Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐỀ CƯƠNG đổi mới CHƯƠNG TRÌNH đào tạo bác sĩ RĂNG hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.15 KB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

HẢI PHÒNG - 2016


THÔNG TIN CHUNG
Tên trường Đại học

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Họ và tên hiệu trưởng GS. TS. Phạm Văn Thức
Địa chỉ

72A, Nguyễn Bỉnh Khiêm – Ngô Quyền – TP. Hải Phòng

Mobile phone

0913247060

Fax

84 313.733.315

E-mail




Họ và tên Trưởng
khoa RHM

PGS. TS. Phạm Văn Liệu

Địa chỉ

72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng

Mobile phone

0913576659

Fax
E-mail



Người liên hệ

Ths. Nguyễn Thị Phương Anh

Địa chỉ

72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng

Mobile phone

0902.222.359


Fax
E-mail




TUYÊN BỐ CAM KẾT

Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng:
- Cam kết phân bổ nguồn lực để hỗ trợ cho nhóm nòng cốt trong việc điều
phối và hỗ trợ kĩ thuật cho đổi mới chương trình đào tạo bác sỹ RHM và áp dụng
theo các quy định hiện hành về đấu thầu và quản lý/ báo cáo tài chính.
- Cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động theo
cách tiếp cận mới, mô hình đổi mới và cách thức triển khai để khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng sứ mệnh, mục tiêu, chuẩn đầu ra
cũng như các giá trị cốt lõi và tầm nhìn của việc thực hiện chương trình đến
năm 2025, 2030.
- Cam kết đóng góp cho kế hoạch hành động cải tổ giáo dục và phát triển
nhân lực y tế tại Việt Nam.
HIỆU TRƯỞNG


MỤC LỤC

TÓM TẮT SƠ LƯỢC.....................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................3
TÓM TẮT KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.....................................................3
CHƯƠNG II....................................................................................................8

CHUẨN NĂNG LỰC BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT......................................8
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.......................8
2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................................8
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................8
2.3. Chuẩn đầu ra BS RHM.............................................................................................................9

CHƯƠNG III.................................................................................................16
CHỈ SỐ THỰC HIỆN CHÍNH....................................................................16
3.1. Tổng kết sơ bộ những kết quả thành công và tồn tại của các dự án hỗ trợ về giáo dục - đào
tạo của Khoa RHM từ khi thành lập.............................................................................................16
3.1.1. Nguyên tắc đổi mới chương trình đào tạo.....................................................................16
3.1.2. Mục tiêu đổi mới...........................................................................................................17

CHƯƠNG IV.................................................................................................20
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN......................................20
4.1. Đề xuất kế hoạch sửa đổi/phát triển sứ mệnh và tầm nhìn..................................................20
4.2. Đề xuất kế hoạch phát triển và triển khai thực hiện chương trình giáo dục dựa trên năng lực
thực hành nghề nghiệp................................................................................................................20
4.3. Kế hoạch và quy trình cho việc cải thiện đánh giá sinh viên theo hướng tiếp cận dựa trên
năng lực.…)..................................................................................................................................22
4.4. Kế hoạch tuyển sinh..............................................................................................................23
4.5. Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp...........................24
4.6. Kế hoạch cho quản lý nguồn lực cho giáo dục......................................................................26
4.7. Kế hoạch cho giám sát, đánh giá các chương trình giáo dục và kiểm định...........................27


4.8. Kế hoạch cho quản trị và quản lý các chương trình giáo dục................................................28
4.9. Kế hoạch cho việc đổi mới liên tục cho chương trình đào tạo..............................................28

CHƯƠNG V...................................................................................................30

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN..........................................................................30
5.1. Cơ cấu tổ chức của dự án:....................................................................................................30
5.2. Kế hoạch thực hiện...............................................................................................................31
5.3. Quản lý tài chính...................................................................................................................31
5.4. Mua sắm và đấu thầu...........................................................................................................32
5.5. Theo dõi, giám sát và đánh giá.............................................................................................33
5.6. Báo cáo.................................................................................................................................33

CHƯƠNG VI.................................................................................................35
KINH PHÍ ĐỀ XUẤT...................................................................................35
CHƯƠNG VII................................................................................................42
TÍNH BỀN VỮNG........................................................................................42


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SV

: Sinh viên

ĐH

: Đại học

YHPT

: Trung học phổ thông

GV


: Giảng viên

BS RHM

: Bác sỹ răng hàm mặt

KTV

: Kỹ Thuật viên

CK1

: Chuyên khoa cấp 1

CK2

: Chuyên khoa cấp 2

Ths

: Thạc sỹ

TS

: Tiến sỹ

GS

: Giáo sư


PGS

: Phó giáo sư

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

DVHT

: Đơn vị học trình

OSCE/OSPE : (Objective Structured Clinical/Practical Exammiation) Hình
thức thi chạy trạm kiểm tra kỹ năng Lâm sàng và Tiền lâm sàng
BM

: Bộ môn

VPP

: Văn phòng phẩm

CNTT

: Công nghệ thông tin

CTĐT

: Chương trình đào tạo


BQLDA

: Ban quản lý dự án


TÓM TẮT SƠ LƯỢC
Báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết 29/NQTW đã xác định mục tiêu của đất nước ta đối với giáo dục là: Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai trò quốc sách
hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp
đổi mới và phát triển của đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực y tế đóng vai
trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chất lượng nguồn nhân lực RHM là một phần quan trọng và đổi mới chương
trình đào tạo trong ngành RHM là một nhu cầu tất yếu để góp phần nâng cao
chất lượng nhân lực y tế. Sứ mệnh của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là
“Xây dựng và phát triển trở thành Trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học Y
Dược chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước và quốc tế, cung cấp
nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành y học biển - đảo”. Trong
hơn 36 năm qua Trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các
lĩnh vực, tạo ra môi trường đào tạo và nghiên cứu tốt, khẳng định được vị thế
của mình cùng các trường đại học y Dược trên cả nước. Tuy nhiên, qua quá
trình tự đánh giá chương trình đào tạo của trường đã nhận ra các tồn tại và
hạn chế hiện tại: cấu trúc chưa đáp ứng được với những thay đổi của cơ cấu
bệnh tật, của nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân; nội dung chưa dựa
trên năng lực cơ bản và các chuẩn năng lực hành nghề y; hệ thống đảm bảo
chất lượng và kiểm định giáo dục còn rất hạn chế. Ngoài ra, trong những năm
trở lại đây, số lượng sinh viên tăng nhưng đội ngũ giảng viên có trình độ
chuyên môn cao còn thiếu, cùng với sự xuống cấp của các cơ sở vật chất, điều
kiện thực hành tại các bệnh viện…còn một số hạn chế và chưa đáp ứng được

sự thay đổi này. Trước thực trạng đó, việc đổi mới chương trình đào tạo bác sĩ
RHM dựa trên năng lực đáp ứng với xu thế hội nhập ASEAN và hướng tới kì
1


thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia đặc biệt quan trọng. Do vậy, mục tiêu
của đề cương là: xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo Bác sĩ RHM dựa
trên năng lực và đáp ứng chuẩn đầu ra, hướng tới kì thi cấp chứng chỉ hành
nghề quốc gia; Củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo thực hành
lâm sàng; Thiết lập hệ thống lượng giá sinh viên và đánh giá chương trình đào
tạo liên tục tham khảo chuẩn WFME. Với kì vọng tận dụng được nhiều nguồn
lực hỗ trợ giáo dục dự án sẽ giúp trường có 1 chương trình đào tạo bác sĩ đa
khoa dựa trên năng lực hoàn chỉnh; đào tạo thêm được 25% đội ngũ giảng
viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ; có ngân hàng đề thi và hệ thống thi OSCE
và thi trên máy tính; phòng chấm thi độc lập và sever chủ quản lý hoàn thiện
các CSDL của trường; hệ thống cơ sở đào tạo thực hành lâm sàng hoàn chỉnh
từ cấp xã/phường đến tỉnh/thành phố; có đơn vị đánh giá độc lập liên tục
chương trình đào tạo.

2


CHƯƠNG I
TÓM TẮT KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG
TRONG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trong một thập kỉ qua, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi
chương trình đào tạo y khoa với mục tiêu nâng cao khả năng hành nghề của
sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng các yêu cầu thay đổi của xã hội và lĩnh vực y tế.
Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội,

ngành y tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng như
thách thức: cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân; đồng thời thích ứng trước những thay đổi
của mô hình bệnh tật… Đặc biệt năm 2015, việc thành lập cộng đồng kinh tế
ASEAN và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực là
những thời cơ đồng thời là những thách thức lớn của đất nước và riêng ngành
y tế trước cánh cửa hội nhập quốc tế.
Nhận thức được nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành y tế của vùng duyên hải Bắc Trung bộ và cả nước,
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong những năm qua đã luôn nỗ lực
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy,
từng bước áp dụng phương pháp dạy- học tích cực. Mặc dù vậy, qua quá trình
tự đánh giá (2009) dựa trên các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cũng
như các tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học nói tiếng Pháp CIDMEF,
nhà trường cũng đã nhận ra các tồn tại và hạn chế của chương trình đào tạo
bác sĩ đa khoa hiện nay như: chương trình đào tạo vẫn chưa đáp ứng được với
những thay đổi của cơ cấu bệnh tật, của nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân. Nội dung chương trình đào tạo của trường chưa dựa trên năng lực cơ bản
và các chuẩn năng lực hành nghề y. Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm
định giáo dục còn rất hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến các
3


chương trình đào tạo bộc lộ nhiều thiếu xót trong những năm qua. Ngoài ra,
trong những năm trở lại đây, số lượng sinh viên tăng nhưng đội ngũ giảng
viên có trình độ chuyên môn cao còn thiếu, cùng với sự xuống cấp của các cơ
sở vật chất, điều kiện thực hành tại các bệnh viện…còn một số hạn chế và
chưa đáp ứng được sự thay đổi này. Trước thực trạng đó, trường Đại học Y
Dược Hải Phòng nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc đổi mới
chương trình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa và đặc biệt là

đào tạo dựa trên năng lực.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải
qua quá trình hơn 36 năm xây dựng và phát triển, tiền thân là cơ sở II của
Trường Đại học Y khoa Hà Nội đến ngày 11/11/2013 tại Quyết định số
2153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mang tên chính thức Trường Đại
học Y Dược Hải Phòng. Trong những năm qua, trường đã có những bước
phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tạo ra môi trường đào tạo và
nghiên cứu tốt, khẳng định được vị thế của mình cùng các trường đại học y
dược trên cả nước. Từ một trường đào tạo đơn ngành, nay trường đã trở thành
trường đào tạo đa ngành, đa cấp. Hiện nay, trường đã có đầy đủ 07 mã ngành
đào tạo đại học và hơn 20 mã ngành đào tạo sau đại học, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh duyên hải Bắc bộ và cả nước. Cơ cấu tổ chức
của trường gồm: Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và giáo dục; 09 phòng,
06 trung tâm, 03 ban chức năng; 34 bộ môn; 06 khoa, 09 đơn vị phục vụ đào
tạo, khoa học và công nghệ. Tổng số giảng viên cơ hữu của trường có đến
tháng 01/2016 là 389 người, trong đó: GS và PGS: 22; TS: 17; BSCK2: 11;
BSCK1: 6; ThS: 187; ĐH: 143. Tổng số giảng viên kiêm chức là 269 người
trong đó: GS và PGS: 16; TS: 32; BSCK2: 31; ThS: 63; BSCK 1 +DSCK1:
35; ĐH: 42. Về cơ sở vật chất trường có diện tích sàn xây dựng hiện có trên
52 ha, có 54 giảng đường phục vụ công tác giảng dạy, ngoài ra còn gần 20
giảng đường ở các bệnh viện thực hành cùng với gần 60 phòng thực hành, thí
4


nghiệm; đặc biệt trường đã xây dựng được 01 đơn vị Skill lab cho giảng dạy
tiền lâm sàng; 01 labo trung tâm. Trường có thế mạnh trong việc xây dựng và
phát triển mối quan hệ Viện – Trường với 12 bệnh viện thực hành là các bệnh
viện chuyên khoa loại I và II của thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh với đội
ngũ giảng viên kiêm chức đông đảo và có trình độ cao. Trường cũng đã xây

dựng được 01 đơn vị đào tạo cộng đồng để các sinh viên có điều kiện đi thực
tập tại các tuyến y tế cơ sở xã và huyện ở Hải Phòng và Hải Dương. Công tác
đối ngoại – hợp tác quốc tế cũng là một trong những điểm được trường quan
tâm và phát triển nhằm học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về đào
tạo ngành y. Trường đã mở rộng mối quan hệ với các nước có sử dụng tiếng
Pháp, là thành viên của tổ chức CIDMEF và AUF; hợp tác với các trường đại
học Rouen, Marseille, Bordeaux (Pháp) và một số đại học Y của các nước
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia…Hàng năm, trường
đều có các sinh viên, bác sĩ nội trú.. sang trao đổi cũng như học tập nâng cao
trình độ sau đại học với các quốc gia này.
Trước những thực trạng, hạn chế của chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa
hiện nay, mục tiêu dự kiến của đề cương là:
• Xây dựng chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa dựa trên năng lực và đáp
ứng chuẩn đầu ra, hướng tới kì thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia;
• Củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo thực hành lâm sàng;
• Thiết lập hệ thống lượng giá sinh viên và đánh giá chương trình đào tạo
liên tục tham khảo theo chuẩn WFME;
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhà trường dự kiến có các hoạt động
chính như sau:
• Tiến hành tự đánh giá các hoạt động hiện tại của nhà trường tham khảo
theo chuẩn WFME và mời đánh giá ngoài;
• Đề xuất sửa đổi và phát triển sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của trường;
5


• Xây dựng và đào tạo nhóm cán bộ - giảng viên nòng cốt về xây dựng
chương trình đào tạo dựa trên năng lực (kế thừa đội ngũ cán bộ từ Dự án
phát triển nguồn nhân lực y tế của ADB và dự án Việt Nam – Hà Lan);
• Tổ chức hội thảo và thuê chuyên gia giảng dạy các khóa học xây dựng
chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa dựa trên năng lực cho tất cả các

Khoa và Bộ môn toàn trường;
• Thảo luận và thống nhất xây dựng chương trình tích hợp một số môn cơ
bản và cơ sở ngành; hoàn thiện ngân hàng câu hỏi và hệ thống lượng
giá sinh viên theo chuẩn của WFME;
• Phát triển vật liệu học tập (tài liệu, sách dành cho giảng viên và sinh
viên); Thay thế và trang bị các mô hình, vật liệu cho thực hành tiền lâm
sàng (skills lab) và lâm sàng;
• Đầu tư trang thiết bị cho lớp học (máy móc, thiết bị, bàn ghế, máy
in…); nâng cấp hệ thống sever và website phục vụ cho phát triển chương
trình, quản lý dữ liệu, quản trị nội dung dạy-học-lượng giá và trao
đổi thông tin.
• Nâng cấp, cải tạo và sửa chữa một số giảng đường ở các bệnh viện
thực hành, phòng thí nghiệm, phòng thực hành… đáp ứng cho hoạt
động đào tạo và nghiên cứu;
• Phát triển đội ngũ cán bộ bằng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, được cấp
bằng và không cấp bằng ở trong và ngoài nước;
• Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh của sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng
về chương trình đào tạo hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp;
• Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh
viên; đặc biệt đầu tư phát triển các đề tài mũi nhọn về y học biển;
• Giám sát, đánh giá, quản lý và đổi mới liên tục chương trình đào tạo.
6


Dự kiến sản phẩm:
• Xây dựng hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa dựa trên
năng lực của trường;
• Đào tạo được đội ngũ giảng viên trên 85% có trình độ thạc sĩ; từ 05-10
giảng viên hoàn thành chương trình tiến sĩ được hỗ trợ từ dự án;
• Hoàn thiện được hệ thống lượng giá sinh viên (ngân hàng đề; hệ thống

máy tính; hệ thống thi OSCE và OSPE; phòng chấm…);
• Củng cố và phát triển được các cơ sở bệnh viện thực hành, đồng thời
xây dựng được cơ sở dữ liệu lấy ý kiến phản hồi của sinh viên tốt
nghiệp cùng với giảng viên và nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo
của trường.

7


CHƯƠNG II
CHUẨN NĂNG LỰC BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo BS RHM có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ
bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn
đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân
và cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ,
đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về thái độ:
+ Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân, tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục người bệnh
+ Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy
những truyền thống tốt đẹp của ngành y tế nói chung và của ngành RHM
+ Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu
cầu nghề nghiệp
+ Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập
nâng cao trình độ
- Về kiến thức:

+ Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học
lâm sàng chung và ngành Răng Hàm mặt
+ Có kiến thức chung về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh
thường gặp

8


+ Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa
bệnh và nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt
+ Nắm vững luật pháp, chính sách của nhà nước bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, gắn với sức khỏe răng miệng
- Về kỹ năng:
+ Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng và hàm mặt:
sâu răng, nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai…
+ Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng,
mất răng, ung thư răng, dị tật bẩm sing, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt…
+ Xử trí được các trường hợp cấp cứu răng hàm mặt như: chảy máu sau
nhổ răng, viêm tủy răng, gẫy xương hàm, viêm nhiễm vùng miệng hàm mặt…
+ Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng
bệnh và chữa bệnh hàm mặt
+ Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, phối hợp tổ chức
việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng
đồng, bảo vệ, vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp.
+ Quản lý được một cơ sở răng hàm mặt
+ Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và học
tập nâng cao trình độ chuyên môn.
2.3. Chuẩn đầu ra BS RHM
Kiến thức: Trình bày và áp dụng được:
Những quy luật cơ bản về:

- Cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống nhai của cơ thể con
người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe răng miệng con
người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ sức khỏe
răng miệng và nâng cao sức khỏe chung.
9


- Những quan niệm cơ bản về bệnh sinh, bệnh căn, chẩn đoán, phòng
bệnh và điều trị cho cộng đồng và cá nhân các bệnh răng miệng và hàm mặt
thường gặp như bệnh sâu răng, bệnh nha chu, các lệch lạc răng, các tình trạng
mất răng, ung thư, viêm nhiễm, dị tật bẩm sinh và chấn thương.
- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe
răng miệng.
- Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và
nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt.
 Kỹ năng:
- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc
và nâng cao sức khỏe Răng Hàm Mặt, bảo vệ vệ sinh môi trường và đề xuất
những biện pháp xử lý thích hợp.
- Chẩn đoán và xử trí được những bệnh Răng Hàm Mặt thông thường:
sâu răng, nha chu, viêm nhiễm răng miệng.
- Chẩn đoán và xử trí được ban đầu một số bệnh Răng hàm mặt như:
lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm chấn thương
hàm mặt...
- Xử trí được các trường hợp cấp cứu Răng hàm mặt như chảy máu sau
nhổ răng, viêm tủy răng, gãy xương hàm...
- Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng
bệnh và chữa bệnh Răng Hàm Mặt.
- Quản lý được một cơ sở điều trị nha khoa.

- Sử dụng tối thiểu được một ngoại ngữ để đọc, hiểu được tài liệu
chuyên môn và thành thạo công nghệ thông tin để phục vụ cho quản lý,
nghiên cứu khoa học.

10


 Thái độ:
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Khiêm tốn học tập vươn lên.
- Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
 Vấn đề lượng giá sinh viên:
Hiện tại, việc lượng giá thành phần được thực hiện trong buổi học có
thể vào đầu, giữa, hoặc cuối buổi. Đầu buổi học, giảng viên lượng giá sự
chuẩn bị các kiến thức có liên quan đến kỹ năng sắp học bằng cách đặt câu
hỏi hoặc thảo luận tình huống. Giữa buổi học và cuối buổi, sinh viên được các
bạn cùng học và giảng viên lượng giá phần thực hành của mình với bảng
kiểm. Kết thúc môn học sinh viên thi tự luận và do trung tâm khảo thí và đảm
bảo chất lượng tổ chức.
Với các môn thực hành trải nghiệm, sinh viên được tiếp cận với nhiều
lĩnh vực và được giao viết tiểu luận để tổng hợp, phân tích và đưa ra các ý
tưởng thảo luận nhóm và thảo luận với giảng viên.
Có thể thấy, yếu tố quan trọng của giáo dục năng lực là xây dựng được
các tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng thể hiện rõ mục tiêu của giáo dục, thiết lập được
các điều kiện và cơ hội để khuyến khích người học có thể đạt được các mục
tiêu ấy. Do đó, đánh giá cũng hướng tới việc đánh giá kiến thức trong việc vận
dụng một cách hệ thống và các năng lực đạt được cần phải đánh giá thông qua

nhiều công cụ và hình thức trong đó có cả quan sát và thực hành trong các tình
huống mô phỏng. Các phương pháp đánh giá nên thực hiện thêm: Phân tích
một trường hợp cụ thể, đánh giá dựa trên máy tính, vấn đáp, đánh giá cuối đợt
bằng hình thức theo trạm hoặc OSCE, diễn thuyết, các phiên poster…
11


Sau khi thi, dựa trên phân tích kết quả thi, các giảng viên sẽ họp lại góp
ý điều chỉnh nội dung huấn luyện, quá trình dạy và lượng giá cho phù hợp
hơn. Nhờ vậy nội dung huấn luyện được cập nhật thường xuyên, đồng thời
giá trị và độ tin cậy của việc lượng giá được nâng cao
 Tuyển sinh và công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tuyển sinh ngành RHM cả nước,
phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia
Mã ngành
Môn thi/xét tuyển: Toán, Hóa học, Sinh học (50 chỉ tiêu)
 Cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý
Cán bộ cơ hữu khoa RHM gồm 1 GS, 1 PGS, 1 TS, 11 Ths, 10 BS, 8 KTV.
Các giảng viên kiêm chức: gồm 5 GS, 5 PGS, 13 TS, 2 ThS, 5 BS CKII.
Giảng viên người nước ngoài: 1 GS của Đại học Okayama Nhật Bản.
Với số lượng, chất lượng cán bộ giảng dạy và quản lí như vậy khoa
RHM đang:
• Rà soát và củng cố, cập nhật thường xuyên chương trình chi tiết các
môn chuyên ngành đào tạo RHM hệ chính qui.
• Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo Chuyên khoa cấp I, cấp
II, cao học.
• Biên soạn chương trình, tài liệu dạy học và thực hiện giảng dạy môn
học mới (Nha khoa biển đảo).
• Chuẩn bị giáo án, giáo trình giảng dạy các môn chuyên ngành RHM.
Để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho sinh viên RHM theo xu hướng

của thế giới, tăng cường một số môn học y sinh, nhấn mạnh kỹ năng giao
tiếp… đây là thế mạnh của trường. Tuy nhiên, một số môn học, trong nước

12


chưa có kinh nghiệm và tài liệu xuất bản, cần có thêm sự hỗ trợ, tập huấn của
chuyên gia nước ngoài. Kỹ thuật viên cũng cần được đào tạo, bổ túc về hướng
dẫn sinh viên các môn học thực hành mới.
 Các nguồn lực cho chương trình
• Nhân lực: Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm chức của nhà
trường, khoa RHM còn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của:
- Hiệp hội quốc tế về RHM như ICD.
- Các Trường đại học Dược của Hoa Kỳ: Đại học Iowa; Hàn Quốc: Đại
học Seoul; Nhật Bản: Đại học Okayama; Pháp: Đại học Brest.
• Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo bác sĩ RHM
đang được các bộ môn chuẩn bị và từng bước hoàn thiện nhờ sự hỗ trợ của dự án
ADB và nguồn kinh phí của nhà trường. Tuy nhiên các trang thiết bị mới chỉ đáp
ứng nhu cầu cơ bản để giảng dạy sinh viên, chưa có hệ thống xử lí chất thải, chất
độc hại, đảm bảo an toàn thí nghiệm, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu để tra cứu
thông tin liên quan đến ngành, thư viện còn nghèo nàn, lạc hậu.
Đánh giá chương trình đào tạo
Tại Việt Nam, những năm gần đây, số lượng và qui mô các cơ sở tham
gia đào tạo bác sĩ RHM tăng nhanh tuy nhiên tiêu chí chuyên môn để mở mã
ngành chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được tiêu chuẩn đầu ra cho bác sĩ RHM.
Giáo dục đại học ngành RHM tại Việt Nam đang thực hiện theo chương trình
khung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm kiến thức cơ bản (60 đơn
vị học trình), kiến thức cơ sở (81 ĐVHT), kiến thức khối ngành (90 ĐVHT)
v à thi tốt nghiệp, ngoài chương trình này tùy vào điều kiện mà từng trường
có thể lựa chọn thêm các học phần tự chọn để đào tạo sinh viên.

Chương trình đào tạo bác sĩ RHM 6 năm, chương trình đào tạo của Việt
Nam có sự khác biệt tương đối so với chương trình đào tạo của một số nước
tiên tiến đó là yêu cầu tiếp xúc sớm với lâm sàng, sinh viên RHM cần được
13


tiếp cận có hệ thống với khoa học cơ bản, khoa học lâm sàng, khoa học xã hội
và khoa học hành vi.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là trường đào tạo đa ngành, với 12
bệnh viện thực hành, có nhiều giảng viên làm việc tại các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa, sẽ có điều kiện thuận lợi để đào tạo bác sĩ RHM theo hướng tích
hợp. Sinh viên y, dược nha được đào tạo chung một số môn học nhằm tạo
điều kiện cho sự hợp tác trong chăm chăm sóc bệnh nhân sau này.
Trường đang xây dựng chương trình đào tạo bác sĩ RHM theo block
kiến thức để hệ thống hóa kiến thức từ cơ bản tới ứng dụng, tối đa thời gian
dành cho khoa học lâm sàng, khoa học xã hội và thực hành ở các khoa lâm
sàng và cộng đồng.
Lãnh đạo và quản lí
Quan điểm, chủ trương của nhà trường là đổi mới và hội nhập nên đã
đề ra nhiều giải pháp với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục Đội ngũ
cán bộ giảng dạy luôn được tạo điều kiện học tập chuyên môn, ngoại ngũ và
kỹ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá giảng viên. Hiện nay trường
có trên 70% giảng viên có trình độ sau đại học. Trong năm 2015, Trường đại
học Y Dược Hải Phòng đã ký kết thành công các hợp tác trao đổi giảng viên,
sinh viên sang học tập và làm việc tại các trường trên thế giới như: Nhật Bản,
Pháp, Thụy Điển. Phong trào thi đua bình giảng do Công đoàn chủ trì đã được
các đơn vị hưởng ứng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.Trung tâm khảo thí và quản lý chất lượng đào tạo được củng cố và kiện
toàn, tăng cường cán bộ và cơ sở vật chất để làm tốt khâu đánh giá sinh viên,
tổ chức cho sinh viên thi trắc nghiệm trên máy bước đầu áp dụng rộng rãi

CNTT trong toàn trường.
Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau sau đại học, trường đã tổ
chức nhiều buổi hội thảo tập huấn xây dựng khung chương trình đào tạo, xây
dựng tài liệu học tập, sách giáo khoa, ký kết hợp tác đào tạo, điều trị, chuyển
14


giao kỹ thuật giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các cơ sở y tế của
Hải Phòng tại trường, phối hợp với các đơn vị tổ chức đón nhiều đoàn bác sĩ,
nha sĩ, dược sĩ sang thực hành tại một số bệnh viện ở Hải Phòng và các tỉnh
lân cận. Trường quan tâm đầu tư, mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng
dạy tại các giảng đường và các bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học.
Vấn đề đổi mới liên tục
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng được đánh giá là một trong những
trường có mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng mở với nhiều tổ chức nghề
nghiệp quốc tế, nhiều trường Đại học Y, Dược, Nha, Điều Dưỡng trên thế
giới như: Pháp (Paris 6, Paris 7, Paris 12 và Brest); Nhật bản (Kanazawa);
Hoa Kỳ (California, Boston, Binmingham, UCSF, Sàmord); Hàn Quốc (Đại
học Y Seuol, Sookmyung); Trung Quốc (Học viện Trung Y Quảng Tây);
Australia (Queensland); Hung Ga Ry (Semmelweis University); Đài Loan
(Đài Bắc) và một số nước khác....
Khoa RHM trường Đại học Y Dược Hải Phòng là một khoa có hợp tác
mối quan hệ thân thiết với các trường RHM trên thế giới để trao đổi chương
trình đào tạo với các Trường đại học RHM của Hoa Kỳ: Đại học Iowa; Hàn
Quốc: Đại học Seoul; Nhật Bản: Đại học Okayama; Pháp: Đại học Brest.
Nhờ các giáo sư từ các đại học RHM Nhật Bản đến chia sẻ với giảng
viên, sinh viên về các vấn đề cập nhật của ngành RHM, sự trao đổi giảng
viên và sinh viên RHM từ Đại Okayama sang thực tập tại Hải Phòng. Một số
giảng viên đã được đi thăm quan học tập ngắn hạn về đào tạo và thực hành

RHM tại Đại học RHM thuộc Đại học Okayama Nhật Bản, nên khoa RHM
học trường Đai học Y Dược Hải Phòng luôn cập nhật được xu hướng phát
triển của thế giới, đồng thời có sự phân tích so sánh ưu nhược điểm của nội
dung các chương trình đào tạo, các phương pháp đào tạo, thời gian đào tạo để
áp dụng vào điều kiện của Việt Nam.
15


CHƯƠNG III
CHỈ SỐ THỰC HIỆN CHÍNH
3.1. Tổng kết sơ bộ những kết quả thành công và tồn tại của các dự án hỗ
trợ về giáo dục - đào tạo của Khoa RHM từ khi thành lập
Khoa RHM-trường Đại Học Y Dược Hải Phòng được thành lập vào
ngày 05 tháng 10 năm 2009 (Quyết định số 3725/QĐ-BYT) và bắt đầu tuyển
sinh đào tạo Bác sĩ RHM đầu tiên vào năm 2009. Từ khi thành lập, Khoa
RHM đã được hỗ trợ của dự án Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong
việc cải thiện các trang thiết bị đào tạo Bác sĩ RHM. Bước đầu, các phòng thí
nghiệm phục vụ thực tập cho sinh viên RHM đã được trang bị và từng bước
đưa vào sử dụng một cách hiệu quả.
Cách tiếp cận, mục tiêu và những đầu ra trong dự án
3.1.1. Nguyên tắc đổi mới chương trình đào tạo
a) Thường xuyên quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu
trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo
dục nêu trong Quyết định 29; tuân thủ các quy định về chương trình giáo dục
theo Luật Giáo dục, các Thông tư, nghị định cụ thể của Bộ GD-ĐT về hướng
dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo.
b) Kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thành công của
giáo dục y học Việt Nam.
c) Tham khảo, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm, thành tựu giáo dục của
các nước có nền giáo dục RHM học tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Singapore,

Hàn Quốc….
d) Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giảm, tích hơp, hiện
đại, thích hợp, giảm trùng lặp; phát triển phẩm chất và năng lực người học;
chú trọng giáo dục lý luận chính trị, truyền thống, Y đức, lối sống; nâng cao
16


năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; phát huy khả năng sáng tạo, ý thức tự học; tăng năng lực thực hành nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế.
e) Đảm bảo tiếp nối, liên thông giữa các môn học, gắn học lý thuyết với
thực hành tại các Labo, bệnh viện và các cơ sở thực hành khác.
f) Tuân thủ nguyên tắc, quy trình phát triển sách, tài liệu cho chương trình
đào tạo. Khuyến khích mọi cá nhân tham gia biên soạn sách giáo trình, tài liệu
tham khảo (sách in, sách điện tử), cập nhật các phần mền tra cứu, cung cấp
thông tin cho học tập và nghiên cứu; không ngừng cập nhật thông tin trong
giảng dạy cho phù hợp với thực tế trên cơ sở chuẩn năng lực, chương trình
khung đã được Bộ Y Tế phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
3.1.2. Mục tiêu đổi mới
Đổi mới chương trình đào tạo Bác sĩ RHM nhằm tạo ra sự chuyển biến
căn bản. mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, góp phần quan trọng
vào việc xây dựng đội ngũ nhân lực y tế có năng lực và phẩm chất tốt, đáp
ứng yêu cầu thực tế. Chuyển từ chương trình tập trung vào trang bị kiến thức,
kỹ năng sang chương trình thực hành và thực tập trải nghiệm, tập trung vào
năng lực, kỹ năng thực tế, thực hành nghề nghiệp; tạo điều kiện để người học
phát triển hài hòa cho bản thân và nghề nghiệp.
Mục tiêu 1: Đổi mới chương trình dạy và học kiến thức lý thuyết theo
hướng tích hợp, giảm trùng lặp, tập trung vào các kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Mục tiêu 2: Cải tiến chương trình thực hành và thực tập trải nghiệm,
tập trung vào năng lực thực hành đáp ứng nhu cầu của thực tế và xu hướng

hội nhập quốc tế.
Mục tiêu 3: Phát triển một chương trình đào tạo nguồn nhân lực đảm
bảo chất lượng cho chương trình đổi mới (tăng cường năng lực giảng dạy lý
thuyết và thực hành của giảng viên, đội ngũ cố vấn học tập tại các bệnh viện
thực hành, Labo…,)
17


Mục tiêu 4: Xây dựng, sửa chữa cơ sở thực hành thực tập nghề nghiệp, mua
sắm thêm trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
STT
1

Mục tiêu
Mục tiêu 1: Đổi mới
chương trình dạy và
học kiến thức lý
thuyết theo hướng
tích hợp, giảm trùng
lặp, tập trung vào các
kỹ năng thực hành
nghề nghiệp

2

Mục tiêu 2: Cải tiến
chương trình thực
hành và thực tập trải
nghiệm, tập trung
vào năng lực thực

hành đáp ứng nhu
cầu của thực tế và xu
hướng hội nhập quốc
tế.

3

Mục
triển
trình
nhân

tiêu 3: Phát
một chương
đào tạo nguồn
lực đảm bảo

Chỉ số thực hiện
Chỉ số 1: Đồng thuận và phê duyệt tổng thể tổ
chức và cấu trúc chương trình giảng dạy bác sĩ
RHM 6 năm theo hướng tích hợp nội dung
giảng dạy theo nhóm (Phụ lục-Sơ đồ chi tiết
chương trình đào tạo mới)
Chỉ số 2: Mục tiêu học tập tổng quát và chuẩn
đầu ra được phát triển cho chương trình giảng
dạy 6 năm.
Chỉ số 3: Biên soạn sách giáo trình, sách tham
khảo, hệ thống phần mền tra cứu, các phòng tra
cứu thông tin và thường xuyên cập nhật thông
tin mới sát với xu hướng phát triển ngành RHM

trong nước cũng như trên thế giới.
Chỉ số 1: Đồng thuận và phê duyện chương
trình thực hành, thực tế cho sinh viên tạo các
Labo, bệnh viện thực hành, cơ sở sản xuất…
Chỉ số 2: Xây dựng các mục tiêu thực hành,
thực tập nghề nghiệp và đánh giá kết quả thực
hành, thực tập nghề nghiệp của sinh viên
Chỉ số 3 Xây dựng hệ thống toàn điện các tiêu
chí đánh giá giảng dạy, thực hành, thực tập
nghề phù hợp với chuẩn đầu ra
Chỉ số 4: Xây dựng danh mục các khóa tập
huấn, bài tập trực tuyến và các bào tập khác
phù hợp với từng đối tượng sinh viên.
Chỉ tiêu 5: Xây dựng tài liệu cung cấp thông
tin và cập nhật thông tin thường xuyên hướng
đào tạo và nghiên cứu trong ngành RHM.
Chỉ số 1: Đối với giảng viên Khoa RHM: Đưa
đi đào tạo nâng cao năng lực giảng dạy, phù
hợp với yêu cầu chuyển đổi chương trình đào
tạo. Được đào tạo tại các cơ cở trong nước
18


chất
lượng
cho
chương trình đổi mới
(tăng cường năng lực
giảng dạy lý thuyết
và thực hành của

giảng viên, đội ngũ
cố vấn học tập tại
các bệnh viện thực
hành, cơ sở sản xuất,
Labo…,)

4

Mục tiêu 4: Xây
dựng, sửa chữa cơ sở
thực hành thực tập
nghề nghiệp, mua
sắm thêm trang thiết
bị hiện đại đáp ứng
yêu cầu học tập,
giảng dạy và nghiên
cứu.

cũng như tại các nước có hệ thống giáo dục
RHM phát triển như: Mỹ, Nhật, Úc…
Chỉ số 2: Đối với đội ngũ Kỹ Thuật Viên trong
các Labo, cơ sở thực hành: được đào tạo liên
tục, sử dụng thành thạo và hướng dẫn cho sinh
viên thực hành, thực tập nghề nghiệp,nghiên
cứu khoa học.
Chỉ số 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ
năng lực quản lý, đảm bảo chất lượng phòng
thí nghiệm, nghiên cứu.
Chỉ số 3: Đối với đội ngũ cố vấn học tập tại
các cơ sở thực hành, thực tế: nâng cao năng

lực sư phạm, giảng dạy thực tế cho sinh viên.
Chỉ số 4: Xây dựng bản tiêu chuẩn, tiêu chí đánh
giá năng lực cho giảng viên, Kỹ thuật viên, đội
ngũ cố vấn học tập tại các cơ sở thực hành.
Chỉ số 1: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở
vật chất các phòng thực hành phục vụ công tác
học tập, giảng dạy cho sinh viên
Chỉ số 2: Xây dựng và hoàn thiện các hệ cơ sở
vật chất các phòng mô phỏng tiền lâm sàng,
labo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
của giảng viên, sinh viên.
Chỉ số 3: Mua sắm, trạng bị hệ thống máy móc
hiện đại, tiến tiến phục vụ cho công tác giảng
dạy, học tập của sinh viên, nghiên cứu khoa học.
Chỉ số 4: Xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng lâm sàng, labo.
Chỉ số 5: Xây dựng khoa phòng kiểu mẫu, Labo
hiện đại, phòng máy tính tra cứu thông tin.
Chỉ số 6: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
khả năng thực hành, nghiên cứu tại khoa phòng,
Labo cho các bộ nghiên cứu và sinh viên.

19


×