Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGHỆ THUẬT ĐỒNG HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.68 KB, 5 trang )

Kỹ thuật đồng hiện là một loại kỹ thuật của điện ảnh, nhưng khi được áp
dụng và văn học, nghệ thuật, thì nó lại mang một tên gọi khác là “nghệ
thuật đồng hiện”. Có thể hiểu nôm na kiểu thủ pháp nghệ thuật này chính là
phương pháp sử dụng các mảng kí ức sáng tối chồng lên nhau trong dòng
suy tưởng của nhân vật làm cho kết cấu câu chuyện trở nên ấn tượng bởi
các khuôn hình được lắp đặt sẵn.
Trong Cố Đô, các nhân vật di chuyển qua nhiều không gian khác nhau, có khi
không gian ấy hiện tồn ngay trước mắt, nhưng cũng có khi không gian ấy
được tái hiện lại trong tâm trí của nhân vật.
Không gian nghệ thuật đồng hiện trong Cố đô là những bối cảnh của những
mảng kí ức đáng nhớ của nhân vật. Sau đó những bối cảnh này cứ trở đi trở
lại trong tâm tưởng các nhân vật, đó là một sự hoài niệm, tiếc nuối những thứ
đã lùi xa, hoặc đó cũng là những khung cảnh thiên nhiên lay động lòng người
khiến cho nhân vật cứ nhớ mãi.
Các nhân vật trong Cố Đô hoạt động trong các không gian thực là không gian
thiên nhiên và không gian sinh hoạt của thành cổ. Và trên cái nền ấy, những
mảng không gian được tái hiện trong tâm trí nhân vật được đan xen, lồng
ghép vào không gian thực, tạo nên một hệ thống các hình ảnh không gian
đồng hiện. Đó là những mảng kí ức được gợi nhớ từ những hình ảnh mà nhân
vật nhìn thấy trước mắt của không gian thực.
Không gian thiên nhiên trước mắt gợi nhớ đến những không gian thiên nhiên
trong kí ức bởi những nét tương đồng giữa chúng. Đó là những lần mà khi
ngắm rừng thông Cheiko lại nhớ đến gốc thông cổ thụ bám đầy rêu xanh
trong vườn của nhà mình, nhớ đến loài hoa tím mọc trên thân cây ấy, rồi
những khi ngắm thông liễu thì lại nhớ đến những lá thông non, rồi lúc ngắm

1


những cây long não cổ thụ thì lại nhớ đến rừng thông liễu,... Không gian thiên
nhiên trong Cố Đô cứ được lặp đi lặp lại trong tâm trí, trong sinh hoạt của


nhân vật tạo nên một vòng khép kín, và những sợ dây liên kết vô hình : rừng
thông gợi cây thông cổ thụ, gợi những đóa hoa tím, gợi rêu anh, lá thông non
xanh gợi nhớ rừng thông liễu xanh ngắt, cây long não lại gợi đến cây thông
liễu, .....
Còn đối với không gian sinh hoạt, không gian hiện thực trước mắt và không
gian tái hiện trong kí ức dường như lại có nét gì đó đối lập nhau. Đó là sự đối
lập giữa không gian yên ắng, “cô tịch” của ni viện nơi mà Takichiro đến để
tập trung phát họa những mẫu vẽ của mình. Cái không gian tĩnh lặng vớ khu
rừng trúc và những buổi lễ trà đạo chẳng mấy tiếng tăm gì ấy đã gợi cho
Takichiro nhớ về sự ồn ào, huyên náo nơi ngôi nhà kiêm hiệu buôn của mình.
Bởi ngôi nhà ấy được xây theo lối kiến trúc cổ của Kyoto và nơi ấy còn là
một hiệu buôn nên vị chủ nhân luôn phải “cau mày, im lặng chịu đựng”.
Hoặc cái không gian đồng hiện từ điểm nhìn của Cheiko sau khi đi thăm cha
cũng mang tính đối lập giữa không gian thực và không gian tái hiện trong tâm
tưởng. Trong không gian của con đường đến chùa Nembustu ở Adasino, tâm
trí Cheiko đã tái hiện không gian của cái gác chuông nơi mà nàng đã giúp mẹ
thỉnh chuông “cho nó ngân đủ vang”. Không gian của con đường ấy là một
không gian cảu sự hòa trộn Đông – Tây. Ở đây , nơi Cheiko đang đứng, là
“hai pho tượng Phật nhô cao trên vách đá”, còn ở đằng kia là “vô số những
cột bia đá đặt trên các nấm mồ vô danh” mà những người đàn bà ngoại quốc
đang chụp ảnh giữa chúng và “phát ra những giọng nói oang oang”. Đó là một
không gian thực với những âm thanh hỗn tạp, “khó chịu”. Nhưng cái không
gian hiện lên trong tâm trí nàng khi ấy lại vang lên một thứ âm thanh thật
thuần khiết mà mạnh mẽ, ấy là tiếng chuông chùa. Tiếng chuông chùa ấy hẳng

2


phải vang hơn và ngân xa hơn so với “những giọng nói oang oang” ấy, nhưng
tiếng chuông chùa lại không phải là thứ âm thanh tạp nham, gây khó chịu cho

người nghe mà nó khiến tâm hồn con người trở nên trong hơn, thanh sạch
hơn.
Còn ở cặp không gian đồng hiện khác, sự đối lập giữa không gian thực trước
mắt và không gian tái hiện lại trong tâm tưởng lại là sự đối lập về mặt tri
nhận. Ấy là không gian cầu Đại lộ thứ tư, nơi mà Hideo đã nhầm lẫn giữa
Cheiko mà Naeko. Sau khi ra khỏi hiệu buôn nhà Cheiko, được nàng cho biết
về chuyện anh nhầm lẫn giữa nàng và người chị em sinh đôi, Hideo có cảm
giác mơ hồ trước những sự việc rắc rối mà anh vừa được nghe. Lúc này,
Hideo đứng tại cầu Đại lộ thứ tư, tâm trí anh hiện ra cái không gian đêm lễ
Ghion, nơi mà anh gặp Naeko mà anh lại tưởng là Cheiko, lúc này Hideo vẫn
chưa xác định được điều đó có phải là thật hay không. Tâm trí anh tái hiện lại
cái không gian đêm ấy như là một cách để xác nhận lại những sự việc đã diễn
ra. Rõ ràng, cùng là một không gian ấy, nhưng mà những gì mà tâm trí Hideo
tri nhận lại hoàn toàn khác nhau. Ở không gian trong tâm tưởng của Hideo,
tâm trí anh nhận rằng người anh gặp là Cheiko, nhưng giờ đây, ở không gian
thực này, anh lại có một tri nhận khác: người anh gặp là Naeko chứ không
phải là Cheiko.
Tuy nhiên, trong Cố Đô có những mảng không gian không hề xuất hiện trong
tâm trí của bất kì nhân vật nào nhưng lại được Kawabata khéo léo sắp đặt để
tạo sự đồng hiện của không gian trong tâm trí người đọc. Ấy là không gian
buồng ngủ của Cheiko, nơi mà nhà văn đã tái hiện hai sự việc : thứ nhất là
việc bà Xighe ngủ cùng với Chieko trong đêm sau khi nàng lần đầu tiên trò
chuyện với Naeko và nhận ra cô gái ấy chính là chị em sinh đôi với mình, thứ
hai là sự việc Naeko đến nhà Xada và ngủ lại cùng với Cheiko. Không gian

3


này không hề được nhân vật nào trong tiểu thuyết nhớ lại nhưng lại được tái
hiện lại khá rõ nét trong tâm trí của người đọc bởi những nét tương đồng của

sự kiện diễn ra trong không gian ấy: tình cảm gia đình. Bà Xighe dù rằng
không sinh ra Cheiko nhưng bà đã dành hết yêu thương của mình cho nàng,
nuôi nấng nàng nên người. Trong cái đêm ấy, bà nhận thấy sự khác lạ nơi con
gái, chính vì thế mà bà váo nằm chung với nàng như một cách để chia sẻ với
nàng mặc dù bà không biết chuyện gì đã xảy ra với nàng. Naeko, mặc dù
Cheiko chỉ mới gặp nàng vài lần nhưng hai người là chị em sinh đôi, chính vì
thế mà giữa họ đã có sẵn sợi dây gắn kết vô hình mà không thời gian nào có
thể xóa mờ được. Lần đầu được ngủ cùng người chị em mà lâu nay xa cách,
đó là thứ cảm giác bồi hồi xao xuyến mà không một ngôn từ nào có thể tả
được, tình cảm gia đình.
Cũng tại căng buồng ấy, Naeko đã “diệu dàng ôm lấy Chieko” trong lúc ngủ.
Cái ôm trong căn phòng ấm áp ấy gợi cho người đọc nhớ đến không gian của
cánh rừng thông liễu nơi mà Naeko đã lấy thân mình che chở cho Cheiko
trong cơn mưa bão dữ dội. Hai không gian tuy khác xa nhau và cũng cách xa
nhau nữa nhưng lại cùng mang lại cảm giác ấm áp, yêu thương, thứ tình cảm
thân thuộc giữa hai con người chỉ có mối ràng buộc duy nhất nhưng lại là mối
ràng buộc vững bền nhất : họ là chị em sinh đôi.
Không gian đồng hiện trong Cố Đô giúp tạo ra những hình khối, những mảng
màu tô đậm trong hồi ức của nhân vật tạo những khoảng không gian ảo, mở
rộng không gian hoạt động cho các sự kiện trong tiểu thuyết. Việc này giúp
cho các sự kiện trong tiểu thuyết hiện ra cùng một lúc nhưng không gây cảm
giác chật chội. Thêm nữa, việc sử dụng các cặp không gian đồng hiện còn
giúp cho việc giản lược cốt truyện, tạo không gian rộng rãi cho việc diễn đạt
nội dung chính, từ đó người đọc có thể dễ dàng nắm được cái cốt lõi mà nhà

4


văn muốn truyền tải mà không cảm thấy nhàm chán vì vẫn có nhiều chi tiết
thú vị mà không gây rối.


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×