Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội trốn thuế theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ KIM THANH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO
NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ KIM THANH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO
NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Kim Thanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.

Những khái niệm có liên quan ............................................................. 8
Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật ........................ 8
Khái niệm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật ................. 14
Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật .................................. 15

1.2.

Khái lược sự phát triển của quy định về các tội làm lây lan dịch
bệnh cho người, động vật, thực vật ................................................... 17

1.3.

Sự cần thiết của việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người, động vật, thực vật ................................................... 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC TỘI LÀM
LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC
VẬT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014……..………………….....25

2.1.

Thực trạng pháp luật các tội làm tội làm lây lan dịch bệnh nguy

hiểm cho người, động vật, thực vật ................................................... 25
2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người, động vật, thực vật ...................................................................... 25
2.1.2. Hình phạt của các tội làm ây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động
vật, thực vật ........................................................................................... 35
2.2.

Thực tiễn xử lý các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật,
thực vật ................................................................................................. 37


2.3.

Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại vướng mắc trong
điều tra, xử lý về hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh cho
người, động vật, thực vật .................................................................... 46

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA, XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT ................................. 53

3.1.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường nói
chung .................................................................................................... 53

3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ................................ 56

3.2.1. Bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về các tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ............................. 56
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự ............... 66
3.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, điều tra, xử lý đối với tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động, thực vật .......... 69

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

BVMT

: Bảo vệ môi trường

TAND

: Tòa án nhân dân

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với
các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường

39

Bảng 2.2: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với
các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường liên quan
đến làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động
vật, thực vật

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của một dân
tộc và của cả nhân loại. Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường
mang tính chất toàn cầu. Môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng. Vì

vậy, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở nên vô cùng cấp thiết đươ ̣c các
quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam là một
trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự nóng lên
của trái đất và sự biến đổi khí hậu. Do vậy, vấn đề BVMT ở nước ta cần được
đặc biệt quan tâm và được hành động một cách quyết liệt và cấp thiết hơn.
Sau khi Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 ra đời và có hiệu lực pháp
luật, các hành vi vi phạm về môi trường như hủy hoại rừng, săn bắn, buôn
bán, giết động vật, vận chuyển trái phép động vật hoang dã vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (TNHS). Ngoài ra, tòa án có xử lý một số vụ án về tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật, thực vật. Đó là hành vi của một số phần tử đã lợi dụng
chính sách mở cửa thị trường, vì lợi ích của bản thân mà đã đưa những động,
thực vật mang mầm bệnh có thể lây lan sang người, hoặc động thực vật từ nơi
này sang nơi khác. Nguồn dịch bệnh nguy hiểm này không những hủy hoại
môi trường sống của con người mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
một số ngành nghề khác đặc biệt là về du lịch và thương mại, an ninh và trật
tự an toàn xã hội.
Trong thời gian qua, thực tiễn phát hiện, điều tra, xử lý đối với các
hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; động thực vật
là rất ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên

1


nhân của tình trạng này là do các quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ
sung năm 2009 còn nhiều bất cập, chưa quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng,
chưa tạo cơ chế linh hoạt để việc xử lý đối với các hành vi phạm tội này được
thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, BLHS, các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS và
các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý dịch bệnh nguy hiểm cho
người, cho động vật, thực vật còn chưa tương thích với nhau, còn nhiều điểm

chưa điều chỉnh đồng bộ nên việc xử lý rất khó khăn. Thêm vào đó, hoạt động
phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
còn chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi lẽ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan,
đơn vị trong việc phát hiện, xử lý các loại tội này còn chưa tạo ra sự chặt chẽ.
Việc phát hiện, xử lý đối với các loại tội này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa Cơ quan điều tra và các cơ quan thú y, kiểm dịch động, thực vật.
Ngoài ra, với đặc thù của hai loại tội này thì việc điều tra đòi hỏi cán bộ điều
tra phải có những kiến thức nhất định về dịch bệnh truyền nhiễm, động thực
vật... Tuy nhiên, đa phần các cán bộ điều tra hiện nay chưa được trang bị các
kiến thức này một cách bài bàn.
Những nguyên nhân trên làm cho việc phát hiện, điều tra, xử lý đối với
tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm
soát dịch bệnh cho người, cho động thực vật trong thời kì mới, đặc biệt là
trong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ những dịch bệnh nguy hiểm này, gây
hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy
định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho động vật, thực vật và nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra, xử
lý đối với các tội này là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2


Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài "Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người,
động vật, thực vật trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn làm
Luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, việc nghiên cứu về Tội phạm môi trường nói chung đã có
một số bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, như: Bài viết "Lực
lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác
BVMT" của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an (6/2007);
Bài viết “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế” của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh
sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vi phạm pháp
luật về BVMT và giải pháp phòng, chống" do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn
Duy Hùng, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân (2006) làm chủ nhiệm; Đề
tài Khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định TNHS đối với các
tội phạm về môi trường" do TS. Phạm Văn Lơ ̣i , Phó Viện trưởng Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003) làm chủ nhiệm.
Ngoài ra vấn đề các tội phạm về môi trường còn phần nào được đề cập
trong các giáo trình luật hình sự của các trường đại học luật như: Giáo trình
luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội -1997; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Tập II) của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội - 2009; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Học viện Tư pháp, Nxb
Tư pháp, Hà Nội - 2011; Tác giả Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS,
Phần các tội phạm, Tập 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002….
Tuy nhiên, có thể do mới được quy định hoặc do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà những nghiên cứu về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho

3


người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chưa được
quan tâm, vì vậy cho đến hiện nay vẫn rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp về
vấn đề này. Qua tìm hiểu của tác giả trên các thư viện chuyên ngành luật ở cả
nước thì hiện nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu ở cấp độ khóa luận

tốt nghiệp đại học tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ về với tên gọi
“Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong BLHS Việt Nam hiện
hành” của tác giả Trần Minh Muội. Tuy nhiên, công trình trên chỉ dừng lại
việc nghiên cứu ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học và chỉ nghiên cứu về
một tội là tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Do đó, cho đến hiện
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. Như vậy, việc tác
giả chọn đề tài nghiên cứu trên vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật,
thực vật trong Luật hình sự Việt Nam ” mục đích của luận văn nhằm làm rõ
những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như khái niệm, đặc
điểm của dịch bệnh nguy hiểm và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt là
khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Qua
nghiên cứu về thực tiễn áp dụng việc xử lý đối với tội phạm vi phạm quy định
về lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
động vật, thực vật luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của
chúng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về

4


các quy định trong BLHS để đảm bảo vấn đề truy cứu TNHS đối với tội phạm
này, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm này trên toàn quốc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập
trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Dựa trên những quan điểm, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, luận văn tổng hợp, phân tích và làm
rõ một số khía cạnh về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như: Khái niệm của tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật, thực vật; đặc điểm pháp lý loại tội phạm.
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
trong BLHS hiện hành của Việt Nam từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
động vật, thực vật trên địa bàn cả nước để làm cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạn
chế qua việc áp dụng pháp luật và những nguyên nhân cơ bản của nó;
- Tổng hợp lại toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu và đề xuất những
nội dung hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam để có cơ sở xử lý
TNHS đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật;
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung mà luận văn xác định bao gồm: Khái
niệm, cơ sở lý luận; quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho

5


người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong luật
hình sự Việt Nam; Thực trạng vi phạm quy định về tội làm lây lan dịch bệnh

nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực
vật; Những hạn chế, bất cập trong BLHS và đề xuất những nội dung cơ bản
hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về loại tội này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy định hiện hành về tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật, thực vật trong BLHS Việt Nam năm 1999 đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2009. Về phạm vi lãnh thổ, đề tài nghiên cứu tình hình xử lý
hành vi vi phạm làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật trên địa
bàn cả nước trong giai đoạn 5 năm từ 2010 – 2014.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ như: phương pháp phân
tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu… nhằm phân tích các tri thức
khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là công trình nghiên cứu khoa học
đầu tiên ở cấp độ của một luận văn thạc sĩ luật học về tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,
thực vật theo quy định của BLHS Việt Nam, đặc biệt đề tài nghiên cứu trên
phạm vi cả nước, nên mang tính phổ quát rất rộng. Do đó, kết quả nghiên cứu
của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điểm mới
của luận văn gồm:

6


- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy

hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
được quy định trong luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra đươ ̣c những vướng mắc , bất cập của các quy định hiện hành
liên quan đến tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong việc áp dụng trên địa
bàn cả nước.
- Tổng hợp chi tiết những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc
áp dụng quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trên thực tế của BLHS
Việt Nam hiện hành;
- Đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt
Nam hiện hành về loại tội này.
- Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh
vực này cũng như các độc giả khác có quan tâm.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người, động vật, thực vật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý các tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
điều tra, xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động
vật, thực vật.

7


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
1.1. Những khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật
Trong thời gian gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường
xuyên xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người với nhiều chủng khác
nhau có thể gây tử vong hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa, điều trị
hiệu quả. Ở các loài động vật, thực vật cũng xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy
hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, có
khả năng tấn công sang con người. Các loại dịch bệnh nêu trên đã gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đến môi trường, chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.
Trong cuộc sống của mỗi con người thì mong ước sức khỏe luôn là
mong ước đầu tiên và lớn nhất. Tuy nhiên, cũng như những sinh vật khác trên
trái đất, con người cũng chịu sự tác động của các yếu tố của môi trường tự
nhiên, điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà chúng ta hay
gọi là bệnh tật. Bệnh tật của con người có nhiều loại, trong đó có thể chia
thành bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Nếu như bệnh không
truyền nhiễm thì mức độ nguy hiểm của nó thường thấp, vì việc mắc bệnh chỉ
ảnh hưởng đến một cá thế mà không lây lan sang cá thể khác. Tuy nhiên,
bệnh truyền nhiễm lại khác, mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn, bởi lẽ chỉ cần
một cá thể mắc bệnh thì có khả năng lây lan rộng ra cộng đồng làm ảnh
hưởng đến nhiều người khác nhau mà tùy thuộc quy mô người ta có thể gọi là
dịch hay đại dịch.
Nếu như mức độ bệnh truyền nhiễm đã trở nên nghiêm trọng, lây lan

8


trên diện rộng ảnh hưởng tới nhiều người hoặc một cộng đồng thì chúng ta có

khái niệm dịch. Theo luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì: “Dịch là
sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người
mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu
vực nhất định” [45, tr.2]. Dịch cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh truyền
nhiễm, khái niệm này phản ảnh ánh mức độ lây lan của bệnh truyền nhiễm ở
người đã ở diện rộng hay còn gọi là vùng dịch. Theo các nhà y học thì bệnh
truyền nhiễm bao gồm các thể loại sau:
- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng
lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân
gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh
cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông
Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút
và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
- Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây
truyền nhanh và có thể gây tử vong. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm;
bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ Amíp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue),
sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi;
bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn
ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do
não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy
do vi rút Rô-ta (Rota);
- Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây

9


truyền không nhanh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do
Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu;

bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh
Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô
(Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá
gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-sia(Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cômô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng,
viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do
Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút
(Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác [45, tr.3].
Như vậy, có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, trong đó có
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Tuy nhiên,
trong phạm vi tội danh nghiên cứu trong luận văn này thì điều luật chỉ đề cập
đến các loại bệnh truyền nhiễm thông thường. Còn hành vi làm lây truyền
HIV thì thuộc phạm vi điều chỉnh của tội lây truyền HIV cho người khác
(Điều 117) và Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118) của BLHS. Do
đó luận văn không nghiên cứu về loại bệnh truyền nhiễm này.
Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, thẩm quyền
công bố vùng dịch được quy định quy định thẩm quyền cho các cơ quan sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của
Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
- Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên đã công bố dịch;
- Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y

10


tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này
sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
[45, tr.15].

Động vật là sinh vật xuất hiện phổ biến trên trái đất, với nhiều loại khác
nhau, trong đó có nhiều loại đã được con người thuần hóa từ rất lâu trong lịch
sử, giờ đây trở thành những con vật gần gũi với con người, cung cấp nguồn
thực phẩm lớn cho con người. Khái niệm động vật được hiểu theo Pháp lệnh
Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 04 năm 2004 của Ủy ban
thường vụ Quốc Hội, theo đó: “Động vật là các loài thú, cầm, bò sát, ong,
tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể,
động vật có vú sống dưới nước và các loài động vật thủy sinh khác” [66, tr.1].
Việc khai thác nguồn lợi từ động vật mang lại gọi là sản phẩm động
vật, theo Pháp lệnh Thú y thì “sản phẩm động vật” là thịt, trứng, sữa, mật ong,
sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông,
xương, sừng, ngà, móng, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật [66,
tr.1]. Với tính chất là sinh vật trên trái đất, động vật cũng như con người có
khả năng mắc bệnh tật trong đó có các bệnh truyền nhiễm rất cao. Thực tế các
đại dịch lớn gần đây như cúm gia cầm, bò điên, lợn tai xanh, lở mồm long
móng... cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh động vật. Dịch bệnh động
vật là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch
hoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh,
chết nhiều hoặc làm lây lan trong một hoặc nhiều vùng. Theo Quyết định
64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch; Các
bệnh nguy hiểm của động vật; Các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng
bệnh bắt buộc thì:
Danh mục các bệnh phải công bố dịch (Danh mục A) là danh mục các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế hoặc

11


có khả năng lây lan sang người, bắt buộc phải công bố khi có dịch gồm: bệnh

thuộc danh mục bảng A của Luật Thú y thế giới (Lở mồm long móng; Cúm
gia cầm chủng độc lực cao (HPAI); Dịch tả lợn; Dịch tả trâu bò; Bệnh Lưỡi
xanh; Bệnh New Castle; Bệnh Đậu cừu, Đậu dê) và những bệnh khác thuộc
bảng A của Luật Thú y thế giới khi xuất hiện ở Việt Nam. Ngoài ra một số
bênh khác thuộc danh mục bảng B của Luật Thú y thế giới cũng bắt buộc phải
công bố dịch, như bệnh Nhiệt thán, bệnh dại, bệnh tụ huyết trùng trâu bò và
bệnh Bò điên.
Theo Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật (Danh mục B) là
danh mục các bệnh do vi sinh vật, ký sinh trùng gây ra cho động vật, có khả
năng lây lan rộng, có thể lây sang người được quy định. Ví dụ: Bệnh lở mồm,
long móng ở gia súc; bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn; bệnh bò điên; bệnh
dịch tả lợn, trâu bò; bệnh lưỡi xanh; bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao;
bệnh nhiệt than, bệnh dại; bệnh gum bô rô; bệnh giun bao; bệnh Nui cát xơn;
bệnh Lép tô; bệnh tiên mao trùng; bệnh biên trùng; bệnh giả dại; bệnh ung khí
than; bệnh lê dạng trùng; bệnh suyễn lơn; bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ở
lợn [66, tr.2]...
Đây là những danh mục mà theo đó, nếu động vật mắc phải thì gọi là
mắc phải bệnh truyền nhiễm, và nếu nhiều cá thể động vật mắc phải trên một
diện lớn, có tính chất lây lan mạnh thì gọi là dịch bệnh động vật.
Thẩm quyền công bố dịch bệnh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đủ các điều kiện
như: Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra trong tỉnh
có khả năng lây lan rộng; Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh; Có kết luận chẩn đoán xác
định là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật của cơ quan quản lý nhà
nước về thú y [66, tr.12]…
Thực vật là sinh vật có sinh khối lớn nhất trên trái đất hiện nay, với số

12



lượng giống loài đa dạng nhất. Thực vật có vai trò quan trọng trong cải tạo
đất, sản xuất khí ô xi cho các sinh vật khác, đặc biệt thực vật cung cấp số
lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu nhất cho con người cũng như những
loài động vật khác. Theo Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11
năm 2013 của Quốc hội, “Thực vật là cây và sản phẩm của cây” [48, tr.1 ].
Căn cứ Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTTN hướng dẫn các loại thiên
tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg
ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục các dịch bệnh nguy hiểm cho thực
vật gồm:
- Đối với cây lúa: Rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá;
bệnh đạo ôn; bệnh bạc lá, đốm sọc; bệnh đen lép hại, thối hạt vi khuẩn;
- Đối với các loại cây trồng khác: Bệnh chồi cỏ mía; Bệnh trắng lá mía;
chổi rồng trên sắn (khoai mỳ), nhãn; Rệp sáp bột hồng hại sắn; Bệnh rụng lá
cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra; Bệnh tuyến trùng rễ cà phê;
Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; Bệnh đốm nâu (đốm trắng) hại
cây thanh long: lùn sọc đen trên cây ngô. [7, tr.1].
Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đủ các điều
kiện như: Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích,
mức độ gây hại; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm
soát của chủ thực vật; các đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại
lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần
thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp [48, tr.10].
Như vậy có thể hiểu, dịch bệnh cho người, động vật, thực vật là các
loại bệnh nguy hiểm gây nên cái chết cho người, cho động vật, thực vật.

13



1.1.2. Khái niệm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật
Một đặc trưng cơ bản của bệnh truyền nhiễm là việc lây lan rất nhanh
qua các đối tượng trung gian hoặc trực tiếp qua các chủ thể mang bệnh và chủ
thể truyền bệnh. Với cơ chế này, việc một người mắc bệnh truyền nhiễm có
khả năng lây lan cho nhiều người khác rất nhanh chóng, từ đó bùng phát
thành ổ dịch và thành dịch. Cơ chế lây lan giữa các đối tượng của bệnh truyền
nhiễm là một đặc trưng thể hiện tính chất nguy hiểm rất cao của loại bệnh
này, do đó, các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh luôn quan
tâm đến việc phòng ngừa và quản lý các loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền
nhiễm có tính chất lây lan chủ yếu là việc di chuyển, đi lại của các đối tượng
mang mầm bệnh đến nơi có nhiều người có khả năng mắc bệnh. Thông qua
tiếp xúc thì bệnh lây lan sang người hoặc động vật chưa mắc bệnh. Với cơ chế
như trên, nếu động thực vật bị nhiễm bệnh không được kiểm soát chặt chẽ, đi
ra khỏi vùng có dịch có khả năng lan truyền dịch bệnh sang đối tượng và
vùng chưa có dịch.
Việc lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người hoặc cho động vật, thực
vật phải xuất hiện vật trung gian truyền bệnh. Theo quy định của Luật phòng
chống bệnh truyền nhiễm thì: “Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động
vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm và có khả năng truyền bệnh” [45, tr.1]. Vật phẩm khác là bất cứ đồ vật
gì bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh có khả năng gây dịch bệnh cho người
và động thực vật như: các dụng cụ, phương tiện giết mổ động vật, bao bì đóng
gói, phương tiện vận chuyển. Ví dụ, việc di chuyển gia cầm đã mắc cúm
H5N1 từ vùng có dịch sang vùng không có dịch hoặc để tiếp xúc với con
người ở vùng đông dân cư, có khả năng lây lan cao thì có thể làm lây bệnh
cho con người hoặc các loại gia cầm khác. Đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến việc dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 rất khó bị khống


14


chế, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Như vậy, có thể hiểu, lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật là
các loại bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật
hoặc từ thực vật sang người, động vật, thực vật hoặc ngược lại do tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm.
1.1.3. Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Xuất phát từ khía niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS, theo đó:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS,
do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [39, tr.3].
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được quy định tại Điều
186 BLHS và Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
được quy định tại Điều 187 BLHS là những tội phạm được thể hiện ở những
hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực TNHS thực hiện một cách
cố ý xâm phạm vào những quy định về BVMT trong các lĩnh vực gây nên
những tác nhân lây truyền dịch bệnh cho người, động vật, thực vật. Cụ thể:
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra khỏi vùng có
dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật, hoặc vật phẩm
khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho
phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, hoặc sản phẩm động vật, thực vật
bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho
người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.


15


Theo khoản 1 Điều 186 BLHS năm 1999 thì điểm nổi bật của hành vi
này là hành vi di dời những sản vật có mầm bệnh ra khỏi vùng hay lãnh thổ
đang có bệnh. Cụ thể là hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực
vật, sản phẩm động thực vật hoặc vật phẩm khác như các công cụ phương tiện
giết mổ động vật, vật liệu bao bì đóng gói, lưu thông vận chuyển động vật,
thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh có khả năng truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người là góp phần làm cho dịch bệnh lây lan từ vùng có dịch
bệnh sang những vùng chưa bị lây nhiễm, gây nên những hậu quả xấu cho
môi trường và cho tính mạng, sức khỏe con người thì bị coi là phạm tội.
Ngoài ra, một người có thể coi là phạm tội nếu thực hiện những hành vi khác
vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho
người như cố tình không tiêm văc-xin phòng dịch cho nhân dân, không tổ
chức kịp thời việc khoanh vùng, tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có
điều kiện lây lan, người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các phương pháp
cách ly, phòng ngừa bắt buộc để tránh lây lan cho người khác…
Từ phân tích trên có thể hiểu: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người là hành vi nguy hiểm cho xã hội của người có năng lực TNHS, thực
hiện một cách cố ý đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản
phẩm động vật, thực vật hoặc đưa vật phẩm khác có khả năng truyền dịch
bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động
vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang
mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người và các hành vi khác làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật cũng
tương tự như hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Hành vi
này được thể hiện qua việc người phạm tội đưa vào hoặc mang ra khỏi khu

vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc

16


×