Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực tập cơ sở ngành kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 29 trang )

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu: ...........................................................................................................................6
PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH SƠN LUCKY
HOUSE VIỆT NAM: ............................................................................................................7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: ...................................................7
1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam: . .7
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: .....................................................7
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản: ...............................................................................8
1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp: ...............................................8
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: .............8
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại: ...........................................................................9
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp: .....................................................9
1.3.1. Sơ đồ khối về bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận: ...........9
1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận: ...........................................10
1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: ......................................................11
1.4.1. Các nhóm sản phẩm chính của công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam: ....11
1.4.2. Quy trình sản xuất sản phẩm sơn nước: ...............................................................12
PHẦN 2: THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ: ....................................................................13
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của doanh nghiệp: ..................13
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây: ..................13
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường: .......................................................................13
2.1.3. Chính sách giá: ......................................................................................................14
2.1.4. Chính sách phân phối: ..........................................................................................14
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán: .......................................................................................17


2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp: ...............17
2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm 2015: ........17
2.2.2. Lập kế hoạch dự trữ vật liệu dụng cụ trong doanh nghiệp: .................................18
2


2.2.3. Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ kỹ thuật của doanh nghiệp: ..........18
2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp: ..............................................20
2.3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định: ............................20
2.3.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định: .........................................................20
2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp: ......................................21
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp: .....................................................................21
2.4.2. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp: ......................................................................21
2.4.3. Các hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp: ...............................................21
2.5. Những vấn đề về tài chính doanh nghiệp: .................................................................22
2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: ..................................22
2.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp: ..................................22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN: .....................................25
3.1. Đánh giá chung về công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam: ............................25
3.1.1. Những ưu điểm: ....................................................................................................25
3.1.2. Những hạn chế: .....................................................................................................26
3.2. Các đề xuất hoàn thiện: ..............................................................................................26
KẾT LUẬN: ........................................................................................................................28

3


LỜI MỞ ĐẦU
Thời điểm hiện tại, kinh tế đang trong quá trình phát triển không ngừng, đặc biệt ngành
xây dựng luôn là chủ lực trong nền kinh tế, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tạo nền tảng cơ sở vật
chất, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Sự phát triển kinh tế thúc đẩy các nhu cầu
của xã hội ngày càng lớn, nhu cầu về xây dựng nhà ở, nhà máy, nhà xưởng, các công trình
cơ sở hạ tầng của xã hội. Khi nền kinh tế có nhiều biến chuyển đáng kể như vậy thì các
doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều thách thức mới để không những vươn lên tự khẳng
định mình trên thị trường hiện tại mà còn phải tạo được môi trường kinh doanh mới.
Để có một chỗ đứng trên thị trường các công ty sản xuất vật liệu xây dựng nói chung
và công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam nói riêng đã có những nỗ lực đáng kể,
phấn đấu ngày càng phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ khách hàng. Bất
kì doanh nghiệp nào cũng vậy, đi kèm với những thuận lợi, tích cực là những khó khăn và
thử thách phải vượt qua. Nhờ xác định được phương hướng mục tiêu và chiến lược lâu
dài, công ty đã gặt hái được không ít thành công và được người tiêu dùng biết đến nhiều
qua các sản phẩm có chất lượng.
Là sinh viên học ngành quản trị kinh doanh, nhận biết được tầm quan trọng của thời
gian kiến tập giúp cho sinh viên chúng em có sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường công
việc, các hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và giúp cho chúng em có thể vận dụng
được những kiến thức đã học để áp dụng vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Em đã chọn Công ty TNHH Sơn Lucky House Việt
Nam để kiến tập. Sau 4 tuần tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty, với sự giúp đỡ
của ban giám đốc, các phòng ban và sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy
– giảng viên trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, em đã hoàn thành được một báo cáo
tổng hợp về tình hình chung của công ty. Báo cáo với nội dung 3 phần chính như sau:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý
Phần 2: Thực tập theo chuyên đề
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện
Do kiến thức của em còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bài viết của
em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


4


PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
TNHH SƠN LUCKY HOUSE VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của công ty TNHH Sơn Lucky House Việt nam
-Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam
-Tên giao dịch: Lucky House Paint Co,.ltd Vietnam
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên
-Văn phòng giao dịch: 110 Thái Thịnh – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
-Nhà máy: 90 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
-Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Tống Công Lợi
-Điện thoại: 04.5373421
-Fax: 04.5373420
-Email:
-Website: luckyhousepaint.com
-Vốn điều lệ: 12.600.000.000 VNĐ
-Tổng vốn hiện tại: 50.000.000.000 VNĐ
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty sơn Lucky House Việt Nam được thành lập ngày 03/08/1996 theo Quyết định
số 2323/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội và có tên ban đầu là Công ty Thương mại
và Xây dựng Đồng Tâm. Hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Đầu tư – Thương mại – Sản xuất.
Đến ngày 01/11/2004 công ty đổi tên thành công ty TNHH sơn Lucky House Việt Nam
với tên giao dịch là Lucky House Paint Co,.ltd,Vietnam. Từ đây cũng trở thành tên giao
dịch chính thức của công ty.
Cùng với sự thay đổi hình thức và tên gọi là sự mở rộng không ngừng mang tính đột
phá về quy mô. Hiện nay Lucky House có hơn 150 nhà phân phối phủ song 22 tỉnh thành
từ Bắc vào Nam từ Yên Bái, Thái Nguyên đến Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Gia Lai, Đã Nẵng…Sơn Lucky House đã có mặt hầu khắp trên các tỉnh thành trong cả

nước.
Kể từ lúc bắt đầu thành lập (năm 1996) với số vốn ban đầu là 500.000.000 đồng, thị
trường thời điểm đó còn hạn hẹp, bằng sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên,
5


công ty đã không ngừng mở rộng thị trường và đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng
trong cả nước. Hiện nay Lucky House Việt Nam đã là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các mặt hàng sơn tường trên thị trường Việt Nam.
Năm 2004, Công ty sơn Lucky House Việt Nam đã được tổ chức Quacert cấp giấy
chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Với ý thức xây dựng Lucky House trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường, với
sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả công ty đến nay, tại mỗi vùng địa bàn đều có các Chi
nhánh hoặc Nhà phân phối hoạt động hiệu quả.
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty năm 2013,2014 và 2015

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chỉ tiêu
Tài sản cố định

Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động
Trình độ trên đại học
Đại học
Trung cấp
Công nhân lành nghề

Đơn vị tính
Nghìn Đồng
Nghìn Đồng
Nghìn Đồng
Nghìn Đồng
Người
Người
Người
Người
Người

2013
14.560.042
31.091.277
2.578.296
1.014.292
500
10
100
150
240


2014
15.704.507
37.187.164
2.107.700
1.646.638
500
10
100
150
240

2015
19.074.461
44.390.178
2.599.562
2.030.910
510
10
105
150
245

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Qua bảng, ta thấy tài sản cố định và tổng nguồn vốn của công ty tăng đều trong 3 năm
2013,2014 và 2015. Tài sản cố định năm 2014 tăng xấp xỉ 1,08% so với năm 2013, năm
2015 tăng xấp xỉ 1,21% so với năm 2014. Tổng nguồn từ năm 2013 đến 2015 đều tăng
xấp xỉ 1,19% mỗi năm. Lợi nhuận năm 2014 kém đi so với năm 2013 và 2015 do 2014 là
một năm khó khăn của công ty với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt nên thị phần bị sụt

giảm.
Số lượng công nhân viên, lao động của công ty không thay đổi nhiều trong 3 năm gần
đây. Năm 2015 công ty có bổ sung thêm nhân viên có học vấn và lao động có trình độ cao
nhằm theo kịp sự phát triển, cạnh tranh với các đối thủ khác. Qua bảng có thể thấy, số
lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của công ty. Cho thấy
công ty luôn chú trọng khâu sản xuất nhằm đưa ra những sản phẩm tốt nhất đến với người
tiêu dùng.

1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
6


Giấy phép đăng ký kinh doanh số 049227 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
12/08/1996.
Từ khi ra đời công ty luôn ý thức được nhiệm vụ cũng như mục tiêu đặt ra trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là:
-Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sơn tường.Thực hiện quá trình phân phối,mang
sản phẩm đến mọi thị trường và mọi khách hàng.
-Hoàn thiện sản phẩm về mọi mặt, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm của công ty
khác từ chất lượng chủng loại, mẫu mã đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mở rộng phạm
vi bao phủ thị trường, tạo ra hình ảnh trong tâm trí khách hàng.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
Bảng 1.2. Danh mục các loại sản phẩm của công ty sơn Lucky House Việt Nam

Sơn trang
trí nội thất
Bột bả
Luckyhouse


Sơn lót
Underlatex,
Shieldlatex,
Jody
Sơn phủ
Modern,
Grace,
Vinatex

DANH MỤC CÁC LOẠI SẢN PHẨM
Sơn trang Sơn sàn,sơn
Sơn nghệ
Sơn kỹ
trí ngoại
công nghiệp
thuật
thuật
thất
Bột bả
Sơn sàn
Sơn vân đá
Sơn G8
Cemix-a,
Flexy
VĐ, Sơn vân
Viscotex,
mây VM,
Acrytex
Sơn vân gấm
VG, Sơn

ngọc SN
Sơn lót
Chất phủ
Sơn Aqua
chống kiềm
bóng Clear
Aprotex
Sơn phủ
Skylake,
Acrytex,
Viscotex,
Limpo

Bột bả đa
dụng Putty

Công
cụ,dụng cụ
Máy đo độ
ẩm

Sơn CT9

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Mỗi loại sản phẩm mang những công dụng khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể
của các bước sử dụng. Các sản phẩm bột bả, sơn, đa dạng dễ dàng cho việc lựa chọn của
khách hàng sao cho phù hợp với từng loại công trình, đảm bảo được hiệu quả.
Công ty cũng không ngừng đầu tư vào việc nghiên cứu, tìm ra những bước đột phá mới
trong sản xuất sơn cũng như đưa ra các sản phẩm với tính năng, công dụng ngày càng đa

dạng, chất lượng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng trong xã hội hiện đại.
7


1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
BAN GIÁM ĐỐC
Bộ phận kinh
doanh,Marketing
Bộ
phậ
n
kin
h
doa
nh

Nội

Bộ
phậ
n
kin
h
doa
nh
ngo
ại
tỉnh


Bộ phận thư ký,kế toán

Kế
toán
mua
hàn
g,kế
toán
thuế

Kế
toá
n
côn
g
nợ

Kế
toá
n
kho

Bộ
phậ
n
dự
án

Phân

xưởng bột
bả
tường,bột
bả công
nghiệp

Bộ phận sản xuất

Bộ
phậ
n
điều
hàn
h
sản
xuất

Bộ
phận
kho
nguyê
n liệu

thành
phẩm.
Điều
vận

Phân
xưởng sản

xuất sơn
nước

Bộ
phận
nghiên
cứu và
điều
hành
công
nghệ

Phân
xưởng sản
xuất sơn
gốc dầu

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc:
-Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, quyết định chế độ, chính sách, kế hoạch, chiến
lược kinh doanh, là người phụ trách chung trong bộ máy hoạt động của công ty như: lao
động tiền lương, kỹ thuật, công tác kế hoạch, tiêu thụ công tác tài chính, thống kê…tất cả
các chủ trương kế hoạch của giám đốc được truyền đạt xuống các phòng ban tiếp nhận.
-Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc ủy
8



quyền và phân công. Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt
động của công ty theo sự phân công của giám đốc
Bộ phận kinh doanh, Marketing, dự án:
Bộ phận này có chức năng chủ yếu:
-Phân tích thương mại, khảo sát đánh giá thị trường, định vị thị trường, mở rộng thị
trường, tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng. Kết hợp với nhà phân phối tiền hành
các hoạt động quảng cáo khuếch trương thương hiệu sản phẩm tại mỗi vùng địa bàn.
-Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn nghiệp vụ bán hàng, phân phối sản phẩm, tư vấn về kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật thi công cho chủ đầu tư, nhà thầu, đội thợ, người tiêu
dùng trực tiếp…
-Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: nhiệm vụ chủ yếu của chức năng này là thực hiện
các hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi họ mua sản phẩm. Với quan điểm lấy sự thỏa
mãn của khách hàng làm động lực phát triển nên công ty rất chú trọng đầu tư vào bộ phận
này.
-Lập dự án: Chức năng chủ yếu là đầu tư thiết kế thi công các công trình đảm bảo tính
khả thi và khả năng thắng thầu.
Bộ phận thư ký, kế toán:
Bộ phận này có các chức năng chính:
-Làm các công tác tài chính, kế toán.
-Quản lý tài sản, nguồn vốn, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
-Thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của công ty.
Bộ phận sản xuất:
-Bộ phận điều hành sản xuất có các nhiệm vụ chính là đảm bảo sản xuất sản phẩm theo
đúng kế hoạch của công ty và các đơn vị đặt hàng. Đào tạo công nhân trực tiếp vận hành.
Tổ chức thi công tại các dự án.
-Bộ phận kho bãi, điều vận hàng hóa có các chức năng chính là bảo quản nguyên vật
liệu, thành phẩm. Đồng thời còn sắp xếp kiểm kê hàng hóa, luân chuyền hàng hóa theo
đúng hợp đồng tránh thất thoát, nhầm lẫn.
-Bộ phận nghiên cứu và điều hành công nghệ với chức năng chính là nghiên cứu các
sản phẩm mới theo mục tiêu của công ty cũng như nhu cầu của khách hàng, tiến hành cải

tiến sản phẩm. Nghiên cứu kiểm soát công nghệ. Đào tạo công nhân vận hành, sửa chữa
máy móc thiết bị khi có sự cố.

1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
9


1.4.1. Các nhóm sản phẩm chính của công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam
Sản phẩm của công ty sơn Lucky House Việt Nam bao gồm các mặt hàng sơn tường,
bột bả. Trong đó có các sản phẩm chính sau:
-Sơn: Sơn trang trí nội thất & ngoại thất, Sơn và sàn công nghiệp, Sơn nghệ thuật, Sơn
kỹ thuật…Là các loại sơn lót, sơn nước sử dụng để sơn phủ nội thất, trang trí cho các
công trình xây dựng. Đây là các loại sơn có tính kinh tế, kỹ thuật cao, chống ẩm, chống
rêu mốc. Chuyên dùng để trang trí cho các: bề mặt xây dựng, cấu kiện bê tông, xi măng
cát và các bề mặt khác: amiăng, thạch cao và các vật liệu tổng hợp…
-Bột bả: Bột bả chống thấm chống rêu mốc, Bột bả công nghiệp chuyên dùng cho ô tô,
xe máy…Là các loại bột đỏ, bột nhẹ, bột thạch anh, xi măng…sau khi qua sàng kích
thước hạt <30 được trộn đều với một số phụ gia để tạo thành bột bả. Sản phẩm này khi
trát lên tường giúp cải thiện bề mặt tường trướng khi sơn.
1.4.2. Quy trình sản xuất sản phẩm sơn nước
Công ty hiện nay sử dụng hai loại công nghệ chính là dây chuyền sản xuất sơn nước từ
các loại nhũ tương và các loại phụ gia thích hợp được nhập từ Đài Loan và Singapore.
Đây là hai công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất về công nghệ sơn nước trên thế giới.
Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sơn nước
Nguyên liệu

Trộn theo tỷ lệ

Nghiền
Khuấy


Thành phẩm

Đóng thùng

Lọc

(Nguồn: Bộ phận nghiên cứu và điều hành công nghệ)

Các nguyên liệu (bột màu, bột độn, chất tạo màng, các loại phụ gia…) được đưa vào
thùng để trộn vào theo một tỷ lệ nhất định, hỗn hợp các nguyên liệu này được đưa vào
máy để nghiền vụn ra.Sau đó đưa vào thùng và được khuấy bằng máy khuấy với tốc độ
cao. Thùng khuấy được làm mát để nhiệt độ lúc khuấy sẽ không quá cao. Khi đạt được độ
mịn, độ khuếch tán đồng đều sẽ chuyển sang công đoạn lọc. Ở công đoạn này, máy sẽ lọc
đi những tạp chất thừa, cặn sơn…Cuối cùng, hỗn hợp này được đóng vào thùng, dán nhãn
mác và lúc đó ta đã có được một thành phẩm là một thùng sơn nước hoàn chỉnh.

10


PHẦN 2: THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.1. Doanh thu, sản lượng tiêu thụ của công ty trong các năm 2013, 2014 và 2015

TT
1

2


Chỉ tiêu
Doanh thu
Tốc độ tăng
trưởng (So với
năm trước đó)
Sản lượng tiêu
thụ
Tốc độ tăng
trưởng (So với
năm trước đó)

Đơn vị tính
Nghìn đồng
%

2013
14.319.322
118

2014
13.488.802
94

2015
15.107.458
112

Nghìn thùng

29.531


26.598

32.190

115

90

121

%

(Nguồn: Bộ phận kế toán kế toán)

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhìn chung là tốt. Riêng năm 2014 tình hình
khó khăn do có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt nên công ty giảm tương đối thị phần. Tuy
nhiên tình hình đã được cải thiện vào năm 2015 khi công ty áp dụng nhiều chính sách
kích thích tiêu thụ như giảm giá bán, tăng cường khuyến mãi, hỗ trợ cho các thành viên
trong kênh phần phối, đầu tư thêm trang thiết bị cho các nhà phân phối và các đại lý lớn
trên toàn quốc. Đồng thời với hoạt động xúc tiến bán công ty cũng tích cực cải tiến và
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Điều này tạo cho công ty sự uy tín và duy trì
vững chắc thị phần.
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu
Nhãn hiệu “Lucky House” có nghĩa là “ngôi nhà may mắn” được in trên bao bì, thùng
sơn với nhiều màu sắc khác nhau, cùng với câu Slogan: “Tốt nhất về chất lượng - Phù hợp
nhất về giá thành để liên tục thỏa mãn khách hàng” đã gửi gắm thông điệp của công ty: sự
đa dạng về màu sắc, chủng loại các sản phẩm, luôn mong muốn đem lại sự “may mắn”
,hài lòng nhất đến với mọi ngôi nhà, mọi công trình xây dựng.

11


Chất lượng các sản phẩm luôn đảm bảo các tiêu chuẩn trong nước và cả quốc tế. Được
chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001-2000 từ tổ chức QUACERT vào năm 2004.
2.1.2.2. Định hướng thị trường mục tiêu của công ty
Ngày nay nhu cầu đô thị hóa ngày càng phát triển, người dân ngày càng có ý thức
trong việc mua sắm. Họ luôn hiểu được rằng việc mua sắm luôn mang lại cho họ nhiều lợi
ích như làm đẹp bản thân cũng như làm đẹp cho chính ngôi nhà của họ. Hiểu được điều
đó, Công ty Sơn lucky House Việt Nam đã xây dựng một ngũ cán bộ chuyên tìm hiểu
khách hàng ở nhiều tầng lớp. Mỗi một tầng lớp là có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, lối
sống khác nhau nên họ mua sắm đồ dùng phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Chính
vì điều này nên công ty đã xây dựng cho mình một tập khách hàng như sau:
Tập khách hàng thượng lưu: là những người luôn có ý thích làm đẹp cho bản thân mình
nhiều nhất như nhà cửa, đồ cổ, kim hoàn...Tuy họ là một nhóm nhỏ nhưng họ vẫn là một
nhóm tham khảo, các quyết định tiêu dùng của họ thường được các tầng lớp xã hội khác
bắt chước nên tầng lớp này là tầng lớp hay mua sản phẩm cao cấp cho phù hợp với vị thế
của họ.
Tập khách hàng trung lưu: tầng lớp này có mức sống thu nhập khá. Họ hay mua sản
phẩm phổ biến “ có tính xu thế”. Hiện nay ở nước ta tầng lớp này là phổ biến nên công ty
tập trung chủ yếu.
2.1.3. Chính sách giá
Do Công ty bán trực tiếp cho đại lý, người bán buôn, người bán lẻ nên Công ty có
chính sách giá riêng đối với từng đối tượng. Đối với nhà bán buôn, bán lẻ lấy hàng theo
giá của Công ty quy định cho từng đối tượng. Đối với nhà bán lẻ lấy hàng thường xuyên
với khối lượng lớn có thể được hưởng các khoản ưu đãi như nhà bán buôn. Công ty đã có
chính sách chiết khấu khá phù hợp với tình hình hiện tại.
Tuy nhiên, Công ty chỉ quản lý được mức giá đối với những đối tượng trực tiếp làm ăn
với mình nhưng không quản lý được các mối liên hệ ở phía sau của kênh. Nên hiện nay
giá bán lẻ sản phẩm của Công ty vẫn không được thống nhất mà có sự khác nhau giữa

khu vực, từng hàng bán lẻ do có không có sự quản lý chặt chẽ của Công ty.

2.1.4. Chính sách phân phối
2.1.4.1. Mục tiêu chính sách phân phối sản phẩm của công ty
Năm 2015 công ty sơn Lucky House Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phân phối sản phẩm
sơn tường như sau:
Bảng 2.2. Mục tiêu phân phối sản phẩm sơn tường của công ty năm 2015

STT
Chỉ tiêu
1
Giá trị tổng sản lượng

Đơn vị tính
Tỷ đồng
12

Kế hoạch
140


2
3

Sản lượng sản phẩm
Doanh thu

Nghìn thùng
Tỷ đồng


35.000
185
(Nguồn: Bộ phận kế hoạch)

Từ đó công ty đã đưa ra thực trạng phân phối sản phẩm của mình trong nước:
-Đối với thị trường Miền Bắc:
Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Vì vậy, Công ty phải liên tục củng cố lòng
tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Song không chỉ dừng ở đó, bởi nhu cầu
của con người ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường truyền thống là thực sự cần thiết đòi hỏi Công ty phải tăng cường thu nhập sâu
để khảo sát nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường cải tiến sản phẩm để phù
hợp với nhu cầu.
-Đối với thị trường Miền Trung:
Đây là thị trường tiềm năng mà Lucky House chưa khai thác được nhiều, người tiêu
dùng ở đây quan tâm đến màu sắc và chất lượng sơn tường nhưng lại ít quan tâm đến bao
bì. Nhìn chung, đây là thị trường dễ tính mà Công ty có thể thâm nhập. Trong những năm
tới Công ty quyết tâm đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ ở thị trường này.
-Đối với thị trường Miền Nam:
Đây cũng là thị trường có tiềm năng, người dân thường có nhu cầu tiêu dùng cao hơn.
Công ty sơn Lucky House Việt nam chưa đáp ứng được thị hiếu dùng ở đây. Mặt khác,
đây là khu vực đông dân cư là nơi có thu nhập cao nhất nước ta. Những sản phẩm của
Công ty tiêu thụ trên thị trường còn ít chỉ chiếm từ 10-12%. Trong thời gian tới Công ty
cần phải có mục tiêu nâng dần tỷ trọng tiêu thụ trên thị trường này.
2.1.4.2. Cấu trúc các kênh phân phối của công ty
Trong điều kiện hiện nay, khả năng giữ vị trí dẫn đầu về tiến bộ sản phẩm hay chất
lượng cao là rất khó khăn. Việc giữ lợi thế về giá rất hạn chế vì những người cạnh tranh
khó có thể điều chỉnh chi phí của họ. Các lợi thế xúc tiến cũng có thể bị bắt chước nhanh
chóng. Ngày nay, người ta mua sản phẩm không chỉ căn cứ vào đó là sản phẩm có chất
lượng ra sao, giá cả như thế nào mà còn căn cứ vào việc sản phẩm đó đợc bán ở đâu, bán
khi nào và bán như thế nào. Đây chính là một chức năng phân phối. Chức năng này được

thực hiện thông qua mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp. Hệ thống kênh phân
phối của Công ty rất phong phú và đa dạng. Công ty đã sử dụng các kênh sau:
-Kênh phân phối một cấp:
Công ty sơn Lucky
House

Nhà bán lẻ

13

Người tiêu dùng cuối
cùng


Đây là loại kênh phân phối mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống
bán lẻ ở các siêu thị và các đại lý bán lẻ có doanh số lớn. Kênh này thường được áp dụng
ở những khu vực gần kho chứa hàng của Công ty, khối lượng hàng tiêu thụ qua kênh này
chiếm từ 10% - 20%. Việc sử dụng nhiều các đại lý bán lẻ sẽ làm cho công tác quản lý
của Công ty kém hiệu quả mà khả năng tiêu thụ sản phẩm của các đại lý bán lẻ thường
không cao.
-Kênh phân phối hai cấp:

Công ty sơn
Lucky House

Đại lý

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng


Kênh này là loại kênh chính được áp dụng chủ yếu ở Công ty. Hàng hoá của Công ty sẽ
được đưa tới các đại lý, các nhà bán buôn tại các tỉnh rồi được phân phối đến tay người
bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Việc tổ chức kênh này tương đối chặt chẽ, đáp ứng
được nhu cầu thị trường lớn. Sản phẩm của Công ty thực hiện qua kênh này chiếm
khoảng 70% lượng sản phẩm tiêu thụ. Sử dụng kênh này Công ty có được những ưu
điểm: tổ chức kênh tương đối chặt chẽ, vòng quay vốn nhanh khả năng thoả mãn thị
trường lớn. Tuy nhiên các nhà bán sỉ chưa thực sự là thành viên trong tổ chức liên kết
dọc, không hoàn toàn chịu sự chi phối đặc biệt của Công ty, điều này khiến cho khả năng
bao quát thị trường của Công ty còn nhiều hạn chế.
-Kênh phân phối ba cấp:
Công ty sơn
Lucky House

Chi nhánh

Nhà bán
buôn

Nhà bán lẻ

Người tiêu
dùng

Kênh này được giám sát bởi phó giám đốc phụ trách chi nhánh. Các chi nhánh tự thiết
lập cho mình hệ thống kinh doanh độc lập, hoạt động trên khu vực thị trường độc lập với
quy mô rộng. Kênh này mới được thành lập nên công ty yêu cầu các chi nhánh của công
ty phải nắm bắt rất sát với những biến động xảy ra ở khu vực thị trường của họ. Đó là
những đầu mối thông tin quan trọng để công ty điều chỉnh lại các yếu tố marketing nếu
thấy cần thiết.

14


2.1.4.3. Các thành viên của kênh phân phối
-Các trung gian bán buôn của Công ty bao gồm: Các đại lý bán buôn hưởng hoa hồng
và các nhà bán buôn hàng hoá thực sự.
-Các trung gian bán lẻ của Công ty bao gồm: các đại lý bán lẻ hưởng hoa hồng.
Các đại lý của Công ty có quy mô lớn nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào từng khu vực thị
trường và năng lực của từng đại lý. Công ty cho nhân viên thị trường đi thiết lập và mở
đại lý. Công ty lựa chọn đại lý bằng cách khuyến khích tất cả các đối tượng có thể trở
thành đại lý của Công ty nếu như thoả mãn các điều kiện sau: có tư cách pháp nhân, có
giấy phép đăng ký kinh doanh, có cửa hàng ổn định trong vùng tiêu thụ, có đủ vốn để
kinh doanh.Như vậy Công ty không hạn chế số lượng đại lý. Khi thấy có đủ điều kiện,
Công ty làm hợp đồng, giới thiệu về Công ty, giới thiệu về quyền lợi được hưởng và
nghĩa vụ phải thực hiện, một số kinh nghiệm của các đại lý làm ăn thành công. Các đại lý
của Công ty thường kết hợp cả bán buôn và bán lẻ và kinh doanh tổng hợp. Vì vậy mức
độ chuyên môn hoá của phân phối chưa cao.

2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
2.1.5.1. Chính sách bán hàng, khuyến mại
Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống kênh phân phối rộng khắp, số lượng đại
lý của công ty liên tục tăng và trải đều trên các tỉnh.Do đặc thù của ngành xây dựng,
người tiêu dùng thường giao trọng gói cho các công ty tư vấn thiết kế xây dựng,nhà thầu
hay thợ sơn. Năm bắt điều đó công ty đã thiết kế, tổ chức phân phối rộng khắp cả nước và
“chăm lo” cho các đối tượng này là chủ yếu.
Bộ phận kinh doanh của công ty thường xuyên tiếp cận với các công trình, văn phòng,
kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng,các nhà thầu. Công ty cũng đã sử dụng các biện pháp xúc
tiến bán khác như khuyến mãi lớn – trúng xe hơi.
2.1.5.2. Chính sách quan hệ công chúng
Ngoài ra công ty còn trang bị hệ thống tư vấn, pha màu trên máy vi tính ngay tại các

đại lý. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó hệ thống phân phối của công ty vẫn bộc
lộ những nhược điểm là chưa có sự phân bố hợp lý trong hệ thống kênh, chưa có những
biện pháp quản lý và tuyển chọn thành viên một cách có hiệu quả.
2.1.5.3. Chính sách quảng cáo,marketing trực tiếp
Nhìn chung hoạt động quảng cáo, marketing trực tiếp của Công ty diễn ra còn yếu.
Công ty chỉ tiến hành hoạt động này khi mức tiêu thụ giảm xuống, khi có sản phẩm mới.
Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra cầm chừng, kém hiệu quả. Chi phí cho hoạt động này
của Công ty là rất ít.

15


Hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí diễn ra không thường xuyên với tần số thấp, thời
gian ngắn (một năm Công ty chỉ tiến hành quảng cáo một hoặc hai đợt, mỗi đợt kéo dài
chừng một tháng,trong thời gian tiến hành quảng cáo thì chỉ tiến hành 2 - 3 lần/tuần/5 tờ
báo). Với cường độ thấp như vậy, hoạt động quảng cáo của Công ty thường kém hiệu quả
gây ra sự lãng phí.

2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp
2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm 2015
Các nguyên vật liệu chính được sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty:
-Nhựa: nhựa Alkyn các loại, nhựa Poliurethane, nhựa Epoxy, nhựa Acrylic, nhựa
Acrylic các loại…
-Đóng rắn, trợ đóng rắn màng sơn
-Bột màu các loại: Titan dioxit, kẽm oxit, Lithophone…
-Bột độn các loại: CaCO3, Talc, Kaolin…
-Dung môi sản xuất sơn nước: Texanol, Propylene glycol, Amoniac…
-Dung môi sản xuất sơn dầu: Xylene, Toluene, Butylacetate, Methanol, dầu hỏa
-Phụ gia: chất trợ nghiền, phân tán, phá bọt, chất bảo quản, chống lắng
Công ty sử dụng các loại nguyên vật liệu chính là các loại hóa chất nhập khẩu từ

Singapore, khả năng chống thấm tốt, điều này làm cho các sản phẩm luôn có chất lượng
cao. Các loại bột màu thường được mua từ các đối tác trong nước của công ty. Ngoài ra
với các sản phẩm bột bả thành phần chính là các loại bột đá mua từ các mỏ đá trong toàn
quốc nhưng chủ yếu là các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Thanh Hóa…
2.2.2. Lập kế hoạch dự trữ vật liệu, dụng cụ trong doanh nghiệp
Kế hoạch hậu cần đảm bảo vật tư cho sản xuất được công ty lập cụ thể từng quý, từng
tháng:
-Kế hoạch quý:
Việc lập kế hoạch nguyên vật liệu quý được lập căn cứ vào các tài liệu sau: kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm trong quý của công ty do ban lãnh đạo công ty cung cấp, những hợp
đồng đã ký với khách hàng trong kế hoạch, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể cho
từng loại sản phẩm, tồn kho thực tế từng loại nguyên vật liệu cụ thể, lượng dự trữ cuối
quý của từng loại nguyên vật liệu, năng lực về máy móc thiết bị của công ty trong toàn bộ
dây chuyền sản xuất….
-Kế hoạch tháng:
16


Đối với một số loại nguyên vật liệu chính hay mất cân đối, biến động khác nhau theo
từng tháng thì doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch theo tháng. Hàng tháng vào ngày 2630 của tháng, phòng kế hoạch nguyên vật liệu tiến hành cân đối kế hoạch của từng phân
xưởng rồi tiến hành xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu hàng tháng cho toàn công ty.
2.2.3. Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ kỹ thuật của doanh nghiệp
2.2.3.1. Quản lý việc tiếp nhận
Sau khi nguyên vật liệu đã được vận chuyển về doanh nghiệp, cán bộ vật tư tiến hành
tiếp nhận nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng.Thủ tục tiếp nhận được tiến hành như
sau:
-Kiểm tra về mặt số lượng và chất lượng. Cán bộ vật tư báo cho cán bộ phòng kỹ thuật
đến kiểm tra và lập biên bản kiểm tra hàng hoá về mặt chất lượng.
Với những nguyên vật liệu có số lượng nhỏ, công ty tiến hành kiểm tra toàn bộ. Với
những nguyên vật liệu có số lượng lớn, công ty kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu.

Việc kiểm tra diễn ra ngay tại thời điểm giao hàng và tiến hành lập đầy đủ biên bản kiểm
tra hàng hoá trước khi nhập vào kho.
-Cán bộ vật tư, thủ kho và người giao hàng ký nhận hàng đã nhập về đầy đủ về số
lượng và chất lượng.
-Làm thủ tục thanh toán cho bên cung ứng theo như hợp đồng đã ký.
-Tiến hành khiếu nại nếu có vi phạm hợp đồng.
2.2.3.2. Tổ chức quản lý vật liệu dụng cụ trong kho
Khi nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành vào thẻ kho và bố trí sắp xếp nguyên vật liệu
một cách gọn gàng, có khoa học đảm bảo thuận tiện cho việc xuất kho. Do danh mục
nguyên vật liệu của doanh nghiệp khá phong phú về chủng loại, chất lượng nên thủ kho
có trách nhiệm sắp xếp theo từng chủng loại cụ thể, đảm bảo không xảy ra hiện tượng bị
lẫn vào nhau. Để phục vụ cho quá trình sản xuất được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện,
thủ kho đã tiến hành ngăn kho nguyên vật liệu của doanh nghiệp thành từng ô riêng biệt.
Nếu trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển mà xảy ra sự cố ảnh hưởng đến chất lượng thì thủ
kho và người vận chuyển xếp dỡ phải lập biên bản xác nhận và chờ xử lý. Ngoài ra, thủ
kho của công ty còn có nhiệm vụ giám sát tình hình nhập xuất nguyên vật liệu trong kho
của công ty xem có sai sót hay vượt quá định mức cho phép hay không, nếu hao hụt quá
định mức cho phép thì phải có biện pháp giải quyết phù hợp.
Việc bảo quản nguyên vật liệu trong kho được tiến hành theo nguyên tắc sau:
-Đối với nguyên vật liệu chính: phân thành từng lô riêng biệt có biển ghi tên từng loại
tương ứng.
17


-Đối với nguyên vật liệu phụ: có số lượng ít hơn, tuy nhiện dễ bị ảnh hưởng bởi môi
trường thì được xếp ở nơi khô ráo và cũng được phân lô cẩn thận theo từng chủng loại sao
cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy…
2.2.3.3. Tổ chức cấp phát vật tư trong doanh nghiệp
Trong hoạt động cấp phát nguyên vật liệu, công ty tiến hành vận chuyển nguyên vật
liệu từ kho xuống các phân xưởng sản xuất. Hàng tháng theo định kỳ, thủ kho tiến hành

cấp phát vật tư cho các bộ phận theo hạn mức cấp phát. Thủ kho căn cứ vào hạn mức cấp
phát tiến hành cấp phát nguyên vật liệu cho các phân xưởng để tiến hành hoạt động sản
xuất.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh có phát sinh thêm nhu cầu thì thủ kho
tiến hành cấp phát bổ sung. Nếu trong kho không có đủ nguyên vật liệu, thủ kho làm giấy
đề nghị mua để giải quyết.
Nếu nhu cầu nguyên vật liệu của các phân xưởng có thể đáp ứng được ngay, thủ kho
chuẩn bị cấp phát bổ sung theo đúng yêu cầu. Thủ kho viết phiếu xuất kho theo mẫu hiện
hành. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho giao hàng cho các đơn vị, ghi thực xuất, ký
phiếu xuất kho, vào thẻ kho và chuyển giao phiếu cho phòng kế toán.

2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Bảng 2.3. Bảng nguyên giá tài sản cố định năm 2015
(Đơn vị: Nghìn đồng)

Đầu năm
XDCB
Mua mới
Thanh lý
Cuối năm

Nhà
cửa,vật
kiến trúc
7.313.055
2.000.000
0
0
9.313.055


Máy móc
thiết bị
3.599.423
0
1.500.000
630.046
5.099.423

Phương
tiện vận
tải
2.728.110
0
0
0
2.728.110

Thiết bị Tài sản cố
Tổng
văn
định khác
phòng
797.761 1.266.158 15.704.507
0
0 2.000.000
300.000
200.000 2.000.000
0
0

630.046
1.097.761 1.466.158 19.074.461
(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Qua bảng ta thấy tổng tài sản cố định của công ty trong năm 2015 tăng 3.369.954
tương đương xấp xỉ 1,21%. Điều này cho thấy công ty luôn không ngừng đầu tư thêm
máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất tốt hơn.
2.3.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
2.3.2.1. Nghiên cứu kết cấu tài sản cố định
18


Kết cấu tài sản cố định năm 2015 của công ty sơn Lucky House Việt Nam
-Nhà cửa,vật kiến trúc: 48,82%
-Máy móc thiết bị: 26,73%
-Phương tiện vận tải: 14,3%
-Thiết bị văn phòng: 5,75%
-Tài sản khác: 4,67%

2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động của công ty trong năm 2013, 2014 và 2015

TT

Trình độ

1
2
3

4

Trên đại học
Đại học
Trung cấp
Công nhân
lành nghề

2013
2014
2015
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
(Người)
(Người)
(Người)
10
2
10
2
10
2
100
20
100
20

105
21
150
30
150
30
150
30
240
48
240
48
245
49
(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Năm 2015, công ty có đội ngũ lao động là 510 cán bộ công nhân viên, trong đó lực
lượng lao động gián tiếp sản xuất, làm công tác quản lý là 110 người (Bao gồm: Ban giám
đốc,bộ phận kinh doanh – marketing,bộ phận thư ký – kế toán,bộ phận điều hành sản
xuất,bộ phận quản lý kho,bộ phận nghiên cứu…). Còn lại là các công nhân lao động trực
tiếp tại các xưởng, nhà máy và bộ phận làm công tác vận chuyển.
2.4.2. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp
Bảng 2.5. Tổng quỹ lương của công ty trong năm 2013, 2014 và 2015

Chỉ tiêu
Quỹ lương
Doanh thu
Tỷ lệ quỹ
lương/doanh thu
Quỹ lương trung

bình tháng

Đơn vị tính
Nghìn đồng
Nghìn đồng
%

2013
8.018.820
14.319.322
56

2014
8.006.424
13.488.802
59,3

2015
8.226.132
15.107.458
54,4

Nghìn đồng

668.235

667.202

685.511


19


(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Công ty luôn áp dụng đúng chế độ bảo hiểm và phúc lợi đối với nhân viên (Bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội…). Hằng năm, công ty tổ chức các hoạt động như khám sức khỏe
định kỳ, du lịch xuân, hè, kích thích sự gắn kết lâu dài của tập thể cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra, còn tổ chức tặng quà, thăm hỏi trong các dịp lễ tết, đau ốm…
2.4.3. Các hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp
2.4.3.1. Trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào thời
gian lao động và mức lương quy định cho một đơn vị thời gian phù hợp với ngạch bậc
lương của người lao động đó. Hình thức này thường áp dụng cho nhân viên văn phòng
hoặc công nhân sản xuất ở những bộ phận làm việc bằng máy móc là chủ yếu.
Công thức tính lương tháng theo thời gian lao động:
Lương tháng = mức lương + phụ cấp / công chuẩn × số ngày công làm việc
2.4.3.2. Trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào số lương và chất lượng sản phẩm,
dịch vụ họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lương
xác định căn cứ vào mức lương tính cho một đơn vị thời gian và định mức năng suất tính
theo sản phẩm cho một đơn vị thời gian ấy của cùng một loại công việc.
Công thức tính tiền lương theo sản phẩm:
Lương tháng = tổng số sản phẩm × đơn giá lương / sản phẩm

2.5. Những vấn đề về tài chính doanh nghiệp
2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Công tác hạch toán kế toán, chứng từ, sổ sách kế toán đã thực hiện nghiêm chỉnh, đúng
pháp luật nhà nước và quy định của chế độ kế toán. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách
với nhà nước. Tài sản của công ty được quản lý chặt chẽ, rõ ràng minh bạch. Thu nhập

người lao động đạt mức bình quân khá so với doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành.
2.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp
2.5.2.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.6. Các tỷ số về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu
1.Tỷ số khả năng
thanh toán chung

Năm 2013

Năm 2014
0,58
20

Năm 2015
0,65

0,63


2.Tỷ số khả năng
thanh toán nhanh

0,47

0,51

0,52


(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Tỷ số khả năng thanh toán chung ở cả 3 năm đều < 1, chứng tỏ doanh nghiệp không có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đều < 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong việc thanh toán các khoạn nợ ngắn hạn.
2.5.2.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Bảng 2.7. Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Chỉ tiêu
1.Tỷ số cơ cấu tài
sản lưu động
2.Tỷ số cơ cấu tài
sản cố định

Năm 2013

3.Tỷ số tự tài trợ
4.Tỷ số tài trợ dài
hạn

Năm 2014

Năm 2015

0,29

0,31


0,3

0,47

0,42

0,43

0,49

0,52

0,52

0,49

0,52

0,52

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Tỷ số tự tài trợ hai năm gần đây > 0,5 chứng tỏ phần nợ nhỏ hơn phần vốn chủ sở hữu,
tình hình tài chính khá tốt. Tỷ số năm 2015 bằng năm 2014 chứng tỏ tài chính của doanh
nghiệp chưa có thay đổi gì. Ở đầu năm tỷ số cơ cấu TSCĐ < tỷ số tài trợ dài hạn chứng tỏ
doanh nghiệp không sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản cố định nhiều nên vốn chủ
khá an toàn.
2.5.2.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động
Bảng 2.8. Các tỷ số về khả năng hoạt động


Chỉ tiêu
1.Tỷ số vòng quay
tài sản lưu động
2.Tỷ số vòng quay
tổng tài sản
3.Tỷ số vòng quay
hàng tồn kho

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1,88

1,4

1,34

0,92

0,72

0,68

0,92

0,72


0,68

(Nguồn: Bộ phận kế toán)
21


Tỷ số vòng quay tài sản lưu động và tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2015 giảm so
với năm 2014 chứng tỏ khả năng luân chuyển về tài sản lưu động chậm.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2015 giảm nhẹ thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn
kho của doanh nghiệp là đang kém dần đi, khả năng luân chuyển về vốn lưu động giảm
dần.
2.5.2.4. Các tỷ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.9. Các tỷ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu
1.Doanh lợi tiêu thụ - ROS
2.Doanh lợi vốn chủ - ROE
3.Doanh lợi tổng tài sản - ROA

Năm 2013
0,07
0,14
0,06

Năm 2014
0,12
0,19
0,09

Năm 2015

0,13
0,22
0,09

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Tỷ số ROS cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần vẫn ở mức
thấp, phản ánh chiến lược giá hiệu quả chưa cao, khả năng của doanh nghiệp trong việc
kiểm soát các chi phí hoạt động chưa hiệu quả.
Tỷ suất ROE ở năm 2015 là 0,22 và năm 2014 là 0,19 chứng tỏ lợi nhuận trên mỗi
đồng vốn chủ sở hữu là không cao, việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận của
doanh nghiệp không hiệu quả.
Tỷ số ROA cho thấy công việc phân phối và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp
chưa hiệu quả.

22


PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
3.1. Đánh giá chung về công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam
3.1.1. Những ưu điểm
-Trong tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của doanh nghiệp:
Sản phẩm của công ty đã có mặt trên 22 tỉnh thành khắp cả nước, trải dài từ Bắc vào
Nam.Công ty đã từng bước tiếp cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường với những sản
phẩm chất lượng cao và giá cả cạnh tranh nhất. Danh mục sản phẩm của công ty ngày
càng đa dạng phong phú hơn cả về mẫu mã chất lượng và giá cả của sản phẩm, đảm bảo
đáp ứng một cách tối ưu nhất nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
-Trong công tác quản lý nguyên vật liệu:
Ngành nghề sản xuất sơn nước cần một số lượng nguyên vật liệu lớn, công ty đã quy
hoạch được một diện tích đủ rộng để chứa nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Do

vậy việc sản xuất của công ty không bị gián đoạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người
dân.Nguyên vật liệu của công ty luôn đảm bảo về chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị, công cụ, dụng cụ
định kỳ để kịp thời phát hiện hư hỏng và sửa chữa.
-Trong công tác quản lý tài sản cố định:
Công ty luôn cử các cán bộ kiếm tra kiểm soát thường xuyên việc thu chi trong ngân
sách công ty để tránh việc đục khoét, rút lõi của nhân viên trong công ty. Thống kê lại tài
sản cố định hàng tháng,hàng quý,hàng năm.
23


-Trong công tác quản lý lao động và tiền lương:
Mỗi phòng ban, bộ phận đảm nhiệm một phần công việc nhất định, vận dụng được khả
năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giám được gánh nặng cho Giám đốc.Công
ty có đội ngũ cán bộ giàu năng lực và kinh nghiệm, đã trải qua thực tế nhiều lần, có tầm
nhìn chiến lược, có đủ năng lực đảm nhận vị trí công ty giao cho. Trình độ của công nhân
viên ngày càng cao, số lượng công nhân viên tăng lên hàng năm.
-Những vấn đề về tài chính doanh nghiệp:
Việc tổ chức công tác tài chính của công ty khá tốt, có kế hoạch và thực hiện đồng bộ,
luôn thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, bên cạnh đó vốn được sử
dụng hợp lý, tài sản của Công ty được quản lý khá chặt chẽ, không có tình trạng thất thoát
tài sản, các tài sản cố định đều được sử dụng.Phân tích tài chính đầy đủ, khai thác được
các thông tin hữu hiệu cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính,
giúp ban lãnh đạo đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của đồng tiền vào, ra.

3.1.2. Những hạn chế
-Trong tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của doanh nghiệp:
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, doanh
nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế về mặt quảng bá thương hiệu. Chiến dịch quảng
cáo của công ty diễn ra khá nhỏ lẻ, hiệu quả không cao, thua kém nhiều so với những đối

thủ cạnh tranh khác.
-Trong công tác quản lý nguyên vật liệu
Với công suất hoạt động nhiều giờ liền như vậy nên máy móc - thiết bị nhanh hao mòn
hơn dẫn đến chất lượng sản phẩm kém đi phần nào. Tình trạng này công ty chưa có biện
pháp khắc phục dẫn đến chi phí đầu tư cho mấy móc - thiết bị tốn kém hơn.
-Trong công tác quản lý tài sản trong doanh nghiệp:
Cán bộ quản lý của công ty chỉ quản lý được những tài sản lớn trong doanh nghiệp chứ
vẫn chưa có biện pháp để quản lý những mất mát nhỏ, với số lượng không nhiều.
-Trong công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp:
Một số cán bộ công nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn
đến sự phối hợp giữa các bộ phận không được nhịp nhàng, một số cán bộ nhân viên phải
đảm bảo quá nhiều công việc nên nhiều lúc có sự bế tắc trong công việc do phải làm quá
nhiều việc không đúng chuyên môn nghiệp vụ của họ. Công ty chưa có chính sách thu hút
lao động trẻ, có trình độ cao, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh.

3.2. Các đề xuất hoàn thiện
24


-Về sản xuất,tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay,thị trường sơn nước đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh, cầu
ngày càng tăng cao do nhu cầu của người dân về xây dựng tăng (đời sống nhân dân càng
ngày càng cao, đất nước đang trên đà đảy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền xây
dựng phát triển). Như vậy, tiềm năng phát triển của thị trường này là rất cao, cơ hội để các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất là rất nhiều, việc công ty sản xuất gần như hết công suất
và tiêu thụ được gần hết lượng sản phẩm sản xuất ra đã cho thấy rõ điều đó. Tuy nhiên,
vấn đề mà công ty có thể sẽ gặp phải khi muốn mở rộng thị trường là không ít khó khăn.
Nếu muốn đáp ứng thêm cho lượng cầu còn dư thừa trên thị trường thì công ty có thể xem
xét thêm các phương án khai thác nhân lực, tìm biện pháp để tăng năng suất lao động.
-Về công tác Marketing:

Trong cơ chế thị trường bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải gắn công việc kinh
doanh với thị trường vì chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới hi vọng tồn tại và phát triển
được. Doanh nghiệp cũng giống như một thực thể sống phải trao đổi thường xuyên với
môi trường bên ngoài, với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Để làm được
điều đó doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, xâm nhập thị
trường tiềm năng. Công ty cần đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm của mình trên tất cả các
phương tiện truyền thông đại chúng như: trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí…
-Tối ưu về giá:
Công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh với việc định giá sản phẩm một cách hợp lý.
Đồng thời chú trọng các dịch vụ kích cầu như: các dịch vụ sau bán, khuyến mãi, tặng quà
kèm theo khi mua hàng vào những dịp đặc biệt...Hạ chi phí nhằm hạ thấp giá bán sản
phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Giá thành càng thấp thì
nhu cầu về sản phẩm đó càng cao và ngược lại. Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật
liệu: ngoài việc đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu mua vào thì công ty cần phải
xem xét đánh giá chi phí phát sinh trong qúa trình vận chuyển ở từng nguồn cung ứng rồi
đi đến quyết định mua nguyên vật liệu nào là tiết kiệm và hợp lý nhất. Cán bộ thu mua
cần tính toán chi phí vận chuyển về kho, lượng hao hụt…để tổng chi phí công tác thu mua
là nhỏ nhất. Giảm thiểu chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu: công ty cần thực hiện tốt
công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho, thường xuyên kiểm tra khối dự trữ nguyên
liệu sao cho tối ưu nhất. Bên cạnh đó công ty cần nâng cấp kho tàng để nguyên vật liệu
trong kho được bảo quản tốt, tránh hao hụt, mất mát, giữ được chất lượng nguyên vật liệu
tốt.

25


×