Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thị trường Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.89 KB, 48 trang )

Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học

1/ Tính cấp thiết của đề tài :
Thị trường chứng khoán đã ra đời và phát triển rất lâu trên thế giới và
ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như: Mỹ, Nhật, Pháp ... Và sự ra
đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán nói riêng và Thị tường chứng khoán
Việt Nam nói chung là tất yếu, nhưng trong giai đoạn này thị trường giao dịch
còn nhiều khó khăn, bất cập và thị trường chứng khoán thật sự vẫn chưa nhập
vai được với nền kinh tế nước nhà. Để thấy được những khó khăn, bất cập đó
có thể phân tích theo nhiều hướng và việc phân tích nhân tố ảnh hưởng tới qui
mô giao dịch cũng là cách tiếp cận vấn đề. Thực tế trong thời gian qua có nhiều
người cho rằng hàng hóa trên thị trường thừa, có người lại nói thiếu vậy thực tế
như thế nào? Và như thế nào mới có thể giải thích thỏa đáng cho tình hình giao
dịch ảm đạm và giá trị giao dịch khiêm tốn tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Do vậy, việc phân tích nhân tố
ảnh hưởng tới qui mô để xác định đâu là yếu tố quyết định tới sự phát triển của
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau này là một điều cần thiết hiện nay.
Hơn nữa việc tham gia thị trường chứng khoán đối với sinh viên
chuyên ngành kinh tế trong tương lai cũng không phải xa lạ. Vì vậy đi vào tìm
hiểu đề tài này cũng là một vấn đề thiết thực cho sự nghiệp sau này.
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Góp phần hiểu sâu hơn về thực tế thị trường chứng khoán, từ đó có
những biện pháp tác động cần thiết vào đúng những đối tượng để có thể giải
quyết những bất cập hiện nay của Thị trường chứng khoán việt Nam.
- Phục vụ cho quá trình học tập ở trường và có điều kiện tìm hiểu sâu
thêm về những kiến thức thực tế về Thị trường chứng khoán Việt Nam thời
gian qua và sau này. Để một ngày không xa bản thân em nói riêng hay các
sinh viên kinh tế nói chung khi trở thành một nhà đầu tư ... có thể có được
những hiểu biết ban đầu tốt nhất.
3/ Phương pháp nghiên cứu :


Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên ngành nói chung và thị
trường chứng khoán nói riêng nên đề tài nghiên cứu chỉ thu thập được những
số liệu đã có trên sách báo, phương tiện thông tin đại chúng sau đó dùng
phương pháp:
- So sánh: Từ những con số thực tế trên thị trường chứng khoán so với
các chỉ tiêu có liên quan.
- Phân tích: đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng từ những nhận
xét rút ra trong việc so sánh trên để từ đó có những biện pháp.

Trang 1


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Phần I: Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán và Trung Tâm
Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh:
I. Khái quát chung về thị trường chứng khoán :
1.Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán:
a.Khái niệm:
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua
bán chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
b.Phân loại:
* Thị trường chứng khoán sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một. Đây
là nơi mua bán những chứng khoán mới phát hành.
* Thị trường chứng khoán thứ cấp: Còn được gọi là thị trường cấp hai,
là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp
và là một bộ phận quan trọng của Thị trường tài chính, gắn bó chặt chẽ với thị
trường sơ cấp.
c.Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế:
+ Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong huy động vốn để
đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.

Huy động vốn hiện nay đã được hệ thống ngân hàng thực hiện tương
đối tốt, tuy nhiên với chức năng trung gian thì ngân hàng cũng không thể tập
hợp hết mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.Hơn thế nữa không phải mỗi cá
nhân hay tổ chức kinh tế khi có tiền đều gửi vào ngân hàng để kiếm lời mà họ
cần đầu tư trực tiếp vào sản xuất để kiếm lời tận gốc.
+Thị trường chứng khoán huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh
nghiệp, một lĩnh vực mà hệ thống ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng
được cho các doanh nghiệp: Một đặc điểm trong cơ chế hoạt động vốn của
ngân hàng thương mại là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn rất lớn.Với đặc
điểm này ngân hàng thương mại không đầu tư trung và dài hạn cho các
doanh nghiệp được.Vì vậy với dòng vốn trung dài hạn được bổ sung và lấp
đầy thông qua thị trường chứng khoán - một kênh vốn trực tiếp từ các nhà đầu
tư có sẵn vốn chờ cơ hội đầu tư đến các doanh nghiệp đang khát vốn để đầu
tư vào sản xuất kinh doanh.
+ Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong
nền kinh tế quốc dân, do đó tạo sự phát triển nhanh chóng và đồng đều của
nền kinh tế:
- Đầu tiên vai trò này thể hiện qua việc bán lại chứng khoán ở thị
trường thứ cấp, để thu hồi vốn và mua chứng khoán mới ở thị trường sơ cấp,
hoặc mua đi bán lại chứng khoán ở Thị trường tài chính để điều hòa giữa các
ngành thừa và ngành thiếu vốn.
- Hơn nữa thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển hướng
nhanh chóng không cần thông qua thị trường hàng hóa, thị trường tín dụng
bằng cách mua bán chứng khoán, thu hồi vốn bằng tiền để chuyển sang mua
chứng khoán của ngành đầu tư mới.

Trang 2


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học

- Cuối cùng là vốn sẽ tập trung trong các ngành có lợi nhuận cao cho
tới một giai đoạn nào đó sẽ gây ra hiện tượng thừa vốn ở ngành đó và thiếu
vốn ở ngành khác như vậy sẽ góp phần điều hoà vốn tốt giữa các ngành.
+ Thông qua thị trường chứng khoán giúp chủ thể trong nền kinh tế trở
thành nhà đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế quốc dân giúp:
- Cổ phần hóa, tư nhân hóa doanh nghiệp thành công.
- Hình thành đa sở hữu về tài sản và tư liệu sản xuất, tính chất sở hữu
toàn dân được mở rộng làm quan hệ sản xuất phù hợp với phát triển của lực
lượng sản xuất, đây chính là cơ sở của sự phát triển.
-Phân bổ quyền lợi và rủi ro cho các thành viên trong xã hội.
+ Nhờ vào trào lưu quốc tế hóa thị trường chứng khoán quốc gia cho
nên nó có vai trò như là người dẫn vốn đầu tư của người nước ngoài vào trong
nước, đồng thời dẫn vốn đầu tư trong nước ra nước ngoài, những nước có cơ
hội và môi trường đầu tư có lợi hơn.
+ Thị trường chứng khoán như "Phong Vũ Biểu"của nền kinh tế quốc
dân: Khi mà nền kinh tế phát triển thì lợi nhuận đem chia cho chủ đầu tư tăng
lên. Lợi nhuận tăng là yếu tố làm giá cả chứng khoán tăng lên, dung lượng
mua bán chứng khoán do đó cũng tăng theo.Ngược lại kinh tế suy thoái thì
dẫn đến hoạt động giảm sút của thị trường. Như vậy biến động giá trên thị
trường chứng khoán chính là dấu hiệu của nền kinh tế.
2. Hoạt động của thị trường chứng khoán:
aNguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung:
*Nguyên tắc trung gian:
+ Yêu cầu việc mua bán chứng khoán phải thông qua người môi giới
chứng khoán.
+Mục đích: Bảo vệ quyền lợi người mua, người bán chứng khoán; duy
trì cho thị trường chứng khoán hoạt động thường xuyên và bảo đảm sự chân
thực của các cuộc giao dịch.
*Nguyên tắc đấu giá: Bảo đảm cho giá chứng khoán được hình thành
theo quan hệ cung cầu trên thị trường.

* Nguyên tắc công khai: Đảm bảo mọi thông tin liên quan đến thị
trường chứng khoán:số lượng, giá chứng khoán,công ty có chứng khoán niêm
yết được công bố đầy đủ rõ ràng và công khai trên thị trường chứng khoán.
b.Luật và các vấn đề mà luật điều chỉnh:
* Để có niềm tin vào chứng khoán cần phải có những luật lệ riêng qui
định việc mua bán chứng khoán.Đối với hàng hóa thông thường thì luật bảo
vệ người tiêu dùng cuối cùng chống lại các món hàng nguy hiểm, những
quảng cáo sai, hàng giả, hàng nhái...còn luật chứng khoán đặt ra để bảo vệ
người đầu tư.
* Các vấn đề luật điều chỉnh:
+ Luật chứng khoán điều chỉnh việc đăng ký phát hành và niêm yết của
chứng khoán với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và Sở Giao Dịch Chứng
khoán.

Trang 3


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Luật đảm bảo có một nguồn thông tin liên tục về công ty phát hành
chứng khoán bằng cách buộc công ty phải có những báo cáo bổ túc, cứ 3
tháng một lần thông báo cho những người nắm chứng khoán của công ty để
họ biết được tình hình hoạt động,đồng thời khi họ có yêu cầu mua bán thì
cũng biết tình hình về số chứng khoán mà mình đang nắm giữ.
+ Luật có các khoản trừng phạt sự gian dối, lừa đảo nơi phát hành.
+ Luật qui định hoạt động của những người môi giới để đảm bảo họ sẽ
không lợi dụng lợi thế về kinh nghiệm và cơ hội mua bán hơn hẳn của họ mà
ăn thông với nhau qua mặt hay ăn chặn của công chúng vốn không chuyên
nghiệp.
3.Hàng hóa chủ yếu trên thị trường chứng khoán:
3.1 Chứng khoán - hàng hóa vốn:

a.Khái niệm: Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc
vốn của tổ chức phát hành.
b. Đặc điểm:
- Là những chứng thư có giá thể hiện quyền sở hữu chứng khoán đối
với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành của chủ sở hữu.
- Là công cụ vốn trung và dài hạn.
- Được pháp luật bảo hộ thông qua luật chứng khoán.
- Được phép trao đổi chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán,
nghĩa là có tính thanh khoản.
c. Phân loại:
* Chứng khoán nợ:Chứng khoán gắn liền với quyền lợi sở hữu chủ một
phần của công ty cổ phần nào đó thì gọi là cổ phiếu.Người nắm giữ cổ phiếu
có quyền chủ sở hữu một phần của một công ty, nghĩa là công ty sẽ chia cả lợi
nhuận lẫn rủi ro cho người đó.Như thế nghĩa là cổ phiếu chỉ có giá trị khi
công ty đó còn giá trị, giá trị công ty lên thì giá trị cổ phiếu lên và ngược lại.
* Chứng khoán vốn: Loại chứng khoán gắn với quyền chủ nợ gọi là trái
phiếu.Người nắm trái phiếu có quyền đòi nợ về lãi vay và nợ gốc trừ khi con
nợ bị phá sản và không còn gì để trả nợ.
* Chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán: bao gồm nhiều loại chẳng hạn
như: chứng quyền, chứng khế, chứng chỉ thụ hưởng ...
3.2 Các loại chứng khoán lưu thông trên thị trường:
a. Cổ phiếu (stocks):
* Khái niệm: là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần
vốn đã góp của cổ đông vào doanh nghiệp, do doanh nghiệp phát hành và
được chia lãi(gọi là cổ tức)của phần vốn góp theo qui định của doanh nghiệp,
được hưởng các quyền do điều lệ của doanh nghiệp cổ phần qui định.
* Giá cổ phiếu:
+ Mệnh giá:là số tiền ghi trên bề mặt của cổ phiếu và nó lớn hay nhỏ
tùy thuộc vào qui định của từng nước.


Trang 4


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Thị giá cổ phiếu:là giá mua bán của cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán.
+ Thư giá: giá của cổ phiếu theo sổ sách kế toán của công ty cổ phần.
* Phân loại:
+ Cổ phiếu thường(common stock ): là một loại cổ phiếu nhưng có các
đặc điểm sau:
- Không qui định tỷ suất cổ tức mà cổ đông được hưởng.Cổ tức cổ
đông được hưởng theo tình hình hoạt động của công ty cổ phần,theo kế hoạch
đề ra đầu năm của công ty.
- Chỉ được chia lãi khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi.
- Thời hạn của cổ phiếu thường là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời hạn
hoạt động của doanh nghiệp.
- Cổ đông được hưởng các quyền lợi như: quyền bầu cử, quyền ưu tiên
mua chứng khoán do công ty phát hành, quyền quản lý công ty...
+ Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock): chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so
với cổ phiếu thường, nó khác với cổ phiếu thường ở các đặc điểm sau:
- Cổ tức được qui định rõ trên cổ phiếu hoặc là một số tiền nhất định
hoặc tỷ suất cổ tức.
- Cổ tức ưu đãi được nhận trước cổ tức thường nếu doanh nghiệp có
lãi.Nếu lỗ hoặc lãi không đủ chia thì cổ tức ưu đãi được tích lũy để trả cho
những năm sau.
- Khi hoàn vốn cho cổ đông thì cổ đông ưu đãi được xếp vào trình tự
ưu tiên trước cổ đông thường.
- Khi doanh nghiệp bị giải thể thì sẽ hoàn vốn cho cổ phiếu ưu đãi theo
nguyên tắc ngang giá nếu như đủ vốn hoàn trả.Hay đối với giá trị còn lại của

doanh nghiệp mà cần phân chia, cổ đông ưu đãi được quyền phân chia trước
cổ đông thường.
- Khi công ty cổ phần bị giải thể hoặc phá sản thì chủ sở hữu cổ phiếu
ưu đãi được ưu tiên hoàn trả vốn trước chủ sở hữu thường.
Phân loại cổ phiếu ưu đãi :
-> Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: Là loại cổ phiếu mà trong đó qui định cổ
tức năm trước không trả được có thể để dồn tích lũy toàn bộ hay từng phần
vào năm sau.Doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ số cổ tức được tích lũy đó.
-> Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: Là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp
có lãi đến đâu trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích lũy vào năm sau.
-> Cổ phiếu ưu đãi dự phần: Là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp cam kết
ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu doanh nghiệp còn lãi chưa chia sẻ cho
phép cổ đông của cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi này.
-> Cổ phiếu ưu đãi hoàn vốn: Là loại cổ phiếu doanh nghiệp dành cho
các cổ đông ưu đãi được hoàn vốn trước cổ đông thường khi doanh nghiệp có
chủ trương hoàn vốn.
-> Cổ phiếu ưu đãi thu hồi: Là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có
quyền thu hồi cổ phiếu hoặc trả lại vốn cho cổ đông hoặc là đổi lại cổ phiếu

Trang 5


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
ưu đãi khác có mức tỉ suất cổ tức phù hợp với lãi suất chiết khấu trên thị
trường.
-> Cổ phiếu ưu đãi đảm bảo: Là loại cổ phiếu được một người khác
đứng ra cam kết bảo lãnh thanh toán nếu như doanh nghiệp phát hành không
thanh toán được.Người bảo lãnh này thường là Công ty bảo lãnh, Ngân hàng,
Công ty chứng khoán, Hoặc công ty bảo hiểm tín dụng.
+ Cổ phiếu thụ hưởng(redeemable stock): là cổ phiếu không vốn do

doanh nghiệp phát hành cho các cổ đông được hoàn vốn của cổ phiếu thường
hoặc cổ phiếu ưu đãi, thường là cổ phiếu ghi danh.Cổ đông được quyền phân
chia lợi nhuận của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận
giữ lại chưa chia.
b. Trái phiếu:
* Khái niệm: là chứng thư xác nhận một khoản vay nợ của người phát
hành ra nó, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong một thời
gian nhất định.
* Phân loại:
+ Trái phiếu doanh nghiệp: là chứng thư xác nhận một khoản vay nợ
của doanh nghiệp đối với người cho doanh nghiệp vay trong một thời gian
nhất định, doanh nghiệp sẽ trả lãi vay và hoàn vốn trong hạn hoặc đến hạn
vay qui định trên trái phiếu đó.
-> Mệnh giá: Là số tiền ghi trên bề mặt trái phiếu.
-> Thời hạn trái phiếu: Là thời hạn đi vay của doanh nghiệp đối với trái
chủ và được ghi rõ trên trái phiếu.
->Thời hạn trung bình của trái phiếu:
- Thời hạn đáo hạn: Là số năm thánh tính đến ngày hết hạn của trái
phiếu.
- Thời hạn trung bình:Là thời hạn mà 100% số tiền của trái phiếu(mệnh
giá) được sử dụng trong suốt thời hạn đó.
-> Thời hạn trả trái tức của cổ phiếu:
Trái tức là tiền lãi vay mà thụ trái phải trả cho trái chủ theo từng định
kỳ nhất định qui định trên trái phiếu. Có thể qui định là tháng,quí, nửa năm
hoặc một năm.
+ Trái phiếu Chính phủ:
-> Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do bộ tài
chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá và có trái tức. Trái phiếu Chính phủ
bao gồm: Tín phiếu kho bạc ngắn hạn, tín phiếu kho bạc trung hạn và trái
phiếu kho bạc.

- Tín phiếu kho bạc ngắn hạn: là trái phiếu có thời hạn dưới một năm
và được yết giá bằng lợi suất hàng năm trên cơ sở lãi suất chiết khấu của ngân
hàng.
- Tín phiếu kho bạc trung hạn: là tín phiếu có thời hạn từ 1 tới 10
năm.Khác với tín phiếu ngắn hạn, tín phiếu này có trái suất ghi trên tín phiếu
và trái tức được thanh toán hàng năm hoặc nửa năm một lần.

Trang 6


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
- Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn trên 10 năm và có
đặc tính: Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có phương án
phát hành và kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả vốn và lãi; Bộ tài chính duyệt
y cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng và trả nợ;Bộ tài chính bảo lãnh
thanh toán trái phiếu cho công trình Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố có trách nhiệm thanh toán các trái phiếu phát hành cho các công trình địa
phương.
c. Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán:
* Chứng quyền(Right Certificate):Là chứng thư do công ty phát hành
cho các cổ đông, trong đó qui định quyền của cổ đông được mua một số
lượng cổ phiếu mới do công ty phát hành theo một giá qui định(nhỏ hơn giá
cổ phiếu trên thị trường hiện tại) trong một thời hạn nhất định.Cổ đông thực
hiện quyền mua nhưng cũng có thể chuyển nhượng,bán quyền mua cho người
khác để kiếm lời.
* Chứng khế(warrants): Là một chứng từ tài chính phát hành cùng
với cổ phiếu hay trái phiếu ưu đãi. Chứng khế cấp cho cổ đông khi phát hành
chứng khoán mới, qui định lượng cổ phiếu thường được quyền mua với giá
đăng ký cao hơn giá thị trường vào thời điểm phát hành trong thời hạn tương
đối dài, có khi là vĩnh viễn.

* Hợp đồng quyền chọn(option contract):Là một sự thỏa thuận mua
bán chứng khoán với một giá qui định trong thời gian tương lai và hy vọng
giá sẽ tăng lên thì sẽ thực hiện quyền mua chứng khoán và hy vọng giá sẽ
giảm xuống thì sẽ thực hiện quyền bán chứng khoán để kiếm lời.Gồm có 2
loại: + Hợp đồng quyền chọn bán: Là hợp đồng trong đó cho phép người
mua được quyền bán một số cổ phiếu nhất định theo giá qui định trong một
thời gian qui định của tương lai và người mua hợp đồng phải trả cho người
bán hợp đồng một khoản phí chọn bán.
+ Hợp đồng quyền chọn mua: Là hợp đồng trong đó cho phép người
mua hợp đồng được quyền mua một số cổ phiếu nhất định theo theo một giá
qui định trong một thời hạn qui định của tương lai. Người mua hợp đồng phải
trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua.
II. Khái quát chung về Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Trước tiên là sự ra đời và phát triển của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà
Nước,thành lập ngày 28/11/1996 theo nghị định số 75/CP của Chính phủ, là
cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là công việc phù hợp với chủ
trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có ý nghĩa
quyết định cho sự ra đời và phát triển của Trung Tâm Giao Dịch Chứng
Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh sau này.

Trang 7


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã sớm nghiên cứu và xây dựng
khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và mốc quan trọng trong tiến trình
đó là việc ban hành nghị định: 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998.

Tới ngày 20/07/2000 Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đây chính là một tất yếu của nền
kinh tế thị trường.Và nó xem như là bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế
Việt Nam trong thế kỷ 21 này.
Ngày 11/6/2003, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Việt Nam
chính thức thành lập theo quyết định số 29/2003/QĐ-BNV của Bộ Trưởng bộ
nội vụ.
Trong quá trình hình thành và phát triển thì khung pháp lý được xây
dựng trước đó có nhiều tồn tại và không phù hợp nên ngày 28/11/2003 Thủ
tướng Chính phủ đã ký nghị định số 144/2003/ NĐ-CP thay thế nghị định
48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998.
2.Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành
Phố Hồ Chí Minh:
* Sơ đồ 1: Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước
UBCKNN
Chủ tịch
Phó chủ tịch

Uỷ viên kiêm nghiệm
- Thứ trưởng bộ KH ĐT
- Thứ trưởng bộ TC
- Thứ trưởng bộ Tư pháp
- Phó thống đốc NHNN

Vụ phát triển TTCK
Vụ quản lí phát hành CK
Vụ quản lí kinh doanh CK

TTNC & BDNVCK
Vụ quan hệ quốc tế

TTGD CK Hà Nội
Vụ tổ chức cán bộvà đào tạo
TTGD CK Tp HCM
Vụ thanh tra
Vp Đại diện Tp HCM
Văn phòng Uỷ ban
Vụ tài chính - kế toán
Tạp chí
CK

VP Pháp
chế

Phòng
CNTT

Trang 8


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học

*Giới thiệu về các công ty chứng khoán của HCMCSTC:
Bảng 1
Đơn vị tính: tỷ đồng
Vốn
Tên công ty
Mã số
Lĩnh vực hoạt động
điều lệ
1.Cty CK NH

BSC
55
Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
Đầu tư và phát
hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
triển Việt Nam.
vấn đầu tư chứng khoán.
2.Cty CK NH
GRISECO 60
Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
Nông Nghiệp và
hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
phát triển nông
vấn đầu tư chứng khoán.
thôn Việt Nam.
3.Cty CK NH
VCBS
60
Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
Ngoại Thương
hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
Việt Nam.
vấn đầu tư chứng khoán.
4.Cty CK NH
ICBS
55
Môi gởi ck, lưu quí ck, tư vấn đầu
Công Thương
tư, tư vấn cổ phần hóa , tư vấn
Việt Nam.

niêm yết trên TTGDCK, quản lý
danh mục đầu tư, đại lý phát hành,
bảo lãnh phát hành
5.Cty Chứng
ACBS
43
Môi giới; Quản lý danh mục đầu tư
khoán ACB
Tư vấn đầu tư chứng khoán; bảo
lãnh phát hành; Tự doanh.
6.Cty Chứng
BJSSC
43
Môi giới, tự doanh, quản lý danh
khoán Bảo Việt
mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, tư
vấn đầu tư ck.
7.Cty Chứng
9
Môi giới, quản lý danh mục đầu tư,
khoán Thăng
tư vấn đầu tư ck
Long.
8.Cty chứng
FSC
43
Môi giới, tự doanh, quản lý danh
khoán Đệ Nhất.
mục đầu tư ,bảo lãnh phát hành, tư
vấn đầu tư ck.

9.Cty chứng
SSI
6
Môi giới ck, tư vấn đầu tư
khoán Sài Gòn
10.Cty chứng
MKS
6
Môi giới ck, tư vấn đầu tư
khoán Mê Kông
11.Cty Cổ phần
HPSC
21,75
Môi giới, Tư vấn đầu tư, Quản lý
chứng khoán Hải
danh mục đầu tư, Tự doanh
Phòng.
12.HCMC
HSC
50
Môi giới, Tự doanh, Bảo lãnh phát
Securities
hành Quản lý danh mục đầu tư, Tư
Corporation
vấn đầu tư.
3. Tình hình chung về các công ty niêm yết tại TTGDCK Tp HCM:
Trang 9


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học

Bảng 2

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chứng
Vốn
Tên công ty
khoán
Lĩnh vực hoạt động
điều lệ
niêm yết
1.Cty CP Cơ
REE
150
Sản xuất kinh doanh (SXKD) trong
điện lạnh
lĩnh vực cơ điện lạnh
2.Cty CP Cáp và SAM
120
SXKD các loại cáp, vật liệu viễn
vật liệu viễn
thông và vật liệu điện dân dụng
thông
3.Cty CP chế
LAF
19,0984 SXKD các mặt hàng phục vụ cho quá
biến hàng XK
trình xuất nhập khẩu
Long An
4.Cty CP khách SGH

17,663 Dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước,
sạn Sài Gòn
vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm,
phòng họp. Kinh doanh ăn uống vũ
trường.
5.Cty CP đồ hộp CAN
35
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm
Hạ Long
đóng hộp và các mặt hàng nông thuỷ
sản
6.Cty CP nhựa
DPC
15,8
SXKD các sản phẩm nhựa: bao bì,
Đà Nẵng
ống nước...
7.Cty CP Bánh
BBC
56
SXKD trong và ngoài nước trên các
Kẹo Biên Hoà
lĩnh vực về công nghiệp chế biến
bánh kẹo.
8.Cty CP nước
TRI
37,903 SXKD nước giải khát: sản xuất sữa
giải khát Sài
đậu nành, nước ép trái cây, rượu
Gòn

nhẹ .... và kinh doanh nhà hàng ăn
uống
9.Cty CP SXKD GIL
17
SX chế biến và xuất khẩu các mặt
và Xuất nhập
hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản, thủ
khẩu Bình
công mỹ nghệ, may mặc. KD các mặt
Thạnh
hàng sắt thép, hạt nhựa ...
10.Cty CP cơ
BTC
13,512. SXKD trong lĩnh vực cơ khí và xây
khí và xây dựng
858.34 dựng: thiết kế, chế tạo, lắp đặt máy
Bình Triệu
2
cơ khí nông nghiệp... thiết kế công
trình thuỷ lợi, thuỷ điện...
11.Cty CP Bao
BPC
38
SXKD các loại bao bì, các sản phẩm
bì Bỉm Sơn
từ nhựa và giấy, xuất nhập khẩu bao
bì, vật tư, phụ tùng thiết bị sản xuất
bao bì.
12.Cty CP xuất
AGF

41,7913 SXKD, chế biến và xuất khẩu thuỷ
nhập khẩu thuỷ
sản đông lạnh, nông sản thực phẩm
sản An Giang
và vật tư nông nghiệp.
Trang 10


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
13.Cty CP bê
tông 620 Châu
Thới
14.Cty CP đại lý
liên hiệp vận
chuyển

BT6

15.Cty CP hợp
tác kinh tế và
xuất nhập khẩu

SAV

16.Cty CP thuỷ
sản số 4

TS4

17.Cty CP xuất

nhập khẩu
Khánh Hội

KHA

GMD

18.Cty CP kho
TMS
vận và giao nhận
ngoại thương Sài
Gòn
19.Cty CP xây
lắp bưu điện Hà
Nội

HAS

20.Cty CP viễn
thông VTC

VTC

21.Cty CP giấy
Hải Phòng

HAP

58,8269 SX lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn,
vật liệu xây dựng... xây dựng các

công trình cầu cống, bến cảng...
200
Tổ chức KD vận tải đa phương thức,
văn phòng làm việc... xây dựng môi
giới và gọi đối tác đầu tư vào hạ tầng
cơ sở giao thông vận tải, cầu tàu,
công trình bến bãi...
45
SXKD, xuất khẩu đồ mộc gia dụng,
lương thực thực phẩm, máy móc thiết
bị phục vụ cho quá trình sản xuất và
vận chuyển.
15
SXKD các mặt hàng nông sản, thuỷ
hải sản, súc sản và một số lĩnh vực
KD theo quy định của Pháp luật.
19
Xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng
và vật tư sản xuất... KD các mặt
hàng theo quy định pháp luật: rượu
bia, giày da, dịch vụ ăn uống...
22
Đại lý giao nhận vận chuyển hàng
hoá xuất khẩu đường biển, hàng
không và đường bộ... KD kho bãi,
kho ngoại quan, thu gom đóng gói
hàng lẻ... dịch vụ uỷ thác hàng hoá
xuất nhập khẩu.
12
Tư vấn, thiết kế, thi công các công

trình xây lắp bưu chính viễn thông;
công trình xây lắp cơ điện lạnh; công
trình xây lắp dân dụng và giao
thông... KD nhà, xăng dầu, vật tư
thiết bị ngành bưu chính viễn thông...
18
Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp các
thiết bị bưu chính viễn thông, điện,
điện tử tin học. Xây dựng và chuyển
giao các công trình điện, điện tử viễn
thông và tin học...
10,08
SXKD các loại sản phẩm giấy tiêu
dùng trong nước, sản phẩm chế biến
từ lâm sản. sản phẩm bao bì, gỗ,
nhựa...

Trang 11


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
4.Đánh giá chung về công tác tổ chức và vận hành củaTrung Tâm
Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua:
a. Việc tổ chức vận hành của TTGDCK TpHCM:
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh được tổ
chức theo mô hình tập trung với qui mô nhỏ, thực hiện chức năng xác định
giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu tạo cơ hội luân chuyển vốn cho nhà
đầu tư chứng khoán. Khi mới đi vào hoạt động chỉ có 2 loại cổ phiếu là REE
và SAM với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỉ đồng.Đến nay giá trị chứng
khoán niêm yết là gần 6.600 tỉ đồng bao gồm trên 1000 tỉ đồng cổ phiếu của

21 công ty niêm yết và trên 5.500 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
của ngân hàng đầu tư phát triển. Thời gian đầu Trung Tâm Giao Dịch Chứng
Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện 3 phiên một tuần, từ tháng
3/2002 đã nâng lên 5 phiên / tuần.Tính tới 30/6/2003 Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được 570 phiên giao dịch
chứng khoán liên tục, an toàn, đạt giá trị chứng khoán giao dịch gần 3.700 tỉ
đồng trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 88% và trái phiếu chiếm gần 12%.
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực
hiện tốt chức năng của trung tâm lưu quí chứng khoán trong điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật cũng như nhân lực còn hạn chế. Hệ thống lưu kí hoạt động
tương đối hiệu quả, vì thế đã rút ngắn thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống
còn 3 ngày ở Trung tâm lưu ký 100% trái phiếu niêm yết và trên 50% cổ
phiếu niêm yết cũng được lưu ký, điều này giúp cho hoạt động thanh toán
giao dịch chứng khoán nhanh gọn, giảm thiểu rủi ro. Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đã chủ động cung cấp thông tin kịp
thời thông qua các công ty chứng khoán tới người đầu tư, đến nay đã có dịch
vụ cung cấp thông tin trực tuyến (on-line) thay cho việc cung cấp thông tin tại
sàn thông qua đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán.
Từ ngày 20/05/2003 Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật như: hạ thấp lô giao dịch
cổ phiếu, tăng từ một lên 2 lần khớp lệnh trong một phiên giao dịch, bổ sung
lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh, giảm tỉ lệ ký quĩ tối thiểu xuống còn
70%. Việc áp dụng giải pháp trên bước đầu có tác dụng thu hút thêm nhà đầu
tư, tập dượt cho việc khớp lệnh sau này.
Nhìn chung trong 3 năm Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành
Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý niêm yết, Tư
vấn, giao dịch và công bố thông tin trên thị trường, ngày càng chủ động hơn
trong tổ chức,vận hành và quản lý giao dịch chứng khoán. Trong quá trình
hoạt động trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, tiếp nhận ý kiến
đóng góp của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường để kiến nghị lên Ủy Ban

Chứng Khoán Nhà Nước điều chỉnh và bổ sung kịp thời các quyết định, qui
chế cho phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tiễn thị trường. Tuy nhiên do
hạn chế về kinh nghiệm quản lý và điều hành, về cơ sở vật chất, về tính năng
của hệ thống giao dịch hiện có. Nên Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán

Trang 12


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Thành Phố Hồ Chí Minh còn có những bất cập trong giám sát giao dịch
chứng khoán, giám sát thực hiện chế độ công bố thông tin của công ty niêm
yết.
b.Diễn biến hoạt động trên thị trường thời gian qua:
+ Biểu đồ 1: Biểu đồ chỉ số VN_Index
600
500
400
300

Line 1

200
100

27
/1
2/
20
28
00

/0
3/
20
25
01
/0
6/
20
25
01
/0
7/
20
21
01
/1
1/
20
15
01
/0
3/
20
29
02
/0
5/
20
17
02

/1
0/
20
02
05
/0
31 8 /0
3
/0
7/
20
03
09
/0
5/
03
10
/0
3/
03

0

Nhìn chung hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3
năm qua có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu hoạt động tới giữa năm 2001 có thể thấy
đây là giai đoạn khởi đầu sôi động và náo nhiệt. Dù lượng cổ phiếu niêm yết
trên thị trường tăng không nhiều (từ 2 lên 5 cổ phiếu tham gia niêm yết và
giao dịch), nhưng giá cả trong giai đoạn này lại liên tục tăng.Chính điều này
làm cho thị trường chứng khoán sôi động bởi lượng cầu hàng hóa trong giai

đoạn này là cao so với cung hàng hóa.Chỉ số Vn_Index vào cuối giai đoạn
này cũng đạt mức kỷ lục là: 571,04 điểm.
* Giai đoạn 2: Từ giữa năm 2001 tới cuối năm 2001.Đây là thời kỳ suy
thoái, giá của các loại cổ phiếu bắt đầu giảm nhanh và mạnh sau những can
thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước với mục đích nhằm hạ nhiệt thị trường.
Đến cuối năm 2001 thì giá chứng khoán lấy lại được thăng bằng dần cùng với
việc tăng thêm số lượng và chủng loại chứng khoán trên thị trường. Chỉ số
chứng khoán thời kỳ này xoay quanh con số 200 điểm.Theo số liệu tổng kết
năm 2001: Tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi tháng là 77,5 tỉ đồng với
tổng số 11 loại cổ phiếu cùng 8 công ty chứng khoán hoạt động vào thời điểm
cuối năm.
* Giai đoạn 3: Từ đầu năm 2002 tới cuối năm 2002.Có thể nói đây là
giai đoạn kéo dài của giai đoạn 2, giá cả cổ phiếu vẫn ế ẩm còn giao dịch cổ
phiếu diễn ra thưa thớt, thị trường không thu hút được người đầu tư.Có lẽ thị
trường đã mất đi hẳn sự sôi động và náo nhiệt ban đầu, thay vào đó là sự lo âu
và rút lui khỏi thị trường của một số nhà đầu tư. Chỉ số chứng khoán giai đoạn
này xoay quanh mức 180 - 200 điểm.
* Giai đoạn 4: Từ đầu năm 2003 đến nay.Mặc dù giai đoạn này tình
hình chung của cả thị trường không có nhiều khởi sắc vẫn là sự sụt giảm cả về
Trang 13


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
khối lượng và giá cả giao dịch, nếu có thay đổi chỉ là những biến động nhỏ
mang tính đột phát, thời điểm của một số loại chứng khoán trong khoảng thời
gian ngắn chứ thị trường chứng khoán vẫn ế ẩm.Chỉ số chứng khoán Việt
Nam hạ thấp hơn so với giai đoạn trước chỉ dao động xung quanh con số 150
điểm, gần bằng so với thời điểm 3 tháng khi mà thị trường chứng khoán chính
thức đi vào hoạt động.
Từ thực tế qua các giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam có

thể thấy thị trường chứng khoán chưa thể hiện vai trò chiến lược là kênh huy
động vốn trung dài hạn cho các công ty niêm yết nói riêng, nền kinh tế Việt
Nam nói chung. Trong khi với tốc độ tăng trưởng và phát triển của kinh tế
nước nhà thì hầu như tất cả các ngành nghề của nền kinh tế đều có nhu cầu
vốn rất lớn: Doanh nghiệp công nghiệp chế biến xuất khẩu cần đổi mới công
nghệ, đổi mới trang thiết bị doanh nghiệp vận tải,điện lực,viễn thông ...nhưng
dường như vẫn chưa có kế hoạch chiến lược để huy động vốn trung dài hạn từ
thị trường chứng khoán của các ngành,lĩnh vực đó.Hiện nay thị trường trái
phiếu chỉ có thể hỗ trợ cho Chính phủ phát hành một số loại trái phiếu còn
thực tế thị trường này không thu hút được người đầu tư nên giao dịch thưa
thớt. Còn thị trường chứng khoán tập trung thì chưa huy động được vốn trực
tiếp cho nền kinh tế, chủ yếu mới thực hiện chức năng thanh khoản cho nhà
đầu tư cổ phiếu.Đó là những vấn đề yêu cầu cần phải nhìn lại, phân tích
nguyên nhân của tình trạng ế ẩm trên thị trường chứng khoán. Bởi vì nếu cứ
tiếp tục kéo dài tình trạng trên thì thị trường chứng khoán khó lòng tránh khỏi
sự thờ ơ của người đầu tư và niềm tin của công chúng vào thị trường chứng
khoán sẽ giảm dần.
Phần II:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô giao dịch
chứng khoán của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh:
I. Đánh giá qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:
1.Đánh giá về số lượng các công ty niêm yết trong 3 năm qua:
Để đánh giá về số lượng công ty niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong 3 năm qua, có thể dựa vào bảng
số liệu sau:
Bảng 3:
Số liệu về công ty niêm yết tại HCMCSTC đến tháng 10/2003.
Stt Tên công ty Mã
Số lượng Tổng giá trị %
Ngày niêm

niêm yết
CPNY CPNY
CPNY
yết
1
CTCP
Cơ REE
22.500.000 225.000.000
21,5 28/07/2000
Điện Lạnh
2
CTCP Cáp và SAM 12.000.000 120.000.000
11,5 28/07/2000
Vật
Liệu
Viễn Thông
3
CTCP Giấy HAP
2.008.000
20.008.000
1,93 8/8/2000
Hải Phòng
Trang 14


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
4

5


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

CTCP Kho
Vận và Giao
Nhận Ngoại
Thương
CTCP
Chế
biến
hàng
xuất
khẩu
Long An
CTCP Khách
Sạn Sài Gòn
CTCP
Đồ

hộp Hạ Long
CTCP Nhựa
Đà Nẵng
CTCP Bánh
kẹo Biên Hòa
CTCP Nước
giải khát Sài
Gòn
CTCP SXKD
& XNK Bình
Thạnh
CTCP Cơ khí
& Xây dựng
Bình Triệu
CTCP Bao bì
Bỉm Sơn
CTCP

tông
620
Châu Thới
CTCP Đại lý
liên hiệp vận
chuyển
CTCP XNK
Thủy Sản An
Giang
CTCP Hợp
tác Kinh tế &
XNK

CTCP Thủy
Sản 4
CTCP XNK

TMS

2.200.000

22.000.000

2,10 8/8/2000

LAF

1.909.840

19.098.400

1,83 15/12/2000

SGH

1.766.300

17.663.000

1,69 18/07/2001

CAN


3.500.000

35.000.000

3,36 19/10/2001

DPC

1.587.280

15.872.800

1,52 28/11/2001

BBC

5.600.000

56.000.000

5,35 28/12/2001

TRI

3.790.300

37.903.000

3,60 28/12/2001


GIL

1.700.000

17.000.000

1,63 02/01/2002

BTC

1.261.345

12.613.450

1.22 21/01/2002

BPC

3.800.000

38.000.000

3,63 11/04/2002

BT6

5.882.690

58.826.900


5,62 18/04/2002

GMD

20.000.000

200.000.000

19,1 22/04/2002

AGF

4.179.130

41.791.300

3,99 05/02/2002

SAV

4.500.000

45.000.000

4,31 09/05/2002

TS4

1.500.000


15.000.000

1,43 8/08/2002

KHA

1.900.000

19.000.000

1,82

Trang 15


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học

20
21

Khánh Hội
CTCP Viễn VTC
Thông
CTCP
Xây HAS
Lắp
Bưu
Điện Hà Nội
Tổng cộng


1.797.740

17.977.400

1,72 12/2/2003

1.200.000

12.000.000

1,15 19/12/2002

104.582.62 1.045.774.25 100
5
0
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy trong mỗi khoảng thời gian
nhất định thì số công ty niêm yết so với số công ty cổ phần chiếm tỉ lệ rất nhỏ,
cụ thể:
Bảng 4: Tỷ lệ công ty niêm yết so với công ty cổ phần
Năm
93 94 95 96 97 98
99 200 200 200 6/03
0
1
2
Doanh 2
1
3
5
7

100 250 212 204 148 60
nghiệp
CPH
Cty NY
5
5
10
1
Nguồn: Tài chính tháng 8/2003.
Nhận xét: Xét về số lượng công ty tham gia niêm yết có thể thấy qui
mô giao dịch của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh còn quá nhỏ, và việc mở rộng qui mô diễn ra chậm. Trong giai đoạn đầu
thì có xu hướng tăng nhưng cho tới năm 2003 thì có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.
Như vậy trong 3 năm qua với hơn 100 công ty đủ điều kiện niêm yết trong
tổng số hơn 1000 công ty cổ phần hóa nhưng chỉ có 21 công ty tham gia niêm
yết và giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Thành Phố Hồ Chí Minh thì quả là
một vấn đề đáng quan ngại. Vấn đề này đặt ra không chỉ cho thị trường chứng
khoán mà phần nào cho thấy cái tâm lí bất an còn tồn tại từ thời kế hoạch hóa
tập trung, một nơi chưa thể hiện được vai trò của mình còn bản thân công ty
cổ phần hóa thì lại sợ sự công khai minh bạch và những phiền toái gặp phải
trong khi chưa nhìn thấy được lợi lộc gì.
2.Đánh giá về giá trị giao dịch của TTGDCK TpHCM:
Dựa vào biểu đồ giá trị giao dịch của TTGDCK TpHCM ta có:

Trang 16


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Biểu đồ 2: Giá trị giao dịch tại TTGDCK qua một số phiên
25000000000

20000000000
15000000000

Line 1

10000000000
5000000000

27
/1
2/
20
00
28
/0
3/
20
01
25
/0
6/
20
01
25
/0
7/
20
01
21
/1

1/
20
01
15
/0
3/
20
02
29
/0
5/
20
02
17
/1
0/
20
02
05
/0
8/
03
31
/0
7/
20
03
09
/0
5/

03
10
/0
3/
03

0

Nguồn: Tạp chí ngân hàng , số 15, năm 2003
Dựa vào biểu đồ trên và chỉ số VN_Index:
Biểu đồ 3: Biểu đồ chỉ số VN-INDEX

10
/0
3/
03

24
/4
/2
00
3

04
/0
1/
03

31
/1

2/
20
02

20
01
31
/1
2/

25
/0
6/
20
01

Line 1

29
/1
2/
20
00

28
/0
7/
20
00


600
500
400
300
200
100
0

Qua 2 biểu đồ trên nếu chia giá trị giao dịch cổ phiếu có thể ra làm 3
giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1(20/7/2000 -> 6/2001):Đây là giai đoạn khủng hoảng
thiếu:
Khi mới đi vào hoạt động trung tâm Giao Dịch TP HCM chỉ có 2 loại
cổ phiếu giao dịch đó là cổ phiếu của Công Ty Cơ điện lạnh (REE ) và Công
Ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông( SAM ). Như vậy có thể thấy với số
lượng cổ phiếu 15 triệu của REE và 12 triệu tương ứng của SAM thì cung quá
nhỏ,chính điều này đã gây ra những sự tăng giá nhanh chóng cho các cổ phiếu
này.
Hơn thế tình trạng thiếu cung sớm được bộc lộ, biểu hiện là số lượng
chứng khoán niêm yết quá ít làm cho tình trạng giao dịch thường diễn biến
theo một chiều, đó là sự tăng giá "ngất ngưởng"và sự giảm giá đến"điểm
đáy". Điều này có thể thấy khá rõ khi cổ phiếu mua được từ những phiên đầu
tới phiên 50 thì được lãi 4 lần so với REE và SAM, 7.1 lần so với HAP và 6.4
lần so với TMS. Siêu lợi nhuận đạt được là 402% tới 710% -không phải nộp
thuế thu nhập.
Hàng hóa quá ít gây nên sự tăng giá đồng thời có sự chênh lệch cung và
cầu quá lớn dẫn đến sự cầu thị của người mua và sự lợi dụng kích giá của
người bán bằng cách bán nhỏ giọt cổ phiếu. Điều này dẫn đến cung và cầu ảo.

Trang 17



Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Trong tháng đầu tiên có phiên lệnh mua gấp 1540 lần lệnh bán. Nghĩa là 1000
người đặt tiền mua chỉ có 6,5 người mua được. Trong giai đoạn này có phiên
giao dịch đạt mức kỷ lục 23.570.700.000VND ( Phiên 137 ngày 25/6/2001).
Vậy thực tế ấy gây nên những bất lợi gì cho qui mô thị trường chứng khoán:
+ Tình trạng thiếu cung như vậy, nhưng thực sự trong giai đoạn đầu
nếu như 60 công ty có đủ điều kiện niêm yết chỉ có 5 Doanh Nghiệp Nhà
Nước cổ phần hóa đồng ý niêm yết. Chính điều này tạo ra bất cập trong vấn
đề giải quyết cung cầu và mở rộng qui mô thị trường. Và vấn đề tăng, giảm
giá và biến động cung cầu chứng khoán đã phản ánh vấn đề không thực về
chất lượng chứng khoán, vì vậy mà có sự e ngại của nhiều công ty cổ phần
khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Nếu như yếu tố chính quyết định tăng (hay giảm) giá chứng khoán là
do quá trình hoạt động của công ty phát triển và mọi người tin vào công ty đó
sẽ tốt trong tương lai. Nhưng ở Việt Nam dường như người ta chưa quen với
việc tìm hiểu thông tin công ty mà chỉ đầu tư theo suy nghĩ "mua được là có
lãi". Chính vì vậy mà chất lượng chứng khoán ở đây chỉ là yếu tố thứ yếu với
nhà đầu tư,với lại cái họ quan tâm là chênh lệch giá để kiếm lời. Minh chứng
cho điều này là việc tăng lãi suất ngân hàng, nếu như lãi suất tăng thì thị giá
chứng khoán hạ, ngược lại khi lãi suất hạ thì thị giá chứng khoán tăng. Vì vậy
mà các nước có thị trường phát triển, giới truyền thông quan tâm, giới đầu tư
nghe ngóng, còn ở Việt Nam khi nâng lãi suất nâng lên tới 9% / năm vào quí
4 năm 2000 mà chỉ số VN_ INDEX không hạ chút nào. Người dân chưa quan
tâm tới nhân tố ảnh hưởng là một chuyện, đồng thời cái tâm lý đầu cơ của họ
đã lấn át mọi toan tính của qui luật thị trường.
Nếu nhìn lại sau 50 phiên giao dịch (22/11/2000) thị trường chứng
khoán Việt Nam được cảnh báo là một "bong bóng tài chính". Tức là khi mà
tỉ số P/E bình quân chạm mức 18-19 vì 18 tương ứng với tỉ suất Lợi nhuận là

5.5% / năm báo hiệu ngành kinh doanh chứng khoán có mức sinh lời quá
thấp so với mức tỉ suất lợi nhuận bình quân chung (khoảng 20%) .
Minh chứng :
Chỉ
số
P/E
(Price/Earning)
của
REE

55.01
SAM là
13.49
HAP
là 5.72
TSM
là 13.52
=>P/E bình quân = ( 55.01 + 13.49 + 5.72 + 13.52 ) : 4
= 21.93
* Giai đoạn2(25/6/2001 -> 11/2001): Đây là giai đoạn khủng hoảng
thừa, chỉ số VN_Index giảm một cách nhanh chóng, dường như không có
điểm dừng.Giá cả của các loại chứng khoán giảm mạnh. Đây chính là nguyên
nhân làm cho giá trị mỗi phiên giao dịch thấp, giá trị bình quân toàn thị
trường giai đoạn này giảm sút chỉ dao động quanh con số 10 tỉ đồng/phiên.Có
phải là do hàng hóa quá nhiều, không phải mà do việc can thiệp của cơ quan
quản lý Nhà nước vào thị trường nhằm giảm nóng cho thị trường làm cho

Trang 18



Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
niềm tin của nhà đầu tư giảm, dẫn đến tình trạng giao dịch diễn ra ảm đạm,
lệnh bán không có người mua, đây là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của
thị trường.
Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động lượng hàng hóa chỉ có thêm một loại
tham gia niêm yết và giao dịch trên thị trường vào đầu năm. Còn 4 loại được
đưa lên vào quí 4 năm 2001. Đáng để ý là 3 loại cổ phiếu: DPC, BBC, TRI
niêm yết dồn dập trong vòng chỉ có 30 ngày. Như vậy thị trường chứng khoán
nước ta sau hơn 1 năm đi vào hoạt động chỉ quản lý 10 công ty trên tổng số
hàng trăm công ty cổ phần đại chúng. Qui mô thị trường thì "thụt lùi", với 16
triệu cổ phiếu gộp lại của cả 5 công ty, cũng chỉ nhỉnh hơn phân nửa so với
tổng số lượng năm 2000.
Đánh giá trong thời gian qua: Khi mới có 6 loại cổ phiếu mà thị trường
chứng khoán đã phát triển quá nóng làm cho thông tin thị trường sai lệch.
Ngoài việc thiếu hàng thông thường thì những biện pháp của nhà quản lý đã
gây ra trạng thái "siết cung" làm thị diễn biến theo trạng thái đơn điệu và
không hiệu quả.Trạng thái siết cung ở đây là do việc thực hiện theo giá chỉ
đạo chứ không theo quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán.Điều này
gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của các công ty cổ phần trong việc tham gia
niêm yết và ảnh hưởng tới tâm lý người đầu tư,làm cho qui mô thị trường
chậm được mở rộng.Hơn thế nữa điều này không phản ánh đúng chất lượng
hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán và kết quả sản xuất kinh
doanh của các tổ chức tham gia niêm yết.
Công ty cổ phần thì không thấy được lợi khi tham gia niêm yết, còn
tâm lý người đầu tư thì bị ảnh hưởng. Cho dù hơn một năm qua đã có sự quan
tâm của người đầu tư và sự đa dạng của thành phần này nhưng dường như họ
vẫn chưa thật sự hứng thú với lĩnh vực đầu tư còn quá nhiều mới mẻ và đầy
rủi ro này.
* Giai đoạn 3(Cuối năm 2001 đến nay): Đây là giai đoạn trầm lắng tại
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Giá trị mỗi

phiên giao dịch chỉ đạt gần 5 tỉ đồng một phiên. Đây quả là điều không vui
với thị trường chứng khoán Việt Nam.Nhưng dù sao tổng kết sau 3 năm hoạt
động tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh có thể
thấy: Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở rộng qui mô được
một bước: Lúc đầu chỉ có 4 loại cổ phiếu với tổng giá trị vốn cổ phần 302,8 tỉ
đồng đến ngày 30/9/2003 số lượng cổ phiếu được phép niêm yết và giao dịch
trên thị trường là 21 loại với tổng số vốn thị trường là khoảng 1.934,806 tỉ
đồng gấp 3 lần giá trị cổ phiếu niêm yết ban đầu.Đối với thị trường trái phiếu,
cho dù chưa được giao dịch mạnh nhưng giá trị trái phiếu đã phát hành và
niêm yết tăng rất nhanh.Ban đầu chỉ có 2 loại trái phiếu Chính phủ với tổng
giá trị niêm yết là 600 tỉ đồng đến nay các nhà đầu tư có thể tiếp cận 76 loại
trái phiếu Chính phủ và 2 loại trái phiếu của ngân hàng đầu tư và phát triển,
tổng giá trị trái phiếu niêm yết đến hết tháng 9 năm 2003 là 5000 tỉ đồng.

Trang 19


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
Hơn thế nữa vào thời điểm đầu tiên của thị trường chứng khoán, số tài
khoản giao dịch cá nhân mở tại các công ty chứng khoán khoảng 1472 tài
khoản, trong khi đó số tài khoản của các nhà đầu tư là tổ chức là 21,cho tới
nay thì số tài khoản cá nhân là trên 13000 tài khoản tăng gần 10 lần, trong khi
số tài khoản tổ chức là 100 tài khoản tăng khoảng 5 lần. Vậy có thể thấy sau
hơn 3 năm đi vào hoạt động thì Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành
Phố Hồ Chí Minh cũng đã mở rộng qui mô giao dịch, tuy nhiên quá trình này
diễn ra chậm và không kịp thời so với lượng cầu ở giai đoạn đầu. Và diễn
biến thị trường trong một khoảng thời gian dài trầm lắng, ảm đạm và giá trị
thị trường dao động ở mức thấp. Điều này làm cho thị trường chứng khoán
chưa thể hiện được vai trò của mình là một kênh huy động vốn cho công ty
niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung. Biểu hiện:

Giá trị giao dịch cổ phiếu của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh thời gian qua:
Bảng 5: Giá trị giao dịch cổ phiếu của TTGDCK TpHCM thời gian
qua.
Đvt: VND
Năm
Khối lượng GD Giá trị giao dịch
2000
3.662.790
92.357.484
2001
17.811.430
931.151.629
2002
29.678.890
788.027.005
2003(6 tháng) 10.414.790
190.130.357
Như vậy, với tổng giá trị vốn giao dịch mới chiếm khoảng 0,37% GDP
thì có thể thấy qui mô giao dịch cũng như vai trò của Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh còn quá nhỏ bé so với một kênh huy
động vốn cho nền kinh tế. Có thể so sánh qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 6:Tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP
Năm
%

1993
3.6

1994

6.1

1995
6.3

1996
7.4

1997
9.1

1998
10

1999
11.8

2000
12.7

2001
13.5

2002
13.5

Bảng 7:Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng
Năm 1993 1994
1995
1996

1997
1998
1999
2000
2001
Tiền
18.07 24.38 33.539 42.02 56.45 74.093 99.202 142.98 185.710
gửi(tỉ
3
0
8
5
đồng)

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, Tài chính số 7/2003.
Nhận xét: Nếu đem so sánh tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI cho nền
kinh tế so với đóng góp của thị trường chứng khoán thì có thể thấy đóng góp
của thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé, chưa thể hiện được gì(0,37 % so
với 13,5% quả là không tương xứng). Còn nếu lấy giá trị giao dịch chứng
khoán của cả 3 năm so với nguồn vốn huy động trong 1 năm ở vào thời điểm
năm 2001 thôi cũng thấy qui mô giao dịch của thị trường chưa bằng số lẻ của
nguồn vốn huy động năm 2001. Như vậy làm thế nào để thị trường chứng
khoán trở thành một kênh huy động vốn cho nền kinh tế ngang với kênh ngân
hàng và giá trị giao dịch chứng khoán thật sự đi vào nền kinh tế đáp ứng các
Trang 20


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
nhu cầu về vốn cho các chủ thể thì có lẽ cần có thời gian và biện pháp mạnh
hơn nữa. Nhưng thực tế điều gì đã cản trở sự lớn mạnh về qui mô thị trường,

sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam? Và để hiểu rõ hơn vấn đề
này có thể đi vào phân tích nhân tố ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của Trung
Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của
TTGDCK TpHCM:
1.Những thuận lợi:
a. Thuận lợi chung :
* Bản chất người Việt Nam vốn ưa thích mạo hiểm và ham học do vậy
với một lĩnh vực còn mới mẻ như thị trường chứng khoán cũng không phải là
quá khó khăn.Hơn nữa với lực lượng lao động trẻ và đông đảo như hiện nay
cũng là điều kiện tốt góp phần phát triển kinh tế, đưa kinh tế Việt Nam phát
triển mạnh mẽ đây là động lực làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam
phát triển trong tương lai gần.Dù Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành
Phố Hồ Chí Minh mới đi vào hoạt động hơn 3 năm nhưng cũng có con số
thống kê về tình hình đào tạo tới 6/2003 về chứng khoán và thị trường chứng
khoán như sau:
Bảng 8: Tình hình đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán
St
t

Tên lớp học

1
2
3
4
5

Cơ bản
Luật chứng khoán

Phân tích đầu tư
Đào tạo nghiệp vụ
Thực hành giao dịch
chứng khoán
Miễn phí cho công 7
chúng
Tổng số
41

6

2000
Số
lớp
16
7
9
2

Học
viên
1053
396
663
126

2001
Số
lớp
11

13
7

Học
viên
755
821
428

2002
Số
lớp
11
9
8
1

Học
viên
697
495
437
54

6/2006
Số
Học
lớp
viên
4

186
2
91
2
114
1

30

1200

4

1005

6

1100

4

510

3438

75

3009

35


1747

13

931

Nguồn: Chứng khoán Việt Nam số 7- 7/2003
Như vậy có thể thấy một tín hiệu đáng mừng cho thị trường chứng
khoán Việt Nam, vì trong khoảng thời gian không dài chúng ta đã mở được
164 lớp đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán, có được 9.125
học viên được cấp chứng chỉ, nếu như trong thời gian tới các hoạt động về thị
trường chứng khoán được quan tâm đúng mức thì cầu chứng khoán sẽ tăng
đáng kể, góp phần quan trọng cho việc mở rộng qui mô giao dịch của Trung
Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị
trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
* Nền kinh tế Việt Nam phát triển cao và tương đối ổn định trong thời
gian qua:
+ Tình hình tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua:
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991- 2003(%)

Trang 21


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
93
8,08

94
8,83


95
9,54

96
9,34

97
8,15

98
5,76

99
4,77

2000
6,79

2001
6,84

2002
7,04

2003
7,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội 2002, trang 52.
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trên thế giới và khu vực có ảnh

hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường: Giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên khi
nền kinh tế phát triển, bởi vì khi đó khả năng kinh doanh của các công ty có
triển vọng tốt đẹp, của cải tăng lên và nhiều người đầu tư vào cổ phiếu. Đây là
một thuận lợi mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong thời gian qua, chúng ta
đã có mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ năm 1992 tới 1997 đạt
mức tăng trưởng bình quân 8,77%/ năm, dù 2 năm tiếp(1998 và 1999) do ảnh
hưởng khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á nên tốc độ tăng
trưởng có giảm sút nhưng từ năm 2000 trở đi Việt Nam đã đạt mức tăng
trưởng cao trở lại. Điều này hết sức thuận lợi góp phần tạo điều kiện cho
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh phát triển.
+Tình hình lạm phát trong một số năm qua như sau:
Bảng 10:Tình hình lạm phát của Việt Nam từ năm 1997-2002(%)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
4,5
3,6
9,2
0,6
1,6
3,6
4,0
3,0
Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 2, tháng 2/2003.
Lạm phát luôn là dấu hiệu cho thấy rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế

sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh
nghiệp bị hạ thấp làm cho giá cổ phiếu giảm. Bất cứ khi nào lạm phát bùng
lên đồng tiền sẽ rời khỏi cổ phiếu mà nó đầu tư vào.Lạm phát thấp thì càng có
nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá trị.Biểu hiện của lạm phát là giá cả hàng
hóa tăng.Đối với sự tăng giá của một số mặt hàng cụ thể nó sẽ ảnh hưởng tới
giá cổ phiếu có liên quan tới mặt hàng đó.Như vậy tình hình lạm phát khá
thấp của Việt Nam trong thời gian qua( mức lạm phát bình quân là: 3,76%)
đây là một thuận lợi cho việc phát triển và ổn định thị trường chứng khoán.
+Như vậy qua số liệu tổng hợp trên có thể thấy:
- Cơ sở vật chất của nền kinh tế Việt Nam đã được hình thành và phát
triển do việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường được hơn 10 năm qua,chính vì thế Việt Nam đã xây dựng
cho mình một nền kinh tế hàng hóa khá phát triển, chúng ta biết tốc độ phát
triển của nền kinh tế luôn gắn liền với phát triển về cơ sở vật chất đây là bộ
mặt của nền kinh tế,đồng thời chính sự phát triển về cơ sở vật chất mới nói
lên được sự cần thiết vốn thật sự để mở rộng phát triển.Và với sự chuyển đổi
cơ chế đó và nền kinh tế đang trong giai đoạn khẳng định mình thì những gì
về cơ sở vật chất mà nền kinh tế Việt Nam có được cũng góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy mở rộng qui mô giao dịch cho Trung Tâm Giao
Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở kỹ thuật: Nền kinh tế hiện nay đang trong quá trình phát triển
hội nhập và phát triển chính vì thế chúng ta đã có cho mình một cơ sở kỹ
thuật khá tốt để phục vụ cho phát triển thị trường chứng khoán. Thứ nhất, về

Trang 22


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
hệ thống thông tin của chúng ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về bề
rộng và về chất lượng,các kênh thông tin hiện nay đã khá đa dạng và phổ biến

tới mọi người trong và ngoài nước vì thế có thể đáp ứng nhu cầu của người
đầu tư khá tốt.Việc cập nhật thông tin cũng được chúng ta làm khá tốt điều
này tạo điều kiện cho quá trình cập nhật thông tin của thị trường chứng khoán
tới người đầu tư cũng như thông tin giúp cho thị trường chứng khoán phát
triển ổn định và không lệch lạc. Thứ hai,về công nghệ thì Việt Nam là nước đi
sau, nên có thể tận dụng được những công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho
phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán, tổ chức kinh
tế ...nói riêng. Chính điều này góp phần phát triển kinh tế và cơ sở vật chất
cho Trung Tâm Giao Dịch chứng khoán. Đồng thời việc vận dụng công nghệ
ở Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
cũng là một điều kiện ban đầu khá tốt, thực tế đó là trong 3 năm qua Trung
Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện hơn 570
phiên giao dịch liên tục, an toàn....Thứ ba, là cơ sở hạch toán kế toán của Việt
Nam cũng đã khá tốt điều này phần nào làm cho việc xác định chính xác việc
làm ăn của các công ty tham gia niêm yết trên thị trường cũng như các công
ty đang trong quá trình cổ phần hoá hiện nay, với việc dần đưa kế toán vào
máy tính bỏ đi những công đoạn thủ công phần nào cũng tạo đà thuận lợi để
có thể có được những thông tin doanh nghiệp nhanh chóng cho thị trường
chứng khoán nói chung, công ty niêm yết và nhà đầu tư nói riêng. Đồng thời
với sự phát triển của công nghệ thông tin và kế toán thì góp phần cho Nhà
nước có thể thực hiện chức năng của mình tốt hơn và Trung Tâm Giao Dịch
Thành Phố Hồ Chí Minh vận hành trơn chu, và điều hành thị trường hiệu quả
khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã thật sự là một kênh huy động
vốn cho nền kinh tế.
- Nền kinh tế chúng ta phát triển tương đối cao và ổn định điều này có
sự đóng góp không nhỏ của các chính sách tiền tệ từ Nhà nước, chính vì thế
việc duy trì và hoàn thiện thêm chính sách tiền tệ hiện nay là một điều kiện
hết sức thuận lợi để cho thị trường chứng khoán phát triển. Bởi vì thị trường
chứng khoán là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, nếu một khi nền kinh
tế có dấu hiệu không tốt thì thị trường chứng khoán sẽ chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ, và thực tế khi mà thị trường chứng khoán phát triển cao thì mỗi biểu hiện
dù nhỏ của thị trường chứng khoán đều ảnh hưởng tới nền kinh tế và bất kì
một biểu hiện dù nhỏ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng
khoán. Các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong lịch sử đều bắt nguồn từ
thị trường chứng khoán, vì thế việc duy trì mức lưu thông tiền ổn định là hết
sức thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Một biểu hiện nữa là với cơ sở pháp lý của chúng ta được cải cách
hoàn thiện và khá tốt thì cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư tham gia vào thị
trường chứng khoán, bởi vì nếu như việc đầu tư mà không thuận lợi thì làm
sao thu hút được vốn.Trong thời gian qua việc nới lỏng pháp lý của Nhà nước
thật sự là một động lực khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam cũng như nước

Trang 23


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
ngoài tham gia đầu tư(trong năm 2003 tổng mức đầu tư chiếm 35%
GDP).Như vậy với mức tăng trưởng và đầu tư cao như vậy thì việc hoàn thiện
hơn nữa cơ sở pháp lý và ổn định pháp lý sẽ tạo niềm tin và tâm lý tốt cho đầu
tư nước ngoài và trong nước vào thị trường chứng khoán.Biểu hiện của sự đổi
mới và hoàn thiện pháp lý là việc sửa đổi bổ sung, thay thế các quyết định đối
với thị trường chứng khoán như là: Nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị
định 48/1998/NĐ-CP; Quyết định146/2003/QĐ-TTg thay thế Quyết định
139/1999/QĐ-TTg...
b.Thuận lợi của hệ thống ngân hàng đối với Trung Tâm Giao Dịch
Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh :
* Ngân hàng quản lý tài khoản tiền gửi của pháp nhân và thể nhân tạo
tiền đề cho việc tích lũy vốn để mua bán chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam muốn phát triển phải có nhiều hàng
hóa, người mua và người bán,trong đó người mua muốn mua phải có tiền. Số

tiền này có thể là tiền tiết kiệm của dân cư, do đó việc thu hút tiền gởi của
tầng lớp dân cư sẽ tạo điều kiện cho tích lũy vốn để có thể đầu tư vào chứng
khoán khi số tiền đủ lớn và chủ tài khoản đã muốn đầu tư, việc mở tài khoản
cũng là điều kiện cầìn thiết là cơ sở đầu tiên khi muốn đầu tư. Trong quá trình
đầu tư sẽ phải thanh toán qua ngân hàng, do vậy đây là một điều kiện hết sức
thuận lợi.
* Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện cho
việc mua bán chứng khoán được thuận lợi khi có nhu cầu đầu tư.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng rất có kinh nghiệm trong việc
xác định giá trị tài sản thế chấp, đánh giá tài sản của doanh nghiệp, công nợ,
lời, lỗ... ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần
hóa, phát hành hộ trái phiếu, cổ phiếu để hưởng hoa hồng, hoặc bao tiêu phát
hành chứng khoán. Ngân hàng có thể dùng vốn huy động cho các cổ đông
vay để mua cổ phiếu hoặc trái phiếu và thu nợ bằng cách trừ dần tiền
lương(Trích từ tài khoản tiền gửi của công ty cổ phần) hoặc có thể bằng cách
thu từ lợi tức cổ phiếu.Ngân hàng cũng có thể dùng vốn tự có của mình để
đầu tư chứng khoán tại những công ty cổ phần làm ăn hiệu quả...(Thành lập
các công ty chứng khoán).
* Kinh nghiệm về tổ chức thanh toán giúp ngân hàng thương mại thực
hiện tốt việc chi trả trong mua bán chứng khoán.
Khi mà thị trường chứng khoán phát triển các quan hệ chứng khoán
diễn ra thường xuyên, nhiều khi chóng mặt nhất là thị trường chứng khoán
thứ cấp.Các quan hệ mua bán bao giờ cũng kéo theo quan hệ thanh toán:
Người mua trả tiền cho người bán, người bán giao chứng khoán cho người
mua. Tại thị trường chứng khoán sơ cấp: Thanh toán giữa công ty phát hành
với công ty nhận phát hành hộ chứng khoán; thanh toán giữa công ty phát
hành hộ chứng khoán với các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán...Tại thị
trường thứ cấp: Quan hệ thanh toán toán giữa người mua, người bán, người
môi giới trung gian, người bảo hộ chứng khoán, người tư vấn...Có thể tới


Trang 24


Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học
hàng hàng ngàn mối quan hệ thanh toán diễn ra với tốc độ rất nhanh mỗi ngày
tại sở giao dịch chứng khoán của nhiều nước, ngày càng có nhiều chứng
khoán tham gia niêm yết, doanh số mua bán ngày càng tăng.
* Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện một số dịch vụ khác trên thị trường
chứng khoán khi mà thị trường phát triển cao, chẳng hạn(Việt Nam thông qua
trung gian là các công ty chứng khoán):
+ Dịch vụ lưu giữ quản lý, bảo quản hộ chứng khoán.
+ Dịch vụ nhận lãi hộ chứng khoán...
Như vậy, Ngân hàng cũng mang lại thuận lợi rất lớn cho thị trường
chứng khoán trong giai đoạn đầu cũng như sau này.Có thể trong thời gian sắp
tới với việc đưa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Trung Tâm
Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ đem lại cho thị trường
một khuôn mặt mới, bởi vì nếu chỉ là một trung gian của thị trường có thể
ngân hàng vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình đối với thị trường chứng
khoán, nhưng khi là một chủ thể niêm yết trên thị trường thì ngân hàng phải
hoạt động tốt hơn và như thế thì việc mở rộng qui mô giao dịch của Trung
Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị
trường chứng khoán Việt Nam nói chung sẽ nhanh chóng và có nhiều thuận
lợi.
2.Những khó khăn ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK
TpHCM:
2.1 Khó khăn từ nền kinh tế ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của
TTGDCK TpHCM:
a.Xét các nhân tố ảnh hưởng tới cầu chứng khoán: Thị trường chứng
khoán và lãi suất ngân hàng, giá cả bất động sản, giá cả trên thị trường vàng
bạc và hoạt động của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp và tác động

mạnh mẽ với nhau bất cứ sự biến động nào cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh chứng khoán nói riêng và qui mô giao dịch của Trung Tâm Giao
Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh cụ thể:
+ Khi giá bất động sản tăng: Điều này gây nên sự biến động không có
lợi cho cầu chứng khoán. Chúng ta biết giá bất động sản trong thời gian qua
liên tục tăng, bắt đầu bùng phát từ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, sau đó
lan ra các tỉnh khác trong nước. Đà Nẵng là một điển hình cho cơn sốt giá đất
trong thời gian qua.Có thời điểm giá bất động sản tại thành phố và khu đô thị
có lúc tăng từ 50% - 70%. Chính điều này đã gây ra tình trạng đọng vốn rất
lớn cho nền kinh tế; đồng thời tạo ra tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán, bởi vì khi mà một lượng tiền trong thời gian ngắn có thể
sinh lợi gấp 2, 3 lần vậy thì tại sao những người có tiền đầu tư lại không nghĩ
đến việc chuyển hướng đầu tư để có một khoản tiền lớn hơn nhiều, chính vì
thế đã có sự chuyển hướng đầu tư từ thị trường chứng khoán sang thị trường
bất động sản. Như vậy, việc đầu tư vào đất đai là chuyện không thể tránh khỏi
một khi thị trường chứng khoán càng phát triển càng èo uột và không hiệu
quả.

Trang 25


×