BÀI 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
Nhóm 2:
Thành viên:
1. Lê Văn Hơn
B1500242
2. Dương Văn Lóng
B1500266
3. Đổ Minh Kha
B1500248
4. Lê Trùng Dương
B1500222
I.
KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
- Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nguồn của luật hình sự việt nam là tất cả
những căn cứ có giá trị áp dụng trực tiếp đối với tất cả các phạm vi của
việc thiết kế và thực hiện chính sách hình sự, cho việc lập pháp hình sự,
cho việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng hình sự, người
tiến hành tố tụng hình sự, cho việc xây dựng và củng cố ý thức pháp luật
của mọi công dân. Như vậy nguồn của luật hình sự Việt Nam bao gồm các
chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, Hiến pháp, các đạo luật và
các văn bản dưới luật có liên quan đến pháp luật hình sự; các văn bản của
các cơ quan hình sự…
- Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nguồn của luật hình sự Việt Nam gồm những
căn cứ trực tiếp tạo cơ sở cho việc xác định tội phạm và áp dụng hinh
phạt. Như vậy, nguồn của luật hình sự Việt Nam là Bộ luật hình sự.
II.
KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Đạo luật hình sự Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật hình sự, do
cơ quan lập pháp ban hành theo trình tự luật định, xác định những
hành vi nguy hiểm nào là tội phạm, xác định cơ sở và điều kiện của
trách nhiệm hình sự, xác định hệ thống hình phạt, các biện pháp tác
động hình sự, các chế định pháp lý hình sự khác cũng như những điều
kiện, các căn cứ quyết định hình phạt và các biện pháp tha miễn trách
nhiệm hình sự và hình phạt.
-
III.
CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.
Cấu trúc vĩ mô
− Bộ luật hình sự được chia làm hai phần: phần chung và phần các tội
phạm.
+ Phần chung: quy định về nhiệm vụ của Luật Hình Sự, cơ sở của
trách nhiệm hình sự về tội phạm, hình phạt và các chế định có liên
quan đến xác định tội phạm và áp dụng hình phạt. (10 Chương
LHS 1999 và 12 Chương LHS 2015)
+ Phần các tội phạm: quy định về các loại tội phạm và các tội
phạm cụ thể cũng như loại và mức hình phạt áp dụng đối với các
tội phạm này. (14 chương)
Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của Bộ luật hình sự
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CHUNG
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
CHƯƠNG
MỤC (CÓ Ở MỘT CHƯƠNG)
ĐIỀU
KHOẢN
ĐIỂM
2.
Cấu trúc vi mô
− Quy phạm pháp luật hình sự là quy tắc xử sự được Nhà nước ban
hành và bảo đảm việc thực hiện bằng cách áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội.
− QPPL được cấu thành bởi 3 bộ phận:
• Giả định: nêu điều kiện, hoàn cảnh
• Quy định: nêu cách thức xử sự được phép làm hoặc bị cấm làm
• Chế tài: nêu biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng
− QPPL hình sự phần chung: không có chế tài
− QPPL hình sự phần các tội phạm: quy định và chế tài
Quy định là phần nêu lên các nguyên tắc xử sự bắt buộc đối với các chủ thể.
− Quy định đơn giản: là loại quy định chỉ nêu tên tội danh, không cần có
những mô tả chi tiết về dấu hiệu pháp lý của tội danh hoặc chỉ nêu những
dấu hiệu chung nhất trong số các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: điều 93 quy định:”Người nào giết người…”, điều 138 BLHS năm
1999 quy định:”Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ
2triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai mươi triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nam”,v.v…
− Quy định mô tả: là loại quy định được áp dụng đối với những hành vi
phạm tội có tính chất phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với các hành vi khác.
Ví dụ: điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:” người nào dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”.
− Quy định viễn dẫn: là loại quy định trong đó nhà làm luật chỉ nêu tên gọi
tội phạm hoặc chỉ nêu điều kiện để áp dụng chế tài mặc dù dây cũng là
các tội phạm có tính chất phức tạp.
Ví dụ: điều 114 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào cưỡng
dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm”
Chế tài là phần thể hiện sự đánh giá của Nhà nước đối với hành vi
phạm tội và được định lượng bằng mức và loại hình phạt.
− Chế tài tương đối dứt khoát: nêu lên mức thấp nhất và cao nhất của một
khung hình phạt.
Ví dụ: điều 150 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào giao cấu
với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm”.
− Chế tài lựa chọn: là loại chế tài trong đó nhà làm luật nêu nhiều loại hình
phạt để Tòa án lựa chọn.
Ví dụ: điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
− Chế tài dứt khoát: luật hình sự Việt Nam hiện chưa có quy phạm pháp luật
nào quy định chế tài dứt khoát.
Ví dụ: điều 278 Bộ luật hình sự 1972 quy định: “sẽ bị phạt khổ sai chung
thân người nào làm giả ấn tín quốc gia hay dùng ấn tín giả ấy…”.
HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
IV.
•
•
Bộ luật hình sự năm 1999 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12
năm 1999.Và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11
năm 2015. Và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1. Hiệu lực theo không gian
- Là phạm vi áp dụng của đạo luật đối với hành vi phạm tội thực hiện trong
không gian nhất định và đối với một số người nhất định. Và được xác định
dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc quốc
tịch.
Nguyên tắc lãnh thổ: mọi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Nguyên tắc quốc tịch: mọi công dân Việt Nam khi phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, dù họ phạm tội
ở bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam.
1.1 Đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam:
Theo Bộ luật hình sự hiện hành:
- theo nguyên tắc lãnh thổ thì Bộ luật hình sự VN có hiệu lực tuyệt đối
với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, dù
người phạm tội là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người
không quốc tịch.
- Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các
quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy
định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại
giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề
trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại
giao”.
Theo Bộ Luật hình sự 2015:
Quy định này vừa thừa kế những ưu điểm của Bộ luật hình sự 1999
vừa khắc phục những bất cập về hiệu lực không gian trong các quy
phạm pháp luật trước đó. Cụ thể, Bộ luật hình sự 2015 “quy định này
cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc
tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tội phạm được coi là xảy ra trên lãnh thổ quốc gia khi địa điểm phạm
tội được xác định trên lãnh thổ quốc gia. Địa điểm phạm tội là nơi
hành vi phạm tội xảy ra hoặc nơi hậu quả xảy ra hay sự kiện xảy ra, kể
cả trường hợp chỉ bắt đầu, kết thúc hay diễn ra một phần hoặc nơi hậu
quả xảy ra hay dự kiến xảy ra.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 5 “ Đối với người nước ngoài phạm tội
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối
tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp
luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước
quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế
đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm
hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao." đã diễn
đạt lại một cách rõ ràng hơn về quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh
sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Theo
đó, Bộ luật hình sự có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng
được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với hai nhóm như sau:
+ Theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì những đối tượng được hưởng các
đắc quyền ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.
+ Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên
của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
1.2 Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Điều 6 BLHS hiện hành:
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật
này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú
ở nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam
trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 6 BLHS năm 2015:
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội
ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy
định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy
định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở
Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm
hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu
bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới
hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì
người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật
này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định."
Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tại Bộ luật hình sự 2015 thay đổi căn bản theo 3 hướng:
+ Bổ sung chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc hiệu lực không
gian của luật hình sự. Cụ thể, chủ thể này là “pháp nhân thương mại”.
+ Cụ thể hóa “các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự của Người nước
ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Việt
Nam, đó là hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên”.
+ Bổ sung trường hợp “Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở
tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp này, người phạm tội có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 hoặc theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định”.
2.
Hiệu lực theo thời gian
- Là khoảng thời gian kể từ thời điểm phát sinh cho đến thời điểm chấm dứt
hiệu lực của Bộ luật đó.
Điều 7 BLHS: “Điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội là điều
luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực
hiện”.
• Hiệu lực hồi tố trong luật hình sự Việt Nam
− Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự được hiểu là hiệu lực của đạo luật
được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước khi đạo luật đó
có hiệu lực thi hành.
Hiệu lực của điều luật mới không có lợi cho người phạm tội
Khoản 2 Điều 7 BLHS: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình
phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt,
xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì
không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó có hiệu lực pháp luật”.
Hiệu lực của điều luật mới có lợi cho người phạm tội
Khoản 3 Điều 7 BLHS: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt,
một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết
giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm
tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
V.
GIẢI THÍCH BỘ LUẬT HÌNH SỰ
− Giải thích Bộ luật hình sự là làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các
điều luật.
− Giải thích luật là một trong những giai đoạn của việc áp dụng luật.
Căn cứ vào nguồn gốc và giá trị của sự giải thích:
• Giải thích chính thức: là giải thích của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
có tính chất bắt buộc.
• Giải thích cúa các cơ quan xét xử: có tính chất bắt buộc đối các cơ quan
trong nghành Tư pháp, đặc biệt là các cơ quan xét xử
• Giải thích có tính chất khoa học: là sự giải thích của các luật gia, cán bộ
nghiên cứu khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn trong các bài báo cáo
khoa học, sách giáo khoa…
không có giá trị bắt buộc.
Căn cứ vào phương pháp giải thích:
Giải thích văn phạm: dựa theo quy tắc văn phạm để làm sáng tỏ nội
dung, ý nghĩa của điều luật trong Bộ luật hình sự.
Giải thích logic: xác định nội dung của quy phạm pháp luật hình sự từ
ý nghĩa và sự logic được diễn dạt trong Bộ luật hình sự.
Giải thích có hệ thống: đặt điều luật trong cả hệ thống pháp luật đối
chiếu nó với các quy phạm pháp luật có liên quan để thấy được nội
dung của điều luật.
Giải thích theo lịch sử: đặt điều luật trong hoàn cảnh cụ thể để làm
sáng tỏ nội dung của nó.
Căn cứ vào phạm vi giải thích:
Giải thích theo nguyên văn : giải thích nội dung và ý nghĩa của BLHS
Giải thích hạn chế: giải thích nội dung hẹp hơn so với giải thích
nguyên văn
Giải thích mở rộng: giải thích rộng hơn so với giải thích nguyên văn.