Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

my philosophy copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.09 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT 2
1. Trình bày khái niệm hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa
a) Khái niệm hàng hóa:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Phân loại hàng hóa:
+ Hữu hình – vô hình
+ Thông thường – đặc biệt
+ Tư nhân – công cộng
b) Hai thuộc tính của hàng hóa:
 Giá trị sử dụng:
- Khái niệm: Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người:
+ Nhu cầu tiêu dùng sản xuất
+ Nhu cầu tiêu dùng cá nhân
o Vật chất
o Tinh thần văn hóa
- Đặc trưng:
+ Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ
khoa học kĩ thuật, của lực lượng sản xuất.
+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định vì vậy giá trị
sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải.
- Con người ở bất kì thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác
nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
 Giá trị:
Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Vì vậy muốn
hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
- Khái niệm giá trị trao đổi:
Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ


lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau.
- Cơ sở của sự = nhau: gạt bỏ GTSD của hàng húa, mọi hàng húa đều là SP của

- Thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động
Những hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau vì:
-

-

Giữa chúng có một cơ sở chung - đều là sản phẩm của lao động.
Trong quá trình sản xuất hàng hoá, những người sản xuất hàng hoá đều phải
hao phí lao động của mình. Chính hao phí lao động kết tinh trong hàng hoá
làm cho nó có thể so sánh được với nhau khi trao đổi.
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ
sở để trao đổi.


Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội cửa người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
 Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính (sự thống nhất biện chứng):
- Thống nhất: 2 thuộc tính đó làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại, trong một hàng

hoá.
- Mâu thuẩn: 2 thuộc tính là 2 mặt đối lập nằm ngay bên trong HH
+ GTSD là thuộc tính tự nhiên, GT là thuộc tính XH
+ Với người sản xuất HH: Họ tạo ra GTSD, nhưng mục đích của họ là GT.Họ
quan tâm đến GTSD là để đạt được GT.
+ Với người mua: họ quan tâm đến GTSD, nhưng để đạt được GTSD họ phải
trả GT cho người sản xuất.
+ Quá trình thực hiện GT diễn ra trước ở trên thị trường, GTSD được thực

hiện sau diễn ra trong tiêu dùng.
2. Trình bày khái niệm lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa:
 Khái niệm:
Giá trị hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động
tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó.
Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động như ngày, giờ,

Lượng giá trị của hàng hóa được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hôi, tức là với một
mức trang bị kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao
động trung bình của xã hội.
Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao
động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đế năng suất lao động:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động.
+ Mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất.
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên
NSLĐ tăng lên thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng
hóa giảm xuống. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và
ngược lại, tức là giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với NSLĐ.
Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động:



+ Khái niệm: Cường độ lao động, nói lên mức độ lao động khẩn trương nặng
nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian
+ Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong 1 đơn vị thời
gian và thường được tính bắng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian
+ Tăng cường độ lao động: là tăng sự hao phí lao động trong 1 thời gian lao
động nhất định.
+ Cường độ lao động tăng giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi
+ Cường độ lao động cũng phụ thuộc bởi:
// Trình độ tổ chức quản lý
// Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
// Thể chất, tinh thần của người lao động
- Mức độ phức tạp của lao động:
+ Lao động giản đơn: là lao động không qua huấn luyện, đào tạo, bất kì ai
cũng có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tạp: là lao động phải qua huấn luyện, đào tạo, là lao động
thành thạo.
Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân bội lên.
+ Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn.
+ Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động giản đơn và phức tạp đều
được quy thành lao động giản đơn trung bình, cần thiết làm đơn vị trao đổi.
3. Trình bày nội dung (yêu cầu) quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị
a) Nội dung quy luật giá trị:
Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở những hao
phí lao động xã hội cần thiết.
Yêu cầu trên của quy luật giá trị không phụ thuộc vào tính chất xã hội của quan hệ
sản xuất. Nó có tính độc lập không phụ thuộc vào chế độ chính trị.
 Trong lĩnh vực sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải làm sao cho

mức hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã
hội cần thiết (hao phí lao động cá biệt của chủ thể sản xuất phải ≤ hao phí lao
động xã hội cần thiết)
 Trong lưu thông hàng hóa: Quy luật giá trị yêu cầu tất cả hàng hóa tham gia lưu
thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả thị
trường. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế
tác động của quy luật giá trị.
Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không
có nghĩa là giá cả cụ thể của từng hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị
của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng.
Quy luật giá trị có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó. Biên độ
của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ.
b) Tác động của quy luật giá trị:
 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:


Phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành, vùng khác nhau
một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả.
Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng
hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành đó. Do
đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy
tăng lên và ngược lại.
Điều tiết lưu thông hàng hóa thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có
giá cả cao, nhờ đó góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất
định.
 Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi
người sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt

nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa sẽ có lợi, sẽ thu được
lãi cao và ngược lại.
Đề giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ
phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí
lao động xã hội cần thiết.
Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức
quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ
hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ.
 Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành
kẻ giàu người nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ giàu lên, qua đó tạo điều kiện để tiếp tục
mở rộng quy mô sản xuất.
Những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn
mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ bất lợi, thua lỗ và nghèo đi.
4. So sánh công thức lưu thông của tư bản và công thức lưu thông của hàng hóa.
 Điểm giống :
Cả hai sự vận động, đều là do hai giai đoạn đối lập nhau là mua
và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện
nhau là tiền và hàng.
 Khác :
Đặc điểm so sánh

Công thức lưu thông
hàng hóa giản đơn (H –
T – H)

Công thức lưu thông của

tư bản (T – H – T)

Điểm xuất phát và kết
thúc của sự vận động

Hàng hóa

Tiền


Trình tự mua và bán

Bắt đầu bằng hành vi
bán, kết thúc bằng hành
vi mua

Ngược lại

Mục đích cuối cùng của
sự vận động

Giá trị sử dụng

Giá trị và hơn nữa là giá
trị thặng dư.

Giới hạn của sự vận
động

Có giới hạn


Không giới hạn

Vai trò của tiền

Tiền đống vai trò là
phương tiện lưu thông

Tiền đóng vai trò là mục
đích của lưu thông.

5. Trình bày khái niệm hàng hóa SLĐ, điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa
 Khái niệm hàng hóa SLĐ : Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại

trong cơ thể con người và được người đó vận dụng khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó.
SLĐ là cái có trc, còn LĐ chính là quá trình vận dụng SLĐ.
 SLĐ chỉ trở thành hàng hóa khi có 2 điều kiện sau :
- Người lao động phải được tự do về thân thể, tức là người lao động có quyền
sở hữu sức lao động của mình.
- Người lao động không còn tư liệu sản xuất, muốn sống chỉ còn cách bán sức
lao động.
6. Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động
 Giá trị hàng hóa sức lao động
- Do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết
định.
- Được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và
tái sản xuất SLĐ, để duy trì đời sống của người công nhân làm thuê và gia
đình họ.
- Bao hàm yếu tố tinh thần, lịch sử : (vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của

từng nước, từng thời kì, phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của
từng quốc gia).
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động :
- Là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn
nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.
- Quá trình tiêu dụng cũng là quá trình sản xuất để tạo ra giá trị mới, lớn hơn
giá trị của nó (giá trị thặng dư).
- Là nguồn gốc sinh ra giá trị, điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
- Là chìa khóa giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
7. Trình bày khái niệm giá trị thặng dư, so sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối và tuyệt đối.
 Khái niệm giá trị thặng dư : là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
 So sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương dối và tuyệt đối :


Khái niệm

Giai đoạn xuất hiện

Tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối
là giá trị thặng dư thu đc
do kéo dài ngày lao động
tuyệt đối, nhờ đó kéo dài
thời gian lao động thặng
dư, trong khi năng suất
lao động xã hội và thời
gian lao động tất yếu
không thay đổi.


Tương đối
Giá trị thặng dư tương
đối là giá trị thặng dư
thu được tạo ra do rút
ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng
cao năng suất lao động
xã hội, nhờ đó làm tăng
thời gian lao động thặng
dư trong khi độ dài ngày
lao động không đổi.
Chủ yếu giai đoạn đầu Giai đoạn sau TBCN
TBCN

8. Trình bày bản chất của tư bản, vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến

trong sản xuất giá trị thặng dư.
 Bản chất của tư bản :
Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư
sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
 Vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Căn cứ vào tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, vai trò của các bộ
phận tư bản khác nhau trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, Mác chia tư bản
thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của
người công nhân chuyển vào sản phẩm mới (giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
giá trị nguyên, nhiên vật liệu), lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản
ấy được gọi là tư bản bất biến.
Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động và có sự biến đổi về lượng trong quá

trình sản xuất được gọi là tư bản khả biến.
Tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được, còn tư bản khả biến mới là
nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
9. Tại sao sản xuất giá trị thặng dư lại là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản ?
Giá trị thặng dư vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy các nhà tư bản phát triển, mở
rộng sản xuất.
Nội dung quy luật : Sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách
tăng cường bóc lột sức lao động công nhân làm thuê.
Quy luật này :
-

Phản ảnh mối quan hệ bản chất nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, đó là quan hệ bóc lột.
Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Chi phối sự ra đời, phát sinh, phát triển của chủ nghĩ tư bản là mục đích, là
động lực thúc đẩy chủ nghĩ tư bản phát triển nhanh chóng.


Là nguyên nhân chính làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày
càng gay gắt, đó là mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày
càng mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
10. Tích lũy tư bản là gì, những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản ?
 Khái niệm :
Tích lũy tư bản là việc chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản.
Nguồn gốc cửa tích lũy : Nguồn gốc của tích lũy tư bản là phần lao động của
công nhân bị nhà tư bản chiếm không.
Thực chất : Tích lũy tư bản chủ nghĩa là tư bản hóa một phần giá trị thặng dư, là
tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.

Động lực của tích lũy : Để thu được nhiều giá trị thặng dư ; do cạnh tranh ; do
yêu cầu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật.
Mục đích của tích lũy : Tăng sản xuất giá trị thặng dư bằng cách dùng một phần
giá trị thặng dư đã bóc lột để bóc lột nhiều giá trị thặng dư hơn nữa.
Kết quả của tích lũy : Nhà tư bản ngày càng giàu thêm còn người lao động ngày
càng bị bần cùng hóa.
 Những nhân tố ảnh hưởng :
- Trường hợp 1: khối lượng m không đổi thì quy mô của TLTB phụ thuộc vào
tỷ lệ phân chia khối lượng m đó thành 2 quỹ: quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng cá
nhân.
- Trường hợp 2: nếu tỷ lệ phân chia đã xác định thì khối lượng m phụ thuộc vào
các nhân tố sau đây:
+ Trình độ bóc lột SLĐ của nhà TB đối với CN
+ Trình độ tăng năng suât lao động xã hội
+ Sự chệnh lệch giữa tư bản tích luỹ và tư bản tiêu dùng
+ Quy mô của tư bản ứng trước
11. Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động
 Tư bản cố định :
Khái niệm : là một bộ phận của tư bản sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…)
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết
một lần vào sản phẩm mới mà chuyển dần trong thời gian sản xuất.
Kết cấu :
- Tư bản cố định gồm các bộ phận tư bản dùng để mua công cụ, máy móc,thiết
bị, nhà xưởng…
- Thông thường, tư bản cố định có giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài.
-

Khấu hao tư bản cố định :
-


Lý do : Tư bản cố định bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Để quá trình
sản xuất đc tiến hành liên tục thì phải bù đắp giá trị cho nó dưới hình thức
khấu hao.


Khấu hao tư bản cố định là sự bù đắp dưới hình thức tiền tệ cho giá trị tư bản
cố định bằng cách khấu trừ một số tiền ngang với mức hao mòn của nó ngay
sau khi bán hàng hóa theo từng thời kì. Kí hiệu : c1
- Các dạng hao mòn :
+ Hao mòn hữu hình : làm cho máy móc thiết bị hỏng dần và đến thời điểm
nhất định phải thay thế.
+ Hao mòn vô hình : Sự lạc hậu tương đối của tài sản cố định so với sự phát
triển chung (VD : xuất hiện máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, bền hơn…)
 Tư bản lưu động :
Khái niệm : Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, được tiêu dùng
hoàn toàn trong một chu kì sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào
sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Các bộ phận của tư bản lưu động : Tư bản mua nguyên vật liệu (c 2), tư bản mua
sức lao động (v). Tư bản lưu động = c2 + v.
12. Trình bày nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang
độc quyền.
 Sự phát triển của LLSX dưới tiến bộ của KHKT đẩy nhanh quá trình tích luỹ và
tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
 Thành tựu KHKT đâu TK 19 có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh tự do tác động
mạnh đến tích tụ và tập trung tư bản.
 Khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản.
 Tín dụng TBCN mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản
xuất, nhất là các công ty cổ phần, tạo điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của các tổ
chức độc quyền.
 Những xí nghiệp công ty lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với

nhau vô cùng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thoả hiệp,
từ đó hình thành nên các tổ chức độc quyền.
 Từ những nguyên nhân trên V.I.Lênin khẳng định:
“…cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và tập trung sản xuất này, khi phát
triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
13. Trình bày những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
 Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền :
Tích tự và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung
vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó
nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao.
Nhờ vị thế chi phối được các điều kiện của sản xuất và lưu thông một ngành
nên các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc
quyền hình thành trên cơ sở điều tiết một bộ phận của lợi nhuận bình quân từ các
doanh nghiệp ngoài độc quyền và một bộ phận tiền công của người lao động.
 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính :
Trong nền kinh tế TBCN thời đại độc quyền, tích tụ, tập trung tư bản trong
ngân hàng diễn ra nhanh nhất, từ đó dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền
-


lớn trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng nay
do nắm đc phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng có vai trò mới : thâm
nhập vào tổ chức độc quyền công nghiệm để giám sát, trực tiếp đầu tư vào công
nghiệp.
Tư bản công nghiệp không chịu sự chi phối của ngân hàng. Chúng tìm cách
xâm nhập vào ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu khống chế, đưa người vào hội
đồng quản trị… nhờ đó mà xuất hiện quá trình xâm nhập và dung hợp giữa chúng
để hình thành một loại tư bản mới là tư bản tài chính và biến ngân hàng và công
nghiệp thành các chức năng của mình.

Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc
quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến một nhóm nhỏ độc quyền chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài
chính.
Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng « chế độ tham
dự » với số phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc (công ty mẹ) => chi
phối công ty con => chi phối công ty cháu…
Như vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính có thể chi phối
được những lĩnh vực sản xuất => thống trị kinh tế => thống trị chính trị.
 Xuất khẩu tư bản :
- Đặc điểm :
CNTB tự do
cạnh tranh

CNTB độc
quyền

-

-

Mang Xuất
hàngkhẩu
hóa ra nước ngoài nhằm mục
đích thực
hànghiện
hóagiá trị và giá trị thặng dư

Đầu tư tư

bảnkhẩu
ra nước
Xuất
tư ngoài nhằm mục
đích chiếm đoạt
bản giá trị thặng dư ở các
nước nhập khẩu tư bản đó

Các hình thức xuất khẩu tư bản :
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp : Chủ tư bản trực tiếp kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao.
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp : Chủ tư bản mang một lượng tư bản ra nước
ngoài cho vay để thu lợi tức.
Tác động :
+ Đối với các nước xuất khẩu tư bản : Xuất khẩu tư bản giúp mở rộng quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển lực lượng sản xuất, bành trướng sự thống
trị thế giới của các đầu sỏ tài chính.


+ Đối với các nước nhập khẩu tư bản : xuất khẩu tư bản thúc đẩy nền kinh tế
trong nước phát triển nhưng kèm theo đó là sự bóc lột nặng nền người lao
động và sự cạn kiệt dần tài nguyên.
 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn
đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư
bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền.
Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực
đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài càng trở nên gay gắt.
Những cuộc đụng độ đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền
quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại đc sự ủng hộ của nhà nước « của

mình » và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng
thỏa hiệp, kí kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những
lĩnh vực và những trị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền
quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…
 Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phát triển không đều về kinh tế => Phát triển không đều về chính trị quân sự
=> Xung đột về quân sự để phân chia lãnh thổ => Chiến tranh thế giới
14. Trình bày nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước.
 Nguyên nhân ra đời
- Tích tụ và tập trung TB càng lớn thì tích tụ và tập trung SX càng cao do đó đẻ
ra cac cơ cấu KT lớn đòi hỏi cần có một sự điều tiết xã hội đối với SX và
phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm.
- Sự phát triển của phân công LĐXH đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ
chức ĐQ tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh.. buộc nhà
nước tư sản phải gánh vác nhiệm vụ đó.
- Sự thống trị của CNTB độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp
trong xã hội TB buộc nhà nước tư sản phải có những chính sách để xoa dịu
xung đột xã hội, như trợ cấp thất nghiệp, phát triển các phúc lợi xã hội v.v..
- Cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh ĐQ đã vấp phải những hàng rào QG, dân tộc và xung đột lợi ích.. Tình
hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các QG tư sản để
điều tiết các mối quan hệ chính trị và KT quốc tế.
 Bản chất :
- CNTBĐQNN là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức ĐQ tư nhân với sức
mạnh của NN tư sản thành một thiết chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của
các tổ chức ĐQ và cứu nguy cho CNTB.
- CNTBĐQNN bắt nguồn từ sự xã hội hoá LLSX phát triển tới mức khiến cho
sở hữu ĐQ tư nhân TBCN phải được thay thế bằng các hình thức sở hữu hỗn
hợp: giữa tư nhân và nhà nước.



Ở đây, nhà nước tư sản xuất hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà nước tư
bản xã hội, đồng thời lại là người quản lý xã hội băng pháp luật với bộ máy
bạo lực to lớn.
- CNTBĐQNN là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một
chính sách trong giai đoạn đọc quyền của CNTB
- CNTB ĐQNN không phải là một chế độ KT mới so với CNTB, lại càng
không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB ĐQNN chỉ là
CNTBĐQ có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về KT, là sự kết hợp sức
mạnh của tư bản ĐQ với sức mạnh của nhà nước về KT.
15. Trình bày những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức ĐQ và nhà nước, được thực hiện:
- Thông qua các đảng phải tư sản.
- Thông qua các hội chủ xí nghiệp:
+ Các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham giai vào bộ máy nhà nước.
+ Các quan chức chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc
quyền.
 Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước. Thực hiện các chức năng:
- Mở rộng sản xuất TBCN, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của
CNTB.
- Giải phóng tư bản của các tổ chức ĐQ từ những ngành ít lãi để đưa vào các
những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình
KT phục vụ lợi ích của tầng lớp tư sản ĐQ.
 Sự điều tiết KT của nhà nước TB
- Hệ thống điều tiết KT của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và
thể chế KT của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính
sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền KT quốc dân,
toàn bộ quá trình tái SX xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản ĐQ.

- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của nhà nước tư sản thể hiện rõ rệt trong
nhiều lĩnh vực, như: chính sách chông khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát,
chính sách tăng trưởng KT, chính sách xã hội, chính sách KT đối ngoại v.v..
16. Trình bày khái niệm giai cấp công nhân, nội dung và điều kiện khách quan quy
định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
 Khái niệm :
GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình
phát triển của nền CNHĐ, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất XXH
ngày càng cao; Là LLSX cơ bản, tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình SX,
TSX ra của cải vật chất và cải tạo các QHXH. Ở các nước TBCN, GCCN là
những người có hoặc về cơ bản không có TLSX phải làm thuê cho giai cấp tư sản
và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước XHCN, họ là người
cùng với NDLĐ làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vị
lợi ích chung của toàn xã hộ trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ
Hai đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân :
-


Thứ nhất về phương thức sản xuất: GCCN là người LĐ trực tiếp hay gián tiếp
SD các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp, ngày càng hiện đại và xã
hội hóa cao.
- Thứ hai, về địa vị GCCN trong QHSX TBCN: GCCN là những người không
có TLSX buộc phải bán SLĐ cho nhà TB bị nhà TB bóc lột sức lao động làm
thuê.
 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân :
Là giai cấp có sứ mệnh xóa bỏ PTSX TBCN, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột
và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trải qua 2 bước:
- Bước 1: “Giai cấp VS chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến những TLSX
trước hết thành sở hữu nhà nước”.

- Bước 2: “Giai cấp vô sản tự thủ tiêu với tính cách là giai cấp vô sản, chính vì
thế mà nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi sự đối kháng giai
cấp, và cũng xóa bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”.
- Để hoàn thành được sứ mệnh của mình, GCCN phải thực hiện được liên minh
với các giai cấp và tầng lớp xã hội khác đặc biệt là giai cấp nông dân.
 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội của GCCN :
GCCN là bộ phận quan trọng nhất của LLSX TBCN, đại diện cho LLSX tiên
tiến (V.I Lênin: LLSX hàng đầu trong thời đại ngày nay là công nhân, là
những người lao động)
- Trong xã hội tư bản, GCCN không có hoặc cơ bản không có TLSX họ buộc
phải bán SLĐ. Do đó, vì lợi ích sống còn của mình GCCN không thể không
đứng lên đấu tranh.
-

Xuất phát từ đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN:
-

-

-

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng
Họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại.
Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay
Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực
tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.
Họ chỉ có thể được giải phóng bằng giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản
chủ nghĩa.

Có ý thức tổ chức kỉ luật cao
GCCN lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất
mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này
phải tuân thủ nghiêm ngặt kỉ luật lao động.
Tính tổ chức và kỉ luật cao của giai cấp này đc tăng cường khi nó phát triển
thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức, được sự giác ngộ bởi một
lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng có nó – đảng cộng
sản.


Mang bản chất quốc tế
Phong trào đấu tranh của GCCN không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh
nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công
nhân các nước.
17. Trình bày quy luật ra đời của Đảng Cộng sản, vai trò của Đảng Cộng sản với việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
 Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản :
- ĐCS là đội tiền phong, là tổ chức chính trị cao nhất của GCCN. Đảng bao
gồm những người tiên tiến nhất của GCCN, lấy CNMLN làm nền tảng tư
tưởng.
- ĐCS ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa CNMLN với phong trào công
nhân.
- Tuy nhiên, trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử, được thực
hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy vào điều kiện cụ thể.
 Vai trò của ĐCS với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN :
ĐCS là đội tiên phong chiến đấu của GCCN và nhân dân lao động.
ĐCS có sự tiên phong về lý luận và hành động.
ĐCS phải đưa ra đc cương lĩnh, đường lối cách mạng phù hợp với mỗi giai
đoạn cách mạng.
- Là lãnh tụ chính trị của GCCN và NDLĐ.

- Đảng đem lại sự giác ngộ, sức mạnh đoàn kết, nghi lực cách mạng, trí tuệ và
hành động cách mạng cho toàn bộ giai cấp.
- Là đại biểu trung thành của GCCN nên dưới sự lãnh đạo của ĐCS, GCCN
mới phát huy được sức mạnh trong nước và quốc tế.
- Là bộ phận tham mưu chiến đấu của GCCN, là nơi giáo dục, lôi cuốn, động
viên GCCN và lao động thực hiện cương lĩnh cách mạng.
18. Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Khái niệm :
Nghĩa hẹp: cuộc cải biến chính trị được kết thúc bằng việc NDLĐ giành
chính quyền, thiết lập nên CCVS - nhà nước của GCCN và quần NDLĐ.
- Nghĩa rộng: quá trình cải biến CM toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội từ KT, CT - XH đến VHTT .. để xây dựng thành công CNXH và
CNCS.
 Nguyên nhân :
Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của LLSX
với sự kìm hãm của QHSX đã trở nên lỗi thời.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,lực lượng sản xuất ngày càng phát
triển,ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản
xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng
doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của toàn xã hội do tính cạnh
tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đã tạo ra.
-


Khi xảy ra khủng hoảng thừa, sản xuất đình trệ, công nhân không có việc
làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Mọi biện pháp của
nhà nước tư sản đều không thể giải quyết được căn bản vấn đề khủng hoảng
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng

sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan
hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà nó chỉ diễn ra khi
giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần
chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có thời
cơ cách mạng.
- Nguyên nhân xã hội: mâu thuẫn và dẫn tới xung đột giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản.
19. Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
 Tính tất yếu :
- CNTB và CNXH là hai chế độ khác nhau về bản chất. Do đó, muốn chuyển
đổi chế độ phải có thời gian nhất định.
- CNXH được xây dựng trên nền SX đại công nghiệp có trình độ cao. Với
những nước đã qua chế độ TBCN cần có thời gian để sắp xếp. Với những
nước chưa kinh qua TBCN cần có thời gian lâu dài để tiến hành CNH XHCN.
- Các quan hệ XHCN không tự phát nảy sinh trong lòng TBCN nên phải có quá
trình đấu tranh cải tạo…Vì vậy cần có thời gian để xây dựng và PT những
quan hệ đó.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và
phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với
những công việc đó.
 Đặc điểm :
Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan
xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống
nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị,
kinh tê, văn hóa, tư tưởng...
- Kinh tế : Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định
hướng XHCN.
- Chính trị : tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu xã hội
giai cấp đa dạng, phức tạp. Các gc và tâng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh

với nhau.
- Xã hội : có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí
óc và lao động chân tay..
- Văn hóa – tư tưởng : bên cạnh nền văn hóa mới còn tồn tại những tàn dư của
nền văn hóa cũ, lạc hậu.
20. Trình bày đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa.


 Khái niệm : là chế độ xã hội thay thế chế độ TBCN, có quan hệ sản xuất dựa trên

chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tình trạng người bóc lột người, là
giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
 Đặc trưng cơ bản :
Có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển cao (C.Mác: đại công nghiệp).
- Xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, xây dựng chế độ công hữu về TLSX.
- Là một ché độ xã hội tạo ra được cách tổ chức lao động và kỉ luật lao động
mới.
- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản
nhất.
- Có nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân có tính nhân dân, dân tộc
rộng rãi và sâu sắc.
- Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo
điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
21. Trình bày tính tất yếu và nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Tính tất yếu :
- Qua thực tiễn cách mạng châu Âu, đặc biệt là cách mạng Pháp (Công xã Paris
1871), C.Mác rút ra kết luận: cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN sẽ không
giành được thắng lợi nếu nó không được ủng hộ của GCND.
- V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến tính tất yếu liên minh công nông trong giai

đoạn cải tạo và xây dựng CNXH.
- Như vậy, liên minh công-nông là tất yếu trong cả 2 giai đoạn của cách mạng
XHCN: giành và giữ chính quyền
 Nội dung :
Nội dung chính trị của liên minh:
+ Trong giai đoạn đấu tranh giành CQ, liên minh nhằm lật đôt CQ cũ, giành
CQ về tay giai cấp LĐ.
+ Trong giai đoạn xây dựng CNXH: liên minh là cơ sở chính trị xã hội vững
chắc của CQ nhà nước, giữ vững vai trò lãnh đạo của ĐCS, phát huy quyền
làm chủ NDLĐ, bảo vệ những thành quả cách mạng.
+ Để thực hiện liên minh chính trị: cần xây dựng từng bước và hoàn thiện nền
dân chủ XHCN.
Nội dung kinh tế của liên minh: là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, là
cơ sở cho các nội dung khác của liên minh. Muốn vậy:
+ Kết hợp và gq đúng đắn nhu cầu, lợi ích kinh tế của cả 2 gc và lợi ích xã
hội.
+ Thể hiện thông qua sự hợp tác và trao đổi về mặt KT giữa kt công nghiệp và
kt nông nghiệp; vai trò của nhà nước với hệ thống chính sách trong công,
nông nghiệp, với CN, ND.
+ Thông qua liên minh về mặt kt để từng bước đưa nông dân đi theo con
đường XHCN bằng cách đưa họ tham gia vào các hình thức sx phù hợp.
Nội dung văn hóa-xã hội của liên minh :


+ Liên minh nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
trên lập trường XHCN.
+ Liên minh nhằm xóa bỏ bất công, bất bình đẳng xã hội, xây dựng các chuẩn
mực văn hóa, đời sống tư tưởng trên lập trường XHCN, tạo đk cho các gc và
tầng lớp lđ hoạt động có hiệu quả cao.
22. Trình bày khái niệm và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa

 Khái niệm :
- Khái niệm dân chủ :
+ Theo nghĩa thông thường: dân chủ - mọi người đều có quyền tham gia bàn
bạc, tham gia quyết định. Trong tiếng Hy Lạp: dân chủ (demokratos) - quyền
lực thuộc về nhân dân.
+ Theo nghĩa phổ biến, dân chủ Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế
chính trị của xã hội thừa nhận dân dân là nguồn gốc của quyền lực tổ chức và
quản lí xã hội.
+ Trong học thuyết chính trị, dân chủ được hiểu như là một hình thức nhà
nước – nhà nước dân chủ. Trong lịch sử từng có 3 hình thức nhà nước dân
chủ: dân chủ chủ nô (dân chủ Athens), dân chủ tư sản và dân chủ XHCN.
- Khái niệm nền dân chủ :
+ Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế
độ nhà nước hay còn gọi là chế độ dân chủ hay nền dân chủ.
+ Nền dân chủ dưới hình thức nhà nước thường do giai cấp thống trị đặt ra và
được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật.
- Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa :
Nền dân chủ XHCN là một hình thức nhà nước kiểu mới – nhà nước XHCN
do NDLĐ sáng lập ra sau cách mạng XHCN dưới sự lãnh đạo của GCCN và
ĐCS nhằm tập hợp, động viên QCND tham gia và thực hiện thành công sự
nghiệp xây dựng CNXH và CNCS.
 Bản chất :
Với tư cách là một chế độ được sáng tạo bởi QCND dưới sự lãnh đạo của nền
DCXHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về GCCN và NDLĐ. Do đó, nền
DCXHCN vừa mang bản chất GCCN, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc sâu sắc.
- Về kinh tế : Nền DCXHCN có cơ sở dựa trên chế độ công hữu về những
TLSX chủ yếu trong toàn xã hội.
- Về chính trị : Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, biểu hiện, nền dân chủ
đó đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

- Về xã hội : Trong xã hội có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và
xã hội, có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội
của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Mọi công dân đều được
bầu cử, ứng cử và đề cử vào cơ quan nhà nước các cấp.
- Dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội, nền
DCXHCN có sức động viên thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã
hội nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH.


Nền DCXHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử trên cơ sở mang bản
chất của GCCN – dân chủ đi đôi với kỉ cương, kỉ luật, với trách nhiệm của
công dân trước pháp luật.
23. Trình bày khái niệm dân tộc và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải
quyết vấn đề dân tộc.
 Khái niệm :
Khái niệm dân tộc thường được dùng với 2 nghĩa :
- Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có
những nét đặc thù… xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc (cộng đồng sắc tộc).
- Thứ hai, dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân
dân của một quốc gia (quốc gia – dân tộc), có lãnh thổ chung, nền kinh tế
thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa,…
-

Hai xu hướng của phong trào dân tộc
Xu hướng 1 : Do chín muồi về ý thức DT, sự thức tỉnh về quyền sống của
mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia DT độc
lập.
- Xu hướng 2 : Các DT ở từng quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Lưu ý:
DT XHCN chỉ xuất hiện trong quá trình cải tạo, xây dựng từng bước cộng
đồng DT… và trên các lĩnh vực xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa – tư

tưởng…
 Nguyên tắc của chủ nghĩa MLN trong giải quyết vấn đề dân tộc :
 Quan điểm :
- Vấn đề DT luôn là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong cách
mạng XHCN.
- Vấn đề DT là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và
CCVS do đó việc giải quyết vấn đề DT phải gắn với các nội dung của cuộc
cách mạng XHCN.
- GQ vấn đề DT phải trên lập trường của GCCN đồng thời gắn với lợi ích cơ
bản của từng quốc gia DT.
- Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia và giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ.
- Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MLN là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của
ĐCS trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc.
 Nguyên tắc chung (cương lĩnh dân tộc) :
• Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng :
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc, thể
hiện tất cả các dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
- Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc không chỉ
được ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật mà quan trongj hơn phải được thể
hiện trong thực tiễn đời sống.
-


Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc với nhau, để thực hiện quyền bình
đẳng dân tộc cần phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát
triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế.

• Các dân tộc được quyền tự quyết
- Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con
đường phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của dân tộc mình.
- Gồm : quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập, quyền
tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đằng.
- Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân.
• Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc :
- Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MLN, nó phản
ánh bản chất quốc tế của GCCN, phong trào CN và phản ánh tính thống nhất
giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc.
- Đoàn kết giai cấp công nhân có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng
dân tộc, có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng và
quyền dân tộc tự quyết – là cơ sở tạo ra sức mạnh để GCCN và các dân tộc bị
áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc.
24. Trình bày khái niệm tôn giáo, những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
• Khái niệm tôn giáo :
- Chủ nghĩa MLN coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách
hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo,
những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội trở thành thần bí.
- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch
sử cụ thể, xác định. Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh
sự bất lực, bế tắc của con người trong tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo
cũng chưa đựng những yếu tố phù hợp với đạo đức và đạo lý con người.
• Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội :
NN nhận thức: còn nhiều hiện tượng TN, XH con người chưa lí giải được…
khiến cho một bộ phận ND đi tìm sự an ủi, che chở, lí giải từ sức mạnh thần
linh.
- NN kinh tế: còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích của gc,

tầng lớp khác nhau → bất bình đẳng kinh tế, xã hội → một bộ phận dân cư
còn tin vào sức mạnh thần linh.
- NN tâm lí: Nhận thức, tâm lí con người thường thay đổi chậm hơn so với tồn
tại XH, trong đó có sự bảo thủ, trì trệ của ý thức tôn giáo.
- NN chính trị-xã hội: hiện tượng tiêu cực, khủng hoảng về đời sống chính trị
XH có thể có trong quá trình xây dựng CNXH làm một bộ phận nhân dân thất
vọng về niềm tin.. Đã tìm đến với TG.
-


NN về văn hóa: trong tiến trình xây dựng CNXH những giá trị mới về văn
hóa, đạo đức chưa thể thay thế ngay các giá trị văn hóa đạo đức hiện có của
TG cũng tạo thêm cơ sở cho TG tồn tại.
25. Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết
vấn đề tôn giáo.
• Giải quyết những vấn đề phát sinh từ TG trong đời sống XH phải gắn liền với
quá trình cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới.
• Phải coi tín ngưỡng, TG là việc riêng của mỗi người. Do đó phải tôn trọng quyền
tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của ND.
Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều
có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
• Thực hiện đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết lương-giáo, đoàn kết dân tộc, nghiêm
cấm mọi hành vi chia rẽ TG.
• Phải phân biệt mặt chính trị và mặt tư tưởng trong vấn đề TG: tôn trọng và khắc
phục dần dần mặt tư tưởng (mặt tín ngưỡng), đấu tranh ngăn ngừa lợi dụng mặt
chính trị, đặc biệt cần loại bỏ mặt chính trị phản động trong vấn đề TG.
• Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề TG.
Trong mỗi thời kì lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội cũng khác nhau. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ
thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×