Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực hành sư phạm ngành giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.34 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH
−−∞−−

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC HÀNH SƯ PHẠM

GIÁO SINH :
DƯƠNG NỮ DUYÊN HỒNG
MSSV
:
509120024
NGÀNH: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP: GDCD2
THỰC TẬP TẠI: TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN – Q.3
GVHD
:
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2015.
NỘI DUNG


Nêu kết quả tìm hiểu thực tế của trường nơi thực tập.

1

`1.1. Tìm hiểu khái quát tình hình địa phương nơi trường đóng.
- Trường được xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Lúc đầu
trường có tên Collège Chasseloup Laubat. Sau năm 1954 trường mang tên Jean
Jacques Rousseau do người Pháp quản lý. Đến năm 1967, trường được trả lại cho


người Việt Nam và trở thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Sau 1975 trường
được mang tên Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn.
- Trường Trung Học Cơ Sở Lê Quý Đôn chính thức được thành lập kể từ năm
học 1980 -1981 và được tách ra từ trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn.
Trường nằm giữa 2 con đường Võ Văn Tần và Lê Quý Đôn là nơi đã chứng kiến sự
hình thành và phát triển của một ngôi trường tính đến nay dã tròn 137 năm tuổi.
- Sau 34 năm (tính từ lúc lấy tên trường Trung Học Cơ Sở Lê Quý Đôn đến
nay) là một chặng đường dài đầy cam go thử thách đối với sự đi lên của một ngôi
trường và những cá nhân và sự lãnh đạo sáng suốt đã đưa trường trở thành bậc
nhất trên Thành Phố Hồ Chí Minh và rộng hơn là toàn lành thổ Việt Nam và một số
nước trong khu vực.
1.2. Đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của trường THCS
1.2.2 Hệ thống tổ chức của trường, công tác quản lý việc giảng dạy- học tập, nhiệm
vụ năm học, những hoạt động chính của trường


Tình hình hoạt động giáo dục của trường THCS:

- Thực hiện đúng mục tiêu của bộ giáo dục.
+ Về trí lực trường có đội ngũ tập thể thầy cô giàu kinh nghiệm và hết
lòng tận tâm với học sinh.
+ Trường được đầu tư nhiều giáo viên dạy giỏi và có một vị trí tốt trong
quận 3.
+ Hiệu suất đào tạo đạt kết quả, chất lượng trên 90%.
+ Tuyển sinh vào lớp 10 đạt được các nguyện vọng của các trường
chuyên, trường năng khiếu, trường cấp III phổ thông trung học trên 90%.

2

2



Tìm hiểu đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của



trường:
 Hệ thống tổ chức của trường:

Hội đồng Liên Tịch – Hội đồng tư vấn nhà trường gồm:


Ông Đoàn Hữu Khánh – Hiệu trưởng.



Hiệu phó chuyên môn: Vũ Văn Xuân.



Hiệu phó cơ sở vật chất và phong trào kiêm phó bí thư chi bộ:
Phạm Ngọc Đào.



Công đoàn: Phạm Thị Anh Ngiêm.



Bí thư chi đoàn: Trần Ngọc Lân.




Giám thị gồm
1.
2.
3.
4.

Lê Hữu Thọ.
Nguyễn Trọng Nhân.
Nguyễn Thị Bình.
Nguyễn Ngọc Tuấn.

*7 tổ.
Cô Nguyễn Minh Lý– Tổ trưởng Tổ Ngữ văn.






Thầy Trần Hữu Thắng– Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ (Anh ngữ, Nhật Ngữ).
Cô Nguyễn Thị Hạnh– Tổ trưởng Tổ Sử - Địa – GDCD.
Cô Võ Thị Kim Anh– Tổ trưởng Tổ Công nghệ - Văn Thể Mĩ.

- Nhà trường gồm có 98 giáo viên, công nhân viên 26, đảng viên 17, đoàn viên
23.
Cơ sở vật chất:
- Trường được xây dựng với cơ sở vật chất rất hiện đại. Lớp học được trang

bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy, tiện nghi, có nhiều phòng đa năng, 3 phòng vi
tính, thư viện và các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh mới được xây dựng ở khu D.
- Trường gồm 4 khu: A, B, C, D, căn tin, các nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ
ở mỗi dãy. Hầu hết mỗi lầu đều có bố trí nước uống cho học sinh tạo điều kiện cho
các em học tập và sinh hoạt tốt hơn. Việc sắp xếp bố trí phòng làm việc phục vụ
cho việc giảng dạy tương đối tiện lợi và thông thoáng.

3

3


- Cổng trường và khu vực trước trường được đảm bảo sạch sẽ và an toàn
giao thông. Trường duy trì tốt môi trường xanh, sạch đẹp. Thực hiện treo cờ nước
thường xuyên, gần ngay cột cờ có tượng đài nhà bác học vĩ đại Lê Quý Đôn.
- Cảnh quan sân trường thoáng mát, các cây được trồng lâu năm có tán lá
rộng, che bớt ánh nắng cho sân trường, giúp cho các em học sinh thuận lợi để học
thể dục dưới sân trường cũng như có nơi giải trí sau giờ học.


Các hoạt động của nhà trường:

- Đội ngũ thầy, cô giáo nhiệt tình công tác, chất lượng giảng dạy ngày càng
được nâng cao, trình độ chuyên môn đủ chuẩn để đứng lớp theo quy định. Phương
châm dạy học của tất cả các thầy cô là: “Tất cả vì học sinh thân yêu của chúng ta”.
- Phối hợp với việc dạy học của các thầy cô giáo trong trường là sự quản lý
chặt chẽ và nghiêm khắc của các thầy giám thị. Chính vì thế mà các lớp của các khối
học luôn có sự ổn định trong tổ chức và nghiêm túc trong học tập. Ban giám hiệu
đoàn kết nhất trí có trách nhiệm trong công tác quản lý.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo phục vụ cho nhu cầu

giảng dạy, thay sách giáo khoa cho 4 khối lớp. Công tác xã hội hóa giáo dục luôn
được xem trọng, là nguồn lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để nhà trường làm
tốt việc giáo dục học sinh. Chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh, ban
khuyến học luôn hỗ trợ nhiệt tình cho nhà trường trong các mặt hoạt động.
- Học sinh của trường đa số là con em cán bộ, công nhân viên chức nhà nước,
điều kiện gia đình khá giả nên các em được chăm lo và giáo dục rất tốt. Phụ huynh
rất quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình và thường xuyên liên lạc với nhà
trường để theo dõi việc học tập của các em.
- Bên cạnh việc học, các em học sinh cũng rất nhiệt tình, hăng hái tham gia
các phong trào Đoàn, Đội. Mỗi tuần, các em đều tham gia đầy đủ viết bài thi trên
báo Khăn Quàng Đỏ. Các em cũng rất nhiệt tình tham gia đóng góp để xây dựng
nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với Cách mạng, gây quỹ hỗ trợ cho các
bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường và ở các trường bạn, nhiệt tình ủng hộ
quỹ từ thiện giúp đỡ những bạn học sinh nhà nghèo, vượt khó, kế hoạch nhỏ.

4

4


- Trường còn có cả một đội ngũ hùng mạnh những học sinh được bồi dưỡng
để đi thi học sinh giỏi. Đa số các em đều không phụ lòng mong mỏi của nhà trường
và thầy cô hướng dẫn, trong hầu hết các cuộc thi học sinh giỏi các em đều gặt hái
được những thành tích cao. Đó chính là nhờ một phần lớn đội ngũ giáo viên của
trường: giỏi, có kinh nghiệm và luôn hết lòng tận tâm với học sinh của mình. Thầy
cô không chỉ giáo dục cho các em kiến thức học đường mà còn như người cha,
người mẹ, luôn quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh, nắm rõ lí lịch của từng em,
từ đó giáo dục và tạo điều kiện cho các em trở thành con ngoan trò giỏi.
- Nhà trường thường xuyên thao giảng chuyên đề bộ môn cấp quận.
- Giao lưu với học sinh và giáo viên các nước Úc, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ.

- Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại vườn rau, bắt cá ở Vĩnh Long để
học sinh hiểu biết được thực tế và giải tỏa những căng thẳng trong học tập.
nghĩa.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính nhân đạo, đền ơn đáp
- Xây dụng quy tắc ứng xử văn hóa:
* Giữa giáo viên và học sinh:
- Tôn trọng ý kiến cá nhân, ứng xử công bằng, không định kiến giới.

- Thấu hiểu nỗi buồn riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh.
- Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà có cách ứng xử riêng.
- Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.
- Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên hàng đầu.
* Giữa giáo viên và giáo viên:
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn.
- Mạnh dạn tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ.
- Góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai.
- Lắng nghe sự góp ý của người khác.
- Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan và trung thực.
- Hy sinh quyền lợi cá nhân, tôn trọng quyền lợi chính đáng của tập thể.
* Giữa giáo viên và phụ huynh:
- Xác định mối quan hệ mật thiết thường xuyên. Thiết lập kênh thông
tin hai chiều nhằm giáo dục uốn nắn đúng hướng.
- Cùng quan tâm chia sẻ những điều trong cuộc sống thường nhật.
5

5


- Luôn giữ vững uy tín phẩm chất đạo đức nhà giáo.

- Giữ vững mối quan hệ mật thiết đúng mực, tránh lạm dụng tình cảm.
- Thường xuyên trao đổi vấn đề băn khoăn, vướng mắc của nhau, của
học sinh, tháo gỡ kịp thời.
- Bên cạnh đó nhờ sự nỗ lực của thầy và trò trường Lê Quý Đôn đã đạt được
Huân chương lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng và Bộ giáo dục.
1.2.2 Về hoạt động giảng dạy.
*Tình hình dạy học bộ môn.
+ Thực hiện đúng phân phối chương trình, có ghi biên bản thống nhất của cả
nhóm.
+ Giáo viên sử dụng giáo án cũ có bổ sung và cập nhật.
+ Tình hình tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh theo từng tháng. Công
tác triển khai các hoạt động chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học bộ môn,
theo đúng qui định và nghị quyết của bộ môn.
- Thời gian được phân công theo lịch của nhà trường (sáng, chiều).
- Giáo viên bộ môn thường xuyên họp để trao đổi kinh nghiệm nhằm rút kinh
nghiệm để tiết dạy ngày một tốt hơn, đồng thời thống nhất chương trình dạy cho
những buổi tiếp theo.
- Giáo viên có thực tế giảng dạy nhiều năm nên khá thuận lợi cho việc thực
hiện chương trình.
- Giáo án được soạn cẩn thận, chi tiết theo tính phát huy tính tích cực học tập
của học sinh và chú ý nhiều đến việc tổ chức các hoạt động của học sinh tự giải
quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự học, qua đó giúp các em có hứng thú trong
việc học tập môn Giáo Dục Công Dân.
*Khái quát về nội dung chương trình, sách giáo khoa bộ môn, nội dung chương
trình sẽ thực hiện ở các khối lớp vào thời điểm có sinh viên THSP.
KHỐI LỚP

6

TÊN BÀI DẠY


6


Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn xã hội

Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việt Nam
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất
độc hại
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài
sản của người khác
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn
nhân
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

*Các hướng dẫn chính về việc đọc và hiểu sách giáo khoa, chuẩn bị bài dạy, viết giáo
án, tiến hành giờ dạy trên lớp, kinh nghiệm giảng dạy…
- Về sử dụng sách giáo khoa:

+ Khi sử dụng SGK để chuẩn bị kế hoạch bài giảng (giáo án), giáo viên cần căn cứ
chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn học, xác định trọng tâm
kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng phù hợp với khả năng tiếp thu của học
sinh. Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào
đó giữa SGK và CTGDPT thì cần căn cứ vào CTGDPT để giảng dạy.
+ Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, ra đề thi, cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình môn học để đặt câu hỏi, ra đề theo định hướng yêu cầu học sinh
nắm vững bản chất kiến thức, có kỹ năng tư duy độc lập, biết vận dụng kiến thức
một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề; hạn chế đến mức thấp nhất chỉ yêu cầu học
thuộc máy móc theo SGK.

7

7


+ Các trường học mua SGK cấp cho giáo viên để sử dụng trong giảng dạy. Các giáo
viên bộ môn có trách nhiệm cập nhật đính chính nội dung SGK theo thông báo của
Bộ GDĐT (nếu có) và hướng dẫn học sinh đính chính SGK các môn học.
- Về sử dụng sách giáo viên:

+ Sách giáo viên (SGV) do Bộ GDĐT tổ chức thẩm định và ban hành, dùng để hỗ trợ
giáo viên nghiên cứu thiết kế bài giảng. Mỗi môn học ở mỗi lớp có một tên SGV
(riêng 8 môn học phân hóa ở cấp THPT có 2 tên SGV). Trên SGV có ghi tên Bộ GDĐT

và tên các tác giả (Tổng Chủ biên, Chủ biên, Tác giả), SGV theo chương trình nâng
cao có ghi là loại nâng cao kèm theo tên sách.
+ Đối với một số môn học ở cấp Tiểu học và môn Thể dục, Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở cấp THCS và cấp THPT, Bộ
GDĐT không ban hành SGK mà chỉ ban hành SGV.
+ Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó
giữa SGK và SGV thì căn cứ vào SGK để thiết kế bài giảng.
+ Các trường học mua SGV cấp cho giáo viên để sử dụng trong giảng dạy. Giáo viên
có trách nhiệm cập nhật các nội dung đính chính theo thông báo của Bộ GDĐT (nếu
có).
-

Về sử dụng sách bài tập
+ Sách bài tập (SBT) là tài liệu tham khảo do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành với
sự tham gia biên soạn của một số tác giả SGK, có ghi tên Nhà xuất bản và tên tác
giả. Giáo viên có thể tham khảo SBT, lấy tư liệu để giảng dạy sau khi đã xem xét độ
chính xác, sự phù hợp với nội dung bài dạy; học sinh có thể tham khảo trong học
tập.
+ Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa
SBT và SGK thì lấy SGK làm căn cứ để giảng dạy, học tập.
+ Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường không bắt buộc học sinh mua SBT, khi
tổ chức phát hành SBT phải thông báo rõ điều này cho giáo viên, học sinh và gia
đình học sinh. Các trường học có thể lựa chọn mua SBT để cấp cho giáo viên sử
dụng trong giảng dạy.
- Về sử dụng các loại sách tham khảo khác.
+ Các nguồn tài liệu (cả kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng) có nội dung liên quan đến
một số môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông là nguồn tài liệu

8


8


do giáo viên và học sinh tự lựa chọn để tham khảo trong giảng dạy, học tập được
gọi chung là sách tham khảo (STK) khác.
+ Hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm giao cho các tổ chuyên môn xem
xét nội dung các STK đang lưu hành trong trường. Nếu phát hiện STK chưa chính
xác hoặc không phù hợp với tính chất giáo dục phổ thông thì cần lưu ý học sinh
trong việc sử dụng; nếu phát hiện STK có sai sót lớn ảnh hưởng đến dạy và học thì
cần kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục.
* Soạn giáo án.
- Một giáo án giáo dục công dân phải đảm bảo đầy đủ 4 phần:
Lớp 6, 7: I. phân tích truyện đọc; II. Nội dung bài học; III. Bài tâp; IV. Dặn dò.
Lớp 8, 9: I. Đặt vấn đề; II. Nội dung bài tập; III. Bài tập; IV. Dặn dò.
- Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài câu hỏi và bài tập mà sách giáo
khoa đưa ra.
Bước 2: Xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài:
Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản, vững chắc và đạt
được mục tiêu bài học. Nếu xác định không đúng làm bài giảng sẽ trở nên ôm
đồm, dàn trãi, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,
phân bố thời gian không hợp lý đối với các nội dung kiến thức, mất nhiều thời
gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến
thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học. Vậy làm thế nào để xác định
đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài, điều này đòi hỏi
phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến
thức của chương, của giáo trình. Trong đó tóm tắt sách giáo khoa, câu hỏi cuối
bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm
được sau khi học.
Bước 3: Đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng:

Việc đọc các tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng giúp
chúng ta hiểu sâu, hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bày các
kiến thức của bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp giảng dạy.
9

9


Phương pháp giảng dạy cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể của
bài. Dù dùng phương pháp nào đều phải thể hiện được phương châm: lấy học sinh
làm trung tâm, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.. Quan sát
các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội để rút ra các kết luận về mặt kiến thức
hoặc để giải thích nó. Những điều này chính là điểm mới trong phương pháp dạy
học hiện nay.
- Khi soạn giáo án không quá lệ thuộc vào cách trình bày trong sách giáo khoa. Nói
chung các bài giảng được trình bày theo cấu trúc của sách giáo khoa, tuy nhiên ở
một số bài có thể được trình bày theo cấu trúc khác tuỳ vào phương án giảng dạy
của giáo viên, thể hiện ở các điểm như: sắp xếp lại trình tự các phần, thêm hoặc
bớt một số mục, một số kiến thức cần thiết. Điều chủ yếu là căn cứ vào mục tiêu
của bài để đưa ra cách trình bày hợp lý cho hiệu quả cao nhất.
* Tiến trình giảng bài.
+ Tiến hành giờ dạy trên lớp: Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học
để đảm bảo một giờ học hiệu quả, phải giám sát học sinh trong quá trình dạy và
học,…Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp, bao
gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.
Đây là việc làm thường nhật của mọi giáo viên, ở mọi cấp học.
Giáo viên lên tiết dạy môn Giáo dục công dân phải đảm bảo đầy đủ 4 bước :
Bước 1: Vào phần I. PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC đối với khối 6 và 7, ĐẶT VẤN ĐỀ đối
với khối 8 và 9: phân tích giúp học sinh hiểu và nắm được những nội dung liên

quan và rút ra những kết luận cần thết của phần đầu bài.
Bước 2: Phần NỘI DUNG BÀI HỌC giúp học sinh hiểu được những khái niệm, nội
dung, cơ bản của phần bài học.
Bước 3: Phần BÀI TẬP, giúp học sinh củng cố lại những kiến thức vừa được học.
Bước 4: Phần DẶN DÒ, giáo viên dặn dò nhắc nhở học sinh làm những gì sau tiết
học đó.
Giờ giảng thể hiện được các yêu cầu đã nêu trong giáo án, phân bố thời gian
hợp lý, đảm bảo giờ giảng tinh giản vững chắc, phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh.
10

10


- Phân bố thời gian hợp lý với yêu cầu từng phần, từng đơn vị kiến thức.
- Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa
đủ, không ôm đồm, nặng nề, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết,
không phù hợp với yêu cầu bài dạy và trình độ học sinh.
Giờ dạy thao giãn còn thể hiện ở chỗ là dành nhiều thời gian cho kiến thức
trọng tâm, kiến thức cốt lõi còn kiến thức không phải trọng tâm không cần dành
nhiều thời gian để giảng giải, khai thác, thậm chí có thể cho học sinh tự học, tự
đọc. Kết thúc giờ dạy thầy giáo và học sinh phải có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm
mới thực sự thành công. Nếu thầy giáo và học sinh phải làm việc cật lực, vội vã thì
dù nói gì đi nữa hiệu quả giờ dạy vẫn thấp.
- Vững chắc thể hiện: dạy đủ, đúng, sâu các kiến thức trọng tâm, học sinh hiểu và
vận dụng được các kiến thức đó để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tập và
thực tiễn đặt ra.
- Trình bày bảng hợp lý: đảm bảo hài hoà giữa trả lời của học sinh với lời giảng
và việc ghi bảng của thầy.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy.

Sau khi tiến hành giờ dạy cần rút kinh nghiệm bổ sung bên cạnh giáo án để
các giờ dạy sau kế thừa được ưu điểm và tránh được các nhược điểm mà giờ dạy
trước mình đã trãi qua. Nói chung nếu để tâm, sau một giờ dạy chúng ta đều nhận
ra được những điểm thành công và chưa thành công của giờ dạy.
Sau khi dự giờ những tiết dạy của giáo viên hướng dẫn và các giáo sinh
thực tập, em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm như:
- Bình tĩnh, tự tin khi đứng trước lớp, giọng nói to, rõ ràng.
- Cần kết hợp các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, tạo hứng thú cho
học sinh.
- Trong quá trình dạy học, ngoài kiến thức Sách giáo khoa, Giáo viên nên mở rộng
kiến thức, liên hệ thực tế giúp học sinh hiểu và nắm vững bài học hơn.
- Ứng xử một cách linh hoạt các tình huống Sư phạm. - Lựa chọn các đồ dùng trực
quan đúng mục đích, nội dung, bám sát bài học. Tránh lạmdụng quá nhiều hình
ảnh làm phân tán sự chú ý của Học sinh đến bài giảng.
11

11


- Phân bố thời gian ở các phần một cách hợp lý.
- Tính hợp lý của hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
- Tính rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác trong những lời diễn giảng của giáo
viên.
- Sự hợp lý, hài hòa giữa trả lời của học sinh, lời giảng và ghi bảng của giáo viên.
- Khả năng hiểu bài của học sinh và tính sinh động của giờ dạy.
* Các hồ sơ biểu mẫu…về chuyên môn của một giáo viên THCS.
1. Giáo án.
2. Sổ báo giảng.
3.Sổ dự giờ.
4. Sổ công tác.

5. Sổ chủ nhiệm.
6. Phiếu điểm.
* Cụ thể ,
- Hồ sơ khi nhập trường.
Hồ sơ khi nhập trường của học sinh gồm có:
1.Học bạ .
2.Giấy chứng nhận tốt ngiệp Tiểu Học.
3.Giấy khai sinh( hoặc bản sao hợp lệ).
4.Giấy tờ chứng nhận chế độ ưu tiên (hoặc bản sao hợp lệ) của các đối tượng được
cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí .
5. Giấy báo trúng tuyển của trường.
6. Giấy chứng nhận sức khỏe.
7. Lý lịch học sinh.
- Hồ sơ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện.
1. Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh bao gồm cả điểm học tập, điểm kiểm tra
khi kết thúc môn học và điểm rèn luyện theo học kì, năm học.
2. Sổ gọi tên và ghi điểm (lý lịch và điểm số của học sinh).
3.Hình thức khen thưởng mà học sinh đạt được trong học tập và tham gia các
phong trào.
4.Hình thức kĩ luật và trách nhiệm pháp lý khác mà học sinh bị áp dụng trong và
ngoài trường.
5. Những thay đổi của học sinh như chuyển lớp, chuyển trường, luu ban, ngừng học,
thôi học.
6.Việc vay vốn tín dụng của học sinh.
7.Đóng học phí của học sinh.
8. Việc hưởng học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách, trợ cấp xã hội
của học sinh.
12

12



- Hồ sơ tốt nghiệp.
Hồ sơ tốt nghiệp của học sinh bao gồm các loại giấy tờ qui định tại các điều trên.
2.2.3 Tổ chức và hoạt động của công tác chủ nhiệm ở trường THCS
1. Tổng số: 50 HS.
2. Giới tính:

+ Nam: 20 HS.
+ Nữ : 30 HS.
3. Dân tộc:

+ Kinh: 42 HS.
+ Hoa : 3 HS.
4. Lưu ban: 1HS.

Thanh Tuấn.
5. Chuyển trường: 1HS.

Phạm Đình Nhã.
Ban cán sự lớp.
-Lớp trưởng: Ngô Ngọc Huyền Trân.
-Phó học tập: Lê Hoàng Minh Tâm.
-Phó kỷ luật: Phan Ngọc Kim Hoàng.
Võ Tâm Dũng.
Gồm 4 tổ.
-Tổ 1: 13 học sinh.
-Tổ 2: 13 học sinh.
-Tổ 4: 13 học sinh.
-Chi đội trưởng: Lê Huyền Nguyệt Hà.

-Sao đỏ: Phạm Thu Phương.
- Qua thời gian làm việc trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và học sinh lớp chủ
nhiệm, em đã có nhiều kinh nghiệm đáng quý. Giáo viên chủ nhiệm cần phải quan
tâm sâu sát đến từng cá nhân học sinh để biết được cá tính, hoàn cảnh gia đình, sự
quan tâm của PHHS, mối quan hệ bạn bè,… Từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp
với từng em, tập trung phát triển năng khiếu của một số em trong lớp. Giáo viên
13

13


chủ nhiệm cần phải có mối liên hệ mật thiết và liên lạc thường xuyên với PHHS khi
cần thiết.
- Đồng thời người giáo viên chủ nhiệm còn phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Giáo viên phải biết cách quản lý lớp thật tốt như: tập cho học sinh vào đúng nề nếp,
biết cách xếp hàng vào lớp, giờ ra về, không leo trèo chạy nhảy khi lên xuống cầu
thang, bỏ rác đúng nơi quy định, biết bảo vệ của công, biết chào hỏi người lớn,…
- Người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết cách chọn ra ban cán sự lớp, cách khen
thưởng những học sinh tích cực, học giỏi, biết cách nhắc nhở những học sinh
khuyết điểm, biết cách động viên, khuyến khích học sinh đúng lúc…
- Để làm tốt nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm cần biết cách soạn được
một giáo án chủ nhiệm một cách khoa học, hiệu quả và thực hiện đúng các nhiệm
vụ đã đề ra. Cần phối hợp với giáo viên bộ môn, PHHS, ban cán sự lớp để biết được
tình hình lớp học, tình hình của học sinh, cần quan tâm đến từng cá nhân học sinh,
đặc biệt là những học sinh cá biệt để có cách quản lý và giáo dục học sinh một cách
tốt nhất.
- Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy, dành nhiều
thời gian bao quát hết tất cả các vấn đề trong lớp…
Như vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta không
những chỉ quan tâm đến học sinh mà phải có sự liên hệ chặt chẽ với PHHS, với giáo

viên bộ môn và thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó.
2.2.4 Tình hình học sinh của trường.
-Tổng số học sinh: 2894.
-Tổng số lớp: 6.
-Gồm 4 khối, mỗi khối 15 lớp.
3 Những thuận lợi và khó khăn của bản thân, những công việc được giao.
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của bản thân.
a/ Thuận lợi:
- Các ngày đầu thực tập, em tham dự tiết dạy của giáo viên hướng dẫn. Sau
những tiết đó em rút ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều điều bổ ích cho bản than để
lên dạy những tiết sau được tốt.
14

14


- Em được tiếp cận với môi trường hiện đại, không gian thoáng mát tạo
không khí trong lành trong lớp học.
- Trong thời gian thực tập em được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của
ban giám hiệu nhà trường, giáo viên hướng dẫn để em hoàn thành để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong đợt thực tập.
- Nhà trường tạo mọi điều kiện để cho chúng em được giao lưu với học sinh,
học sinh của trường có tinh thần chăm học và rất lễ phép.
- Được giáo viên kinh nghiệp lâu năm hướng dẫn, thấy luôn theo sát những
tiết dạy của em, điều chỉnh những chỗ sai xót trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh
đó thầy còn hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc soạn giáo án, đứng lớp dự dụng đồ
dùng học tập dạy học sao cho hợp lý.
- Được dự giờ lên tiết của các bạn để cùng học hỏi và trao dồi kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng cho mình.
b/ Khó khăn:

- Học sinh chưa tích cực hợp tác với giáo sinh trong quá trình xây dựng
bài mới.
- Các em lớp 7 còn ham chơi khó quản lí.
- Vì là giáo sinh nên lời nói chưa tác động mạnh đến học sinh.
3.2. Những công tác được phân công trong thời gian thực tập
- Công tác dạy học
- Tổng số tiết dự giờ: 35 tiết
- Số tiết đã nghỉ, lí do nghỉ: 0
- Tổng số tiết dạy trên lớp: 8 tiết
- Tổng số ĐDDH tự làm: 8 tiết
- Công tác chủ nhiệm: Những công việc đã thực hiện:
+ Hướng dẫn xếp hang đầu giờ vào lớp,và giờ ra chơi.
+ Truy bài.
+ Kiểm tra sổ báo bài, sổ thong báo, sổ ghi đầu bài của lớp.
+ Sinh hoạt lớp.
+ Xây dựng và lên kế hoạch mừng Đảng, mừng Xuân.
15

15


+ Kiểm tra bài vở các môn học của học sinh: Cụ thể, vở toán, vở văn.
+ Kiểm tra sĩ số học sinh, số học sinh vắng, đi trễ, trốn tiết,…
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện trong tuần.
- Đặc điểm tình hình lớp:
* Thuận lợi:
+ Nề nếp tương đối tốt, thực hiện nghiêm túc nội quy học tập và nội
quay nhà trường.
+ Đa phần các em có ý thức học tập tốt.
+ Các em học sinh tích cực tham gia phong trào nhà trường.

+ Phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến việc học của các em học
sinh.
+ Cơ sở vật chất tốt, các thầy cô bộ môn đều nhiệt tình, có chuyên
môn cao. Đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm luôn quan tâm và nhắc nhở các em
học sinh trong việc học tập cũng như ý thức chấp hành nội quay của nhà
trường.
* Khó khăn:
+ Học sinh hiếu động, còn một vài em chưa thật sự tập trung trong
giờ học.
+ Còn một số em chưa xép hàng ngay ngắn vào các buổi tập trung.
+ Vẫn còn những em thụ động trong giờ học, chưa tích cực đóng góp
ý kiến xây dựng bài.
4 Những điều đã thu nhận được qua đợt thực tập
4.1. Về công tác thực tập giảng dạy
- Qua sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm để sau này có thể áp dụng vào trong dạy học. Đầu tiên, để một tiết học
được diễn ra theo đúng kế hoạch, giáo viên phải xây thật tốt giáo án cho từng tiết
học một cách khoa học và phù hợp với trình độ của từng lớp. Bản thân tôi thấy
mình cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Nội dung bài giảng phải đảm bảo chính xác và đặc trưng bộ môn.
- Giáo viên mở rộng kiến thức đúng với quan điểm lập trường, chính trị.
16

16


- Giáo viên cần đảm bảo tính hệ thống, cung cấp đầy đủ nội dung, làm rõ
trọng tâm bài.
- Bài giảng cần phải chú trọng đến tính chất liên hệ thực tiễn bài học, liên hệ
bài cũ.

- Giáo viên cần phải kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
- Giáo viên chọn lọc, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát
huy đặc trưng bộ môn.
-Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần thao tác nhanh nhẹn, biết cách sử dụng
kết hợp tốt các thiêt bị dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Chú ý phân phối thời gian hợp lí trong các khâu.
- Tổ chức và điều khiển học sinh tham gia tiết học sao cho tích cực, chủ động.
- Bài giảng cần đảm bảo về nội dung sao cho tất cả các học sinh nắm vững
trọng tâm bài, biết cách vận dụng kiến thức.
- Qua đợt thực tập, em thấy mình cần phải:
- Không ngừng tu dưỡng và rèn luyện nhân cách để trở thành những giáo
viên có ích cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
- Luôn học hỏi trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức cũng như
trình độ chuyên môn.
- Luôn phải tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên đi trước trong
công tác chủ nhiệm lớp cũng như trong công tác giảng dạy.
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học
của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo quy định.
- Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.
- Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Tham gia công tác phổ cập ở địa phương
- Rèn luyện đạo đức học tập vă hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đển
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động
và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
- Thực hiện Điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trường và các cấp quản lí giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh.
17

17


- Thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân
chủ, than thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trong
dạy học và giáo dục học sinh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
4.2.

Về Công tác chủ nhiệm

- Qua thời gian làm việc trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và học sinh lớp
chủ nhiệm, em đã có nhiều kinh nghiệm đáng quý. Giáo viên chủ nhiệm cần phải
quan tâm sâu sát đến từng cá nhân học sinh để biết được cá tính, hoàn cảnh gia
đình, sự quan tâm của PHHS, mối quan hệ bạn bè,… Từ đó có biện pháp giáo dục
thích hợp với từng em, tập trung phát triển năng khiếu của một số em trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có mối liên hệ mật thiết và liên lạc thường xuyên với
PHHS khi cần thiết.
- Đồng thời người giáo viên chủ nhiệm còn phải thực hiện đúng nhiệm vụ
của mình. Giáo viên phải biết cách quản lý lớp thật tốt như: tập cho học sinh vào
đúng nề nếp, biết cách xếp hàng vào lớp, giờ ra về, không leo trèo chạy nhảy khi lên
xuống cầu thang, bỏ rác đúng nơi quy định, biết bảo vệ của công, biết chào hỏi
người lớn,…

- Người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết cách chọn ra ban cán sự lớp, cách
khen thưởng những học sinh tích cực, học giỏi, biết cách nhắc nhở những học sinh
khuyết điểm, biết cách động viên, khuyến khích học sinh đúng lúc,…
- Để làm tốt nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm cần biết cách soạn
được một giáo án chủ nhiệm một cách khoa học, hiệu quả và thực hiện đúng các
nhiệm vụ đã đề ra. Cần phối hợp với giáo viên bộ môn, PHHS, ban cán sự lớp để
biết được tình hình lớp học, tình hình của học sinh, cần quan tâm đến từng cá nhân
học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt để có cách quản lý và giáo dục học sinh
một cách tốt nhất.
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với
18

18


hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học
sinh
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phối hợp chặc chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn
Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, các tổ
chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng
nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong
cộng đồng phát triển nhà trường
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học; đề nghị khen
thưởng và kỉ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn
chình việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
- Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy, dành nhiều

thời gian bao quát hết tất cả các vấn đề trong lớp,…
Như vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta
không những chỉ quan tâm đến học sinh mà phải có sự liên hệ chặt chẽ với PHHS,
với giáo viên bộ môn và thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó.
4.3.Tự nhận xét đánh giá chung của sinh viên qua đợt thực tập
a. Ưu điểm:
- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường, có ý thức trong tác phong khi tới
trường, bảo đảm đúng thời gian quy định, không chậm trễ khi lên tiết dạy cũng như
dự giờ tiết bạn.
- Tham gia các phong trào do nhà trường đề ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao.
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học mỗi khi lên tiết dạy.
- Có tác phong sư phạm tốt, chuẩn mực trong lời nói.
- Biết lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết với các thành
viên trong nhóm.
b. Khuyết điểm
- Còn rụt rè, lúng túng trong các tiết dạy.
- Giọng nói chưa to, chưa truyền cảm, khó tạo hứng thú cho học sinh.
- Khả năng xử lý tình huống sư phạm chưa khéo léo.

19

19


- Còn gặp khó khăn trong việc ổn định lớp đặc biệt là sau những trò chơi và
những tiết cuối của buổi học.
5

Nêu những ý kiến đề xuất góp ý:

Cho trường sư phạm( chương trình đào tạo, nội ung và hình thức tổ chức

thực tập sư phạm..)
* Chương trình đào tạo:
- Có lẽ lớp chúng em là khóa thứ hai của khoa giáo dục chính trị nên không thể
tránh khỏi những thiếu xót trong việc xây dựng chương trình giáo dục. Một số
môn học chưa được phân phối hợp lý dẫn đến chúng em gặp nhiều khó khăn
trong việc học (lĩnh hội kiến thức) cũng như là những khó khăn để bắt đầu
những đợt kiến tập, thực tập. Tuy nhiên, em nhận thấy rằng những khóa học
sau chương trình đào tạo được sắp xếp hợp lý hơn.
* Nội dung và hình thức tổ chức:
- Theo em nhận thấy khi chúng ta đi thực tập theo nhóm được chia danh sách
từ trên xuống dưới, trong quá trình làm việc thì gặp nhiều khó khăn về việc
trao đổi và đóng góp ý kiến, mỗi bạn thì một suy nghĩ, một tính cách khác nhau
mà làm việc trong một thời gian ngắn nên hiểu và biết cách làm việc với nhau
là một vấn đề rất khó cũng như hiệu quả công việc không cao. Em mong rằng
nhà trường và ban chủ nhiệm khoa xem xét và tạo điều kiện làm việc tốt nhất
giữa các sinh viên. Em nghĩ nên cho các bạn sinh viên tự chọn nhóm thực tập
bởi vì các bạn đã làm việc và tiếp xúc với nhau rất nhiều chắc chắn hiệu quả
công việc sẽ cao hơn. Và đó là nguyện vọng của chúng em. Đây cũng chính là ý
kiến mà em
muốn đề xuất.
6. Những cảm nghĩ của bản thân khi tham gia đợt thực tập. Nêu những dự
định về nghề nghiệp sau khi ra trường:

Qua thời gian thực tập ở trường em luôn ý thức được rằng mình phải cố gắng
tiếp thu những gì giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo, những kinh nghiệm thầy đã
truyền đạt em đều nghiêm túc tiếp thu và khắc phục những thiếu xót sai lầm của
mình trong quá trình lên lớp. Là người giáo viên tương lai không ngừng trang bị


20

20


cho mình vốn kiền thức kĩ năng, nghiệp vụ, phẩm chất và năng lực, thật sự cần thiết
ngay từ đầu. Dạy học là công việc chính của người giáo viên.
Đối với bất kì một giáo viên nào muốn biết mình có đủ phẩm chất, năng lực
trong công tác giáo dục hay không thì phải trãi nghiệm qua thực tế. Đi vào thực tế
thâm nhập vào các hoạt động giáo dục chúng ta mới hiểu, mới biết được bản thân
mình còn thiếu xót chưa hoàn thiện ở những khía cạnh nào đó để từ đó mình có
hướng phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân nhằm mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ
một cách có ý nghĩa nhất cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trống người của đất
nước.
Qua việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục của nhà trường của lớp, tiếp xúc với GV, HS
biết được bộ máy tổ chức nhà trường rất quan trọng nó chi phối toàn bộ các hoạt
động giáo dục, đồng thời nó đống vai trò chủ đạo trong việc kết hợp giữa gia đình
với nhà trường và xã hội để giáo dục HS hoàn thiện nhân cách, biết được nguyên
tắc hoạt đông của các tổ chức trong nhà trường giúp em thuận lợi trong công tắc
giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Mặt khác nếu sau này ra trường em có tham
gia vào các tổ chức đoàn thể thì em sẽ có phương hướng hoạt động chủ động thực
hiện các mục tiêu, kế hoạch do trường đề ra.
Mỗi người giáo viên trong khối đoàn kết của nhà trường,tìm hiểu và rút ra kinh
nghiệm cho bản thân lấy đó làm cơ sở cho hành trang giáo dục.
Qua các hoạt động chính khóa hàng tuần cảu nhà trường luôn đảm bảo các nội
dung giáo dục, nhà trường còn tổ chức thêm các hoạt động của trường đưa chất
lượng của nhà trường lên cao, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú khoa học thật
sự đáng cho em học hỏi và noi theo.
Quá trình đi thực tập ở trường Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Minh Trí, tuy
khoảng thời gian thực tập không nhiều nhưng đã giúp em học hỏi thông suốt rất

nhiều điều mà khi học ở trường , em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ, chưa
hình dung ra buổi sinh hoạt học tập, một buổi đứng lớp như thế nào. Nay em đã
được xuống trường tận mắt nhìn thấy sinh hoạt công việc của cô và của học sinh
trong trường . Cũng nhờ đợt thực tập này em đã được dự giờ và tham gia các hoạt
động của trường, em mới cảm thấy rằng một giáo viên không đơn giản như mình
tưởng tượng.
Người ta nói : “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, thời học sinh có lẽ là những ngày
tháng vui vẻ và hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi người. Nhưng cuộc sống sinh
viên với biết bao bộn bề lo toan, biết bao khó khăn thử thách lại đem đến cho chúng
ta nhiều kỉ niệm và cả những trải nghiệm sâu sắc nhất. Đối với chúng tôi - những
sinh viên trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp, kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quãng
đời sinh viên là khoảng thời gian chúng tôi được phân công thực tập tại trường
Trung học Cơ Sở Nguyễn Minh Trí.
Thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ mới hôm nào thôi, mỗi người trong chúng tôi
còn là những cô cậu sinh viên với biết bao mộng mơ, háo hức khi mới bước chân
vào giảng đường đại học. Vậy mà giờ đây, chúng tôi đã là những sinh viên năm
cuối, sắp phải tạm biệt mái trường thân yêu, mỗi đứa một phương trời, bỏ lại sau
lưng cả một khung trời kỉ niệm của một thời sinh viên đáng nhớ, rời xa sự bao bọc,
yêu thương, dìu dắt của các thầy cô để tự lập trên đường đời. Và đợt thực tập này
21

21


cũng là một cơ hội để chúng tôi có cơ hội học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để
sau này làm tốt công việc “trồng người” thiêng liêng và cao cả.
Năm học cuối - trước khi ra trường - thực tập là "một phần tất yếu của cuộc
sống" sinh viên sư phạm. Ở trường THCS Nguyễn Minh Trí, chúng tôi đã có một
khoảng thời gian dài hơn, cọ xát nhiều hơn với thực tế ở trường phổ thông và hóa
thân thành thầy cô "nhập vai" hơn rất nhiều. Từ khi bước chân về trường phổ

thông theo đoàn thực tập, có mặt đúng giờ vào ngày đầu tiên chào cờ ra mắt toàn
thể giáo viên và học sinh toàn trường, chúng tôi đã được đón nhận đúng như một
giáo viên đã vào nghề.
Về phía nhà trường là sự phân công công việc - mà toàn những việc hệ trọng
(chủ nhiệm, dạy lớp, tổ chức phong trào, tháo gỡ những khó khăn của trường, của
lớp, quan hệ với "đồng nghiệp", với các em học sinh), về phía bản thân là sự nhập
cuộc thích nghi từ giờ giấc đến trang phục, từ lời ăn tiếng nói đến vóc đi dáng
đứng, từ thái độ làm việc nghiêm túc đến tinh thần cầu tiến ham học hỏi...
Về thực tập, tất cả là những bài học giờ đây không chỉ nằm khô khan trên trang
sách theo kiểu từ chương mà sống động, đa dạng biến hóa khôn lường... Đôi khi so
với "lý thuyết màu xám" mà chúng tôi đã học thì "cây đời xanh và tươi" đến mức
không chịu nổi và không ít "thầy cô giáo sinh viên" chúng tôi đã thực sự bị "sốc", bị
"choáng" - kể cả một số trường hợp ngoại lệ là bị hụt hẫng...Bởi đặc thù của trường
THCS Nguyễn Minh Trí là học sinh phần lớn là con em nhà lao động, gia đình không
có nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo đến các em. Thật sự, lúc đầu về trường, chúng
tôi không khỏi lo lắng và có cả một chút thất vọng, tất cả quá khác so với những gì
mà tâm hồn nhiều mơ mộng và háo hức của sinh viên chúng tôi đã mường tượng
ra. Nhưng với sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn và Ban
giám hiệu nhà trường, dần dần chúng tôi đã thấy vững tin hơn, yêu nghề hơn, và
đặc biêt là…thấy yêu các em học sinh nhiều hơn.
Lần đầu tiên đứng trên bục giảng, được các em gọi bằng hai từ thân thương "
thưa cô!”, trong mỗi chúng tôi không giấu được niềm tự hào. Sống chan hòa giữa
các em, đón nhận những tình cảm nồng ấm, trong sáng các em dành cho mình,
chúng tôi mới càng hiểu và yêu thêm công việc thiêng liêng “đi thắp ngọn lửa tâm
hồn”….
Ai đó nói rằng: Là giáo viên, phải hiên ngang như một anh hùng, phải điêu luyện
như một nghệ sĩ trên bục giảng, phải cần cù tích lũy thật nhiều kiến thức và phải
hòa đồng, khiêm tốn, cầu tiến… hơn bao giờ hết. Khó đấy, nhưng chúng tôi cũng đã
vượt qua khá trọn vẹn. Tất cả những thành công của chúng tôi ngày hôm nay chính
là kết quả của những nỗ lực hết mình và trên bước đường thành công đó không thể

nào thiếu được sự chân thành, nhiệt tình chỉ dạy từ các thầy cô hướng dẫn thực
tập, những người vừa là đồng nghiệp, vừa là thầy cô. Mỗi lời nhận xét là một tấm
chân tình, một kinh nghiệm để đời quý giá mà chúng tôi sẽ mang theo suốt cuộc đời
của một giáo viên. Có thể nói, những đồng nghiệp ở trường THCS Nguyễn Minh Trí
là những người thầy, người anh, người chị đã dìu dắt chúng tôi những bước đi
vững vàng đầu tiên trên con đường sư phạm.
Tuy vẫn biết mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau, nhưng cái nghề dạy học
quả thật rất khó khăn, vất vả, gian giao, thức khuya dậy sớm. không phải ai cũng
cảm nhận được nổi vất vả ấy , chỉ có những người trong nghề mới thấu hiều và
22

22


thông cảm cho nhau được các thầy cô tận tình chu đáo coi học sinh như con. Cũng
như tình thương ấy mà các thầy cô không hề ngại khó khăn gian khổ.
Với tất cả lòng yêu kính, chúng em xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô, cảm
ơn tất cả những chân tình, những tâm huyết của thầy cô đã dành cho chúng em.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa
tâm hồn”. Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu, nỗ lực hết mình quyết tâm thực hiện sứ
mệnh trồng người của mình một cách tốt nhất.
Cuối lời, xin chúc quý thầy cô hạnh phúc, thành đạt và thật nhiều sức khỏe để
công tác tốt, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao quý của mình
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 1 năm 2015.
Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP GIÁO DỤC
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
(Ký, ghi rõ họ và tên)

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
(Ký, ghi rõ họ và tên)

23

23



×