Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHUYÊN đề BÓNG bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.97 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

CHUYÊN ĐỀ
MÔN:

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHẠM THANH THÚY AN
Sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI
Lớp: CĐ 38B


TP. Hồ Chí Minh, Ngày 8 tháng 12 năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CHUYÊN ĐỀ
MÔN: BÓNG BÀN
Anh (chị) hãy phân tích kỹ thuật líp bóng thuận
tay, trái tay trong môn bóng bàn và trình bày một số
bài tập để phát triển kỹ thuật líp bóng thuận tay, trái
tay? 36 tiết.
Sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG NHI
Lớp: CĐ 38B



TP. Hồ Chí Minh, Ngày 8 tháng 12 năm 2015
BÀI LÀM
I. Theo em kỹ thuật líp bóng là kỹ thuật đánh bóng đảm bảo độ chính xác
cao, dễ điều khiển điểm rơi. Líp bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu đối phó
với bóng xoáy xuống của đối phương, là quả đánh quá độ tạo điều kiện
thuận lợi cho các kỹ thuật tấn công tiếp theo.

1. Líp bóng thuận tay:
Là kỹ thuật cơ bản của các VĐV, chiếm tỉ lệ tương đối cao trong thi đấu bóng
bàn.
Líp bóng thuận tay là quả đánh quá độ tạo cơ hội dứt điểm. Vợt tiếp xúc bóng ở
giai đoạn 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi. Lúc này sức nảy của bóng đã
giảm phải dùng sức kéo bóng lên. Động tác líp bóng dễ điều khiển điểm rơi, cổ
tay linh hoạt nên đánh bóng chính xác và thường dùng để đối phó với bóng xoáy
xuống.
- Giai đoạn chuẩn bị: chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai
chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. tay phải cầm
vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay
và cẳng tay là 450 (góc này phụ thuộc vào chiều cao của thân người, người cao
góc độ này hẹp hơn một ít), góc độ giữa người với bàn khoảng 45 0, góc độ giữa
cẳng tay và cánh tay khoảng 1350, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái. Nếu
sử dụng mặt vợt gai cao su thì ngã về sau, sử dụng vợt mousse thì úp về trước.


- Giai đoạn đánh bóng: khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất
(điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước,
lên trên và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới
bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Lực phối hợp đánh
bóng bắt đầu từ đạp chân, xoay hông, chuyển trọng tâm qua lườn, gập cẳng tay,
cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới.



- Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần
và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau
khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư
thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.
 Những điểm cần chú ý khi líp bóng.
- Khi líp bóng cần căn cứ vào độ nảy của bóng, khoảng cách giữa điểm rơi của
bóng so với lưới.
- Phải phán đoán tốt mức xoáy của bóng để có góc độ vợt phù hợp.
- Khi thực hiện kỹ thuật cần quan sát vị trí và động tác chuẩn bị của đối phương
(vè lực động tác, điểm rơi của bóng, ....)
- Sau khi líp xong phải tích cực chuẩn bị cho các kỹ thật tiếp theo
2. Líp bóng trái tay:
Đây là kỹ thuật tấn công chủ yếu đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương,
là quả đánh quá độ tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ thuật tấn công khác.


- Giai đoạn chuẩn bị: chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, khoảng cach hai
chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái. Tay phải cầm vợt
ngang hông để ngang hông bên trái, cách hông 25 – 30 cm. Cánh tay duỗi tự
nhiên, góc giữa cánh tay và thân người khoảng 30 độ, giữa cánh tay và cẳng tay
khoảng 90 độ, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái.
- Giai đoạn đánh bóng: khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất
(điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước,
lên trên và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới
bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Vợt lăng đến đâu thì
trọng tâm cơ thể được dịch chuyển tương ứng tới đó, để phối hợp đánh bóng. Khi
đánh bóng nhanh chóng gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo
đường vòng cung qua lưới.

- Giai đoạn kết thúc: Sauk hi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần
và kết thúc ở ngang đuôi mắt phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải.
Sauk hi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở
về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.
 Những điểm chú ý khi líp bóng trái tay.
- Cần phán đoán đúng hướng bóng tới dể dịch chuyển bước chân.
- Phán đoán mức độ xoáy của bóng để vợt có góc độ tiếp xúc bóng thích hợp.
- Cần phối hợp giữa líp bóng trái tay và kỹ thuật tấn công có uy lực cao, lớn để
đạt hiệu quả cao trong thi đấu.
 Những sai lầm thường mắc khi líp bóng:
- Thời điểm típ xúc giữa vợt và bóng không hợp lý (sớm hoặc muộn), điểm tiếp xúc
giữa mặt vợt và bóng không đúng.


- Khi tác động lực vào bóng, người tập thường dùng sức của cánh tay đẩy bóng đi,
đập vào bóng, không lăng tay, không miết vào bóng nên không tạo ra đường vòng
cung đánh bóng.
- Cầm vợt không đúng hoặc cầm vợt quá chặt cũng ảnh hưởng đến lực đánh bóng.
- Kết hợp các lực tay – chân và thân không nhịp nhàng.
- Đặc biệt là phán đoán sai hướng bóng đến, điểm rơi, lực bóng đến, tính chất xoáy
và độ xoáy, v.v.
II. Một số bài tập để phát triển kỹ thuật líp bóng thuận tay, trái tay:
1. Bước đầu tập luyện bóng bàn:
- Trước tiên cầm vợt chính xác:


-

Mặt vợt so với bàn nghiêng 85o (vợt ngang hay dọc).


- Tư thế chuẩn bị:

- Sau đó làm quen với các dụng cụ bóng bàn; là quen với vợt
và bóng bằng cách cầm vợt tâng bóng. Mới đầu chỉ có thể
đánh được vài quả, kiên trì tập luyện dần dần sẽ tăng lên.


+ Làm quen vợt với bóng: khi nào có cảm giác với bóng
chuyển sang bài tập khác.


+ Tâng bóng:

- Tiếp theo là tập đánh bóng vào tường:


- Bài tập bỗ trợ phát triển kỹ thuật: “ tập với bánh xe líp trái,
líp phải”.
+ Líp trái tay: 25 x 2l.


+ Líp phải tay: 25 x 2l.


2.Luyện tập các đường bóng cơ bản:
- Bước đầu đánh bóng qua lại trên bàn bằng kỹ thuật chặn, đẩy hoặc một người
vụt, một người chặn theo 5 đường bóng cơ bản sau (2 đường chéo và 3 đường
thẳng). khi luyện tập có thể đánh theo 2 đường chéo:

-Tăng dần số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác và góc độ mặt vợt,

nâng cao tính chuẩn xác.


-Sau khi đã chuẩn thục 2 đường chéo thì chuyển sang tập 3 đường thẳng:

3.Luyện tập kết hợp giữa các điểm và đường:
- Từ 1 điểm đánh vào 2 điểm:

-Từ các điểm khác nhau đánh về 1 điểm:


-Đánh ngược đường bóng ( 2 đường thẳng; 2 đường chéo).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×