Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đề cương môn tâm lý học trẻ em có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.14 KB, 53 trang )

TÂM LÝ HỌC TRẺ EM

1


I: Khái niệm hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoặt động vô tư , trẻ không chủ tâm nhằm vào một lợi
ích thiết thực nào cả. trong khi chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã
hội được mô phỏng lại. hoạt động vui chơi mang lại cho trẻ một trạng thái tinh thần vui vẻ,
dễ chịu.
Đặc điểm của hoạt động vui chơi:
*Hoạt động vui chơi mang tính chất vô tư :có nghĩa là khi vui chơi trẻ không nhằm vào
một lợi ích thiết thực mang tính thực dụng nào cả . Nguyên cớ thúc đấy trẻ tham gia vào trò
chơi chính là sự hấp dẫn của bản thân quá trình chơi chứ không phải là ở kết quả đạt
đượccủa hoạt động đó. Chơi mang lại niềm vui cho trẻ.
*Hoạt động vui chơi của trẻ la sự mô phỏng hoạt động của người lớn , mô phỏng những
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với xã hội. Do đó hoạt động này
mang tính tượng trưng.
+Khi chơi trẻ có thể dung các vật thay thế để tượng trưng cho người thật , vật thật.
+Sự mô phỏng là điều kiện làm nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng và chức năng kí hiệu
tượng trưng.
+Kí hiệu về con người thông qua vai chơi: trong khi chơi mỗi đứa trẻ tự nhận một vai nào đó
và thực hiện những hành động của vai chơi nhưng đây là hành động ngụ ý(giả vờ).
+Kí hiệu về đồ vật thông qua đồ chơi đồ vật: trong khi chơi trẻ lấy vật này thay cho vật kia
và đặt tên cho vật thay thế rồi hoạt động với đồ vật thay thế cho phù hợp với tên gọi của nó.
+Kí hiệu về hành động thật thông qua thao tác: trong khi chơi diễn tả hành động không cần
đồ vật.
*Hoạt động của trẻ mang tính tự do , tự nguyện
+Khác với học tập và lao động , vui chơi không phải buộc tuân thủ một phương thức chặt
chẽ nào trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.
+Tính tự do trong hoạt đông vui chơi của trẻ còn thể hiện ở tính tự nguyện khi tham gia vào


trò chơi, không do một sự áp đặt nào từ phía bên ngoài . Đây là tính chất đặc biệt của hoạt
đông vui chơi.
*Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động độc lập tự điều khiển
+Khi tham gia vào trò chơi trẻ bộc lộ hết mình một cách tích cực và chủ động.
+Trong khi chơi, trẻ cố làm lấy mọi việc, cố gắng suy nghĩ để khắc phục trở ngại xuất hiện
trong quá trình chơi.
2


+Trẻ cũng chỉ thực hiện những điều gợi ý của người lớn khi thấy phù hợp với nhu cầu với
hứng thú của mình .
+Trẻ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với trò chơi và với bạn chơi. Nhờ đó trẻ cảm thấy tự
tin và mạnh dạn phát huy mọi khả năng tâm sinh lý cả mình.
*Hoạt động vui chơi của trẻ mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ.
+Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ là do vậy trẻ lao vào cuộc chơi với sự say
mê và lòng nhiệt tình vốn có của trẻ.
+Trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tương trưng, không có thật,nhưng tình cảm mà
trẻ thể hiện dó là tình cảm chân thật nhất , khiến cho cả những nghệ sỹ tài ba cũng mong
muốn có được trong hoạt động nghệ thuật của mình.
3: các thành tố của hoạt động vui chơi
a. Trò chơi

Trò chơi là một hình thức hoạt động được bày ra để vui chơi giải trí.
Có 2 loại:


Trò chơi không có luật ( trò chơi sang tạo): người chơi có thể tự ý hoạt động miễn sao

phù hợp với nội dung chơi như trò chơi đóng vai theo chủ đề
• Trò chơi có luật: người chơi phai tuân thủ luật đã đc quy định 1 cách khách quan

trong trò chơi, như
+ Trò chơi trí tuệ( trò chơi học tập ) tìm đúng số nhà, cờ vua, cờ tướng.
• Trò chơi thể thao( trò chơi vận động) cướp cờ, nhảy dây…
• Trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chuyền, lộn cầu vồng…, trò chơi hiện đại như
đá bong, ném bong, cờ vua, trò chơi điện tử ( game)
b. Hành động chơi
• Hành động chơi là hành động của người tham gia vào trò chơi. Đó là hoạt đông giả
bộ, hay hành động của trẻ em mô phỏng lại hành động của người trong xã hội với việc
sử dụng vật thay thế( thay thế cho vật thật)
• Nét nổi bật của hành động chơi là tinh tượng trưng ( hay hành động tượng trưng). Đó
là khi trẻ biết sử dụng vật thay thế. NHờ đó, ở trẻ mới hình thành 1 chức năng mới, đó
là chức năng ký hiệu tượng trưng. Hành đọng tượng trưng đc thực hiện trong nhiều
trò chơi mà rõ nét nhất là trò chơi đóng vai.
c. Đồ chơi
• Đồ chơi là phương tiện để chơi, là người bạn thân thiết của trẻ, là nguồn tạo niềm vui
sướng.
• Đặc điểm của đồ chơi

3


+ Tính tượng trưng: đồ chơi không phải là đồ vật that mà là đồ vật thay thế tượng
trưng cho đồ vật thật, chỉ mô tả hình dang bên ngoài của đồ vật thật 1 cách ước lê. Ví
dụ bup bê, ô tô, cái bát, cái thìa…
+ Tính khái quát: đồ chơi là sự mô phỏng dáng vẻ bên ngoài của đồ vật thật nhưng
không cân phải giống đến từng chi tiết mà chỉ hao hao mang tính đại thể, tính khái
quát, nhờ đó kích thích óc tư duy và trí tưởng tượng của trẻ
+ Tinh năng động: tính năng động của đò chơi đảm bảo cho trẻ hành động tự do với
đồ chơi, có thể thao tác nhiều cách với nó.
• Khi tạo hoặc mua sắm đồ chơi cho trẻ người ớn cần chú ý:

+ Đồ chơi phải an toán tránh những đồ chơi dễ gây nguy hiểm và độc hại.
+ Đồ chơi không chỉ để ngắm nghía mà trẻ phải đc tiếp xúc và hành động tư do với đồ
chơi.
+ Đồ chơi phải phong phú, nhiều dạng, nhiều hình, tránh để trẻ phải chơi 1 thứ đồ chơi
đơn điêụ, tẻ nhạt.
+ Đồ chơi phải mang tính thẩm mỹ tránh những lược chải đầu. Đây là hành động bắt
chước khi đồ chơi xấu.

II. Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò chủ đạo của nó đối với sự phát triển
của trẻ mẫu giáo
1. TCĐVTCĐ là gì?
• Là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng 1 mảng nào đó của cuộc sống người lớn
trong xã hội thông qua việc nhập vào( hay còn gọi là đóng vai) 1 nhân vật nà đó để
thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng ví
dụ trẻ đóng vai cô giáo, bác sĩ…
• Trò chơi này chiếm vị trí trung tâm của hoạt động vui chơi và giữ vai trò chủ đạo đối
với sự phát triển của trẻ mẫu giáo.
+ Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo mà trung tâm là trò chơi đóng vai
theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất, tạo ra cấu tạo mới trong đời sống tâm lý
của trẻ, chứu k hẳn là trẻ dành nhiều thời gian để chơi. Cấu tạo mới đó là sự hình
thành ở trẻ 1 nhân cách.
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc song xã
hội đc trẻ ưa thích. Trẻ tham gia vào trò chơi nhăm thỏa mãn nhu cầu đc sống và làm
việc giống như người lớn.
Ví dụ trẻ thích đc đi xe máy giống bố, nấu cơm giống mẹ, xây nhà giống bác thợ xây, đi
học giống chị… thích làm cô giáo để dạy học sinh
4


+ Trong khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, lần đầu tiên mối quan hệ giữa con người

với con người đc hiện ra 1 cách khách quan với trẻ.
+ Trẻ hiểu đc trong xã hội người lớn mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với
bản thân cũng như đối với những người xung quanh.
+ Giúp trẻ thoát dần ra khỏi tình trạng duy kỷ( lấy mình làm trung tâm ) để biến thành
1 nhân cách
2. Cấu trúc trò chơi ĐVTCĐ
a. Chủ đề chơi TCĐVTCĐ bao giờ cũng đc thực hiện xoay quanh 1 chủ đề nhất
định.
• Là 1 mảng cuộc sống đc phản ánh vào trong trò chơi dựa vào biểu tượng sinh động
của chính trẻ về cuộc sống xung quanh đang diễn ra hàng ngày hoặc qua sách báo,
tivi…
Ví dụ chủ đề sinh hoạt gia đình, trường học, bệnh viện, giao thông vận tải…
Phạm vi hiên thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao hiêu thì các chủ đề trò chơi thường
phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì chủ chơi càng sâu rộng hơn.


Nôi dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức đc và
phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hành động của người với các đồ vật trẻ
với cuộc sống xh đc trẻ ưa thích. Trẻ tham gia vào trò chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu đc
sống và làm việc giống như người lớn.
Ví dụ trẻ thích đc đi xe máy giống bố, nấu cơm giống mẹ, xây nhà giống bác thợ xây, đi
học giống chị… thích làm cô giáo để dạy học sinh
+ Trong khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, lần đầu tiên mqh giữa con người với con
người đc hiện ra 1 cách khách quan trc trẻ.
Trẻ hiểu đc trong xh người lớn mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với bản
thân cũng như đối với những người xung quanh.
+ Giúp trẻ thoát dần ra khỏi tình trạng duy kỷ ( lấy mình làm trung tâm ) để biến mình

thành 1 nhân cách.
• Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức đc và

phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hành động của ngươi lớn với các đồ vật.
b. Vai chơi
• Vai chơi là trẻ ướm mình vào 1 người lớn nào đó để mô phỏng hành động nhằm thực
hiên chức năng xh của họ.
• Đóng vai có nghĩa là tái tạo lại hành động của 1 người lớn với các đồ vật trong những
mqh nhất điịnh với những người xung quanh

5


 Vai chơi là linh hồn của trò chơi nhờ đóng vai mà trẻ có thể trải nghiệm đc những

xúc cảm buồn vui sung sướng khổ đau… Đây là điều cần thiết để qua đó trẻ học làm
người.
c. Các mqh
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ không chơi 1 mình mà phải chơi theo nhóm và có
nhiều thành viên trong nhóm cùng chơi với nhau. Đó cũng chính là những mqh xh trong “ xh
trẻ em “ này.


Những quan hệ thực: đó là những mqh qua lại giữa những trẻ và những người cùng

tham gia vào trò chơi, những người bạn cùng thực hiện 1 công việc chung.
• Những quan hệ chơi: đó là những quan hệ qua hệ qua lai của các vai trong trò chơi
theo 1 chủ đề nhất định là sự mô phỏng những mqh của người lớn trong xh đc trẻ
quan tâm và trở thành phương tiện định hướng cho trẻ vào cuộc sống xh.
• Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra đc những mqh giữa các
vai và đó chính là bản chất xh của trò chơi ĐVTCĐ.
• Bất cứ TCĐVTCĐ nào cũng diễn ra 2 măt:
+ Mặt thứ nhất là quan hệ giữa các vai chơi với nhau

+ Mặt thứ 2 là công việc của các vai. Trong đó mặ thứ 1 đc coi là cơ bản.
d:hoàn cảnh chơi
Hoàn cảnh chơi xuất hiện khi trẻ thực hiện hành động của một nhân vật nào đó
nhưng không hành động với đồ vật thật mà chỉ hành động với vật thay thế
Hoàn cảnh chơi chính là kết quả của hành động chơi mang tính chất tượng trưng rõ
nét.
3. Vai trò hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ đối với sự phát triển
của trẻ mẫu giáo
• Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của qua trình
tâm lý.
Khi tham gia vào trò chơi, đặc biệt TCĐVTCĐ, trẻ bắt đầu hình thành, chú ý có chủ
định và ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú ý tốt hơn và ghi nhơ đc nhiêu
hơn.
• Tình huống của trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên
-

đến sự phát triển tư duy ( trì tuệ) của trẻ mẫu giáo.
_Trong trò chơi trẻ học hành động với vật thay thế mang tính chất tượng trưng.Do đó
vật thay thế đã trở thành đối tượng của tư duy.
Vd:”phi ngựa” bằng gậy , gậy thay thế cho con ngựa và noc trở thành đối tượng của tư
duy.

_trong khi hành động với vật thay thế trẻ học suy nghĩ về đối vật thay thế bên ngoài (hành
động vật chất)được chuyển vào bình diện bên trong(bình diện tinh thần)
6


Vd:khi chơi với cây gậy trẻ phải đặt câu hỏi cầm nó ntn?Đồng thời trẻ suy nghĩ về con
ngựa(về đối tượng thực)nhiều lần được thay thế vật thật trẻ học được nhiều hành động với
vật được thay thế.

->Như vậy trò chơi góp phàn rất lớn vào việc chuyển tư duy vào bình diện bên trong (tư duy
trực quan –hình tượng).
-

Trò chơi còn giúp cho trẻ tích lũy biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy, đồng
thời cũng giúp cho trẻ lâp kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình,

*Hoạt động vui chơi ảnh hưởng rất lớn đén sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo.
-

Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứatrẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình tự

-

giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định.
Do đó để đáp ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải nói rõ ràng và
mạch lạc.Chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh
chóng .

*Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ
mẫu giáo.
-Trong hoạt động vui chơi, đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các
vai khác nhau.Đó là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng.
Vd:không có bơm tiêm trẻ dung que, không có búp bê trẻ dung gối. Trẻ đóng vai bác sĩ bệnh
nhân..
-chính hoạt động vui chơi của trerddax làm nảy sinh hoàn cảnh chơi, nảy sinh trí tưởng
tưởng .
Vd:trò chơi lái ô tô đó là các thao tác không trùng khớp hoạt động lái ô tô , do đó phát sinh
ra một hoàn cảnh tưởng tưởng ở trong đầu trẻ đang lái ô tô.
-Thông qua trò chơi ĐVTCĐ giúp trẻ có khả năng chuyển trí tưởng tưởng từ bình diện bên

ngoài vào bình diện bên trong.
Vd: Trẻ ôm gối ru gối ngủ=>trẻ đang tưởng tượng mình ôm em bé ngủ=>tưởng tượng diễn
ra bên ngoài .Nhưng không có vật nào trẻ vẫn ru em ngủ và hình dung bé đang nằm trong
tay và ru e ngủ=>tưởng tượng diễn ra ỏ bên trong(tưởng tượng ngầm).
*Trò chơi ĐVTCĐ tác động rất mạnh đén đời sống tình cảm của rẻ mẫu giáo .
-Trẻ tham gia vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê, nhiệt tình, vui sướng đó là cơ sở để
hình thành tình cảm.

7


-Qua từng vai chơi được thể hiện nhiều hoàn cảnh chơi khác nhau, trẻ trải nghiệm được
nhiều tình cảm của con ngươi với những sắc thái phong phú.
=>Có thể nói rằng, nhờ trải nghiệm qua các vai chơi mà đời sống tình cảm của trẻ ngày càng
sâu sắc và phong phú.
*Những chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành và phát triển qua việc tham gia
vào trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề
-Việc trẻ đóng nhiều vai trong trò chơi buộc trẻ phải điều tiết hành vi của mình sao cho phù
hợp với yêu của trò chơi, qua đó trẻ dần biết điều khiển hành vi của mình theo chuẩn mực xã
hội thông qua vai đóng.Nhờ đó , trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội phù hợp với
vai trò tình huống..
TÓM LẠI:nhờ có trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước
phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo.
-trò chơi là phương diện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển các chức
năng tâm lý mà phát triển các mặt của nhân cách : trí tuệ thể chất đào đức thẩm mĩ.
-Trò chơi đã tọa ra những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo đó là tính hình tượng.

CHƯƠNG 8 :PHÁT TRIỂN TÂM VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO
4:Cấu trúc hóa không gian
Cấu trúc hóa không gian chính là chính là sự định hướng , sự cấu trúc hóa thế giới bên ngoài

.
-Bản chất của khả năng cấu trúc hóa không gian: trẻ phải biết được vị trí của mình, xác định
vị trí giữa các vật với nhau , biết tự tổ chức sắp đặt bản thân trong không gian mình ở.Nó là
bộ phận cấu thành của đời sống con người .
-Đứa trẻ định hướng và cấu trúc hóa không giannhờ vào chính cơ thể nó.Khả năng định
hướng, cấu trúc hóa không gian có lien quan chắt chẽ tới khả năng hiểu biết của cơ thế.
8


-Thế giới không gian của trẻ được tạo dựng cùng với sự phát triển cảm giác, vận động.Xuất
phát từ định hướng trên cơ thể và chiếu vào thế giới rồi dần dần sau đó mới xác định bằng
mắt vị trí của các vật , các đối tượng trong không gian.
-Trẻ biết dùng từ như gần , xa ,cao, thấp , trước , sau…
-Tương ứng với vị trí thẳng đứng của cơ thể là khái niệm trên –dưới,cao-thấp,theo phương
chính diện là trước và sau, theo phương nằm ngang là phải-trái.
-Trẻ nhận biết trên – dưới sớm nhất.
-Trẻ khó nắm được phải-trái khi ưu thế thuận nghịch phải trái của cơ thể trẻ chưa được
chắc chắn.
-Ở tuổi này , khả năng định hướng cấu trúc hóa không gian căn cứ vào những điểm mốc
nằm bên ngoài trẻ, ít cần lấy cơ thể làm gốc , còn yếu.Phải đến cuối tuổi mẫu giáo và cũng
chỉ ở một số ít trẻ mới hình thành khả năng này.

5:Cấu trúc hóa thời gian
-Sự định hướng cấu trúc hóa tgian là khả năng tự xác định vị trí cuả bản thân theo sự tiếp
diễn của các sự kiện, sự kéo dài của những khoảng cách thời gian ,sự thay đổi của chu kì
thời gian và tính chất không đảo ngược của tgian.
-Khả năng định hướng và cấu trúc hóa thời gian là khả năng khó, những khái niệm rất trừu
tượng ,trẻ rất khó nắm bắt.
-thời gian gồm hai loại:
+Thời gian chủ quan (do ấn tượng của chúng ta,thay đôit tùy người và tùy theo tình huống

hoạt động)
+Thời gian khách quan(là thời gian theo cách tính toán học,lúc nào cũng vẫn thế 1 giờ bao
giờ cũng là 60 phút)
-Trẻ định hướng cấu trúc hóa thời gian căn cứ vào vận động và hoạt động của bản thân.
-Trẻ có những nhận biết đầu tiên về tính nhịp độ của tgian.
-Tuy vậy cho đến 5 tuổi khả năng thông hiểu về trậ tự thời gian ở trẻ vẫn rất không chắc
chắn.
-Trẻ chưa thể trừu tượng hóa độ dài tgian có tính khách quan.
9


-Trẻ nhận ra ngày dễ dàng hơn nhận ra tuần tháng và mùa . Trong ngày nhận ra sang và tối
tốt hơn chưa và chiều. Khái niệm về tuần và các ngày trong tuần các tháng trong năm còn
mờ nhạt, thiếu chính xác.Về các mùa trẻ nhận ra mùa hè và mùa đông dễ hơn các mùa khác.
-Cùng với sự phát triển ngôn ngữ 4 tuổi có thể biết được các ngày trong tuần như thứ 2 , thứ
7 … trẻ 5 tuổi nhận ra buổi sang buổi chiều … 6 tuổi chỉ được các ngày trong tuần.

CHƯƠNG 12:CHUẢN BỊ SẴN SÀNG TÂM LÝ CHO TRẺ VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3:Chuẩn bị cho trẻ gia nhập những mối quan hệ xã hôi rộng lớn hơn
-Khi vào lớp một , không những hoạt động chủ đạo thay đổi (từ vui chơi sang học tập) mà
môi trường xã hội cũng thay đổi , trở nên rộng lớn hơn trẻ được tham gia vào những mối
quan hệ xã hội phong phu hơn.
-Do đó ,ngay từ mẫu giáo chúng ta cần mở rộng các mối quan hệ của trẻ cho trẻ làm quen
với những mối quan hệ xã hội mà sau này trẻ sẽ gia nhập khi vào lớp 1 , giúp trẻ chóng thích
ứng với môi trường sống hơn.
-Trong các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng, trẻ phải nhận biết dược vị trí và
bổn phận của mình. Trong gia đình thì phải biết mình là con ai , cháu ai, em hay anh chị của
ai và cần phải làm gì cho đúng vị trí đó. Khi đến trường trẻ cần phải nhận ra vị trí của mình
và cần giao tiếp với bạn bè cô giáo thầy giáo cô hiệu trưởng bác bảo vệ bác cấp dưỡng…như
thế nào cho đúng , trẻ cần được tiếp xúc với môi trường xã hội rộng lớn hơn như bác láng

giềng , những khách lạ từ nơi khác tới .
-Giúp trẻ hình thành những động cơ xã hội tích hợp.
-Đến cuối tuổi mẫu giáo cần giúp trẻ hình thành những động cơ đạo đức mang ý nghĩa xã
hội còn gọi là động cơ xã hội , giúp trẻ hiểu rằng hành vi của chúng có thể mang lại niềm vui
hay lợi ích cho người khác , động viên trẻ quan tâm đến người khác và biết làm công việc vì
người khác theo sáng kiến của mình.
-Cần khêu gợi ở trẻ nhu cầu tham gia hoạt động chung, những hoạt động mang tính hợp tác
cùng nhau.Trò chơi, đặc biệt là trò chơi đông người mang tính cộng đồng là phương tiện
10


giáo dục ý thức tập thể cho trẻ rất tốt . Những buổi đi dạo đi thăm danh lam thắng cảnh hay
di tích lịch sử đều có thể hun đúc dần ở trẻ ý thức tập thể dục ý thức cộng đồng.

2.1:Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ đi học
-Tâm thế sẵn sàng đi học là một yếu tố tâm lý rất quan trọng thôi thúc trẻ đến trường , nó
kích thích tính tích cực học tập và tham gia các hoạt động ở trường tiểu học.
-Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học bao gồm các vấn đề sau:
+Nuôi dưỡng hứng thú nhận thức lâu bền của trẻ:học tập là hoạt động chủ đạo của người
học sinh.Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, nhất là hoạt động vui chơi , cần kích
thích long ham hiểu biết , óc tìm tòi, khám phá của trẻ bằng cách tạo ra tình huống có vấn đè
kích thích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết.Trong cuộc sống hàng ngày , chung ta luôn giới
thiệu những điều mới lạ xung quanh hay trong sách báo tivi và rất cần khuyến khích những
khám phá của trẻ.
+Kích thích lòng mong muốn được đi học của trẻ:lòng mong muốn được đi học chỉ nảy sinh
khi trẻ nhận ra rằng trường học là nơi giải đáp những vấn đè mà trẻ băn khoăn, thắc
mắc,mong muốn được giải thích . Người lớn cần cho trẻ hiểu đến trường sẽ được biết nhiều
điều lạ, cần cho trẻ thấy được tiếp xúc với bạn bè thầy cô giáo yêu trẻ , những anh chị học
sinh chăm ngoan , được có sách vở đồ dung


CHƯƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM
1. Trình bày ng.lý sự p.triển TLTE?
-Tâm lý học TE, với tư cách là khoa học nghiên cứu những quy luật của sự phát triển TLTE.
Đây chính là nguyên lý phát triển trong phạm trù triết học, từ đó soi sáng khái niệm phát
triển trong phạm trù tâm lý học TE.

11


-Nguyên lý phát triển thừa nhận mọi sự vật đều vận động không ngừng, không ngừng
chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có. Cái mới này là kết quả phát triển tất
yếu của quá khứ, là sự kế thừa quá khứ theo phương thức phủ định. Nói cách khác, cái mới
không nảy sinh từ bản thân nó, cái mới chỉ có thể nảy sinh bằng cách phủ định trước đó, để
rồi tự hình thành và hoàn thiện bản thân mình trên cơ sở của chính mình.
-Một cái mới đồng thời cũng có phương thức vận động mới. Như vậy, nguyên lý phát triển
chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng giai đoạn của nó. Nếu coi là 1 thể thống
nhất thì tại bất cứ thời điểm nào của quá trình, ta cũng có 1 thể thống nhất hoàn chỉnh đang
ở trình độ ấy và đang phát triển.
-Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên thành người của trẻ
em, trong phạm trù người. Với con người, phát triển là quá trình tự tạo ra cho mình những
cái mới, lấy từ trong nền VH-XH do các thế hệ trước tạo ra bằng chính những hoạt động của
mình.
-Sự phát triển của TE là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm XH-lịch sử của nhân loại
bằng hoạt động của bản thân trẻ để phát triển thành người lớn.
2. Trẻ em là một thực thể đang phát triển?
-TE là 1 thực thể đang phát triển: “TE vẫn là 1 thực thể đang sinh thành và tồn tại trong sự
sinh thành ấy. Chính sự tồn tại trong sự sinh thành ấy tạo ra sự phát triển của chính nó” (Hồ
Ngọc Đại)
-TE là 1 thực thể đang phát triển, là 1 thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó.
Người lớn là hình thức phủ định của trẻ em, là giai đoạn phát triển mới của đời sống cá thể.

Sự vận động tất yếu của TE do quá trình phát triển bên trong, sự tự phủ định bản thân mình
để chuyển hóa sang 1 trình độ mới khác về chất – trở thành người lớn – nên Người.
Nên Người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - XH được loài người sáng tạo
ra và giữ lại trong nền văn hóa, bằng hoạt động của chính TE và luôn luôn được người lớn
hướng dẫn – tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế về sự phát triển của TE.
3. Đối với TE ở lứa tuổi MN, gia đình có vai trò đặc biệt ntn?
Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm, đến một độ tuổi nào
đó mới ra hoà nhập được vào cộng đồng xã hội.
Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng nên trên cơ sở tình
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình - gọi là văn hóa gia
đình.
- Văn hóa gia đình là một môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ.
Trước hết vì đó là môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ lớn lên bên cạnh những người ruột
12


thịt, luôn được thương yêu ấp ủ; môi trường đó tạo nên ở trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lí
và an toàn về mặt thể chất. Nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới
vui tươi hồn nhiên, mới mạnh dạn thăm dò, thử nghiệm, tìm cách tác động lên sự vật xung
quanh để phát huy những khả năng về sinh lí và tâm lí đang sinh sôi nảy nở. Mất đi cái cảm
giác an toàn, đứa trẻ luôn sợ hãi, dễ co mình lại, giảm tính tích cực năng động và thường
xuyên rơi vào tình trạng thụ động, buồn bã.
- Gia đình còn là một môi trường phong phú. Trong nhà thường có ông bà, cha mẹ, anh chị
em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người ở những thế hệ và độ tuổi khác
nhau. Thế giới đồ vật trong nhà, từ những đồ dùng hằng ngày đến vật nuôi, cây trồng... đều
muôn màu muôn vẻ.
Có thể nói văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi
dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt. Phương thức gia đình - khác với phương
thức nhà trường.
Phương thức tác động của gia đình đối với trẻ em có những đặc điểm sau đây:

1) Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình thương yêu ruột thịt. Trên cơ sở đó mà nuôi dưỡng và
dạy dỗ trẻ em; nhạy cảm phát hiện ra những biến đổi dù rất nhỏ về tính tình hay sức khỏe
của trẻ; đồng thời sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ, không trừ một khó
khăn nào.
Trẻ được hưởng đầy đủ tình yêu thương, sự che chở, nâng niu, chăm sóc đặc biệt của người
thân trong gia đình, được vỗ về âu yếm khi ăn, khi ngủ.
Bởi thế gia đình có vai trò quan trọng trong sự lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ.
2) Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên với trẻ, không
cần chương trình, bài bản nào cả. Người lớn dạy trẻ thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong
các tình huống của cuộc sống thực ở xung quanh. Có thể nói đứa trẻ đã lớn lên và học làm
người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
3) Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt với trẻ em trong nhóm hay trong tập thể, mà
chăm sóc dạy dỗ từng cháu một (kể cả với các trẻ sinh đôi), đáp ứng kịp thời các nhu cầu
phù hợp với thể trạng và nét tâm lí riêng của từng cháu.
Trong gia đình thường có nhiều thành viên khác nhau (ông bà, bố mẹ, anh, chị, em…) tác
động đến trẻ khiến trẻ có thể nhận được sự chăm sóc, dạy bảo của nhiều người ở những độ
tuổi và tính cách khác nhau.
4) Tác động gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tích hợp và đượm màu
sắc nghệ thuật. Việc nuôi và dạy được kết hợp một cách tự nhiên, khéo léo: khi cho trẻ ăn, trẻ
có thể ăn sớm hoặc muộn hơn, mẹ có thể bảo ban, trò chuyện nhiều điều với trẻ, hát ru, kể
cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn… khiến trẻ cảm thấy thực sự thoải mái.
13


Nhờ phương thức tác động đặc biệt này, gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối trong quá trình
phát triển của trẻ thơ. Trẻ em đã tiếp thu văn hóa gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà
hiệu quả lại cao. Văn hóa gia đình để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn đứa trẻ, khiến đôi
khi ta tưởng như đó là bản năng thứ hai của con người.
Tất nhiên, hiệu quả của giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của mỗi
thành viên trong gia đình mà họ đã tiếp thu được của nền văn hóa dân tộc và nhân loại đặc

biệt là trình độ văn hóa của người mẹ.
Tuy nhiên, gia đình, nhất là gia đình cổ truyền, cũng tồn tại nhiều nhược điểm do những hạn
chế mang tính lịch sử của nó. Gia đình cổ truyền thường là một môi trường khép kín, ít có
điều kiện để trẻ tiếp xúc rộng rãi với đời sống xã hội bên ngoài. Hơn nữa, những người trong
gia đình, đặc biệt là người mẹ, số đông lại ít được trang bị những kiến thức cần thiết về khoa
học nuôi dạy trẻ, do đó việc nuôi dạy trẻ trong gia đình thường mang tính chất kinh nghiệm
chủ nghĩa, tính chất tùy tiện và còn không ít tập tục lạc hậu chi phối, nhất là ở nông thôn và
miền núi.
 Kết luận sư phạm:

-Gia đình là yếu tố cốt lõi hình thành nhân cách
-Gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối đến sự hình thành nhân và phát triển nhân cách của trẻ.

4. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi?
- Ngay trong thời kì hài nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạt động khá phức tạp với các đồ
vật. Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng
kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng
trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng.
- Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử
dụng đồ vật. Cứ như vậy nó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội được kết tính
vào trong các đồ vật. Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày càng giống với cách sử dụng của
người lớn (như cầm bút, cầm thìa, gõ trống, tháo mở hộp). Hoạt động này của trẻ được gọi
là hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động đối tượng).
- Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát
triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ.
- Điều quan trọng là trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng
ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã hội. Thái độ của
14



người lớn lúc này đồng tình hay phản đối là hết sức quan trọng để củng cố việc nắm vững
quy tắc hành vi xã hội cho trẻ.
- Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế
giới đồ vật có một bước phát triển mới. Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cần
phải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào: “đây là cái gì?”, “có thể làm gì với
cái này?”. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Tuy nhiên trong
vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động với chúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc
dễ bị vỡ, sách dễ bị rách...) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay). Tình hình này dễ làm
mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt động của trẻ với sự "bảo vệ" cấm đoán của người lớn. Do
đó đồ chơi ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này. Trẻ không hành động với đồ vật thật thì
hành động với đồ chơi (là mô hình của đồ vật thật). Đồ chơi đối với trẻ lúc này hết sức cần
thiết chẳng khác nào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân,
phòng thí nghiệm đối với nhà bác học. Đứa trẻ ấu nhi như là một "nhà hoạt động thực tiễn"
hay một "nhà thực nghiệm" bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻ mới có thể khám phá
được chức năng của chúng và phương thức hành động tương ứng. Tuy vậy hành động đối
với đồ vật thật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.
 Do đó người lớn cũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu không gây nguy
hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vật ấy, mặt khác lại phải tạo ra cho trẻ
nhiều đồ chơi để trẻ có thể hành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là loại đồ chơi
chứa đựng nhiều yếu tố kích thích trẻ hành động giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ thuận
lợi.
5.Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi?
Với trẻ ấu nhi, có 2 loại hành động với đồ vật, đó là:
-Hành động công cụ
-Hành động thiết lập các mối tương quan
a) Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công
cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau.
Ở lứa tuổi ấu nhi, trẻ mới chỉ học cách sử dụng 1 số công cụ sơ đẳng nhất như thìa, cốc, bút
chì,…
Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vật cần tác động tới, và tác động

đó diễn ra như thế nào lại tùy thuộc vào cấu tạo của công cụ. Dùng thìa để xúc cơm khác xa
với dùng tay bốc cơm vào miệng. Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn
động tác của tay, làm cho bàn tay phải phục tùng cấu tạo của công cụ. Cuối cùng, chỉ khi nào
15


bàn tay thích nghi đầy đủ với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ đích
thực.
Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là hoàn toàn thành thạo,
còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm.
b) Hành động thiết lập các mối tương quan
-Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào
những mối tương quan nhất định trong không gian. Chẳng hạn hành động chồng các khối
gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp các đồ chơi.
-Những hành động thiết lập mối tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi
phải tính đến những thuộc tính của đối tượng.
Chẳng hạn, để xếp được hình tháp cho đúng, trẻ cần chú ý đến tương quan về độ lớn của các
khối gỗ, phải biết xếp khối gỗ to nhất ở dưới cùng, rồi chồng lên lần lượt những khối gỗ nhỏ
dần. Hay với đồ chơi lắp ghép, trẻ cần biết thuộc tính của đồ chơi, chọn các bộ phận sao cho
giống nhau hay phù hợp với nhau để xếp lại theo 1 trình tự hay kiểu cách nhất định để tạo
thành 1 chỉnh thể.
-Đây là những hành động khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải
được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được. Người lớn cần phải giúp trẻ đạt được kết quả
đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để dần dần trẻ nắm
được hành động đó.
-Sự lĩnh hội những hành động thiết lập các mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương
pháp dạy dỗ. Cách tốt nhất là dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp
theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập các tương quan cho
đúng.
-Nhờ hành động thiết lập các mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lí của trẻ như tri

giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành
động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu tư duy cao hơn sau này (như tư duy trực quan hình tượng và tư duy lôgic).

6. Xuất hiện tiền đề của sự hình thành phát triển nhân cách.
Một số tiền đề của sự hìnhthành nhân cách ở tuổi ấu nhi đã xuất hiện, đó là sự hình thành
cấu tạo tâm lý bên trong, sự xuất hiện của tự ý thức và sự khủng hoảng của tuổi lên 3.
1.Sự hình thành thế giới nội tâm:
Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp bên ngoài
và của những mô hình được giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình thành,
16


hành vi của trẻ được cải tiến. Trí nhớ lúc này giúp trẻ tìm thấy vị trí của mình trong thế giới
đồ vật và những người xung quanh, trẻ bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại,
tương lai. Trẻ bắt đầu hình thành một cấu tạo tâm lý bên trong có tác dụng chi phối hành vi
của nó tức là xuất hiện động cơ, trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng.
Thế giới nội tâm quy định thái độ riêng của trẻ khi tiếp nhận tác động bên ngoài và tác động
giáo dục của người lớn.Trẻ tiếp nhận tác động đó tuỳ theo tác động đó đáp ứng các nhu cầu,
hứng thú đã hình thành ở trẻ từ trước.Về sau trẻ mới hình thành những đặc điểm tâm lý
giúp trẻ phối hợp các loại động cơ với nhau, làm cho động cơ này phục tùng động cơ khác.
Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bộc phát do ảnh hưởng của tình
cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp vì thế hành vi của trẻ phụ thuộc vào hoàn
cảnh bên ngoài. Người lớn cần dỗ trẻ bằng cách đưa cho trẻ đồ chơi kích thích sự chú ý của
trẻ.
Trẻ đã thực hiện những hành động hướng tới những mục đích được chỉ ra bằng lời nói
nhưng trẻ thường không làm đến nơi theo ý ban đầu, thế giới nội tâm của trẻ tuy đã hình
thành nhưng chưa ổn định.
Tuổi hài nhi trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gần gũi, đến tuổi nhà trẻ tình yêu
đó có thêm hình thái mới, trẻ mong được khen ngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng
lòng, trẻ bộc lộ thiện cảm bằng cách dỗ dành chia sẻ đồ chơi cho bạn. Lời khen của người lớn

giúp hình thành tình cảm tự hào của trẻ nhờ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt, trẻ còn xuất
hiện tình cảm xấu hổ, cần giáo dục tốt giúp tình cảm trẻ phát triển mạnh thúc đẩy thực hiện
hành động tốt.
2. Sự xuất hiện tự ý thức của tuổi nhà trẻ:
Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được mình , trẻ
nhận ra cái "tôi"như khi xưng hô .Trẻ nhận ra tên gọi của mình là gắn liền với bản thân như
một nhân cách. Trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật, có thói
quen tự phục vụ trong trường hợp đơn giản ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nói đến
mình theo ngôi thứ nhất như "con", "cháu", "em"...
Hoạt động của trẻ hướng tới thế giới bên ngoài và hướng tới bản thân mình ,bắt đầu tự
nhận thức như trẻ muốn thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà trẻ tạo
ra như tắt bật đèn, nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ quan hệ của trẻ càng được mở rộng giúp
trẻ nhận ra mình là một chủ thể.Trẻ tự tìm hiểu cơ thể mình mang lại cho trẻ những tri thức
và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức.
Trẻ biết tự nhận xét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với các nhân
vật trong truyện, cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình. Mong muốn được khen
17


trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đó trẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt, khả
năng này còn hạn chế, người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc
được giao. Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng
tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá
khứ và mong muốn trong tương lai , cần dạy trẻ biết liên hệ hành vi đã có, hiện có và sẽ có là
phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội .
3. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3:
Khi trẻ "tách" mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng chính mình đồng thời xuất hiện
thái độ mới với người lớn. Trẻ muốn giống và làm như người lớn, muốn độc lập tự chủ như
trẻ hay nói: “Con tự xúc cơm”, "Con tự rửa tay...". Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành
nhưng lại xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, muốn dành mọi vật về mình.

Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn trẻ tự làm một số việc
đơn giản thì trẻ vẫn biết vâng lời mà tính độc lập vẫn phát triển. Nếu được giáo dục đúng
đắn, người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thoả mãn nhu cầu muốn
độc lập tự chủ, tạo ra những hình thức hoạt động mới, quan hệ mới với người lớn thì sự
khủng hoảng sẽ được rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng .
Sự tách được bản thân mình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình, mong muốn độc
lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân
cách giai đoạn tiếp theo.
Chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi
thỏa mãn được nhu cầu tự khẳng định.

7.Đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo
-Đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo phát triển khá mãnh liệt, nổi bật lên là tính đồng cảm
(dễ cảm thông và sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác) và tính dễ xúc cảm
(nhạy cảm với những rung động của người khác) đối với con người cũng như cảnh vật xung
quanh.
-Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn biểu hiện ra nhiều mặt trong đời sống tinh
thần của trẻ, nhờ đó các loại tình cảm như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm trí
tuệ đều ở vào 1 thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ.
Trẻ mẫu giáo biết rung cảm khá nhạy bén với những cái đẹp trong thế giới xung quanh. Có
thể nói đây là thời kì phát triển của những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm tích cực,
18


dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc với cái đẹp, khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với con
người và cảnh vật xung quanh.
- Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp
tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.
- Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội

khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo,
với người thân, người lạ...
- Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống.
- Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích
niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều
xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại
củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
- Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường
xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong
gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn ( lúc đầu theo chuẩn của
bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm
mỹ phát triển.
- Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi
giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây
dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
- Sự phát triển ý chí:
Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ
dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích
với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô
giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.
Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc.
Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp "công việc" vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để
khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.
Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.
Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục
của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.
KLSP: Tình cảm của trẻ MG phát triển nhưng vẫn còn rất dễ thay đổi, giáo viên cần hướng
dẫn và tạo điều kiện cho trẻ phát triển.


19


8. Vai trò của ý chí đối với sự phát triển của trẻ MG?
-Ý chí xuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân trẻ.
Trẻ mẫu giáo bắt đầu hình thành khả năng bắt hành động của mình phục tùng 1 nhiệm vụ
nào đó và khắc phục những khó khăn để đáp ứng những yêu cầu của người lớn hay bạn bè
đặt ra.
VD: trẻ biết kiểm tra hành vi của mình như: trẻ biết ngồi yên khi cô kể chuyện, không chạy
loăng quăng trong giờ học; biết kiềm chế những ham muốn không đúng lúc như không
giành đồ chơi của bạn, không vòi ăn khi đi đường…
- Trẻ MG đã bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lý của mình như điều khiển chú ý, tri giác, trí
nhớ… từ chỗ không có chủ định đến chủ định.
VD: trẻ có thể tập trung chú ý quan sát một sự vật nào đó, không lơ đãng nhìn đi chỗ khác
hay cố nhớ cho thuộc 1 bài thơ hoặc 1 việc gì đó mẹ dặn.
- Cuối tuổi MG, trẻ còn biết điều khiển hoạt động tư duy của mình như suy nghĩ để giải câu
đố, hay tìm ra kiểu lắp ráp trong trò chơi xây dựng…
-Tuy vậy, trẻ MG còn nhiều hành động bột phát, không chủ định song song tồn tại với những
hành động ý chí.
- Sự phát triển ý chí của trẻ có liên quan mật thiết với sự biến đổi của các động cơ hành vi.
Chính sự xuất hiện 1 động cơ nổi bật trong hệ thống thứ bậc các động cơ đã được hình
thành có vai trò giúp trẻ vượt khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.

9.Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ MG
Gồm 2 nội dung:
1.Sự phát triển trí nhớ không chủ đích
- Ở tuổi MG, trí nhớ của trẻ thường mang tính chất máy móc, không chủ định được hình
thành do tác động trực tiếp của các ấn tượng bên ngoài. Thông qua việc làm quen với thế
giới xung quanh, trong khi tích cực tham gia vào các hoạt động trẻ MG ghi lại được nhiều ấn
tượng 1 cách tự nhiên.

- Trẻ càng tích cực hoạt động thực tiễn, đặc biệt là tham gia vào hoạt động vui chơi bao
nhiêu thì càng nhớ tốt những gì diễn ra trong đó bấy nhiêu.
VD: Trẻ được tự sắp xếp các thẻ hình thành bộ ghi nhớ các bức tranh trong thẻ tốt hơn trẻ
chỉ được xem thẻ hình 1 cách tự nhiên.
-Trẻ thường ghi nhớ điều gì mà mình thích thú hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt là
những sự vật, hiện tượng mang tính trực quan hình tượng rõ nét và tác động mạnh đến đời
sống tình cảm của chúng.

20


VD: Trẻ được nghe kể chuyện qua tranh và có cả những hình con rối, được đóng vai nhân vật
để diễn lại câu chuyện nhớ chi tiết truyện rõ và lâu hơn những trẻ chỉ được nghe kể chuyện
qua tranh.
- Đối với tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình tượng lại có nhạc điệu, vần điệu
hấp dẫn thì trẻ có khả năng nhớ nhanh và lâu bền, nhiều bài thơ, vè, ca dao, tục ngữ thường
được trẻ nhập tâm từ hồi bé.
Với trí nhớ không có chủ định trẻ có thể ghi lại 1 cách nhẹ nhàng, nhiều ấn tượng đẹp đẽ
cũng như những tài liệu cần thiết cho cuộc sống và học tập sau này.
2.Sự phát triển trí nhớ chủ định
- Trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh vào cuối tuổi mẫu giáo. Đó là trí nhớ có mục
đích và phải nhờ đến công cụ tâm lý, như ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết và mọi quy ước
có thể có, được hình thành chủ yếu nhờ giáo dục và rèn luyện.
VD: thực nghiệm với tài liệu cần nhớ là từ và phương tiện để nhớ là những bức tranh. Kết
quả thực nghiệm:
+Trẻ 3-4t bức tranh chưa trở thành phương tiện để nhớ, vì chúng không biết tự đặt mục
đích nhớ hay nhận mục đích đó do người lớn đặt ra.
+ Trẻ 5-7t đã biết sử dụng các bức tranh làm phương tiện hay điểm tựa để nhớ từ.
- Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí nhớ chủ định của trẻ,
nhờ đó trẻ nắm được tên và hiểu ý nghĩa của sự vật hiện tượng cần nhớ, đặt mục đích và tìm

phương tiện giúp ghi nhớ và nhớ lại những điều cần nhớ. Trí nhớ chủ định là loại trí nhớ rất
cần cho việc học tập ở trường phổ thông sau này.

10. Tư duy của trẻ MG gắn liền với hành động vật chất, xúc cảm và ý muốn chủ quan
-Tư duy là 1 quá trình phát hiện những thuộc tính bên trong và những quy luật khách quan
của sự vật. Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tư duy trong khi thế giới nội tâm
của trẻ còn chưa được phân hóa thành những chức năng rõ ràng như người lớn. Trong đời
sống hàng ngày, mỗi tình huống vừa là 1 trường hành động, vừa là 1 nguồn cảm xúc, vừa là
hoàn cảnh có vấn đề kích thích tư duy.
- Tư duy cho phép con người nhận biết được 2 thế giới bên trong và bên ngoài. Có như vậy
mới phát hiện được những quy luật khách quan của sự vật hiện tượng của hiện thực.
- Trẻ MG tư duy chưa đạt tới trình độ cần thiết để phát hiện ra quy luật khách quan vì còn
dính liền với hành động vật chất và bị chi phối bởi cảm xúc khiến trẻ không phân biệt thế
giới bên trong hay bên ngoài.
- Tư duy của trẻ còn bị tình cảm chi phối mạnh, thể hiện ở chỗ trẻ chỉ suy nghĩ về những điều
gì mà chúng thích và dòng suy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình, bất chấp
21


cả tác động khách quan. Trẻ thường hỏi những câu hỏi nguyên nhân là do ý muốn của 1
người đó tạo nên như “Tại sao cá biết bơi?”, “Tại sao trời mưa?”... Ngoài ra trẻ rất tin ở phù
phép mà chưa quan niệm được rằng mỗi sự việc đều có nguyên nhân khách quan của nó.
- Muốn cho trẻ thay đổi ý kiến về 1 vấn đề nào đó, không chỉ thuyết phục bằng lời lẽ mà tốt
nhất là khơi gợi tình cảm thì mới có kết quả tốt.

11.Chuẩn bị cho trẻ gia nhập mqh XH rộng lớn trước khi bước vào lớp 1
-Khi vào lớp 1, không những hoạt động chủ đạo thay đổi (từ vui chơi sang học tập) mà môi
trường xã hội cũng thay đổi, trở nên rộng lớn hơn, các em được tham gia vào những mqh
XH phong phú hơn. Do đó, ngay từ khi còn ở lớp MG, chúng ta cần mở rộng các mqh của trẻ,
cho trẻ làm quen với những mqh Xh mà sau này các em phải gia nhập khi vào lớp 1, giúp trẻ

nhanh chóng thích nghi mới môi trườn sống mới.
- Trẻ cần phải nhận biết được vị trí và bổn phận của mình để giao tiếp cho đúng với ông bà,
bố mẹ, cô, dì, chú, bác, bạn bè, thầy cô, bác bảo vệ, hàng xóm láng giềng, khách lạ từ nơi khác
đến…
- Trong quá trình tham gia vào những mqh XH, cần giúp trẻ hình thành những động cơ XH
tích cực, động viên trẻ quan tâm đến người khác và biết làm các công việc vì người khác
theo sáng kiến của mình.
- Vào trường tiểu học, các hoạt động mang tính tập thể: tập thể lớp, tập thể Đội Nhi đồng. Để
thích ứng với hoạt động tập thể của học sinh, ngay từ MG, cần khêu gợi ở trẻ nhu cầu tham
gia hoạt động chung, những hoạt động mang tính hợp tác. Đặc biệt là trò chơi đông người
mang tính cộng đồng là phương tiện giáo dục ý thức tập thể cho trẻ rất tốt như đi công viên,
đi dã ngoại, đi thăm danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử…
12. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ đi học
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt,
luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi
mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì vậy, luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan,
biết vâng lời người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho, nuôi dưỡng
hứng thú nhận thức lâu bền cho trẻ, kích thích lòng mong muốn đi học của trẻ.
Ví dụ: nếu các con học giỏi, ngoan biết vâng lời người lớn thì sẽ được đi học lớp 1. Hoặc
dùng đó làm động lực để kích thích khả năng tìm tòi khám phá điều mới lạ, kích thích tính tò
mò ham hiểu biết, biết trả lời các câu hỏi khó ở trẻ.
Ví dụ: Câu hỏi này khó nhưng nếu ai trả lời được câu hỏi này sẽ được lên lớp 1 đấy!
22


Thông qua việc được lên lớp 1 dùng làm động lực để nêu các đức tính tốt cho trẻ: rèn luyện
tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập, ý thức đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè…
Những đức tính này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo song đặc biệt quan trọng với
trẻ khi đi học lớp 1. Bởi vì đặc thù của hai bậc học khác nhau: ở mẫu giáo lúc nào cũng có cô
bên cạnh, có cô ở gần, còn khi lên học tiểu học thì không phải lúc nào trẻ cũng ở gần cô giáo.

Mà có lúc trẻ tự chơi, tự do một mình hoặc chơi với các bạn…
Thông qua việc tổ chức sinh nhật cho trẻ ở lớp ngoài ý nghĩa cho trẻ biết quan tâm, yêu quý
bạn bè, thích tham gia vào hoạt động tập thể nó còn có thể góp phần giúp trẻ hiểu rằng mình
đã bước sang 6 tuổi, đã lớn khôn và chững chạc lên nhiều để chuẩn bị vào lớp 1.
Ví dụ: cháu Hải Yến nói “ con thích lên lớp 1. Nhưng con muốn cả 2 cô lên lớp 1 dạy con cơ
mẹ ạ!”.
Chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt tinh thần sẽ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng bước
vào lớp 1 không lo sợ, rụt rè, thiếu tự tin.

ĐỀ 1
Câu 1. Hãy giải thích tại sao gia đình có vai trò đặc biệt với trẻ em lứa tuổi mầm non?
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nâng đỡ của mỗi con người. Mỗi cá nhân trong xã
hội từ khi sinh ra và trưởng thành đều bước ra từ cái nôi tình thương đó.
Trẻ lứa tuổi mầm non là lứa tuổi non nớt cần được gia đình nâng đỡ nuôi dạy và dẫn dắt
trẻ bước vào cuộc sống và cần chú ý đến việc nuôi dạy trẻ. Như vậy vai trò của gia đình rất
quan trọng .Gia đình là nhà trường đầu tiên, là nền móng đặt những viên gạch đầu tiên đó là
đưa trẻ . Để sau này lớn lên trẻ tự tin vào chính mình và hòa nhập cùng xã hội .
Nhưng trong thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của các bậc cha
mẹ không nhận thức rõ được vai trò của gia đình bị giảm sút. Nhiều gia đình giành quá nhiều
thời gian cho việc kiếm tiền mà quên đi việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Coi việc dạy dỗ và giáo
23


dục là việc của nhà trường và của cô giáo. Còn nhiều gia đình do điều kiện kinh tế không có
nên việc giáo dục con cái của họ cũng bị lệch lạc. Vì vậy giá đình có vai trò rất quan trọng với
trẻ mầm non.
I, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục hành vi đạo đức văn hóa cho trẻ :
Một đứa trẻ được sống trong môi trường có ông bà, bố mẹ có hành vi đạo đức đúng văn hóa
thì sẽ được phát triển tốt hơn so với một đứa trẻ sống trong môi trường mà bố mẹ đứa trẻ đó có
những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Trẻ em ở độ tuổi mầm non có khả năng học hỏi rất nhanh,

khả năng sao chép của các bạn ở độ tuổi này cũng rất tốt. Vì vậy những hành vi, những ứng xử của
người lớn trong một gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bạn nhỏ đó. Sẽ tạo thành những thói quen
và theo bạn đó suốt cuộc đời. Vì vậy người lớn phải làm gương cho trẻ để cho trẻ học hỏi nhừng
hành vi đúng đắn, để sau này khi bé lớn lên sẽ có những ứng xử có văn hóa ,có đạo đức.Hãy là
những ông bố , bà mẹ gương mẫu để tạo ra một lớp thế hệ ứng xử có văn hóa .Hành động của bạn
hôm nay sẽ thu lại kết quả sau này từ chính con bạn .
II,Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trí tuệ cho trẻ :
Ở tuổi này trẻ rất ham học hỏi vì vậy trẻ sẽ hỏi rất nhiều .Bố mẹ là những người thầy
người cô hướng dẫn trẻ đầu tiên. Những khái niệm đầu tiên về kiến thức cuộc sống là do bố mẹ
dạy bé . Vì vậy nếu bố mẹ không kiên trì chỉ bảo con, thường xuyên không muốn trả lời các câu
hỏi của con . Dần dần đứa trẻ đó sẽ ít muốn khám phá thế giới xung quanh . Chính vì lý do đó
mà bố mẹ phải kiên trì giải thích những khái niêm cho con để trí tuệ của con ngày càng được
phát triển tốt hơn. Giúp con tự tin , thích thú học hỏi các sự vật hiện tượng hơn .
III, Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ :
Phát triển thể chất là một vấn đề rất quan trọng đói với trẻ . Trẻ phải có sức khỏe thì mới
ham muốn khám phá những thứ xung quanh . Một đứa trẻ có thể chất tốt thì trí tuệ của bạn ấy
cũng phát triển tốt hơn so với một bạn hay ốm yêu . Nếu trẻ khỏe mạnh thì sẽ muốn tham gia
vào các hoạt động quanh mình , còn trẻ ốm yếu thường ngại tiếp xúc hoặc không muốn chơi
cùng mọi người . Chính vì vậy cần phải tạo cho trẻ những thói quen có ích như tập thể dục ,
chơi các trò chơi vận động đểtrẻ có một sức khỏe tốt để khám phá môi trường xung quanh tốt
hơn . Thói quen này cần phải có từ bố mẹ để bố mẹ khuyến khích con làm theo . Đó chính là
bước khởi đầu cho con một tương lai tốt .
IV,Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ :

24


Giúp trẻ nhận biết cái đẹp , cái tốt là điều mà các bậc phụ huynh phải quan tâm . Trẻ hình
thành nhận biết thẩm mỹ từ bé do tiếp xúc với những hành động xung quanh của người thân
hàng ngày. Khiếu thẩm mỹ của bé cũng ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ . Nếu bé có bố mẹ ăn mặc

luộm thuộm , đầu tóc không gọn gàng thì bé cũng sẽ hình thành những thói quen xấu đó. Ngược
lại bé được sống trong một môi trườngbố mẹ luôn biết chỉnh chu ,ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng thì
bé cũng được thừa hưởng những tính cách tốt đẹp đó . Bố mẹ là những người đầu tiên tạo cho
trẻ những thẩm mỹ tốt đẹp . Vì vậy bố mẹ hãy giúp trẻ có những thẩm mỹ về cái đẹp một cách
tốt

nhất .

V,vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thái độ kỹ năng lao động cho trẻ :
Lao động là một phần không thể thiếu trong bất cứ giai đoạn nào của con người . Tuổi
nhỏ thì bố mẹ hãy cho các con làm những việc nhỏ để tạo những thói quen . Ở lứa tuổi mầm
non khả năng học hỏi của trẻ là tốt nhất . Trẻ thường muốn giúp người lớn làm những việc mình
có thể . Ngoài ra còn bắt chước người lớn làm những việc mà hàng ngày bốmẹ hay làm . Vì vậy
bố mẹ hãy giúp trẻ được làm nhữngviệc có thể để trẻ vừa học , vừa chơi . Giúp trẻ có khái niệm
lao động để sau này lớn lên làm những công đân có ích.
Nói tóm lại gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần giáo dục hành vi đạo
đức, trí tuệ ,thể chất,thẩm mỹ,thái độ lao động của trẻ lứa tuổi mầm non.Vì vậy mỗi gia đình
hãy góp phần tạo ra những hạt giống cho tương lai . Để những thế hệ sau này của chúng ta ngày
càng phát triển .

Câu 2. Trình bày sự xuất hiện các động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo, lấy ví dụ minh họa ?
KLSP?
I, ở lứa tuổi mẫu giáo bé
Trong suốt thời kỳ mẫu giáo , ở trẻ em diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi,
chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội . Đó cũng chính là quá trình hình
thành động cơ của hành vi . Tuy nhiên , ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng ở vào
thời điểm khởi đầu .Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với trẻ ấu nhi .Thông
thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc thế kia.Trẻ hành động
thường do những nguyên nhân trực tiếp . Như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình
huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức được nguyên cớ nào khiến mình hành động

như vậy . Dần dần trong hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng . Đó là sự này sinh động cơ
25


×