Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tiểu luận môn marketing chiến lược kế hoạch marketing cho ý tưởng kinh doanh giày enzy ( giầy sạc pin) của bitis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.62 KB, 44 trang )

KẾ HOẠCH MARKETING CHO Ý TƯỞNG KINH DOANH
GIÀY ENZY (GIÀY SẠC PIN) CỦA BITI’S
MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

I. Ý tưởng về sản phẩm mới

2

II. Nghiên cứu, phân tích về các nguồn lực bên trong Biti’s
1. Nguồn lực marketing
2. Nguồn lực tài chính
3. Nguồn nhân lực

3
5
5

4. Hoạt động, sản xuất
5. Quản lý, lãnh đạo

7
9

III. Nghiên cứu, phân tích môi trường bên ngoài
1. Nghiên cứu về khách hàng
2. Phân tích các lực lượng cạnh tranh
3. Xu hướng thị trường và các yếu tố thành công cốt lõi
4. Các thay đổi


5. Tổng hợp SWOT

14
15
25
26
36

IV. Khung chiến lược
1. Chiến lược cạnh tranh cốt lõi
2. Vị thế cạnh tranh
3. Chiến lược ưu tiên hàng đầu

39
40
40

4. Chiến lược kết hợp
V. Kế hoạch marketing
1. Những câu hỏi marketing quan trọng
(Lý do khách hàng mua sản phẩm của công ty)
2. Định vị
3. Marketing-mix

41
42
42
43



Lời mở đầu
Thị trường không ngừng thay đổi, mang đến cho các nhà kinh doanh nhiều
cơ hội cũng như những thách thức.Ở đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi
người tiêu dùng ngày càng muốn sử dụng những sản phẩm dịch vụ tốt hơn đồng
thời lại muốn tối thiểu hóa chi phí bỏ ra. Hơn nữa, thị trường đang có xu hướng
cung nhiều hơn cầu, các doanh nghiệp tranh giành khách hàng của nhau. Vì vậy để
có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải không ngừng nghiên cứu, phát
triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như
giành được lợi thế trong cạnh tranh. Ý tưởng về sản phẩm mới muốn thành công
cần xuất phát từ chính thực tế của cuộc sống, được hình thành nên từ những nhu
cầu chưa được đáp ứng. Hiện nay, số lượng người sở hữu các sản phẩm công nghệ
như smartphone, tablet, notebook... rất nhiều và những thiết bị này thường tiêu hao
năng lượng rất nhanh trong khi nhu cầu sử dụng rất lớn. Pin sạc dự phòng ra đời
nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng có thể mang theo bên cạnh để sạc lúc cần thiết.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, các loại pin sạc này cũng phải được nạp điện và chỉ
có dung lượng nhất định. Nhận thức được khuyết điểm này, ý tưởng về đôi giày
năng lượng ra đời. Đó là đôi giày được thiết kế có phần rỗng để chứa thiết bị sạc
pin. Người dùng chỉ cần vận động hay đi bộ một quãng đường ngắn thì cơ năng sẽ
chuyển hóa thành điện năng và từ đó có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị
công nghệ một cách nhanh chóng, thuận lợi và cũng rất tiết kiệm. Đây là một sản
phẩm mới, vì vậy để có thể thương mại hóa thành công và được người tiêu dùng
chấp nhận và ưa chuộng cần có những chiến lược và kế hoạch marketing hiệu quả.

2


I. Ý TƯỞNG VỀ SẢN PHẨM MỚI:
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng các thiết bị di động khi không có nguồn điện
để sạc, doanh nghiệp đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm giày thể thao có khả
năng nhận năng lượng từ bước chân của bạn để chuyển thanh điện năng mà bạn có

thể sạc cho thiết bị di động của mình. Sản phẩm gồm một đôi giày rỗng và một bộ
chuyển hóa cơ năng thành điện năng, khách hàng có thể thay đổi kiểu dáng giày
một cách dễ dàng bằng cách mua giày rỗng tại các cửa hàng của doanh nghiệp và
về lắp ráp với bộ chuyển hóa đã có.

1. Cấu tạo
- Là đôi giày rỗng và bộ chuyển hóa cơ năng thành điện năng
Ngoài những thiết kế về mặt kỹ thuật, bộ phận chuyển hóa cơ năng thành
điện năng còn được lắp thêm miếng lót cao su nút khí tương tự như bộ phận tránh
nước của đồng hồ. =>Tránh sự tiếp xúc không khí, nước từ bên ngoài, đảm bảo độ
an toàn cho sản phẩm.
Trong đó phần giày rỗng sẽ do Biti’s sản xuất và bộ phận pin sạc sẽ do công
ty điện tử liên doanh liên kết sản xuất. Doanh nghiệp dự định sẽ hợp tác với tập
đoàn SamSung của Hàn Quốc có trụ sở sản xuất tại Việt Nam để cùng cho ra mắt
sản phẩm.
2. Cơ chế hoạt động:
Sau mỗi bước chân, bạn tạo ra 1 lượng cơ năng, thông qua bộ chuyển hóa
cơ-điện, năng lượng này chuyển thành điện năng.

3


Ước tính: 800 bước có thể tích trữ được 2000mAh, năng lượng được tích trữ
tối đa là 20.000mAh, được giữ lại để sử dụng nhiều lần
Sản phẩm được thiết kế chống nước và va đập ở mức độ không quá mạnh.
Tức là khi sử dụng sản phẩm, bạn vẫn có thể đi mưa và chạy nhảy như những đôi
giày bình thường khác.

II. NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC BÊN TRONG CỦA
BITI’S

1. Nguồn lực Marketing
Suốt 33 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Biti’s luôn lấy chất lượng sản
phẩm là mục tiêu hàng đầu. Các sản phẩm Biti’s tung ra thị trường được người tiêu
dùng tin tưởng về độ bền, sự thoải mái đem lại. Giầy dép Bitis có nhiều tính năng
như thông thoáng, có khả năng chịu được lực va đập, độ mài mòn cao, nhưng vẫn
đảm bảo tính êm dịu, không gây cảm giác đau bàn chân. Hơn nữa, với phương
4


châm phát triển và cải tiến liên tục, sản phẩm Biti’s luôn phát triển và cho ra đời
nhiều kiểu dáng mới lạ theo từng mùa và thị hiếu của từng khu vực khác nhau. Ở
thị trường nào Biti’s cũng nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng, khách
hàng của Biti’s rất đa dạng trong đó có cả khách hàng hiệu, khách hàng nổi tiếng,
đòi hỏi những tiêu chuẩn về kỹ thuật và hóa chất cấm rất cao. Năm 2001 Biti’s
được tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Tuy nhiên mẫu mã giày dép của Biti’s chưa được đánh giá cao so với các đối
thủ cạnh tranh, một số không nhỏ người tiêu dùng không lựa chọn sử dụng sản
phẩm của doanh nghiệp vì mẫu mã không phù hợp với thị hiếu của họ, đây là một
điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.
Giày dép Biti's được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong
những sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố và liên tục 14 năm liền đạt
Topten Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Theo xu hướng hội nhập, Biti’s cũng đã xây dựng thương hiệu Gosto thành
sản
phẩm giày dép thời trang, phục vụ cho đối tượng có thu nhập cao, phát triển dòng
sản phẩm giày dép đặc chủng chơi thể thao; bên cạnh đó là việc tiếp tục khẳng
định thương hiệu tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, hướng tới thị
trường tiềm năng như Trung Đông, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ. Tất cả những điều
đó đều không nằm ngoài mục tiêu: giữ vững vị trí của một thương hiệu mạnh quốc

gia. Không chỉ nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, mà trong
nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm 2005, Biti’s đã kết hợp với Hội khuyến học Việt
Nam, Qũy khuyến học Việt Nam xây dựng, phát triển Chương trình “Biti’s - Nâng
niu tàinăng Việt” nhằm trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó, học
giỏi trên cả nước, với trị giá học bổng mỗi năm là 1,5 tỷ đồng; ủng hộ các Quỹ từ
thiện xã hội khác như Quỹ tấm lòng đồng đội, Quỹ tấm lòng vàng … với mong
muốn thể hiện một phần trách nhiệm của doanh nghiệp, của người lính doanh nhân
nhằm cùng chung sức xây dựng một xã hội giàu mạnh.
Biti’s cũng cố gắng mở rộng chuỗi phân phối để đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng cuối cùng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Hiện tại đã có hơn 4000
đại lý trên khắp cả nước ở gần như tất cả các tỉnh thành.

5


2, Nguồn lực tài chính
- Từ cuối năm 2009 đến nay, công ty đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư, liên kết phát
triển như đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại phức hợp tại cửa khẩu Lào Cai
giá trị đầu tư trên 17 triệu USD; khai trương Nhà máy sản xuất giày tại Cần Thơ
(giai đoạn 1 là 30 tỷ đồng) thu hút trên 500 lao động; đầu tư xây dựng Trung tâm
thương mại Biti’s miền Bắc và Cụm Nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng Hà Đông
(Hà Nội) trị giá trên 40 triệu USD; Khu thương mại- dân cư Biti’s Long Thành
(Đồng Nai) quy mô 80.000m2, vốn đầu tư 30 triệu USD, Khu thương mại- dân cư
TP Hồ Chí Minh qui mô 800 căn hộ, vốn đầu tư 52 triệu USD; đầu tư xây dựng
Khu du lịch Sapa quy mô 300.000m2, vốn đầu tư 20 triệu USD. Cùng nhiều dự án
khác như Khu thương mại Kim Thành, Đông Phố Mới- Lào cai; Khu trung tâm
Thương mại phức hợp TP Buôn Mê Thuột…
- Nhìn chung, Biti’s có nguồn tài chính dồi dào cũng như vòng luân chuyển tiền ổn
định cùng lợi nhuận lớn.
- Nợ ngân hàng của Biti’s không lớn, cân bằng với vốn chủ sở hữu cũng như có thể

chi trả dễ dàng với lợi nhuận thu được của công ty.
- Khả năng nhận được vốn đầu tư từ bên ngoài cũng như liên kết hợp tác của Biti’s
là tương đối lớn. Riêng hiện tại ngoài thị trường giày dép Biti’s đã phát triển kinh
doanh sang lĩnh vực bất động sản cũng như liên kết với một số doanh nghiệp
Trung Quốc về tư vấn thiết kế xây dựng.
- Biti’s có nguồn lực lớn và dồi dào xong quản lý vẫn chưa thật hiệu quả. Có thể cải
thiện nhiều về mặt đối xử với nhân công và nâng cao năng lực quản lý.
3, Nguồn nhân lực
a, Số lượng nhân viên
Khi mới thành lập vào năm 1982, Biti’s chỉ có số công nhân vỏn vẹn là 20
người. Đến nay, số cán bộ công nhân viên là hơn 9000 người.
b, Môi trường làm việc

6


Công ty Biti’s là một môi trường làm việc rất chuyên nghiệp và hiện đại.
Công ty luôn mở ra cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ công nhân
viên, đặc biệt là những nhân viên trẻ có tài năng và tinh thần gắn bó trong sự
nghiệp, trân trọng sự trung thực và thẳng thắn của mọi cán bộ công nhân viên bằng
những hành động thiết thực. Cán bộ công nhân viên được tự do vận dụng óc sáng
tạo trong công việc hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cán bộ
công nhân viên làm việc tại Biti’s không những được rèn luyện về chuyên môn
nghiệp vụ mà còn được trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm sống.
c, Chính sách đào tạo
- Biti’s luôn hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành
thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức, chuyên nghiệp trong phong cách làm
việc, do đó mỗi cán bộ công nhân viên công ty Biti’s luôn được khuyến khích, đào
tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức danh công việc đảm
nhận.

- Hàng năm công ty đều xây dựng một kế hoạch tổ chức đào tạo cụ thể cho toàn thể
cán bộ công nhân viên, với nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo chéo các phần
hành nghiệp vụ, đào tạo nâng cao nhận thức tư tưởng, các khóa đào tạo về kỹ năng,
nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao năng lực quản lý, quản lý con người,…v.v.).
- Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong công ty Biti’s đều có cơ hội tham dự các
lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc và được Công ty tài trợ
mọi chi phí đào tạo.
- Công ty luôn chú trọng trong việc biên soạn giáo trình đào tạo hoàn chỉnh, chắt lọc
từ những kinh nghiệm quí báu và những tài liệu có giá trị từ bên ngoài để thường
xuyên đào tạo nội bộ cho tòan thể cán bộ công nhân viên công ty, với đội ngũ
giảng viên là những người có tâm huyết với việc chia sẻ, chuyển giao kinh nghiệm
và có quá trình công tác nhiều năm tại công ty.
d, Chế độ đãi ngộ, khen thưởng
- Công ty Biti’s luôn đảm bảo công ăn việc làm cho tất cả cán bộ công nhân viên và
đảm bảo chi trả các trợ cấp xã hội đúng với bộ Luật Lao động. Áp dụng một số chế
độ trợ cấp đối với CBNV như: trợ cấp kết hôn, tang chế, tai nạn lao động, đi nghĩa
vụ quân sự, trợ cấp tiền xăng, tiền công tác phí, chi phi điện thoại di động hàng
7


tháng,…Hàng năm công ty có tổ chức và đài thọ chi phí tham quan nghỉ mát trong
nước cho tất cả cán bộ công nhân viên và nghỉ mát ở nước ngoài đối với những
người đạt kết quả xuất sắc và thâm niên 20, 25 năm.
- Chính sách khen thưởng: liên tục khen thưởng đột xuất cho cán bộ công nhân viên
căn cứ vào mức độ đóng góp của từng nhân sự nhằm khuyến khích tinh thần hăng
say làm việc và đưa ra nhiều ý tưởng cải tiến, sáng tạo trong công việc, cũng như
khen thưởng hoàn thành mục tiêu chất lượng đơn vị, đạt doanh thu, đạt năng suất,
… Ngoài ra trong quá trình làm việc nếu có cán bộ công nhân viên nào có đóng
góp sáng kiến, cải tiến trong công việc sẽ được công ty xét khen thưởng tùy theo
hiệu quả đóng góp của từng nội dung cải tiến.

4, Hoạt động sản xuất
- Năm 1990, để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên đầu
tư mới hoàn toàn công nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phẩm mớigiày dép xốp EVA.
- Quy mô rộng khắp Việt Nam với hệ thống Biti’s rộng khắp Việt Nam trải dài từ
Nam ra Bắc, bao gồm: 7 trung tâm, chi nhánh. Biti’s luôn tìm cách làm mới mình
bằng các phương thức bán hàng hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Trong vòng ba
năm qua, Biti’s đã xây dựng được 65 cửa hàng tiếp thị theo mô hình cửa hàng một
điểm đến trên cả nước, có diện tích 150-200 m2. Các cửa hàng này kinh doanh
chuyên biệt các chủng loại sản phẩm giày dép từ người lớn đến trẻ em, nam và nữ
và chỉ mang nhãn hiệu Biti’s. Với tốc độ giới thiệu mặt hàng mới ra thị trường vào
khoảng 40 mẫu/tháng.
- Tính đến năm 2009 công ty đã có trên 2.000 mẫu sản phẩm. Mỗi năm, Biti’s phát
triển khoảng 400 mẫu sản phẩm nên các cửa hàng bán trực tiếp cho người tiêu
dùng đang giảm bớt áp lực và cân đối tốt đầu vào - đầu ra của sản phẩm.
- Sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi, chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về
kiểu dáng, mẫu mã. Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép: Dép
Xốp các loại, Sandal thể thao, ...
- Tăng cường sản xuất các mặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu sang các nước như
Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, thị trường xuất khẩu tại hơn 40 quốc gia, duy trì tỷ
trọng xuất khẩu ở mức 45%.
8


-

Đặc biệt, hướng đi mới của Biti’s là mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh sang
lĩnh vực nhà đất, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cao ốc văn phòng,
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí kho hàng và các dịch vụ khác với những
kết quả tốt đẹp đạt được đã góp phần giúp công tu thoát khỏi khủng hoảng và lội
ngược dòng xu thế trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.


- Bitis đang triển khai kế hoạch hợp tác kinh doanh với các nhà cung cấp trong và
ngòai nước chuyên sản xuất các chủng loại vật tư nguyên phụ liệu như: dây quai
lưới, Si PU, Nubuck, PVC, da, da dê, da cừu, nút tán, khoen khóa nhựa (kim loại),
mark kim loại, quai dép lào, nylon viền, bao PP-PE-HD, vải thun, Satin, Kaky,
thun 4 chiều, Nhóm gót, đế, xá tẩy, cao su, hóa chất ngành giày dép xốp EVA: keo,
hạt nhựa EVA-LDPE mực in trên lụa EVA. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ở
các khâu của Biti’s tuy đang ngày càng tăng lên, nhưng các loại hóa chất dùng cho
sản xuất vẫn còn phải nhập khẩu khoảng 40%.
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi, tư vấn hỗ trợ
khách hàng được thực hiện tới tận khách hàng, đầu tư xây dựng các trung tâm phân
phối theo hướng chuyên nghiệp và cao cấp hơn, theo đúng các form chung trên
toàn quốc, nhằm hướng tới việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong phân phối sản
phẩm.
- Các trung tâm đào tạo của các chi nhánh trên toàn quốc để đạo tạo và đào tạo lại
cán bộ công nhân viên, nâng cao chuyên môn, đội ngũ công nhân có trìn độ cao
đáp ứng được những yêu cầu cập nhật nhất trong tiến trình hội nhập ra thế giới của
hàng Việt, đổi mới sản phẩm. Đây là chiến lược cụ thể để tạo thế và lực cho Biti's
và Biti's cũng tự hào là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam có riêng một viện đào
tạo của chính mình.
- Thời gian qua, Biti’s đã đầu tư khoảng 1 triệu USD nhập khẩu dây chuyển sản xuất
dòng sản phẩm thể thao ở phân khúc cao cấp, đầu tư mạnh mẽ vào đội ngũ thiết kế,
sáng tạo và phát triển duy trì chất lượng, đổi mới mẫu mã phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng. Đây chính là dòng sản phẩm đầu tiên theo chiến lược nâng cấp
sản phẩm của công ty.

5, Quản lý, lãnh đạo
9



- Kể từ khi thành lập, Bitis đã phát triển theo mô hình quản trị gia đình với Chủ tịch
HĐQT - TGĐ Cty TNHH sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s)– doanh nhân
Vưu Khải Thành. Năm 1982, Vưu Khải Thành cùng vợ là bà Lai Khiêm khởi đầu
Biti’s với số vốn 200 triệu đồng, 15 nhân công và những chiếc máy rỉ sét năng suất
thấp, để sản xuất các loại dép cao su xuất khẩu, thị trường chủ yếu là Liên Xô và
các nước Đông Âu. Trải qua hơn 30 năm phát triển thì ngày nay công ty đã có tới
9.000 nhân công và 4 nhà máy sản xuất lớn, phục vụ nhu cầu về giày dép cho
nhiều nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Campuchia... Ngoài bà Lai Khiêm và cô Vưu Lệ Quyên- con gái lớn của ông
bà Vưu, ban lãnh đạo của Biti’s còn có 3 Phó Tổng Giám đốc khác đã đi làm việc
tại Biti’s được hơn 20 năm. Du học về nước năm 2004, Lệ Quyên có 10 năm kinh
nghiệm làm việc tại Biti’s trong lĩnh vực marketing. Người con gái thứ trong gia
đình Biti’s là Vưu Lệ Minh cũng đã làm việc tại công ty được 5 năm. Và người
con trai út Vưu Tuấn Kiệt thì đang đi du học. Khi được hỏi liệu ai là người có thể
thay thế ông Vưu tiếp quản cơ nghiệp Biti’s, bà Lai Khiêm nhận xét, con trai út thì
được, nhưng hai người con gái thì vẫn phải cần thêm thời gian thử thách. Tuy
nhiên, hai ông bà để ngỏ khả năng cất nhắc một cấp phó khác lên nắm quyền điều
hành trong trường hợp hai người con gái chưa thể đảm được nhận vai trò này.
- Tính gia đình thể hiện càng lúc càng sâu sắc trong công ty Biti’s. Bà Lai Khiêm
thừa nhận, dù Biti’s được nhiều quỹ đầu tư tiếp cận, nhưng hai ông bà đều đã từ
chối. Vưu Khải Thành buộc phải chọn con đường phát triển cho Biti’s trong thời
gian tới: hoặc tiếp tục giữ quyền kiểm soát, chấp nhận tăng trưởng cầm chừng,
hoặc phải chấp nhận bán quyền sở hữu ra công chúng để tập hợp nguồn lực thúc
đẩy tăng trưởng.

Bảng 6: Nghiên cứu bên trong để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
- Nguồn lực

Điểm
yếu

10

Điể
m


1

2

I. Nguồn lực marketing
1. Sự hài lòng của khách hàng với sản
phẩm/dịch vụ
2. Khả năng giành được khách hàng so
với đối thủ cạnh tranh
3. Sự hiểu biết sâu về dòng sản
phẩm/dịch vụ
4. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ (chức
năng, hình ảnh,...)
5. Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến

3

4

mạnh
5

x
x

x
x
x

6. Định giá sản phẩm/dịch vụ

x

7. Các phương tiện/cách thức được sử
dụng để bán cho khách hàng
II. Nguồn lực tài chính
1. Doanh thu từ hoạt động sản xuất lớn
và ổn định
2. Dòng luân chuyển tiền lớn và ổn định
3. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư lớn và ổn
định
4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lớn và ổn
định
5. Quản lý nguồn lực có hiệu quả
6. Cân bằng giữa nợ và vốn
7. Khả năng truy cập tới nguồn vốn bên
ngoài/nguồn đầu tư mới
8. Quản lý tín dụng khách hàng tốt
9. Quản lý tín dụng nhà cung ứng tốt

x

x
x
x

x
x
x
x
x
x

III. Nguồn nhân lực
1. Số lượng nhân viên làm việc thích
hợp
2. Chất lượng nhân viên làm việc thích
hợp

11

x
x


3. Các kế hoạch về nhân sự

x

4. Thiết kế và mô tả công việc

x

5. Phương pháp đánh giá sự thực hiện

x


6. Các chương trình đào tạo

x

7. Tinh thần, phẩm chất tốt

x

8. Hệ thống đền bù giúp đẩy mạnh sự
thực hiện và hài lòng
9. Tiền lương công bằng và có tính cạnh
tranh
10. Những lợi ích công bằng và có tính
cạnh tranh
11. Sự áp dụng thích hợp của các điều
khoản
12. Đạo đức nghề nghiệp của các cá
nhân và nhóm
IV. Hoạt động, sản xuất

x
x
x
x
x

1. Chất lượng cơ sở vật chất dành cho
phục vụ khách hàng
2. Sức chứa của cơ sở vật chất dành cho

phục vụ khách hàng
3. Công nghệ thích hợp, tiên tiến

x

4. Hiệu quả và hiệu suất của máy móc
thiết bị công nghệ
5. Dòng chảy công việc có hiệu quả và
hiệu lực
6. Kiểm soát hàng tồn kho có hiệu quả
và hiệu lực
7. Các hoạt động mua có hiệu quả

x

8. Các hoạt động sản xuất có hiệu quả

12

x
x

x
x
x
x


V. Quản lý, lãnh đạo
1. Phong cách quản lý hiệu quả


x

2. Ra quyết định đúng lúc

x

3. Ủy thác có hiệu quả

x

4. Tham gia có hiệu quả

x

5. Chấp nhận rủi ro có hiệu quả

x

6. Lãnh đạo có hiệu quả

x

VI. Tổ chức
1. Sự kết hợp hợp lý giữa các nguồn lực
(con người, tiền bạc, thiết bị) có sẵn

x

2. Các nguồn lực được phân bổ thích

hợp để thực hiện công việc

x

3. Thông tin liên lạc liên bộ có hiệu quả

x

4. Thực hiện và quản lý báo cáo công
việc có hiệu quả
5. Hình ảnh công chúng của doanh
nghiệp
6. Văn hóa tổ chức mạnh mẽ (năng suất,
sự trung thực, xử lý tranh chấp, chịu
đựng được sự thay đổi)

x
x
x

VII. Nguồn thông tin
1. Các hệ thống tính toán tài chính/chi
phí hợp lý
2. Hệ thống lập kế hoạch thích hợp cho
nghiên cứu bên trong (đánh giá điểm
mạnh và điểm yếu)
3. Hệ thống lập kế hoạch thích hợp cho
nghiên cứu bên ngoài (đánh giá cơ hội
và thách thức)
13


x
x
x


4. Hệ thống kiểm soát làm nổi bật vấn
đề và đưa ra những hành động giải
quyết đúng đắn
5. Hệ thống thông tin sử dụng công
nghệ tốt nhất (máy vi tính,...) có sẵn

x

6. Thông tin hiệu quả cho việc ra quyết
định chiến lược
7. Thông tin hiệu quả cho hoạt động ra
quyết định

x

x

x

III. NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.
1, Nghiên cứu về khách hàng
- Phân đoạn thị trường theo 3 tiêu chí:
a,Theo độ tuổi:
+ Thiếu niên nhi đồng:

Từ 0-7 tuổi: các bậc phụ huynh khi lựa chọn giày dép cho lứa tuổi này
thường quan tâm đến hình dáng, độ mềm, độ an toàn cũng như độ bền, sự thoải
mái khi sử dụng sản phẩm. Họ sẵn sang trả giá cao để mua được những sản phẩm
đảm bảo yêu cầu.
Từ 7-15 tuổi: ở lứa tuổi này, thiếu niên đã có sở thích và chính kiến riêng.
Phụ huynh thường mua theo sở thích của con. Sở thích của khách hàng ở lứa tuổi
này thường bị ảnh hưởng bởi các phương tiện thông tin đại chúng. Các sản phẩm
có kiểu dáng đẹp, trang trí nổi bật khá được ưa chuộng
+ Thanh niên
Ở lứa tuổi này, khách hàng tự đi mua và trả giá sản phẩm. Nhìn chung thanh
niên Việt Nam đã có xu hướng thời trang và muốn được khẳng định mình. Họ bị
hấp dẫn bởi những mẫu mã, kiểu dáng phá cách. Họ thích mẫu mã mới phù hợp
với phong cách. Một số khác đi theo trào lưu.
+ Trung niên:

14


Nhân viên văn phòng: thường quan tâm nhiều đến kiểu dáng và màu sắc sản
phẩm. Sản phẩm yêu cầu có kiểu dáng đơn giản, thường theo phong cách cổ điển,
màu sắc hơi tối.
Người lao động: chú trọng hơn đến giá cả, độ bền, sự thoải mái và tính năng
sản phẩm phù hợp với công việc
+ Người già
Chú ý tới sự thoải mái mà giày dép mang lại, đặc biệt là có tính năng chăm
sóc sức khỏe.
b,Theo sở thích
+ Làm đẹp: khách hàng lựa chọn mua sản phẩm do nhu cầu làm đẹp thường ít chú
trọng đến chất lượng mà chú trọng nhiều hơn đến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.
Nhóm khách hàng này thường bị ảnh hưởng bởi trào lưu.

+ Đi phượt, thể thao: yêu cầu cao đến chất lượng sản và độ thoải mái của sản
phẩm.
c,Theo thu nhập
+ Thu nhập thấp, trung bình thấp: bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giá cả, họ thường
lựa chọn sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả phải chăng và có khả năng sử
dụng được ở các nhu cầu khác nhau
+Thu nhập trung bình cao, cao: ít bị anh hưởng bởi yếu tố giá cả. Nhóm khách
hàng này thường không chịu tác động nhiều bởi giá, họ thường quan tâm đến mẫu
mã, thương hiệu của sản phẩm, có xu hướng thay đổi giày dép thường xuyên theo
trào lưu cũng như sở thích.
 Khách hàng mục tiêu được lựa chọn là:
- Các bạn trẻ có sở thích đi du lịch, đi phượt.
- Cán bộ nhân viên đi công tác tại những nơi thiếu thốn về nguồn điện.
- Các tổ chức, đoàn đội, hội tình nguyện viên tham gia các chương trình tổ chức
tại các khu vực vùng sâu vùng xa.
- Những bạn trẻ là tín đồ công nghệ, yêu thích những sản phẩm mới lạ, độc đáo.

15


2. Phân tích đối thủ cạnh tranh và các lực lượng cạnh tranh.
a, Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng
- Lý do nghiên cứu: Các ngành trong nền kinh tế không hoàn toàn độc lập với nhau.
Vì thế các đối thủ tiềm năng cũng có thể là những doanh nghiệp ngoài ngành có
mong muốn tham gia vào ngành để giành lấy thị phần, kiếm lợi nhuận. Đặc biệt,
trong nền kinh tế khó khăn, việc tranh giành khách hàng của nhau là điều dễ xảy ra
giữa các ngành nghề.
- Phân tích về rào cản gia nhập vào ngành: giày dép và các thiết bị sạc pin dự phòng
+ Đây là những ngành có quy mô thị trường lớn và thu hút nhiều đối tượng khách
hàng ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu của tổ chức Global Industry Analysis, thị

trường giày dép toàn cầu dự kiến đạt 195 tỉ $ vào năm 2015 và thị trường có dấu
hiệu phục hồi. Tuy nhiên, việc gia nhập ngành giày dép khá khó khăn vì đã có
những thương hiệu lớn có chỗ đứng trong lòng khách hàng như ngành giày dép thì
có Nike, Adidas, Converse và cả công ty Biti’s. Các hãng pin sạc dự phòng nổi
tiếng như Milli Power,...
+ Ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu của
việc sản xuất giày dép và các thiết bị sạc pin dự phòng.
+ Yêu cầu vốn nhiều khi gia nhập ngành.
+ Với doanh nghiệp mới, khả năng tiếp cận kênh phân phối khá thấp vì các trung
gian phân phối có xu hướng liên kết với những thương hiệu nổi tiếng.
- Các phương án làm giảm sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác:
+ Đây là sản phẩm mới hoàn toàn, có sự khác biệt so với những sản phẩm đã có
mặt trên thị trường.
+ Cần đăng kí độc quyền cho sản phẩm mới này, tránh sự sao chép, tranh giành lợi
nhuận.
b, Quyền lực của người cung ứng
- Lý do nghiên cứu: Người cung ứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm cuối cùng để phục vụ cho khách hàng. Và cũng như chúng ta, họ
16


muốn tối đa hóa lợi nhuận vì vậy họ sẽ muốn bán nguyên liệu đầu vào với giá cao
hay nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện của họ, họ có thể
ngừng cung cấp yếu tố đầu vào hoặc liên kết với doanh nghiệp khác. Điều này sẽ
gây thiệt hại không nhỏ cho chúng ta.
- Phân tích:
+ Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta chưa phát triển. Vì thế, số lượng
nhà cung ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng còn hạn chế làm gia tăng
quyền thương lượng của họ đối với doanh nghiệp.
+ Vì Biti’s dự định liên kết với các công ty điện tử, kỹ thuật nổi tiếng để sản xuất

bộ sạc pin có chất lượng trong khi đó các nhà cung ứng linh kiện điện tử có uy tín
thường là của nước ngoài như Samsung, Digikey vì vậy giá cả là khá cao.
+ Quyền thương lượng của nhà cung ứng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào số lượng
mua.
- Các phương án làm giảm quyền thương lượng của nhà cung ứng:
+ Cần tìm kiếm một danh sách các nhà cung ứng đáp ứng đủ điều kiện để có thể
thay đổi khi cần thiết.
+ Mua các yếu tố đầu vào với số lượng lớn để có thể tối thiểu hóa chi phí cũng như
gia tăng quyền thương lượng, đàm phán của doanh nghiệp với nhà cung ứng.
c, Quyền lực của người mua (Sức ép về giá của người mua)
- Lý do nghiên cứu: “Khách hàng là thượng đế”, là đối tượng mà doanh nghiệp
hướng tới. Để kiếm được lợi nhuận, sản phẩm của doanh nghiệp cần thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng và cho họ lợi ích cao hơn sản phẩm của đối thủ.
Khách hàng luôn mong muốn mua được sản phẩm tốt với giá ngày càng thấp và họ
có thể gây sức ép về giá đối với doanh nghiệp.
- Phân tích:
+ Cả ngành giày dép và thiết bị di động đều có quy mô khách hàng lớn. Tuy nhiên
nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang trong giai đoạn khó khăn nên số lượng sản phẩm
bán ra không nhiều và khách hàng cũng sẽ cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua
sản phẩm.
17


+ Sự nhạy cảm về giá là không nhiều, không phải cứ giá thấp là khách hàng sẽ mua
nhiều giày dép hay thiết bị điện tử hơn.
+ Thương hiệu của sản phẩm có ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua của
khách hàng.
- Các phương án làm giảm sức ép của người mua:
+ Sản phẩm của doanh nghiệp phải là sản phẩm đặc biệt mà người mua khó tìm
được sản phẩm thay thế.

+ Hạn chế việc giảm giá sản phẩm vì thường khiến cho người mua suy nghĩ rằng
đó là những sản phẩm không tốt, lỗi thời hoặc họ sẽ đợi đến khi sản phẩm giảm giá
mới chịu mua. Vì vậy doanh nghiệp cần duy trì mức giá ổn định.
d, Nguy cơ đe dọa từ những sản phẩm thay thế
- Lý do nghiên cứu: Khách hàng cần mua sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu
của họ. Vì thế khi khách hàng không mua được sản phẩm này hay cảm thấy sản
phẩm chưa đáp ứng được đủ yêu cầu của họ, họ có thể chuyển sang mua các sản
phẩm thay thế khác của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt với những khách hàng
không quan tâm nhiều đến thương hiệu hay họ cần đáp ứng nhu cầu một cách
nhanh chóng.
- Phân tích:
+ Nếu khách hàng không mua đôi giày dép hay pin sạc dự phòng của hãng này thì
sẽ mua của hãng kia chứ không có sản phẩm nào thay thế được hoàn toàn tính
năng, công dụng của giày dép là phục vụ đi lại và pin sạc dự phòng để nạp năng
lượng cho điện thoại.
+ Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đề phòng sản phẩm thay thế là những hãng điện
thoại sản xuất pin có tuổi thọ cao hay những ứng dụng giúp kéo dài tuổi thọ pin.
- Các phương án làm giảm áp lực từ sản phẩm thay thế:
+ Sản phẩm cần đảm bảo chất lượng tốt, giá cả hợp lý, các thông tin cần được
truyền bá rộng rãi đến khách hàng và có kênh phân phối hiệu quả để sản phẩm dễ
dàng đến tay khách hàng.

18


+ Cần xây dựng một hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm với dịch vụ bảo hành
tốt, đội ngũ nhân viên nhiệt tình.... nhằm tạo thiện cảm đối với khách hàng, biến họ
trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
e, Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
- Lý do nghiên cứu: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là lực lượng gây áp lực mạnh

nhất đến doanh nghiệp. Bởi vì số lượng khách hàng là có hạn, nếu như đối thủ
cạnh tranh giành được khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất dần đi thị
phần, không kiếm được lợi nhuận và dần dần sẽ dẫn tới phá sản. Vì thế, doanh
nghiệp cần phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh để có thể luôn ở thế chủ động trên
thương trường.
- Phân tích: Các hãng sản xuất, buôn bán giày thể thao và bộ sạc pin dự phòng được
xem như đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Cường độ cạnh tranh khá
gay gắt vì:
+ Số lượng công ty lớn:
 Với thị trường giày thể thao thị phần tập trung vào các hãng lớn nhất như Nike,
Adidas... Biti’s cũng là một công ty sản xuất giày lớn và là thương hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số thương hiệu giày thể thaocũng dần
khẳng định được vị trí của mình như Lanvin, New Balance, Puma, Skechers...
 Với thị trường pin sạc dự phòng, theo www.pintot.vn thì có rất nhiều thương hiệu
tham gia, chủ yếu gồm 4 nhóm chính pin sạc của các công ty sản xuất smartphone
(như Sony, Nokia, Samsung), các công ty chuyên sản xuất pin (Energizer,
Universal Battery), các nhà sản xuất Trung Quốc (như Yoobao, SCUD, Portable
Mobile Charger, Power Rover, Dxpower, SSK, Ripa, Baseus, Hoco) và các công ty
chuyên sản xuất pin sạc được các hãng điện thoại chỉ định (như Mili-Power).
+ Sự tăng trưởng của thị trường:
 VIETRADE - Transparency Market Research cho biết tổng doanh thu ngành giày
dép thế giới năm 2011 đạt 185.211 triệu đôla Mỹ, năm 2012 đạt 188.360 triệu đôla
Mỹ và dự kiến đạt 211.540 triệu đôla Mỹ vào năm 2018, tăng với tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 1,9% trong giai đoạn từ năm 2011-2018. Trong đó, Châu Á
Thái Bính Dương chiếm tỷ lệ lớn nhất và dự báo vẫn tiếp tục đứng vị trí dẫn đầu

19


về doanh thu từ nay cho đến năm 2018. Châu Á Thái Bình Dương cũng là khu vực

chiếm thị phần lớn trong tổng thị phần giày dép thể thao thế giới (42%) và dự báo
có tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2011-2018 là 1,7%.

 Thị trường pin sạc dự phòng cũng tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây do
nhu cầu sử dụng smartphone, tablet ngày càng nhiều và các thiết bị này hao pin rất
nhanh, đôi khi gây bất tiện cho người sử dụng khiến họ hướng tới giải pháp mua
pin sạc dự phòng.
+ Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp: Vì trên thị trường có rất nhiều nhà sản
xuất pin sạc dự phòng nên khách hàng có nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của
mình.
+ Mức độ khác biệt hóa sản phẩm:
 Ở thị trường giày dép, giày của các hãng lớn như Nike, Adidas, Converse đã có
chỗ đứng khá vững trong lòng khách hàng.
 Ở thị trường Việt Nam, pin sạc dự phòng của các thương hiệu Mili-Power,
Energizer, Yoobao và SCUD được bán phổ biến nhất ở các siêu thị điện tử, cửa
hàng và các hệ thống bán lẻ di động lớn. Yoobao và SCUD là hai thương hiệu pin

20


Trung Quốc, còn Mili-Power và Energizer là hai nhà sản xuất pin của Mỹ. Trong
đó, Mili-Power là nhà sản xuất pin sạc được Apple công nhận và cấp phép sản xuất
pin sạc cho các sản phẩm iPhone, iPad và iPod. Về giá, pin sạc của các thương
hiệu Trung Quốc thường có giá dao động từ 500 nghìn- 1 triệu đồng.
+ Rào cản thoát ra khỏi ngành cao do việc sản xuất giày và pin sạc điện
thoại cần đầu tư nhiều cả về trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực. Chính vì thế
khi làm ăn thua lỗ, việc rút ra khỏi ngành không phải dễ vì doanh nghiệp sẽ mất rất
nhiều chi phí.
+ Sản phẩm không bị hư hỏng nhanh và có thể lưu trữ. Tuy nhiên, thị hiếu,
phong cách thời trang của người tiêu dùng luôn thay đổi vì thế các mẫu mã giày

nếu không được bán nhanh thì sẽ trở nên lỗi thời và không ai mua. Còn các thiết bị
điện tử như pin sạc dự phòng cũng ngày càng được cải tiến vì thế doanh nghiệp
cần bắt kịp với xu thế mới để chiếm được lợi thế.
- Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh:
Về các công ty sản xuất giày:
+ Nội địa: giày Thành Luân, Thượng Đình có chất lượng khá tốt và 100%
sản xuất tại Việt Nam.
+ Nhập khẩu: giày Nike, Adidas với chất lượng tốt, độ bền cao, mẫu mã đẹp,
có thương hiệu nổi tiếng, định vị tốt trong tâm trí khách hàng. Hiện nay, giày
Trung Quốc cũng là một đối thủ đáng lưu tâm với mẫu mã đa dạng, chính sách giá
rẻ, bán số lượng nhiều tràn lan trên thị trường.
Về các công ty thiết bị điện tử, pin sạc dự phòng:
+ Các hãng pin dự phòng nổi tiếng như Milli Power, Energizer... chất lượng
tốt, giá cao
+ Các hãng pin dự phòng Trung Quốc như Yoobao, Xiaomi giá rẻ
- Các phương án giúp doanh nghiệp đối mặt và chiếm lợi thế cạnh tranh so với đối
thủ:

21


+ Nghiên cứu kĩ về xu hướng thị trường, nhu cầu, hành vi khách hàng, khám
phá ra những nhu cầu tiềm ẩn chưa được khai thác để từ đó hình thành ý tưởng mới
cho sản phẩm.
+ Sản phẩm cần có sự khác biệt hóa và cung cấp nhiều giá trị lợi ích cho
khách hàng. Cần chú trọng đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
+ Muốn đánh bại đối thủ, cần phải hiểu đối thủ. Vì vậy, việc nghiên cứu các
sản phẩm, chiến lược, năng lực của đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết.
+ Cần chú trọng phát triển các chiến lược marketing mix nhằm lôi kéo khách
hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi sản phẩm mới ra mắt, cần có

những hoạt động gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
- Lựa chọn những khu vực thị trường không có hoặc ít có cạnh tranh:
+ Biti’s tập trung vào những khu vực thị trường chưa được khai thác hay khám
phá những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng.
+ Số lượng người dùng smartphone, tablet... ngày càng nhiều. Những thiết bị
công nghệ này tiêu hao rất nhiều năng lượng và do đó pin hết nhanh tuy nhiên
không phải lúc nào bên cạnh người sử dụng cũng có nguồn điện để sạc. Điều này
gây nên sự bất tiện, khó chịu cho họ và chắc hẳn người sử dụng mong muốn mua
một sản phẩm có thể cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị của họ một cách
nhanh chóng và ở mọi lúc mọi nơi.
 Đôi giày có phần rỗng để chứa bộ sạc pin điện thoại là một sản phẩm có khả
năng thành công vì nó sẽ mang đến cho người dùng những giá trị lợi ích
nhiều hơn so với các đôi giày bình thường hay pin sạc dự phòng vì nó đáp
ứng được cả về tính thẩm mĩ cũng như công dụng mà sản phẩm đem lại cho
khách hàng. Hơn nữa đây có thể coi là một sản phẩm hoàn toàn mới và sẽ
giúp doanh nghiệp tạm thời tránh được cạnh tranh.
+ Hơn nữa, theo www.anninhthudo.vn và số liệu của công ty Appota thì hiện
nước ta có hơn 22 triệu người sử dụng smartphone, tablet năm 2014, tức là cứ 4
người Việt lại có 1 người sử dụng điện thoại thông minh. Trong khi đó các sản
phẩm công nghệ chủ yếu là nhập từ nước ngoài nên giá sẽ cao. Nếu doanh nghiệp

22


sản xuất được ở trong nước thì chi phí người tiêu dùng phải trả sẽ thấp hơn, có thể
lôi cuốn được khách hàng.

Bảng 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ
cạnh

tranh

1.Các nhà
sản xuất
pin dự
phòng
danh cho
thiết bị di
động.

2.Các nhà
sản xuất
giày thể
thao.

Ví dụ về kĩ năng của đối thủ
cạnh tranh.

Đã làm
tốt

Có thể
tốt hơn

Đã làm
tốt

-Có thể cung cấp
được một lượng
năng lượng nhất

định cho thiết bị di
động của khách
hàng
-Có thể kéo dài
lượng năng lượng
đó lên mức tối đa,
thậm chí khi không
có nguồn điện để
sạc trước vẫn có
thể cung cấp năng
lượng
-Các mẫu giày hợp
thời trang, phù hợp
với từng đối tượng
khách hàng, nắm
bắt tốt xu hướng
thay đổi của khách
hàng.
-Tạo được cảm giác
thoải mái, êm ái
23

(O) hoặc
(T)*

T

O

T


Dẫn chứng

-Các sản phẩm pin dự
phòng trên thị trường
hiện nay chỉ có thể cung
cấp được 6000mAh,
10.000mAh... và phải
sạc khi hết năng lượng
Ví dụ như sử dụng pin
năng lượng mặt trời
cũng có thể cung cấp
năng lượng mà ko cần
sử dụng nguồn điện.
Tuy nhiên sẽ không thể
nạp năng lượng vào
những ngày mưa hay
âm u
Trên thị trường hiện nay
có rất nhiều hãng sản
xuất giày thể thao được
đánh giá cao cả về chất
lượng và mẫu mã sản
phẩm như Nike,
Converse...


cho khách hàng khi
sử dụng sản phẩm.


Có thể
tốt hơn

-Cung cấp các tính
năng khác cho sản
phẩm, tạo sự khác
biệt mà không làm
mất đi các tính
năng cơ bản.

O

Trên thị trường đã
xuất hiện một số sản
phẩm giày có thể phát
sáng, tạo điểm nhấn
khác biệt và mới lạ cho
sản phẩm.

CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH (BẢNG 4)
Các lực lượng cạnh tranh
1
2

3

4

5


Sự thâm nhập từ các đối thủ tiềm năng
Khó khăn khi gia nhập ngành
Phương án ngăn chặn sự gia nhập ngành
Quyền lực của nhà cung ứng
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Phương án làm giảm quyền thương
lượng
Quyền lực của người mua
Quyền thương lượng của người mua
Phương án làm giảm quyền thương
lượng
Sản phẩm thay thế
Các lựa chọn sản phẩm thay thế
Các cách cải thiện giá trị sản phẩm
Phương án làm gia tăng sự trung thành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cường độ cạnh tranh
Độ tương xứng của doanh nghiệp với
ĐTCT
Các phương án chiếm lợi thế cạnh tranh
Lựa chọn khu vực thị trường tránh cạnh
24

Thách
thức

1

2


3

4

5

Cơ hội

Dễ
Ít

1
1

2
2

3
3

4
4

5
5

Khó
Nhiều

Nhiều

Ít

1
1

2
2

3
3

4
4

5
5

Ít
Nhiều

Nhiều
Ít

1
1

2
2

3

3

4
4

5
5

Ít
Nhiều

Nhiều
Ít
Ít

1
1
1

2
2
2

3
3
3

4
4
4


5
5
5

Ít
Nhiều
Nhiều

Cao
Yếu

1
1

2
2

3
3

4
4

5
5

Thấp
Mạnh


Ít
Ít

1
1

2
2

3
3

4
4

5
5

Nhiều
Nhiều


tranh
Nguồn: Wysocky and Wirth (1999), Porter(1980)

3. Xu hướng thị trường và các yếu tố thành công cốt lõi

Bảng 3: INDUSTRY ANALYSIS WORKSHEET
Xu hướng thị trường chính


(O)
(T)

hoặc Dẫn chứng

Người tiêu dùng ưa chuộng
sử dụng các sản phẩm
smartphone, tablet...
Các sản phẩm kèm theo
smartphone, tablet như pin
sạc dự phòng được tiêu thụ
nhiều

O

Ở Việt Nam, có khoảng 22 triệu
người sử dụng smartphone, tablet...

O

Người tiêu dùng ưa thích sử
dụng sản phẩm của thương
hiệu nổi tiếng

T

Do nhu cầu sử dụng smartphone,
tablet nhiều trong khi các thiết bị này
hao pin nhanh chóng. Càng nhiều
người sử dụng smartphone thì pin sạc

dự phòng càng bán chạy
Theo
www.nguoiduatin.vn,
các
chuyên gia tại Phone Arena đã thăm
dò ý kiến của 8300 người tiêu dùng
toàn cầu và nhận được kết quả:
smartphone của Samsung, Sony, LG,
Apple, Nokia được sử dụng nhiều
nhất.
Pin sạc dự phòng của MiLi Power,
Pisen, Energizer được sử dụng phổ
biến nhất.
Các thương hiệu giày Nike, Adidas,
Converse... luôn có sức hút lớn với
người tiêu dùng

Xu hướng ưa thích sự trẻ
trung, năng động, khỏe khoắn
và thích du lịch, trải nghiệm
sự mới lạ

O

Theo www.viettrade.vn thị trường
giày dép thể thao sẽ có tốc độ tăng
trưởng trong giai đoạn 2011-2018 là
1,8%. Châu Á Thái Bình Dương
chiếm 42% tổng thị phần giày thể
25



×