HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TS. Trịnh Cam Ly
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang có nhiều chuyển biến, đổi
mới cách dạy, cách học là việc làm tất yếu. Bài viết giới thiệu mô hình tổ chức hoạt
động học tập cho sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đáp
ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học từ căn cứ đề xuất
mô hình, xác định mục tiêu, lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động học tập trên lớp
đến những khó khăn, thách thức và giải pháp tương ứng.
Từ khóa: mô hình, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động học tập
Abstract: In the context of national education changes, teaching and learning
renovation is essential. The article introduces the learning activities organization
model that meets the requyrements of learners’ competency development orientation
for students in the Faculty of Primary Education - Hanoi Metropolitan University. In
details, the articles presents the basic of model proposal, objects selection, lesson
planning, learning activities organization, and all the corresponding difficulties,
challenges and solutions.
Key words: Model, objects, plan, learning activities organization
1. Đặt vấn đề
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tại như một hiện
tượng xã hội đặc biệt, một quá trình hoạt động phối hợp giữa người dạy và người học [2,
tr.25]. Ở đại học, đặc biệt là ở các trường sư phạm đào tạo giáo viên, dạy học càng có vai
trò quan trọng. Ngoài trang bị tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, trường sư phạm còn có nhiệm vụ
hình thành ở người học năng lực tổ chức quá trình dạy học một cách sáng tạo.
Trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang có nhiều chuyển biến, đổi mới cách
dạy, cách học là việc làm tất yếu. Việc đổi mới này chỉ thực sự có ý nghĩa, tạo được sự
đồng bộ nếu bắt đầu từ các trường sư phạm.
315
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
theo định hướng phát triển năng lực, Khoa Giáo dục Tiểu học đã nỗ lực đổi mới cách
dạy, cách học và bước đầu đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận.
2. Đề xuất mô hình tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên Khoa Giáo
dục Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Căn cứ đề xuất mô hình
Mô hình được đề xuất dựa trên nhiều căn cứ, trong đó căn cứ chính là mục tiêu,
rộng hơn là chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Tìm hiểu về quá trình dạy học, suy nghĩ về việc đổi mới phương pháp dạy học,
chúng tôi luôn trăn trở, tìm cách trả lời những câu hỏi quen thuộc:
Dạy cho ai?
Không giống đối tượng sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học khác đào tạo
để làm nghề, sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học học để làm thầy. Vậy đào tạo người
học làm thầy có gì khác biệt với đào tạo nghề thông thường?
Dạy cái gì?
Nội dung dạy học ở Khoa Giáo dục Tiểu học bao gồm:
Khối kiến thức giáo dục đại cương;
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành
và kiến thức nghiệp vụ sư phạm Tiểu học.
Dạy để làm gì?
Kiến thức, kĩ năng được trang bị ở trường sư phạm bên cạnh mục đích phục vụ
nhu cầu học tập suốt đời của mỗi người còn thực hiện mục đích trang bị kiến thức, kĩ
năng để người học tiếp tục thực hiện sứ mệnh đào tạo học sinh Tiểu học.
Dạy như thế nào?
So với phổ thông, phương pháp dạy học ở đại học, đặc biệt ở các trường sư
phạm càng cần thiết phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò tích cực, tự học, tự sáng
tạo của người học. Dạy học ở đại học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ
cung cấp kiến thức, kĩ năng cho người học mà quan trọng hơn, phải định hướng cho họ
thực hiện được nhiều hành động có ý nghĩa (biết làm) trên cơ sở cái đã biết.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi quan tâm đến tổ chức hoạt động học tập các
học phần thuộc phạm vi kiến thức ngành.
316
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
2.2. Đề xuất mô hình
2.2.1. Xác định mục tiêu
Để tổ chức cho sinh viên học tập một nội dung cụ thể, trước hết, giảng viên cần
xác định mục tiêu bài học. Mỗi giảng viên cần chủ động thay đổi cách xác định mục
tiêu bài học, thay vì chú ý đến cái đích phải đạt được trong hoạt động dạy cần xác định
mục tiêu hướng tới người học.
Với sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, chúng tôi thường xác định mục tiêu cho
học phần/môn học/bài học dựa trên cấu trúc 4 thành tố của năng lực:
Năng lực chuyên môn: Kiến thức, kĩ năng người học có được sau khi học học phần
Phục vụ bản thân người học
Phục vụ quá trình giảng dạy ở Tiểu học sau khi tốt
nghiệp
Năng lực phương pháp
Phương pháp người học lĩnh Phương pháp người học - với vai trò là người thầy hội kiến thức
truyền thụ kiến thức cho học sinh tiểu học sau khi tốt
nghiệp
Năng lực xã hội
Khả năng tương tác trong các Chú ý hình thành ở học sinh tiểu học khả năng này
nhóm
Năng lực cá thể
Khả năng học tập suốt đời
Chú ý hình thành ở học sinh tiểu học khả năng này
NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG
Như vậy, mục tiêu bài học được xác định cụ thể trong mối quan hệ với chuẩn
đầu ra (chuẩn nghề nghiệp). Đây là một điểm mới trong đào tạo ở trường sư phạm so
với trước đây.
2.2.2. Lập kế hoạch bài học
Bước này gồm những công việc chuẩn bị cụ thể:
Hệ thống các phương tiện phục vụ học phần/môn học/bài học đối với giảng
viên và sinh viên.
Xác định nhiệm vụ học tập cụ thể - đặt sinh viên trước tình huống có vấn đề giao việc cho sinh viên tự làm việc ở nhà trước khi lên lớp:
+ Làm việc cá nhân trên cơ sở vốn kinh nghiệm, phương tiện học tập sẵn có ghi lại nội dung cần trao đổi,
+ Làm việc nhóm - chia sẻ, trao đổi thông tin - ghi lại nội dung cần thầy cô
giải đáp.
317
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
(Giai đoạn này sinh viên cần được thu thập, chia sẻ thông tin từ nhiều nguồn, đa
phương thức, đa phương tiện, thậm chí có thể làm việc/học tập trực tuyến với bạn. Có
những bài học, giảng viên tham gia trực tuyến với người học.)
Xây dựng phương án học tập trên lớp
Dự kiến những tình huống có thể xảy ra.
2.2.3. Tổ chức hoạt động học tập trên lớp
Tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể, giảng viên lựa chọn hình thức tổ chức
hoạt động trên lớp phù hợp. Thông thường, giảng viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đại diện nhóm báo cáo vấn đề đã nghiên cứu,
- Các nhóm xác nhận hoặc phủ nhận giả thuyết - Tranh luận - Kết luận,
- Giảng viên tham gia ý kiến làm sáng tỏ vấn đề,
- Hướng dẫn sinh viên thể nghiệm, ứng dụng,
- Sinh viên đề xuất vấn đề mới,
- Tổng kết, đánh giá kết quả học tập,
- Giao nhiệm vụ cho buổi sau.
2.2.4. Giảng viên tự rút kinh nghiệm
Sau mỗi buổi học/môn học/học phần, giảng viên luôn ghi chép cụ thể, tỉ mỉ để
rút kinh nghiệm cho những nội dung học tập tiếp theo hoặc cũng nội dung dạy học ở
các nhóm/lớp khác về nội dung, phương tiện, cách thức triển khai, hiệu quả hoạt động
học tập,…
2.3.
Khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện
Thứ nhất, giảng viên gặp phải khó khăn về thời gian. Nếu như trước đây lên lớp
người dạy chỉ trình bày sườn bài có sẵn trong giáo trình thì hiện tại, họ phải dành thời
gian để đọc nhiều thông tin, tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, cập nhật xu hướng
dạy học mới ở Tiểu học và thiết kế nhiệm vụ học tập cho người học dưới hình thức
nêu vấn đề.
Thứ hai, người học chưa thực sự sẵn sàng tham gia vào quá trình tự học. Không
phải sinh viên nào cũng có ý thức và sẵn sàng tự học. Chính vì vậy, các em sẽ gặp khó
khăn trong quá trình làm việc nhóm và giảng viên cũng gặp khó khăn khi tổ chức hoạt
động học tập trên lớp. Hình thức học theo tín chỉ cũng là một trong những cản trở lớn
cho sinh viên trong việc thu xếp thời gian học nhóm, tập giảng,…
Thứ ba, cơ sở vật chất nhà trường và phương tiện học tập của cá nhân sinh viên
chưa đủ để đáp ứng đổi mới hoạt động dạy học.
318
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Không khó để nhận thấy hiện tại, mặc dù đã rất cố gắng trong đầu tư, trang bị
song cơ sở vật chất của nhà trường chưa thực sự hỗ trợ tốt cho người dạy, người học:
+ Về cơ sở vật chất: Hầu hết phòng học nhỏ, số lượng phòng trống ít, bàn ghế
cũ, nặng, cồng kềnh, không tiện di chuyển để sinh viên có thể lựa chọn nhiều hình
thức tổ chức hoạt động học (học nhóm, học góc,…). Hệ thống bảng (rất cần thiết cho
sinh viên viết bảng, tập giảng) ít và chưa hiện đại. Phòng nghiệp vụ trang bị chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu của người học.
+ Về phương tiện dạy học hiện đại: Nhiều máy chiếu xuống cấp và vị trí lắp đặt
chưa thuận tiện cho người sử dụng. Máy chiếu đa năng và bảng tương tác số lượng ít,
không đủ phục vụ sinh viên học trên lớp và giảng tập. Các phòng học chưa có kết nối
internet hỗ trợ người học tra cứu thông tin, tương tác với giảng viên và sinh viên trong
lớp.
+ Về phương tiện dạy học truyền thống: còn ít, nhiều tranh ảnh, đồ dùng cũ
hỏng, chưa cập nhật với giáo dục Tiểu học hiện nay.
+ Về học liệu: Thư viện trường chỉ có 43 đầu giáo trình và vài chục tài liệu
tham khảo cho chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Phần lớn giáo trình, tài liệu này đã
cũ, thiếu cập nhật so với tái bản những năm gần đây.
Không phải sinh viên nào cũng đủ điều kiện trang bị máy tính xách tay, mua
giáo trình và tài liệu tham khảo. Đây cũng là hạn chế của quá trình học tương tác ngoài
lớp học.
Thứ tư, chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao
động. Đặc trưng của đào tạo sư phạm là giảng viên và sinh viên cần nắm chắc thực tế
phổ thông. Nhà trường cũng cố gắng hỗ trợ sinh viên xuống dự giờ, thực tập tại các
trường Tiểu học song chưa nhiều. Giảng viên cũng gặp một số khó khăn khi đi thực tế
phổ thông. Đây chính là kẽ hở trong đào tạo sư phạm, là rào cản trong quá trình đổi mới.
2.4.
Một số giải pháp
Thứ nhất, để giải quyết khó khăn về thời gian cho giảng viên, cơ sở đào tạo
phải tạo ra được giới hạn ổn định cho chương trình đào tạo (ít nhất một chu kì là 4
năm). Đối với Khoa, ngành, việc phân công chuyên môn cần hợp lí, mỗi giảng viên
dạy tối đa 02 học phần ở 1 năm học và trong 1 năm học giảng dạy thêm không quá 1
học phần mới.
Thứ hai, đối với người học, để kích thích sinh viên tự học cần phải thay đổi
hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá. Chúng tôi tiến hành đánh giá sinh viên theo các
giai đoạn như sau:
Đánh giá quá trình (trọng số 0.4)
Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (trọng số 0.1)
319
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
+ Tham gia đầy đủ các buổi học
+ Thực hiện đầy đủ và có chất lượng các bài tập, nhiệm vụ học tập của giảng
viên giao
+ Tương tác tốt với giảng viên và sinh viên khác trong các hoạt động tổ chức
trên lớp
Đánh giá kết quả bài tập cá nhân
+ Thời hạn hoàn thành bài tập, nhiệm vụ học tập
+ Chất lượng bài tập, nhiệm vụ học tập
Đánh giá kết quả bài tập nhóm
+ Thời hạn nhóm hoàn thành bài tập
+ Chất lượng bài tập
* Chú ý đến sự đóng góp của cá nhân sinh viên trong quá trình thực hiện bài
tập nhóm để có sự điều chỉnh điểm nhóm cho từng cá nhân.
- Đánh giá kết quả tiểu luận/thí nghiệm thực hành
+ Thời hạn hoàn thành tiểu luận/thí nghiệm thực hành
+ Chất lượng tiểu luận/thí nghiệm thực hành
Bài kiểm tra định kì
Trong quá trình học, chúng tôi cho sinh viên thực hiện 02 bài kiểm tra định kì, 1
bài đột xuất và 1 bài báo trước để kiểm tra kiến thức, kĩ năng và đánh giá thái độ với
môn học. Tỉ lệ điểm số được thiết kế: 30% nhận biết - tái hiện, 30% hiểu - vận dụng,
40% phân tích - đánh giá - sáng tạo.
Kết quả bài kiểm tra là một trong những căn cứ hỗ trợ giảng viên điều chỉnh nội
dung giảng dạy sau kiểm tra đến khi kết thúc môn học. Đây cũng là một trong những
căn cứ để chúng tôi lựa chọn hình thức tổ chức dạy học chú ý đến sự phát triển của
từng cá nhân.
Đánh giá tổng kết hết môn (trọng số 0.6)
Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi sử dụng ngân hàng đề thi tự luận hoặc
trắc nghiệm. Mỗi đề thi thường gồm từ 2 đến 4 câu hỏi, với tỉ lệ điểm số dành cho các
nội dung đánh giá như sau: 3 điểm cho câu hỏi nhận biết - tái hiện, 3 điểm cho câu hỏi
hiểu - vận dụng, 4 điểm cho câu hỏi phân tích - đánh giá - sáng tạo.
Khi chấm, giảng viên chú ý việc thống kê điểm cho từng câu hỏi để có điều
chỉnh cách dạy, cách ra đề phù hợp.
Đánh giá hiện trạng sinh viên tốt nghiệp
Chúng tôi đánh giá hiện trạng sinh viên tốt nghiệp qua nhiều kênh:
320
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Trực tiếp dự giờ sinh viên Tiểu học của khoa đào tạo sau khi ra trường tại các
trường tiểu học
Lấy phản hồi từ cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học
Lấy phản hồi từ sinh viên sau khi ra trường, trực tiếp tham gia giảng dạy
Lấy phản hồi thông qua học sinh, phụ huynh học sinh…
Thứ ba, nhà trường cần có lộ trình cụ thể cho việc trang bị cơ sở vật chất. Việc
trang bị nên thực hiện cuốn chiếu và gắn người dạy, người học với trách nhiệm sử
dụng, bảo quản. Trước mắt, để có thể đào tạo Đại học một số ngành, nên quan tâm
hàng đầu đến học liệu. Ở nhiều nước tiên tiến, học liệu cũng là một trong các yếu tố
đánh giá chất lượng và sự phát triển nhà trường. Trang bị internet toàn trường là việc
cần làm ngay.
Giảng viên cũng cần cân nhắc nội dung và hình thức giao nhiệm vụ cho sinh
viên, hỗ trợ sinh viên không có máy tính tự học bằng cách cho các em đăng kí giờ tự
học tại phòng máy.
Thứ tư, nghĩ đến phương án thành lập trường thực hành, trước mắt có thể bắt
đầu bằng việc liên kết đào tạo với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
để giảng viên và sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, kết hợp hỗ trợ chuyên môn
sâu cho giáo viên phổ thông.
3. Kết luận
Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình đào tạo thành quá trình
tự đào tạo không đơn giản. Bằng tâm huyết và kinh nghiệm gần 60 năm đào tạo giáo
viên Tiểu học có chất lượng cho Thủ đô Hà Nội, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học
luôn trăn trở, cố gắng đổi mới hoạt động dạy học. Chúng tôi hi vọng đổi mới trước hết
để có sản phẩm tốt cống hiến cho xã hội, sau nữa góp phần phát triển Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội thành trường Đại học đào tạo nghề có uy tín của Việt Nam và khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) - Hà Thị Đức (2015), Lí luận dạy học đại học, Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
Bernhard Muszynski, Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Con đường nâng cao
chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ sở lí luận và giải pháp, Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
321