Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Các hình thức trợ cấp và phúc lợi trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.5 KB, 26 trang )

A.Mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, để thu hút nguồn nhân lực, doanh
nghiệp phải không ngừng cải thiện môi trường làm việc cũng như trợ cấp và
chính sách phúc lợi phù hợp. Có thể nói, lương, trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi
chính là công cụ hữu hiệu để động viên người lao động gắn bó với Doanh
nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giúp doanh nghiệp ổn định
và vượt qua những giai đoạn khó khăn nhằm đạt được sự phát triển bền
vững.
Nằm ở trung tâm của việc quản lý nguồn nhân lực, chiến lược phúc lợi là
một công cụ điều khiển chính của việc quản lý nhân lực hiệu quả. Hãy khám
phá những nét cơ bản để quản lý chiến lược lương thưởng hiệu quả.
Trợ cấp và phúc lợi phải được tiếp cận một cách toàn diện với tư cách là
một tổ chức có liên kết và có định hướng theo các mục tiêu đã được thiết
lập. Trợ cấp và phúc lợi nhằm hướng đến hai mục tiêu: thu hút và một phần
giữ chân các nhân viên, các kỹ năng, phát triển một hệ thống
khen thưởng và công nhận cho phép tối ưu hóa các động cơ ở các phương
diện khác.
Phúc lợi là sự cân bằng giữa các đòn bẩy thúc đẩy khác nhau của phúc
lợi sẽ cho phép hoạt động hiệu quả hơn Tốt nhất là tối ưu hóa các mối quan
hệ giữa lương trực tiếp (cơ sở tiền lương, tiền thưởng, tiền giảm định lợi ích
bằng hiện vật (phí đại diện, tiền thưởng thêm bằng hiện vật ...) và vùng
ngoại vi tượng trưng (bảo hiểm nhân thọ, học bổng cho con em ...).
Trong cùng quan điểm, nếu phúc lợi cá nhân là một yếu tố thúc
đẩy, nó không nên lấn át vai trò của "thành công tập thể", điều đảm
bảo sự tham gia của tất cả nhân viên trong sự phát triển của công ty.

B.Nội dung
1.Cơ sở lý thuyết
1.1.
Trợ cấp
1.1.1. Khái niệm trợ cấp


Trợ cấp là khoản tiền mà người lao động được nhận để khắc phục những
khó khăn phát sinh trong hoàn cảnh cụ thể
1.1.2. Các loại trợ cấp
Trợ cấp có nhiều loại: bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp thất
nghiệp
a.Trợ cấp bảo hiểm


Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội
mà nhà nước đảm bảo trước pháo luật cho mỗi người dân nói chung và người
lao động nói riêng. Trợ cấp bảo hiểm xã hội là chế độ sử dụng nguồn tiền đóng
góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của
nhà nước nhằm đảm bảo vật chất, chăm sóc sức khỏe cho người lao động khi
ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí, mất sức, thất nghiệp...góp phần ổn định đời
sống của người lao động và gia đình họ.
Các chế độ trợ cấp bảo hiểm:
+Trợ cấp khi ốm đau: khi ốm đau người lao động được khám bệnh và điều trị
tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế. Người lao động ốm đau có giấy
chứng nhận của thầy thuốc được cho nghỉ để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại
các bệnh viện thì được hưởng trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Mức trợ cấp này phụ thuộc vào điều kiện làm việc, mức và thời gian đã đóng
bảo hiểm xã hội cho chính phủ quy định.
+Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị tai nạn lao
động hay bệnh nghề nghiệp được nghỉ để điều trị, Trong thời gian điều trị,
người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí y tế cho việc chữa trị, sau
khi điều trị, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng thương tật để
hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định do bảo hiểm xã hội chi
trả.
+Trợ cấp thai sản: Phụ nữ có thai, sinh con, trong thời gian nghỉ thai sản theo

quy định nghỉ 6 tháng được hưởng lương trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100%
tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương(đối với trường hợp sinh con
lần 1 và 2), Trong trường hợp nghỉ vì do khám thai, thực hiện các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình, do xảy thai, chăm sóc con ốm dưới 7 tuổi, nuôi con còn
bé... thì cũng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian đó(hoặc do
người sử dụng lao động trả một mức tương đương)
+Trợ cấp hưu trí: Người lao động được hưởng lương hưu trí hàng tháng khi có
đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm theo quy định của pháp
luật.
+Trợ cấp tử tuất: Trong thời gian làm việc, kể cả khi nghỉ hưu, mất sức nếu
người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân
được nhận chế độ tử tuất . Chế độ bảo hiểm này bao gồm:


Chi phí cho việc mai táng
Tiền trợ cấp thêm một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy
định của chính phủ. Trong trường hợp người bị chết tham gia đóng bảo
hiểm xã hội chưa đủ 15 năm thì tiền lương trợ cấp một lần không quá 12
tháng lương tối thiểu
• Tiền trợ cấp hàng tháng trong trường hợp người bị chết tham gia đóng
ảo hiểm xã hội đủ 15 năm mà người thân thuộc diện phải nuôi dưỡng
trực tiếp(có con dưới 15 tuổi hay vợ chồng, bố mẹ quá tuổi lao động)
b.Bảo hiểm y tế



Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe , không
vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật
Bảo hiểm y tế được thực hiện trên 5 nguyên tắc:

+Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế
+Mức đóng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
+Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm
vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
+Chi phí khám bênh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người
tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả
+Bảo hiểm y tế được quản lí tập trung , thống nhất, công khai, minh bạch, ảo
đảm cân đối thu chi, và được nhà nước bảo hộ
c.Trợ cấp giáo dục đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ
cấp thâm niên trong lương hưu
Đối tượng áp dụng:
Nhà giáo đã nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy , giáo dục ở các cơ sở giáo
dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc giảng dạy,hướng
dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện
cyar các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập
Điều kiện tính hưởng trợ cấp:
Nhà giáo thuộc đối tượng áp dụng được nếu trên được hưởng trợ cấp khi có đủ
các điều kiện sau đây:


+Có thời gian trực tiếp giảng dạy , giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở
giáo dục công lập từ đủ 5 năm
+Nghỉ hưu
+Đang hưởng lương tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2012. Trường hợp đang
tạm dừng nghỉ hưu theo quy định của luật bảo hiểm thì được hưởng trợ cấp sau
khi được hưởng lại lương hưu
Mức trợ cấp: = Lương hưu hàng tháng *10%*số năm được tính trợ cấp
d.Trợ cấp thất nghiệp

Là hiện tượng mang tính kinh tế - xã hội, nó không những ảnh hưởng đến bản
thân người lao động mà còn gây ra các tác động xã hội sâu rộng nên chính phủ
của nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện trợ cấp thất nghiệp nhằm giúp đỡ
người lao động ổn định cuộc sống nhanh và nhanh chóng tìm được việc
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước , thì đối tượng sẽ khác nhau
nhưng đối tượng chung là những người đã từng có việc làm, hiện tại không có
việc hoặc những người chưa có việc bao giờ, hiện tại không có việc như học
sinh, sinh viên mới tốt nghiệp...hoặc chỉ là một bộ phận những người đã hết thời
gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
1.2. Phúc lợi xã hội
1.2.1. Khái niệm
Phúc lợi xã hội thường được hiểu là bao gồm nhiều lĩnh vực và chương trình đa
dạng trong đó có nhiều hệ thống chính như : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bao phủ nhiều lĩnh vực chủ yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở , chính
sách với người hưu trí, gia đình có công, chính sách, gia đình thương binh liệt
sĩ, các chính sách trợ cấp thất nghiệp và tạo công ăn việc làm, các chính sách
xóa đói giảm nghèo, cứu trợ người nghèo, người bị tai nạn hay gặp thiên tai,
giúp đỡ người tàn tật, mồ côi
1.2.2. Các loại phúc lợi
Phúc lợi có hai loại: Phúc lợi theo quy định của pháp luật(bắt buộc) và phúc lợi
do các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng
Phúc lợi theo quy định của pháp luật: Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao
động ở mức độ tối thiểu do họ ở vào thế yếu hơn so với người sử dụng lao động.


Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà những phúc lợi này được quy định
trong luật hay các văn bản dưới luật
Phúc lợi bắt buộc là khoản phúc lợi tối thiểu mà các doanh nghiệp phải đưa ra
theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là : Các loại bảo hiểm, bảo
hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế.. Ở việt nam, các phúc lợi bắt

buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí,,
Phúc lợi tự nguyện: Phúc lợi mà các doanh nghiệp đưa ra tùy thuộc vào khả
nanwng kinh tế của mỗi tổ chức. Áp dụng nhằm kích thích nhân viên gắn bó với
doanh nghiệp cũng như thu hút những người có tài năng về làm việc.
Các loại phúc lợi bảo hiểm
+ Bảo hiểm sức khỏe
+ Bảo hiểm nhân thọ
+ Bảo hiểm mất khả năng lao động
Các loại phúc lợi bảo đảm:
+ Bảo đảm thu nhập
+ Bảo đảm hưu trí
+ Tiền trả cho những khoảng thời gian không làm việc
+ Phúc lợi do lích làm việc linh hoạt
Phúc lợi do làm việc linh hoạt
Các loại dịch vụ cho người lao động
Các dịch vụ xã hội khác: giáo dục, đào tạo hay các dịch vụ nghề nghiệp
1.3.Xây dựng và quản lí chương trình phúc lợi cho người lao động
1.3.1.

Mục tiêu

Cần phải gắn kết, hòa hợp với chính sách quản lí nguồn nhân lực. Bởi vậy, mục
tiêu của tổ chức trong việc đề ra phúc lợi phải duy trì và nâng cao năng suất lao
động. Thực hiện chức năng xã hội của chúng đối với người lao động. Đáp ứng


đòi hỏi của người đại diện người lao động và nâng cao vai trò điều tiết của
chính phủ, duy trì mức sống vật chất và tinh thần của người lao động
1.3.2.


Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi

+Chương trình phải vừa có lợi cho người lao động vừa có lợi cho doanh nghiệp.
Chi phí phúc lợi phải đưa đến kết quả là tăng năng suất lao động , chất lượng
phục vụ, sự trung thành hơn của người lao động và tinh thần của họ được nâng
cao hơn, giảm sự mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động
+Chương trình phúc lợi phải có tác dụng thuc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh
+Chi phí thực hiện nằm trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+Xây dựng chương trình rõ ràng, dễ hiểu, thực hiện một các công bằng, vô tư và
công khai với tất cả mọi người
+Được người lao động tham gia và ủng hộ
1.3.3.

Các bước xây dựng chương trình phúc lợi

+Bước 1: Thu thập dữ liệu về giá cả chủ yếu của tất cả các mặt hàng và dịch vụ
+Bước 2: Đánh giá xe cần có bao nhiêu tiền để có thể thực hiện được tất cả các
loại phúc lợi trong kì tới
+Bước 3: Đánh giá bằng điểm từng lợi phúc lợi và dịch vụ theo các yếu tố như :
yêu cầu của pháp luật, nhu cầu và sự chọn lựa của người lao động, sự chọn lựa
của doanh nghiệp
+Bước 4: Đưa ra quyết định về phương án tối ưu kết hợp giữa các loại phúc lợi
và dịch vụ khác nhau
1.3.4.

Quản lí chương trình phúc lợi

Cần lưu ý các vấn đề sau:



+Tiến hàng nghiên cứu chương trình phúc lợi của các tổ chức khác nhau trong
và ngoài ngành để tham khảo(thường nghiên cứu cùng với nghiên cứu bảng tiền
công, tiền lương)
+Nghiên cứu sở thích và sự lựa chọn của công nhân viện
+Tiến hành xây dựng các quy chế phúc lợi một cách rõ ràng, công khai bao
gồm: các quy định, điều khoản, điều kiện để thực hiện từng loại phúc lợi, dịch
vị, thông tin thường xuyên và giải thích cho người lao động hiểu, tránh tình
trạng người lao động đòi hỏi quá mức và không hợp lí
+Tiến hành theo dõi và hạch toán chi phí một cách thường xuyên.
+Quản lí thông tin thông suốt: duy trì trao đổi thông tin giữa người lao động và
người sử dụng lao động...
2.Liên hệ thực tế công ty SAMSUNG Vina
2.1 Giới thiệu chung về công ty SAMSUNG Vina
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1996, SAMSUNG Vina là liên doanh giữa Công
ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SAMSUNG. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ
lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và
tích cực đóng góp cho cộng đồng, SAMSUNG đã trở thành một trong những
thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong
nước. SAMSUNG Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD,
TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm
điện thoại di động…Các sản phẩm của công ty bao gồm:


Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy
DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3





Sản phẩm vi tính: Màn hình CRT, LCD, máy in laser mono / color / đa
năng, đĩa cứng, đĩa quang



Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với
công nghe Silver Nano



Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp
nhất

2.1.2 Tình hình kinh doanh
Tại Việt Nam, SAMSUNG Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng Nghe
nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home
Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình
máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà
máy của SAMSUNG Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong
nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông
và Philippines.
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu
của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ
hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn
cho người tiêu dùng.
Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG Vina tăng
từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanh thu xuất khẩu
tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006. Trung bình hàng

năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD.
Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn
hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
2.1.3 Môi trường làm việc


Với triết lý con người là trung tâm của sự phát triển, hiện nay,
SAMSUNG Vina đang triển khai chương trình ”Nơi làm việc tuyệt vời” (great
working place) với một lộ trình liên tục cải thiện môi trường làm việc, chính
sách phúc lợi, đào tạo, lương cũng như những thay đổi tích cực về văn hóa công
ty để biến công ty thành một nơi làm việc lý tưởng nhất ở Việt Nam. Mục tiêu
của công ty là tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn ở đó
tất cả mọi nhân viên luôn vui vẻ, say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, luôn
yêu thương lẫn nhau và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công ty
2.2. Trợ cấp
2.2.1. Những quy định của Nhà nước, Luật về trợ cấp cho người lao động.
Các loại trợ cấp thường có như : trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ
cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản trợ cấp khác không mang tính
chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
2.2.1.1. Trợ cấp khó khăn cho người lao động trong doanh nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp theo Quyết định số
471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp căn cứ
tình hình tài chính để quyết định mức trợ cấp khó khăn cho người lao động, tối
thiểu là 250.000 đồng/người.
Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty nhà nước chưa chuyển
đổi. Các doanh nghiệp khác (ngoài khu vực nhà nước) được áp dụng quy định

tại thông tư này để thực hiện trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh
nghiệp.
Đối tượng được áp dụng trợ cấp khó khăn là người lao động có tên trong danh
sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm 30/3/2011 và có thu nhập từ 2,2
triệu đồng/tháng trở xuống (trừ các khoản tiền thưởng từ lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp, tiền ăn ca, tiền chế độ bồi dưỡng nghề độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt độc hại nguy hiểm).
Số tiền trợ cấp khó khăn cho người lao động được loại trừ không dùng để tính
nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.


2.2.1.2. Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm
chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi họ thôi việc.
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 có quy định
về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
“Điều 14. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên
cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định
tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy
định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường
xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công
nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp,
hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao
động.


3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời
gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời
gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp
luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi
việc.
4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được
quy định như sau:
a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng
lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính


trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm
chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền
lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã
mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian
người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc
cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh
nghiệp, hợp tác xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động,
người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc
trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài
nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch
họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo
quy định tại Điều 13 Nghị định này.

6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào
chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao
động.
Theo quy định tại Khoản 3 thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ
cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người
sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian đã được người sử dụng lao
động chi trả trợ cấp thôi việc.
Trong đó, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao
động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao
động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao
động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng
chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hàng tuần theo
Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều
115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động
công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc,
nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ


công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động
làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như
người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị
phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2.2.1.3. Trợ cấp thai sản
Nhà nước quy định chế độ cho phụ nữ :
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng
tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2015 hiện nay là 1.150.000 ).
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì
cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
2.2.1.4. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP VÀ CHI
PHÍ Y TẾ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn
thực hiện chế độbồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao
động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động


1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc
bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính
người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc
từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải
quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa
phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động
xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra
từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì
tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên
10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở
lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an
toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy
giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần
thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và
xác định là thuộctrường hợp được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này).


Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn
này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Điều 5. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo

sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan,
doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản
thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra
tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động
theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ
nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác
(không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định
được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho
người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai
nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị
tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp
đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh
doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy
định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động phải trả phần
còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị
tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định
tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo
hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3,
Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động phải trả chế độ bảo hiểm xã hội
thay cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp như sau:
a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì
người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một
lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì
người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp



hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể
thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.
Điều 6. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
1. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước
khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian
làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương
làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của
các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị
bệnh nghề nghiệp.
2. Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể
theo từng đối tượng như sau:
a) Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân,
công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ,
phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm
căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền
lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức
danh và phụ cấp lương (nếu có);
c) Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền
lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người
lao động làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương
học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp cho
người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề,

tập nghề do hai bên thỏa thuận;
d) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lương
làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là
tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật
lao động hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Phụ Lục : BẢNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH


NGHỀ
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm
2015 về việc hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y
tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp)
STT

Mức suy giảm khả năng lao động (%)

1

Từ 5 đến 10

2

11

3

12


4

13

5

14

6

15

7

16

8

17

9

18

10

19

11


20

12

21

13

22

14

23

15

24

16

25

17

26

18

27


19

28

20

29

21

30

22

31

23

32

24

33

25

34



26

35

27

36

28

37

29

38

30

39

31

40

32

41

33


42

34

43

35

44

36

45

37

46

38

47

39

48

40

49


41

50

42

51

43

52

44

53

45

54

46

55

47

56

48


57

49

58

50

59

51

60

52

61

53

62

54

63

55

64



56

65

57

66

58

67

59

68

60

69

61

70

62

71

63


72

64

73

65

74

66

75

67

76

68

77

69

78

70

79


71

80

72

81 đến tử vong

Thực trạng trợ cấp tại công ty Sam Sung:
Theo điều 2 Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay gồm 5 chế độ:
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp tự tuất
Tại công ty Samsung tất cả nhân viên đều được tham gia BHXH. Việc chi trả
BHXH của công ty được tính theo lương cơ bản của công ty. Mỗi xuất bảo hiểm
được tính tổng số là 3% ( nhân viên 1% + công ty là 2%)
Ngoài ra công ty còn hỗ trợ chi phí điện thoại, hỗ trợ thường xuyên kiểm tra y tế
cho nhân viên loai động chi phí là 250.000 đồng / người. Với nội dung là tổng
kiểm tra, siêu âm bụng, phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, tim phổi, kiểm tra
phụ khoa.


Những nỗ lực về trách nhiệm công dân của SEV bao quát nhiều lĩnh vực liêu
quan đến cuộc sống con người, gồm cả văn hóa và nghệ thuật dịch vụ tình
nguyện, học thuật và giáo dục, bảo vệ môi trường và giao lưu quốc tế
SEV hỗ trợ mọi người và cộng đồng của họ bằng nhiều cách khác nhau. Phạm
vi trọng tâm hiện nay của công ty là đầu tư vào lương lai của thanh thiếu niên
Hỗ trợ trẻ em các gia đình có thu nhập bằng cách hỗ trợ cơ sở hạ tầng giáo dục

phát triển khoa học và hỗ trợ các học sinh giỏi
Đầu tư và trao tặng các xuất học bổng cho các trẻ em để cho chúng hy vọng về
tương lai.
2.3. Bảo Hiểm
2.3.1 Cách tính bảo hiểm theo quy định
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của
Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo
Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động
khi họ không còn khả năng làm việc.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do
bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội
thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Chính vì vậy,
đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm
hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những
người lao động tham gia BHXH.
Đồi tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội cuả mỗi nước mà đối tượng này
có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.
Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người
lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao
động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được
bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường
do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi
lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết.
Quy định mới nhất về Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất
nghiệp, Kinh phí công đoàn năm 2016 được quy định trong Quyết định
959/QĐ-BHXH.



Kể từ ngày 01/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015
của BHXH Việt Nam, quy định tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng
tham gia BHXH như sau:
a. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Các khoản trích Doanh
nghiệp Người lao
theo lương
đóng (%)
đóng (%)
BHXH
18
8

động Công phần trăm
(%)
26

BHYT

3

1,5

4,5

BHTN

1


1

2

Cộng

22

10,5

32,5

KPCĐ

2

a.

b.

Như vậy, hàng tháng Doanh nghiệp đóng cho NLĐ và trích từ tiên
fuowng hàng tháng của NLĐ để đóng cùng lúc và quỹ BHXH, BHYT,
BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5%; và đóng cho Liên Đoàn lao động
Quận/Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2%.
Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN
* Nếu là lao động làm việc tại các Doanh nghiệp: Căn cứ tiền lương để
đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao
động
- Từ ngày 01/01/2016: Lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp

lương.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH, BHYT là mức lương tối
thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHTN là mức lương tối thiểu
vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng BHXH phải cao hơn ít
nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm
5%.
* Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định: Căn
cứ tiền lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc,
cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,
phụ cấp thâm niên nghề tính theo quy định của Nhà Nước.
Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc


- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời
hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ 3
tháng đến dưới 12 tháng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có tiền
lương.
- Đơn vị thuê mướn sử dụng NLĐ
2.3.2 Ví dụ về chính sách bảo hiểm tại Samsung
Samsung Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có khoảng
64000 lao động hiện tại đang làm việc và liên tục tuyển thêm mới. Việc quản lý
chế độ bào hiểm đối với lượng lao động lớn như vậy là một quy trình không hề
đơn giản.
Việc thực hiện chế độ bảo hiểm, về đối tượng tham gia, mức trích đóng…
tại công ty đều tuân thủ theo quy định chung như đã nêu ở trên.
Tại công ty Samsung tất cả nhân viên đều được tham gia BHXH. Việc chi

trả BHXH của công ty được tính theo lương cơ bản của công ty. Mỗi xuất bảo
hiểm được tính tổng số là 3% ( NLĐ 1% + công ty là 2%). Nhân viên làm việc
với công việc cố định 3 tháng đến dưới 12 tháng… đến những người làm việc
với HĐLĐ không thời hạn đều được đóng bảo hiểm.
Và là Doanh nghiệp nên mức lương doanh nghiệp áp dụng để đóng bảo
hiểm cho người lao động là mức lương tháng cộng với phụ cấp.
Người lao động đã qua đào tạo thì tiền lương đóng BHXH cao hơn 7% so
với lương tối thiểu. Tức là: Lương tối thiểu vùng 1 là 3.500.000 thì tiền lương
tối thiểu người lao động đã qua đào tạo dùng để tính mức đóng BHXH là:
3.500.000x107%= 3.745.000 (đ)
2.4 Phúc lợi
2.4.1 Những quy định của nhà nước, những điều luật ban hành về phúc lợi
cho người lao động
*** Các quy định của pháp luật liên quan tới chế độ bảo hiểm xã hội
*Mục 1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau


Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
*Mục 2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc
phá thai bệnh lý
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang
thai hộ
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
*Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Điều 46. Trợ cấp một lần
Điều 47. Trợ cấp hằng tháng
Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp
Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Điều 50. Trợ cấp phục vụ
Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật


*Mục 4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 57. Điều chỉnh lương hưu
Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương
hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
*Mục 5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Điều 66. Trợ cấp mai táng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần
Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.4.2

Liên hệ tại Samsung

+Tại công ty Samsung tất cả nhân viên được tham gia bảo hiểm xã hội. Việc chi
trả BHXH của công ty được tính theo lương cơ bản của công ty. Mỗi suất bảo
hiểm được tính tổng số là 3% (nhân viên 1% + công ty 2%). Ngoài ra, hỗ trợ


thường xuyên kiểm tra y tế cho người lao động với chi phí 250.000 đồng/người.
Với nội dung là tổng kiểm tra, siêu âm bụng, phân tích nước tiểu, xét nghiệm
máu…
+Định mức cước phí di động được hỗ trợ:



Cấp quản lý trở lên: Không giới hạn mức sử dụng



Cấp trợ lý: Không quá 1.000.000 VND/tháng



Trưởng BP Sales/Marketing: Không quá 1.200.000 VND/tháng



Đồng thời là Trưởng BP Sales/Marketing và cấp hàm trợ lý: áp dụng
định mức 1.200.000 VND/tháng



Nhân viên khác: 600.000 VND/tháng

+Phụ cấp xa nhà:


Chuyển đến làm việc tại TPHCM hoặc Hà Nội: 2.000.000
VND/tháng/người



Chuyển đến làm việc tại Đà Nẵng: 1.000.000 VND/tháng/người


+Có nhiều sáng kiến trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ xe buýt dành cho cán
bộ công nhân viên nhà máy; cải tiến điều hành nhà ăn với không khí thoải mái,
thân thiện, những bữa ăn ngon và an toàn trong nhà máy, đảm bảo sức khỏe cho
người lao động. Ngoài ra, nhân viên của Samsung còn được cấp bữa ăn miễn
phí giữa giờ, nhân viên ở ký túc xá hoặc ở trọ nếu ăn ở trong công ty thì được
hỗ trợ 50% tiền ăn. Ở Samsung, rào cản về thực đơn giữa người Việt Nam và
người Hàn Quốc được xóa bỏ, với phương châm mọi người đều được đối xử
công bằng khi đi ăn. Người Việt Nam có thể được ăn món Hàn Quốc và ngược
lại. Cố định 3 lần/tháng lãnh đạo của Samsung lại ngồi ăn trưa và trò chuyện


cùng với nhân viên và họ thường gọi là “open day” – “ngày cởi mở”, qua đó
nhân viên của Samsung sẽ có cơ hội trình bày những băn khoăn, thắc mắc của
mình trong quá trình làm việc cũng như những đề xuất giúp cholLãnh đạo Công
ty quản lý sát sao và hiệu quả hơn.
+Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của nhân viên. Ví dụ như:


Đám cưới nhân viên: chi phí 3.000.000(VNĐ) + hoa 150.000(VNĐ)



Đám cưới con nhân viên: chi phí 1.000.000(VNĐ)



Tang lễ nhân viên: chi phí 10.000.000(VNĐ) + hoa 150.000(VNĐ)




Tang lễ chồng (vợ) nhân viên: chi phí 3.000.000(VNĐ) + hoa
150.000(VNĐ)



Tang lễ bố (mẹ) nhân viên: chi phí 1.500.000(VNĐ) + hoa
150.000(VNĐ)



Tang lễ con nhân viên: chi phí 3.000.000(VNĐ) + hoa 150.000(VNĐ)

+Samsung hỗ trợ mọi người và xã hội theo nhiều cách khác nhau: hỗ trợ trẻ em
ở những gia đình có thu nhập bằng cách hỗ trợ cơ sở hạ tầng giáo dục, hỗ trợ và
phát triển học sinh giỏi, hỗ trợ các chương trình tăng cường sức khỏe gia đình.
Và họ thực hiện thông qua các trung tâm tình nguyện của mình. Ví dụ: chương
trình hy vọng cho trẻ em của Samsung, các chương trình như Từ trái tim đến
trái tim, Đi bộ đồng hành vì trẻ em nghèo hiếu học…
+Ngoài ra, các chế độ phúc lợi khác mà nhân viên của Samsung có thể tham gia
miễn phí như: câu lạc bộ bóng đá, bóng bàn, patin, ghi ta, võ thuật, khiêu vũ,
đọc sách, thể hình, học hát…


×