Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.03 KB, 24 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước nhằm để tạo nguồn thu cho
ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Thuế trong
nền kinh tế thị trường luôn được các quốc gia quan tâm nghiên cứu, hoàn
thiện. Thuế tài sản là một loại thuế ra đời rất sớm trong hệ thống thuế khoá
của đại đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có
nền kinh tế thị trường phát triển.
Nhìn chung, chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam tuy đã
phát huy được nhiều tích cực trên các phương diện kinh tế, xã hội. Song
trước xu thế hội nhập và những diễn biến phức tạp đa dạng về tài sản, thu
nhập của dân cư, hệ thống thuế tài sản hiện hành bộc lộ những nhược điểm
cần phải có chính sách thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu
cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế.
Qua số liệu thống kê ta nhận thấy, nguồn thu từ các loại thuế liên quan
đến tài sản chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu NSNN và cũng
chưa thực sự giữ một vị trí quan trọng trong ngân sách địa phương như ở
các quốc gia trên thế giới. Kết quả nguồn thu liên quan đến tài sản chưa
khuyên khích mọi người sử dụng tài sản hợp lý có hiệu quả.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, để có thể duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào
năm 2020, việc đối mặt và giải quyết những vấn đề khuyết tật của kinh tế
thị trường phải luôn được quan tâm, giải quyết bằng các chính sách kinh tế
của nhà nước, trong đó có chính sách thuế. Gần đây, nhà nước đã và đang
thực hiện chiến lược cải cách thuế, nhiều sắc thuế được sửa đổi bổ sung
như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên và đang nghiên cứu để ban
hành nhiều sắc thuế mới như: thuế môi trường, thuế tài sản, thuế nhà, thuế
sử dụng đất.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về thuế tài sản. Nổi bật là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
của Bộ tài chính với đề tài “Mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” năm 1995


do Trần Xuân Thắng làm chủ biên, đề tài “Nghiên cứu thuế tài sản áp
dụng tại Việt nam trong những năm tới” năm 2002 do PGS.TS Quách Đức
Pháp làm chủ biên và Luận án “Hoàn thiện chính sách thuế đánh vào tài
sản ở Việt nam” năm 2008 của TS. Nguyễn Đình Chiến – Học Viện Tài
Chính. Những đề tài trên đã nghiên cứu những nội dung chủ yếu về thuế tài
sản, thực trạng chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt Nam và đề ra
các phương hướng xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việc Nam, đây là

1


những công trình nghiên cứu rất có giá trị về mặt khoa học, đóng góp cho
những nhà nghiên cứu cải cách chính sách thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên,
các đề tài trên chủ yếu trình bày thực trạng chính sách thuế liên quan đến
tài sản ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đánh
vào tài sản với những căn cứ của nền kinh tế-xã hội Việt Nam tại thời điểm
đó, cụ thể hơn là mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tích lũy tài
sản chưa cao như hiện nay, nguồn thu từ thuế nhập khẩu thời điểm trước
đây ở mức rất cao. Chính vì lẽ trên, tác giả chọn đề tài luận án “XÂY
DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM” để nghiên cứu với mục
đích tìm ra một mô hình thuế tài sản ở Việt Nam mới hơn, phù hợp với tốc
độ phát triển kinh tế, những thay đổi tích cực nhiều mặt của xã hội và bên
cạnh vấn đề hội nhập quốc tế ngày một sâu rông hơn. Mô hình này được
xây dựng với một khía cạnh toàn diện và định hướng lâu dài cho thuế tài
sản ở Việt Nam. Tác giả với mong muốn đóng góp một phần khuyến nghị
trong công cuộc cải cách chính sách thuế trong giai đoạn tới phù hợp với
tinh thần và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam hiện đang tiến hành công cuộc hội nhập kinh tế thế giới. Để
quá trình hội nhập được thuận lợi hơn, Chính phủ Việt Nam gần đây đã
thực hiện một loạt cải cách về thương mại và chính sách thuế, đồng thời
nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Thực ra ở Việt Nam, thuế liên quan
đến tài sản đã được áp dụng từ khá lâu. Tuy nhiên, Luật thuế của Việt Nam
lại không gọi là thuế tài sản. Chính vì vậy vẫn còn rất nhiều người xem đó
là một loại thuế mới và chưa hiểu đó là loại thuế gì, đối tượng chịu thuế ra
sao và khái niệm thuế tài sản cũng chỉ được hiểu một cách chung chung.
Hiện tại, ở Việt Nam hiện đang có một số thuế, phí, lệ phí liên quan đến tài
sản như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất và
tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Có thể nói rằng cải cách thuế tài sản là hết sức cần thiết trong hệ thống
thuế của Việt Nam hiện nay, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho Ngân sách Nhà
Nước và tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Vì lẽ trên, việc xây
dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay là cần thiết bởi những lý
do: Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực,
cần có một hệ thống thuế phù hợp thông lệ quốc tế. Quá trình hội nhập và

2


các cam kết đối với WTO, AFTA, ASEAN, TPP… dẫn đến giảm dần
nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với
hàng nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam ổn định và thu
nhập bình quân đầu người tăng trưởng tốt, tích lũy tài sản dần dần được
nâng lên. Mục tiêu cải cách thuế của chính phủ tiến tới một hệ thống thuế
bền vững và hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt kéo dài của cán
cân ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, trước tình trạng thị trường bất động sản
ở Việt Nam rất bất ổn mà nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu cơ bất động

sản. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển điều này đồng nghĩa tài sản có sự
tập trung quá mức vào một nhóm người giàu có, dẫn đến khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo khá lớn. Vì vậy, để góp phần thực hiện công bằng
xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo một cách đáng kể thì những người có
thu nhập và tài sản nhiều phải có một nghĩa vụ chia sẽ trách nhiệm đối với
xã hội. Thuế tài sản giúp hạn chế việc sử dụng tài sản lãng phí, để góp
phần thúc đẩy cho các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sử dụng tài sản
và cuối cùng là đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà Nước
trong bối cảnh thâm hụt Ngân sách kéo dài hiện nay. Thuế tài sản là nền
tảng vững chắc cho ngân sách địa phương từ các nguồn thu thuế BĐS để
phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công, đặc biệt đối với các thành phố
lớn như Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị thí điểm cho mô hình chính
quyền đô thị. Thuế tài sản phần nào sẽ góp phần bảo vệ môi trường và quy
hoạch giao thông trước tình trạng nan giải do số lượng phương tiện giao
thông tăng quá mức so với dự báo hiện nay.
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ tài chính với đề tài “Mô
hình thuế tài sản ở Việt Nam” năm 1995 do Trần Xuân Thắng làm chủ
biên, đề tài “Nghiên cứu thuế tài sản áp dụng tại Việt nam trong những
năm tới” năm 2002 do PGS.TS Quách Đức Pháp làm chủ biên và Luận án
“Hoàn thiện chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt nam” năm 2008 của
TS. Nguyễn Đình Chiến – Học Viện Tài Chính. Đây là những công trình
nghiên cứu rất có giá trị về mặt khoa học, đóng góp cho những nhà nghiên
cứu cải cách chính sách thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra các vấn đề chính sách thuế tài sản hay liên
quan đến tài sản mà chưa chỉ ra mô hình thuế tài sản tối ưu nào cho Việt
Nam, cũng như chưa có một nghiên cứu định lượng nào cho việc kiểm
định mô hình và các giả thuyết đặt ra đối với thuế tài sản. Những nghiên
cứu trên chủ yếu tập trung vào lý luận và so sánh thực tiễn, từ đó khuyến
nghị vận dụng chính sách thuế tài sản.


3


1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu các mô hình thuế tài sản ở các nước trên thế giới, từ đó rút
ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt
Nam
- Phân tích và đánh giá thực trạng về chính sách thuế liên quan đến tài
sản ở Việt nam hiện nay, chỉ ra những ưu-nhược điểm của chính sách
thuế hiện nay và so sánh chính sách thuế tài sản với các nước trên thế
giới.
- Vận dụng các nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản, xác định các
nhân tố hình thành và tác động đến mô hình. Phân tích và đề xuất mô
hình thuế tài sản ở Việt nam theo hướng đảm bảo tính hiệu quả của
thuế tài sản và phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung lý luận về tài sản,
thuế tài sản, Mô hình thuế tài sản và chính sách thuế tài sản ở một số quốc
gia, chính sách thuế và các khoản thu có tính chất thuế đánh vào tài sản ở
Việt Nam. Với mỗi sắc thuế đều nghiên cứu nội dung chủ yếu theo quy
định của pháp luật, kết quả đạt được và những hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến thuế tài sản và xu hướng cải cách thuế liên quan đến tài sản ở
Việt Nam hiện nay, số liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2013. Riêng
vấn đề tổ chức thực hiện các chính sách thuế tài sản ra sao thì luận án chỉ
đưa ra những đánh giá tổng quát mà không đi sâu nghiên cứu về phần tổ
chức thực hiện các chính sách đó. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên
phần dự báo doanh thu thuế tài sản từ mô hình thuế tài sản cũng không
được thực hiện trong nghiên cứu luận án.

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp diễn giải, phân tích, điều tra xã hội học, tổng hợp…, lấy phương pháp
duy vật biện chứng làm phương pháp luận nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
 Nhận dạng các nhân tố và xây dựng mô hình lý thuyết thuế tài sản.
 Hình thành khung nghiên cứu của Luận án để giải quyết các nội
dung và mục tiêu đưa ra.
 Phân tích thực trạng chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt
Nam
 Khảo sát điều tra các nhân tố cấu thành mô hình thuế tài sản và đề
xuất mô hình thuế tài sản trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay.

4




Đề xuất định hướng xây dựng chính sách thuế tài sản trên mô hình
mới nhằm hoàn thiện thuế tài sản ở Việt Nam hoàn chỉnh hơn trong
tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hộp nhập Quốc tế.
1.7 Tên và kết cấu của luận án
Luận án “Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” gồm có 5
chương, 150 trang. Chương 1 (16tr), chương 2 (41tr), chương 3 (24tr),
chương 4 (54tr), chương 5 (14tr) và Kết luận (1tr)
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.1 Tài sản và phân lọai tài sản
2.1.1 Tài sản
Theo hai nhà kinh tế học người Anh là Simon James và Christopher

trong quyển “Kinh tế học đánh thuế” đã viết: “Tài sản giống như là thu
nhập, là những của cải mà một người có được nhờ những nguồn lợi thu
được từ hoạt động kinh tế. Sự khác nhau giữa tài sản và thu nhập ở chỗ tài
sản là khối lượng của cải ở một thời điểm nào đó còn thu nhập là số của cải
thu được trong một khoảng thời gian”
2.1.2 Phân loại tài sản
Tài sản rất phong phú và đa dạng, người ta có thể phân loại tài sản theo
những tiêu thức khác nhau như: Căn cứ nguồn hình thành tài sản; Theo
yêu cầu hình thái biểu hiện; Căn cứ theo đặc điểm; Căn cứ theo yêu cầu
quản lý.
2.2 Thuế tài sản
2.2.1
hái niệm và đ c đi m của thuế tài sản
Thuế tài sản là tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng tài sản. Sắc thuế tài sản phổ biến nhất là thuế bất động
sản. Ở một số nước, chính quyền tách bất động sản thành nhà ở và đất ở và
tương ứng là hai sắc thuế riêng. Ngoài ra, thuế tài sản được thu khi phát
sinh sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, như thuế trước bạ,
thuế thừa kế.
2.2.2 Vai tr của thuế tài sản
- Thuế tài sản là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách Nhà Nước
- Thuế tài sản góp phần đảm bảo công bằng xã hội
- Thuế tài sản còn được coi là công cụ hữu hiệu của Chính phủ
- Có tác dụng làm giảm nhẹ gánh nặng cho thuế thu nhập
- Phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư
và tiết kiệm

5



2.2.3 Quan đi m chung về việc đánh thuế tài sản
Có hai Quan điểm trái chiều: ủng hộ việc đánh thuế tài sản và không
ủng hộ việc đánh thuế tài sản
2.2.4 Các hình thức đánh thuế tài sản
- Đánh thuế trên tất cả các tài sản
- Đánh thuế vào một bộ phận tài sản
2.2.5 V trí của thuế tài sản trong hệ thống thuế
Một hệ thống hoàn chỉnh phải là hệ thống gồm đầy đủ các loại thuế cơ
bản là: thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
2.3 Thuế tài sản trong các lý thuyết kinh tế
Nghiên cứu đánh thuế tài sản từ lâu đã là một phần trong phát triển
phân tích kinh tế mà khởi đầu là những người theo thuyết trọng nông ở
Pháp, sau đó là Ricardo và tiếp theo là George. Vì vậy các tài liệu kinh tế
liên quan đến thuế tài sản là rất rộng, các nhà kinh tế phát triển các giả
thuyết khác nhau liên quan đến phạm vi tác động của thuế tài sản và tiến
hành các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết này. Nghiên
cứu về đánh thuế tài sản gắn chặt với nghiên cứu về cung cấp các dịch vụ
công cũng như là phân tích cân bằng tổng thể về đánh thuế tài sản phải
xem xét đến lợi ích công cộng được đưa ra thông qua hệ thống đánh thuế
tài sản.
2.4 Những nhân tố cơ bản của mô hình thuế tài sản
Để hình thành bất kỳ một mô hình thuế nào, điều cần thiết đầu tiên là
phải xác định các yếu tố cấu thành sắc thuế đó. K.Rosengard [66] đúc kết
từ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia và cho rằng, các yếu
tố cơ bản hình thành sắc thuế tài sản bao gồm cơ sở thuế (Tax base), thuế
suất (Tax rate) và doanh thu thuế (Tax revenue).
2.5 Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản
Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, Nguyên tắc bền vững và khả thi,
Cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp, Nguyên tắc đơn giản, Độ đàn hồi ổn
định, Tính hiệu quả.

2.6 Mô hình thuế tài sản ở m t số nƣ c trên thế gi i
2.6.1 Quá trình hình thành và phát tri n thuế tài sản ở các nƣ c trên
thế gi i
Thuế tài sản là loại thuế có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Sắc thuế
này được hình thành đầu tiên vào thời cổ đại ở Hy Lạp (năm 596 trước
Công nguyên) và đến thời Trung cổ được áp dụng tại Anh và một số nước
châu Âu, Bộ luật Saladin năm 1188 có ghi rõ: thuế ra đời để phục vụ cuộc
Thập tự chinh Thiên chúa giáo lần thứ 3 với thuế suất 10% áp dụng đối với

6


tiền cho thuê bất động sản và động sản. Thuế tài sản được áp dụng sớm và
rộng rãi, trước hết vì vào thời kỳ đó, xã hội chủ yếu dựa vào kinh tế nông
nghiệp mà đất đai gần như là tài sản duy nhất có giá trị để đánh thuế. Dần
dần, cùng với sự phát triển kinh tế, các động sản khác ngày càng tăng và
đất đai mất dần vị trí độc tôn ban đầu với tư cách là nguồn thu chủ yếu của
mỗi quốc gia.
2.6.2 Mô hình thuế tài sản ở m t số nƣ c trên thế gi i
Dựa trên nghiên cứu của J.K. Rosengard [66], mô hình thuế tài sản bao
gồm các nhân tố chủ yếu gồm có căn cứ tính thuế, thuế suất và hình thức
đánh thuế.
2.6.3 Nhận xét về các mô hình thuế tài sản ở m t số nƣ c trên thế
gi i
Từ những chính sách thuế tài sản được áp dụng ở một số nước trên thế
giới, luận án rút ra một số nhận xét về thuế tài sản như sau:
Bảng 2.6: Nhận xét về mô hình thuế tài sản ở các nước trên thế giới
Các nhân tố
cấu thành
Nội dung các nhân tố

thuế TS
Ở hầu hết các nước, đánh thuế trên tài sản thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, với các tên gọi khác nhau.
Tên gọi thuế Phổ biến là không có một luật riêng về thuế tài sản bao
tài sản
quát tất cả các hình thức thuế tài sản, “Thuế tài sản” chỉ
là tên gọi chung để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối
tượng đánh thuế.
Tài sản chịu thuế phổ biến là bất động sản, có phân biệt
đất đai và công trình trên đất, đây là tài sản khó có thể
trốn hay lậu thuế, khả năng quản lý, kiểm soát dễ dàng;
về mức động viên có thể linh hoạt cao hay thấp tuỳ theo
Đối tượng
yêu cầu về ngân sách địa phương; số thu có thể kế hoạch
chịu thuế
hoá một cách tương đối và là nguồn thu quan trọng của
các địa phương. Một số địa phương ở các Quốc gia áp
dụng thu phí đối với phương tiện giao thông như tại
Jakata-Indonesia.
Đối tượng nộp thuế tài sản là đối tượng có quyền sở hữu
tài sản, cá biệt có nước qui định là đối tượng có quyền sử
Đối tượng
dụng (nếu quyền sử dụng đất được coi như tài sản). Ở
nộp thuế
các nước này, đất đai ngoài thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ
chức, đất đai còn thuộc sở hữu nhà nước nhưng được nhà

7



Căn cứ tính
thuế

Thuế suất

nước giao cho tổ chức, cá nhân quyền sử dụng ổn định,
lâu dài. Có trường hợp tài sản chưa xác định được chủ sở
hữu thì người đang trực tiếp sử dụng tài sản phải nộp
thuế (như thuế đất của Đài Loan...)
Căn cứ tính thuế có thể được xác định trên cơ sở tổng trị
giá các tài sản thuộc sở hữu cá nhân (bất động sản, động
sản, tiền vốn...) trừ đi các khoản chi phí, tiền vay để tạo
thành tài sản; có thể là giá trị riêng từng loại tài sản trong
diện đánh thuế thuộc sở hữu của một cá nhân (ô-tô, tàu,
thuyền, các phương tiện giao thông...). Giá tính thuế tài
sản, thường được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm
đánh thuế tài sản, một số trường hợp khó xác định giá trị
thị trường thì áp dụng giá tính thuế do Chính phủ qui
định.
Các loại thuế bất động sản thu hàng năm như thuế đất,
thuế nhà, thuế chuyển nhượng tài sản (trừ thuế quà biếu,
quà tặng và thuế thừa kế) thường đánh theo thuế suất tỷ
lệ trên giá trị tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp.
Thuế suất quy định đối với tài sản thừa kế hoặc tài sản
biếu tặng thường cao hơn và được đánh luỹ tiến. Mức độ
luỹ tiến phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận tài
sản với người tặng quà hoặc người cho thừa kế.

CHƢƠNG 3: THỰC TR NG CHÍNH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH
LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

Tổng quan về thuế và ngân sách Việt nam giai đoạn 2003-2013
Biểu đồ 3.1 cho thấy, kết cấu nguồn thu từ thuế lệ thuộc chủ yếu vào
thuế TNDN (35,66%), Thuế GTGT (27,59%) và thuế nhập khẩu, thuế
TTĐB đối với hàng nhập khẩu (14,48%). Các khoản thuế liên quan đến tài
sản có tỷ lệ cực thấp như thuế SDĐNN (0,04%) và thuế nhà đất (0,26%),
điều này một lần nữa minh chứng rằng hệ thống thuế tài sản chưa thật sự
phát huy vai trò chủ lực như các quốc gia khác.
3.1

8


Biểu đồ 3.1: Kết cấu nguồn thu từ thuế (2003-2013)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Thuế SDĐNN
Thuế chuyển Quyền SDĐ
Thuế nhà đất
Thuế M ôn bài
Lệ phí trước bạ

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TTĐB
Thuế tài nguyên

20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13

Thuế XK, NK,TTĐB hàng
NK
Thuế GTGT

Thuế TNDN

Tài sản liên quan đến thuế tài sản hiện nay
a Đối v i đất đai
Theo số liệu báo cáo tổng điều tra đất đai tính đến ngày 1/1/2013, tổng
diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.097.200 ha. Theo mục đích
sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất sản xuất nông nghiệp; đất
lâm nghiệp; đất chuyên dùng; đất ở và đất sử dụng mục đích khác.
b Đối v i nhà ở
Tính đến thời điểm 1/4/2009 cả nước có đến 20.866.630 nhà ở, với tốc
độ đô thị hóa phát triển nhanh hiện nay thì số lượng sẽ còn tăng đáng kể
trong tương lai (số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm thời điểm
1/4/2014 dự kiến công bố ngày tháng 12/2014 nhưng đến hiện tại số liệu
điều tra chưa được công bố).
c Đối v i các tài sản khác
Ngoài chế độ quản lý đối với đất đai thuộc tài sản quốc gia, Nhà nước
đã có những quy định về chế độ quản lý với một số tài sản khác như: nhà,
công trình kiến trúc, phương tiện vận tải ( mô tô, ô tô, tàu, thuyền...). Các
tổ chức, cá nhân có các tài sản trên phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng theo quy định của nhà nước
Đối với tài sản là quà biếu, quà tặng có giá trị vượt mức khởi điểm tính
thuế thì hiện nay phải chịu thuế thu nhập cá nhân, tài sản cố định vô hình
(quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, bằng phát minh, sáng chế) đã có những
quy định về việc đăng ký bảo hộ và tính thuế khi chuyển nhượng có thu
nhập chịu thuế.
3.3
Thực trạng chính sách về thu ngân sách liên quan đến tài sản ở
Việt Nam
3.3.1 Tổng quan về các chính sách thuế c liên quan đến tài sản
3.2


9


Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam tuy chưa có sắc thuế nào có tên
là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý luận về tài sản và thuế tài sản
ở nhiều nước trên thế giới thì có một số sắc thuế và lệ phí hiện hành mang
tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp (thay thế thuế nhà đất trước năm 2012) và lệ phí trước
bạ.
3.3.2 Thực trạng về các chính sách thuế liên quan đến tài sản
Qua biểu đồ 3.7, nguồn thu liên quan đến tài sản chủ yếu tập trung vào
khoản thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ, các khoản thu khác chiếm tỷ
trọng rất nhỏ.
Biểu đồ 3.7: Kết cấu nguồn thu đối với tài sản
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Thu tiền SDĐ
Lệ phí trước bạ
Thu tiền thuê đất

Thuế nhà đất

20
13

20
12

20
11

20
10

20
09

20
08

20
07

20
06

20
05

20

04

20
03

Thuế chuyển Quyền SDĐ
Thuế SDĐNN

Kết quả nguồn thu (bảng 3.7) chỉ ra rằng trong giai đoạn 2003-2013,
thuế SDĐNN chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,03% so với tổng thu NSNN, kế đến là
thuế nhà đất 0,21% và lệ phí trước bạ 1,56%. Riêng chỉ có khoản thu tiền
sử dụng đất có tỷ lệ tương đối 6,80%, tuy nhiên khoản thu này thật sự chỉ
liên quan đến tài sản đất đai chứ không mang rõ nét thuế tài sản.
Bảng 3.7:Kết cấu nguồn thu liên quan đến tài sản so với tổng thu ngân
sách (tỷ lệ %)

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
4.1 Mô hình thuế tài sản
4.1.1 Các bƣ c xây dựng mô hình thuế tài sản

10


Mô hình thuế tài sản được xây dựng qua 4 bước
4.1.2 Mô hình nghiên cứu thuế tài sản
Mô hình thuế tài sản bao gồm những nội dung của các nhân tố cấu
thành thuế tài sản và cách thức tổ chức thực hiện những nội dung đó. Nội
dung cơ bản của các nhân tố cấu thành thuế tài sản bao gồm việc xác định
đối tượng chịu thuế tài sản, việc lựa chọn hình thức đánh thuế và căn cứ

tính thuế.
Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu thuế tài sản

4.1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu đối v i xây dựng mô hình
- Tiếp cận lý thuyết về thuế nói chung và các sắc thuế liên quan đến tài,
các tài liệu về thuế tài sản tại một số quốc gia và các tài liệu liên quan
về chính sách thuế tài sản hiện hành.
- Thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống
- Lấy ý kiến điều tra từ các chuyên gia ngành thuế và tài chính.
- Thống kê số liệu thứ cấp, có chọn lọc từ các tài liệu và website có liên
quan
- Phân tích mô tả, đánh giá các nhân tố hình thành mô hình thuế tài sản
- Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trên, suy diễn logic phục vụ đề xuất
mô hình thuế tài sản.
4.1.4 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính là nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức, mỗi bước được tiến hành với kỹ thuật tương
ứng.
4.1.5 Nghiên cứu đ nh tính
Qua kết quả thảo luận nhóm chuyên gia đã chỉ ra các nhân tố tác động
đến mô hình thuế tài sản, nghiên cứu các tình huống cho đề xuất mô hình

11


thuế tài sản, xây dựng các biến quan sát cần thu thập cho phần nghiên cứu
định lượng.
4.1.6 Nghiên cứu đ nh lƣợng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
Sau khi hoàn chỉnh bảng câu hỏi, thỏa mãn với tiêu chí thì tiến hành thực

hiện thu thập dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS 18.0.
4.2 Phân tích và đánh giá mô hình thuế tài sản
4.2.1 Gi i thiệu
Mục đích của phần này là phân tích mô hình nghiên cứu thuế tài sản,
trình bày các kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mô
hình.
Nội dung của phần này gồm có các phần chính. Trước tiên là phần mô
tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy và cuối
cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
4.2.2 Mô tả mẫu và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng 180 mẫu hợp lệ được dùng cho tiến trình phân
tích. Hai mươi tám (28) biến quan sát đo lường 4 khái niệm trong nghiên
cứu được tiến hành mã hóa để nhập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm
thống kê SPSS phiên bản 18.0 để xử lý.
Mã hóa các biến quan sát của mô hình
Thành

TT
Biến quan sát
phần
hóa
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp
D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
D02
3 Nhà ở
D03
Đối

4 Công trình xây dựng gắn liền trên đất
D04
tượng
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ)
D05
chịu
6 Tài nguyên (quyền khai thác)
D06
thuế
7
Phương
tiện
giao
thông
D07
tài sản
Tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh, sáng
8
D08
chế, thương hiệu)
9 Chứng khoán
D09
10 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý
H10
Hình
11 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn
H11
thức
đánh
12 Dựa trên thu nhập của tài sản

H12
thuế
13 Dựa trên giá trị của tài sản
H13

12


tài sản

Căn
cứ tính
thuế
tài sản

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27


Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị tài sản)
Quy định ngưỡng chịu thuế
Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu TS
Đánh thuế hàng năm đối với tài sản
Giá thị trường của tài sản
Giá trị ròng của tài sản chịu thuế
Giá trị tài sản ấn định
Thuế suất lũy tiến
Thuế suất tỷ lệ (trung bình)
Thuế suất lũy thoái
Hiệu quả kinh tế
Tính bền vững và khả thi
Độ đàn hồi ổn định
Thể hiện tính công bằng

H14
H15
H16
H17
C18
C19
C20
C21
C22
C23
T24
T25
T26
T27


Tính
hiệu
quả
của
thuế
T28
tài sản 28 Giảm chi phí thực thi khi thực hiện
4.2.3 Phân tích đ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha
 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Đối tượng chịu thuế tài
sản”
Sau khi loại bỏ 3 biến thành phần “D09”, “D06” và “D08”, các biến
còn lại đều đạt yêu cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 6 biến quan
sát còn lại được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau
gồm có: quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất phi nông
nghiệp, nhà ở, công trình xây dựng, tài sản đăng ký sử dụng và phương
tiện giao thông.
Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến D09,D06 và D08
Cronbach's Alpha: 0.874
Trung bình
Phương sai
Tương
Biến quan
thang đo nếu thang đo nếu quan biến- Cronbach's Alpha
sát
loại bỏ biến
loại bỏ biến
tổng
nếu loại bỏ biến
D01

18.22
16.900
.650
.857
D02
18.19
16.716
.588
.869
D03
18.09
16.332
.719
.845
D04
17.99
17.039
.733
.846
D05
18.33
16.145
.689
.850
D07
18.25
16.021
.703
.848


13


 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Hình thức đánh thuế tài
sản”
Sau khi loại bỏ biến thành phần “H12”, các biến còn lại đều đạt yêu
cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 7 biến quan sát còn lại được chấp
nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau gồm có: Tập trung
vào những tài sản Nhà nước cần quản lý, tập trung vào những tài sản có giá
trị lớn, dựa trên giá trị của tài sản, Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị
tài sản), quy định ngưỡng chịu thuế, đánh thuế một lần khi thiết lập quyền
sở hữu tài sản và đánh thuế hàng năm đối với tài sản.
Bảng 4.9: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến “H12”
Cronbach's Alpha: 0.876
Trung bình
Phương sai
Tương
Biến quan
thang đo nếu thang đo nếu quan biến- Cronbach's Alpha
sát
loại bỏ biến
loại bỏ biến
tổng
nếu loại bỏ biến
H10
21.88
21.322
.778
.841
H11

21.83
23.950
.604
.865
H13
21.60
24.845
.585
.867
H14
21.83
23.641
.597
.866
H15
21.74
23.557
.663
.857
H16
21.84
22.881
.667
.857
H17
21.77
23.026
.706
.852
 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Căn cứ tính thuế tài sản”

Sau khi loại bỏ biến thành phần “Cancu19” và “Cancu23”, các biến
còn lại đều đạt yêu cầu kiểm định Cronbach's Alpha. Vì vậy 4 biến quan
sát còn lại được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau
gồm có: giá thị trường của tài sản, giá trị tài sản ấn định, thuế suất lũy tiến,
thuế suất tỷ lệ (trung bình).
Bảng 4.10: Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến C19 và C23
Cronbach's Alpha: 0.783
Trung bình
Phương sai
Tương
Biến quan
thang đo nếu thang đo nếu quan biến- Cronbach's Alpha
sát
loại bỏ biến
loại bỏ biến
tổng
nếu loại bỏ biến
C18
12.76
4.239
.617
.715
C20
12.60
4.264
.651
.697
C21
12.96
4.724

.487
.781
C22
12.47
4.541
.606
.722

14


 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Tính hiệu quả của thuế tài
sản”
Bảng 4.11: Độ tin cậy thang đo “Tính hiệu quả của thuế tài sản”
Cronbach's Alpha: 0.813
Trung bình
Phương sai
Tương
Biến quan
thang đó nếu thang đó nếu quan biến- Cronbach's Alpha
sát
loại bỏ biến
loại bỏ biến
tổng
nếu loại bỏ biến
T24
14.99
9.827
.661
.757

T25
15.24
10.652
.523
.801
T26
15.08
11.145
.528
.797
T27
15.11
10.363
.612
.773
T28
15.01
10.419
.694
.751
Hệ số tương quan Cronbach Alpha của nhóm biến cao (> 0.6), và hệ số
tương quan biến-tổng của các thành phần đều > 0.4. Vì vậy cả 5 biến quan
sát đều được chấp nhận và đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo sau.
4.2.4 Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập
Từ kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ở phần trên, việc phân tích
nhân tố trước tiên được tiến hành trên 17 biến quan sát của các biến độc
lập ảnh hưởng đến “tính hiệu quả của thuế tài sản” . Kết quả phân tích cho
thấy hệ số KMO = 0.824 > 0.5, cho thấy giả thuyết là đúng. Trong kiểm
dịnh Barlett’s, p = 0.000 (bác bỏ giả thuyết H0 : các biến quan sát không có

tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương
quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương
quan với nhau và thõa điều kiện phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc
Đưa các biến quan sát phụ thuộc vào phân tích nhân tố, tất cả các biến
đều đạt mức độ phù hợp với điều kiện đã nêu ở trên và kết quả cho ta một
nhóm nhân tố duy nhất.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố 5 biến được giữ nguyên
vì có giá trị > 0.5 và được được xác định với Eigenvalues > 1. Kết quả cho
thấy nhân tố “ tính hiệu quả của thuế tài sản” trên giải thích được 57,66%
biến thiên của dữ liệu và đạt yêu cầu phân tích dữ liệu.
4.2.5 Phân tích hồi quy
Hồi quy đa biến được tiến hành với mức ý nghĩa α = 5%. Bảng mô tả
tương quan sau khi phân tích hồi quy với biến độc lập là đối tượng đánh

15


thuế tài sản, hình thức đánh thuế tài sản, căn cứ tính thuế tài sản và biến
phụ thuộc là Tính hiệu quả của thuế tài sản.
Kết quả trong bảng trên cho thấy R2 = 0,526, như vậy 52,6% sự biến
thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập đã đưa vào
bên trên. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, giả thiết đặt ra là không có mối
tương quan giữa các biến độc lập. Yêu cầu là chỉ số VIF trên cột
Collinerity Statistics phải < 2. Kết quả đã cho thấy tất cả các thành phần
đều có chỉ số VIF < 2, như vậy là không có mối tương quan giữa các thành
phần, phân tích hồi quy được chấp nhận.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số sig <0.05 ở tất cả các nhân tố đưa
vào, như vậy các biến trong các nhân tố này đều có ý nghĩa về mặt thống
kê, nghĩa là các biến có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của

biến phụ thuộc “F_Hieuqua”. Như vậy các giả thuyết trong mô hình
nghiên cứu đã được chứng minh. Qua đó, mô hình này phù hợp với nghiên
cứu của luận án.
4.2.6 Kết quả nghiên cứu đ nh lƣợng
Như vậy, trong mô hình nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu đưa ra 3 nhân
tố độc lập với 23 biến để đánh giá tính hiệu quả của thuế tài sản. Sau khi
phân tích độ tin cậy và nhân tố, kết quả vẫn giữ nguyên 3 nhân tố và 17
biến.

4.2.7 Các trƣờng hợp nghiên cứu tình huống
4.2.7.1 Trường hợp nghiên cứu 1

16


Trường hợp 1: Giả thuyết đặt ra đối với nghiên cứu là trong ngắn hạn,
mục tiêu của thuế tài sản nhằm đạt được tính bền vững, khả thi và giảm chi
phí thực thi chính sách trong quá trình thực hiện.
Bảng 4.13: Mô hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu 1
Đối tượng
Hình thức
chịu thuế tài
đánh thuế
Căn cứ tính thuế tài sản
sản
tài sản
Giá tính thuế là giá thị trường theo khung
 QSDĐNN
điều chỉnh của chính quyền địa phương,
 QSDĐPNN Hàng năm

áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần và
 Nhà
quy định mức khởi điểm chịu thuế
Giá tính thuế là giá thị trường, trong một
số trường hợp không xác định được giá thị
Tài sản đăng Một lần khi
trường thì theo khung giá quy định của

đăng ký
nhà nước, sử dụng các mức thuế suất tỷ lệ
cố định cho từng loại tài sản đăng ký.
4.2.7.2 Trường hợp nghiên cứu 2
Trường hợp 2: Giả thuyết đặt ra đối với nghiên cứu là trong chiến
lược dài hạn, mục tiêu của thuế tài sản nhằm thể hiện tính công bằng cao
hơn, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi ổn định.
Bảng 4.15: Mô hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu 2
Đối tượng
Hình thức
chịu thuế tài
đánh thuế
Căn cứ tính thuế tài sản
sản
tài sản
 QSDĐNN
 Giá tính thuế là giá thị trường theo
 QSDĐPNN
khung điều chỉnh của chính quyền địa
 Nhà
phương
Hàng năm

 Công trình
 Áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần
XD gắn liền
 Quy định mức khởi điểm chịu thuế
trên đất
Áp dụng giá tính thuế theo khung quy
Phương tiện
Hàng năm định, sử dụng các mức thuế suất tỷ lệ cố
giao thông
định cho nhóm phương tiện giao thông
Tài sản đăng
Một lần
Giá tính thuế là giá thị trường, trong một

khi đăng số trường hợp không xác định được giá

17




thị trường thì theo khung giá quy định
của nhà nước, sử dụng các mức thuế suất
tỷ lệ cố định cho từng loại tài sản đăng
ký.

4.2.8 Các trƣờng hợp nghiên cứu thực nghiệm
4.2.8.1 Thuế tài sản và tính công bằng
Nghiên cứu tiến hành phân tích mức độ tập trung thu nhập G R (Phụ lục
11.3), mức độ tập trung chi tiêu dùng GC (Phụ lục 11.4) và mức độ tập

trung của thuế tài sản T (Phụ lục 11.5), cho kết quả như sau:
KR = T- GR = 0,3931 - 0,3244 = 0,0687
KC = T - GC = 0,3931 - 0,2576 = 0,1355
Các chỉ số của Kakwani đều mang dấu dương và rất nhỏ (+0,0687 và +
0,1355) chứng tỏ thuế tài sản hiện nay (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp và lệ phí trước bạ) có tính luỹ tiến nhẹ, trong
đó mức độ luỹ tiến của thuế so với chi tiêu dùng cũng cao hơn so với thu
nhập. Mức độ tập trung của thuế T = 0,3931 cho thấy sự phân phối gánh
nặng thuế giữa các hộ gia đình ở mức công bằng tương đối.
4.2.8.2 Thuế tài sản và hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với những biến giải thích đại
diện cho các yếu tố ảnh hưởng khả năng thu thuế của Le và cộng sự [55],
nghiên cứu của Bird và cộng sự [42], đặc biệt là nghiên cứu gần đây nhất
cùa Sử Đình Thành và cộng sự [30], nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận mô
hình cơ bản như sau: TAX = F(GDPβ1, TRAβ2, AGRβ3,POPβ4), Trong đó:
TAX: Tỷ lệ thu thuế/GDP; GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP; TRA: Kim ngạch
XNK; AGR: Tỷ trọng nông nghiệp so với GDP.
4.2.8.3 Thuế tài sản và tổn thất xã hội (DWL)
Qua các tình huống nghiên cứu DWL cho thấy Chính sách thuế Việt
nam vận dụng thuế suất rất thấp, chính vì vậy tổn thất xã hội tạo ra do thuế
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu thuế. Điều này hoàn toàn phù hợp với
quan điểm của các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về hệ thống thuế hiệu
quả cho rằng “Nguyên tắc hướng dẫn cho đánh thuế hiệu quả là tạo ra sân
chơi rộng lớn chứ không nên đánh thuế cao vào một số nhóm người hoặc
nhóm hàng hóa, còn một số đối tượng thì không [29,355]”. Bằng lô-gic
này, hệ thống thuế hiệu quả là hệ thống trải dài gánh nặng đánh thuế trên
diện rộng, theo đó thuế suất và tổn thất xã hội được thu hẹp
4.2.8.4 Độ đàn hồi của thuế tài sản (tax buoyancy)

18



Kết quả nghiên cứu độ đàn hồi của thuế tài sản cho thấy độ đàn hồi của
thuế tài sản không ổn định, không tăng trưởng đồng bộ với GDP, đặc biệt
là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có
những thời điểm rơi về cận âm. Điều này có thể nhìn nhận rằng chính sách
thuế đối với tài sản ở Việt nam không ổn định, có nhiều thay đổi về cơ sở
tính thuế như giá tính thuế và thuế suất, các chính sách miễn giảm thuế
cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
4.3
ết luận mô hình thuế tài sản
Luận án đề xuất mô hình thuế tài sản gồm những sắc thuế như sau:
Hình 4.5: Hệ thống thuế tài sản

Từ những kết quả phân tích trên, luận án xin đưa ra bảng kết luận mô
hình thuế tài sản, bao gồm những điểm sau:
Bảng 4.21: Diễn giải mô hình thuế tài sản đề xuất
Những
Đối tƣợng
sắc thuế
Hình thức đánh thuế
Căn cứ tính thuế
ch u thuế
Tài sản
Nhà, đất, Thuế được thu một lần Giá trị tài sản tính thuế
tàu thuyền, đối với tài sản nằm là giá thị trường hoặc
máy bay, ô trong danh mục tài sản khung giá quy định tại
tô, mô tô, nhà nước cần quản lý thời điểm tính thuế đăng
Thuế
một số tài khi thực hiện các thủ ký tài sản. Áp dụng

đăng ký
sản vô hình tục đăng ký tài sản, Thuế suất tỷ lệ.
tài sản
khác
khi hoặc khi có nhu cầu
đăng ký.
được xác nhận tính
pháp lý của các văn tự
liên quan đến chuyển
19


Thuế sử
dụng đất
nông
nghiệp

Thuế sử
dụng đất
phi nông
nghiệp

Thuế nhà

Ðất trồng
trọt, đất có
mặt nước
nuôi trồng
thủy sản,
đất rừng

trồng.

nhượng quyền sở hữu
đối với các tài sản
Là loại thuế động
viên vào người chủ sở
hữu quyền sử dụng
đất nông nghiệp.
Thuế được thu hàng
năm, với mức động
viên không quá cao.
Quy định ngưỡng
chịu thuế và tỷ lệ chịu
thuế.

Đất ở tại
nông thôn,
đất ở tại đô
thị, đất sản
xuất, kinh
doanh phi
nông
nghiệp

Là loại thuế động viên
vào người chủ sở hữu
quyền sử dụng đất phi
nông nghiệp. Thuế
được thu hàng năm,
với mức động viên cao

hơn nhiều so với đất
nông nghiệp.

Các
loại
nhà thuộc
đối tượng
này
bao
gồm nhà ở,
nhà
làm
việc, nhà
dùng vào
sản xuất,
kinh doanh

nhà

Thuế nhà về bản chất
là thuế tài sản. Thuế
được thu hàng năm,
với mức động viên
thấp vào các đối tượng
có quyền sở hữu nhà.
Xây dựng mức giá
tính thuế khởi điểm
đối với tài sản này, tức
là trị giá tính thuế
dưới mức khởi điểm


20

Cách tính thuế dựa trên
giá tính thuế, thuế suất
và diện tích đất tính
thuế, có phân biệt theo
hạng đất, mục đích sử
dụng đất. Giá một mét
vuông đất (m2) theo
khung giá của chính
quyền địa phương được
xây dựng theo chu kỳ
khoảng 3 năm. Vận
dụng thuế suất lũy tiến
từng phần.
Dựa trên giá tính thuế,
thuế suất và diện tích
đất tính thuế. Giá một
mét vuông đất (m2)
theo khung giá của
chính
quyền
địa
phương được xây dựng
theo chu kỳ khoảng 3
năm. Vận dụng thuế
suất lũy tiến từng phần.
Cách tính thuế dựa trên
giá tính thuế, thuế suất

và diện tích nhà tính
thuế. Giá một mét
vuông nhà (m2) theo
khung giá của chính
quyền địa phương được
xây dựng theo chu kỳ
khoảng 3 năm, có tính
đến phân hạng. Áp
dụng thuế suất lũy tiến


Thuế
công
trình xây
dựng

Thuế
phương
tiện giao
thông

dùng vào
các
mục
đích khác.
Khu nghỉ
dưỡng,
công viên,
vườn cảnh,
hồ bơi, các

công trình
kiến trúc
khác.

Các
đối
tượng chịu
thuế như
tàu
bay,
tàu,
du
thuyền, xe
ô tô, mô tô

CHƢƠNG 5:

thuế sẽ có thuế suất
bằng không.

từng phần.

Chính sách thuế này
được xây dựng nhằm
mục đích đánh thuế
trên các tài sản là vật
kiến trúc gắn liền trên
đất. Thuế được thu
hàng năm nhằm quản
lý các tài sản, bảo vệ

quyền lợi hợp pháp
của người sử dụng tài
sản.

Cách tính thuế dựa trên
giá tính thuế, thuế suất
và diện tích công trình.
Giá một mét vuông công
trình (m2) theo khung
giá của chính quyền địa
phương được xây dựng
theo chu kỳ khoảng 3
năm, có tính đến phân
hạng công trình. Vận
dụng thuế suất lũy tiến
từng phần.
Là sắc thuế đánh hàng Căn cứ tính thuế là giá
năm vào việc sử dụng tính thuế và thuế suất.
và sở hữu các phương Giá tính thuế là giá thị
tiện giao thông
trường hoặc theo khung
giá quy định của Chính
phủ.Vận dụng thuế suất
tỷ lệ.

HUYẾN NGHỊ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH
THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

Những khuyến ngh ứng dụng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam

Thứ nhất, cần thiết phải xác định phạm vi đối tượng chịu thuế tài sản
(cơ sở thuế), từ đó dự thảo và ban hành các Luật thuế liên quan đến tài sản
chịu thuế. Ngoài ra cũng nên sớm ban hành Luật tài sản như một số nước
trên thế giới.
Thứ hai, cần nghiên cứu và xác định mức thuế suất phù hợp, mức giá
tính thuế khởi điểm khi đánh thuế tài sản thông qua các phương pháp dự
báo doanh thu thuế.
5.1

21


Thứ ba, dựa trên nền tảng mô hình thuế tài sản, ban hành các chính
sách thuế tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại ở Việt
Nam.
Thứ tư, vận dụng mô hình thuế tài sản trong công tác dự báo ngân sách
hàng năm và dài hạn phục vụ cho công tác quản lý và thực thi NSNN.
5.2 Những khuyến ngh xây dựng chính sách thuế tài sản dựa trên
mô hình
Quan điểm xây dựng chính sách thuế đăng ký tài sản:Thuế đăng ký
tài sản được xây dựng trên quan điểm phát triển tính chất thuế của lệ phí
trước bạ, thuế đánh một lần vào các tài sản chịu thuế khi các chủ thể đăng
ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Thông qua thuế đăng ký tài sản, nhà
nước quản lý, kiểm soát được các tài sản quan trọng, từng bước bảo đảm
trật tự kỷ cương trong chuyển dịch tài sản.
Quan điểm xây dựng chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp: Xây
dựng hạng đất trong từng giai đoạn để xác định giá tính thuế theo hạng đất
phù hợp hơn để loại bỏ định suất thuế tính bằng kg thóc đang áp dụng hiện
nay. Điều này sẽ giúp cho việc tính thuế đơn giản hơn, dễ tính toán, dễ
quản lý và dễ hiểu; Thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo tốt về mặt

quản lý đất đai, khuyến khích sử dụng đất đai có hiệu quả, thúc đẩy phát
triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý, góp phần quan trọng
trong việc quản lý và ổn định thị trường bất động sản, động viên công
bằng, hợp lý và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Quan điểm xây dựng chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Chính sách thuế SDĐ phi nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc hai loại thuế sử dụng đất hiện hành để áp dụng cho các mục
đích sử dụng đất. Chúng ta xác định đất đai là nguồn tài sản quốc gia quý
hiếm, do đó cần phải được quản lý chặt chẽ, khuyến khích sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm, có hiệu quả, ngăn chặn đầu cơ, lũng đoạn đất đai.
Quan điểm xây dựng chính sách thu thuế nhà: Luật thuế nhà phải
thực hiện được yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, quản lý của nhà nước đối với
quỹ nhà. Từ đó, làm căn cứ hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô về sử
dụng nhà ở, khuyến khích sử dụng quỹ nhà ở tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả

22


trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, thu
hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, tài sản, đời sống của các tầng lớp
dân cư, từng bước bao quát nguồn thu trong lĩnh vực nhà ở, động viên sự
đóng góp cho ngân sách nhà nước, phù hợp với yêu cầu của chương trình
cải cách thuế, tạo điều kiện mở rộng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu
hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Quan điểm xây dựng chính sách thuế công trình xây dựng gắn liền
trên đất: Chính sách thuế này được xây dựng nhằm mục đích đánh thuế
trên các công trình và vật kiến trúc gắn liền trên đất, nhằm quản lý các tài
sản, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng tài sản, góp phần tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Quan điểm xây dựng chính sách thuế phương tiện giao thông: là sắc

thuế thu hàng năm đánh vào việc sở hữu và sử dụng các phương tiện giao
thông. Phương tiện giao thông được xem là khá phổ biến và là tài sản
nhiều nhất được sử dụng hiện nay. Việc đánh thuế phương tiện giao thông
nhằm giúp cho công tác quản lý phương tiện giao thông được chặt chẽ hơn,
kiểm soát sự an toàn của các phương tiện này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người sử dụng tài sản, có tác động đến chính sách bảo vệ môi trường,
khuyến khích người sử dụng phương tiện hợp lý và hiệu quả, đóng góp
nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
ẾT LUẬN
Luận án “Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” được hoàn thiện
dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn nhằm nghiên cứu các nội dung
cốt lõi để xây dựng và thực hiện mô hình thuế tài sản ở Việt Nam trong
những năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án đã thực hiện
các nội dung và kết quả đạt được chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý
luận liên quan đến tài sản và thuế tài sản, làm rõ các yếu tố cấu thành thuế
tài sản, tầm quan trọng của thuế tài sản, vai trò và vị trị chiến lược của thuế
tài sản trong hệ thống thuế quốc gia
Thứ hai, luận án chỉ ra được cách thức thiết lập mô hình thuế tài sản,
những nhân tố cốt lỗi cấu thành mô hình thuế tài sản.

23


Thứ ba, luận án đã phân tích và chỉ rõ thực trạng về việc quản lý tài sản
hiện nay, các chính sách thuế có liên quan đến tài sản đang được áp dụng
hiện tại, từ đó chỉ ra các ưu điểm và khuyết điểm của chính sách thuế hiện
nay, những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình vận
hành cơ chế thu thuế của nước ta hiện nay.
Thứ tư, luận án đã tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm vận dụng

mô hình thuế thuế tài sản ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Đài
Loan, Cộng Hòa Pháp… từ đó vận dụng cho việc xây dựng mô hình thuế
tài sản ở Việt Nam.
Thứ năm, qua nghiên cứu bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội ở Việt nam,
luận án đã đề xuất mô hình thuế tài sản trong giai đoạn tới cho Việt Nam
cũng như các điều kiện để chính sách thuế tài sản thực hiện được hoàn
chỉnh.
Như vậy, trong chiến lược cải cách thuế ở nước ta từ nay đến 2020,
Luận án đề xuất mô hình thuế tài sản gồm các sắc thuế: Thuế đăng ký tài
sản, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế
nhà, thuế công trình xây dựng gắn liền trên đất, thuế phương tiện giao
thông. Các sắc thuế này có mối quan hệ tương thích, bổ sung và phụ thuộc
nhau theo ý nghĩa hệ thống.
Có thể thấy rằng sự tồn tại nhiều hình thái của thuế tài sản không đơn
giản là để tận thu mà còn là yêu cầu khách quan mang tính kỹ thuật nghiệp
vụ và logic hệ thống. Sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa các loại thuế tài
sản không những tạo điều kiện thực hiện mục tiêu toàn hệ thống một cách
hữu hiệu nhất mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác hành
thu. Chính vì vậy, tuy thuế tài sản không phải là loại thuế mang lại tỷ trọng
thu lớn cho ngân sách, song luôn được coi là loại thuế phức tạp cần được
cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ban hành.
Trong điều kiện thời gian có hạn, nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu
việc xây dựng mô hình thuế tài sản, không đi vào phần nghiên cứu dự báo
của mô hình (số thu thuế của mô hình) và chi tiết cách thức vận dụng mô
hình. Tác giả mong muốn trong tương lai gần sẽ tiếp tục hoàn tất phần tiếp
theo của mô hình nhằm đóng góp một phần nghiên cứu khoa học cho
ngành tài chính nhà nước./.

24




×