có cơ sở nào khẳng
định chất lượng của nó được đảm bảo. Không có sự đánh đổi nào giữa hai mục
tiêu đó được chấp nhận, và chỉ có một hệ thống công lập mạnh mới đáp ứng
được đồng thời các nhiệm vụ này.
Tất cả những phân tích trên đây cho chúng ta thấy rằng, trong nền giáo
dục quốc dân cần sự tồn tại của một hệ thống công lập mạnh, và Nhà nước
không thể chối bỏ trách nhiệm của mình. Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra
rằng, ngay như ở Mỹ, một quốc gia được cho là có nền kinh tế thị trường tự do
nhất thế giới, nhưng Nhà nước cũng không buông xuôi trách nhiệm trong Giáo
dục, cả trong quản lý và cả trực tiếp cung cấp thông qua hệ thống các trường đại
học công lập. Tỷ trọng các trường công lập ở Mỹ trong toàn bộ hệ thống Giáo
14
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

dục chiếm tới gần một nửa, và có nhiều trường rất danh tiếng. Bên cạnh đó còn
tồn tại một hệ thống các trường đại học tư thục, nhưng hầu hết là phi lợi nhuận.
Đa số các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, được nhận giải Nobel danh giá hàng
năm đều có nguồn gốc từ các trường công lập và tư thục phi lợi nhuận. Phần
lớn các bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ đều có được ở các trường đại học công lập
và phi lợi nhuận, song khoảng 60% trình độ học nghề chuyên môn ban đầu là ở
trường tư.
II. Một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục ở
Quảng Ninh.
Thứ nhất, cần thay đổi tư duy quản lý giáo dục đào tạo, nâng cao
tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các cơ sở Giáo dục trước xã hội và

chính phủ.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo
thiết thực, hiệu quả theo nhu cầu thực tế của xã hội. Đảm bảo tính trung
thực khách quan, đúng năng lực trình độ của học sinh sinh viên cũng như
các cơ sở giáo dục.
Thứ ba, hình thành trung tâm nghiên cứu, đánh giá chất lượng Giáo
dục mang tầm cở quốc tế không chịu sự chi phối của bất kỳ tồ chức chính trị
xã hội nào. Nghiên cứu nhu cầu xã hội, mục tiêu phát triển của đất nước
định hướng xây dựng các chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục đào
tạo.
Thứ tư, nhận thức đúng vai trò của đội ngủ giáo viên giảng viên và
xây dựng cơ chế buộc lực lượng này tự học, tự đào tạo, tự rèn luyện làm
gương cho các học sinh sinh viên. Bên cạnh có những chính sách đãi ngộ
phù hợp với công sức, trí tuệ mà họ đã bỏ qua. Chính sách hỗ trợ kịp thời
cho lực lượng này trong quá trình tự học, tự rèn luyện, tự nâng cao chính
mình
Thứ năm, xây dựng hệ thống kỹ luật nhà trường nghiêm minh, chủ
quan, công khai. Đồng thời xây dựng diễn đàn chung để biểu dương các
thành tích cũng như các hình thức kỷ luật dù là nhỏ nhất, công khai trước xã
hội. Sự thưởng, phạt phải được đặt ra từ trước một cách rõ ràng. Nhất là khi
người thực hiện nằm quyền tự chủ cao, mà nỗ lực của họ có ảnh hưởng đáng
kể tới lợi ích tập thể hoặc xã hội. Điều đó bao hàm việc cá nhân phải chịu
trách nhiệm, hoặc thậm chí bị bãi miễn, nếu để xẩy ra thất bại.
Để phát triển một cách đồng bộ hơn, ngành giáo dục cũng đang đề ra
những mục tiêu cho những năm học tiếp theo. Đồng chí Vũ Liên Oanh - Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh cho biết: "Năm học 2015-2016, Sở
GDĐT sẽ tập trung chỉ đạo và hướng dẫn toàn ngành phấn đấu hoàn thành các
chỉ tiêu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
15
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh



Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

Quảng Ninh lần thứ XIV; Tiếp tục triển khai kế hoạch về đổi mới căn bản, toàn
diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với việc thực hiện
Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng; Triển khai Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo
đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh. Trong đó, sẽ tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục các cấp học thông qua đổi mới dạy học theo hướng tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, chú trọng giáo dục
toàn diện, quan tâm đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; duy trì kết quả
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học; đầu tư và sử dụng hiệu quả phương tiện
dạy học hiện đại".

16
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Giáo dục đều đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức mới cho sự phát triển của xã hội, là nền

tảng bền vững cho sự phát triển của mọi quốc gia. Có thể khẳng định rằng, một
xã hội văn minh không thể thiếu một nền GD tiên tiến, tạo ra những con người
giàu sức sáng tạo. Quảng Ninh đang chuyển mình bước vào kỷ nguyên hội
nhập với mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Cùng với
các lĩnh vực khác, GD Quảng Ninh tham gia tiến trình hội nhập của đất nước và
trong tiến trình đó, ngoại ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Quảng Ninh đến với bạn bè trên
thế giới đồng thời ngoại ngữ là chiếc cầu nối ngắn nhất đưa những tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại áp dụng vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
Giáo dục là một đề tài phức tạp và cải tổ giáo dục rất khó khăn. Tình hình
giáo dục phản ánh thực trạng phát triển kinh tế. Nhiều vấn đề chính trong giáo
dục tại Quảng Ninh đều là hậu quả của “cái khó nó bó cái khôn”. Chính sách
giáo dục không độc lập với chính sách kinh tế. Không thể có thay đổi giáo dục
hàng loạt và lập tức trong khi chính sách kinh tế thay đổi từng phần và dần dần.
Trong khi đó, nhu cầu cải cách giáo dục cần quy mô lớn và có tính cách khẩn
cấp. Sự không tương ứng giữa cung và cầu về đổi mới giáo dục tổng kết thực
trạng cải tổ giáo dục tại Quảng Ninh hiện nay.
Các nhà trí thức, các chuyên gia, các nhà giáo quan tâm đến tương lai
giáo dục Quảng Ninh, cần tiếp tục góp ý với giới lãnh đạo với các đề xuất hay
kiến nghị cải cách giáo dục. Nhưng các biện pháp này cần phải cụ thể, ít tốn
kém và phải phù hợp với các chính sách phát triển xã hội và kinh tế chung của
nhà nước. Các đề xuất này nên bắt đầu bằng những thử nghiệm quy mô nhỏ tại
một vài trường sở địa phương nào đó, trước khi mang ra ứng dụng cho toàn
quốc.
Quyền hạn và trách nhiệm cải tổ giáo dục cuối cùng thuộc về chính phủ.
Trong bất kỳ một quốc gia nào, một chính sách công chỉ có thể thông qua và
thực thi với sự quyết tâm của giới lãnh đạo.
Giáo dục là hàng hóa công cộng, được cung cấp dưới hình thúc thu
học phí và chịu sự quản lý của nhà nước. Đầu tư của nhà nước cho giáo dục

hạn chế được sự mất công bằng trong việc tiếp cận giáo dục và do đó cũng
tránh được việc lãng phí người tài của nguồn nhân lực.
Đây là lần đầu tiên nhóm sinh viên Tôi thực hiện đề tài Giáo dục nên
những nghiên cứu về môi trường giáo dục trên khó tránh khỏi những thiếu sót.
17
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh


Bộ môn: Quản lý công

Lớp Quản lý kinh tế Hạ Long

Rất mong quý thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu
lần sau của Tôi được thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

18
Sinh viên : Nguyễn Đức Minh



×