Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thủy sản bền vững tại vườn quốc gia mũi cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.78 KB, 46 trang )

Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

MỞ ĐẦU
Mũi Cà Mau tiếp giáp giữa Biển Đông và Vịnh Thái Lan, là cửa ngõ phía
đông nam của nước ta. Mũi Cà Mau đã được Chính phủ công nhận là nơi có tầm
quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử
và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nằm trên phần đất cực nam Việt Nam, thuộc
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Khu Vườn Quốc gia này trực thuộc UBND tỉnh Cà
Mau và được thành lập theo Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 7
năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ thông qua việc sát nhập và nâng cấp Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Đất Mũi và Rừng Phòng hộ Bãi Bồi.
Vào ngày 26/05/2009, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được UNESCO cộng
nhận nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Trong đó diện tích đất liền có vùng hệ sinh thái đa dạng sinh học với nhiều
loài động thực vật có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế, sinh học cao và có vai trò quan
trọng đối với cân bằng sinh thái và diễn thế các chu trình tự nhiên.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích là 41.862 ha, trong đó Phân
khu Bảo tồn biển có diện tích 26.600 ha, chiếm gần 70% diện tích của Vườn và còn
lại là phần đất liền bao gồm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 12.203 ha,
phân khu phục hồi sinh thái 2.859 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 200 ha
( vùng đệm có diện tích 8.194 ha ).
Vùng đất ngập nước ở Mũi Cà Mau có giá trị cao: Tạo thành một hệ sinh thái
đất ngập nước, vùng đệm giửa đất liền và biển để lấy phù sa các sông hình thành
nguồn cung cấp độ phì nhiêu tự nhiên; Đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ đất,
xói mòi và axit hóa đất; Ngoài ra còn tác dụng bảo vệ các vùng ven biển chống lại
gió bảo và sóng biển; là nơi cứ trú của một số loài động vật hoang dã và bãi sinh
sản, cung cấp thức ăn các loài thủy sản, đặc biệt có vai trò chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, do sự nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập
nước, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản từ cộng đồng địa phương còn hạn chế;


kinh tế cộng đồng địa phương còn thấp; nghề nghiệp không ổn định; Cơ quan địa
phương không quản lý được số lượng dân cư vào địa phương và các cơ quan chức
năng chưa có biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, ương nuôi chưa hợp lý. Do đó,
những năm gần đây nguồn lợi thủy sản ở khu vực Bãi bồi đang giảm mạnh, địa
phương chưa sử dụng đúng nguồn tài nguyên biển của khu vực.
1


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Những mối đe dọa hiện nay đối với khu vực này vẫn còn phải kể đến các
nhân tố như việc chuyển đất sang nuôi tôm, người dân sinh sống trong Vườn Quốc
gia (có khoảng hơn 500 hộ dân đang sống trong Phân khu Phục hồi sinh thái của
Vườn Quốc gia ), khai thác tài nguyên cả trên cạn lẫn dưới nước, dụng cụ khai thác
không đúng quy định, du lịch và dich vụ khác có liên quan phát triển cạnh bên Mũi
Cà Mau cũng như nguồn nước do nuôi tôm, tàu thuyền gây ô nhiễm nguồn nước.
Trước những mối đe dọa đó, Vườn Quốc gia đang nỗ lực quản lý, bảo vệ
nguồn tài nguyên biển, tài nguyên rừng trên vùng đất bãi bồi rộng lớn nhằm mang
lại môi trường sống ổn định cho các loài thủy sản, bò sát, lưỡng cư, chim nước
đang và sắp bị đe dọa tuyệt chủng.
Mặt khác các thông tin, nhân lực, dụng cụ hỗ trợ, nhận thức của cộng đồng
địa phương còn nhiều hạn chế nên còn gặp nhiều khó khăn trong tác quản lý, bảo
vệ và khai thác.
Do đó để bảo tồn đa dạng sinh học, các giống loài phát triển bền vững và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản ven biển của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phát triển bền
vững chúng ta cần xây dựng Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi
thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau.
I. THÔNG TIN PHƯƠNG ÁN:

1.1.1. Tên Phương án: Quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương
phẩm giống loài thủy sản bền vững tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau.
1.1.2. Cơ quan chủ trì: UBND tỉnh Cà Mau
1.1.3. Đơn vị thực hiện: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
1.1.4. Đơn vị phối hợp: Chi cục KT & BVNL thủy sản.
1.1.5. Thời gian thực : 2011 đến 2013
II. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN
2.1. Mục tiêu trước mắt
- Quản lý, khai thác hợp lý các nguồn giống thủy sản, đặc biệt là Nghêu;
2


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Quy hoạch khu vực nghiên cứu, ương nuôi, khai thác hợp lý các loài thủy
sản, xây dựng các mô hình phát triển bền vững;
- Quản lý nguồn lợi thủy sản thông qua chính sách, quy chế quản lý nguồn
lợi thủy sản kết hợp với quản lý dựa vào cộng đồng (Mô hình quản lý dựa vào cộng
đồng đặc biệt phù hợp với bãi bồi ven biển);
- Mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái
đất ngập nước, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, môi trường và sự biến đổi khí
hậu đến cộng đồng địa phương.
2.2. Mục tiêu lâu dài
- Xây dựng Quy chế quản lý, khai thác và ương, nuôi thương phẩm bền vững
các giống loài thủy sản tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau;
- Quản lý và kiểm soát việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản, không làm ảnh
hưởng tới sự tồn tại việc phục hồi, phát triển nguồn lợi, đồng thời bảo đảm sự tham
gia của cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thuỷ sản;

- Xây dựng các mô hình quản lý bảo vệ, sản xuất theo hướng đồng quản lý,
hợp tác xã, tổ hợp tác cho cộng đồng địa phương tham gia cùng sản xuất, quản lý,
bảo vệ, cùng hưởng lợi;
- Ổn định kinh tế - xã hội địa phương, cũng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh
chính trị và trật tự xã hội địa phương.
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.Vị trí địa lý
Phân khu bảo tồn thủy sản Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là vùng đất nằm ở
tận cùng phía Nam của Việt Nam. Phạm vi ranh giới hành chính của Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau thuộc các xã Đất Mũi, Viên An huyện Ngọc Hiển và xã Lâm Hải
và Đất Mới huyện Năm Căn, trải rộng từ vĩ độ Bắc: 8032’N- 8049’N đến kinh độ
kinh Đông: 1040 40’E-104055’E.
Mũi Cà Mau là một phần của vùng rừng ngập mặn Cà Mau, nơi có vị trí
quan trọng trong danh mục các vùng đất ngập nước của Đông Nam Á và là một
trong các khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của thế giới.
3


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Các đặc điểm của hệ sinh thái đất ngập nước ở Mũi Cà Mau là tiêu biểu cho
vùng sinh thái ven biển. Hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái chuyển tiếp giữa đất
liền và đại dương. Rừng ngập mặn cung cấp dinh dưỡng và những sản phẩm sơ cấp
đầu tiên cho chuỗi thức ăn ở ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ sản, cung cấp nguồn giống động thực vật, cung cấp
nơi cư trú cho các loài động vật hoang dã và các loài chim di cư, cung cấp các sản
phẩm gỗ củi, bảo vệ bờ biển, hỗ trợ quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.

Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh rạch nội
đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp tạo cho đất Mũi
Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều sinh vật đặc thù và
mang tính đa dạng sinh học cao. Địa thế của Cà Mau có ba mặt giáp biển nên vùng
đất này chịu nhiều bất lợi khi có hiện tượng thời tiết bất thường và nước biển dâng
tác động. Trong hầu hết các cơn bão đổ bộ vào vùng ĐBSCL thì đất Mũi là nơi
chịu thiệt hại nặng nề nhất, ví dụ như cơn bão Linda tháng 11/1997.
3.2. Đặc điểm địa chất - địa hình
Mũi Cà Mau là vùng bãi bồi trẻ, toàn bộ bề mặt trầm tích của vùng này được
hình thành trong thời kỳ biển tiến thuộc Kỷ Holocen. Từ đất liền ra biển có các
dạng diện mạo sau: Bề mặt tích tụ biển- đầm lầy: thuộc các xã Đất Mũi, Viên An
và Lâm Hải, Đất Mới. Bề mặt được tạo thành từ các vật liệu trầm tích từ sông mang
tới, đọng trong môi trường biển ven bờ dần chuyển sang môi trường đầm lầy biển.
Bề mặt tích tụ bãi bồi cửa sông địa hình thấp dưới 1m từ Mũi bãi bồi đến cửa sông
Bảy Háp khoảng 34 km.Bãi bồi có bề mặt thoãi kéo dài ra biển cách bờ 3 – 4 km
rộng trên 10.000 ha, trong đó có khoảng 8.000 ha bãi bội lộ ra thủy triều tới mức
thấp nhất.
Đặc điểm hóa tính chung của đất nền đáy bãi bồi:
Đất có phản ứng trung tính
-

Độ mặn cao: 20 đến 30 ppt.
Hàm lượng Mg2+ trao đổi khá cao: 14 – 15 mg/100 g đất
Hàm lượng ion Al3+ hoạt tính rất thấp
Hàm lượng P2O5 trung bình thấp: 0,08 – 0,09%
Hàm lượng K2O trung bình khá: 1,25 – 1,35%

Đất ngập mặn có phản ứng trung tính, độ mặn cao, độ phì trung bình khá,
nhìn chung chưa phát hiện tầng sinh phèn.
4



Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Mặt khác ở phía bờ biển Đông, do động lực của sóng bờ biển bị xói lở mạnh,
các vật liệu được đưa ra phía biển hình thành bãi bồi lộ ra khá rộng, hình thành bãi
bồi phía Đông. Mức xói lở hàng chục mét mỗi năm. Sóng biển và dòng chảy ở ven
biển bào mòn lớp đất và thực vật ở ven bờ hình thành những rìa đất thấp ở bờ biển
với các vật liệu là cát thô và các mảnh vụn, sò, ốc, hạt rất nhỏ lẫn với các tàn tích
thực vật. Do xói lở, mỗi năm hàng trăm ha rừng và đất rừng ở ven bờ biển Đông đã
bị mất đi.
3.3. Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26,8oC
- Nhiệt độ thấp nhất: 23,5oC
- Nhiệt độ cao nhất: 28,3oC
- Tổng lượng nhiệt cả năm 9.428oC
- Thời gian chiếu sáng trung bình: 8 giờ/ngày
- Tổng lượng mưa trung bình cả năm: 2.366 mm (1.940 – 2.828 mm)
- Lượng bốc hơi: 835 – 1.300 mm/năm
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85,9%
- Tổng số ngày mưa trong năm: 165 ngày
Khí hậu gió mùa khống chế toàn khu vực, thì nền nhiệt trung bình năm ở khu
vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đạt 26.5 - 27 0C, lượng bức xạ cao, với giá trị
trung bình năm đều trên 240 Kcal/cm 2. Cán cân bức xạ ngày/đêm luôn dương và có
giá trị cao nhất vào tháng 04, đạt gần 10 Kcal/cm2 và thấp nhất vào tháng 12 với giá
trị hơn 05 Kcal/cm2.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85,9%, độ ẩm cao có thể trên 89%. Độ ẩm
lớn nhất thường quan sát được trong tháng 9 và tháng 10 là 88%. Lượng bốc hơi bình
quân là 73 mm/tháng. Trong mùa mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi)

thường đạt đến 4,1 lần. Độ ẩm bình quân của không khí là 81% trong mùa mưa. Trong
mùa khô, chỉ số khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) bằng 2,2 lần.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau không có nguồn nước ngọt do sông đưa tới, nên
lượng mưa là nguồn nước ngọt chính trên bề mặt và có lượng thay đổi theo mùa.
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 04 có lượng mưa không đáng kể. Lượng
mưa trung bình nhiều năm tại Ngọc Hiển thấp hơn so với ở Cà Mau và được phân
bố như sau:
Bản 1: Đặc trưng lượng mưa trung bình khu vực
5


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Địa điểm

Các tháng trong năm (tháng)
T12-T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10


T11

Ngọc Hiển
(mm)

84

246

364

296

350

370

350

205

2.265

Cà Mau
(mm)

237

277


319

331

342

353

338

186

2.383

Lượng mưa vẫn khá cao so với nhiều vùng ven biển khác ở ĐBSCL, như Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Giờ.
Vào mùa mưa và giai đoạn chuyển mùa thường xuất hiện mưa giông kèm gió
và sóng lớn rất nguy hiểm trên sông rạch và vùng ven bờ.
Khu vực Mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính trong năm là
gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) còn gọi là mùa gió Chướng và gió
mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) còn gọi là mùa gió Tây Nam. Tháng 5 và
tháng 10 là hai tháng chuyển tiếp của hai mùa gió.
Tốc độ gió bình quân hàng năm từ 1,5 - 2,0 m/s; ngoài khơi là 2,5 - 3,5 m/s.
Mùa gió Chướng (gió mùa Đông Bắc) bắt đầu vào tháng 9 - 10 hàng năm, kéo dài
đến tháng 4 năm sau. Mùa gió Chướng làm cho thủy triều xâm nhập sâu vào nội
địa. Bão ít xuất hiện, nhưng thường có giông với tần suất từ 50 đến 90 ngày trong
năm. Giông thường xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).
3.4. Thủy văn ( Nguồn tư liệu: Trạm khí tượng thủy văn Ngọc Hiển).
Đây là vùng bãi triều đặc biệt chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: Bán

nhật triều Biển Đông và nhật triều Biển Tây. Biên độ thủy triều dao động trong
ngày từ 0,8 – 1,0 m. Tiếp giáp bên trong vùng dự án là đất liền với mạng lưới sông
rạch dày đặc. Do ảnh hưởng bởi biên độ thủy triều biển Đông cao hơn biên độ triều
biển Tây, nên dòng triều thường chảy theo hướng từ Đông sang Tây.
Thông thường, mực thủy triều phía biển Đông luôn luôn cao hơn ở phía Tây,
nên các rạch tự nhiên thường có xu thế chảy từ phía Nam (biển Đông) lên phía Bắc
(sông Cửa Lớn), đồng thời sông Cửa Lớn dốc dần từ Đông sang Tây tạo nên dòng
chảy từ sông Bồ Đề (phía biển Đông) sang phía Tây (Vịnh Thái Lan).
6


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Chế độ thủy triều đóng vai trò quan trọng, quyết định dòng chảy của kênh
rạch và sự vận chuyển phù sa ở trong vùng. Quá trình bồi lắng phù sa tạo ra một
lượng lớn các vật liệu được chuyển tải từ biển Đông sang Vịnh Thái Lan theo sông
Cửa Lớn bồi lắng tại vùng cửa sông Ông Trang với lượng phù sa trung bình khoảng
70-80 mg/l trong mùa khô và 30 mg/l trong mùa mưa. Theo ước tính, hàng năm
sông Cửa Lớn mang lượng phù sa là 1,03 triệu tấn từ phía biển Đông sang phía
Vịnh Thái Lan.
Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc giao thông đường thủy.
Tuy nhiên, chế độ dòng chảy của các kênh rạch trong khu vực này rất phức tạp do
chịu ảnh hưởng của các chế độ thủy triều. Điều kiện tự nhiên và chế độ thủy văn
trong khu vực có tác động tích cực đến môi trường đất, môi trường sinh thái của
vùng và các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Thủy triều lên xuống hàng ngày có tác dụng đáng kể đến quá trình hình
thành đất, các vật chất sinh phèn làm cho đất không chuyển hóa từ dạng phèn tiềm
tàng chuyển sang dạng hoạt động, điều hòa sự tích lũy độ mặn trong đất, duy trì
hoạt động của sinh vật trong môi trường nước và đất, đồng thời cũng là môi trường

vận chuyển nguồn giống thủy sản và hải sản từ biển vào sâu trong nội đồng.
Do ảnh hưởng của thủy triều, toàn bộ diện tích ngập mặn Đất Mũi bị ngập
nước tùy thuộc vào chế độ bán nhật triều, biên độ triều là khoảng 0,5 m lúc triều
thấp và 1 m khi triều cường. Nồng độ muối khoảng 25 ppt giảm xuống còn 18–20
ppt sau khi mưa lớn. Sự lắng đọng phù sa trên diện tích Đất Mũi rất nhanh, vùng
phía Tây Bắc có tốc độ bồi lắng hàng năm có khi tới 100 m, nhưng bờ biển phía
Đông lại chịu xói mòn, lở hàng năm khoảng 30–50m.
Tính chất dao động của mực nước khu vực ven biển phía bờ Đông hoàn toàn
khác ven biển phía bờ Tây của Mũi Cà Mau. Ở khu vực bãi bồi phía Tây của Mũi
Cà Mau, dao động của mực nước mang tính nhật triều không đều, với độ lớn của
biên độ thủy triều là 01 mét. Còn phía biển Đông có chế độ bán nhật triều không
đều với biên động thủy triều từ 2 đến 2,5 mét.
Trong mùa mưa, tại khu vực phía bờ Tây, dòng chảy có hướng Tây- Tây
Nam, dòng chảy hướng vào bờ với vận tốc dòng chảy tầng mặt biến đổi từ 10 cm/s
- 30cm/s. Bờ phía Đông dòng chảy có hướng Đông - Đông Bắc và có xu hướng
chuyển dịch xa bờ, tốc độ dòng chảy khoảng 20 - 50 cm/s.
Trong mùa khô, ở phía bờ Tây dòng chảy gần như song song với đường bờ,
ở khu vực Bãi Bồi hình thành xoáy nghịch tạo ra sự lắng động phù sa khá lớn trong
7


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

mùa khô là điều kiện hình thành nên bãi bồi. Trong thời kỳ này, bờ biển phía Đông
dòng chảy đổi hướng Tây và Tây Bắc, tốc độ dòng chảy khoảng 22- 60 cm/s.
Quá trình hoạt động của các dòng chảy tạo ra nguồn cung cấp các loài phiêu
sinh động, thực vật dồi dào cho môi trường rừng ngập mặn đồng thời cũng làm cho
quá trình lắng đọng phù sa diễn ra nhanh chóng làm cho Mũi Cà Mau không ngừng
vươn ra phía vịnh Thái Lan với tốc độ hàng năm từ 50 đến 80 mét.

3.5. Đặc điểm thuỷ lý, thủy hoá vùng quy hoạch
3.5.1. Nhiệt độ nước
Theo kết quả điều tra hàng năm nhiệt độ nước biển khu vực bãi bồi Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau thường giảm dần từ tháng 11 đến tháng 01 hàng năm, sau đó
lại bắt đầu tăng lên và đạt giá trị cực đại vào tháng 5. Từ tháng 6 nhiệt độ tiếp tục
giảm xuống đến tháng 7, 8 rồi sau đó lại tiếp tục tăng lên đến tháng 10, nhiệt độ
nước thường dao động từ 20 – 280 .
3.5.2. Nồng độ muối
Đối với thuỷ sinh, nồng độ muối trong nước có vai trò quan trọng trong việc
điều hoà áp suất thẩm thấu và xác định nơi cư trú, phân bố của chúng. Nhất là đối
với thuỷ sinh vật, sự biến đổi của nồng độ muối theo mùa khí hậu có vai trò quan
trọng đối với sự sống sót và phát triển của chúng.
Theo kết quả điều tra khảo sát tại khu vực Mũi Cà Mau nồng độ muối tại
vùng bãi bồi dao động 2 - 25ppt vào mùa mưa; đạt 29,3 - 32,4ppt vào mùa khô. Vì
sự biến đổi đột ngột của độ muối theo mùa khí hậu như nói trên, dẫn đến hiện
tượng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có thể chết hàng loạt vào các tháng chuyển
tiếp mùa.
3.5.3. Độ pH
Theo kết quả điều tra vùng biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau độ pH
biến đổi theo mùa, giá trị pH trung bình 7,82 ± 0,19 vào mùa mưa và đạt 7,74 ±
0,17 vào mùa khô. Nói chung, giá trị pH ở vùng bãi bồi có ảnh hưởng không lớn
đến đời sống của loài thuỷ sinh vật.
3.5.4. Hàm lượng muối dinh dưỡng
- Hàm lượng muối photphat (P04 – P)
8


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau


Hàm lượng P04 trong nước biển của bãi bồi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
biến đổi theo mùa, vào mùa khô hàm lượng P0 4 dao động từ 0,1 – 0,02 mg/l, mùa
mưa hàm lượng P04 dao động từ 0,04 -0,08 mg/l.
- Hàm lượng amoni (NH4-N)
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình hàm lượng chất NH 4N dao động như sau: 0,00378 – 0,0076 mg/l vào mùa mưa; mùa khô hàm lượng
NH4-N dao động từ 0,0021-0,005 mg/l.
- Hàm lượng silicat (Si03 – Si)
Hàm lượng trung bình của Si03 –Si thường cao trong giai đoạn mùa khô, dao
động từ 0,300 mg/l– 0,408 mg/l; mùa mưa hàm lượng Si0 3 –Si dao động từ 0,221
mg/l – 0,228 mg/l.
- Hàm lượng nitrit (N02 – N)
Hàm lượng N02 tập trung rất cao tại các khu vực ven bờ do bổ sung các dòng
chảy lục địa, hàm lượng dao động từ 0,008 – 0,024 mg/l.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong vùng bãi bồi phù hợp cho sự phát
triển và sinh trưỡng cho các loài thủy sinh vật. Tuy nhiên nếu có sự biến đổi đột
ngột của một trong các yếu tố thủy lý, thủy hóa nói trên cũng gây ảnh hưởng đến
đời sống của thủy sinh vật vùng bãi bồi, thậm chí gây thiệt hại lớn thùy theo sự
biến đổi nhiều hay ít.
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG BẢO TỒN
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học
4.1.1 Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau với hệ sinh thái đa dạng sinh học của khu rừng
và biển, có nhiều loại động thực vật :
- Hệ thực vật:
Có 60 loài cây thực vật bậc cao, trong đó 26 loài cây ngập mặn: 02 loài có
tên trong Sách đỏ Việt nam là Đước đôi và Quao nước
9



Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Hệ động vật:
+ Lớp chim: phát hiện 93 loài trong đó 07 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam
(2007), 07 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2006) và 01 loài trong Nghị định
30/2006/NĐ-CP như: Bồ nông chân xám, Giang sen, Cò Trung Quốc, Rẽ mỏ cong
hông nâu…
+ Lớp thú: phát hiện 26 loài trong đó 06 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2006)
và 06 loài có trong sách đỏ Việt Nam (2007) và 10 loài trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP như: Khỉ đuôi dài, Cà khu, rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea), rái cá
lông mũi/lông mượt (Lutra sp.), cầy giông đốm lớn (Viverra megaspila) và mèo cá
(Prionailurus viverrinus).…
+ Bò sát: phát hiện 43 loài trong đó 06 loài có trong Danh lục đỏ IUCN
(2006), 13 loài có trong sách đỏ Việt Nam (2007) và 09 loài trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP, như rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), rùa răng (Hieremys
annandalii), rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga, rùa cổ bự (Siebenrockiella
crassicollis) và ba ba nam bộ (Amyda cartilaginea)
+ Lưỡng cư: phát hiện 09 loài.
+ Thủy sản: đến nay đã ghi nhận được 175 loài động vật có xương sống ở
cạn, 139 loài cá nước lợ và cá biển, ), tôm: 24 loài (Theo FFI, 2007).
- Ngoài các loài động thực vật có giá trị bảo tồn, nguồn gen, nguyên cứu
khoa học Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có các loài thủy sản có giá trị kinh tê:
nghêu, sò huyết, tôm cua,…
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học
- Sự khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn:
Đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến khu bảo tồn nhưng việc kiểm soát còn
khó khăn. Do ngư trường rộng lớn trong khi lực lượng quản lý bảo vệ mỏng,
phương tiện tuần tra thiếu thốn, khó có thể triển khai diện rộng toàn địa bàn, nên
nhiều đối tượng đã lợi dụng tổ chức khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản trong

khu bảo tồn với nhiều phương tiện khác nhau, gây suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi
thủy sản, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, môi trường trong khu vực;
Những dấu hiệu khai thác nguồn lợi không bền vững với trên 70% sản lượng
tôm cá thu được từ nghề te và trên 50% sản lượng tôm trong nghề đáy có kích
10


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

thước nhỏ hơn kích thước được phép đánh bắt theo quy định Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn;
Trong hoạt động khai thác và đánh bắt của nghề te, đáy làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của sinh vật, gây ô nhiễm môi trường, làm
giảm hiệu quả của công tác bảo vệ đa dạng sinh học Vườn Quốc gia nói riêng và
nguồn lợi thủy sản nói chung;
- Các quá trình diễn thế và tương tác động lực sông biển:
Diễn thế và tương tác động lực sông biển là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
đến khu bảo tồn, tạo ra tính đặc trưng của hệ sinh thái trong khu vực.
- Hoạt động kinh tế ven biển:
Các hoạt động kinh tế ven biển như: hoạt động giao thông, khai thác đánh
bắt; sản xuất, kinh doanh, ...tạo áp lực thường trực lên tài nguyên và môi trường
khu vực bảo tồn; nhất là làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu bảo tồn
đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh,...kể cả việc tích tụ chất nguy
hại trong trầm tích, gia tăng nguy cơ sự cố môi trường.
- Áp lực dân số và tình trạng dân nghèo sống dựa vào khai thác nguồn lợi
trong khu vực bảo tồn:
Do áp lực dân số tăng và dân di cư, tỷ lệ hộ nghèo còn cao là những trở ngại
và thách thức lớn cho việc quản lý và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản. Tình
trạng khai thác tài nguyên biển quá mức và lãng phí, khai thác ven bờ quá nhiều

gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản đã được cảnh báo từ lâu nhưng chưa được giải
quyết có hiệu quả, số phương tiện làm nghề khai thác gây sát hại, hủy diệt nguồn
lợi hải sản lớn, chưa coi trọng lợi ích và nguồn thu nhập lâu dài
- Đặc điểm tự nhiên:
Lượng phù sa lớn dễ gây tắc nghẻn dòng chảy, nhất là dòng chảy vào ra ở
cửa sông, làm thay đổi chế độ thủy văn trong khu vực. Đây là yếu tố khá quan
trọng có thể làm thay đổi đặc điểm nơi cư trú của các loài dẫn đến sự thay đổi quần
thể sinh vật theo hướng tiêu cực.
4.2. Ảnh hưởng đến môi trường

11


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Chất lượng môi trường rừng và biển và vùng ven bờ đang bị suy giảm khá
nhanh;
Tình trạng ô nhiễm do nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt không được xử
lý đổ trực tiếp ra sông, biển; hiện nay trên 70% các chất gây ô nhiễm từ nguồn lục
địa đổ ra vùng cửa sông và ven biển, sau đó do sự tương tác ở vùng biển, các chất
nguy hại này bị tích lũy lại với hàm lượng ngày càng cao tại khu rừng ven bờ làm
cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng;
- Tính đa dạng sinh học bị suy giảm, diện tích rừng ngập mặn bị xâm hại
chưa được ngăn chặn triệt để, tình trạng khai thác trái phép vùng bãi bồi vẫn còn
diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi;
- Biến đổi hệ sinh thái: do thay đổi chế độ ngập triều, thay đổi chế độ thủy văn
trong khu vực, mất cân bằng sinh thái vì khai thác quá mức. Ngư dân nghèo không thể
vươn ra xa bờ nên khai thác ven bờ, khai thác quá mức tại vùng rừng ngập mặn, bãi
bồi làm cho hệ sinh thái bị phá vỡ;

- Biến đổi khí hậu: diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết có thể tác động lên khu
vực bảo tồn trong đó có rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước rất giàu có về loài
sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của
bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiểm của nước
làm suy thoái và đe dọa sự sống của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó.
Nhìn chung tác động môi trường chủ yếu do hoạt động khai thác, đánh bắt thủy
sản làm cạn kiệt nguồn lợi, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Bên cạnh đó
nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ (nguồn gốc nội địa), độ đục cao có tác động xấu lên
sinh trưởng, phát triển các giống loài thủy sản trong khu vực.
V. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC XÃ VÙNG VEN VƯỜN QUỐC
GIA MŨI CÀ MAU
5.1. Đặc điểm dân cư
Một số xã nằm trong và ven khu quy hoạch (Đất Mũi, Viên An, Lâm Hải và
Nguyễn Việt Khái ) có mật độ dân số tương đối thưa, đa số người dân có nguồn
gốc di cư từ các tỉnh và các huyện khác tới đây. Nghề lâm - ngư nghiệp ( chủ yếu là
khai thác thủy sản ) chiếm 87%, diện tích bình quân 3,16 ha/hộ gia đình, tỷ lệ hộ
nghèo tương đối cao, trung bình khoảng 195 hộ dân nghèo/xã (xét trong 3 xã). Tỷ
lệ hộ nghèo ở 3 xã là 1,3%.Nếu tính tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của Bộ Lao
động Thương binh – Xã hội thì số hộ nghèo nhiều hơn so với các năm trước.
12


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Bản 2: Đặc điểm dân số theo địa bàn xã
Diện tích
bq/hộ (ha)




Dân số (người)

Đất Mũi

16.297

111,1

4,06

3.697

281

Viên An

14.840

107,6

4,15

3.320

169

Nguyễn
Việt Khái


13.670

113,9

1,26

3.261

199

Tổng

44.807

10.279

586

Trung bình

14.936

3.426

195

110,9

Tổng số hộ
(hộ)


Số hộ
nghèo/cận
nghèo (hộ)

Mật độ dân số
(người/km2)

3,16

(Nguồn: Báo cáo KT-XH các xã Đất Mũi, Viên An, Nguyễn Việt Khái, năm 2009).

5.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế tại các xã
Kết quả khảo sát tại các xã Đất Mũi, Viên An, Nguyễn Việt Khái liên quan
đến khu vực quy hoạch cho thấy tại các xã này hoạt động kinh tế chính của các hộ
dân sinh sống tại 3 xã ven Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là sản xuất lâm - ngư
nghiệp (chiếm 87%). Do không có nghề phụ khác nên thu nhập của các hộ dân phụ
thuộc chủ yếu vào đánh bắt thuỷ sản của gia đình.
Bản 3: Nghề nghiệp chính của các hộ tại các xã
Ngành nghề
Sản xuất nông nghiệp (hộ)

Đất Mũi

Viên An

Việt Khái

Tổng


Tỷ lệ (%)

17

0

0

17

0.32

839

966

936

2.741

27

1.866

2.149

2.084

6.099


60

87

21

25

156

1,14

Kinh doanh

323

125

206

901

6,06

Dịch vụ khác

565

59


10

652

5,65

3.697

3.320

3.261

14.728

100

Nuôi trồng thủy sản
Khai thác thủy sản
Tiểu thủ công nghiệp

Tổng cộng

13


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

(Nguồn: Báo cáo KT-XH các xã, năm 2009)
5.3. Đặc điểm thu nhập của các hộ

Bình quân thu nhập của các hộ từ 5 -7,5 triệu đồng/người/năm (tương ứng
với 15,5 đến 20 triệu đồng/hộ/năm).
Bản 4: Tỷ lệ hộ giàu nghèo theo xã
Xếp loại
Số hộ giàu (%)
Số hộ trung bình (%)
Số hộ nghèo (%)

Đất Mũi
26,9
65,5
7,6

Viên An
32,51
62,4
5,09

Nguyễn Việt Khái
47
46,8
6,2

Theo kết điều tra và quả khảo sát thực địa cho thấy hộ có mức thu nhập dưới
trung bình ( 1 triệu đ/hộ/tháng ) là 5,9%, trên 50% các hộ không có đất sản xuất
( chủ yếu tập trung ở xã Đất Mũi và Viên An ), không nghề nghiệp, tập trung vào
nhóm hộ dân di cư từ các tỉnh khác, huyện khác và một số ít dân địa phương đến
sinh sống ven các rừng phòng hộ làm các công việc: làm thuê , cào nghêu, đăng
cua, bắt nghêu, đăng, đáy cho các chủ hộ...). Hầu hết các hộ dân này đều thuộc diện
hộ nghèo.

5.4. Trình độ học vấn
Theo báo cáo của huyện Ngọc Hiển, huyện đã hoàn thành xong chương trình
phổ cập trung học cơ sơ. Tuy nhiên qua kết quả điều tra thực tế ( 140 hộ dân ở các
vùng ven Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vào tháng 01/2011) tại 3 xã Đất Mũi, Viên
An và Nguyễn Việt Khái cho thấy trình độ văn hóa của người dân khá thấp, có tới
20,12 % người mù chữ; 49,57 % trình độ văn hóa cấp 1; 23,82 % có trình độ cấp 2;
4,74 % có trình độ cấp 3 và 1,75% có trình độ trên cấp 3.
Bản 5: Trình độ học vấn phân theo xã
Theo địa bàn xã
Đất Mũi
Viên An
Nguyễn Việt Khái
Tổng
Trung bình

Mù chữ
24,4
17,8
18,5
60,5
20,12

Phân loại học vấn (tỷ lệ %)
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
57,1
17,7
4,54
47,1

27,1
6,21
54,5
26,66
3,46
148,7
71,46
14,21
49,57
23,82
4,74
14

> cấp 3
1,54
2,57
1,14
5,25
1,75


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

5.5. Nhà ở
Nhìn chung, tình trạng nhà ở của người đa số là tạm, đây cũng là đặc điểm
chung của nhiều vùng sông nước thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua kết
quả điều tra ở 4 xã cho thấy số hộ có nhà kiên cố chiếm 18,5% và số hộ có nhà tạm
chiếm tới 50,08%, đây là tỷ lệ khá cao.
Bản 6: Phân loại nhà ở theo địa bàn

Theo địa bàn xã
Đất Mũi
Viên An
Trung bình

Phân loại nhà ở (tỷ lệ %)
Nhà tạm
Cấp 4
Nhà kiên cố
61,4
21,60
17
41,51
38,49
20
50,08
33,20
18,5

5.6. Tình trạng di dân tự do
Trong những năm gần đây tình trạng di dân tự do đến vùng bãi bồi ven biển
Mũi Cà Mau trở thành vấn đề xã hội và tác động lớn đến nguồn lợi thủy sản và
bước đầu ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư.
Theo kết quả điều tra số liệu thống kê cho thấy, tại các xã vùng đất mũi tốc
độ tăng dân số trung bình của các xã Việt Khái, Đất Mũi, Viên An trong 5 năm gần
đây là 1% - 1,5%, trong đó dân số tại xã Đất Mũi năm 2009 là 16.297 người, tốc độ
tăng dân số bình quân là 1% năm.
- Cơ quan địa phương chưa quản lý được dân di cư đến địa phương.
Tuy nhiên, vấn đế gây áp lực lớn nhất đối với nguồn lợi thủy sản vùng đất
Mũi là hiện tượng di dân tự do đến tạm trú ở xã Nguyễn Việt Khái, Đất Mũi, Viên

An. Vào mùa sinh sản của các giống loài thủy sản ( mùa Nghêu giống 2010 ), mỗi
xã có hàng trăm người đến đăng ký tạm trú tại các xã trong vùng với khoảng 3.000
người, đặc biệt xã Đất Mũi nới có người đến tạm trú đông nhất (từ 800 – 1.200
người). Ngoài ra còn nhiều người ở các tỉnh lân cận có thuyền máy cũng đến khai
thác trong vùng bảo tồn vào mùa sinh sản.
Việc di dân tự do và tạm trú của hàng ngàn người đến khai thác trong vùng
bảo tồn là áp lực lớn đến nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn giống vào mùa sinh
sản. Ngoài ra, còn nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, xã hội, bệnh tật, quản lý con
người và các mâu thuẫn xã hội phát sinh. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn
15


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

còn chưa có điều tra nghiên cứu chính thức nào cũng như chưa có giải pháp và
chính sách cụ thể.
5.7. Hiện trạng khai thác tại các xã tiếp giáp bãi bồi
Hàng năm, số lượng tàu cá của 3 xã tiếp giáp với Phân khu bảo tồn biển (Đất
Mũi, Viên An, Nguyễn Việt Khái) đa số là khai thác ven bờ với công suất nhỏ.
Những phương tiện này thường dùng các dụng cụ khai thác không đúng quy định
làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Thống kê các hình thức khai thác thủy hải sản hiện có ở vùng đất mũi Cà
Mau
- Nghề lưới cá đối trong bãi bồi;
- Lưới ghẹ trong bãi bồi;
- Lú đuôi chuột;
- Lú bát quái;
- Kéo lưới túi;
- Kéo lưới túi có xung điện;

- Đăng cua bãi bồi;
- Te thường, te điện ;
- Xiệp điện ;
- Đáy rạch;
- Lưới đăng các loài giống: cá Kèo, Cua,...
Trong số này đặc biệt nguy hiểm là những nghề: Te , lú bát quái, đăng giống,
te điện …Những hình thức khai thác mang tính tận diệt nguồn lợi này đều có một
đặc điểm chung là không thể lựa chọn đối tượng khai thác là những cá thể trưởng
thành mà diệt luôn cả những con non, thậm chí cả những ấu trùng thủy sản;
Nghề te còn phá hủy nơi cư trú của sinh vật thủy sinh, còn lú bát quái và các
loại dụng cụ đăng giống thì có khả năng bắt gọn cả những cá thể con non và ấu
trùng những cá thể này không thể tự thoát ra và sẽ bị chết trong bẫy. Đây là phương
thức khai thác có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản cao nhất, cần có biện
pháp giảm và cấm các hình thức khai thác này;
Ngoài ra, nguồn lợi thủy hải sản tại nơi đây không chỉ đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi các hình thức khai thác hủy diệt mà vấn đề tập trung quá nhiều người vào
những thời điểm xuất hiện con giống cũng gây cạn kiệt dần nguồn lợi vốn vô cùng
giàu có tại vùng đất ngập nước này. Vùng bãi bồi thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau rộng hàng trăm km2, trong đó có nhiều khu vực là bãi đẻ, sinh trưởng của các
16


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Lâu nay, nơi đây là vùng cấm khai thác
để bảo tồn tính đa đạng sinh học của các loài thủy sản có giá trị, trong đó có bãi
Nghêu giống với trữ lượng rất lớn;
Năm 2010, Nghêu giống lại xuất hiện khá sớm từ cuối tháng 4 thay vì vào
khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm. Bãi nghêu giống này kéo dài gần 10 km nằm

vùng ven biển bãi bồi từ bãi Khai Long đến Mũi, trong phạm vi quản lý của Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển;
Qua thực tế năm 2010, bãi nghêu giống này mỗi ngày có từ ba nghìn đến bốn
nghìn người cùng với hàng nghìn phương tiện đến khai thác; trong đó hơn 50% số
người đã khai thác tận diệt dùng cơ giới như máy hút gắn sa quạt để bắt triệt để
nguồn lợi nghêu giống. Ngoài ra, còn có hàng nghìn miệng lưới, đáy với mắc lưới
rất nhỏ bao ví quanh năm để bắt các con giống như cua, cá kèo... cùng với nghề
khai thác giã cào, xung điện... ;
Với cách khai thác này, nguồn lợi thủy sản ven bờ ở đây bị tàn sát, hủy diệt
nghiêm trọng. Phần lớn số người khai thác trái phép, tận diệt nghêu giống là dân ở
một số xã ven biển của huyện Ngọc Hiển, Phú Tân và các địa phương khác đến.
Vào vụ Nghêu giống, những người khai thác biển bỏ qua các công việc thường
ngày để tập trung đi khai thác Nghêu giống;
Vấn đề tập trung quá đông người như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình an ninh trật tự của địa phương, trong đó có phạm vi Phân khu bảo tồn biển sẽ
rất khó khăn cho việc quản lý của địa phương lẫn khu bảo tồn. Quy hoạch lại Phân
khu bảo tồn biển cần phải có hướng chuyển đổi sinh kế cho người dân để giảm tải
khai thác thủy sản;
Bình quân mỗi người cào và bán Nghêu thu từ vài trăm nghìn đồng; thậm chí
hai triệu đến ba triệu đồng/ngày. Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa có biện
pháp quản lý được mua bán Nghêu giống nên chúng ta chưa khai thác được hết giá
trị của loài Nghêu. Do đó xảy ra vấn đề bất cập, Nghêu cám được bán từ nơi khai
thác đến vùng ương giống ( ngoài tỉnh Cà Mau ) và nơi khai thác đã bán Nghêu
cám lại mua Nghêu giống ( từ Nghêu cám đã bán ) về nuôi Nghêu thịt.
Do đó chúng ta cần quy hoạch khu vực, giống loài, thời gian, hình thức khai
thác dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn, chức năng thì mới bảo tồn được
đa dạng sinh học, nguồn gen, tránh ô nhiểm môi trương, nguồn lợi thủy sản và phát
triển nguồn lợi thủy sản nói riêng, nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung theo
hướng bền vững. Chỉ cho phép sử dụng hình thức khai thác thủ công, cấm nghiêm
17



Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

ngặt các dụng cụ khai thác sử dụng dụng cụ có tính hủy diệt, gây ô nhiểm môi
trường ( sử dụng máy hút, thổi, điện, hóa chất,…).
5.8. Sức ép tăng dân số và vấn đề di dân tự do
Sức ép dân số kéo theo nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhà ở, đất đai
ngày càng tăng cao dẫn đến việc phá rừng khai thác gỗ trái phép, hủy diệt môi
trường sống của các loài thủy sinh. Nguồn lợi nhuận trước mắt từ khai thác thủy hải
sản và sản phẩm dưới tán rừng ngập mặn là động lực thúc đẩy người dân địa
phương vào rừng và tận diệt nguồn tài nguyên.
Theo điều tra thực tế, sức ép do tăng dân số tại chỗ không phải là vấn đề
chính gây tận diệt nguồn tài nguyên đất mũi Cà Mau mà là hiện tượng di dân tự do.
Theo thông tin từ các xã Đất Mũi, xã Viên An cho thấy đa số người dân tham
gia khai thác nguồn lợi thủy hải sản không phải người địa phương mà là người di
cư từ nơi khác tới. Những hộ di dân chỉ đến theo mùa và mỗi mua tập trung hàng
ngàn người trên một bãi khai thác.
Điều này dẫn đến những sức ép tận diệt nguồn lợi và gây khó khăn trong
quản lý an ninh trật tự của chính quyền địa phương. Thực tế ghi nhận thấy đã có rất
nhiều chuyện gây đau xót chỉ do va chạm nhỏ giữa những người khai thác.
VI. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC ÁP LỰC ĐỐI VỚI BẢO TỒN
BIỂN
Trong thời gian qua, khu vực này được quản lý bởi Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau, Lãnh đạo và cán bộ Vườn đã có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa dạng
sinh học nói chung và nguồn lợi thủy sản nói riêng thông qua các hoạt động thương
xuyên chương trình hành động theo chức năng nhiệm vụ của Vườn. Tuy nhiên, các
đe doạ chính hiện nay đối với đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
gồm:

- Áp lực của dân số cao và sự đói nghèo, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp
của dân địa phương;
- Dân cư tập trung khai thác vào vụ giống quá lớn, có lúc lên đến vài ngàn
người;
- Tình trạng xâm nhập trái phép, kể cả vào Phân khu rừng và biển được bảo
vệ nghiêm ngặt để khai thác tài nguyên động, thực vật;
18


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Tình trạng buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã trong khu vực
chưa được kiểm soát;
- Hoạt động kiếm ăn của nhiều loài động vật ven biển gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là các loài chim di cư ven biển do việc đánh bắt thuỷ sản ở các bãi bồi gây
ra;
- Ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nhà máy
chế biến, rác thải sinh hoạt và mật độ tàu bè hoạt động cao;
- Lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản;
- Điều kiện làm việc của Ban quản lý Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn hạn
chế;
Theo kết quả phân tích ảnh viễn thám của Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, từ
khi thành lập Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đến nay diện tích rừng nhập mặn tăng lên
đáng kể. Qua đó khẳng định công tác quản lý và bảo tồn có hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên đối với vùng bãi bồi và nguồn lợi thủy sản còn chịu nhiều áp lực đối
với công tác bảo tồn: Một số loài đã bị giảm về số lượng quần thể (tôm, mực, cá,
nhuyển thể...), một số loài có nguy cơ tuyệt chủng như loài cá ngựa đen, điệp, vẹm xanh
...; Đặc biệt, trong thời gian vừa qua việc đánh bắt khi xuất hiện cá Nược nhiều lần và số
lượng lên đến 15 cá thể.

Các nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản:
- Do sự biến đổi của điều kiện môi trường và biến đổi khí hậu: mỗi một loài
thuỷ sản chỉ thích ứng với một điều kiện môi trường nhất định như: khí tượng, thủy
văn, thủy lý hóa thay đổi đột ngột hoặc môi trường bị ô nhiễm vượt quá ngưỡng
thích nghi của một loài nhất định sẽ làm chết hàng loạt sinh vật (nhất là các loài
nhuyễn thể như: Sò huyết,Nghêu,…);
- Do sự tác động của con người và ý thức trách nhiệm của cộng đồng: Nếu
cộng đồng có ý thức trách nhiệm khai thác, sử dụng đi đôi với việc bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản sẽ tái tạo và tồn tại lâu dài, bền vững. Ngược lại, nếu có
những hoạt động thiếu trách nhiệm thì nguồn lợi nhanh chóng bị cạn kiệt. Những
hoạt động mà con người đã làm suy giảm nguồn lợi và môi trường:
+ Phá hệ sinh thái rừng ngập mặn để làm vuông nuôi tôm đã làm mất nơi cư
trú, sinh trưởng, sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh vật;
19


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

+ Thải vào môi trường nhiều chất thải chưa qua xử lý ( thuốc cá, thuốc trừ
sâu, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, bùn sên vét cải tạo đầm nuôi tôm....) đã gây ô
nhiễm môi trường tại các cửa sông, gây nên hiện tượng tảo độc cá, tôm ... chết hàng
loạt, mối nguy hiểm nhất là dùng điện, thuốc trừ sâu để khai thác thủy sản;
+ Khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các ngư cụ sát hại nguồn lợi thuỷ sản
như xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt các loài cá, tôm bố mẹ,
đánh bắt các loài con non ...
Tuy đã có lực lượng Kiểm ngư, nhưng do địa bàn rộng lại có rất nhiều kênh
rạch thông ra biển, trong khi lực lượng này thì mỏng, trang thiết bị và phương tiện
phục vụ chưa đáp ứng được công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
VII. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHƯƠNG ÁN

7.1. Cơ sở pháp lý cho Phương án
- Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản;
- Quyết định số 103/2003/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 08 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản;
- Nghị quyết số 09-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc Hội
khóa 12 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng sinh học quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững Đa
dạng sinh học.
- Công văn số 1281/ BNN-TCTS ngày 11/5/2011 của Bộ NN & PTNT về
việc góp ý phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương nuôi các giống loài thủy
sản tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau;
- Công văn số: 2607/UBND-NN ngày 03 tháng 6 năm 2010 về việc tăng
cường quản lý, bảo vệ các nguồn giống thủy sản tại Phân khu bảo tồn biển thuộc
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau;

20


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Căn cứ vào Công văn số 2578 /UBND-NN ngày 02 tháng 7 năm 2010 V/v
quản lý, sử dụng mặt nước biển ở Phân khu bảo tồn biển của Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau.
- Căn cứ Công văn số: 4571 /UBND-TS ngày 08 tháng 11 năm 2010 của
UBND tỉnh Cà Mau V/v thống nhất Kế hoạch điều tra, khảo sát, xây dựng phương
án quản lý, khai thác và ương nuôi giống thủy sản bền vững.

7.2. Sự cần thiết của Phương án
Để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng vươn ra biển, phù hợp với định
hướng của Trung ương và tỉnh Cà Mau, cần nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các
bãi triều ven biển phục vụ cho việc nuôi thủy sản; bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh
thái đất ngập nước; ngiên cứu khoa học; nguồn lợi thủy sản, chúng ta cần có hướng
quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững
tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:
- Giải quyết áp lực từ các hộ dân khai thác trái phép nguồn giống Nghêu các
năm 2009, 1010 và các mùa vụ kế tiếp;
- Sự gia tăng dân số ở địa phương và dân di cư từ các địa phương khác đến
sẽ làm suy giảm diện tích canh tác, nơi ở và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên khiến
ngày càng nhiều người nghèo ở vùng nông thôn, vùng ven biển. Điều này khiến
hiện tượng di dân và thay đổi chổ ở nếu không có phương pháp cải thiện cuộc sống
của họ. Người dân nghèo hơn ở các vùng ven biển sẽ tập trung đến các vùng nguồn
lợi giàu có hơn. Càng nhiều người khai thác thủy sản tập trung nguồn lợi càng
nhanh chóng cạn kiệt. Hệ quả này sẽ càng phức tạp khi dân số tiếp tục gia tăng
trong vài thập niên tới. Chất lượng các loài giống thủy sản giảm sút, nguồn lợi thủy
sản cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm hơn, dịch bệnh xãy ra ngày càng nhiều hơn do
tác động các yếu tố môi trường;
Việc xây dựng Phương án sẽ giải quyết việc làm cho một bộ phận khá đông
hộ nghèo ven biển đang thiếu tư liệu sản xuất, cũng như tạo điều kiện chuyển đổi
nghề cho các hộ khai thác thuỷ sản ven bờ sát hại nguồn lợi, đồng thời góp phần
bảo tồn và tái tạo nguồn lợi tự nhiên, tạo thêm nguồn thực phẩm phục vụ trong
nước và nguyên liệu cho xuất khẩu, từ đó sẽ phát triển được phương pháp quản lý
cộng đồng về nguồn lợi thủy sản ven biển;
Xây dựng phương án bảo vệ khai thác phù hợp với từng loài, khu vực, thời
gian, phương pháp khai thác và bảo tồn các loài thủy sản;
21



Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Do đó, quy hoạch Phân khu bảo tồn biển cần phải có sự cân đối giữa bảo tồn
đa dạng sinh học, quản lý nguồn lợi thủy sản với kinh tế xã hội của địa phương để
có kế sách lâu dài hơn bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi nhằm mục đích phục
vụ cho đời sống con người.
VIII. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
Trước mắt Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng khu vực có bãi Nghêu (từ rạch
Trương Phi đến Vàm Mũi ) để khai thác và nuôi Nghêu, khu vực nuôi Sò huyết
( Đầu Chà đến cửa Bảy Háp ). Trên cơ sở đó, UBND Tỉnh sẽ cho các Cơ quan có
liên quan nuôi, khai thác Nghêu và kết hợp bảo vệ bãi Nghêu.
Xây dựng Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm
giống loài thủy sản bền vững tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau thì chúng ta cần quản lý được nguồn lợi thủy sản hợp lý và bảo tồn đa dạng
các loài thủy sinh;
Quản lý nguồn lợi thủy sản hợp lý và bảo tồn đa dạng các loài thuỷ sản ven
biển Cà Mau là một trong những mục tiêu cơ bản và nội dung quan trọng không thể
tách rời trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng ven biển Cà Mau nhằm
sử dụng bền vững nguồn lợi này trong tương lai và cho các thế hệ mai sau;
Công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài
thủy sản bền vững phải đáp ứng được sự phát triển của nguồn lợi, đồng thời tái tạo
nguồn lợi thủy sản giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng thuỷ sinh vật, chống ô
nhiễm môi trường và phát triển bền vững;
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thiên nhiên Quốc gia nên quy hoạch quản lý
bảo vệ khai thác hợp lý nguồn lợi sẽ đóng góp vào Ngân sách Nhà Nước;
Nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy
sản bền vững cần đem lại lợi ích cho người dân, đặc biệt cộng đồng sinh sống bằng

nghề khai thác thuỷ sản nhưng đòi hỏi mỗi người dân phải tham gia công tác bảo
tồn nguồn lợi này. Chỉ có sự tham gia tích cực của các cấp Chính quyền, của cộng
đồng, công tác bảo tồn mới thành công và có hiệu quả;
Cần phải tăng cường quản lý Nhà Nước, thể chế và pháp luật đi đôi với nâng
cao nhận thức của người dân và phối hợp quản lý;
22


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Xây dựng cơ chế quản lý liên quan tới bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản; xây dựng
cơ chế phối hợp quản lý giữa các đơn vị liên quan trong vùng bảo tồn, tạo sức
mạnh cả về chất lượng và số lượng;
Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức quản lý bảo tồn đa dạng sinh
học, hệ sinh thái đất ngập nước, môi trường, nguồn lợi thuỷ sản;
Về lâu dài, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát,
loại khu vực bãi Nghêu và khu vực nuôi Sò huyết ra khỏi phân khu quản lý nghiêm
ngặt của Vườn hoặc chuyển thành khu vực được phép khai thác, nuôi trồng và du
lịch, trình UBND tỉnh xem xét, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thủ tướng
Chính phủ điều chỉnh quy hoạch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
IX. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
9.1. Phương án : Quản lý bảo tồn kết hợp với phát triển kinh tế xã hội địa
phương ( Bản đồ kèm theo ).
Qua điều tra, khảo sát và nghiên cứu tại các xã: Đất Mũi, Viên An, Lâm Hải,
Nguyễn Việt Khái, Đất Mới, chọn phương án quy hoạch như sau:
- Vị trí vùng quy hoạch thuộc Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau theo quyết định 142/2003/QĐ-TTG ngày 14 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Toạ độ địa lý: từ 104°49'10" vĩ độ Bắc và 8°34'22" kinh độ Đông đến 104°
43' 00” vĩ độ Bắc và 8° 36' 20" Kinh độ Đông.
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích khoảng 24.650ha.
+ Thuộc 4 xã Đất Mũi, Viên An , Đất Mới và Lâm Hải;
+ Vùng bãi bồi ( ven biển Tây ) trãi dài từ Mũi đến Sào lưới và Đầu Chà;
+ Từ đất liền ra đến các cột mốc ranh giới của Vườn;
- Thời gian qua khu vực trên không xuất hiện nghêu giống và các giống loài
thủy sản có giá trị với số lượng nhiều, nên tình hình khai thác giống trái phép diễn
biến ít phức tạp. Trong thời gian tới, Vườn tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức
năng quản lý tốt khu vực này.
23


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Vùng nghiên cứu thực nghiệm và khai thác Nghêu có diện tích khoảng
1.500 ha. Hiện nay vùng này thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định
142/2003 theo quy định không được khai thác. Tuy nhiên do mật độ nghêu giống
và một số loài thủy sản khác xuất hiện nhiều, nên người dân ở nhiều nơi đến khai
thác trái phép với số lượng lớn, vượt khả năng quản lý của Tỉnh. Vì vậy cần tổ chức
khai thác, quản lý hợp lý để quản lý, bảo vệ, khai thác và ương nuôi các loài thủy
sản bền vững tại Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Mặt khác,
trong thời gian tới khu vực này sẽ được quy hoạch vùng đệm theo Dự án quy hoạch
chi tiết khu bảo tồn thủy sản cấp Quốc gia vùng ven biển Cà Mau đến năm 2020.
Do đó, việc bố trí khai thác và quản lý phù hợp khu vực này là cần thiết và cấp
bách hiện nay.
+ Vùng này chỉ thuộc xã Đất Mũi.
+ Vùng ven biển Đông, trãi dải từ kênh rạch Trương Phi đến vàm Mũi;
+ Cách đất liền ra biển khoảng 2 km theo hướng Đông Nam.

+ Khu quy hoạch nghiên cứu nghêu thực nghiệm có diện tích 200 ha.
- Vùng nuôi Sò huyết
+ Vị trí: từ cửa Bảy Háp đến Đầu Chà ( 450 ha ) sẽ quy hoạch một khu vực
thích hợp ( 200 ha ) để nuôi Sò huyết thực nghiệm.
+ Khu vực này thuộc xã Lâm Hải huyện Năm Căn
- Khu thực nghiệm và khai thác chỉ được phép khai thác Nghêu, không được
phép khai thác các giống loài thủy sản khác.
9.2. Đặc điểm của Phương án
- Phương án này đạt được mục tiêu bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản do
có sự cân đối giữa việc đảm bảo lợi ích kinh tế và mục tiêu bảo tồn quản lý nguồn
lợi thủy sản;
- Do sinh kế của dân địa phương gây áp lực rất lớn lên công tác quản lý bảo vệ
cũng như bảo tồn đa dạng sinh học. Quy hoạch khu vực nuôi thực nghiệm, khai
thác nghêu hợp lý sẽ tạo nguồn thu nhập cho dân địa phương đồng thời giảm áp lực
lên công tác quản lý bảo vệ, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn lợi
thủy sản;
24


Phương án quản lý, bảo vệ, khai thác và ương, nuôi thương phẩm giống loài thủy sản bền vững tại
Phân khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Tạo nguồn Ngân sách cho Nhà nước;
- Quy hoạch ven biển Đông và cửa Bảy Háp đến Đầu Chà ( từ vùng bảo vệ
nghiêm ngặt) để sử dụng vào mục đích nuôi trồng và khai thác thủy sản nhằm giảm
áp lực khai thác vùng ven bờ và những tác động xấu đến vùng lõi khu bảo tồn;
- Có khả năng bảo vệ được đường di cư của các thủy sinh vật và bãi sinh sản,
sinh trưỡng của các loài thủy sinh.
- Đây là Phương án mang tính tổng hợp vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa
bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các giống loài quý hiếm và góp phần bảo vệ, phát triển

rừng.
9.3. Những tồn tại của phương án

- Khu vực khai thác tiếp giáp với vùng bảo tồn nên khó quản lý;
- Quy hoạch khu ven biển Đông thành khu nuôi và khai thác sẽ có tác
động xấu đến môi trường nếu chúng ta không quản lý tốt;
- Khó khăn trong quản lý dân nhập cư vào mùa vụ sinh sản, đây chính là thời
điểm dân di cư đến tập trung tạm trú để khai thác;
X. CHI TIẾT CHỌN PHƯƠNG ÁN
Chọn Phương án quản lý bảo tồn kết hợp với phát triển kinh tế xã hội địa
phương chỉ khó khăn trong quản lý đối với mùa vụ sinh sản, chính là thời điểm dân
di cư đến tập trung tạm trú tại vùng đất mũi để khai thác, nhưng cân đối được bảo
tồn đa dạng sinh học quản lý nguồn lợi thủy sản với sự tham gia đồng quản lý của
cộng đồng địa phương.
Chủ trương đúng đắn, quản lý hợp lý và có sự phối hợp đồng quản lý của
cộng đồng địa phương sẽ thuận lợi hơn trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và
ương, nuôi thương phẩm bền vững các giống loài thủy sản tại Phân khu bảo tồn
biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Khu vực quy hoạch nuôi và khai thác Nghêu sẽ có sự bảo vệ và cấm khai
thác các loài giống khác, sẽ góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, giảm áp lực lên quản lý bảo vệ rừng.

25


×