Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự hệ phát thanh có hình – đài tiếng nói việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.98 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Kể từ khi ra đời đến nay, Hệ Phát thanh có hình của Đài tiếng nói Việt
Nam ( viết tắt là VOVTV) đã và đang chiếm được sự yêu mến của công
chúng báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Hiện nay, chương trình
Thời sự đã tạo nên thế mạnh của VOVTV, góp phần thực hiện chức năng
thông tin tuyên truyền của báo chí trong việc thông tin kịp thời những chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như đề
cập đến những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn
và cảm xúc cho người xem. Một trong các yếu tố tạo nên thành công và sức
hấp dẫn của chương trình Thời sự đó là các phóng sự ngắn. Tuy nhiên, chất
lượng các phóng sự ngắn của chương trình Thời sự trên sóng VOVTV như
thế nào? Có gì khác biệt so với phóng sự của các chương trình khác trên
truyền hình? Để phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự có hiệu quả cần có
những yếu tố nào?... Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Chất lượng phóng sự
trong Chương trình Thời sự - Hệ Phát thanh có hình – Đài Tiếng nói Việt
Nam” (Khảo sát chương trình thời sự 18h trên sóng VOVTV, từ tháng 1 đến
tháng 5 năm 2012) để nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình. Hy
vọng nếu thành công, đề tài sẽ đóng góp một tiếng nói nhỏ, rất riêng vào công
tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận thể loại báo chí đã và
đang được thực thi từ mấy chục năm nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, kể từ lần đầu xuất hiện tới nay, thời sự truyền hình là một
trong những đề tài được nhiều học giả và các chuyên gia nghiên cứu. Tuy


nhiên, trên thực tế có rất ít các tài liệu nghiên cứu sâu chưa có một đề tài nào
nghiên cứu chuyên sâu thể loại phóng sự truyền hình khi gắn vào các mối
quan hệ trong một chương trình thời sự. Nổi bật là một số công trình đã được
công bố:
1


Khóa luận tốt nghiệp

- Lê Hồng Quang (2004), Một ngày thời sự truyền hình, Nxb Hội nhà
báo Việt Nam. Đề cập về công việc hàng ngày của chương trình thời sự
truyền hình.
- Brigitte Bess và Desormeaux (2010), Phóng sự Truyền hình, Nxb
Thông tấn. Cuốn sách đã đề cập đến một số kỹ năng, phương pháp làm
phóng sự truyền hình.
- Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội. Cuốn sách có một chương đề cập đến khái niệm, đặc
trưng của phóng sự truyền hình,vv…
Hệ Phát thanh có hình, thực chất là kênh truyền hình của Đài tiếng nói
Việt Nam. Vì vậy, các phóng sự được phát trên sóng VOVTV mang tính chất
và đặc điểm của truyền hình. Hiện nay, các tác phẩm phóng sự là không thể
thiếu trong mỗi chương trình Thời sự của các đài truyền hình nói chung và
VOVTV nói riêng nhưng chất lượng của các chất lượng của phóng sự trong
các chương trình Thời sự của VOVTV còn nhiều vấn đề phải bàn. Chính vì
vậy tôi quyết định đi sâu vào khám phá, nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến chất lượng của phóng sự trong chương trình Thời sự truyền hình trên
VOVTV.
Trong quá trình nghiên cứu do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên
cứu khoa học nên tôi cố gắng tận dụng tối đa những kiến thức đã được học và
quá trình đi thực tập cuối khoá để nghiên cứu. Qua đó làm tiền đề cho những

ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về phóng sự của chương trình Thời sự
truyền hình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phóng sự đã được phát sóng
trong chương trình Thời sự 18h trên VOVTV, thời gian khảo sát từ tháng 01
đến tháng 5 năm 2012.

2


Khóa luận tốt nghiệp

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của khóa luận là nhằm định hình lại vị trí
đích thực của thể loại phóng sự, giúp cho người đọc ít nhiều phân biệt được
các loại phóng sự được sử dụng phổ biến trên truyền hình hiện nay; vai trò,
hiệu quả của mỗi loại khi được sử dụng hợp lý trong các chương trình truyền
hình khác nhau.
Trên cơ sở những mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được cụ thể hóa
như sau:
Nêu và phân tích những lý thuyết cơ bản về thể loại phóng sự báo chí
nói chung và thể loại truyền hình nói riêng, thông qua việc chọn lọc, tổng hợp
từ những quan niệm, ý kiến khác nhau về thể loại này.
Nêu và phân tích tính đặc thù, vị trí và hiệu quả thông tin của phóng sự
trong chương trình thời sự bằng việc khảo sát chương trình thời sự đã phát
sóng lúc 18h – VOVTV từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.
Nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh trong
phóng sự ngắn và một số giải pháp nâng cao chất lượng của phóng sự trong
chương trình thời sự của VOVTV.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dù được triển khai ở phạm vi, mức độ nào thì đề tài cũng chủ yếu dựa
trên cơ sở khoa học của nó là cơ sở lý luận báo chí. Xuất phát từ nền tảng
khoa học đó, đề tài kết hợp giữa việc khảo sát thực tiễn hoạt động sáng tạo
sản xuất báo chí ở Phòng Thời sự -VOVTV, qua lựa chọn và phân tích
chương trình Thời sự 18h đã phát sóng trên kênh VOV TV (thời gan khảo sát
từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2012), sưu tầm những tài liệu về truyền hình, sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đồng thời so sánh dựa trên lý thuyết
và thực tế để thực hiện đề tài này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Khoá luận nghiên cứu về thể loại phóng sự báo chí, cụ thể hơn là phóng
sự truyền hình. Nhưng điểm khác biệt so với các đề tài khác là ở chỗ: nội
3


Khóa luận tốt nghiệp

dung luận văn không bàn một cách chung chung mà chỉ tập chung khai thác
thể loại từ một khía cạnh, góc độ, đặt thể loại phóng sự vào từng vị trí để tìm
hiểu kỹ hơn về hiệu quả của nó. Trong đề tài này, tôi đã gắn thể loại phóng sự
truyền hình vào mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành chương trình thời sự
để làm rõ: Trong chương trình thời sự, phóng sự giữ vị thế ra sao và phóng sự
thời sự có gì khác so với phóng sự trong các chương trình truyền hình khác.
Đây là một đề tài vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn khoa học
là vì, với đề tài này, tầm nghiên cứu thể loại phóng sự báo chí trong hệ thống
các thể loại báo chí, trong đó có phóng sự truyền hình được mở rộng ra ở một
góc độ mới và được làm phong phú, đa dạng thêm. Thực tiễn là vì đề tài được
lựa chọn, nghiên cứu, tìm hiểu hoàn toàn dựa trên cơ sở xác đáng, đúng thời
điểm và trực tiếp giúp cho người làm phóng sự truyền hình cũng như công
chúng khán giả nhận dạng đúng thực chất vấn đề.
7. Bố cục của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thể loại phóng sự trong
chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chương 2: Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự - Hệ
VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng của phóng sự trong
chương trình thời sự - Hệ VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam.

4


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ - HỆ VOVTV –
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

1.1. Những vấn đề lý luận chung về phóng sự truyền hình
1.1.1. Thể loại phóng sự trên truyền hình
Phóng sự truyền hình là một trong những thể loại nòng cốt của báo chí
truyền hình, có số lượng sản xuất và thời lượng phát sóng khá lớn. Trong
nhóm các thể loại của báo chí truyền hình, phóng sự truyền hình được xếp
vào nhóm các thể loại tạo hình. Đó là bức tranh toàn cảnh về một sự kiện,
hiện tượng hay một vấn đề nào đó. Mỗi tác phẩm phóng sự truyền hình có các
số liệu cơ bản và khái quát cao, những chi tiết hình ảnh vừa cụ thể, vừa sống
động khắc họa được những chân dung, những tính cách có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp đến sự kiện. Tất cả chúng đều được trình bày, phác thảo bằng
một bút pháp linh hoạt, uyển chuyển với ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh giàu

chất văn học và điện ảnh.
Đặc điểm của phóng sự truyền hình là tính khám phá, phát hiện. Người
ta gọi công việc của người phóng viên truyền hình là “kiếm tìm đề tài” chứ
không phải là “lựa chọn đề tài”. (Với những đề tài đã có sẵn, chỉ cần sự lựa
chọn, do đó ít nhiều hạn chế năng lực sáng tạo của người phóng viên). Đề tài
của phóng sự truyền hình không bị giới hạn về phạm vi khai thác. Người
phóng viên có thể đề cập đến bất cứ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội.
Nhưng phải thật cân nhắc: phóng sự truyền hình chỉ phản ánh tập chung vào
những sự kiện, hiện tượng, vấn đề bức xúc mới phát sinh một cách chân thật
khách quan. Đặc biệt, ý tưởng về một đề tài phóng sự truyền hình trong óc
sáng tạo của người phóng viên từ sự xuất hiện của những tình huống có vấn
đề, tức là những tình huống được thiết lập bởi hàng loạt các câu hỏi. Nhiệm

5


Khóa luận tốt nghiệp

vụ của người phóng viên là làm sáng tỏ vấn đề bằng việc lần lượt trả lời các
câu hỏi mà nó đặt ra.
Rất nhiều nhà nghiên cứu, khi phân định giữa tin và phóng sự truyền
hình đã đặt lên hàng đầu yếu tố thời lượng (độ dài tác phẩm được tính bằng
đơn vị thời gian). Trong xu hướng làm truyền hình hiện đại, bằng mọi cách,
người ta luôn cố gắng khống chế sự bành chướng về độ dài tác phẩm. Ở
VOVTV, tin tức phát sóng đều không quá 1 phút và những tin dài trên 2 phút
thường được gọi là phóng sự. Với tin, quan trọng là điểm chót và nhiều khi
người xem chỉ cần biết thông tin khách quan về sự kiện đã là quá đủ. Về một
phương diện nào đó, phóng sự truyền hình cùng thông báo sự kiện, nhưng
không dừng lại ở đó, sự kiện được tập trung khai thác chiều sâu, được gắn vào
cả quá trình từ lúc phát sinh sự kiện cho đến thời điểm kết thúc sự kiện. Nhất

quán trong hình thức thể hiện, phóng sự truyền hình đặt trọng tâm phân tích
vào câu hỏi: sự kiện đó xảy ra như thế nào? vì thế người phóng viên ở mức độ
cho phép có thể lấy phỏng vấn nhân chứng để tạo thêm tính khách quan cho
sự kiện. Tìm hướng gỡ nút sự kiện, vấn đề luôn là chuỗi vận động liên tục
trong tác phẩm phóng sự. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy ở một phóng sự
truyền hình.
Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện và tin thường thông báo sự kiện
tức thời theo lát cắt ngang và được phát sóng ngay sau khi sự kiện xảy ra
nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin. Khác với tin, phạm vi và khả năng
phản ánh của phóng sự bao quát hơn: ngoài sự kiện, đối tượng phóng sự
truyền hình tập chung phản ánh người, cảnh, vật. Những vấn đề phóng sự đề
cập thường là những vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm, đòi hỏi
thông tin tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ. Đứng trước một sự kiện, tin chỉ quan tâm tới
mặt nổi của nó, còn phóng sự truyền hình đã vươn xa hơn chức năng thông
thường, để cố gắng tìm hiểu sâu hơn bản chất của sự kiện. Trong phóng sự
truyền hình nói chung, phóng sự chân dung nói riêng nhân vật thường được
6


Khóa luận tốt nghiệp

thể hiện một cách hoàn chỉnh, bao gồm cả dáng mạo, tính cách, hành vi và
những phẩm chất ưu tú của anh ta. Với những khả năng đó, trong mỗi phóng
sự truyền hình luôn hàm chứa đồng thời hai tầng thông tin. Một tầng thông tin
được tạo nên bởi chính nội dung mà phóng sự đề cập tới; và một tầng thông
tin được tạo nên từ bối cảnh không gian trong phóng sự, thái độ, hành vi, cử
chỉ, nét mặt của nhân chứng, những người được phỏng vấn hoặc đối tượng
của phóng sự. Đây là ưu thế rất riêng của thể loại phóng sự trên truyền hình.
Trong tin nói chung và tin truyền hình nói riêng phóng viên đóng vai trò
là người đưa tin, họ thường không can thiệp quá sâu làm mất tính khách quan

của sự kiện. Nhưng trong phóng sự truyền hình phóng viên được thể hiện “cái
tôi” rất rõ nét. Đó là cái tôi quan sát, cái tôi cảm xúc và cái tôi thẩm định.
Khẳng định tính khách quan của tin không có nghĩa là phủ định hoàn
toàn tính khách quan của phóng sự. Cũng như các thể loại khác, phóng sự
truyền hình luôn luôn phản ánh những sự kiện, vấn đề, con người có thật
trong tác phẩm, điều tối kỵ nhất là sự hư cấu, bịa đặt. Nhân vật trong phóng
sự luôn gắn liền với hành động, tâm trạng, cảm xúc ở những hoàn cảnh,
không gian, thời gian, địa điểm và tình huống cụ thể. Họ vừa là mục tiêu, vừa
là trung tâm của mỗi tác phẩm phóng sự.
Không giống như tin, tính khuynh hướng trong một tác phẩm phóng sự
truyền hình bộc lộ khá rõ qua “cái tứ” của tác phẩm, cái tâm và bản lĩnh chính
trị của tác giả. Những phẩm chất nghề nghiệp đó được thể hiện qua việc tìm
kiếm, phát hiện đề tài, tiếp cận sự kiện, nhân vật, lấy tư liệu (hình ảnh và các
số liệu, các cuộc phỏng vấn) và bằng khả năng sáng tạo tác giả phóng sự đã
xây dựng bố cục, sắp xếp, dãn dắt câu chuyện theo ý tưởng của mình. Điều
này lý giải vì sao có nhiều nhà báo cùng tiếp cận với một sự kiện, vấn đề, con
người... mà mỗi phóng sự lại có bản sắc riêng.
Trong tác phẩm “Báo chí truyền hình”, các tác giả G.V.Cudonhetxop,
X.L. Xvich, A.La. Iuropxki có viết: “Phóng sự là thể loại báo chí thông tin
7


Khóa luận tốt nghiệp

nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó
mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào” [3, tr.59]. Theo quan niệm này thì
yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả năng thông tin nhanh chóng về một sự
kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện.
Còn theo nhận định của tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo
trình báo chí truyền hình” thì:

“Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm
chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống,
hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh phát triển, đồng thời
thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa
cảm xúc bằng phương tiện kĩ thuật truyền hình” [10, tr.186].
Qua việc phân tích trên, có thể đi đến một kết luận phóng sự truyền
hình là một tác phẩm thông tấn báo chí thuộc nhóm thể loại tạo hình có đối
tượng phản ánh là tất cả các sự kiện, vấn đề được đặt ra trong đời sống chính
trị - xã hội. Đó là một bức tranh toàn cảnh về sự kiện, vấn đề trong cả tiến
trình được xây dựng từ những hình ảnh và lời bình sinh động, chân thực với
những nhân chứng sống động, bằng bút pháp giàu tính văn học. Vì thế phóng
sự truyền hình đã tạo ra một hiệu quả tiếp nhẩn rất cao và chính những đặc
điểm của thể loại đã xác lập cho phóng sự có được vị trí quan trọng trong bất
cứ một chương trình truyền hình nào.
1.1.2. Quan niệm, đặc trưng của phóng sự trong chương trình thời
sự truyền hình
1.1.2.1. Một số quan niệm về phóng sự trong chương trình thời sự
truyền hình
Trong các chương trình thời sự truyền hình hiện nay, luôn xuất hiện thể
loại phóng sự ngắn. Một thể loại báo chí luôn phát huy được hiệu quả trong
việc nhanh chóng cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Khi bàn về phóng sự ngắn đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau. Có
người cho rằng nó chỉ là một dạng của tin sâu. Có người lại cho rằng nó chưa
phải là phóng sự. Trong khuôn khổ của khoá luận này, người viết xem phóng

sự ngắn là một dạng của phóng sự truyền hình, mang những đặc trưng và đặc
điểm của phóng sự truyền hình. Mặt khác do thời lượng và vị trí trong chương
trình thời sự truyền hình nên phóng sự ngắn mang những đặc điểm và có
những nét thể hiện riêng để đạt hiệu quả.
Theo ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam
thì: “Một phóng sự ngắn không thể đứng riêng như một chương trình độc lập,
nó phải đặt trong cơ cấu chung của một chương trình, có thể là chương trình
thời sự và có thể là một chương trình kiểu Ma ga zin truyền hình. Chính vì thế
cách dẫn dắt, móc nối giữa các phóng sự ngắn trong một chương trình hoặc
cách bổ xung chặt chẽ cho nhau giữa các phóng sự ngắn trong một chương
trình, hoặc cách bổ xung chặt chẽ cho nhau giữa các phóng sự ngắn cùng làm
về một chủ đề khai thác các khía cạnh khác nhau và cùng được xếp trong
cùng một chương trình; giữa các phóng sự ngắn và các phỏng vấn có tính
quyết định trong một chương trình tổng thể là điều vô cùng quan trọng để tạo
ra hiệu quả cuối cùng là thu hút và thuyết phục người xem trước vấn đề được
nêu ra”.
Còn ông Phùng Quang Nghinh – Trưởng phòng Thời sự, Hệ phát thanh
có hình, Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng: “Phóng sự trong chương trình thời
sự truyền hình có thời lượng ngắn, thường đề cập đến những vấn đề mới nảy
sinh trong xã hội, được lý giải với tính chất rộng và có chiều sâu, được dư
luận xã hội đặc biệt quan tâm”.
Qua tổng hợp một số quan niệm của các cá nhân đã có kinh nghiệm lâu
năm trong ngành truyền hình. Chúng tôi đưa ra khái niệm về phóng sự ngắn
truyền hình như sau:

9


Khóa luận tốt nghiệp


Phóng sự ngắn truyền hình là một dạng của phóng sự, phản ánh một
cách mang tính thời sự các vấn đề mới nảy sinh. Có quy mô và tính chất tác
động của những sự kiện đó không quá phức tạp nhưng có ý nghĩa xã hội rộng
lớn, giúp công chúng hình dung được quá trình phát sinh, phát triển của sự
kiện và để từ đó góp phần định hướng dư luận.
1.1.2.2. Đặc trưng của phóng sự trong Chương trình thời sự truyền hình
Là một dạng của phóng sự truyền hình nên phóng sự trong chương
trình thời sự truyền hình cũng có những đặc điểm chung của phóng sự truyền
hình, đồng thời cũng có những đặc trưng riêng:
Phóng sự trong chương trình thời sự phản ánh một cách nhanh chóng
quá trình phát sinh, phát triển của những sự kiện mang tính thời sự được dư
luận xã hội quan tâm theo dõi. Đề tài của phóng sự thường có quy mô, tính
chất tác động không quá phức tạp.
Do thời lượng của dạng phóng sự này thường ngắn cho nên cách thể
hiện thường đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo. Nội dung thông tin ngắn gọn,
xúc tích, rõ ràng, giúp cho công chúng hiểu ngay được vấn đề đang theo dõi
trên màn hình tivi, từ đó góp phần hình thành, định hướng dư luận của xã hội.
Những hình ảnh được sử dụng trong phóng sự ngắn phải ấn tượng, điển
hình, lột tả được bản chất của sự kiện. Sử dụng âm thanh linh hoạt nhằm thu
hút sự chú ý của công chúng ngay từ đầu và cuốn hút họ quan tâm theo dõi
vào sự phát triển của vấn đề.
1.1.3. Phóng sự trong một số chương trình truyền hình nói chung và
chương trình thời sự nói riêng
1.1.3.1. Phóng sự trong Chương trình chuyên đề
Sản phẩm của Phòng chuyên đề là các chuyên mục, chương trình
chuyên sâu về một số lĩnh vực nào đó. Mỗi chuyên mục của chương trình
được tạo nên bởi một hoặc hai phóng sự, tùy theo nội dung chủ đề mà có thời
lượng dài hay ngắn. Thông thường, mỗi phóng sự trong chuyên mục được
10



Khóa luận tốt nghiệp

quy định không dưới 6 phút và tối đa là 15 phút phát sóng. Như vậy, có thể
nói, phóng sự là thể loại cốt yếu của các chuyên mục, được tổ chức sản xuất,
phát sóng một cách phổ biến, rộng rãi trong Chương trình chuyên đề truyền
hình. Chủ đề, đối tượng mà chúng đề cập tới là các vấn đề khách quan, đang
tồn tại, phát triển trong thực tế và quan hệ chặt chẽ với thời sự chủ lưu.
Ví dụ: Chuyên mục: “Sống để yêu thương” của Phòng chuyên đề chuyên
sâu về lĩnh vực xã hội với đối tượng phản ánh là những tấm gương người tốt,
việc tốt, các vấn đề có phạm vi khái quát cao, thực tế đang nảy sinh ở các miền
quê trong cả nước. Hoặc chuyên mục “Nước non ngàn dặm” là chuyên mục
thường xuyên sử dụng các phóng sự tài liệu hoặc các ký sự du lịch.
1.1.3.2. Phóng sự trong Chương trình văn nghệ
Phòng Văn nghệ là Phòng có các chương trình tổng hợp các loại hình
sự kiện, con người và văn học – nghệ thuật. Phóng sự được sản xuất và sử
dụng trong các chương trình này là phóng sự tài liệu nghệ thuật, phóng sự
chân dung, có thời lượng tương đối lớn.
Ví dụ: Chuyên mục “Câu chuyện âm nhạc”. là chuyên mục chuyên sử
dụng các phóng sự chân dung.
1.1.3.3. Phóng sự trong Chương trình thời sự
Sản phẩm của Phòng thời sự là các bản tin, chương trình thời sự hàng
ngày. Chúng tập hợp của nhiều thể loại, trong đó nhiều nhất là tin và phóng
sự. Chúng được tổ chức và phát sóng nhanh để đảm bảo tính kịp thời của
thông tin thời sự. Vì thế, phóng sự ở Chương trình thời sự là các phóng sự
ngắn, có đối tượng phản ánh là các sự kiện thời sự, đang xảy ra hoặc chỉ vừa
mới chấm dứt và đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
1.2. Chương trình thời sự và vai trò của phóng sự trong Chương
trình thời sự - Hệ VOVTV
Thông tin là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của

báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Người đọc – người nghe – người
11


Khóa luận tốt nghiệp

xem luôn mong đợi các phương tiện thông tin đại chúng những tin tức nóng
hổi, dồn dập về mọi mặt của tình hình trong nước và quốc tế từ các nguồn đổ
về. Tin tức phải được chuyển đến cho công chúng một cách liên tục và kịp
thời nhất, ngay khi sự kiện đang diễn ra hay chỉ vừa mới chấm dứt. Những
tin tức góp nhặt, cũ kỹ về cái sự kiện đã xảy ra quá lâu và công chúng đã
biết quá rõ về chúng, nên loại bỏ nếu không muốn khán giả quay lưng lại
chương trình.
Có thể nói, trong việc đưa tin thì truyền hình đưa tin chậm hơn phát
thanh nhưng riêng phóng sự thì truyền hình thể hiện rõ ưu thế tuyệt đối của
mình. Với hình ảnh chuyển động mang tính thuyết phục cao và lời bình đi sâu
vào lý giải, bình dẫn các sự kiện, phóng sự truyền hình mang đến cho người
xem sự hấp dẫn đặc biệt.
Điều quan trọng là truyền hình biết phát huy tính trội của mình nhờ
những tính năng đặc biệt vốn có. Đó là khả năng chuyển phát vượt không
gian những bức thông điệp hoàn hảo với hình ảnh động và âm thanh trung
thực, tạo cho khán giả có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến sự kiện xảy
ra và có cơ may tham gia một phần vào sự kiện đó. Bằng việc thiết lập bối
cảnh, không khí thực, giữa truyền hình và khán giả dường như có một sợi dây
vô hình kết nối thật gần gũi. Để chỉ tính cập nhật trong hoạt động đưa tin,
trong lĩnh vực chuyên môn, người ta sử dụng thuật ngữ “thời sự”. Có thể giải
thích như sau: Thời sự là tổng thể nói chung những sự kiện ít nhiều quan
trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội chính trị, xảy ra trong thời
gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm.
1.2.1. Phân biệt Bản tin – Chương trình thời sự Hệ VOVTV

Trong bản tin thời sự cần chú ý phân biệt “bản tin chính” và “bản tin
phụ”. Ở VOVTV, bản tin 18h được gọi là “bản tin chính” hay “bản tin vàng”,
phát sóng và phủ sóng rộng khắp trong cả nước với những thông tin hết sức
quan trọng. Thành tố làm nên một bản tin là tập hợp những tin tức (bao gồm
12


Khóa luận tốt nghiệp

cả tin hình và tin lời, tin sản xuất và tin khai thác). Nhưng đó không phải là
một tập hợp những tin tức rời rạc, lẻ tẻ mà dựa trên các căn cứ về phạm vi
lãnh thổ, chủ đề, lĩnh vực và thời đoạn đưa tin. Mỗi bản tin thời sự trong nước
thường được bắt đầu bằng những tin chính trị - lễ tân và tiếp theo là các tin về
các lĩnh vực khác.
Nếu như các bản tin chính được sử dụng có hạn định cả số lượng lẫn
thời điểm thì việc sử dụng các bản tin tỏ ra rộng rãi hơn. Chúng được phát
sóng xen kẽ giữa các chương trình truyền hình ở nhiều thời điểm khác nhau
trong ngày. Những bản tin phụ này có thể sử dụng các tin quan trọng khác đã
được phát sóng trước đó để phát lại hoặc sử dụng thêm các tin khai thác, biên
tập (tin lời hay tin có hình tư liệu) từ các nguồn khác (của báo in, của báo
mạng và của đài phát thanh). Cùng với các bản tin chính, sự có mặt của các
bản tin phụ góp phần tạo cho thời lượng các chương trình truyền hình trong
một ngày luôn đảm bảo tính liên tục và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của
khán giả. Hiện tại, mỗi ngày VOVTV có tới 09 bản tin các loại, được phát
sóng liên tục, xen kẽ trong chương trình truyền hình trong ngày. Đáng chú ý
là các bản tin thời sự trong nước, thời sự quốc tế, bản tin thể thao, bản tin dự
báo thời tiết.
Khác với “bản tin”, “chương trình thời sự” có phạm vi ý nghĩa rộng và
bao quát hơn nhiều cả về không gian và thời gian. Nếu như trong các “bản
tin”, lượng thông tin chỉ được giới hạn trong một phạm vi, lĩnh vực nhất định

thì trong các “chương trình thời sự”, thông tin có tầm vóc rộng hơn và phong
phú hơn bởi tính đa chiều. Đó là một khối lượng khổng lồ gồm các tin tức về
tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong nước và quốc tế trong
một ngày, hay chỉ trong một vài giờ đồng hồ. Yếu tố cấu thành nên một bản
tin là thể loại tin và phóng sự, còn chương trình thời sự được kiến tạo nên
bằng nhiều thể loại với từng mức độ, quy mô khác nhau, nhiều nhất là tin,
phóng sự và tiếp đến là phỏng vấn. Tuy có khối lượng tập trung lớn, nhưng
13


Khóa luận tốt nghiệp

trong các chương trình thời sự, thông tin không phải là tập hợp hỗn loạn mà
được sắp xếp, bố trí một cách cân đối, thống nhất từng phần, từng nhóm theo
thứ tự nhất định. Mỗi phần, mỗi nhóm như vậy chính là bản tin hay một
chuyên mục thời sự và xen giữa chúng là một số thể loại phản ánh khác.
Mỗi ngày VOVTV có 3 chương trình chính thức với nghĩa đầy đủ nhất,
trong đó có sự tham gia của các bản tin, chuyên mục thời sự cùng với khá
nhiều thể loại. Đó là chương trình thời sự buổi sáng (6h00), chương trình thời
sự buổi trưa (11h30) và chương trình thời sự buổi tối (18h00).
Điểm giống nhau giữa các chương trình này là mỗi chương trình đều
được bắt đầu và nhất thiết phải có phần tin thời sự trong nước rồi sau đó mới
chuyển sang bản tin thời sự quốc tế, bản tin thể thao và mục dự báo thời tiết.
Tuy vậy, nếu xét thời trình tự quan trọng thì chương trình thời sự buổi tối
được đặt lên vị trí hàng đầu. Nó được ưu tiên những tin tức quan trọng và thời
điểm, thời lượng phát sóng lớn hơn những chương trình thời sự khác phát
sóng trong ngày.
1.2.2. Vai trò của phóng sự trong chương trình thời sự Hệ VOVTV
Thể loại phóng sự ngày càng thể hiện chỗ đứng không thể thiếu được
của mình trong hoạt động truyền thống đại chúng, đặc biệt trong bối cảnh

“bùng nổ thông tin” với thế giới hiện đại đang đứng ở trung tâm cuộc chiến
tranh thông tin quyết liệt, ai nắm được thông tin người đó đóng vai trò quyết
định. Dù mọi thể loại báo chí đều mang tính thuyết phục, hấp dẫn cao của thể
loại phóng sự. Phóng sự đã và đang được công chúng ưa chuộng khi thưởng
thức các chương trình phát thanh, truyền hình cũng như xem báo. Phóng sự
không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu của công chúng được thông tin
một cách đầy đủ, một cách khách quan bằng một phương pháp đặc thù phương pháp phóng sự mà còn là dấu mốc khẳng định tay nghề của phóng
viên. Phóng sự ngày nay đã trở thành một thứ “vũ khí” không thể không sử
dụng đến trong cuộc cạnh tranh về thông tin giữa các tờ báo in, báo mạng, đài
phát thanh và truyền hình.
14


Khóa luận tốt nghiệp

“Văn hay chẳng luận bài dài”, báo không hẳn là văn nhưng cô đọng,
xúc tích là đòi hỏi không thể thiếu trong một tác phẩm báo chí hay. Khán giả
màn ảnh nhỏ ngày càng chú ý đến một thể loại trong bản tin thời sự - đó là
phóng sự ngắn. Những phóng sự “làng ca, xã ca” dài 20 -30 phút của những
năm đầu thập kỷ 90 trong Thế kỷ XX xem ra không còn được sử dụng trong
chương trình thời sự truyền hình hiện nay nữa. Dù người xem có thích đến
mấy, dù truyền hình vẫn là phương tiện gia đình được con người yêu mến
nhất trong thế kỷ XI thì các phóng viên, biên tập viên ngày nay cũng không
muốn để công chúng phải mất đến nửa giờ về sự dông dài trong các tác phẩm
của họ. Nếu vì phóng sự truyền thống như một dòng sông ăm ắp các sự kiện,
số liệu được phân tích, lý giải thì phóng sự ngắn không chỉ nằm ở sự đạo diễn
công phu, sự cầu kỳ gọt dũa lời bình, sự tân trang mỹ miều cho hình ảnh nhờ
những kỹ xảo tối tân. Sức hấp dẫn của phóng sự ngắn chính là những sự kiện
nóng hổi của đời sống mà người phóng viên vì dấn thân và năng động mà cảm
nhận được.

Có những người cho rằng làm phóng sự trong chương trình thời sự
truyền hình như thế thì dễ quá: ba tiếng động, dăm cảnh quay, mấy lời bình…
khác gì một cái tin dài! Thực ra phóng sự ngắn đâu phải là dấu cộng lạnh lùng
của mấy cái tin. Nó có những đặc trưng riêng của nó: thứ nhất là phải ngắn
(ngắn hiểu theo nghĩa lời văn ý dài); hai là phải mang tính thời sự; ba là phải
có vấn đề. Cái làm cho phóng sự ngắn thành phóng sự hay trước hết vì nó có
“sự”. Tin cũng cần có sự kiện nhưng cái mà phóng sự ngắn cần hơn là vấn đề
mà sự kiện ấy đặt ra. Tin có thật nêu sự kiện nhưng phóng sự có dấu ấn chủ
quan, có thái độ rõ ràng của người phóng viên và của cơ quan báo chí trước
vấn đề được phát hiện. Nếu thời sự là trang nhất của tờ báo hình thì có thể coi
phóng sự ngắn là điểm nhấn trong đó. Vì ngoài khả năng tự tỏa sáng, phóng
sự ngắn còn có chức năng giáp nối, mở rộng dòng sự kiện theo một hệ thống
chủ đạo, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền. Phóng sự
15


Khóa luận tốt nghiệp

ngắn có sức công phá tạo ra cửa mở để tiếp cận những vấn đề được khán giả
quan tâm.
Có thể nói, bất kỳ một sự kiện, vấn đề nóng hổi nào xảy ra thế giới, tại
bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào đều được các phương tiện truyền thông đại
chúng phản ánh nhanh nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn, đặc
biệt là truyền hình với ưu thế kỹ thuật thông tin có thể truyền trực tiếp hay tại
chỗ sự kiện, vấn đề đang xảy ra. Mặt khác, các phóng sự ngắn vừa thể hiện
nội dung phản ánh phong phú về cả đề tài lẫn nội dung phản ánh, đề cập đến
mọi khía cạnh của lĩnh vực đời sống trong sự phát triển văn hóa, kinh tế,…
của đất nước. Các phóng sự thời sự luôn theo sát các sự kiện tình huống nổi
bật trong dòng thời sự trào lưu phản ánh đời sống chính trị, xã hội, văn hóa
của đất nước.

Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH – HĐH
đất nước thì phóng sự ngắn có vai trò rất lớn, không phải chỉ là cổ vũ nhân tố
mới, nhiều khi sa vào sự phản ánh một chiều, mang tính chất tô hồng mà còn
là một sự khám phá, đấu tranh với những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong nền
kinh tế thị trường. Đó là nạn tham nhũng, quan liêu hành chính, tình trạng vi
phạm pháp luật – kỷ cương phép nước…
Phóng sự phát huy rất hiệu quả ưu thế của truyền hình so với các loại
hình báo chí khác như là một phương tiện tác động vào dư luận xã hội hữu
hiệu nhất. Sự tác động đó góp phần làm trong sạch đội ngũ của Đảng, giữ
vững uy tín của Đảng, đồng thời nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền
công bằng, văn minh. Nhiều phóng sự đề cập, phát hiện, cảnh tỉnh dư luận xã
hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những
nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên của
mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của dân tộc, đất nước; những vấn
đề sát với quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động.

16


Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng phóng sự trong chương
trình thời sự truyền hình
1.3.1. Nội dung đề cập những vấn đề thời sự, những mâu thuẫn, bất
cập đang tồn tại trong cuộc sống hiện thực
Phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình phải có nhiệm vụ phơi
bày, điều trần về những sự thật chứa đựng những mâu thuẫn trong đời sống.
Nói cách khác, phóng sự trong chương trình này thường chỉ xuất hiện khi có
sự kiện tiêu biểu, quan trọng và trong bối cảnh cuộc sống xuất hiện những
mâu thuẫn. Một sự việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi chỉ có thể là đối tượng của

Tin, bài phản ánh,…nhưng khó trở thành đối tượng phản ánh của phóng sự
nếu bản thân sự kiện đó không chứa đựng những câu hỏi chưa được trả lời
hoặc có nhiều cách trả lời nhưng chưa đủ sức thuyết phục.
Có thể lấy ví dụ trong việc một đơn vị hoàn thành một tuyến giao thông
đường bộ trước kế hoạch đề ra thì chúng ta chỉ có thể đưa tin. Nhưng nếu xuất
hiện tình trạng đơn vị đó không hoàn thành nhiệm vụ, có hiện tượng tham
nhũng, tiêu cực,… thì đó có thể là cơ hội của phóng sự ngắn.
1.3.2. Phản ánh hiện thực cuộc sống vừa có tính khái quát vừa có
những chi tiết cụ thể, sinh động
Yêu cầu về tính khái quát của phóng sự thực chất là yêu cầu về bối
cảnh của sự kiện hay vấn đề mà nó có nhiệm vụ thông tin, phản ánh. Tính
khái quát là những chi tiết, tạo ra bối cảnh.
Việc tái hiện những chi tiết cụ thể đồng thời cũng là quá trình đi tìm
câu trả lời cho câu hỏi thể hiện mâu thuẫn trong bối cảnh chung. Quá trình
điều tra nghiên cứu để trả lời câu hỏi cũng đồng thời sẽ giúp cho tác giả có
được trong tay những chi tiết sống động, có thể gây được những ấn tượng đối
với công chúng.
Phóng sự trong chương trình thời sự phải lựa chọn được những chi tiết
có khả năng phản ánh rõ nhất bản chất của sự kiện và biểu lộ nó một cách
17


Khóa luận tốt nghiệp

khách quan ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Những chi tiết có khả năng tạo nên
sức mạnh của tác phẩm.
Phóng sự “Lao nhiễm HIV mối đe doạ của cộng đồng”, chương trình
thời sự 23/3/2012 của Anh Thư đã mở đầu bằng cảnh quay một cô gái nằm
trên giường bệnh gầy gò, khuôn mặt đau khổ, dúm dó kèm theo lời bình:
“Khi cuộc sống chỉ còn tính từng ngày trên giừng bệnh, cô gái này đã

khóc khi nghĩ đến đứa con một tuổi của mình phải để lại dưới quê. 16 tuổi cô
rời quê hương lên thành phố rồi xa chân vào những quán cà phê mại dâm trá
hình. Cô là một trong hơn 40 bệnh nhân lao nhiễm HIV giai đoạn cuối tại
bệnh viện này.
Trong nỗi cô đơn của một kẻ bỗng trở thành vô thừa nhận, cô đang
tuyệt vọng, cô nghĩ nhiều về tương lai của đứa con trai mình”.
Đoạn sau của phóng sự, tác giả còn nói nhiều đến con số người bị
nhiễm bệnh, nguyên nhân gây bệnh,…nhưng khán giả chỉ nhớ đến chi tiết mở
đầu phóng sự mà thôi: Hoàn cảnh khốn khó, tuyệt vọng của cô gái cũng như
tương lai mù mịt của đứa con trai cô. Người ta thương cho số phận bất hạnh
của một con người đồng thời cũng ghê sợ hiểm hoạ của HIV/AIDS đang đe
doạ cuộc sống của cộng đồng. Đó chính là điều mà phóng sự muốn đề cập.
Chi tiết hay là điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của phóng sự.
Các chi tiết hay phải là những chi tiết khám phá độc đáo, những phát hiện tài
tình, những tìm tòi đầy sáng tạo của phóng viên.
1.3.3. Có sự tham gia của nhân chứng và tác giả là nhân chứng có
vai trò quan trọng nhất
Sự tham gia của các nhân chứng (nhân chứng trực tiếp và nhân chứng
gián tiếp) trong tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Việc huy động ý kiến phát biểu trực tiếp của các nhân chứng trong một
mức độ nào đó có thể tạo ra sức thuyết phục, sự tin tưởng vào tác phẩm đối
với công chúng. Điều quan trọng nhất mà các nhân chứng đóng góp cho tá
phẩm phóng sự là những thông tin trong lời phát biểu của họ.

18


Khóa luận tốt nghiệp

Tác giả của phóng sự – với tư cách là nhân vật trần thuật là nhân chứng

có vai trò quan trọng nhất. Điều này có hai lý do. Thứ nhất: tác giả là người
đã trực tiếp chứng kiến (một phần hoặc toàn bộ) sự kiện. Thứ hai: tác giả có
nhiệm vụ dẫn dắt, liên kết, khâu nối toàn bộ nội dung của tác phẩm – trong đó
có ý kiến của các nhân chứng khác.
Ví dụ: Trong phóng sự ngắn “Thịt không bảo đảm vệ sinh tràn lan trên
thị trường” của phóng viên: Kim Hiền – Quốc Hùng phát sóng vào chương
trình thời sự lúc 18h ngày 23 tháng 4 năm 2012, phản ánh tình trạng thực
phẩm là thịt lợn được lưu thông trên thị trường tại các chợ ở Thành phố Hà
Nội không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ tại các lò mổ
đến khâu vận chuyển đến bán lẻ tại các chợ. Tác giả đã sử dụng phỏng vấn 3
nhân chứng đó là người tiêu dùng, người bán hàng thịt lợn, lãnh đạo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Nhân chứng cuối cùng chính là sự
xuất hiện của phóng viên cùng với lời bình của mình. Việc sử dụng nhân
chứng trong tác phẩm và sự xuất hiện của phóng viên trong dẫn tại hiện
trường tạo ra sự khách quan chân thật, gây ra sự tin tưởng cao đối với công
chúng vào tác phẩm.
1.3.4. Hình ảnh được chọn lọc mang tính chân thực, gợi cảm xúc.
Các ngành nghệ thuật đều dùng hình tượng để phản ánh hiện thực, tạo
cảm xúc thẩm mỹ cho người xem. Dù mỗi loại hình nghệ thuật có một tiếng
nói riêng nhưng điểm giống nhau là các tác giả có thể hư cấu, cách điệu hay
mô phỏng sự việc. Nhưng hình ảnh trong truyền hình thì hoàn toàn khác.
Người quay phim phải trực tiếp đến hiện trường quan sát, chứng kiến và ghi
lại sự việc.
Khi xây dựng thông điệp bằng hình ảnh phải chú ý đến các yếu tố cấu
thành thông tin. Hình ảnh luôn hướng người xem tới thông tin cụ thể; một con
người xuất hiện trong tác phẩm truyền hình sẽ có tên tuổi, địa chỉ thật chứ
không giống như điện ảnh chỉ là hình tượng hư cấu và không tìm thấy trong
xã hội.

19



Khóa luận tốt nghiệp

Sự chân thực của hình ảnh không được hiểu một cách giản đơn là sự
sao chép máy móc hiện thực. Một cách tất yếu hình ảnh luôn có sự lựa chọn
mang rõ quan điểm chính trị, thẩm mỹ của người cầm máy.
Ví dụ như cùng một đối tượng nếu đặt camera ở góc độ thấp hất ngược
lên có tác dụng cường độ chiều cao và có thể làm cho chủ thể trở nên mạnh
mẽ uy quyền. Ngược lại nếu đặt camera ở vị trí vượt trên điểm lôi cuốn chính
yếu của chủ thể và hướng chúc xuống dưới sẽ có hệ quả làm giảm chiều cao
của chủ thể. Nó cũng làm cho chủ thể nhỏ hơn, yếu đuối và không còn quan
trọng nữa.
Tất cả những gì được đưa lên màn hình đều có giá trị thể hiện một ý
nghĩa nào đó. Những hình ảnh được sử dụng phải là những hình ảnh được lựa
chọn mang lại giá trị thông tin cao nhất.
1.3.5. Lời bình phù hợp và bổ xung cho hình ảnh
Lời bình phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình phải giải
thích cho người xem biết những gì đang diễn ra trên màn hình. Lời bình cung
cấp thêm thông tin mà hình ảnh chưa nói hết được. Nếu hình ảnh là cụ thể thì
lời bình thường khái quát câu chuyện hơn. Lời bình trong phóng sự chỉ là sự
bổ trợ, bổ xung thông tin chứ không phải là toàn bộ thông tin như phát thanh.
Do đó lời bình có mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, nó bám sát hình ảnh
nhưng lại không được “miêu tả” những điều người xem đã nhìn thấy. Hình
ảnh được rút gọn cả về không gian và thời gian diễn ra của sự kiện, do đó lời
bình còn phải là sợi dây liên kết câu chuyện một cách rõ ràng hơn. Lời bình
còn phải góp phần định hướng thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. Lời bình
phải thu hút sự chú ý tới những chi tiết mà mắt bỏ qua. Lời bình phải bổ xung
và nâng tầm cho hình ảnh. Nếu lời bình lệch với hình ảnh, lời bình sẽ chở nên
thừa thãi mất ý nghĩa.

Như vậy phong cách viết lời bình cho phóng sự trong chương trình thời
sự truyền hình phải được viết thế nào cho hợp với hình ảnh, để làm sao cho
lời bình thật ăn khớp với hình ảnh để chúng tạo thành một thông điệp thì
thông tin mới đạt được hiệu quả cao nhất.
20


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ HỆ VOVTV- ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

2.1. Vị trí của phóng sự trong Chương trình thời sự - Hệ
VOVTV – Đài Tiếng nói Việt Nam
Đảm bảo yếu tố tính thời sự, cập nhật về thông tin và luôn luôn là mục
tiêu và là động lực của việc thực hiện sản xuất tin, bài ở Phòng thời sự VOVTV. Chính từ những yêu cầu về sự nhanh nhạy nhưng đòi hỏi phải có sự
cô đọng chính xác của thông tin đã câu thúc thời gian tiến hành sản xuất của
phóng viên và thời lượng phát sóng của các tin, bài. Dường như để cố gắng bố
trí được nhiều thông tin với sự tham gia của nhiều thể loại trong một chương
trình thời sự, người ta luôn có ý muốn co dần các tin bài sao cho càng ngắn
gọn càng tốt. Quy định này được áp dụng không loại trừ đối với bất kỳ một
thể loại nào. Trong khi tin được giới hạn trong khoảng từ 30 - 40 giây và tối
đa là 01 phút thì với phóng sự, một thể loại phản ánh chiều sâu, thông thường
dài lắm cũng chỉ 3'30''. Người ta gọi những phóng sự như vậy là những phóng
sự ngắn, đây là tên gọi chung để chỉ tất cả phóng sự được sản xuất và phát
sóng trong các chương trình thời sự. Xu hướng này dễ được người xem chấp
nhận và dần trở thành một chuẩn mực trong việc sản xuất phóng sự truyền
hình. Điều này có thể thấy ở trong các cuộc liên hoan phim truyền hình khu
vực và toàn quốc được tổ chức hàng năm, phóng sự ngắn là một trong những
thể loại được đưa ra, khuyến khích tham gia và tranh giải nhiều nhất và cũng

là thể loại đạt được nhiều thành công nhất.
Mỗi chương trình thời sự được sắp xếp, liên kết từ các tin, bài. Trong
thuật ngữ chuyên môn, việc sắp xếp, liên kết các tin, bài lại thành một bản tin,
chương trình được gọi là công tác biên tập. Nó luôn ấn định thời lượng tối đa
cho phép đối với một chương trình thời sự, qua đó quyết định số lượng tin, bài
21


Khóa luận tốt nghiệp

tham gia chương trình ở những mức thời lượng nhất định. Đó không phải là sự
sắp xếp, bố trí một cách tùy tiện, mà phải đi theo một trình tự đã quy định.
Sự có mặt của các phóng sự trong các chương trình thời sự trong nước
không chỉ đơn thuần là sự đa dạng hóa về mặt thể loại, mà còn đem đến cho
chương trình thời sự một vài cải tiến đáng kể; trước hết là nội dung và
phương thức thể hiện. Do có sự khống chế về thời lượng nên việc dồn nén,
thúc bách từng câu, từng chữ trong mỗi phóng sự thời sự là điều hiển nhiên và
cần thiết. Không giống như các thể loại phim tài liệu hay các phóng sự vấn
đề, ở chỗ chúng thường được mở màn bằng khúc dạo đầu dài dòng, bóng bẩy
mà phóng sự ngắn trong chương trình thời sự với đặc trưng ngắn gọn, không
cho phép phóng viên qúa sa đà vào kể lể dài dòng mà đi thẳng vào bản chất
của những sự kiện thời sự. Nếu như tin thông báo một cách khách quan, thậm
chí hời hợt về sự kiện thì ở các phóng sự ngắn, tính khuynh hướng, chủ quan
được bộc lộ rõ nét hơn. Ẩn chứa đằng sau các sự kiện hoàn toàn trung thực,
khách quan là khả năng phán đoán, thẩm định có cá tính, có phong cách của
phóng viên. Nói như vậy không có nghĩa là anh ta làm công việc của một
nghệ nhân, nhào nặn, hư cấu hoàn toàn sự kiện theo ý mình. Ngược lại, là một
nhà báo, người phóng viên phải có trách nhiệm và luôn cố gắn giữ uy tín nghề
nghiệp. Trên cơ sở sự kiện khách quan, bằng khả năng của mình người phóng
viên tạo một tiếng nói riêng, dẫn dắt người xem theo một hướng tiếp cận

thông tin mới mà ở đó, sự kiện được làm sáng tỏ từ nhiều góc độ.
Trong một chương trình thời sự vì một lý do nhất thời, có thể khuyết
một bài phỏng vấn, một bài bình luận nhưng không thể thiếu được tin và
phóng sự vì đây là hai thể loại tạo khung, có ý nghĩa quyết định sự thành công
hay thất bại của chương trình. Bản thân giữa chúng không hề có mỗi liên hệ
nào ngoài chức năng thông tin. Nhiệm vụ của người biên tập là phải tạo sự
thống nhất trong chương trình sao cho mỗi tin và phóng sự đều được phát huy
tới mức cao nhất khả năng thông tin của chúng.
22


Khóa luận tốt nghiệp

Đã là phóng sự thì tất nhiên không thể không có phỏng vấn. Thể loại
phỏng vấn là một cách thức khai thác tài liệu hiệu quả, nó tỏ rõ cho người
xem sự khách quan, chân thật của sự kiện, vấn đề. Tuy nhiên, khác với phỏng
vấn trong các phóng sự ở Phòng chuyên đề, ở chỗ phỏng vấn của Phòng
chuyên đề có lấy cả các câu hỏi của phóng viên và cuộc phỏng vấn đọc kéo
dài như một cuộc trò chuyện, trao đổi; còn trong các phóng sự ngắn đa phần
các câu hỏi của phóng viên được cắt đi và chỉ giữ lại các câu trả lời của người
phỏng vấn. Câu hỏi dạng đóng là rất hạn chế được sử dụng trong thể loại
phóng sự ngắn và chỉ sử dụng như một giải pháp tạm thời để khắc phục tình
huống bất thường xảy ra trong thực tế nghề nghiệp.
Ví dụ: Trong phóng sự ngắn “Thịt không bảo đảm vệ sinh tràn lan trên
thị trường” của phóng viên: Kim Hiền – Quốc Hùng phát sóng vào chương
trình thời sự lúc 18h ngày 23 tháng 4 năm 2012, phản ánh tình trạng thực
phẩm là thịt lợn được lưu thông trên thị trường tại các chợ ở Thành phố Hà
Nội không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ tại các lò mổ
đến khâu vận chuyển đến bán lẻ tại các chợ. Mở đầu phóng sự, tác giả đã đưa
ra hình ảnh tổng quan về khu vực bán hàng thịt lợn tại chợ Đại Từ thuộc Bắc

Linh Đàm – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội, người bán và người mua
đang diễn ra tấp nập. Đó các cỡ cảnh toàn, trung, cận, động tác lia máy về
những phản thịt lợn ngồn ngộn, những miếng thịt được bày bán… kèm theo
những hình ảnh đó là đoạn lời bình: “Chợ Đại Từ, một chợ nằm ngay trong
khu Đô thị mới Linh Đàm thuộc Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ngay từ sáng
sớm cảnh người mua và người bán đã diễn ra tấp nập. Những bà nội trợ sẽ
tìm đến những hàng bán thịt lợn để mong mua cho gia đình mình những
miếng thịt tươi ngon nhất. Người mua chỉ quan tâm đến những miếng thịt để
trên bàn có tươi hay không và mọi người chọn thực phẩm cho gia đình mình
bằng kinh nghiệm và cảm quan là chính.” Máy quay lướt qua một vài hình
ảnh những người khách mua hàng đang chọn lựa những miếng thịt lợn và
23


Khóa luận tốt nghiệp

dừng lại ở một người bán hàng đang thái thịt lợn. Chị chính là đối tượng được
phỏng vấn trực tiếp ngay trên khu vực gian hàng bán thịt lợn của mình được
làm hậu cảnh. Và đây là câu trả lời phỏng vấn: “Chị lấy ở lò Vạn Phúc, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chứ. Kiểm tra thú y người ta đóng dấu, mình
chỉ lợn người ta mới giết mổ chứ. Lò mổ ấy bây giờ là được an toàn vệ sinh,
sạch sẽ”.
Trong cuộc phỏng vấn, người phóng viên trên thực tế có thể đã dùng
các câu hỏi để khai thác thông tin này nhưng do gò ép về thời lượng, ở
khâu hậu kỳ đã lược bỏ các câu hỏi, chỉ giữ lại các câu trả lời, có chọn lựa
và dựng ráp lại một cách hợp lý. Căn cứ vào đoạn trả lời phỏng vấn trên,
chúng tôi dự đoán người phóng viên ít nhất đã sử dụng hai câu hỏi ngắn để
thu thập thông tin từ người dân. Đó là: “Chị lấy thịt lợn ở đâu để bán, lò
mổ nơi chị mua có bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không?” và “Có cơ
quan nào quản lý hay không?”.

Tiếp theo là hình ảnh những người đang quét rửa sàn mổ và những con
lợn đã được mổ phanh thây nằm trên nền nhà giữa những vũng nước đầy máu
và rác thải tại cơ sở giết mổ gia xúc của Công ty cổ phần An Thịnh, xã Thịnh
Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cùng với lời bình: “Sạch sẽ, đó là lời khẳng
định của người bán hàng thịt ngoài chợ. Còn đây là những hình ảnh mà
chúng tôi đã ghi lại được tại cơ sở giết mổ của Công ty cổ phần An Thịnh, xã
Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nơi mà mọi người vẫn quen gọi là cơ
sở giết mổ Vạn Phúc. Những người có trách nhiệm quản lý các cơ sở này ở
Thủ đô cũng khẳng định như thế này.” Sau đó là hình ảnh phỏng vấn Ông
Nguyễn Huy Đăng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội ngay tại không gian là lò mổ gia xúc của Công ty cổ phần An Thịnh
làm hậu cảnh. Và đây là câu trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Huy Đăng:
“Dù là cơ sở giết mổ một ngày giết mổ đến 700 con nhưng mà bảo đảm cái
vấn đề quản lý dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Mới
24


×