Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học đến công tác quản lý đào tạo trong hai đại học quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 226 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

TẠ THỊ THU HIỀN

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

TẠ THỊ THU HIỀN

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA

CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62140120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. TÔ THỊ THU HƢƠNG
2. TS. LÊ VĂN HẢO

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Tô Thị Thu Hƣơng và
Tiến sĩ Lê Văn Hảo đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Viện Đảm bảo chất
lƣợng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo là các chuyên gia giáo
dục đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ và sinh viên của
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp đang công tác tại
Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Kiểm
định chất lƣợng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ, giúp đỡ để tác giả
hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện, động viên khuyến
khích tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản
thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung luận án
của mình.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .........................................................................................vii
Danh mục các bảng biểu ......................................................................................... viii
Danh mục các hình vẽ ................................................................................................. x
Danh mục các hộp ...................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4

3.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.................................................................... 4


4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4

5.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 5

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

7.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7

8.

Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 8

9.

Luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 9

10. Kết cấu của luận án............................................................................................. 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ............................................................................ 10
1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng giáo dục ..................... 10

1.1.2. Khái niệm chính sách, chính sách KĐCL GDĐH ................................. 13
1.1.3. Khái niệm về quản lý và công tác QLĐT .............................................. 15
1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 16
1.2.1. Những nghiên cứu về chính sách KĐCL GDĐH .................................. 16
iii


1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của KĐCL GDĐH ........................... 20
1.2.3. Những nghiên cứu về công tác QLĐT đại học...................................... 25
1.2.4. Những nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học ................ 28
1.3. Chính sách kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học của Việt Nam .................. 31
1.3.1. Mục tiêu của chính sách KĐCL GDĐH ................................................ 31
1.3.2. Nội dung của chính sách KĐCL GDĐH ............................................... 32
1.3.3. Biện pháp thực hiện chính sách KĐCL GDĐH .................................... 35
1.4. Mô hình, chức năng và các nội dung cơ bản của công tác QLĐT ................... 39
1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo trong CSGD đại học ...................................... 39
1.4.2. Các chức năng cơ bản của công tác QLĐT đại học .............................. 40
1.4.3. Các nhiệm vụ và nội dung cơ bản trong công tác QLĐT đại học ......... 41
1.5. Một số cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu ....................................................... 44
1.5.1. Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống ........................................................... 44
1.5.2. Cách tiếp cận lý thuyết tổ chức ............................................................. 46
1.5.3. Cách tiếp cận lý thuyết về phân tích chính sách.................................... 47
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 49
1.7. Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................... 51
Chƣơng 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................................... 54
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 54
2.1.1. Xác định mục đích, yêu cầu .................................................................. 54
2.1.2. Xây dựng quy trình tổ chức nghiên cứu ................................................ 55
2.2. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 56
2.2.1. Thao tác hóa khái niệm và xây dựng tiêu chí đánh giá ......................... 56

2.2.2. Chọn mẫu điều tra khảo sát ................................................................... 58
2.2.3. Xây dựng công cụ khảo sát ................................................................... 59
2.2.4. Thu thập thông tin ................................................................................. 67
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin............................................. 69
2.3. Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................... 70

iv


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ........................................................... 72
3.1. Thực trạng triển khai chính sách KĐCL GDĐH của Việt Nam ...................... 72
3.1.1. Hệ thống tổ chức đảm bảo và KĐCL GDĐH của Việt Nam ................ 72
3.1.2. Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động đảm bảo và KĐCLGD ............... 75
3.1.3. Hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài .............................................. 78
3.1.4. Xây dựng và phát triển văn hóa chất lƣợng........................................... 82
3.2. Thực trạng hoạt động KĐCLGD của hai ĐHQG ............................................. 83
3.2.1. Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lƣợng của hai ĐHQG .......................... 83
3.2.2. Hệ thống văn bản quản lý về KĐCLGD của hai ĐHQG ...................... 85
3.2.3. Nguồn nhân lực triển khai hoạt động ĐBCL của hai ĐHQG ............... 87
3.2.4. Hoạt động đánh giá chất lƣợng CTĐT của hai ĐHQG ......................... 89
3.2.5. Hoạt động đánh giá chất lƣợng CSGD của hai ĐHQG ......................... 96
3.3. Những thay đổi về nhận thức và hành động trong KĐCL GDĐH của đội ngũ
cán bộ, giảng viên và ngƣời học của hai ĐHQG ............................................ 101
3.3.1. Nhận thức và hành động của đội ngũ lãnh đạo, quản lý ..................... 101
3.3.2. Nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, GV và ngƣời học ......... 105
3.4. Kết luận Chƣơng 3 ......................................................................................... 109
Chƣơng 4. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TRONG HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA ................................................. 111

4.1. Bối cảnh công tác quản lý đào tạo trong hai ĐHQG ...................................... 111
4.2. Ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ QLĐT ............................................................................................. 116
4.3. Ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến các nội dung QLĐT ............. 118
4.3.1. Sự thay đổi trong quản lý chƣơng trình đào tạo .................................. 120
4.3.2. Sự thay đổi trong quản lý hoạt động đào tạo ....................................... 123
4.3.3. Sự thay đổi trong quản lý giảng viên và cán bộ hỗ trợ........................ 125
4.3.4. Sự thay đổi trong công tác quản lý ngƣời học ..................................... 126
v


4.3.5. Sự thay đổi trong công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị ......... 127
4.3.6. Mức độ ảnh hƣởng của việc đánh giá chất lƣợng CSGD và CTĐT ... 129
4.4. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp.................................................................... 134
4.4.1. Đề xuất nhóm giải pháp....................................................................... 134
4.4.2. Khảo nghiệm giải pháp ........................................................................ 139
4.4.3. Thử nghiệm giải pháp .......................................................................... 141
4.5. Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................... 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ.........................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................150
PHỤ LỤC 162
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát ...................................................................................... 162
Phụ lục 2. Đề cƣơng phỏng vấn............................................................................ 177
Phụ lục 3. Thống kê độ tin cậy của các thang đo của 4 phiếu khảo sát ............... 181
Phụ lục 4. Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình theo cặp của các yếu tố
QLĐT trƣớc và sau khi CSGD đƣợc ĐGCL (Phiếu M1).................... 183
Phụ lục 5. Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình theo cặp của các yếu tố
QLĐT trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc ĐGCL (Phiếu M2.1) ................. 185

Phụ lục 6. Thống kê giá trị trung bình thông qua ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng
viên đối với các nội dung liên quan đến QLĐT trƣớc và sau khi CSGD
đƣợc ĐGCL (Phiếu M1) ...................................................................... 187
Phụ lục 7. Thống kê giá trị trung bình thông qua ý kiến phản hồi của giảng viên
đối với các nội dung liên quan đến QLĐT trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc
ĐGCL (Phiếu M2.1) ............................................................................ 189
Phụ lục 8. Thống kê giá trị trung bình thông qua ý kiến phản hồi của giảng viên
đối với các nội dung liên quan đến QLĐT giữa chƣơng trình đã đƣợc
ĐGCL và chƣa đƣợc ĐGCL (Phiếu M2.1 và M2.2) ........................... 191

vi


Phụ lục 9. Thống kê giá trị trung bình thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên đối
với các nội dung liên quan đến QLĐT trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc
ĐGCL (Phiếu M3) ............................................................................... 193
Phụ lục 10. Kiểm định T sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của KĐCL CSGD đến
QLĐT trƣớc và sau khi CSGD đƣợc ĐGCL (Phiếu M1).................... 194
Phụ lục 11. Kiểm định T sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của KĐCL CTĐT đến
QLĐT trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc ĐGCL (Phiếu M2.1) ................. 195
Phụ lục 12. Kiểm định T về sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của KĐCL CTĐT
đến QLĐT giữa chƣơng trình đã đƣợc ĐGCL và chƣa đƣợc ĐGCL
(Phiếu M2.1 và M2.2) ......................................................................... 197
Phụ lục 13. Danh mục văn bản về KĐCL GDĐH do Bộ GD&ĐT ban hành ........ 200
Phụ lục 14. Danh mục văn bản về KĐCL GDĐH do hai ĐHQG ban hành........... 202
Phụ lục 15. Thống kê số tiêu chí đánh giá chất lƣợng trƣờng đại học có nội hàm liên
quan đến công tác QLĐT .................................................................... 203
Phụ lục 16. Bảng tổng hợp nhiệm vụ chính của các đơn vị phụ trách QLĐT và
ĐBCL của hai ĐHQG ......................................................................... 204
Phụ lục 17. Phiếu trƣng cầu ý kiến về giải pháp .................................................... 206

Phụ lục 18. Bảng tổng hợp kêt quả lấy ý kiến phản hồi về các giải pháp .............. 212

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB

Cán bộ

CSGD

Cơ sở giáo dục

CTĐT

Chƣơng trình đào tạo

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐBCL

Đảm bảo chất lƣợng

ĐBCLGD

Đảm bảo chất lƣợng giáo dục


ĐGCL

Đánh giá chất lƣợng

ĐGN

Đánh giá ngoài

ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

GV


Giảng viên

KĐCL

Kiểm định chất lƣợng

KĐCL GDĐH

Kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học

QL

Quản lý

QLĐT

Quản lý đào tạo

SV

Sinh viên

TĐG

Tự đánh giá

TC

Tiêu chuẩn


TP

Thành phố

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các chức năng cơ bản của quản lý .......................................................... 26
Bảng 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ................................................................... 55
Bảng 2.2. Thông tin về các trƣờng đại học đƣợc chọn trong mẫu nghiên cứu ......... 58
Bảng 2.3. Tổng hợp công cụ và đối tƣợng khảo sát.................................................. 67
Bảng 2.4. Số lƣợng CB, GV và SV đƣợc khảo sát bằng phiếu hỏi .......................... 68
Bảng 2.5. Số lƣợng lãnh đạo, GV và SV tham gia phỏng vấn.................................. 69
Bảng 3.1. Kết quả phản hồi của các Trung tâm/Bộ phận ĐBCL về việc thực hiện
các nhiệm vụ trong hoạt động ĐBCL ....................................................................... 74
Bảng 3.2. Thống kê số lƣợng trƣờng hoàn thành báo cáo tự đánh giá .................... 78
Bảng 3.3. Thống kê số lƣợng báo cáo TĐG hoàn thành theo các năm .................... 80
Bảng 3.4. Tổng hợp số lƣợng CTĐT của Việt Nam đã đƣợc triển khai đánh giá
ngoài (số liệu cập nhật đến tháng 12/2014) .............................................................. 81
Bảng 3.5. Kết quả trung bình điểm số của các CTĐT đã đƣợc KĐCL theo tiêu
chuẩn AUN của hai ĐHQG....................................................................................... 94
Bảng 3.6. Kết quả trung bình điểm số của các CTĐT đã đƣợc KĐCL theo tiêu
chuẩn AUN của hai ĐHQG....................................................................................... 95
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả ĐGCL chu kỳ 2 của 6 CSGD của ĐHQGHN ............ 97
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả ĐGN 6 trƣờng của ĐHQG-HCM ............................... 99
Bảng 3.9. Tóm tắt các vấn đề KĐCL GDĐH của hai ĐHQG ............................... 100
Bảng 3.10.Thống kê mô tả kết quả khảo sát mức độ quan tâm của CB GV đến các
hoạt động KĐCL GDĐH ........................................................................................ 105

Bảng 3.11.Thống kê mô tả kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết của CB GV về hệ
thống văn bản KĐCL GDĐH .................................................................................. 106
Bảng 4.1. Tổng hợp một số thông tin chung về hai ĐHQG................................... 112
Bảng 4.2. Tóm tắt thông tin về tổ chức ĐBCL của hai ĐHQG ............................. 116
Bảng 4.3. Các yếu tố thành phần về QLĐT có ảnh hƣởng nhiều nhất bởi việc
ĐGCL CSGD .......................................................................................................... 131

ix


Bảng 4.4. Các yếu tố thành phần về QLĐT có ảnh hƣởng nhiều nhất bởi việc
ĐGCL CTĐT .......................................................................................................... 133
Bảng 4.5. Tổng hợp các CTĐT của ĐHQGHN đƣợc đánh giá nội bộ năm 2014 . 142

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Lộ trình các văn bản chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc............... 36
Hình 1.2. Mô hình tổng thể quá trình đào tạo đại học ............................................. 39
Hình 1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của công tác QLĐT trong CSGD ......................... 41
Hình 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 51
Hình 2.1. Mô hình xây dựng các biến số từ thông tin trong phiếu khảo sát ............. 58
Hình 2.2. Biểu đồ về độ tin cậy và sự phù hợp cấu trúc của các câu hỏi.................. 64
Hình 3.1. Phân bố tỉ lệ đánh giá viên KĐCLGD ở Việt Nam .................................. 77
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức ĐBCL ở ĐHQGHN ................................. 84
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức ĐBCL của ĐHQG-HCM ......................... 85
Hình 3.4. Hệ thống văn bản về đảm bảo và KĐCLGD của ĐHQGHN ................... 86
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh điểm đánh giá trung bình theo tiêu chuẩn AUN cho 13

chƣơng trình của ĐHQGHN ..................................................................................... 92
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh điểm đánh giá trung bình của AUN cho 11 chƣơng trình
của ĐHQG-HCM ...................................................................................................... 93
Hình 4.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý đào tạo trong hai ĐHQG ................... 113
Hình 4.2. Ý kiến của CB, GV trƣớc và sau khi CSGD đƣợc ĐGCL .................... 119
Hình 4.3. Ý kiến của GV trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc ĐGCL ............................ 119
Hình 4.4. Ý kiến của GV của CTĐT đã đƣợc ĐGCL và chƣa ĐGCL .................. 119
Hình 4.5. Ý kiến của SV trƣớc và sau khi CTĐT đƣợc ĐGCL............................. 120
Hình 4.6. Tƣơng quan có ý nghĩa thống kê (ĐGCL CSGD) ................................. 130
Hình 4.7. Tƣơng quan có ý nghĩa thống kê (ĐGCL CTĐT) ................................. 132

xi


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1. Ý kiến của lãnh đạo, CB, GV về KĐCLGD .......................................... 108
Hộp 4.1. Tổng hợp các nhiệm vụ chính của công tác QLĐT cấp ĐHQG............ 114
Hộp 4.2. Ý kiến của CB, GV về quản lý CTĐT ................................................... 122
Hộp 4.3. Ý kiến của CB, GV về quản lý hoạt động đào tạo................................. 124
Hộp 4.4. Ý kiến của CB GV về quản lý GV và CB hỗ trợ................................... 125
Hộp 4.5. Ý kiến phản hồi của CB, GV, SV về quản lý ngƣời học ....................... 127
Hộp 4.6. Ý kiến của CB, GV về quản lý CSVC phục vụ đào tạo ........................ 129

xii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trƣớc xu hƣớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực, giáo dục
Việt Nam đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức cần vƣợt qua để
hội nhập giáo dục thế giới. Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong đó có giáo dục đại học (GDĐH) là điều
cần thiết. Điều này đã đƣợc thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Hoàn thiện hệ
thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo
dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng
kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở
ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm
chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây
dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo” [25].
Hiện nay, GDĐH Việt Nam đang phát triển nhanh và lớn mạnh cả về quy
mô lẫn loại hình đào tạo. Thực tế này mang đến những cơ hội nhƣng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là những vấn đề về chất lƣợng
giáo dục. Đó không chỉ là mối quan tâm của riêng các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục mà từ lâu đã trở thành mối quan tâm của toàn xã
hội. Để quản lý đƣợc chất lƣợng, cần thiết phải đảm bảo chất lƣợng giáo dục
(ĐBCLGD), đó vừa là nhu cầu tự thân của GDĐH, vừa đáp ứng sự phát triển
theo xu hƣớng chung của GDĐH thế giới. Việc xây dựng hệ thống ĐBCLGD,
thực hiện các hoạt động ĐBCLGD là một giải pháp tất yếu để nâng cao chất
lƣợng GDĐH. Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình ĐBCL GDĐH trên thế
giới, hệ thống ĐBCL GDĐH ở Việt Nam đang từng bƣớc đƣợc xây dựng phù
hợp với thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã lựa chọn kiểm
1


định chất lƣợng giáo dục (KĐCLGD) nhƣ một công cụ đặc biệt để ĐBCLGD.

Việt Nam đã học tập các kinh nghiệm của các nƣớc phát triển trên thế giới để
xây dựng các chính sách KĐCLGD và phát triển hệ thống KĐCL GDĐH. Năm
2005, Luật Giáo dục đã đƣa vào các điều khoản quy định về nội dung quản lý nhà
nƣớc về KĐCLGD để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đến năm 2012, Luật Giáo dục
đại học ra đời đã tạo thêm tiền đề lớn để triển khai các hoạt động KĐCL GDĐH.
Các chủ trƣơng, chính sách KĐCL GDĐH của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc Luật
hóa và cụ thể hóa hơn nữa trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
KĐCL GDĐH và đƣợc triển khai thực hiện. Trải qua hơn 10 năm triển khai các
chủ trƣơng, chính sách về KĐCL GDĐH, Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu
đáng kể góp phần vào việc cải thiện chất lƣợng GDĐH. Có thể nói các chính sách
về KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc triển khai trong hơn 10 năm qua đã tạo ra những
ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung
là CSGD)1, trong đó có ảnh hƣởng đến công tác quản lý đào tạo (QLĐT), góp
phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bên cạnh những tác động tích cực đó
cũng còn nhiều những vƣớng mắc, bất cập khi xây dựng và triển khai hệ thống
KĐCLGD ở Việt Nam. Việc áp dụng thực thi các chính sách KĐCL GDĐH hiện
nay vẫn chƣa phát huy đƣợc hết các ƣu điểm của KĐCLGD trong quản lý giáo dục
để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Trong chu trình chính sách KĐCL GDĐH, cùng với việc hoạch định và triển
khai thực hiện chính sách để nâng cao chất lƣợng GDĐH thì đánh giá những ảnh
hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến toàn bộ hệ thống GDĐH nói chung và đến
các hoạt động của CSGD nói riêng là một khâu không thể thiếu. Trong hơn 10 năm
xây dựng và triển khai chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc, đến nay, việc đánh
giá những ảnh hƣởng của các chính sách KĐCL GDĐH để có những giải pháp điều
chỉnh phù hợp chƣa đƣợc triển khai thực hiện một cách toàn diện. Trong các nghiên

1

Theo Khoản 1, Điều 7 của Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13 ), Cơ sở giáo dục đại học
trong hê ̣ thố ng giáo du ̣c quố c dân g ồm: a) Trƣờng cao đẳng; b) Trƣờng đại học, học viện; c) Đại học vùng,

đại học quốc gia; d) Viện nghiên cứu khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

2


cứu về quản lý giáo dục ở Việt Nam cũng chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về
vấn đề đánh giá tác động của chính sách giáo dục đặc biệt là nghiên cứu về ảnh
hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến QLĐT.
Hai Đại học Quốc gia (ĐHQG) của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đƣợc
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao đã tiên phong, đi đầu trong việc thực
hiện các hoạt động KĐCLGD. Cả hai ĐHQG đã áp dụng các chính sách KĐCL
GDĐH trong quản lý và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Trong hơn 10 năm
qua, các chính sách KĐCL GDĐH đƣợc triển khai trong hai ĐHQG chủ yếu thông
qua hai hoạt động cốt lõi là tự đánh giá (TĐG) và đánh giá ngoài (ĐGN) đối với
các CSGD và chƣơng trình đào tạo2 (CTĐT). Việc triển khai các chính sách về
KĐCLGD tại hai ĐHQG đã tạo ra những ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực hoạt
động của các CSGD trong hai đại học, trong đó có ba lĩnh vực cốt lõi là đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Qua thực tiễn triển khai, việc đánh
giá mức độ ảnh hƣởng và hiệu quả KĐCL GDĐH đến từng lĩnh vực hoạt động
chƣa đƣợc Nhà nƣớc và cả hai ĐHQG xem xét, đánh giá một cách toàn diện để có
những giải pháp hiệu quả và đầu tƣ đúng đắn, đồng thời định hƣớng hoạt động
KĐCL GDĐH trong thời kỳ mới. Đề tài “Ảnh hưởng của chính sách kiểm định
chất lượng giáo dục đại học đến công tác quản lý đào tạo trong hai Đại học
Quốc gia” sẽ làm rõ những vấn đề của chính sách KĐCL GDĐH của Việt Nam và
việc vận dụng thực tiễn tại hai ĐHQG. Nghiên cứu tập trung xem xét, đánh giá
những thay đổi, chuyển biến trong công tác QLĐT của hai ĐHQG khi triển khai
các chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc, đồng thời cung cấp căn cứ khoa học
và thực tiễn để triển khai chính sách KĐCL GDĐH phù hợp với hai ĐHQG và các
trƣờng đại học của Việt Nam, góp phần phát triển hệ thống KĐCL GDĐH để nâng

cao chất lƣợng GDĐH.
2

CTĐT ở đây đƣợc hiểu là CTĐT của một ngành (program) ở một trình độ cụ thể, bao gồm: chuẩn kiến thức,
kỹ năng, thái độ của ngƣời học cần đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp ngành học; nội dung, phƣơng pháp và các
hoạt động trong quá trình đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ và các hoạt động học thuật của cơ sở đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn về chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc và những ảnh hƣởng của chính
sách này đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp
để thực hiện chính sách KĐCL GDĐH, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác
QLĐT của hai ĐHQG nói riêng và các trƣờng đại học Việt Nam nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu về chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc và công tác QLĐT
đại học; chỉ ra mối liên hệ giữa chính sách KĐCL GDĐH và công tác QLĐT trong
hai ĐHQG.
2) Nghiên cứu thực trạng việc triển khai chính sách KĐCL GDĐH ở Việt
Nam và hai ĐHQG.
3) Xác định những ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác
QLĐT trong hai ĐHQG, chỉ ra những thay đổi trong công tác QLĐT khi hai ĐHQG
thực hiện chính sách KĐCL GDĐH.
4) Đề xuất các giải pháp cơ bản thúc đẩy việc thực hiện chính sách KĐCL
GDĐH, phát huy những ảnh hƣởng tích cực của chính sách KĐCL GDĐH đến công
tác QLĐT.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến
công tác QLĐT của hai ĐHQG.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động KĐCL GDĐH và công tác QLĐT tại
hai ĐHQG.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Hai ĐHQG đã thực hiện các chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc nhƣ
thế nào?
2) Chính sách KĐCL GDĐH ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ và nội dung công tác QLĐT trong hai ĐHQG?
3) Mức độ ảnh hƣởng giữa KĐCL CTĐT và KĐCL CSGD đến công tác
QLĐT có khác nhau không khi hai ĐHQG áp dụng chính sách KĐCL GDĐH?
4


5. Giả thuyết nghiên cứu
1) Chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc đã đƣợc hai ĐHQG triển khai
thực hiện đầy đủ và đạt đƣợc những kết quả tích cực.
2) Ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT trong hai
ĐHQG thể hiện rõ qua những thay đổi trong hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và nội dung công tác QLĐT.
3) Khi triển khai chính sách KĐCL GDĐH tại hai ĐHQG, có sự khác nhau về
mức độ ảnh hƣởng của việc đánh giá chất lƣợng CTĐT và đánh giá chất lƣợng
CSGD đến công tác QLĐT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến chính sách KĐCL GDĐH và công tác QLĐT; xác định những vấn đề
ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG;
- Sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc để lấy ý kiến phản hồi của cán bộ (CB) lãnh
đạo quản lý, CB phụ trách đào tạo, CB phụ trách đảm bảo chất lƣợng (ĐBCL),

giảng viên (GV) và sinh viên (SV) của hai ĐHQG về những ảnh hƣởng của chính
sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG;
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực KĐCLGD và quản lý giáo dục về những vấn đề của chính sách KĐCL GDĐH,
mô hình, hệ thống đảm bảo và KĐCLGD ở Việt Nam, những vấn đề trong quản lý
giáo dục đại học và công tác QLĐT, v.v.
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến: Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông
tin từ CB phụ trách đào tạo, CB phụ trách ĐBCL, GV, ngƣời học ở 12 trƣờng thành
viên trong hai ĐHQG. Trong phƣơng pháp này, để có công cụ điều tra, khảo sát
hiệu quả, tác giả đã thực hiện quy trình thiết kế công cụ bao gồm 05 bƣớc (xác định
mục đích, yêu cầu; thao tác hóa khái niệm; xây dựng tiêu chí đánh giá, lấy ý kiến
chuyên gia; thử nghiệm công cụ đánh giá và phân tích công cụ; lấy ý kiến chuyên

5


gia và hoàn thiện công cụ). Công cụ đánh giá đƣợc thử nghiệm và phân tích sử dụng
phần mềm SPSS và phần mềm QUEST để xem xét độ tin cậy và độ giá trị của công
cụ trƣớc khi khảo sát chính thức.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: mô tả các số liệu liên quan đến hoạt động
TĐG, ĐGN và các vấn đề liên quan đến hệ thống đảm bảo và KĐCL, làm rõ thực
trạng thực hiện chính sách KĐCL GDĐH ở Việt Nam và tại hai ĐHQG.
- Phƣơng pháp thống kê suy luận: làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng của chính
sách KĐCL GDĐH đến từng lĩnh vực trong công tác QLĐT của hai ĐHQG.
Trong phƣơng pháp này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS, EXCEL để phân tích.
Tóm lƣợc quy trình nghiên cứu của luận án:
Các bƣớc

Phƣơng pháp

- Phƣơng

Bƣớc 1. Tổng nghiên
quan

pháp - Tổng quan những nghiên cứu vấn đề về:

cứu

lý (1) chính sách KĐCL GDĐH; (2) ảnh

nghiên thuyết;

cứu vấn đề

Sản phẩm nghiên cứu

hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH; (3)

- Phƣơng

pháp QLĐT đại học; (4) đánh giá chất lƣợng

chuyên gia.

trong GDĐH.
- Mục tiêu, nội dung, biện pháp của chính
sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc;

- Phƣơng

Bƣớc 2. Xây nghiên

pháp

cứu



dựng cơ sở lý thuyết;
luận

- Phƣơng
chuyên gia.

pháp

- Chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công
tác QLĐT đại học;
- Các cách tiếp cận lý thuyết về quản lý, lý
thuyết tổ chức, lý thuyết hệ thống và
phƣơng pháp phân tích chính sách;
- Mối liên hệ giữa chính sách KĐCL
GDĐH và công tác QLĐT;
- Khung lý thuyết của luận án.

Bƣớc 3. Thiết - Phƣơng

pháp - Bộ công cụ đánh giá thực trạng triển khai

kế công cụ và nghiên cứu định chính sách KĐCL GDĐH;

tổ chức nghiên tính;
cứu

- Phƣơng

- Bộ công cụ đánh giá ảnh hƣởng chính
pháp sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT của

6


Các bƣớc

Phƣơng pháp

Sản phẩm nghiên cứu

nghiên cứu định hai ĐHQG;
lƣợng.
Bƣớc 4. Triển - Phƣơng
khai

- Các số liệu thu thập đƣợc.
pháp

nghiên chuyên gia;

cứu thực trạng - Phƣơng
chính


- Báo cáo đánh giá thực trạng triển khai
pháp chính sách KĐCL GDĐH của Việt Nam và

sách nghiên cứu định tại hai ĐHQG.

KĐCL GDĐH

lƣợng.

Bƣớc 5. Đánh - Phƣơng

pháp

giá những ảnh phỏng vấn bán
hƣởng

của cấu trúc;

chính

sách - Phƣơng

pháp

KĐCL GDĐH chuyên gia;
đến công tác - Phƣơng

pháp

QLĐT tại hai nghiên cứu định

ĐHQG

lƣợng.
- Phƣơng

Bƣớc 6. Xây
dựng

nhóm

giải pháp và
thử nghiệm

- Báo cáo đánh giá ảnh hƣởng của chính
sách KĐCL GDĐH đến cơ cấu tổ chức,
chức năng và nhiệm vụ QLĐT trong hai
ĐHQG;
- Báo cáo đánh giá ảnh hƣởng chính sách
KĐCL GDĐH đến 05 nội dung cơ bản của

pháp
pháp

phỏng vấn bán
cấu trúc;
- Phƣơng

QLĐT trong hai ĐHQG;

công tác QLĐT trong hai ĐHQG.


khảo sát;
- Phƣơng

- Báo cáo thực trạng hệ thống tổ chức

pháp

- 04 nhóm giải pháp đề xuất;
- 04 nhóm giải pháp đƣợc lấy ý kiến phản
hồi về mức độ cần thiết và tính khả thi;
- 01 giải pháp đƣợc thử nghiệm.

chuyên gia.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của chính sách
KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG bao gồm: i) Quản
lý CTĐT; ii) Quản lý hoạt động đào tạo (bao gồm công tác tuyển sinh, tổ chức thực
hiện đào tạo và công tác tốt nghiệp); iii) Quản lý GV; iv) Quản lý ngƣời học; v)
Quản lý CSVC trang thiết bị phục vụ đào tạo.
7


7.2. Về phạm vi khảo sát: Tập trung khảo sát thu thập ý kiến phản hồi của
lãnh đạo các CSGD thành viên của hai ĐHQG, CB phụ trách đào tạo, CB phụ trách
ĐBCL, GV, ngƣời học.
7.3. Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung xem xét các hoạt động TĐG và ĐGN
đối với CTĐT và CSGD đƣợc hai ĐHQG triển khai trong giai đoạn từ 2007 – 2014.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến
chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc và việc áp dụng tại hai ĐHQG; đã xác định
đƣợc những yếu tố cơ bản của chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc đƣợc triển
khai tại hai ĐHQG thông qua các hoạt động cơ bản là TĐG, ĐGN đối với CSGD và
CTĐT; các hoạt động cải tiến chất lƣợng sau quá trình đánh giá;
- Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm và nội dung cơ bản về
chính sách KĐCL GDĐH và công tác QLĐT đại học.
8.2. Về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động KĐCL GDĐH ở Việt
Nam và hoạt động KĐCL GDĐH tại hai ĐHQG, những ƣu điểm và hạn chế trong
việc áp dụng chính sách KĐCL GDĐH;
- Luận án đã làm rõ đƣợc những ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH áp
dụng tại mỗi ĐHQG đến công tác QLĐT; chỉ ra đƣợc mức độ ảnh hƣởng của việc
KĐCL CTĐT và KĐCL CSGD tại mỗi ĐHQG đến công tác QLĐT;
- Tác giả đã đề xuất đƣợc các giải pháp cơ bản có tính khả thi để thực hiện
chính sách KĐCL GDĐH nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLĐT, góp phần nâng
cao chất lƣợng đào tạo của hai ĐHQG, đồng thời các giải pháp có thể mở rộng để
áp dụng tại các CSGD đại học của Việt Nam, góp phần phát triển hệ thống đảm bảo
và KĐCL GDĐH của Việt Nam.
8.3. Về phương pháp
Tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình, phƣơng pháp và công cụ đánh giá ảnh
hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG, từ đó có

8


thể làm căn cứ để áp dụng đánh giá ảnh hƣởng của chính sách KĐCL GDĐH đối
với toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam, đồng thời rút ra những kinh nghiệm và giải
pháp triển khai hiệu quả hoạt động KĐCL GDĐH trong thời kỳ mới.
9. Luận điểm bảo vệ

1) Chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc với đầy đủ mục tiêu, nội dung và
biện pháp thực hiện KĐCL GDĐH đang đƣợc hai ĐHQG triển khai đúng hƣớng và
đã tạo ra những ảnh hƣởng tích cực đến hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ và nội dung của công tác QLĐT tại hai ĐHQG.
2) Hai ĐHQG là hai CSGD đại học tiên phong trong cả nƣớc triển khai tích
cực các chính sách KĐCL GDĐH của Nhà nƣớc, việc đánh giá ảnh hƣởng của
chính sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG là việc cần thiết tạo
căn cứ khoa học cho việc thực hiện các chính sách KĐCL GDĐH và phát huy
những ảnh hƣởng tích cực của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác QLĐT.
3) Các giải pháp quản lý đƣợc đề xuất trong luận án sẽ góp phần thực hiện
chính sách KĐCL GDĐH có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác QLĐT, góp
phần phát triển hệ thống đảm bảo và KĐCL GDĐH.
10. Kết cấu của luận án
Bố cục chính của luận án gồm phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận.
Phần Nội dung luận án đƣợc chia thành bốn chƣơng:
-

Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về chính sách kiểm định chất lƣợng

giáo dục đại học và công tác quản lý đào tạo đại học
-

Chƣơng 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu

-

Chƣơng 3: Thực trạng triển khai chính sách kiểm định chất lƣợng giáo dục

đại học
-


Chƣơng 4: Những ảnh hƣởng của chính sách kiểm định chất lƣợng giáo

dục đại học đến công tác quản lý đào tạo tại hai Đại học Quốc gia
Ngoài ra, luận án còn trình bày Danh mục công trình khoa học của tác giả có
liên quan đến luận án, danh mục Tài liệu tham khảo và 18 Phụ lục.

9


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng
“Chất lƣợng” là một khái niệm mang tính đa chiều và khó thống nhất về khái
niệm. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Chính và các cộng sự (2002) [8] đã phân
tích các khái niệm chất lƣợng trong GDĐH và đƣa ra quan điểm “Chất lượng là sự phù
hợp với mục đích hay sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng là một khái
niệm mang tính tương đối, rộng, đa chiều và với những người khác nhau có những ưu
tiên khác nhau khi xem xét nó” [7, tr. 32]. Tác giả Lê Đức Ngọc (2004) đƣa ra quan
điểm “Chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó” [62, tr. 15]. Hiệp hội các
trƣờng đại học Châu Âu (European University Association) (2006) không đƣa ra một
định nghĩa duy nhất về chất lƣợng mà chỉ thống nhất một số định nghĩa: Chất lƣợng là
sự phù hợp với mục tiêu; Chất lƣợng là sự hài lòng; Chất lƣợng là sự thỏa mãn khách
hàng; Chất lƣợng là sự tuyệt hảo; Chất lƣợng là giá trị đồng tiền; Chất lƣợng là sự biến
đổi; Chất lƣợng là sự gia tăng; Chất lƣợng là sự kiểm soát [7, 20, 31, 100]. Các nhà
nghiên cứu và nhà quản lý tƣơng đối thống nhất trong cách sử dụng khái niệm của tổ
chức ĐBCL GDĐH Quốc tế (INQAAHE)3“Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”.

Cách tiếp cận này vẫn còn có nhiều tranh cãi do có nhiều vấn đề khó thống nhất trong
việc xác định các mục tiêu GDĐH cho từng đối tƣợng, từng trƣờng đại học, từng cấp
học, ngành học. Thống nhất quan điểm này, INQAAHE đã đƣa ra quan điểm để
ĐGCL trong GDĐH là i) Tuân theo các chuẩn quy định và ii) Đạt đƣợc các mục
tiêu đề ra.
Mạng lƣới các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á (AUN4) [20] đặt vấn đề
cần phải tính toán đến tất cả các khía cạnh khác nhau của chất lƣợng và mô tả các
3
4

INQAAHE: International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education
AUN: ASEAN University Network

10


đối tƣợng có liên quan đến chất lƣợng GDĐH bao gồm: SV, nhà tuyển dụng, Chính
phủ, trƣờng đại học, nhân viên. Mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động GDĐH đều có
mục tiêu riêng về chất lƣợng, do đó AUN quan niệm rằng: “Chất lượng là một vấn
đề thỏa thuận giữa những bên có liên quan” [20, tr. 23]. Trong quá trình thỏa
thuận, mỗi cá nhân có liên quan cần thiết lập rõ ràng những yêu cầu của mình.
Trƣờng đại học đóng vai trò là ngƣời điều phối cuối cùng, cố gắng đáp ứng yêu cầu
khác nhau của tất cả các đối tƣợng có liên quan. Các yêu cầu của tất cả các đối
tƣợng có liên quan đƣợc chuyển thành sứ mạng và mục tiêu của nhà trƣờng cũng
nhƣ mục tiêu của từng khoa, từng CTĐT. Khi một trƣờng đại học đặt ra các mục
tiêu phù hợp với các điều kiện và đạt đƣợc các mục tiêu đó, có thể nói rằng trƣờng
có “chất lƣợng”.
Đến nay, quan điểm“Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu” đƣợc sử dụng
phổ biến nhất trong KĐCL GDĐH nói chung. Luận án sử dụng khái niệm về chất
lƣợng giáo dục đƣợc nêu trong hai văn bản quy phạm của Bộ GD&ĐT, theo đó:

- “Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của CSGD, đáp ứng
các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo
dục và Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước5”;
- “Chất lượng giáo dục của CTĐT là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của CTĐT
của CSGD, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật
giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại
học; phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực chuyên môn
nhất định để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước6”.
Khái niệm chất lƣợng giáo dục trên đây đƣợc sử dụng để Bộ GD&ĐT xây
dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí ĐGCLGD đối với CSGD và CTĐT hiện hành của Việt
Nam. Trong quá trình áp dụng, các CSGD cần căn cứ sứ mạng, mục tiêu giáo dục

5

Thông tƣ số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT về Quy trình và chu kỳ KĐCLGD
trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
6
Thông tƣ số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về Quy trình và
chu kỳ KĐCLGD chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

11


×