Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

GIAO AN 11 NGữ văn 2015 2016 KI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.39 KB, 96 trang )

Tuần: 1
Tiết: 1 -2

Ngày dạy:
Ngày soạn:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Lê Hữu Trác)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực,
sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Bức tranh chân thực sinh động về cuộc sống xa hoa đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật tôi khi vào
phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn
lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Lê Hữu Trác không chỉ được xem là người thầy thuốc giỏi, mà còn được người đời biết đến ông bằng tư cách là một nhà văn có
đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà – đặc biệt thể loại kí. Để hiểu rõ hơn về điều này, hôm nay chúng ta sẽ học đoạn trích “Vào
phủ chúa Trịnh” trích “Thượng kinh kí sự” của ông

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HV



NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Cho HV đọc tiểu dẫn
Dựa vào tiểu dẫn bạn hãy khái quát nét chính về tác giả Lê Hứu Trác?
Nhận xét giải thích thêm về hiệu “Hải Thượng Lãn Ông”: “Hải Thượng” 2 chữ đầu của tỉnh Hải Dương, phủ Thượng Hồng; “Lãn
Ông” ông lười ngụ ý lười biếng chán ghét công danh
Tóm tắt đôi nét về tác phẩm “Thượng kinh ký sự”?
Nhận xét, chốt ý
Gọi HV đọc đoạn trích.
Bạn hãy khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích?

Nhận xét.
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận. Thời gian 5p.
N1: Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả quan cảnh nơi phủ chúa.
N2: Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả sinh hoạt nơi phủ chúa.
Nhận xét, diễn giảng:
Ấn tượng về quan cảnh nơi phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa tráng lệ. Màu sắc chủ đạo là màu đỏ
vàng rực rỡ..

1


Nhận xét; phân tích và chốt ý
Thông qua lời kể của nhân vật tôi ta thấy hiện lên một bức tranh sinh động về cuộc sống ăn chơi xa hoa, vương giả và sự lộng quyền
của chúa Trịnh.

Theo bạn nhân vật “tôi” trong tác phẩm là ai? Danh tính của người đó như thế nào?
Nhận xét; chuyển ý: Vốn con quan từng vào ra nhiều nơi trong cung nhưng lần vào phủ Chúa đã khiến cho tác giả có nhiều ngỡ ngàng
Cảm nhận của các em về phủ Chúa Trịnh là gì? Nếu được sống một năm trong phủ Chúa các em có muốn sống hay không?

Gv chốt ý + dẫn ý
Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của tác giả trước sự giàu sang nơi phủ chúa?

Mặc dù nhận xét phủ chúa sang, đẹp, giàu nhưng tác giả tỏ ra thờ ơ với những quyến rũ vật chất đó, không đồng tình với cuộc sống
giàu sang này và thoáng chút mỉa mai, châm biếm

Hai hv trao đổi ý và trả lời câu hỏi (3 phút)
Tâm trạng tác giả như thế nào khi khám bệnh, và chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán?

Đứng trước mâu thuẫn giữa lương tâm và tự do tác giả đã chọn cách nào?
Tại sao?

Em có nhận xét gì về phẩm chất của lương y Lê Hữu Trác?

Nhận xét chốt ý
Hướng dẫn HV tóm tắt đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm

Trình bày ý nghĩa văn bản

2


Nhận xét, chốt ý
Đọc
Dựa vào tiểu dẫn tóm tắt năm sinh mất, sự nghiệp

Thể loại: kí
Viết bằng chữ Hán
Xếp cuối bộ Hãi Thượng y tong tâm lĩnh
Nghe, ghi bài

Đọc
- Miêu tả sự cao sang quền uy cùng cuộc sống hưởng thụ của nhà chúa
- Thái độ của tác giả về cung cách sinh hoạt của giai cấp thống trị

Thảo luận và cử đại diện trình bày.
N1:
- Rất nhiều cửa. nhiều người phục dịch, mâm vàng, chén bạc…
- Quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng lộng lẫy, xa hoa tráng lệ

N2:Cung cách sinh hoạt:
- Đến phủ phải có thánh chỉ và có thẻ mới được vào.
- Lính tráng đón thầy thuốc thì hối hả…
=> Chốn thâm nghiêm đầy quyền uy
Theo dõi ghi bài

- “Tôi”: Lê Hữu Trác

3


- Vốn con quan, quê Liêu Xá, huyện Đường Hào, Vào ngụ cư trong Hương Sơn làm thuốc hay có tiếng

- Suy nghĩ – trả lời

- Ngạc nhiên trước sự giàu sang của phủ Chúa:
“Cả trời Nam sang nhất là đây”
- “Ở trong tối om không thấy cửa ngõ”
-“ Vì ….yếu đi”
=> Không màn đến vật chất, không đồng tình với cuộc sống này
Nghe, ghi bài


- Mâu thuẫn giữa y đức và sự tự do cá nhân:
+ Nếu chữa hết bệnh (đúng y đức) bị công danh trói buộc
+ Nếu chữa bệnh cầm chừng (trái y đức) sẽ sớm được về núi
- Quyết định chữa bệnh theo lương tâm thầy thuốc
- Y đức và trách nhiệm nghề nghiệp cùng tấm lòng đối với cha ông và phẩm chất của người thầy thuốc đã lên tiếng
Nhận xét về nhân cách tác giả thông qua thái độ và tâm trạng khi chữa bệnh
Theo dõi ghi bài

Tóm tắt nghệ thuật

Dựa vào ghi nhớ SGK và bài học rút ra ý nghĩa văn bản

4


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 – 1791)
- Hiệu: Hãi Thượng Lãn Ông
- Quê: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương
- Gia đình có truyền thống học hành thi cử và đỗ đạt làm quan.
- Ông là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII.
- Ông là tác giả bộ sách y học nổi tiếng Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

2. Tác phẩm: Thượng kinh kí sự
- Thể loại kí: một thể loại thuộc hình kí nhằm ghi chép những nội dung, sự việc tương đối hoàn chỉnh và có thật.
- Tập kí viết bằng chữ Hán
- Xếp cuối bộ Hãi Thượng y tông tâm lĩnh (1783)
3. Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh
a. Đọc

b. Nội dung đoạn trích:
- Miêu tả sự cao sang quền uy cùng cuộc sống hưởng thụ của nhà chúa
- Thái độ của tác giả về cung cách sinh hoạt của giai cấp thống trị
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ của nhà chúa
a. Quang cảnh nơi phủ chúa
- -Vào phủ phải trải qua nhiều lần cửa với “những dãy… tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác “ai muốn…thẻ”. Trong khuôn viên
phủ chúa có điểm. “Hậu mã túc trực” để chúa sai phái truyền lệnh. Vườn hoa “cây cối… hương”.
- Bên trong phủ là những nhà “Đại đường” “Quyển bồng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và
“Những đồ đạc…thấy”. Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là . “mâm vàng, chén bạc”.
- Đến nội cung thế tử phải qua năm sáu lần trướng gấm. “ Trong phòng thắp nến…ngang sân”.
=> Quang cảnh phủ chúa vô cùng xa hoa tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy
b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
- Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, phải có thẻ mới được vào phủ
- Lính cán đón thầy thuốc thì “chạy như ngựa lồng” khiến thầy thuốc dù được đón vào phủ khám bệnh mà như chịu cực hình “ bị xốc
một mẻ, khổ không nói hết”
- Thế tử bệnh có bảy, tám vị lương y bắt mạch
- Bên cạnh Chúa luôn có phi tần chầu chực..
- Cách xưng hô, bẩm tấu kính cẩn, lễ phép. - Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử hết sức cung kính, lễ độ “Thánh thượng đang ngự ở
đấy”…
- Khám bệnh cho thế tử phải theo một loạt phép tắc...
=>Bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống vương giả đầy quyền uy, xa hoa nhưng gò bó, cứng nhắc và lộng quyền nơi phủ Chúa
2. Thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh
* Nhân vật “tôi” chính là hình ảnh của tác giả Lê Hữu Trác

a. Đối với sự giàu sang nơi phủ chúa

Đối

5



sự giàu sang nơi phủ Chúa
“Cả trời Nam sang nhất là đây”
“Nâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
“Ở trong tối om, không thấy của ngõ gì cả”
“Vì trong chốn màn the, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi

=> Dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi, nhưng thiếu khí trời và
không khí tự do.
b. Qua quá trình xem mạch, kê đơn, chữa bệnh
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn:
+ Nếu chữa hết bệnh (đúng y đức) bị công danh trói buộc
+ Nếu chữa bệnh cầm chừng (trái y đức) sẽ sớm được về núi.
=> Quyết định chữa bệnh cho Thế tử theo lương tâm thầy thuốc
- Thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác với ý các quan thái y

* Tóm lại: qua quá trình chữa bệnh cho thế tử ta thấy được Lê Hữu Trác là:
- Một người thầy có kiến thức y học uyên thâm, kinh nghiệm chữa bệnh
- Một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ
- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi và phú quý; yêu tự do và cuộc sống thanh đạm
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mĩ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết đắc giá gây ấn tượng mạnh
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm
2. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời
bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.
4. Củng cố

Theo bước chân nhân vật “tôi” anh chị hãy tóm tắt hành trình vào phủ chúa Trịnh. Nêu cảm nhận về phủ chúa và nhân vật tôi
5. Dặn dò
- Bài cũ: “Vào phủ chúa Trịnh”:
+ Tóm tắt đoạn trích, nắm hai ý cơ bản
+ Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích
- Chuẩn bị bài mới “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
+ Theo em vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?
+ Ngôn ngữ tài sản chung của mõi người trong xã hội, cái chung trong ngôn ngữ của mọi người bao gồm những yếu tố nào?
+ Muốn sử dụng được ngôn ngữ đê giao tiếp con người càn tuân thủ nhữn quy tắc chung như thế nào?
? Vì sao lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân?

6


IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

7


Tuần 1
Tiết 3

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Làm văn:
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những qui tắc ngôn ngữ chung, phát hiện phân tích nét riêng, sáng tạo của cá
nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm đơn vị ngôn
ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định...)và các qui tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu,
đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát
triển.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân tích những đơn vị, qui tắc ngôn ngữ chung trong lời nói
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội
- Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán
Gợi ý:
- Một người thầy có kiến thức y học uyên thâm, kinh nghiệm chữa bệnh
- Một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ
- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi và phú quý; yêu tự do và cuộc sống thanh đạm
3. Bài mới
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của mỗi xã hội. Nhưng ngôn
ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản
chung của xã hội?


HOẠT ĐỘNG CỦA HV
Là phương tiện quan trọng mà mọi
người sử dụng để giao tiếp, giúp
con người lĩnh hội được lời nói của
người khác

Nhấn mạnh, bổ sung: Ngôn ngữ là
công cụ tư duy của cả cộng đồng
Yếu tố ngôn ngữ chung bao gồm
những yếu tố nào? Cho ví dụ
minh họa?
Nhận xét, giảng rõ:
- Nguyên âm: những âm khi phát
âm luồng hơi từ phổi đi ra mà
không gặp trở ngại...o, a,i...
- Phụ âm: những âm khi phát ra
luồng hơi từ phổi phát ra gặp trở
ngại đáng kể:b, t, d...
- Thanh điệu: sự nâng lên hoặc hạ
thấp giọng trong một âm tiết
- Từ: đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhấ,t
có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt
câu
- Âm tiết: đơn vị phát âm nhỏ
nhất trong ngôn ngữ
- Thành ngữ: tổ hợp từ cố định
quen dùng mà nghĩa thường
không giải thích được bằng nghĩa


Dựa vào SGK trình bày và nêu ví
dụ:
- Các âm, các thanh
- Các âm tiết
- Các từ
- Các ngữ cố định

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
* Ngôn ngữ - tài sản chung:
- Muốn giao tiếp được với nhau con người phải sử
dụng phương tiện chung đó là ngôn ngữ
- Ngôn ngữ dùng để bài tỏ hay lĩnh hội lời của
người khác => ngôn ngữ không của riêng ai mà là
của chung mọi người
1. Các yếu tố ngôn ngữ chung
- Các âm, các thanh: nguyên âm, phụ âm, thanh
điệu...
- Các âm tiết (tiếng): Nó được tạo ra do sự kết
hợp các âm và các thanh
- Các từ:
- Các ngữ cố định: thành ngữ, quán ngữ

8


của từ tạo nên
- Quán ngữ: là một hợp tổ từ cố
định dùng lâu quen, có thể giải
thích nghĩa bằng các từ tạo nên nó

Quy tắc, phương thức cấu tạo và
sử dụng ngôn ngữ bao gồm những
quy tắc và phương thức chung
nào?
Nhận xét, kết luận:
Các quy tắc và phương thức này
được hình thành dần trong lịch sử
phát triển của ngôn ngữ cần được
mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân
theo để hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ
Thế nào là lời nói cá nhân?

- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu...
- Quy tắc kết hợp từ...
- Phương thức chuyển nghĩa..

Nét riêng của lời nói cá nhân thể
hiện ở những phương diện nào?
Bổ sung đưa ví dụ, diễn giảng

Sản phẩm của mọi người khi sử
dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo
lập văn bản..
Dựa vào SGK để trình bày những
nét riêng của lời nói cá nhân.

Hướng dẫn, gợi ý HV giải bài tập
1,2 SGK (chia lớp thành 2 nhóm
thảo luận 4p)


2. Quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo
và sử dụng đơn vị ngôn ngữ
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu đơn, câu
ghép...
- Phương thức chuyển nghĩa: chuyển từ nghĩa gốc
sang nghĩa phát sinh
- Quy tắc kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ...

II. Lời nói – sản phẩm của riêng cá nhân
* Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi
sử dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản
(nói – viết) để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mang
dấu ấn cá nhân, kết quả của sự sáng tạo cá nhân
* Nét riêng trong lời nói của cá nhân:
- Giọng nói cá nhân: là tiêu chí cơ bản để phân
biệt giọng nói của người này hay người kia.
- Vốn từ ngữ cá nhân: quá trình tích lũy ngôn ngữ
chung và sử dụng theo sở trường của từng cá nhân
- Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ
chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ,
tách từ...của mỗi cá nhân
- Việc tạo ra các từ mới: cá nhân có thể tạo ra các
từ mới theo phương thức chung
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phương thức
chung, quy tắc chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ,
tỉnh lược từ, tách câu.
III. Luyện tập
Bài tập 1
Từ “thôi” được dùng với nghĩa chuyển

+ Nghĩa gốc “thôi” ngừng một hoạt động nào đó
+ “Thôi” trong bài chỉ chấm dứt , kết thúc cuộc
đời
Bài tập 2
- Thay đổi trật tự từ trong cụm danh từ: đá mấy
hòn, rêu từng đám
- Thay đổi vị trí thành phần câu: VN đổi lên CN

Thảo luận nhóm, cử đại diện trình
bày.
4. Củng cố
HV đọc ghi nhớ SGK – nhấn mạnh ghi nhớ để củng cố bài học
5. Dặn dò
- Học bài cũ – hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị bài mới “Tụ tình (bài hai) – Hồ Xuân Hương”
+ Em biết gì về cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương
+ Học thuộc lòng bài thơ và xác định thể thơ
+ Thử tìm hiểu bố cục và tâm trạng cùng hoàn cảnh của nhân vật trữ tình
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

9


Tuần 2
Tiết 4

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TỰ TÌNH
(Hồ Xuân Hương)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tâm trạng, bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương.
- Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Tâm trạng, bi kịch, tính cách của Hồ Xuân Hương
- Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; ngôn ngữ đời thường vào thơ ca
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài dạy
Hồ Xuân Hương nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi
quyền sống, khát khao sống mãnh liệt của người phụ nữ. Có thể nói tiếng nói đó không thay đổi số phận nhưng ít nhất chúng cũng
góp phần thúc đẩy sự trõi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân. Tự tình 2 là một minh chứng cho điều này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gọi HV đọc tiểu dẫn
Đọc
I. Tìm hiểu chung
Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy trình
1. Tác giả
bày những nét chính về cuộc đời
a. Cuộc đời

sự nghiệp thơ văn của Hồ Xuân
- Quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Hương?
Dựa vào tiểu dẫn, khái quát nội Nghệ An
dung, trả lời
- Sống vào khoảng nữa cuối thế kĩ XVIII đến nữa
đầu thế kĩ XIX
Đến nay HXH vẫn được
- Có tài làm thơ, được mệnh danh là bà chúa thơ
xem là một trong những
Theo dõi ghi bài
Nôm
trường hợp phức tạp nhất
- HXH là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp
đối với các nhà nghiên cứu
nhiều bất hạnh
văn học trung đại. Từ năm
b. Sự nghiệp thơ văn
- Thơ Nôm truyền tụng trên dưới 40 bài
sinhn mất, gia đình bạn
- Tập thơ Lưu Hương kí ( 24 bài chữ Hán. 26 bài
bè..Tồn tại quan niệm cho
chữ Nôm
rằng “HXH là một nhân vật
=> Thơ HXH là thơ của phụ nữ, viết về phụ nữ,
không có thực, thơ lưu
trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian tư đề
truyền cho là thơ bà thực
tài, cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng.


chất là thơ của những ông
đồ có máu tiếu lâm làm ra
và gán cho cái tên XH” Dựa vào tiểu dẫn trả lời
(Nguyễn Thạch Giang
Trình bày vị trí và thể loại của bài
thơ?
Nhận xét
Yêu cầu HV đọc thầm văn bản và
nêu cảm nhận chung nhất về bài
thơ ( hoàn ảnh tâm trạng của nhân
vật trữ tình)

2. Tác phẩm
- Vị trí: bài thứ 2 trong chùm thơ Tự tình (3 bài)
- Thể loại: Thất ngôn bát cú
II. Đọc hiểu văn bản

Nhân vật lẻ loi, buồn thấm thía cô
đơn và khát khao hạnh phúc
Thể thơ thất ngôn bát cú; kết cấu
đề - thực- luận-kết

Gv đọc văn bản (lưu ý hv theo dõi
và tìm kết cấu bài thơ)

- “Đêm khuya”: thời gian con
người đối diện với chính mình

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh cô đơn, lạnh lẽo của
người phụ nữ

- “Đêm khuya”: thời điểm nửa đêm về sáng, tác
giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ.
- Từ láy “Văng vẳng” gợi không gian vắng lặng
lúc nửa đêm.

10


Xác định thời gian trong câu thơ
đầu? Cho biết thời gian này so với
tâm trạng con người có gì đặc
biệt?

trong suy tư, trăn trở
- “Văng vẳng trống canh dồn”
tiếng trống canh từ xa vọng lại dồn
dập => cảm nhận bước đi chủa thời
gian và sự trôi qua của tuổi xuân

Trong không gian đêm khuya xuất
hiện âm thanh nào? Em có cảm
nhận thế nào về âm thanh này?

Nhân vật trữ tình đã cảm nhận
được bước đi vội vả của thời gian
qua nhịp trống canh dồn dập..
Nếu câu phá đề chỉ giới thiệu
bối cảnh khởi phát tâm trạng thì
câu thừa đề thực hiện nhiệm vụ
giới thiệu nhân vật trữ tình

Phân tích những biện pháp nghệ
thuật trong câu thơ Trơ cái hồng
nhan với nước non?
Em hiểu như thế nào là “hồng
nhan”? Thử giải thích cách kết
hợp từ : “cái + hồng nhan”; “trơ +
cái hồng nhan”; “trơ + nước
non”?

Đảo ngữ: Trơ – động từ + danh từ
- Nhịp điệu 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ
bàng
- “hồng nhan” chỉ người con gái
đẹp, từ gắn liền với quy luật
“Hồng nhan đa truân”
-Kết hợp từ:
+ Cái + hồng nhan: rẻ rúng, mỉa
mai  xót xa
+ Trơ + cái hồng nhan: bẽ bàng,
cay đắng , chua chát
+ Trơ + nước non: sự bền gan,
thách đố

Nhận xét, so sánh: Một sự kết hợp
từ Hán Việt và từ thuần Việt một
cách độc đáo mang sắc thái trừu
tượng khái quát cao
o “Rằng hồng nhan tự thuở xưa.
Cái điều bạc mệnh có chừa ai
đâu”

(truyện Kiều – Ng Du)
o Đá vẫn trơ gan cùng tuế
nguyệt
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà
Huyện Thanh Quan)
 Thách thức
Hai câu thực đã đi vào thực cảnh
và thực tình của HXH. Em hãy
cho biết đối diện với cuộc sống
thực tại của mình nhân vật trữ tình
đã lấy gì tìm quên? Nêu tác dụng
của hành động đó?

- “Trống canh dồn” : Tiếng trống chuyển canh
thôi thúc, gấp gáp liên hồi như bước đi dồn dập
của thời gian.
- “Trơ”: cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng.
- Biện pháp đảo ngữ ( đặt từ trơ ở đầu câu) + nhịp
thơ 1/3/3 : nhấn mạnh tâm trạng buồn tủi, xót xa
của thân phận làm lẽ.
- Biện pháp đối lập : « Trơ cái hồng nhan »><
« Với nước non »  hoàn cảnh lẻ loi, trơ trọi trong
không gian mênh mông, vắng lặng.
- “Hồng nhan” từ chỉ người con gái đẹp được kết
hợp với danh từ chỉ loại có tính chất xác định
“cái” và động từ “trơ – sự chai lì, vô cảm” tạo nên
một câu thơ đa sắc thái:
+ “Cái” kết hợp “hồng nhan” có ý nghĩa xác định
một cá nhân một thân phận cụ thể gợi quy luật
“Hồng nhan đa truân”, nhấn mạnh một tình cảnh

bẻ bàng trong âm thầm tủi phận của một bông hoa
hương sắc
+ “trơ” kết hợp “cái hồng nhan” gợi sự bẽ bàng,
cay đắng , chua chát chai lì vô cảm trước sự tàn
phai của tuổi xuân và nhan sắc
+ “Trơ” kết hợp “cái hồng nhan” với “nước non”
tạo quan hệ tương phản thân phận nhỏ nhoi và
không gian mênh mông gợi cái thao thức trơ trọi
trong đêm dài
=> Hai câu thơ tạc vào thời gian, không gian
hình ảnh một người phụ nữ trầm uất đang đối
diện với chính mình.

2. Hai câu thực: Tâm trạng chán chường của
người phụ nữ
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

- Nhận vật trữ tình đã mượn rượu
giải sầu
- Tác dụng: Say lại tỉnh: hai trạng
thái say tỉnh thay đổi theo kiểu lặp
lại, và thể hiện tâm trạng càng say
càng sầu, càng bề tắc.

- Hành động: mượn rượu để giải sầu.
- Tâm trạng: “Say lại tỉnh” hàm ý của sựu lặp lại,
vòng quẩn quanh, càng say lại càng tỉnh. Từ “lại”
không chỉ có ý nhấn mạnh sự lặp lại mà còn thể
hiện giọng diệu ủ ê, chán chường , mệt mõi trước

nỗi đau của thân phận làm lẽ => Tâm trạng của
một sự bế tắc.
- Nỗi niềm: “Vầng trăng … xế… khuyết …tròn”

11


Hương rượu để lại vị đắng chát,
hương tình thoảng qua để chỉ còn
phận hẩm duyên ôi.
Giữa hình tượng trăng sắp tàn
(bóng xế) mà vẫn khuyết chưa
tròn với thân phận của nữ sĩ có
mối tương quan như thế nào?
Anh chị hãy cho biết tâm trạng
của người phụ nữ trong 2 câu thực
là ǵ?

gợi sự đồng nhất giữa người và cảnh=> câu thơ
không chỉ để gợi thời điểm mà còn hàm chứa sự lo
âu đau đớn cho một hạnh phúc không trọn vẹn
- Sự đồng nhất của người và cảnh,
“trăng sắp tàn mà vẫn không tròn”
tuổi xuân đã trôi qua mà tình
duyên chưa trọn vẹn
=> Nỗi cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng của nhân vật
trữ tình.
Nỗi cô đơn, buông tủi, bẽ bàng của
nhân vật trữ tình.


Nhận xét, b́nh giảng
Cặp câu thơ tả cảnh để bộc lộ tâm
trạng, một bức tranh thiên nhiên
in đậm dấu ấn phong cách HXH.
(Thảo luận nhóm 5p, hai bàn một
nhóm) Anh chị hãy phân tích các
biện pháp nghệ thuật và hình ảnh
thiên nhiên trong 2 câu luận?

Từ ngữ, hình ảnh mạnh mẽ, táo
bạo làm cho hình ảnh thiên nhiên
trở nên sống động, cựa quậy, căng
tràn sức sống => sự độc đáo, táo
bạo trong sáng tác của XH
Hai cậu kết diễn tả tâm trạng gì
của nhân vật trữ tình? Tâm trạng
đó được diễn tả qua những từ ngữ
nào? (phân tích ý nghĩa các từ
ngán, xuân, lại)

Theo anh chị vì sao HXH lại có
tâm trạng ngán ngẩm, chán
chường?

- Nghệ thuật:
+ Đảo ngữ: sự phẫn uất của thân
phận đất đá cỏ cây cũng là sự phẫn
uất của thân phận con người
+ Kết hợp động từ mạnh (đâm,
xiên) với bổ ngữ (ngang, toạc) :

thể hiện sự bướng bỉnh, ngang
ngạnh
- Hình ảnh:
+ Rêu: xiên ngang mặt đất
+ Đá: đâm toạc chân mây
=> Phẫn uất, Phản kháng

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm –
ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo
- Xuân:
+ Mùa xuân: thiên nhiên - đi rồi sẽ
trở lại
+ Tuổi xuân: con người - 1 đi
không trở lại
- Lại:
+ Lại (1): thêm lần nữa
+ Lại (2): trở lại
=> Sự trở lại của mùa xuân đồng
nghĩa với sự ra đi của tuối xuân 
ngán ngẩm
Vì hạnh phúc, tình duyên bị san sẻ
không trọn vẹn
Mảnh tình – san sẻ - tí – con con

3. Hai câu luận: tâm trạng uất hận của người
phụ nữ
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây , đá mấy hòn”
- Nghệ thuật đảo ngữ: Động từ + Vị ngữ + chủ ngữ
làm nỗi bật sự phản kháng của thiên nhiên nhưng

thật ra là của con người:
- Dùng động từ mạnh: “xiên ngang, đâm toạc”
bướng bỉnh, ngang ngạnh
- “Rêu và đá”: mềm yếu nhưng có sức sống mãnh
liệt- vật vô tri nhỏ bé. Không bị trói buộc vào hoàn
cảnh mà cứ xiên ngang vươn lên khỏi mặt đất và
xé toạc chân mây

=> Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người
mang sẵn niềm phẩn uất và sự bộc lộ cá tính, bản
lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số
phận, phá vỡ ý thức hệ phong kiên rang buộc số
phận người phụ nữ của HXH.
4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường buồn
tũi của nhân vật trữ tình
“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm – ngán lắm rồi nỗi
đời éo le, bạc bẽo
- Xuân: Mùa xuân: thiên nhiên - đi rồi sẽ trở lại.
Tuổi xuân: con người –một đi không trở lại
- Lại: thêm lần nữa trở lại
=> Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra
đi của tuối xuân. Phép lặp từ trong câu thơ không
chỉ diễn tả cảm giác chán ngán mà còn ẩn chứa
tâm trạng lo âu, day dứt.

- Mảnh tình – san sẻ - tí – con con:
+Nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh vào sự nhỏ bé
dần “mảnh –tí-con con”, làm cho nghịch cảnh
càng éo le hơn.

+ Âm điệu, nhịp điệu của câu thơ giống như một
tiếng thở dài, buông xuôi theo dòng đời
 Tâm trạng buồn tủi, chán chường mà cháy bỏng
khát vọng hạnh phúc, cũng là nỗi niềm của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Hai câu thơ viết được viết ra từ
tâm trạng của một người gặp
nhiều trắc trở, éo le, ngang trái
trong tình duyên: hai lần làm lẽ

12


hai lần chồng chết => càng khát
khao hạnh phúc càng thất vọng

Gv hướng dẫn HV rút ra những
nét đặc sắc về nghệ thuật và ý
nghĩa của bìa thơ

Theo dõi tổng kết lại nghệ thuật và
rút ra ý nghĩa văn bản

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bài thơ Đường luật cổ điển mà được viết bằng
ngôn ngữ bình dân và rất tự nhiên
- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh
động

- Các biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến sử
dụng rất thành công.
2. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ nói lên bản lĩnh của HXH qua tâm trạng
đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẩn uất trước tình cảnh
éo le vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh
phúc.

4. Củng cố
Em hãy cho biết bản lĩnh của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào qua những vần thơ buồn tê tái trong tác phẩm “Tự tình”
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm vững nội dung phân tích
? Nêu suy nghĩ bản thân về thân phận người phụ nữ qua bài thơ?
- Chuẩn bị bài “Câu cá mùa thu –Nguyễn Khuyến”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

13


Tuần: 2
Tiết: 5-6

Ngày dạy:
Ngày soạn:

Làm văn

BÀI VIẾT SỐ MỘT
Bảng các cấp độ kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên theo định hướng phát
triển năng lực
Bài kiểm tra: Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
Nghị luận xã hội
Nhận biết

Thông hiểu

- Nêu thông tin về tác giả (cuộc
đời, con người, sự nghiệp nghệ
thuật); thông tin về tác phẩm
(hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ)

Vận dụng
Thấp
- Vận dụng những hiểu biết về
tác giả, tác phẩm để tìm hiểu
nội dung, nghệ thuật đoạn trích

Cao
- Vận dụng những hiểu biết về
tác giả, tác phẩm để tiếp nhận,
cảm hiểu tác phẩm

- Nhận biết được đề tài và thể
loại của tác phẩm
Hiểu được cội nguồn nảy sinh
cảm hứng và đặc điểm thể loại
- Nhận diện được chủ thể trữ

tình và tóm lược nội dung đoạn
trích

- Cảm –hiểu được tâm trạng
tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Cảm nhận được bức tranh
chân thực sinh động về cuộc
sống xa hoa đầy quyền uy nơi
phủ chúa Trịnh và thái độ tâm
trạng của nhân vật tôi khi vào
phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh
Cán.
- Lí giải ý nghĩa, tác dụng của
các biện pháp nghệ thuật

- Những nét đặc sắc của bút
pháp kí sự

- Biết đánh giá tâm trạng, tình
cảm của nhân vật trữ tình.
- Khái quát hóa đời sống tâm
hồn của Lương y Lê Hữu Trác

Đánh giá được giá trị nghệ
thuật của tác phẩm

Bảng mô tả hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá văn bản
Nhận biết

Thông hiểu


- Anh/chị hãy khái quát nét
chính về cuộc đời tác giả Lê
Hữu Trác?
- Theo bạn nhân vật “tôi” trong
tác phẩm là ai? Danh tính của
người đó như thế nào?
- Đoạn trích “Thượng kinh ký
sự ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vận dụng
Thấp
- Từ những hiểu biết về cuộc đời
tác giả, lý giải vì sao ông viết
đoạn trích “Vào phủ Chúa
Trịnh”?

- Tìm các chi tiết thể hiện thái
độ của tác giả trước sự giàu
sang nơi phủ chúa?
- Tác giả Lê Hữu Trác đã miêu
tả như thế nào về quang cảnh
và cung cách sinh hoạt nơi phủ

- Anh chị cảm nhận như thế nào
về quan cảnh và cách sinh hoạt
nơi phủ chúa?

14


Cao


chúa?
- Anh/ chị hãy giải thích vì sao
Lê Hữu Trác nói “Cả trời Nam
sang nhất là đây” nhưng lại
nhận xét “Ở trong tối om
không thấy cửa ngõ gì cả”?
- Tâm trạng của Lê Hữu Trác
như thế nào khi chữa bệnh cho
thế tử Trịnh Cán?

- Cảm nhận vẽ đẹp tâm hồn của
lương y Lê Hữu Trác

- Phân tích sự mâu thuẫn giữa
đạo đức nghề nghiệp và lợi ích
bản thân trong con người Lê Hữu
Trác khi chữa bệnh cho thế tử?

- Quan niệm bản thân về mối
quan hệ giữa lợi ích cá nhân
và đạo đức nghề nghiệp.

- Nêu đặc điểm nghệ thuật của
thể loại kí?
- Phân tích tài năng quan sát và
miêu tả của tác giả trong tác
phẩm?

- Qua câu chuyện Tâm Cám
đã học trong chương trình
Ngữ Văn 10. Anh/chị hãy
viết bài văn ngắn nêu suy
nghĩ bản thân về thiện và ác
- Viết một bài văn ngắn nêu
quan điểm bản thân về câu
nói “Có công mài sắt có ngày
nên kim”

15


KHUNG MA TRẬN

NHẬN BIẾT

THÔNG
HIỂU
Lí giải những
chi tiết được
miêu tả trong
tác phẩm

I. Đọc hiểu Xác
định
thông tin về
đoạn trích Vào
phủ
chúa

Trịnh và tác
giả Lê Hữu
Trác
Số câu
4
2
Số điểm
1.0
1.0
Tỉ lệ
20%
10%
II.
Làm
văn

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
TỔNG

2
2.0
20%

2
1.0
10%

VẬN DỤNG VẬN DỤNG TỔNG

THẤP
CAO
Nêu
cảm
nhận, suy nghĩ
bản thân về
thái độ của
nhân vật trữ
tình
1
2.0
10%

5
4.0
40%
Vận dụng kiến
thức đọc hiểu
văn bản và kỹ
năng tạo lập
văn bản để
viết bài nghị
luận xã hội
1
6.0
60%
1
6.0
70%


1
1.0
10%

1
6.0
60%
6
10.0
100%

ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian: 90 phút
Hình thức: trắc nghiệm kết hợp tự luận
Phần 1: Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Anh/chị hãy đọc những thông tin sau về tác phẩm “Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác” và chọn thông tin đúng sai phù hợp
(1.00)
A. Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãng Ông
B. Kí sự là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh
C. Thượng kinh kí sự tả quang cảnh kinh đô và cuộc sống đơn sơ, giản dị nơi phủ Chúa Trịnh.
D. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh là công trình nghiên cứu văn học xuất sắc nhất thời Trung Đại Việt
Nam
Câu 2: Theo bước chân nhân vật “tôi” anh chị hãy nêu cảm nhận về phủ chúa và nhân vật tôi (1.0)
Câu 3. Anh/ chị hãy giải thích vì sao Lê Hữu Trác nói “Cả trời Nam sang nhất là đây” nhưng lại nhận xét “Ở trong tối om không thấy
cửa ngõ gì cả”? (1.0)
Phần hai: Làm văn (70)
Đề: - Viết một bài văn ngắn nêu quan điểm bản thân về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Anh/chị hãy đọc những thông tin sau về tác phẩm “Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác” và chọn thông tin đúng sai phù hợp

(1.00)
A. Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãng Ông
Đ (0.5)
B. Kí sự là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh
Đ(0.5)
C. Thượng kinh kí sự tả quang cảnh kinh đô và cuộc sống đơn sơ, giản dị nơi phủ Chúa Trịnh.
S(0.5)

16


D. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh là công trình nghiên cứu văn học xuất sắc nhất thời Trung Đại Việt Nam
S(0.5)
Câu 2: Cảm nhận về: (1.0)
- Phủ Chúa: Quang cảnh phủ chúa và cách sinh hoạt vô cùng xa hoa tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy, đầy quyền uy, xa hoa nhưng gò
bó, cứng nhắc
- Nhân vật “tôi”: Một nhân cách cao đẹp: xem thường danh lợi, yêu tự do, cuộc sống thanh đạm và là một lương y
Câu 3: (1,0 điểm)
Giải thích vì sao Lê Hữu Trác nói “Cả trời Nam sang nhất là đây” nhưng lại nhận xét “Ở trong tối om không thấy cửa ngõ gì cả”:
Dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi, nhưng thiếu khí trời và không
khí tự do.
Phần 2: Làm văn:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục
đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề
và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên;

phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan điểm cá nhân về một cuộc sống hoàn hảo
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết
chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình
luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (5,0 điểm)
- Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích khái niệm hoàn hảo để thấy được ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm
công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì
mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.
+ Phân tích, chứng minh: Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn
luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội.
Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của
mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện phải biết kết
hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng
ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh
- Điểm 3,0-3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa
đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 2.0-2,75: Đáp ứng 1/2
- Điểm 1,0 – 1,75: Đáp ứng đến 2/3 các yêu cầu trên
- Điểm 0,25-0,75 Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện
được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn

mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

17


- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

18


Tuần: 3
Tiết:7 - 8

Ngày soạn:
Ngày dạy

Đọc văn
CÂU CÁ MÙA THU
(Nguyễn Khuyến)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân
- Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp tả cảnh, nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1, Kiến thức
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.

- Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và việc sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại
- Phân tích, bình giảng thơ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Trong các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Điều đó không chỉ thể ở
tình yêu thiên nhiên mà còn thể hiện ở nghệ thuật bậc thầy trong việc tả cảnh, tả tình. Để thấy rõ điều đó hôm nay ta sẽ học bài “Câu
cá mùa thu – Nguyễn Khuyến”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HV

- Yêu cầu HV đọc tiểu dẫn SGK
và tóm tắt đôi nét về cuộc đời và
sự nghiệp của tác giả Nguyễn
Khuyến.

- Đọc tiểu dẫn và tắt : cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn
Khuyến

- Nhận xét, diễn giảng: NK xuất
thân trong một gia đình nhà Nho
nghèo, sống chủ yếu ở nông thôn.
Gắn bó mật thiết với làng quê, vì
vậy ông viết về nông thôn, viết về
làng quê rất chân thành, tha thiết.

? Bạn hãy nêu đề tài và xuất xứ
của bài thơ?
Nhận xét, bổ xung
Gv và hv lần lượt đọc văn bản
Thu điếu bài thơ không hoàn toàn
tuân thủ bố cục thơ thất ngôn bát
cú Đường luật. Đề không giới
thiệu được hoàn cảnh, tâm thế
người đi câu; thực-luận chỉ tả thu;
kết không bộc lộ tình cảm. Vì vậy
để tránh trùng lặp khi phân tích ta
chọn cách triển khai cảnh thutình thu.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn,
quê ở Ý Yên, Nam Định, sống ở quê nội ở Yên Đỗ,
Bình Lục, Hà Nam.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông
đỗ đầu cả 3 trường và được gọi với tên “Tam nguyên
Yên Đỗ”.
- Nguyễn Khuyến sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ
Nôm, là bậc túc nho tài năng. Có cốt cách thanh cao
và có tấm lòng yêu nước thương dân.

2. Văn bản
- Vị trí : Nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến.
- Đề tài : mùa thu

- Nằm trong chùm ba bài thơ thu
của Nguyễn Khuyến.
- Đề tài : mùa thu
II. Đọc – hiểu văn bản
Nghe –đọc – cảm nhận

19


Anh/chị hãy đọc bài thơ và tìm
những hình ảnh miêu tả sắc thu?
Và cho biết màu chủ đạo của cảnh
thu là gì?
Màu xanh thuộc gam màu lạnh
( gợi sự lạnh lẽo, tê tái) em cảm
nhận thế nào về mùa thu đầy sắc
xanh trong thu điếu?
Bình giảng: hình ảnh ước lệ trong
thơ xưa về thu “rừng phong thu đã
nhuộm màu quan san” hoặc “mùa
thu vàng” => mùa thu của làng
cảnh Việt Nam.
Nguyễn Khuyến đã vẻ một bức
tranh thu bằng lời với đường nét
thật mãnh mai. Anh chị hãy tìm
những chi tiết thể hiện điều này?

Cảnh thu tĩnh lặng nhưng vẫn có
âm thanh. Em hãy cho biết đó là
những âm thanh nào? Âm thành

này gợi tả được điều gì?
Để cảm nhận âm thanh rất nhỏ,
khẽ khàng và mơ hồ lòng người
cũng phải tĩnh, giác quan phải
thính nhạy, tâm hòn phải tinh tế,
phải thực sự trải lòng cùng đất
trời để lắng nghe tiếng thu
- Tác giả đón nhận mùa thu từ
những vị trí nào? Từ điểm nhìn
ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu
như thế nào?

- Sắc thu : sóng biếc, tầng mây,
trời xanh ngắt, bèo xanh, lá vàng
- Màu chủ đạo: màu xanh
Mùa thu không lạnh bởi được điểm
bởi một màu nong “vàng” gợi
được sự êm dịu hài hòa ấm áp

- Chiếc thuyền câu rất nhỏ “bé tẻo
teo”; chiếc lá vàng rất nhẹ “khẻ
đươc vèo”
- Ngõ trúc quanh co

- Âm thanh của tiếng là lìa cành
- Âm thanh của tiếng cá đớp động
dưới chân bèo
=> Tăng sức gợi tả và sự tĩnh lặng
của mùa thu


Con thuyền nhỏ bé của người đi
câu là hình ảnh trung tâm của bức
tranh, là điểm khởi đầu và kết
thúc của tầm nhìn
GV khái quát vấn đề định hướng
chốt ý để hv nắm vững

Tìm những câu thơ gợi hoặc miêu
tả về nhân vật trữ tình (người câu
cá) trong bài thơ?
Bổ sung+ bình giảng

- Tác giả cảm nhận cảnh thu từ
chiếc thuyền câu
- Caûnh thu ñược đón nhận từ gần
đến cao xa và từ cao xa trở lại gần.

1. Cảnh thu
a. Màu sắc
- Toàn cảnh thu điếu ngập tràn trong một màu xanh
bất tận: xanh –sóng biếc; xanh –tầng mây, xanh –
trời xanh ngắt; xanh –bèo => màu xanh đạt đến độ
thuần chất bằng sự biểu hiện của một tính từ thuần
Việt “xanh ngắt”
- Bức tranh lấy sắc xanh làm chủ và điểm nhãn bằng
một chiếc “lá vàng” => một chấm vàng nhỏ giữa trời
thu

=> mùa thu không lạnh, không tê tái mà ấm áp,
êm dịu, hài hòa, thân thuộc với những ai từng gắn

bó với làng quê.
b. Đường nét
- Chiếc thuyền câu rất nhỏ “bé tẻo teo”; chiếc lá vàng
rất nhẹ “khẻ đươc vèo” => nét bút thanh mỏng phát
lộ thần thái sống động
- Ngõ trúc quanh co nét vẽ mền mại, tạo những
đường cong nhỏ dần, phối cảnh xa dần để tăng chiều
sâu của cảnh
=> Đường nét của một bức tranh thu mãnh mai,
thanh thoát gợi vẻ đẹp mong manh, trong trẻo của
hồn quê.
c. Âm thanh
- Âm thanh của tiếng là lìa cành “Lá vàng trước gió
khẻ đưa vèo”
- Âm thanh của tiếng cá đớp động dưới chân bèo
“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
=> Đặc điểm của âm thanh: nhỏ, khẻ khàng, mơ hồ
=> gợi một cảnh vật quạnh quẻ, êm đềm
=> Tả âm thanh nhưng gợi được không khí tĩnh
lặng của mùa thu (lấy động tả tĩnh) và gợi được
tạng thái tĩnh lặng, trầm mặc của người ngắm
cảnh (tả cảnh ngụ tình)
d. Bố cục không gian
(Phụ lục 1)
=> Tác giả là người đi câu ngồi trong một chiếc
thuyền nhỏ (điểm nhìn nhỏ) hoàn thành một tầm nhìn
bao quát, tổ chức chi tiết trong bố cục hài hòa theo
trình tự từ: thấp đến cao, gần đến xa, và quay về
điểm xuất phát chiếc thuyền (khởi đầu và kết thúc
vòng tròn)

=> Từ điểm nhìn này tác giả đã mở ra một không
gian bao la rộng lớn, cnhar sắc mùa thu mở ra
nhiều hướng sinh động tạo nên một bức tranh thu
hoàn chỉnh, tuyệt đẹp
* Tiểu kết: Cảnh thu hiện ra thật đẹp tĩnh lặng, hài
hòa giữa màu sắc và đường nét cùng hình ảnh nhưng
đượm buồn. Một cảnh thu điển hình trong mùa thu
của làng cảnh Việt Nam.

20


Một con người cô đơn, lặng lẽ,
một nhà nho sống gắn bó với làng
quê, biết bảo vệ phẩm tiết trong
sạch trong hoàn cảnh đất nước
loạn lạc=> một thi nhân câu cá
chờ thờ vận ( Khương Thượng Tử
Nha câu cá bên sông Vị Hằng với
cần câu chỉ có dây câu, không
lưỡi…. )
- Câu 7: “Tựa gối buông cần lâu
chẳng được”
Giáo viên hướng dẫn Hv khái quát
nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

2. Tình thu
- Yếu tố ngôn từ chỉ chủ thể trữ tình được tĩnh lược
hoàn toàn:
+ Câu hai: “ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” nhắc

đến thuyền câu không nhắc người ngồi câu
+ Câu 7: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được” chỉ
nhắc động tác “tựa gối, buông cần” và trạng thái chờ
đợi nhưng không được con cá nào
=> Không nhắc người nhưng gợi được hoàn cảnh cô
đơn, lặng lẽ và tư thế tĩnh tại, trầm mặc ung dung
lắng hồn với thiên nhiên của thi nhân
=> Đồng thời cho thấy người câu cá không phải ngồi
câu cá mà tìm nơi vắng lặng để suy ngẫm việc đời,
chờ đợi khắc khoải một niềm mơ hồ về thời thế sẽ
đổi thay, vận mệnh đất nước sẽ tươi sáng
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung
hữu hoạ của bức tranh phong cảnh ;
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
2. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên,
đất nước và tâm trạng của tác giả.

Theo dõi-ghi bài
4. Củng cố :
? Qua việc phân tích bài thơ bạn hãy khái quát lại cảnh thu và tình thu trong bài thơ ?
5. Dặn dò :
- Bài cũ : Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ
- Bài mới : Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận ( Soạn bài theo hướng dẫn SGK)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

PHỤ LỤC 1: BỐ CỤC KHÔNG GIAN TRONG BÀI THƠ

Bầu trời (từng mây lơ lững)

Ngõ trúc

Cây cối ven bờ (lá vàng)

Ao thu

Thuyền câu

Ao thu

(Sóng nước)

21


Tuần: 3
Tiết: 9

Ngày soạn:
Ngày dạy

Làm văn

PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận ;

- Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận
- Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận.
- Một số vấn đề xã hội, văn học
2. Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận
- Lập dàn ý bài văn nghị luận
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới : Để tránh hiện tượng lạc đề và xa đề khi viết một bài văn nghị luận người viết cần phải phân tích đề và lập dàn ý. Và
hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài Phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu Hv đọc đề 1,2,3 và
I. PHAÂN TÍCH ÑEÀ
các yêu cầu SGK T23
- Đọc đề- theo dõi
1. Phân tích đề
 Chia lớp thành 3 nhóm thảo
luận đề 1, 2, 3 theo yêu cầu - Thảo luận nhóm, cử đại diện
SGK ?
trình bày
- Nhóm 1 : Đề 1
* Nhóm 1: đề 1
 Là tìm hiểu chính xác các yêu cầu của đề bài, xác

- Nhóm 2 : Đề 2
+ Đề có định hướng cụ thể
định nội dung, hình thức, phạm vi dẫn chứng để làm
- Nhóm 3 : Đề 3
+ Vấn đề nghị luận: Việc chuẩn bị bài → đây là công việc không thể thiếu khi làm bài
hành trang vào thế kỷ mới
văn.
+ Yêu cầu về nội dung: Mặt mạnh
của con người Việt Nam. Mặt tồn
tại. Phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu là hành trang vào
thế kỉ mới.
2.Mục đích phân tích đề
- Gv hướng dẫn Hv nhận xét, Nhóm 2: đề 2
Nhằm xác định đúng và chính xác các yêu cầu về nội
đánh giá
- Thuộc dạng đề mở, người viết dung, hình thức của bài văn, tránh lạc đề.
phải tự xác định hướng triễn khai.
Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề, chú ý những từ ngữ then
- Vấn đề nghị luận: Tâm sự của chốt để xác định yêu cầu nội dung hình thức và phạm vi tư
HXH trong bài thơ Tự tình II
liệu cần sử dụng.
- Dẫn chưng thuộc phạm vi tác
phâm văn học và cuộc đời tác giả

- Gv hướng dẫn Hv nhận xét,
đánh giá

Nhóm 3:
- Thuộc dạng đề mở, người viết

phải tự xác định hướng triễn khai.
- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của
bài Câu cá mùa thu
- Phạm vi dẫn chứng: tác phẩm
văn học và cuộc đời tác giả
- Suy nghĩ và trả lời

- Theo dõi và ghi bài
- Gv hướng dẫn Hv nhận xét,
đánh giá
? Qua bài tập vừa làm bạn hãy

22


cho biết thế nào là phân tích đề,
mục đích, yêu cầu của việc phân
tích đề ?
- Nhận xét và khái quát vấn đề để
Hv ghi bài
* Gv giữa nhóm cũ và yêu cầu Hv
thảo luận nhóm và xác định luận
điểm và luận cứ cho đề 2 SGK
- Gv nhận xét
? Qua quá trình thảo luận bạn hãy
cho biết lập dàn ý là làm gì ?
- Nhận xét, bổ sung để Hv ghi bài
? Quá trình lập dàn ý được thực
hiện như thế nao?


- Nhận xét, bổ sung

- Gv hướng dẫn Hv tìm hiểu đề
và lập dàn ý cho đề 1 SGK

- Tổng kết và treo bảng phụ dàn ý
Gv đã chuẩn bị trước

- Hv thảo luận nhóm và cử đại diện
trình bài
II. LAÄP DAØN YÙ
- Là sắp xếp các ý theo trình tự
logic

- Xác lập luận điểm: tìm ý lớn
- Xác lập luận cứ: tìm các ý nhỏ
cho luận điểm
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ
theo một trình tự hợp logich. (mở
bài, than bài, kết bài)

1. Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic,
giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng,
đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết.

2. Cách lập dàn ý: gồm 3 bước
- Xác lập luận điểm: tìm ý lớn
- Xác lập luận cứ: tìm các ý nhỏ cho luận điểm
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự
hợp logich.

+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
+ Thân bài: Sắp xếp các luận cứ và luận điểm theo
Theo dõi, phát biểu xây dựng bài một trình tự logic
và hoàn thành bài tập
+ Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày
III. Luyện tập
* Đề 1 : SGK T 24
a. Mở bài: Giới thiệu Lê Hữu Trác và vị trí đoạn
trích.
b. Thân bài
- Bức tranh sinh hoạt nơi phủ chúa.
- Thái độ của tác giả với cuộc sống nơi phủ chúa.
- Cách thức miêu tả ghi chép của tác giả giúp người
đọc thấy được cuộc sống xa hoa thời đại Lê Hữu Trác.
- Nghệ thuật: giá trị hiện thực sâu sắc.
c. Kết bài: Tóm lược những nội dung đã trình bày.

4. Củng cố :
? Trình bày ngắn gọn yêu cầu việc phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận
5. Dặn dò
- Bài cũ: Lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích vẻ đẹp mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu” của NK.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Soạn bài Thương vợ -Trần Tế Xương
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

23


Tuần: 4
Tiết: 10-11


Ngày soạn:
Ngày dạy

Đọc văn
THƯƠNG VỢ
(Trần Tế Xương)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình yêu thương quí trọng mà Tú Xương dành cho vợ
- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ : từ ngữ giàu sức biểu cảm ; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.
- Phong cách Tú Xương : cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Phân tích, bình giảng bài thơ
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Nền tảng đạo đức Nho giáo quy định chức phận, vị trí của người vợ trong gia đình luôn thuộc vào hàng thứ yếu trong khi họ là
người hy sinh nhiều nhất, cực khổ nhất. Nho sinh xưa mười năm đèn sách chỉ lo giấc mộng công hầu nên đem hết việc nhà phó thác
hết cho vợ : từ nuôi con đến việc đồng áng, bếp núc đến việc chạy chợ kiếm thêm đồng ra đồng vào,…Người vợ tau khang chi thê cắn
răng gánh vác cả với mong muốn muốn thấy chồng mình đỗ dạt danh phận để được nương nhờ. Cho nên không hiếm thi nhân xưa
cảm động với đức chịu thương chịu khó của vợ mà làm thơ, trong đó viết nhiều nhất và nổi bật nhất là Tú Xương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu Hv đọc tiểu dẫn SGK

- Đọc – theo dõi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
? Dựa vào tiểu dẫn SGK tóm tắt
- Trần Tế Xương (1870 – 1907), thường gọi Tú
đôi nét về tác giả và tác phẩm.
Xương.
- Quê quán: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam
- Dựa vào tiểu dẫn trả lời
Định.
- Nhận xét và nhấn mạnh ý chính
- Đề tài thơ gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình.
để Hv ghi bài
(Thơ trào phúng và trữ tình của ông điều xuất phát từ
- Theo dõi, ghi bài
tấm lòng gắn bó sâu sắc với dân tộc và đất nước; có
cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật và
thơ ca dân tộc)
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài : viết về bà Tú
- Đề tài: viết về bà Tú. (Bà Phạm Thị Mẫn)
- Bố cục : Đề-thực-luận –kết.
II. Đọc – hiểu tác phẩm
- Gọi Hv đọc bài thơ
? Tìm đề tài và bố cục của bài thơ.
- Gv nhận xét, diễn giảng
“Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ
chợ.
Tiếng có miếng không được chăng

hay chớ…”
? Đọc câu thơ đầu và xác định thời
gian, địa điểm làm việc và nghề
nghiệp của bà Tú ? Những chi tiết
đó gợi cho em suy nghĩ gì về bà
Tú ?
- Thời gian : quanh năm
- Địa điểm : mom sông
- Nghề nghiệp : buôn bán

1. Hai câu đề: Giới thiệu công việc và gánh nặng gia
đình của Bà Tú
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
* Câu 1
- Thời gian “quanh năm”: trọn cả năm tháng không
trừ một ngày nao, suốt năm, suốt tháng => triền miên,
cả cuộc đời tần tảo, xuôi ngược

24


=> Bà Tú hiện ra là một người tần
tảo, với không gian sinh tồn hết
sức khó khăn, nguy hiểm.

? Theo bạn vì sao TX lại nói ‘Nuôi
đủ năm con với một chồng’ điều
này thể hiện ý nghĩa gì ?
Tách năm con ra một phần để nhấn

mạnh đó là bổn phận người mẹ
phải lo, rồi gắn một chồng sau từ
với => để thấy rõ mình là phần ăn
theo => thứ con đặc biệt của vợ.

- Ông Tú tự hạ mình ngang hàng
với con cái => xem mình là gánh
nặng của gia đình

- Gv nhận xét bình giảng Đặc tả
cảnh làm ăn vất vả mưu sinh của bà
Tú. Qua đó thể hiện nỗi cảm thông
sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.

- “Nuôi đủ” (đầy đủ, chu toàn ẩn hàm sắc thái than thở
bởi gánh nặng) + cách đếm “năm con với một chồng”
thể hiện gánh nặng trên vai bà Tú (ông Tú tự hạ mình
ngang hàng với con, cách nói tự trào ,)
=> Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú
phải đảm đang.

- Theo dõi, ghi bài
2. Hai câu thực
“Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Hình ảnh “thân cò”: thân phận hẫm hiu (sáng tạo).

?Tác giả đã mượn hình ảnh nào để
tiếp tục nói lên sự vất vả của bà
Tú ? Hình ảnh đó gợi cho bạn suy

nghĩ gì ?
- Nhận xét bình giảng : Ca dao xưa
hình ảnh con cò đi liền với số phận,
cảnh ngộ đau khổ của người phụ
nữ.
? Tìm các biện pháp nghệ thuật
trong 2 câu thực và cho biết tác
dụng của những biện pháp nghệ
thuật đó ?

- Công việc “buôn bán” công việc khong ổn định lúc
được lúc mất với gánh nặng toan tính hàng họ, lời lỗ
- Địa điểm “mom sông” phần đất ở bờ sông nhô ra
phía lòng sông nơi người làng chai thường hay tụ tập
mua bán =>không gian sinh tồn hết sức khó khăn và
nguy hiểm
=> Hai yếu tố thời gian và không gian được xác
định cụ thể, gắn liền với công việc và địa điểm thực
tế câu thơ đầu đã giới thiệu ngắn gọn khái quát về
cuộc đời thương khó vất vả của người phụ nữ đảm
đang.

- Hình ảnh con cò trong ca dao =>
sự lam lũ, vất vả, thân phận hẫm
hiu

- Đảo ngữ => nhấn mạnh sự lam

- Đối : ‘khi quảng vắng-buổi đò
đông’ => sự thích nghi


- Đảo ngữ: “Lặn lội thân cò”.
“Eo sèo mặt nước”
→ Nhấn mạnh sự lam lũ của người phụ nữ suốt đời lo
toan, vất vả vì gia đình.
- Đối “khi quãng vắng – buổi đò đông”: sự thích nghi.
 Đặc tả cảnh làm ăn vất vả mưu sinh của bà Tú trong
môi trường buôn bán xô bồ, giành giật đầy cạnh tranh. Qua
đó thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của
người vợ.

- Theo dõi, ghi bài
3. Hai câu luận
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
+ Thành ngữ “ Một duyên hai nợ” duyên sợ kết hợp của
tình cảm; nợ trách nhiệm phải trả.
+ Thành ngữ “năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự
vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu
thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

? Trình này suy nghĩ của bạn về
cách hiểu các từ ngữ trong hai câu
thơ ? Nhận xét các thủ pháp nghệ
thuật ?

Tú Xương thay vợ nói lên tiếng nói
than thân, người vợ không trách
chồng trách con mà chỉ trách phận
mình lời thơ như hờn tủi.

? Bạn có suy nghĩ gì về cách đếm
1-2-5-10 trong hai câu thơ ?
- Gv nhận xét và bình giảng

? Kết thúc bài thơ là một tiếng
chửi, một lời trách móc. Theo bạn
ông Tú đã chửi ai và trách ai ?

- Tự phán xét mình rất
nghiêm(vô tích sự, vô

- Duyên : sự kết hợp giữa vợ
chồng. Nợ : trách nhiệm phải trả.
Đành phận : cam chịu không phàn
nàn => sự hy sinh cao cả của bà

- Năm nắng – mười mưa => đức
tính chịu thương, chịu khó
- Nỗi khổ như tăng dần và đè
nặng theo từng ngày

+ Số đếm: một- hai- năm- mười (số sau có lượng gấp
đôi số trước) như chất chồng nhấn thêm vào nỗi khổ
=>Cảnh đời oái ăm nà bà Tú phải gánh chịu và đề cao sự
nhẫn nại hy sinh của bà..
4. Hai câu kết
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hửng cũng như không”

Chửi: thói đời- trách mình(ăn ở bạc)

Nhận lỗi về mình một cách rạch ròi và
chân thành
Rủa: có cũng như không

25


×