Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạch tray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.81 KB, 81 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nhắc đến nền kinh tế, người ta không thể bỏ qua một ngành nghề có
tầm ảnh hưởng tương đối lớn tới thị trường, đó là ngành ngân hàng. Bởi tại Việt
Nam hay trên thế giới, khái niệm “Ngân hàng” khá quen thuộc và là một trong
những ngành kinh doanh hàng đầu. Mô hình Ngân hàng tại mỗi nước, mỗi khu
vực đều mang những đặc thù vùng miền riêng biệt. Nhưng tựu chung, các hoạt
động chủ yếu của Ngân hàng đều xoay quanh những vấn đề cơ bản như hoạt
động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thanh toán, hoạt động
ngân quỹ, các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ…
v.v…
Trong kinh doanh, hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa luôn cần một
phương thức thanh toán phù hợp. Nếu trước đây, việc thanh toán chủ yếu bằng
vàng, bạc hay tiền mặt thường gặp những rủi ro lớn như mất mát, vàng bạc giả,
tiền giả; khoảng cách địa lý xa xôi không thể thanh toán… thì ngày nay, mức độ
rủi ro do mất mát, làm giả hay khoảng cách về địa lý được giảm xuống gần như
tuyệt đối thông qua phương thức thanh toán mới – đó là “Thanh toán chuyển
khoản”. Để phương thức này diễn ra thông suốt, thường xuyên và hợp pháp, hệ
thống Ngân hàng đã ra đời.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc mua bán hàng hóa ngày càng mở
rộng, không chỉ trong nước mà diễn ra trên toàn thế giới. Cũng theo đó mà ngân
hàng ngày càng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ thanh toán chuyển khoản của mình.
Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng trong
nước và ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường nên sự cạnh tranh trở nên
gay gắt hơn bao giờ hết. Từ đó, kéo theo hoạt động thanh toán cũng diễn ra
trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Các ngân hàng không ngừng hoàn thiện
phương thức thanh toán của mình nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh
nhất và chính xác nhất. Một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động
thanh toán là nghiệp vụ “Chuyển tiền”. “Chuyển tiền” là một dịch vụ của ngân
1



hàng mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định. Các ngân hàng đưa ra mức
phí chuyển tiền, phương pháp chuyển tiền, khuyến mại chuyển tiền… nhằm thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ này. Đây là một trong những sản phẩm, dịch vụ
quan trọng của ngân hàng.
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạch Tray nói
riêng, nghiệp vụ chuyển tiền được coi là một trong những sản phẩm bán lẻ chủ
yếu. Nghiệp vụ chuyển tiền phục vụ cho việc thanh toán tiền hàng hóa, công
nợ… không chỉ của tổ chức mà còn của cá nhân. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạch Tray, mặc dù nguồn doanh thu từ
chuyển tiền cá nhân mang lại chiếm một tỷ trọng lớn nhưng chuyển tiền cá nhân
còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết ưu thế tại thị trường Hải
Phòng.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời kết hợp với tình hình thực tế tại
đơn vị, em xin lựa chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền đối
với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Lạch Tray” nhằm đóng góp ý kiến khắc phục những tổn tại trong
nghiệp vụ chuyển tiền cá nhân tại Ngân hàng.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ chuyển tiền.
Đánh giá thực tế nghiệp vụ chuyển tiền đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạch Tray.
Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền đối với khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Lạch Tray.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ chuyển tiền dành cho khách hàng cá
nhân. Phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Lạch Tray từ năm 2011 đến năm 2015.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn, em áp dụng tổng hợp các phương pháp mô tả kết hợp
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, dự báo ngoại suy và phương pháp chuyên
gia. Nguồn dữ liệu được thu thập từ: Các tài liệu đã công bố bao gồm giáo trình,
sách tham khảo, các công trình khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các
thông tư, quy định của Ngân hàng nhà nước, các tạp chí, báo, các tài liệu trên
website... Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết, báo cáo quản lý của
Ngân hàng. Văn bản pháp lý có liên quan đến cơ chế hoạt động, chính sách của
Ngân hàng. Ngoài ra, còn căn cứ trên quá trình khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến
đồng nghiệp và kinh nghiệm làm việc của bản thân.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và kiến nghị, Phần Tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ chuyển tiền
Chương 2: Đánh giá thực trạng nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạch Tray
Chương 3: Biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạch Tray

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ
CHUYỂN TIỀN
1.1. Khái niệm về tiền tệ và nghiệp vụ chuyển tiền tại ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về tiền tệ
C. Mác đã từng kết luận: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ,

nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan
hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất cho
đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy” [1, tr.75]
Giá trị biểu hiện qua 4 hình thái cụ thể: Hình thái giá trị giản đơn hay
ngẫu nhiên; Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng; Hình thái giá trị chung; Hình
thái tiền tệ. [2, tr.6 ]
Có thể gói gọn trong bốn chữ “vật ngang giá chung” để nói về bản chất
của tiền tệ. Theo Frederic S.Mishkin – Trường Đại học Columbia (Mỹ) thì “tiền
tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa,
dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ” [dẫn theo 2, tr.6]
Theo A.C.L.DAY, một giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng nước Anh đã nhận xét:
“Từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, nhiều dạng tiền tệ đã là những hình
thái của tài sản thực sự, chủ yếu là vàng và bạc. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi và
toàn bộ tiền tệ đang sử dụng trong các nền kinh tế hiện dại đều là những trái
quyền” [dẫn theo 2, tr.7]
Có thể định nghĩa ngắn gọn về tiền tệ như sau: Tiền tệ là bất cứ cái gì
được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để
hoàn trả các khoản nợ.
Tiền tệ bao gồm ba chức năng chính:
Đầu tiên, tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị: tiền tệ dùng để đo lường giá trị
hàng hóa, dịch vụ trước khi chúng được mang ra mua bán và trao đổi.
Thứ hai, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán
hàng hóa, dịch vụ hay thanh toán các khoản nợ trong và ngoài nước.
4


Thứ ba, tiền tệ làm phương tiện dự trữ về mặt giá trị nghĩa là nơi chứa sức
mua hàng hóa trong một thời gian nhất định.
Một trong những hình thái cơ bản của tiền tệ là Tiền ghi sổ hay còn gọi là
Tiền qua ngân hàng. Tiền ghi sổ có những ưu điểm: Giảm một cách đáng kể các

chi phí lưu thông tiền mặt như in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng
gói…;Đối với bên tham gia thanh toán qua ngân hàng, tiền ghi sổ nhanh chóng
và thuận tiện; Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế được
những hiện tượng tiêu cực; Tiền ghi sổ tạo ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng
trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng.
1.1.2. Khái niệm về nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng
Chuyển tiền tại Ngân hàng là một trong những dịch vụ thu hút một lượng
khách hàng tương đối lớn và ổn định. Từ khi ngân hàng xuất hiện thì nghiệp vụ
chuyển tiền đã là một trong những nghiệp vụ đầu tiên và quan trọng. Có thể định
nghĩa về chuyển tiền và nghiệp vụ chuyển tiền một cách dễ hiểu như sau:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó, khách hàng hay
người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho người thụ hưởng tại một địa điểm được xác định bằng phương tiện thanh
toán thích hợp.
Nghiệp vụ chuyển tiền là những kỹ năng và phương pháp thực hiện hoạt
động chuyển tiền tại ngân hàng.
Để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền, cần có các bên tham gia, bao gồm:
- Người yêu cầu chuyển tiền (hay khách hàng): là người có nhu cầu chuyển
khoản một số tiền nhất định cho một người hay một tổ chức khác nhằm thực
hiện mục đích thanh toán tiền mua hàng, trả nợ, cho vay, trợ cấp…
- Người thụ hưởng: là cá nhân hoặc tổ chức được Người yêu cầu chuyển
tiền chỉ định nhận toàn bộ số tiền Người yêu cầu đã chuyển.
- Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.
- Ngân hàng thanh toán hay ngân hàng đại lý là ngân hàng phục vụ người
thụ hưởng.
5


Với sự tham gia của bốn nhân tố trên trong nghiệp vụ chuyển tiền, có thể
thiết lập một quy trình chung về nghiệp vụ chuyển tiền thông qua sơ đồ hình 1.1

sau:
(3)

NH chuyển tiền

NH thanh toán

(2)

(4)

Người chuyển tiền

(1)

Người thụ hưởng

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình chuyển tiền
(Nguồn: [3, tr.107])
Sơ đồ hình 1.1 thể hiện một quy trình khép kín của nghiệp vụ chuyển tiền.
Trong đó
(1) Giao dịch giữa Người chuyển tiền và Người thụ hưởng thông qua các
trao đổi mua bán, biếu tặng… Người chuyển tiền và Người thụ hưởng thống
nhất với nhau về số tiền cần chuyển, thời gian chuyển, phương thức chuyển và
các thủ tục hay giấy tờ liên quan khác. Sau đó, Người chuyển tiền tiến hành giao
dịch chuyển tiền thông qua Ngân hàng chuyển tiền.
(2) Đây là bước Người chuyển tiền làm thủ tục, giấy tờ theo yêu cầu
chuyển tiền với sự hướng dẫn của Ngân hàng chuyển tiền.
(3) Ngân hàng chuyển tiền tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lý của bộ chứng từ chuyển tiền. Nếu bộ chứng từ chuyển tiền không đủ hay

đúng theo yêu cầu thì trả lại Người chuyển tiền để lập lại hoặc từ chối tiếp nhận
yêu cầu. Nếu bộ chứng từ chuyển tiền hợp lệ thì Ngân hàng chuyển tiền thực
hiện nghiệp vụ chuyển tiền tới Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng phục vụ đơn
vị hưởng).
(4) Tại Ngân hàng thanh toán, sau khi nhận được điện chuyển tiền đến từ
Ngân hàng chuyển tiền, kiểm tra các thông tin về số tài khoản đơn vị hưởng, tên
đơn vị hưởng, tên ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng và các yếu tố liên quan khác
như loại tiền tệ, ngày tháng, giờ nhận điện… Nếu các thông tin trên điện chuyển
6


tiền đến không phù hợp hay không đúng, thực hiện gửi yêu cầu tra soát tới Ngân
hàng chuyển tiền hoặc trả lại điện cho Ngân hàng chuyển tiền và chỉ rõ nguyên
nhân. Nếu các thông tin trên điện chuyển tiền đến phù hợp thì thực hiện báo Có
vào tài khoản của Đơn vị hưởng hay Người thụ hưởng.
1.2. Vai trò của nghiệp vụ chuyển tiền
1.2.1. Đối với khách hàng
Vai trò đầu tiên của nghiệp vụ chuyển tiền là đáp ứng được nhu cầu thanh
toán của con người.
Giúp rút ngắn khoảng cách địa lý, giảm chi phí cho khách hàng và khách
hàng có thể quản lý tài khoản theo mong muốn của mình.
1.2.2. Đối với ngân hàng
Nghiệp vụ chuyển tiền là sự kết nối kinh doanh và điều hòa vốn giữa các
ngân hàng khác nhau trong một quốc gia cũng như trên thế giới. Ngân hàng
thiếu vốn sẽ nhận được sự điều chuyển vốn từ ngân hàng thừa vốn. Ngân hàng
thừa vốn sẽ không bị tồn đọng vốn và không rơi vào tình trạng thừa huy động
đầu vào, thiếu cho vay đầu ra.
Bằng việc thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền cho khách hàng, ngân hàng có
thể huy động một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp.
1.2.3. Đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế nói chung, nghiệp vụ chuyển tiền giúp giảm thiểu
lượng tiền mặt trong lưu thông, hạn chế những rủi ro mà giao dịch tiền mặt
mang lại như mất mát, thừa thiếu…; giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm
các chi phí liên quan đến tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí vận chuyển, bảo
quản, cất giữ.
Khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng rất phong phú, đa dạng, nhiều
ngành nghề khác nhau. Bởi vậy, căn cứ vào nghiệp vụ chuyển tiền, có thể theo
dõi tình hình thanh toán giữa các ngành nghề để đánh giá ngành nghề nào có
tiềm năng nhằm đóng góp ý kiến cho chính phủ thúc đẩy kinh tế phát triển.

7


1.2.4. Đối với xã hội
Nghiệp vụ chuyển tiền góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở
rộng và lưu thông sản phẩm trong nền kinh tế xã hội, đảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra bình thường, liên tục.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ chuyển tiền
1.3.1. Pháp luật
Pháp luật là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ trong
ngân hàng. Bởi vậy, pháp luật là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới nghiệp vụ
chuyển tiền.
Hiện nay, đối với ngành ngân hàng, đã có những luật riêng như Luật các
tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật kinh doanh, Luật doanh
nghiệp…
1.3.2. Kinh tế
Nghiệp vụ chuyển tiền là một trong những dịch vụ chính của ngân hàng.
Bởi vậy, yếu tố kinh tế được đặt lên hàng đầu. Nghiệp vụ chuyển tiền mang lại
lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng nên ngày càng được nâng cao và khuyến
khích sử dụng. Cung, cầu, giá cả là những thành phần của nền kinh tế thị trường,

ảnh hưởng trực tiếp tới nghiệp vụ chuyển tiền.
1.3.3. Khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay trở thành công cụ giúp
nghiệp vụ chuyển tiền được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn và thuận
lợi. Khoa học công nghệ xóa đi mọi khoảng cách về không gian, về thời gian
cho nghiệp vụ chuyển tiền.
1.3.4. Con người
Con người là nguồn lực được chú trọng ở bất cứ một ngành nghề nào
trong xã hội. Yếu tố con người ảnh hưởng đến nghiệp vụ chuyển tiền. Việc tiếp
nhận yêu cầu chuyển tiền từ phía khách hàng chính là thực hiện giao dịch
thương mại giữa con người với con người. Việc vận hành công nghệ thông tin,

8


vận dụng các văn bản, chế độ cũng đều cần có sự can thiệp trực tiếp từ yếu tố
con người.
1.4. Các tiêu chí đánh giá nghiệp vụ chuyển tiền tại ngân hàng
1.4.1. Cơ sở pháp lý, văn bản, chế độ cho nghiệp vụ chuyển tiền
Cơ sở pháp lý, văn bản, chế độ trong nghiệp vụ chuyển tiền là tập hợp
một nhóm các quy phạm pháp luật có chung một đặc điểm là hướng dẫn, điều
chỉnh và đưa ra các quy định của pháp luật về nghiệp vụ chuyển tiền.
(1) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày
16/06/2010; Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH2 ngày 16/6/2010; Luật
Kế toán ngày 17/06/2003; Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005
(2) Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam ban hành “Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” và
Thông tư 46/2014/TT-NHNN 31/12/2014 “Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt”
(3) Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về

quản lý ngoại hối; Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài
của người cư trú là công dân Việt Nam; Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi số
06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013
(4) Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng
dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
(5) Thông tư 23/2010/TT-NHNN của NHNN ngày 09/11/2010 về Quản lý,
vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
(6) Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN ngày 26/12/2007 ban hành về việc
thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.4.2. Đội ngũ nhân lực thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền
Ba yếu tố cấu thành nên đội ngũ nhân lực cũng chính là ba yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả của nghiệp vụ chuyển tiền. Ba yếu tố đó bao gồm:

9


- Thể lực: Là trạng thái sức khỏe của con người thể hiện ở sự phát triển
sinh học, không bệnh tật, có sức khỏe để làm việc và học tập.
- Trí lực: là yếu tố tinh thần, trí tuệ. Nó quyết định sự minh mẫn, sự sáng
tạo của con người. Trí lực quyết định đến công việc mà con người thực hiện.
- Đạo đức, nhân cách: là những giá trị chuẩn mực đạo đức của con người.
Giá trị đạo đức phản ánh bản chất của xã hội, phản ánh lối sống của con người,
phản ánh sự lao động của đội ngũ nhân viên.
1.4.3. Quy trình chuyển tiền
Quy trình chuyển tiền ngắn gọn, an toàn, nhanh chóng, chính xác sẽ khiến
khách hàng hài lòng, sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng. Ngược lại, nếu quy
trình chuyển tiền rườm rà, mất thời gian và không chính xác sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kết quả của nghiệp vụ chuyển tiền. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu
đến uy tín của ngân hàng; Quy trình chuyển tiền phải tuân thủ các quy định, các

văn bản pháp quy về tiền tệ, về ngân hàng, về ngoại hối, về mức phí, về đường
điện chuyển…; Quy trình chuyển tiền càng chặt chẽ thì càng giảm thiểu rủi ro
trong quá trình chuyển tiền cho ngân hàng.
1.4.4. Cơ sở hạ tầng và công nghệ thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
của xã hội. Đối với ngành ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghệ đã có những
bước phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả
nghiệp vụ chuyển tiền. Công nghệ ở đây có thể cụ thể hóa thành những phần
mềm giúp vận hành đường truyền của điện chuyển tiền, giúp con người không
phải làm thủ công với những nghiệp vụ chuyển tiền.
1.4.5. Mức phí chuyển tiền
Trong bối cảnh cạnh tranh của ngành ngân hàng hiện nay, mức phí
chuyển tiền đang được khách hàng đặc biệt quan tâm. Mức phí chuyên tiền
chính là giá cả của dịch vụ chuyển tiền.
1.4.6. Chất lượng và phương thức chuyển tiền
Chất lượng chuyển tiền được đo lường thông qua nhiều yếu tố:
10


- Sự tin tưởng (reliability): là việc thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền một
cách chính xác theo yêu cầu của khách hàng.
- Sự phản hồi (responsiveness): Trong nghiệp vụ chuyển tiền, việc để
khách hàng chờ lâu tạo cảm giác không hài lòng về cách cung ứng dịch vụ của
ngân hàng.
- Sự đảm bảo (assurance): là những kỹ năng truyền tải sự tin tưởng của
nhân viên giao dịch đến khách hàng.
- Sự cảm thông (empathy): Nhân viên ngân hàng quan tâm, ân cần, thân
thiện, nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn một các hiệu quả các
dịch vụ của mình.
- Sự hữu hình (tangible): là sự thể hiện của các yếu tố hữu hình bên ngoài

như quầy bàn giao dịch, vệ sinh sạch sẽ, các công cụ hạch toán như máy móc,
thiết bị…
Phương thức chuyển tiền là cách thức ngân hàng sử dụng để chuyển một
điện chuyển tiền đi theo đúng yêu cầu của khách hàng. Phương thức chuyển tiền
gồm: Chuyển tiền tại quầy giao dịch, chuyển tiền online và chuyển tiền mobile.
Đối với chuyển tiền trong nước, cả ba phương thức này được xây dựng và áp
dụng triệt để. Đối với chuyển tiền nước ngoài, do mức độ phức tạp và căn cứ
theo quy định của quản lý ngoại hối quốc gia, phần lớn các ngân hàng chỉ áp
dụng phương pháp chuyển tiền tại quầy. Đối với chuyển tiền online và mobile
hầu như chưa áp dụng bởi rủi ro quá cao, vượt tầm kiểm soát của ngân hàng nhà
nước.
1.4.7. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ chuyển tiền
Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ chuyên tiền là quá trình theo dõi và kiểm
tra việc sử dụng nguồn vốn, sử dụng phương thức chuyển tiền để kịp thời phát
hiện và ngăn chặn các rủi ro phát sinh, đồng thời có biện pháp xử lý rủi ro một
cách tích cực nhất. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong nghiệp vụ chuyển
tiền bao gồm:

11


- Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng: Do không
quản lý chặt chẽ về thanh khoản nên dễ dẫn đến thiếu khả năng chi trả. Đặc biệt
khi lệnh chuyển tiền đến nhiều, người thụ hưởng đến rút nhiều; Do chuyển tiền
trái quy định của pháp luật hoặc cố tình làm sai trái, tham ô; Do đội ngũ cán bộ
có những người thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc yếu kém về trình độ; Do chưa
cập nhật đầy đủ danh sách đen, danh sách rửa tiền, khủng bố, đặc biệt đối với
chuyển tiền quốc tế.
- Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: Do khách hàng nhầm lẫn,
chỉ dẫn sai; Do khách hàng chuyển tiền với mục đích rửa tiền, mua bán hóa đơn

trái phép; Do khách hàng chuyển tiền với mục đích trái pháp luật như hỗ trợ
khủng bố, mua bán thuốc phiện…
- Nhóm nguyên nhân khách quan: Do hỏa hoạn, thiên tai; Do chính trị, an
ninh trong nước không ổn định; Do suy thoái kinh tế, lạm phát, khủng hoảng
kinh tế dễ dẫn đến thay đổi tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền và
ảnh hưởng đến chuyển tiền, đặc biệt đối với chuyển tiền quốc tế; Do môi trường
pháp lý lỏng lẻo, bất lợi trong quản lý vĩ mô
1.4.8. An toàn bảo mật thông tin trong nghiệp vụ chuyển tiền
Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc an toàn bảo mật
thông tin đối với nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện một cách thủ công như
đóng dấu chứng từ, ký niêm phong chứng từ và các báo cáo quan trọng trong
nghiệp vụ chuyển tiền. Ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin phát triển
nhanh chóng, an toàn bảo mật thông tin cần phải thay đổi sao cho phù hợp. An
toàn bảo mật thông tin trong nghiệp vụ chuyển tiền là quá trình bảo vệ thông tin
truyền thông trên mạng, bảo vệ hệ thống máy tính, máy chủ tránh sự xâm nhập,
phá hoại từ bên ngoài gây rủi ro thất thoát trong quá trình chuyển tiền.
Có thể nói, trên đây là Tám tiêu chí cơ bản và quan trọng dùng để đánh giá hiệu
quả của nghiệp vụ chuyển tiền. Một ngân hàng muốn hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh
doanh, cần phải đáp ứng và tuân thủ những tiêu chí trên. Đây cũng là những tiêu chí

12


để so sánh các ngân hàng với nhau, để so sánh giữa các chi nhánh trong cùng hệ
thống.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHIỆP
VỤ CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LẠCH
TRAY

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Lạch Tray (Tên viết tắt: Ngân hàng BIDV CN Lạch Tray)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Lạch Tray
tiền thân là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi
nhánh Hải Phòng. Ngày 25/10/2006, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Lạch Tray ra đời với tên gọi Ngân hàng Phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Phòng. Ngày 25/04/2011, Ngân hàng
Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Phòng tiến hành cổ
phần hóa theo chủ trương của chính phủ. Từ khi cổ phần hóa, Ngân hàng mang
tên Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải
Phòng.
Theo công văn số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi
nhánh Hải Phòng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Lạch Tray, là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử cực kỳ quan trọng, thay đổi
toàn diện mọi hình thức và nội dung hoạt động của ngân hàng.
Từ khi thành lập, ngân hàng có trụ sở tại Số 01 Kỳ Đồng, Phường Quang
Trung, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng với quy mô 03 Phòng giao dịch:
13


PGD số 01 có địa chỉ tại Số 242 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Quận Lê Chân, TP
Hải Phòng; PGD số 02 có địa chỉ tại Số 104 Cầu Đất, Quận Lê Chân, TP Hải
Phòng. PGD số 03 có địa chỉ tại Số 19, Khu phố 4, Thị trấn An Dương, Huyện
An Dương, TP Hải Phòng.
Ngày 30/04/2013, trụ sở chi nhánh chuyển về Số 320-322 Tô Hiệu,

Phường Hồ Nam, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Các Phòng giao dịch cũng theo
đó chuyển đổi địa chỉ. Cụ thể PGD số 01 đổi tên thành PGD Trần Quang Khải
chuyển sang Số 86 Trần Quang Khải, Phường Quang Trung, Quận Hồng Bàng,
TP Hải Phòng; PGD số 02 đổi tên thành PGD Ngô Quyền chuyển sang địa chỉ
Số 286 Lạch Tray, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng; PGD
số 03 đổi tên thành PGD Phạm Minh Đức chuyển sang địa chỉ Số 23 Phạm
Minh Đức, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Hiện nay, Ngân hàng BIDV CN Lạch Tray vẫn giữ nguyên 03 phòng giao
dịch kể trên. Với vị trí giao dịch của cả chi nhánh và 03 phòng giao dịch thuận
lợi về giao thông, dân cư đông đúc, kinh doanh tấp nập là điều kiện đầu tiên cho
sự phát triển của ngân hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Lạch Tray
ngoài Ban giám đốc bao gồm 08 Phòng ban và 03 Phòng giao dịch. Có thể tóm
tắt qua sơ đồ hình 2.1 sau:
BAN GIÁM ĐỐC

P. Tài
chính
– Kế
toán

P.
Quản
lý rủi
ro

P.
Tổng

hợp

P.
Khách
hàng
doanh
nghiệp

P.
Khách
hàng cá
nhân

P.
Quản
trị tín
dụng

14

P. Giao
dịch
khách
hàng

P.
Quản
lý và
dịch vụ
kho

quỹ

PGD
Trần
Quang
Khải

PGD
Ngô
Quyền

PGD
Phạm
Minh
Đức


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng BIDV CN LT năm 2015)
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
(1) Ban giám đốc:
Ban giám đốc tại Ngân hàng BIDV CN Lạch Tray gồm Giám đốc chi
nhánh và 03 Phó giám đốc. Ban giám đốc có chức năng, nhiệm vụ chung gồm:
Trực tiếp điều hành và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban thực hiện mọi
giao dịch phát sinh trong ngày; Thu thập và cập nhật kịp thời các thông tin giao
dịch đồng thời xử lý thông tin và đưa ra quyết định quản lý nhằm đạt được
những chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bên cạnh những chức năng nhiệm vụ chung, giám đốc và phó giám đốc
có những chức năng nhiệm vụ riêng: Giám đốc thực hiện nhiệm vụ phân công
quyền hạn cho các phó giám đốc. Tại Ngân hàng BIDV CN LT, một phó giám

đốc chịu trách nhiệm quản trị tín dụng cá nhân, quản trị tín dụng bán lẻ; một phó
giám đốc chịu trách nhiệm quản trị các nghiệp vụ liên quan đến tác nghiệp và
kho quỹ; một phó giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động chung của 03
phòng giao dịch. Các nghiệp vụ về quản lý rủi ro, tài chính kế toán, quản trị tín
dụng và tín dụng doanh nghiệp do giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm
và kiểm soát. Việc phân công như vậy tránh chồng chéo công việc trong ban
giám đốc. Trong thời gian 06 tháng, các nhiệm vụ giữa ban giám đốc lại được
phân công lại xoay vòng nhằm đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong kinh
doanh, giúp bộ máy đầu não là Ban lãnh đạo vận hành tốt hơn và kiểm soát chặt
chẽ hơn các hoạt động trong ngân hàng. Riêng công tác điều động, điều chuyển,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên và việc chi lương, chi thường, giữ
lại quỹ dự phòng thuộc thẩm quyền trực tiếp của giám đốc chi nhánh. Giám đốc
chi nhánh thông qua Hội đồng đánh giá cán bộ, Hội đồng lương bao gồm ban
giám đốc, đại diện công đoàn cơ sở, đại diện đoàn thanh niên để đi đến quyết
định cuối cùng. Và giám đốc là người chịu trách nhiệm cho quyết định cuối
cùng này.
15


(2) Phòng tài chính – kế toán:
Phòng tài chính – kế toán thực hiện việc hạch toán chi tiết và tổng hợp các
nghiệp vụ kế toán nội bộ phát sinh tại ngân hàng như: thu chi, tiền lương,
thưởng, bảo hiểm, trợ cấp ốm đau, thai sản, mua sắm và khấu hao tài sản cố
định, công cụ dụng cụ… Đồng thời, tuân thủ các chế độ báo cáo kế toán theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo những quy định kế toán của ngân hàng nhà
nước và của Hội sở chính. Đề xuất, các biện pháp và tư vấn về tài chính, về báo
cáo tài chính, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ hàng ngày từ bộ phận tác nghiệp là
nhiệm vụ của phòng.
(3) Phòng quản lý rủi ro:
Phòng quản lý rủi ro là phòng kiểm tra, thanh tra, kiểm soát về mức độ rủi

ro đối với tất cả các nghiệp vụ đã, đang và sẽ thực hiện tại ngân hàng. Thực hiện
kiểm soát rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng. Thẩm định và tái thẩm định tài sản
cầm cố trong cho vay. Từ chối các món vay không đủ tiêu chuẩn về thẩm định.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các phòng thuộc khối tác nghiệp và thực
hiện báo cáo với NHNN và Hội sở. Đồng thời quản lý chất lượng theo ISO.
(4) Phòng tổng hợp:
Thực hiện nghiệp vụ đúng theo tên của phòng bap gồm: thu thập hồ sơ,
chứng từ, hóa đơn liên quan đến thu chi nội bộ tại chi nhánh; quản lý, kiểm tra,
giám sát các hoạt động sửa chữa, các hoạt động đảm bảo an ninh chi nhánh, các
hoạt động lễ tân khánh tiết... Đồng thời kiểm kê về tài sản cố định, công cụ dụng
cụ và công tác văn thư, lưu trữ đối với các văn bản đi, đến, đối với các hồ sơ tín
dụng đã tất toán. Chấm công, chấm làm thêm giờ, nghỉ phép, ốm đau, thai sản
và tính lương đối với cán bộ nhân viên. Quản lý, giám sát hệ thống công nghệ
thông tin, hệ thống máy chủ, máy trạm, đường truyền tại chi nhánh. Thực hiện
các nghiệp vụ kiểm soát vốn, cân đối nguồn, cân đối dòng tiền VNĐ và ngoại tệ
nhằm thanh toán vốn với hội sở chính hoặc với các ngân hàng khác.
(5) Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân:

16


Chức năng nhiệm vụ của hai phòng ban này giống nhau. Hai phòng ban
này chỉ khác nhau về đối tượng khách hàng tiếp cận và giao dịch. Phòng khách
hàng doanh nghiệp làm việc với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các
tổ chức. Phòng khách hàng cá nhân làm việc với các đối tượng là cá nhân và hộ
gia đình. Hai phòng có những chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện tiếp thị, tiếp cận
và tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng; thẩm định tài sản
đảm bảo, thẩm định khách hàng cho khoản vay; lập và ký kết các hợp đồng tín
dụng tại ngân hàng; thực hiện đôn đốc thu nợ khách hàng đối với những khoản
nợ xấu, nợ quá hạn và chuẩn bị hồ sơ bán nợ cho Công ty mua bán nợ quốc gia

(VAMC) đối với những hồ sơ nợ xấu; thực hiện phát mại tài sản, làm việc với
tòa án về các khoản nợ xấu bắt buộc phải phát mại tài sản đảm bảo; theo dõi sự
biến động về lãi suất vay, kỳ hạn vay, dư nợ vay, phân loại nợ nhằm kịp thời
thay đổi các thông số khoản vay cho phù hợp; thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh,
thanh toán LC, thanh toán TT; thực hiện đăng ký với bộ công thương các
chương trình khuyến mại.
(6) Phòng quản trị tín dụng:
Về bản chất, phòng quản trị tín dụng là phòng hạch toán kế toán cho
phòng khách hàng. Phòng thực hiện đăng ký và nhập liệu tất cả các thông
tin về tín dụng trên hệ thống phần mềm; thực hiện phân loại nợ, đề nghị thu
nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay đến hạn; thực hiện
lưu trữ và quét chữ ký hồ sơ thông tin khách hàng của chi nhánh và 3
phòng giao dịch.
(7) Phòng giao dịch khách hàng:
Hiện nay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phòng
giao dịch khách hàng là phòng duy nhất thực hiện nghiệp vụ đối với cả khách
hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Đây là phòng thuộc khối tác nghiệp, là phòng giao dịch trực tiếp với
khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách
hàng. Phòng trực tiếp tư vấn khách hàng tại quầy giao dịch, thực hiện các nghiệp
17


vụ thanh toán bao gồm: thu tiền, chi tiền, chuyển tiền, thẻ, thu nợ khoản vay và
các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản.
(8) Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Quản lý kho tiền, kho tài sản đảm bảo, xuất nhập tiền và tài sản hàng
ngày. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đây là phòng được
trang bị nhiều thiết bị kỹ thuật cao như camera, hệ thống báo động, hệ thống báo
cháy, mã khóa cửa, khóa két...Thực hiện điều quỹ đầu ngày và nhận quỹ cuối

ngày cho các phòng ban có liên quan. Đồng thời thực hiện điều quỹ, nhận quỹ
khi phát sinh các giao dịch điều chuyển tiền từ các phòng ban trong ngày; Thực
hiện thu hộ các điểm giao dịch của các doanh nghiệp ký hợp đồng thu hộ với
ngân hàng như thu hộ Công ty cổ phần thế giới di động, thu hộ Công ty bia
Carstbert...
(9) Các phòng giao dịch:
Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Theo sơ đồ trên có 03 phòng giao
dịch. Các phòng giao dịch tuy chịu sự kiểm soát chung của chi nhánh nhưng
hoạt động kinh doanh độc lập. Tại phòng giao dịch có các bộ phận khác nhau,
bao gồm:
- Bộ phận điều hành: gồm giám đốc, phó giám đốc phòng giao dịch thực
hiện các chức năng quản lý chung về nhân sự, về nguốn vốn, dư nơ, huy động,
về nghiệp vụ hạch toán giao dịch... Khi phát sinh những nghiệp vụ ngoài tầm
kiểm soát, bắt buộc phải trình lên ban giám đốc để có phương hướng xử lý.
- Bộ phận khách hàng: cũng cùng chức năng nhiệm vụ như phòng khách
hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đồng thời toàn bộ hồ sơ giải ngân
đều được thông qua phòng quản trị tín dụng để nhập liệu.
- Bộ phận giao dịch khách hàng: cũng giống với chức năng nhiệm vụ của
phòng giao dịch khách hàng tại chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Công tác phát triển sản phẩm và hỗ trợ bán hàng

18


Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt
Nam xác định mở rộng nền sản phẩm, có những sản phẩm dịch vụ tiềm năng
theo định hướng của khách hàng. Cụ thể, đến năm 2015, ngân hàng đã hỗ trợ hội
sở trong việc triển khai văn bản về phát triển 06 sản phẩm mới bao gồm: Cho
vay mua ô tô đối với đại lý xe, bao thanh toán trong nước, dịch vụ nhận và xử lý

chứng từ ký số công cộng, gói sản phẩm dành cho khách hàng xuất nhập khẩu
qua kênh thanh toán song phương Việt Nga, dịch vụ Homebanking dành cho
Vinmart và Vinecom, tài trợ hệ thống nhà phân phối của Bibica. Đối với sản
phẩm quản lý tiền tệ, đã thu hút thêm 1.500 khách hàng tính từ năm 2011 đến
năm 2015 sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại như sản phẩm dịch
vụ Bank Plus (chuyển tiền qua điện thoại dành cho sim Viettel), thu chi hộ điện
tử (như nộp thuế, nộp bảo hiểm), thanh toán hóa đơn online (như nộp tiền nước,
tiền điện, tiền điện thoại, nạp tiền điện thoại, nộp học phí...)
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
(1) Huy động vốn ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống)
- Đối với nguồn hình thành từ tiền gửi gồm có tiền gửi không kỳ hạn và
tiền gửi có kỳ hạn. Ta có bảng số liệu về tiền gửi không kỳ hạn trong ngắn hạn
và có kỳ hạn trong ngắn hạn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2015 ở Bảng
2.1 và 2.2 như sau:
Bảng 2.1. Số dư bình quân năm tiền gửi KKH ngắn hạn qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
Số dư tiền gửi KKH ngắn hạn bình
18.000
quân theo năm
Tăng tuyệt đối
Tăng tương đối (%)
-

2012

2013

2014


2015

20.560

25.200

32.600

60.396

2.560
114%

4.640
123%

7.400
129%

27.796
185%

(Nguồn: Phòng TCKT NH BIDV CN LT)
Tiền gửi KKH ngắn hạn tăng đều từ năm 2011 đến năm 2014. Năm 2015
tăng gấp 1,8 lần và tăng 185% so với năm 2014. Nguyên nhân là do quá trình
sáp nhập từ ngân hàng MHB CN Hải Phòng vào Ngân hàng BIDV. Với thương
hiệu mạnh của BIDV và nguồn nhân lực tăng lên, đồng nghĩa với việc lượng
19



khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng tăng nhanh. Đó là nguyên nhân vì
sao số dư tiền gửi năm 2015 tăng lên gần gấp đôi so với năm 2014.
Bảng 2.2. Số dư bình quân năm tiền gửi CKH ngắn hạn qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
Số dư tiền gửi CKH ngắn hạn bình
89.882
quân theo năm
Tăng tuyệt đối
Tăng tương đối (%)
-

2012

2013

2014

2015

91.655

122.274

123.571

620.229


1.773
102%

30.619
133%

1.297
101%

496.658
502%

(Nguồn: Phòng TCKT NH BIDV CN LT)
Năm 2011 và năm 2012, mức độ tăng trưởng của tiền gửi CKH đồng
đều nhưng chưa cao. Do thời điểm này, phòng giao dịch Phạm Minh Đức
vừa bắt đầu đi vào hoạt động nên chưa xây dựng được nền khách hàng.
Năm 2013 bắt đầu ổn định nền khách hàng nên số dư tiền gửi CKH năm
2013 so với năm 2012 tăng 133%. Đến năm 2015, đánh dấu bước ngoặt
lịch sử, thay đổi thương hiệu từ nhỏ sang lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển
của huy động tiền gửi có kỳ hạn đặc biệt là nguồn tiền từ tiết kiệm trong
dân cư. Với thương hiệu BIDV, khách hàng vãng lai tăng nhanh khiến số
dư tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh. Đó là lý do số dư tiền gửi CKH từ năm
2014 đến năm 2015 tăng 502%, hay nói cách khác, năm 2015 tăng gấp 5
lần so với năm 2014. Số dư tiền gửi có kỳ hạn trong ngắn hạn tăng đột
biến từ năm 2015 so với năm 2014, bên cạnh những nguyên nhân kể trên,
một nguyên nhân chính đó là: Ngân hàng BIDV CN Lạch Tray nhận được
sự ủng hộ nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Bảo hiểm tiền gửi BIDV (tên viết
tắt là bảo hiểm BIC). Số dư trên Hợp đồng tiền gửi với bảo hiểm tiền gửi
là 300 tỷ đồng, đã đẩy mạnh số dư của hoạt động tiền gửi CKH tại ngân
hàng. Đây là kết quả kinh doanh khả quan và đáng mừng, đưa chi nhánh

Lạch Tray trở thành một trong những chi nhánh hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu kế hoạch về huy động trong năm 2015 do hội sở đề ra.
(2) Huy động vốn dài hạn (trên 12 tháng)

20


Ta có bảng số liệu về tiền gửi không kỳ hạn trong dài hạn và có kỳ hạn
trong dài của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2015 ở Bảng 2.3 và 2.4 như sau:
Bảng 2.3. Số dư bình quân năm tiền gửi KKH dài hạn qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
Số dư tiền gửi KKH dài hạn bình
2.000
quân theo năm
Tăng tuyệt đối
Tăng tương đối (%)
-

2012

2013

2014

2015

2.325


1.884

3.015

8.028

325
116%

-441
81%

1.131
160%

5.013
266%

(Nguồn: Phòng TCKT NH BIDV CN LT)
Căn cứ bảng 2.3 trên, từ năm 2011 đến năm 2012 tăng đều, không biến
động đáng kể. Đến năm 2013, một năm suy thoái mạnh về kinh tế, tỷ lệ lạm phát
cao nhất dẫn đến nguồn tiền này sụt giảm. Từ năm 2014 đến năm 2015 tăng
mạnh, năm 2015 gấp 2,66 lần năm 2014. Nguyên nhân do sự sáp nhập thành
thương hiệu mạnh và do nền kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi.
Bảng 2.4. Số dư bình quân năm tiền gửi CKH dài hạn qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
Số dư tiền gửi CKH dài hạn bình
3.155

quân theo năm
Tăng tuyệt đối
Tăng tương đối (%)
-

2012

2013

2014

2015

3.200

4.450

5.026

15.023

45
101%

1.250
139%

576
113%


9.997
299%

(Nguồn: Phòng TCKT NH BIDV CN LT)
Từ năm 2011 đến năm 2014, mức tăng không đáng kể và không biến
động. Năm 2015, số dư bình quân tiền gửi CKH tăng gấp gần 3 lần so với năm
2014. Tại thời điểm tháng 6 năm 2015, là thời điểm chuyển giao công cũng như
bắt đầu có những chính sách chăm sóc khách hàng, lãi suất của kỳ hạn 13 tháng
so với 12 tháng hơn rất nhiều nên thay vì lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm là 12
tháng thì khách hàng đã lựa chọn 13 tháng nên tại thời điểm này, nguồn tiền
dịch chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn tăng cao.
- Đối với nguồn từ đi vay, bao gồm các nguồn tiền vay từ ngân hàng nhà
nước, vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay từ thị trường khác với lãi suất khá
21


cao nên BIDV Lạch Tray hạn chế sử dụng nguồn vốn nàythông qua Bảng 2.5
như sau:
Bảng 2.5. Nguồn vốn vay từ các TCTD qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nguồn vốn vay từ các TCTD khác
Tăng tuyệt đối
Tăng tương đối (%)

2011
20.000
-

2012

18.000
-2.000
90%

2013
14.000
-4.000
78%

2014
8.000
-6.000
57%

2015
0
-8.000
0%

(Nguồn: Phòng TCKT NH BIDV CN LT)
- Đối với nguồn từ ủy thác đầu tư là nguồn vốn hiếm khi được sử dụng tại
Ngân hàng. Bởi hiệu quả kinh tế không cao, không mang lại lợi nhuận.
- Đối với nguồn từ thanh toán: Nguồn tiền thanh toán trong ngày là nguồn
tiền khách hàng nộp vào và chuyển đi ngay, sẽ không sử dụng nguồn tiền dự trữ
của ngân hàng, đồng nghĩa với việc không mất lãi cho nguồn tiền ấy.
2.1.3.3. Hoạt động tín dụng
Đây là một trong những hoạt động kinh doanh đầu ra (bán sản phẩm dịch
vụ) của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính yếu
tại ngân hàng. Hoạt động này bao gồm: Hoạt động cho vay; Hoạt động thu hồi
nợ và tỷ lệ nợ xấu; Hoạt động bảo lãnh.

* Đối với hoạt động cho vay: Ngân hàng BIDV Lạch Tray rất chú trọng
đến số lượng và chất lượng cho vay. Ta có bảng số liệu về dư nợ cho vay qua
các năm ở Bảng 2.6 tại Phụ lục Số 01.
Tổng số tiền cho vay tăng đều qua các năm. Năm 2011, 2012 thị trường
kinh tế chưa có nhiều biến động, mức cho vay cũng như dư nợ thất thoát còn
thấp. Tuy nhiên, đến năm 2013, thị trường kinh tế, đặc biệt là thị trường bất
động sản biến động lớn về giá cả nên dẫn đến tình trạng khách hàng vay chậm
khả năng thanh toán với ngân hàng. Đồng thời tại thời điểm cuối năm 2013, đầu
năm 2014, với sự vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ cho vay
nên đã làm thất thoát một số lượng vốn lớn của ngân hàng dẫn đến việc dư nợ
tăng nhưng chất lượng cho vay kém hiệu quả. Năm 2015 so với năm 2014 là
22


một thành tựu đáng nể. Dư nợ cho vay ở mức tiêu chuẩn tăng khoảng 3 lần, nợ xấu cũng giảm tương ứng khoảng 3 lần. Quy
mô mở rộng, nguồn vốn tăng cao, nên cần đẩy mạnh hoạt động cho vay. Năm 2015, sau quá trình sáp nhập, cùng với việc
điều chỉnh mức lãi suất vay phù hợp, lựa chọn khách hàng hợp lý, đào tạo đội ngũ cán bộ cho vay là những đội ngũ mũi
nhọn trong kinh doanh nên dư nợ cho vay tăng mạnh và tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.
* Đối với hoạt động thu nợ: thể hiện ở Bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp thu hồi nợ qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn

2011

2012

2013


2014

vị

Tổng dư nợ cho vay (1)

Triệu
đồng

2012/

So sánh (%)
2013/ 2014/

2015/

2012/

2011

2012

2014

2011

2015

2013


Chênh lệch (Triệu đồng)
2013/
2014/
2015/
2012

2013

2014

183.679

196.093

267.684

288.880

751.501

107

137

108

260

12.414


71.591

21.196

462.621

Dư nợ quá hạn (2)

Triệu
đồng

13.971

17.604

44.009

42.327

14.109

126

250

96

33

3.633


26.405

-1.682

-28.218

Tổng thu hồi nợ (3)

Triệu
đồng

0.560

0.750

1.201

1.682

28.218

134

160

140

1.678


0.190

0.451

481

26.536

%

7.6

9

16.4

14.7

1.9

-

-

-

-

-


-

-

-

%

4

4.3

2.3

4

200

-

-

-

-

-

-


-

-

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
= (2)/(1) x 100
Tổng thu hồi nợ/Dư nợ
quá hạn = (3)/(1) x 100

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng NH BIDV CN LT)

23


Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu ở mức độ cho phép
là dưới 2%. Căn cứ vào mức độ này, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu từ năm 2011 đến
năm 2014 đều trên 2%. Đặc biệt năm 2013 và 2014 tăng lên đến trên 10%.
Nguyên nhân là do tại giai đoạn này, có những văn bản hạn chế về cho vay của
Hội sở do rủi ro khá cao về thị trường cho vay. Thêm vào đó, khách hàng gặp
khó khăn trong kinh doanh muốn vay vốn ngân hàng nhưng không thể đáp ứng
được nhu cầu về mặt hồ sơ cho vay của ngân hàng. Nên hoạt động cho vay gần
như không phát triển và không được mở rộng. Nợ xấu ngày càng tăng, dẫn đến
tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh. Tuy nhiên đến năm 2015, kinh tế đã bước vào giai đoạn
ổn định trở lại, chính sách cho vay cũng được thay đổi, dư nợ tăng cao, nghiệp
vụ thu hồi nợ được chú trọng nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức cho phép là
1.9% nhỏ hơn 2%. Đặc biệt, ngân hàng có những động lực cho cán bộ thu hồi nợ
nên tỷ lên thu hồi nợ theo báo cáo tổng kết cuối năm 2015 đạt mốc 200%, một
mốc đáng mừng và khởi sắc của chi nhánh.
* Đối với hoạt động bảo lãnh: Chủ yếu bảo lãnh thuế, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành... cho các doanh nghiệp. Đối với

cá nhân, chi nhánh chưa áp dụng hoạt động bảo lãnh do đặc thù của cá nhân
không đáp ứng đủ nhu cầu của bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
BIDV CN Lạch Tray thông qua Bảng 2.8 sau

24


Bảng 2.8. Bảng tổng hợp bảo lãnh qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn

2011

2012

2013

2014

vị

Bảo lãnh thuế
Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh bảo hành

Triệu


2012/

So sánh (%)
2013/ 2014/

2015/

2012/

2011

2012

2014

2011

2015

2013

Chênh lệch (Triệu đồng)
2013/
2014/
2015/
2012

2013

2014


0.810

0.800

1.200

3.500

10.500

99

150

292

300

-0.010

0.400

2.300

7.000

Triệu
đồng


0.280

0.500

1.100

2.500

7.500

179

220

227

300

0.220

0.600

1.400

5.000

Triệu
đồng

0.400


0.200

0.400

1.330

3.990

50

200

333

300

-0.200

0.200

0.930

2.660

0.620

0.200

0.200


0.800

2.400

32

100

400

300

-0.420

0

0.600

1.600

đồng

Triệu
đồng

Bảo lãnh khác

Triệu
đồng


0.150

0.045

0.050

0.500

1.500

30

111

1.000

300

-0.105

0.005

0.450

1.000

Tổng bảo lãnh

Triệu

đồng

2.260

1.745

2.950

8.630

25.890

77

169

293

300

-0.515

1.205

5.680

17.260

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng NH BIDV CN LT)


25


×