NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)
1
Lời nói đầu
Thông tin chuyên đề "Nông nghiệp Nhật Bản và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP)" là bản lược dịch báo cáo nghiên cứu kinh tế "Japan’s Agri-Food Sector
and the Trans-Pacific Partnership" do các nhà nghiên cứu kinh tế của Cơ quan Nghiên
cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ (ERS/USDA) biên soạn và ấn hành.
Tài liệu đánh giá những ảnh hưởng có thể xảy ra của việc bãi bỏ tất cả các loại thuế
quan, các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs), và các rào cản thương mại khác đối
với các mặt hàng nông sản của Nhật Bản. Hai đánh giá định lượng về ảnh hưởng của
việc bãi bỏ hoàn toàn các thuế quan nông sản trong phạm vi hiệp định TPP được trình
bày và thảo luận. Trong đó, theo đánh giá của Chính phủ Nhật Bản thì sẽ ảnh hưởng
lớn, còn theo đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ
(ERS/USDA) thì sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ.
Do phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận, mô hình tính toán, và quan điểm của các
tác giả nên các kết luận rút ra mang tính chất tham khảo để nghiên cứu. Tài liệu mang
tính chất tham khảo khái quát chung.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ban biên tập
2
NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)
1. Mở đầu
Nhật Bản đang đàm phán để thiết lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) cùng với 11 đối tác đã được xác nhận khác là Ôxtrâylia, Brunây, Canađa, Chilê,
Malaixia, Mêhicô, Niu Dilân, Pêru, Singapo, Mỹ và Việt Nam. Các cuộc đàm phán về
TPP đã bắt đầu hồi tháng 3/2010 và được thu xếp ở các vòng đàm phán thành công tại
khắp các nơi trên vành đai Thái Bình Dương. Các vòng đàm phán dự định sẽ kết thúc
trong năm 2013 song vẫn tiếp diễn sang năm 2015. Các nhà lãnh đạo các nước thành
viên TPP có tham vọng đạt được một hiệp định chất lượng cao, của “thế kỷ 21”, sẽ là
mô hình cho việc giải quyết cả các vấn đề thương mại truyền thống cũng như mới nổi
lên. Các mục tiêu bao gồm bãi bỏ thuế quan và một số biện pháp phi thuế quan giữa
các nước thành viên và tăng cường liên kết trong số các nước sản xuất, xuất khẩu và
nhập khẩu nông sản chủ yếu của thế giới.
Nhật Bản là thị trường nông sản chủ chốt trong lĩnh vực thương mại của TPP. Trong
khu vực TPP, lĩnh vực nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm của Nhật Bản
có qui mô lớn thứ hai, đứng sau Mỹ. Phần lớn nền nông nghiệp Nhật Bản là hướng
nội, và các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước khá đắt. Ngược lại, ngành chế
biến chế biến lương thực thực phẩm của Nhật Bản ngày càng hướng ngoại, tập trung
vào thị trường thế giới, và đã hoạt động ở các nền kinh tế của các nước đối tác TPP
thông qua đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phân phối, bảo quản, sản xuất chế biến
lương thực thực phẩm, và bán lẻ ở những nước này. Đàm phán TPP phải xử lý một
chuỗi phức tạp về bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản, bao gồm các hạn ngạch nhập
khẩu chịu thuế (TRQ) cùng với mậu dịch quốc doanh và sự tăng giá. Việc giải phóng
các rào cản thương mại trong TPP và sự hội nhập lớn hơn của các nền kinh tế TPP sẽ
tác động tới sản xuất và tiêu dùng nông sản của Nhật Bản và có ảnh hưởng lớn tới mậu
dịch nông sản. Theo mô hình Tính toán Cân bằng Tổng quát (CGE) của Cơ quan
Nghiên cứu Kinh tế (ERS) Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), những thay đổi về nhập
khẩu của Nhật Bản sẽ chi phối những thay đổi về nhập khẩu ở phần còn lại của các
nước trong nhóm các nước TPP (Burfisher et al., 2014).
Bản báo cáo này nghiên cứu khảo sát các lĩnh vực nông nghiệp và lương thực thực
phẩm của Nhật Bản cũng như mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của Nhật Bản trong
bối cảnh của các nước TPP. Việc xem xét các chính sách thương mại và chính sách nội
địa, hiện đang hỗ trợ nông nghiệp Nhật Bản và kìm hãm tiếp cận nhập khẩu sẽ nhận
dạng được những loại hỗ trợ khác nhau theo loại hàng hóa. Báo cáo này cung cấp một
cái nhìn khái quát về cơ cấu nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản và xem xét các nguồn
gốc nhập khẩu theo thời gian, tập trung vào nhập khẩu từ các nước đối tác TPP. Những
thay đổi tiềm năng về nhu cầu lương thực thực phẩm và nhu cầu nhập khẩu trong
tương lai được đánh giá theo kịch bản toàn diện TPP có thể xảy ra. Cuối cùng, trình
bày và thảo luận hai đánh giá định lượng về ảnh hưởng của việc giải phóng hoàn toàn
các thuế quan nông sản trong phạm vi hiệp định TPP đang được đề xuất.
2. Nông nghiệp và các ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm Nhật Bản trong bối
cảnh các nền kinh tế đối tác TPP
Nông nghiệp Nhật Bản chiếm một tỉ lệ lớn (15%) trong tổng giá trị nông sản gia tăng
trong phạm vi các nền kinh tế TPP (Bảng 1). Điều này một phần là do một số bộ phận
của nông nghiệp Nhật Bản được bảo hộ với giá cao. Nó cũng phản ánh chất lượng của
sản phẩm nông nghiệp và một tỉ lệ lớn sản phẩm xuất phát từ các ngành sản xuất sản
3
phẩm chăn nuôi và rau quả có giá trị cao. Sự hội nhập của Nhật Bản vào khu vực TPP,
kéo theo những thay đổi lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và thậm chí lớn hơn trong lĩnh
vực lương thực thực phẩm, vì thế có tiềm năng đem đến sự thay đổi đáng kể cho mậu
dịch nông sản trong khu vực TPP đang được đề xuất.
Mậu dịch nông sản của Nhật Bản khá quan trọng. Theo tính toán của Chính phủ
Nhật Bản, lấy hàm lượng calo làm cơ sở, thì 61% mức tiêu dùng lương thực thực
phẩm của Nhật Bản là hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu lấy giá trị đồng yên để thể hiện
mức tiêu dùng thì phần lớn tổng cung lương thực thực phẩm của Nhật Bản (67%) có
nguồn gốc ở Nhật Bản (Government of Japan/ Ministry of Agriculture, Forestry and
Fisheries, Monthly Statistics).
Sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản thường được cung cấp cho thị trường trong nước
– xuất khẩu nông sản của Nhật Bản chỉ chiếm dưới 4% tổng giá trị nông sản bán ra ở
thị trường trong nước. Nông nghiệp Nhật Bản sử dụng cả vật tư đầu vào nhập khẩu (ví
dụ như thức ăn chăn nuôi) cũng như vật tư đầu vào sản xuất ở trong nước. Tuy nhiên,
nhập khẩu nông sản cung ứng một tỉ lệ lớn nhu cầu lương thực thực phẩm ở Nhật Bản,
bổ sung cho sản xuất trong nước.
Nền tảng đất đai của Nhật Bản dành cho nông nghiệp là nhỏ bé so với một số nước
khác trong TPP. Diện tích đất trồng trọt ở Nhật Bản chỉ chiếm 1,4% trong tổng diện
tích đất trồng trọt của các nước TPP (xem Bảng 1). Địa hình núi non giới hạn việc
canh tác trong những vùng đồng bằng tương đối nhỏ, cũng là nơi xây dựng các thành
phố lớn. Vùng núi non được trồng rừng, và diện tích đồng cỏ để chăn thả tương đối
nhỏ.
Trong hàng thế kỷ, người Nhật Bản có bữa ăn chủ yếu là thực vật, dựa vào gạo, các
loại ngũ cốc khác, đậu tương, rau và hải sản. Trong 60 năm qua, mức tiêu thụ và sản
lượng gạo đã giảm, sản lượng các loại ngũ cốc khác giảm mạnh, và lúa mì nhập khẩu
trở thành một phần lớn và ổn định trong cơ cấu bữa ăn. Trong khi đó, sản xuất chăn
nuôi và trái cây gia tăng. Sản xuất chăn nuôi trong một thời gian dài phải dựa vào
nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Nhật Bản sản xuất rất ít ngô làm thức ăn chăn
nuôi và không ép dầu đậu tương trong nước để sản xuất bột khô đậu tương. Cả sản
xuất và tiêu dùng ở Nhật Bản hiện nay bao gồm một thành phần lớn sản phẩm động
vật, gồm có thịt, trứng và sữa. Năm 2011, gạo chiếm khoảng 22% tổng giá trị sản
lượng nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi chiếm 31%, rau chiếm 26%, và trái cây và tất
cả các sản phẩm khác chiếm 21% còn lại (Government of Japan/ Ministry of
Agriculture, Forestry and Fisheries, 2013 Yearbook ).
Bảng 1. Các chỉ số của các nước trong khu vực TPP
Dân số, 2011
Triệu
người
Ôxtrâylia
Brunây
Canađa
Chilê
Nhật Bản
Malaxia
22,3
0,4
34,5
17,3
127,8
28,9
% của
tổng
TPP
2,8
0,05
4,4
2,2
16,3
3,7
Đất trồng trọt,
2011
Triệu
hecta
47,7
<0,01
43
1,3
4,3
1,8
Giá trị nông sản
gia tăng, 20081
% của Tỉ USD
tổng
TPP
16,2
23,9
0
0,09
14,6
27
0,4
6
1,4
55,1
0,6
23
4
% của
tổng
TPP
6,4
0
7.3
1,6
14,8
6,2
GDP/ngƣời,
trung bình
2009-11
USD, PPP2
40.372
50.613
39.098
16.183
33.013
15.177
Mêhicô
Niu Dilân
Pêru
Singapo
Mỹ
Việt Nam
114,8
4,4
29,4
5,2
311,6
87,8
14,6
0,6
3,7
0,7
39,7
11,2
25,5
0,5
3,7
<0,01
160,2
6,5
8,7
0,2
1,2
0
54,4
2,2
38,9
7,53
8,4
<0,01
161,5
20,2
10,5
2
2,3
0
43,4
5,4
15.357
30.401
9.485
56.458
46.676
3.196
Năm 2008 được chọn bởi nó cung cấp các số liệu mới nhất có thể có đối với Canađa và Niu Dilân.
Giá trị nông sản gia tăng là thu nhập thu được từ bán nông sản trừ đi chi phí đầu vào.
2
PPP (Purchasing Power Parity): Sức mua tương đương, là tính toán có tính tới những khác biệt về
giá giữa các nước, ảnh hưởng tới việc mua theo mức thu nhập.
3
Giá trị nông sản gia tăng của Niu Dilân năm 2008 được lấy từ The Government of New Zealand,
Ministry of Agriculture and Forestry, Situation and Outlook for New Zealand Agriculture and
Forestry, 2011.
1
Mặc dù đất nông nghiệp ở Nhật Bản được chia thành các trang trại nhỏ, thường có
qui mô dưới 2 hecta (ha), hoặc dưới 5 mẫu Anh, chuỗi tiêu thụ nông sản ở Nhật Bản
tập trung cao độ và được tổ chức chặt chẽ về nhiều mặt (U.S. Department of
Agriculture, Economic Research Service (USDA/ERS), topics page, Japan subtopic,
2014). Hầu hết nông dân Nhật Bản đều là thành viên của liên đoàn hợp tác xã duy nhất
“Nông nghiệp Nhật Bản” (JA), tập trung việc mua vật tư đầu vào và tiêu thụ nông sản
(Government of Japan/ Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries, 2013
Yearbook; Hayami, 1988). Các công ty bán buôn và bán lẻ lớn thu mua và phân phối
nhiều sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản. Chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm ở
Nhật Bản được trang bị công nghệ tiên tiến, qui mô lớn và về một số khía cạnh rất có
hiệu quả. Vì thế, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đối với thị trường lương thực thực
phẩm Nhật Bản trên thực tế sẽ tương tác với một số lượng nhỏ các công ty lớn của
Nhật Bản chứ không phải với một số lượng lớn các chủ trang trại nhỏ.
Tiêu dùng lương thực thực phẩm ở Nhật Bản đã chuyển từ chế biến tại nhà sang
lương thực thực phẩm được chế biến bên ngoài nhà, mặc dù tỉ lệ lương thực thực phẩm
được chế biến tại nhà vẫn trên 40%. Các nhà hàng, các quán ăn tự phục vụ và các món
ăn chế biến sẵn luôn có ở các siêu thị và các cửa hàng tiện ích giải thích cho sự đang
gia tăng tỉ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Các nhà hàng bao gồm nhiều cửa
hàng gia đình qui mô nhỏ cũng như các chuỗi nhà hàng rất lớn, cả hai loại này đều
phục vụ thức ăn nhanh và bữa ăn gia đình. Giá nông sản cao ở Nhật Bản được bù đắp
bởi việc sử dụng có hiệu quả các đầu vào và dịch vụ khác đến mức mà mức chi cuối
cùng mà người tiêu dùng phải trả, dù vẫn còn cao, đã gần hơn với mức chi của người
tiêu dùng ở các nước TPP khác. Ví dụ, giá gạo sản xuất ở Nhật Bản cao gấp 8 lần giá
gạo ở cửa trang trại Mỹ trong năm 2012, trong khi giá bán lẻ chỉ cao gấp 4 lần giá ở
Mỹ.
Giá lương thực thực phẩm ở Nhật Bản về cơ bản không thay đổi trong 20 năm qua
do giá nông sản giảm nhờ tính hiệu quả gia tăng và do giá vật tư đầu vào phi nông
nghiệp dùng để sản xuất lương thực thực phẩm tính theo đồng yên nói chung giảm
(Government of Japan/ Ministry of Internal Affairs and Communication, 2014). Tuy
nhiên, giá lương thực thực phẩm vẫn cao so với các nước khác, với các hộ gia đình
Nhật Bản phải chi trên 20% tổng chi tiêu của họ cho tiêu dùng tại nhà các mặt hàng
liên quan tới lương thực thực phẩm (người tiêu dùng Mỹ chi 11% thu nhập còn lại sau
khi đóng thuế và phí bảo hiểm cho tiêu dùng lương thực thực phẩm tại nhà trong năm
2012) (USDA/ERS, Food Expenditures data product, 2013).
5
Tiêu dùng lương thực thực phẩm ở Nhật Bản đang trì trệ theo khái niệm calo, có lẽ
do dân cư nước này đang già đi. Theo đánh giá, mức hấp thụ calo trung bình ở Nhật
Bản thấp hơn mức hấp thụ ở các nước có thu nhập cao khác trong khu vực TPP
(United Nations, Food and Agriculture Organization, 2013). Mức tiêu dùng gạo suy
giảm góp phần làm giảm mức hấp thụ calo, và mức tiêu dùng sản phẩm động vật tính
theo đầu người đã ổn định trong thập niên qua. Mức tiêu dùng dầu thực vật, nguồn chủ
yếu cho gia tăng hấp thụ calo ở phần còn lại của thế giới, cũng không thay đổi ở Nhật
Bản.
3. Hỗ trợ và bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản: Các biện pháp biên giới
Ở biên giới, nhập khẩu lương thực thực phẩm và nông sản vào Nhật Bản phải đảm
bảo hàng loạt các yêu cầu thông quan khác nhau. Nhiều hàng hóa, việc thông quan qua
biên giới là tương đối dễ dàng và không tốn kém. Trên 20% các dòng thuế quan trong
danh mục thuế quan của Nhật Bản có mức thuế quan zero (bằng “0”) cho hầu như tất
cả các đối tác thương mại (Gibson et al., 2001). Trong khi thuế quan ở mức thấp hoặc
bằng không (“0”) và các hệ thống điều tiết nhằm bảo vệ tên thương mại và thương
hiệu; an toàn cho người, động vật và thực vật; và các quan ngại về môi trường cũng
như ở nước xuất khẩu, thị trường Nhật bản khá cởi mở.
Một số mặt hàng, việc xuất khẩu sang Nhật Bản khó khăn hơn. Mong muốn bảo vệ
người sản xuất nông nghiệp khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài là cơ sở cho một hệ
thống chồng chéo các rào cản nhập khẩu đối với một số mặt hàng được sản xuất ở
Nhật Bản (Bảng 2);
- Biểu thuế. Các mức thuế suất cao nhất, khi không có hạn ngạch, thường là 40%
hoặc thấp hơn (Government of Japan/Japan Customs, 2014).
- Thuế bảo vệ. Thuế bảo vệ là sự gia tăng tạm thời về thuế suất, được áp dụng
khi mậu dịch trong phạm vi một dòng thuế cụ thể gia tăng vượt quá một
ngưỡng nào đó, hoặc giá trị một đơn vị nhập khẩu giảm xuống dưới một mức
ngưỡng. Các cơ chế bảo vệ tồn tại đối với hàng trăm mặt hàng song không phải
đối với phần lớn các dòng thuế nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản (World Trade
Organization, Schedules, 2014; WTO, Trade Policy Review, 2013; Obara et al.,
2010).
- Các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs:Tariff-rate quotas). Trong phạm
vi hạn ngạch, thuế suất thường dao động từ 0% đến 40%. Ngoài hạn ngạch thuế
suất thường đặt ở mức cao, có chiều hướng ngăn cấm để ngăn chặn bất kỳ
khoản nhập khẩu nào vượt quá các mức hạn ngạch (WTO, Schedules, 2014;
Government of Japan/Japan Customs, 2014). Các hạn ngạch nhập khẩu chịu
thuế (TRQs) bao trùm hầu hết các mặt hàng ngũ cốc và sản phẩm sữa nhập
khẩu, tinh bột nhập khẩu, và nhiều mặt hàng khác.
- Kinh doanh của nhà nước. Quyền riêng biệt nhập khẩu những khối lượng
trong phạm vi hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQ) thường được dành cho
một cơ quan chính phủ hoặc một công ty thuộc sở hữu của chính phủ
(Government of Japan/Japan Customs, 2014).
- Tăng giá. Các doanh nghiệp quốc doanh thường được phép tăng giá khi bán
hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch ra thị trường trong nước (WTO,
Schedules, 2014; Fukuda et al., 2002). Việc tăng giá này không được phép vượt
mức trần, và, phải ở dưới mức được tính toán sao cho ở mức cao mà thị trường
có thể chịu đựng được.
- Thuế thay đổi (đối với thịt lợn, được biết như là hệ thống giá ở cửa trang
trại). Đối với thịt lợn và hành tây, một khoản thuế phải nộp là khoản chênh lệch
6
giữa giá đã định rõ và giá một đơn vị nhập khẩu (Government of Japan/Japan
Customs, 2014; Obara et al., 2003; Ito and Dyck, 2002). Nếu giá một đơn vị
của lô hàng nhập khẩu cao hơn mức giá đã định rõ thì không phải nộp thuế,
ngoại trừ thuế theo giá hàng.
7
Bảng 2. Bảo hộ và hỗ trợ các mặt hàng nông sản ở Nhật Bản
Thịt bò
Bơ
NFDM 5
WMP6
Nước sữa
Phomat
Sữa chua
Thịt lợn
Thịt gia
cầm
Trứng
Gạo, hạt
ngắn/trung
bình
Lúa mì
Thuế suất
(đơn thuần
hoặc trong
hạn ngạch)
% trừ phi ghi
khác
38,5
35
0 - 35
30
0 - 35
0 - 40
21,3 - 35
4,3
TRQ
(minh họa thuế
vượt hạn ngạch)
Thuế bảo vệ
(riêng biệt
Nhật Bản)1
Tăng
giá2
Vấn đề
đặc biệt
Hỗ trợ
trong
nước3
Tỉ trọng của
Nhật trong
lượng cung
của TPP
%
X
X
X
X
2,7
3,9
8,3
1
n/a7
0,8
n/a
7,3
% trừ phi ghi khác
X
29,8+985 yên/kg
21,3+396 yên/kg
25,5+612 yên/kg
29,8+425 yên/kg
29,8
29,8+915 yên/kg
X
X
X
X
X
X
Giá cửa
trang trại
X
X
3 – 11,9
5,2
17% đến 51
yên/kg
0
20,3
341 yên/kg
X
X
74,6
0
55 yên/kg
X
X
0,6
8
Bảng 2. Bảo hộ và hỗ trợ các mặt hàng nông sản ở Nhật Bản (tiếp theo)
Thuế suất
(đơn thuần
hoặc trong
hạn ngạch)
% trừ phi ghi
khác
Lúa mạch
0
Đậu tương
0
Ngô
0
Ngô để sản
0
xuất tinh bột
Đường thô
Đường tinh
chế
TRQ
(minh họa
thuế
vượt hạn
ngạch)
% trừ phi ghi
khác
39 yên/kg
Thuế bảo
vệ
(riêng
biệt Nhật
Bản)1
Tăng
giá2
Vấn đề
đặc biệt
X
Quốc doanh
kiểm soát
Thuế phạt
thêm
(62,4 yên/kg)
Quốc doanh
kiểm soát
X
21,5 yên/kg
HFCS8
X
119 yên/kg
Tỉ trọng của
Nhật trong
lượng cung
của TPP
%
X
X
0,8
0,2
0
0
X
3,8
Lớn hơn
50% hoặc
12 yên/kg
0
Lớn hơn 50%
hoặc
12 yên/kg
Tinh bột
25
Khoai tây,
4,3
tươi
Hành tây
8,5
Bắp cải
3
Hỗ trợ
trong
nước3
n/a
n/a
X
Thuế thay đổi
9
X
n/a
7,7
X
X
15,8
35,7
Bảng 2. Bảo hộ và hỗ trợ các mặt hàng nông sản ở Nhật Bản (tiếp theo)
Thuế suất
(đơn thuần
hoặc trong
hạn ngạch)
Rau diếp
Cà rốt
Dưa chuột
Cam
Táo
Nho
Anh đào
Bưởi
% trừ phi
ghi khác
3
3
3
16/324
17
7,8/174
8,5
10
TRQ
(minh họa
thuế
vượt hạn
ngạch)
% trừ phi ghi
khác
Thuế bảo
vệ
(riêng biệt
Nhật Bản)1
Tăng
giá2
Vấn đề
đặc biệt
Hỗ trợ
trong
nước3
Tỉ trọng của
Nhật trong
lượng cung
của TPP
%
X
X
X
X
X
X
X
1
10,5
19,3
26,2
0
10,4
6,9
4
0
Thuế bảo vệ đã dược thỏa thuận trong một hiệp định phụ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Vòng đàm phán Urugoay, 1995.
Tăng giá là số tiền tối đa tính bằng đồng yên mà doanh nghiệp quốc doanh có thể thêm vào hàng hóa đã mua trong hạn ngạch chịu thuế (TRQ)
theo bản liệt kê của Nhật Bản đã đệ trình như một phần của Hiệp định Vòng đàm phán Urugoay, ngoại trừ đường thô, mà việc tăng giá của nó
được xác định theo Luật về Sản phẩm Đường của Nhật Bản. 3 Về mô tả “Hỗ trợ trong nước”, xem trong tài liệu. 4 Thuế suất thay đổi theo mùa. 5
NFDM (Non Fat Dry Milk): Sũa bột tách bơ. 6 WMP (Whole Milk Powder): Sữa bột nguyên chất. 7 n/a: Không có số liệu. 8 HFCS (High
Fructose Corn Syrup): Xi rô ngô hàm lượng fructose cao
2
10
Những biện pháp biên giới phi thuế quan khác cũng bảo vệ người sản xuất, người
tiêu dùng, các công ty, hoặc môi trường của Nhật Bản để tránh bị những tổn thương do
nhập khẩu có thể gây ra. Thông thường, những biện pháp này cũng được áp dụng cho
hoạt động thị trường trong nước. Những loại biện pháp chủ yếu bao gồm:
- Bảo hộ thương hiệu, quyền tác giả, và bằng sáng chế. Điều này cũng áp dụng
cho hoạt động thị trường trong nước.
- Các yêu cầu về dán nhãn. Những yêu cầu này bao gồm các chi tiết về nội
dung và xuất xứ sản phẩm. Điều này cũng áp dụng cho hoạt động thị trường
trong nước.
- Các yêu cầu về thành phần hàm lượng và chế biến. Những yêu cầu như vậy
có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có chứa những thành
phần hoặc tính chất không mong muốn nào đó, hoặc được chế biến theo những
phương pháp không thích hợp nào đó. Điều này cũng áp dụng cho hoạt động thị
trường trong nước.
- Những yêu cầu về vệ sinh. Cách hạn chế hoặc điều chỉnh các mặt hàng nhập
khẩu có nguy cơ gây bệnh cho người hoặc động vật. Những yêu cầu này không
áp dụng cho các hoạt động thị trường trong nước.
- Những yêu cầu về kiểm dịch thực vật. Những biện pháp được thiết kế để giảm
thiểu rủi ro các dịch bệnh thực vật xâm nhập theo các sản phẩm nhập khẩu.
Những yêu cầu này không áp dụng cho hoạt động thị trường trong nước.
Những biện pháp như vậy là chủ đề của các hiệp định quốc tế và song phương với
các quốc gia khác trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nhiều biện pháp chỉ liên quan
tới Nhật Bản, và việc hòa hợp chúng với những yêu cầu và kỳ vọng của các nước đối
tác khác trong TPP có thể là kết quả của một hiệp định bao hàm toàn diện. Nhật Bản
đã và đang phải đương đầu với những phàn nàn đối với một số yêu cầu về nhập khẩu
quá đáng và/hoặc quản lý không thích hợp, hoặc vi phạm các hiệp định quốc tế mà
Nhật Bản tán thành. Những phàn nàn này, bao gồm những phản đối chính thức được
nêu trong hệ thống giải quyết bất hòa của WTO, buộc tội Nhật Bản sử dụng các yêu
cầu này làm hàng rào bảo hộ người sản xuất Nhật Bản (WTO, Dispute settlements,
2014).
Theo thời gian, các hàng rào nhập khẩu của Nhật Bản đã giảm bớt. Trong các cuộc
đàm phán theo Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), thí dụ như
theo Vòng đàm phán Tokyo (1973-79), Nhật Bản đã từ bỏ các hàng rào bảo hộ của
mình, được dựng lên theo cái gọi là Điều khoản Cán cân Thanh toán. Điều này lên đến
cực điểm vào năm 1989 cùng với hiệp định chấm dứt các hạn ngạch của Nhật Bản đối
với thịt bò và quả có múi – một hiệp định kéo theo sự trỗi dậy của mậu dịch thịt bò, có
khả năng là kết quả tự do hóa thương mại quan trọng nhất đối với Nhật Bản cho tới
nay (Dyck, 1998). Trong Vòng đàm phán Urugoay (UR, 1986-94), Nhật Bản đã đồng
ý bãi bỏ nhiều hàng rào phi thuế quan vẫn còn đang tồn tại. Cực điểm là sự thay đổi
chuyển từ hạn ngạch tuyệt đối về gạo sang hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQ) vào
năm 1999 (Dyck et al., 1999). Kể từ đó, Nhật Bản đã đàm phán giảm thuế quan song
phương cho một số sản phẩm của mình trong các Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPAs)
với Chilê, Mêhicô, Singapo, Pêru, Việt Nam, và các nước khác trong khi vẫn hạn chế
tiếp cận đối với các khu vực nhạy cảm như ngũ cốc làm lương thực, thịt bò, thịt lợn,
sản phẩm sữa, đường và tinh bột. Ngoài các hiệp định ưu đãi này, Nhật Bản xử lý thuế
quan ưu đãi cho hầu hết các nước kém phát triển nhất và kém phát triển đối với một số
dòng thuế.
11
Như là một phần của Vòng đàm phán Urugoay, Nhật Bản đồng ý giới hạn các yêu
cầu về vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) của mình thành các yêu cầu được biện
minh bằng các phân tích khoa học. Nhật Bản là thành viên của OIE (Tổ chức Thú y
Thế giới - World Organization for Animal Health), Codex Alimentarius và CITES
(Hiệp định về mậu dịch quốc tế các hình thái nguy hiểm), ảnh hưởng tới các biện pháp
mậu dịch dựa vào sự nhất trí về các tiêu chuẩn có luận cứ khoa học. Nhật Bản đồng ý
tuân thủ cách giải quyêt bất hòa của WTO khi các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch
thực vật của mình bị phản đối thành công. Các nhà xuất khẩu sang Nhật Bản đã dấy
lên mối quan ngại về các yêu cầu về vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) quá đáng xét
về khía cạnh mức độ rủi ro thực tế, như với yêu cầu xông khói đối với quả anh đào
nhập khẩu (để tránh nguy cơ nhiễm ngài bướm đêm) và cấm nhập khẩu thịt bò từ bò
trên 21 tháng tuổi (để tránh nguy cơ mắc bệnh bò điên (BSE)). Trong khi hai trường
hợp đặc biệt này đã được giải quyết một phần thông qua việc bổ sung các nghị định
thư có căn cứ hơn về rủi ro, thì các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch thực vật đối với
các mặt hàng nông sản nhập khẩu khác tiếp tục gây tranh cãi.
4. Hỗ trợ và bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản: Các biện pháp trong nƣớc
Nhật Bản đã bắt đầu gia tăng các mức hỗ trợ nông dân trong những năm 1960 do thu
nhập thu được từ nông nghiệp của các hộ ở nông thôn đã trở nên không đủ để đáp ứng
mức sống đang gia tăng như được đảm bảo bởi các khu vực chế biến và dịch vụ. Ngoài
việc kiểm soát nghiêm ngặt sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu thông qua các biện pháp
biên giới, Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp khác nhau để nâng giá nông
sản và bằng cách đó nâng thu nhập của các hộ nông nghiệp lên. Thực tế là hầu hết tất
cả các trang trại đều là bộ phận của hệ thống hợp tác xã Nhật Bản, đã trợ giúp việc
kiểm soát tập trung này bằng cách hướng việc bán gạo thông qua một hệ thống. Theo
thời gian, giá nông sản cao ngày càng trở nên gánh nặng đối với người tiêu dùng. Để
giúp người tiêu dùng, Chính phủ sau đó đã thu mua gạo của nông dân với giá cao và
bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là dịch chuyển
chi phí từ người tiêu dùng sang người đóng thuế (Hayami, 1988).
Ngoài việc giá tăng phải trợ cấp cho người tiêu dùng bằng cách bán gạo cho họ với
giá thấp, phải chịu lỗ, Chính phủ cũng phải đương đầu với vấn đề nhu cầu gạo suy
giảm. Lượng gạo dự trữ phình ra, không bán được. Trong những năm 1980, Chính phủ
quay sang kiểm soát lượng cung ứng, chỉ thu mua gạo của những nông dân đồng ý giới
hạn sản lượng của mình. Cuối cùng, vào năm 1987 Chính phủ ngừng việc nâng giá thu
mua của mình, để cho lạm phát và giá danh định giảm làm tụt giá gạo thực tế ở trang
trại xuống. (Năm 2012, giá gạo ở trang trại thấp hơn khoảng 8% so với năm 2004 và
thấp hơn khoảng 27% so với năm 1991; tuy nhiên, những thay đổi trong chuỗi giá
khiến cho những so sánh này gần chính xác trong điều kiện tốt nhất (Government of
Japan/ Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries, Monthly Statistics,various
issues)). Chính phủ cũng ngừng việc thu mua gạo và bán lại chúng, để sản phẩm nông
nghiệp đi thẳng ra thị trường, nơi người nông dân phải đối mặt với giá thị trường và sự
cạnh tranh của những nông dân khác. Theo thời gian, giá giảm và tình trạng bỏ dần đất
trồng lúa do dân cư nông nghiệp già đi làm cho sản lượng gạo của Nhật Bản giảm
(USDA/ERS, topics page, Japan subtopic).
Chính phủ Nhật Bản vẫn can thiệp vào các thị trường gạo và các sản phẩm trồng trọt
khác. Nhiều can thiệp trong nước ràng buộc mức sản xuất nông sản với số tiền hỗ trợ
nhận được từ Chính phủ. Khoản tiền hỗ trợ này được trả trực tiếp cho sản xuất lúa mì,
lúa mạch và đậu tương. Nông dân nhận số tiền trả theo hecta khi những cây trồng này
được trồng thay cho sản xuất gạo. Ngoài ra, nông dân nhận số tiền trả cố định từ Chính
12
phủ căn cứ vào các mức gieo trồng lịch sử. Cuối cùng, giá cao đối với lúa mì và lúa
mạch được trả bởi các công ty chế biến tư nhân để đáp lại việc tiếp cận lúa mì và lúa
mạch nhập khẩu thông qua độc quyền kinh doanh của nhà nước. Như vậy, việc gieo
trồng lúa mì, lúa mạch và đậu tương dùng làm thực phẩm được khuyến khích, thay thế
cho sản xuất gạo.
Một chương trình khác trả tiền cho nông dân khi thu nhập từ canh tác lúa gạo giảm
xuống dưới một mức nào đó, phụ thuộc vào sự hợp tác của nông dân trồng lúa với hợp
tác xã Nhật Bản đáp ứng những hạn mức sản xuất gạo thiết lập cho quận, huyện. Một
khoản tiền hỗ trợ khác trả tực tiếp cho người sản xuất gạo được ấn định căn cứ theo
mức sản xuất lịch sử và vì thế được tách riêng ra khỏi các quyết định sản xuất hiện
hành và các mục tiêu sản lượng gạo của Chính phủ (Fukuda et al., 2003; Fukuda et al.,
2004).
Những can thiệp thông qua hỗ trợ đối với các hoạt động nông nghiệp khác thì kém
lan tỏa hơn so với ngũ cốc và đậu tương, ngoại trừ những vật tư đầu vào để sản xuất
các chất làm ngọt, được Chính phủ quản lý chặt chẽ. Các nhà máy được yêu cầu thu
mua hiệu quả sản lượng củ cải đường và mía sản xuất trong nước từ nông dân với giá
cao theo tiêu chuẩn thế giới, để cho các công ty có khả năng nhập khẩu đường thô
hoặc xi rô ngô hàm lượng fructose cao (sản lượng các nguyên liệu để sản xuất chất làm
ngọt ở trong nước như mía, củ cải đường, khoai tây, khoai lang, không đủ để đáp ứng
nhu cầu của Nhật Bản) (Fukuda et al., 2002).
Ngành chăn nuôi có qui mô to lớn của Nhật Bản nhận được sự hỗ trợ quan trọng ở
trong nước. Chính phủ Nhật Bản đảm bảo rằng giá sữa dùng cho sản xuất chế biến
được giữ ở mức cao thông qua quản lý cung ứng. Nông dân sản xuất sữa hợp tác vận
hành hệ thống hạn ngạch sữa cho thị trường sữa nước (Obara et al., 2005). Chính phủ
hỗ trợ sản xuất thịt bò bằng cách vận hành một hệ thống thanh toán số tiền thiếu hụt
khi giá bê giảm xuống dưới mức chỉ tiêu (Obara et al., 2002; WTO, Trade Policy
Review, 2013). Chính sách giá (thay đổi theo quận, huyện) đối với lợn nhằm giữ giá
lợn ở trong phạm vị một dải giá (Obara et al., 2003; WTO, Trade Policy Review,
2013).
Chính phủ Nhật Bản bảo hộ nông dân sản xuất rau và trái cây chống lại suy giảm giá
thông qua chương trình hỗ trợ thu nhập và, giống với các mặt hàng nông sản khác, trợ
cấp phí bảo hiểm, quản lý, và tái bảo hiểm cho bảo hiểm rủi ro cho rau và trái cây. Tổ
chức nông dân tìm cách giữ cho tổng sản lượng ở mức sẽ duy trì được giá trên thị
trường ở mức tương đối cao (Ito and Dyck, 2002; Ito and Dyck, 2010).
5. Ảnh hƣởng tổng hợp của các chính sách nông nghiệp của Nhật Bản
Các biện pháp khác nhau cố gắng định lượng ảnh hưởng tổng hợp của các chính sách
của Nhật Bản tới người sản xuất và người tiêu dùng. Thông thường, những phép đo
này so sánh mức giá ở nội địa Nhật Bản với mức giá ở biên giới hoặc với mức giá
tham khảo của thế giới. Bằng cách làm như thế, người ta nắm bắt được những ảnh
hưởng của thuế quan, các biện pháp biên giới phi thuế quan, thuế và trợ cấp nội địa, và
những can thiệp khác của Chính phủ để đạt được ảnh hưởng chung cuộc tới những
người tham gia thị trường. Việc lựa chọn giá để sử dụng bị hạn chế bởi nguồn dữ liệu,
và thường giá trong nước và ngoài nước không tương ứng chính xác cho cùng một sản
phẩm. Điều này dẫn tới khả năng sai lệch đáng kể. Tuy nhiên, những chỉ báo này có
giá trị trong việc ước lượng những méo mó mà các chính sách của Chính phủ có thể
gây ra.
Đánh giá hỗ trợ người sản xuất (PSE) được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) tính toán. OECD tiến hành tính toán tỉ số giữa mức hỗ trợ của Chính phủ cho
13
sản xuất nông sản với tổng giá trị của sản lượng nông sản. Bằng đơn vị đo này, nông
dân Nhật Bản được hỗ trợ cao nhất so với sáu nước khác trong TPP có số liệu “đánh
giá hỗ trợ người sản xuất” (PSE) (sáu nước đó là Ôxtrâylia, Canađa, Chilê, Mêhicô,
Niu Dilân, và Mỹ) và họ nhận được phần lớn thu nhập nông nghiệp của họ từ hỗ trợ
của Chính phủ.
Chỉ số suy giảm phúc lợi (WRI) tính toán “suất thuế theo giá hàng, nếu được áp
dụng giống nhau cho tất cả các mặt hàng nông sản có thể giao dịch ở một nước thì nó
sẽ sinh ra cùng một tổn thất phúc lợi kinh tế” bởi phạm vi ảnh hưởng thực sự của thuế
quan và các công cụ chính sách khác ảnh hưởng tới các mặt hàng khác nhau (Lloyd et
al., 2009, p. 421). Cách này đo được tổng tổn thất trong sự thịnh vượng đối với một
nước bởi kết quả của các chính sách của Chính phủ có liên quan tới các sản phẩm
nông nghiệp. Tương phản với PSE (đánh giá hỗ trợ người sản xuất), WRI (chỉ số suy
giảm phúc lợi) có tính đến những thay đổi giá ảnh hưởng tới người tiêu dùng cũng như
tính đến những thay đổi ảnh hưởng đến người sản xuất do kết quả của thuế quan, các
biện pháp biên giới khác, và các chính sách trong nước. Trong phần lớn những năm
gần đây, trong đó WRI (chỉ số suy giảm phúc lợi) đã được tính toán, năm 2011, chỉ số
này đối với Nhật Bản là 124. Điều này gợi ý rằng ảnh hưởng thực của các chính sách
của Nhật Bản là đánh thuế hàng hóa nông nghiệp như là một nhóm bằng trên 100%
bên trong Nhật Bản.
WRI (chỉ số suy giảm phúc lợi) của Nhật Bản cao hơn chỉ số này ở các nước khác
trong TPP có tính WRI (cụ thể là các nước Ôxtrâylia, Canađa, Chilê, Malaixia,
Mêhicô, Niu Dilân, Mỹ, Việt Nam).
6. Mậu dịch nông sản của Nhật Bản: Cơ cấu
Trong thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn về lúa mì
để xay bột mì, về bông, cao su và da sống để sử dụng trong công nghiệp. Sự phát triển
sản xuất chăn nuôi trong những năm 1960 và những năm 1970 diễn ra cùng với gia
tăng mạnh nhập khẩu ngô và đậu tương để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong những
năm 1980, các ngành công nghiệp dệt và da đã suy giảm do hai ngành này để mất tính
cạnh tranh so với những ngành này ở các nước đang phát triển có tiền lương thấp hơn,
và nhập khẩu bông/da sống cũng đã suy giảm theo. Trong những năm 1990, nhập khẩu
thịt bò, thịt lợn, và thịt gia cầm đã tăng, chấm dứt tăng trưởng sản xuất chăn nuôi của
chính Nhật Bản và cũng chấm dứt gia tăng nhập khẩu vật tư đầu vào cho sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Nhập khẩu đậu tương để ép dầu đã suy giảm do nhập khẩu bột khô đậu
tương gia tăng vì, khác với dầu thực vật, không bị đánh thuế, và ngành ép dầu ngày
càng chuyển sang dùng hạt cải dầu do hạt cải dầu giàu dầu thực vật hơn và giảm xu
hướng dùng bột khô cải dầu (USDA/ERS, using Japan’s trade data).
Do nhập khẩu các mặt hàng vật tư đầu vào suy giảm hoặc ổn định, tổng kim ngạch
nhập khẩu được duy trì nhờ tăng dần nhập khẩu các mặt hàng thuận lợi hơn cho người
tiêu dùng như: thịt và lương thực thực phẩm chế biến sẵn, rau và trái cây đông lạnh,
phomat, rượu vang, và thức ăn cho thú cưng. Với dân số đang dần dần suy giảm và già
đi, mức tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp ở Nhật Bản nói chung ổn định, song chắc
sẽ giảm trong tương lai.
Tuy nhiên, mức tiêu dùng một số sản phẩm vẫn nhạy cảm với giảm giá. Cùng với
những sản phẩm khác, thịt bò và cam thuộc nhóm mặt hàng nhạy cảm này, với giá
giảm dẫn đến mức tiêu dùng tăng cao. Điều này tạo cơ hội cho phát triển thị trường
bằng hàng nhập khẩu, bổ sung thay thế cho sản xuát hiện thời của Nhật bản (Obara et
al., 2010; Mori et al., 2009; Thompson, 2004).
14
Một số bộ phận của nông nghiệp Nhật Bản ít bị ảnh hưởng bởi sự thay thế bằng hàng
nhập khẩu so với các bộ phận khác. Giống bò bản địa của Nhật Bản dùng làm vật kéo
trong canh tác lúa gạo (gọi là “wagyu”) đã chuyển thành giống bò thịt sản xuất ra thịt
có nhiều vân mỡ. Một phần do bò cần được cho ăn nhiều hơn và trong thời gian dài
hơn so với bò nuôi trong hệ thống của Mỹ, giá thịt bò sản xuất trong nước của Nhật
Bản cao hơn giá thịt bò nhập khẩu. Người tiêu dùng sẵn lòng chi nhiều tiền hơn để
mua thịt bò “wagyu” bởi nó có những đặc điểm mà thịt bò các giống khác và các hệ
thống nuôi vỗ béo khác không có được. Bò đực non và bò cái tơ thừa từ đàn bò sữa
thải ra cũng được vỗ béo bằng ngũ cốc (Nhật Bản thiếu đồng cỏ để nuôi bò bằng cỏ),
song chất lượng của thịt bò Holstein không sánh được với “wagyu”. Một nhóm bò
khác, con cháu của con đực giống “wagyu” và bò cái Holstein, cho loại thịt bò có chất
lượng nằm trong khoảng giữa thịt bò “wagyu” và thịt bò Holstein (Obara et al., 2010).
Ngành sản xuất sữa của Nhật Bản được hưởng một ít bảo hộ tự nhiên do khó nhập
khẩu sữa tươi để uống vì phải gánh chịu chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, khoảng
50% sản lượng sữa sản xuất trong nước được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như
bơ, sữa bột và phomat (Obara et al., 2005).
Không giống như thịt bò “wagyu”, các sản phẩm động vật khác của Nhật Bản như
thịt lợn, thịt gia cầm, và trứng không khác biệt nhiều về chất lượng so với các các tiêu
chuẩn trên thị trường thế giới và phải cạnh tranh về giá. (Có một số đặc sản như thịt
lợn “đen” (kurobuta), song khối lượng loại sản phẩm này nhỏ). Tuy nhiên, việc nhập
khẩu thịt gia cầm ướp lạnh và trứng nguyên quả đòi hỏi chi phí vận chuyển cao, làm
đệm giá tự nhiên cho sản xuất của Nhật Bản.
Sản xuất rau là một trong những phân khúc mạnh nhất của nông nghiệp Nhật Bản.
Nông dân tập trung vào thị hiếu và cảm quan. Ngoài việc sản xuất lộ thiên ngoài đồng
ruộng, nông dân Nhật Bản sản xuất rau trong nhà vòm phủ màng chất dẻo và nhà kính.
Giống như sản xuất thịt bò “wagyu”, rau thường được chú ý đặc biệt để tạo ra sự khác
biệt về chất lượng so với rau nhập khẩu, và luôn luôn tươi hơn. Việc dán nhãn đảm
bảo để người tiêu dùng biết rằng rau được trồng ở đâu trên đất nước Nhật Bản. Giá rau
sản xuất trong nước nói chung cao hơn giá rau nhập khẩu (Ito and Dyck, 2010). Nhật
Bản tự túc phần lớn trái cây ôn đới. Sản xuất trái cây chủ yếu nhằm cung ứng cho thị
trường trái cây tươi cùng với xuất khẩu táo và lê và một lượng hạn chế các loại trái cây
khác.
7. Mậu dịch nông sản của Nhật Bản: Nguồn gốc
Mậu dịch nông sản của Nhật Bản cho đến nay vẫn tương đối ổn định. Kim ngạch
nhập khẩu đạt đỉnh cao nhất vào năm 2008 do giá các mặt hàng nông sản trên thị
trường thế giới ở mức cao, và sau đó kim ngạch nhập khẩu giảm trở lại do giá suy
giảm. Tỉ trọng của TPP trong nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản đang suy giảm, từ
mức 57% đạt năm 1997 giảm xuống còn 47% trong năm 2013. Trong phạm vi nhóm
TPP, Mỹ, Ôxtrâylia, và Canađa là những nước xuất khẩu lớn nhất sang Nhật Bản (xem
Bảng 3).
Xuất khẩu nông sản của các nước TPP sang Nhật Bản là đáng kể ở tất cả các loại sản
phẩm (xem Bảng 4). Loại sản phẩm chủ yếu duy nhất trong đó tỉ trọng cung ứng từ các
nước TPP trong nhập khẩu vào Nhật Bản đã gia tăng đáng kể từ năm 1995 là sản phẩm
sữa, trong đó tỉ trọng của các nước TPP đã đạt 70% trong những năm gần đây. Trong
phần lớn các loại sản phẩm chủ yếu khác, tỉ trọng của các nước TPP tương đối ổn
định. Tỉ trọng của các nước TPP trong nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản đạt cao nhất
là ngũ cốc, đạt trong khoảng 80 và 97% trong thời kỳ 1995-2013. Tỉ trọng của các
nước TPP trong trong nhập khẩu hạt có dầu (chủ yếu là hạt cải dầu và đậu tương) vào
15
Nhật Bản luôn luôn đạt trên 70%. Các loại sản phẩm khác, trong đó tỉ trọng của các
nước TPP trong nhập khẩu vào Nhật Bản đạt trên 50% là dầu thực vật, thịt, và trái
cây/quả hạch.
Bảng 3. Tỉ trọng bình quân và kim ngạch bình quân của các nước TPP trong
tổng nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản, thời kỳ 2011-13
Nƣớc
Tỉ trọng
(%)
52
16
15
5
4
3
Kim ngạch (tỉ
USD)
15,5
4,7
4,5
1,5
1,2
0,8
Chilê
Singapo
2
2
0,6
0,6
Việt Nam
Pêru
1
0
0,4
0,1
Mỹ
Ôxtrâylia
Canađa
Niu Dilân
Malaixia
Mêhicô
Mặt hàng chính
Ngũ cốc, thịt
Thịt, ngũ cốc
Hạt có dầu, thịt
Sản phẩm sữa, thịt
Dầu thực vật
Thịt, sản phẩm nghề
vườn
Rượu vang, thịt
Ca cao, thực phẩm
chế biến sẵn
Cà phê
Măng tây
Những loại sản phẩm trong đó tỉ trọng của các nước TPP đang suy giảm bao gồm
các loại lương thực thực phẩm chế biến, một trong những loại sản phẩm gia tăng
nhanh nhất trong mậu dịch nông sản của Nhật Bản. Tỉ trọng của các nước TPP đã
giảm từ 36% của những năm 1990 xuống còn 31% trong thời kỳ 2011-13 (29% trong
năm 2013). Nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc tăng mạnh, và nhập khẩu từ
Hàn Quốc và Thái Lan cũng gia tăng tỉ trọng của họ.
Đối với những loại sản phẩm khác, ngoài tỉ trọng ra thì kim ngạch nhập khẩu từ các
nước TPP đã giảm. Trên thị trường to lớn về thức ăn cho vật cưng, nhập khẩu từ Thái
Lan và Trung Quốc đã tăng trong khi nhập khẩu từ Mỹ và Ôxtrâylia lại giảm. Nhập
khẩu rau (tươi, đông lạnh và sấy khô) từ các nước thuộc nhóm TPP cũng giảm từ
những năm 1990 đến các năm 2011-13. Nhập khẩu từ Thái Lan và một số nước xuất
khẩu nhỏ hơn đã tăng, và Trung Quốc đã tăng xuất khẩu hành tây, tỏi tây và đậu đỗ
khô của mình.
Mỹ là nước hàng đầu trong cung ứng các mặt hàng nông sản cho Nhật Bản trong vài
thập niên. Đó một phần là nhờ qui mô và tính đa dạng của sản xuất nông nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, có những yếu tố khác làm cơ sở cho sức mạnh của Mỹ trên thị trường nông
sản Nhật Bản.
Bảng 4. Nhập khẩu nông sản từ các nước TPP vào Nhật Bản
Kim ngạch,
trung bình
2011-13 (tỉ
yên)
Tỉ trọng của Thay đổi về tỉ
TPP trong trọng của TPP,
nhập khẩu
trung bình
vào Nhật,
2011-13 so với
trung bình
trung bình
2011-13 (%)
1994-96 (%)
2.536
49
-6,3
Tất cả các mặt hàng nông sản
Các mặt hàng nhập khẩu chọn lọc
16
Thịt và chế phẩm
Ngũ cốc, chưa chế biến
Hạt có dầu và cỏ khô (HS ch. 12)
Lương thực thực phẩm chế biến
(HS chs. 19,20,21)
Trái cây và quả hạch
Sản phẩm sữa
Rau
640
598
364
185
58
79
78
31
1,7
-8,3
2,8
-10,9
140
86
53
53
70
24
-1,1
17,1
-9,9
Ghi chú: HS (Harmonized System): Hệ thống mã số cho hàng hóa giao dịch buôn bán
Nhật Bản sạch bệnh lở mồm long móng (FMD) từ năm 1997 cho đến khi bùng phát
mạnh dịch bệnh này trong 15 năm qua và hiện đang cố gắng tìm cách lấy lại và duy trì
vị thế này. Vì thế, Nhật Bản chỉ chấp nhận nhập khẩu thịt bò và thịt lợn từ các nước
Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Chilê, và các khu vực ở châu Âu sạch bệnh lở mồm long
móng (FMD). Việc nhập khẩu thịt bò và thịt lợn chưa nấu chín từ Braxin, Achentina
và các khu vực xuất khẩu khác nói chung không được phép (Obara et al., 2010).
Khách hàng Nhật Bản đánh giá cao chất lượng và tính ích lợi của các sản phẩm của
Mỹ. Các nhà sản xuất chăn nuôi và gia cầm Nhật Bản đã nhập khẩu phần lớn ngô Mỹ
trong nhiều năm, và Nhật Bản đã và đang là thị trường quốc tế lớn nhất đối với ngô
Mỹ. Các nhà máy xay bột mì Nhật Bản vẫn duy trì nhập khẩu các loại lúa mì của Mỹ ở
mức tương đối ổn định, từ năm này sang năm khác, một phần nhờ đảm bảo chất lượng
bột mì ổn định.
Khách hàng Nhật Bản thừa nhận các tiêu chuẩn của Mỹ đối với các sản phẩm mà
người tiêu dùng có thể sử dụng ngay (USDA, Foreign Agricultural Service, Food
Processing Ingredients, 2014). Những khái niệm như HACCP (hazard analysis and
critical control point) và GAPs (good agricultural practices) được nhận thức và đánh
giá cao ở Nhật Bản. Là người sớm áp dụng và/hoặc phát triển những tiêu chuẩn như
thế, nông nghiệp Mỹ được xem xét bằng chi tiết cụ thể ở Nhật Bản. Các tiêu chuẩn
hữu cơ (sản xuất theo phương pháp hữu cơ) của Mỹ bao quát các chi tiết cụ thể tương
tự, cho phép mở cửa thị trường đang phát triển này cho các sản phẩm của Mỹ ở Nhật
Bản. Nhật Bản thừa nhận giấy chứng nhận của Chương trình Hữu cơ Quốc gia Mỹ
tương đương với giấy chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản (Motomura, 2013).
Các mạng lưới vận tải của Mỹ phục vụ tốt cho Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản và
Mỹ dành các mạng lưới rất lớn các máy nâng, đường ray và tàu chở hàng, tiện nghi
bến cảng, và tàu chở container/hàng rời để cung ứng cho Nhật Bản. Các cảng của Mỹ
ở Thái Bình Dương gần Nhật Bản hơn so với các cảng biển ở châu Âu và Nam Mỹ.
Tương tác người với người giữa các ngành nông nghiệp và lương thực thực phẩm
của Mỹ và Nhật Bản đã diễn ra lâu dài và phát triển tốt. Mỹ được nông dân Nhật Bản
và các đại lý thu mua của họ xem là môi trường quen thuộc và thân thiện. Một số nông
dân Nhật Bản thậm chí còn thu xếp những chuyến hàng nhập khẩu ngô và cỏ linh lăng
của riêng mình để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đầu tư của các công ty Mỹ vào Nhật Bản và của các công ty Nhật Bản vào Mỹ là
phổ biến. Đầu tư mở rộng thị trường lương thực thực phẩm và nông nghiệp từ cấp độ
bán lẻ đến cấp độ trang trại. Những cái tên như Cargill, Zennoh (Công ty hợp tác xã
Nhật Bản kinh doanh ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi), 7-11, Coca Cola, và
McDonald’s là những ví dụ về sự hiện diện của các công ty lương thực thực phẩm và
kinh doanh nông nghiệp ở cả hai nước Mỹ và Nhật Bản.
17
Tuy nhiên, tỉ trọng của Mỹ trên thị trường nông sản và lương thực thực phẩm Nhật
Bản nói chung đã suy giảm từ những năm 1990. Xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản
được đóng mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả các loại mặt hàng. Một số nước
xuất khẩu cạnh tranh được hưởng mức thuế thấp hơn đối với một số mặt hàng bởi
Nhật Bản cho các nước này hưởng qui chế thuế quan quốc gia đang phát triển. Trung
Quốc, Thái Lan, Braxin, và Achentina thuộc những nước xuất khẩu lớn được hưởng
lợi từ sự giảm thuế này, được xem như là một phần của Hệ thống Ưu đãi Tổng quát
(GSP). Trong một số trường hợp, các Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPAs) của Nhật Bản
còn đưa ra những mức thuế thấp hơn. Những nước không thuộc nhóm các nước TPP
mà có các Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPAs) với Nhật Bản bao gồm Thái Lan,
Philippin, Inđônêxia, Thụy Sĩ, và Ấn Độ. Nhật Bản cũng đang đàm phán Hiệp định
Liên kết Kinh tế (EPA) với Liên hiệp châu Âu (EU).
Chi phí lao động ở Mỹ khá cao so với một số nước xuất khẩu nông sản hàng đầu
khác, ví dụ như Thái Lan. Điều này ảnh hưởng tới mậu dịch trái cây và rau của Mỹ,
nơi lao động đóng vai trò quan trọng trong thu hoạch và đóng gói. Việc rút xương thịt
gà mảnh là quá tốn kém cho việc xuất khẩu thịt gà không xương sang Nhật Bản, và
xuất khẩu thịt gà không xương từ Braxin và Thái Lan chi phối nhập khẩu mặt hàng
này vào Nhật Bản.
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Canađa, Ôxtrâylia, và Niu Dilân được hưởng
lợi từ một số những thế mạnh giống như đã liệt kê ở trên đối với Mỹ. Canađa cung cấp
phần lớn hạt cải dầu cho Nhật Bản. Canađa và Ôxtrâylia cung cấp phần lớn lượng lúa
mì nhập khẩu không mua từ Mỹ. Ngành nuôi vỗ béo súc vật của Ôxtrâylia, được sự hỗ
trợ đầu tư của Nhật Bản và Mỹ, đã phát triển chủ yếu để đáp ứng thị trường thịt bò
Nhật Bản. Các sản phẩm sữa từ châu Đại Dương là nguồn cung hàng đầu cho nhập
khẩu vào Nhật Bản. Canađa cũng ở xa Nhật Bản tương tự như Mỹ, và châu Đại Dương
gần hơn. Những yếu kém liệt kê ở trên đối với Mỹ cũng áp dụng cho Canađa,
Ôxtrâylia, và Niu Dilân bởi những nước này cũng cạnh tranh ở thị trường Nhật Bản
với các nước đang phát triển không nằm trong nhóm các nước TPP.
Là các nhà cung cấp nông sản, Canađa, Ôxtrâylia, và Niu Dilân có một số điểm yếu
so với Mỹ. Qui mô dân số nhỏ hơn khiến các ngành nông nghiệp trong nước của
những nước này hoặc cần phải giới hạn qui mô của mình hoặc phải nhắm mạnh vào
các thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp Mỹ lớn hơn nhiều bởi dân số Mỹ lớn, và
người Mỹ có thể sản xuất dư ra để xuất khẩu một cách dễ dàng hơn. Hạn hán ở
Ôxtrâylia đã hạn chế xuất khẩu nông sản của nước này một cách nghiêm trọng trong
mấy năm gần đây. Vận chuyển hàng hóa trong nội địa Canađa bị tắc nghẽn, không
cung ứng kịp thời cho khách hàng từ các cảng trên Thái Bình Dương. Container rỗng
(sẵn có để dùng), và vì thế suất cước vận chuyển có khả năng thấp hơn, thường có hơn
ở các cảng nhộn nhịp của Mỹ trên Thái Bình Dương so với các cảng ở châu Đại
Dương, nơi có ít hơn các chuyến hàng vận chuyển từ châu Á cho các thị trường tiêu
dùng ở Ôxtrâylia, và đặc biệt là ở Niu Dilân.
Mậu dịch nông sản của Nhật Bản với Mêhicô, Pêru, và Chilê đã gia tăng, nhờ được
hỗ trợ bởi các Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPAs) cũng như thuế quan ưu đãi mà các
nước này được nhận với tư cách là các nước đang phát triển (Government of
Japan/Japan Customs, 2014). Mêhicô và Chilê đã thâm nhập thị trường thịt lợn Nhật
Bản, nhờ được thừa nhận địa vị sạch bệnh lở mồm long móng (FMD) và nhờ được
hưởng thuế quan ưu đãi nhẹ theo các Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPAs). Mêhicô cũng
xuất khẩu thịt bò sang Nhật Bản, một phần chia sẻ các kênh vận chuyển hiện tại của
18
Mỹ. Chilê và Pêru hưởng lợi từ các mùa gieo trồng, bổ sung cho các mùa vụ của Nhật
Bản. Cả ba nước này đểu có chi phí lao động thấp hơn so với ở Nhật Bản.
Malaixia và Singapo có nền nông nghiệp hẹp hơn và mậu dịch nông sản tập trung
hơn vào các nước trong TPP. Malaixia là nhà cung cấp chủ yếu cao su, dầu cọ và dầu
nhân cọ cho Nhật Bản. Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPA) của nước này với Nhật Bản,
cùng với địa vị là nước đang phát triển, có nghĩa là thuế quan đối với nhiều mặt hàng
xuất khẩu của Malaixia sang Nhật Bản đã bằng zero (0). Singapo, một phần hoạt động
như là một trung tâm xuất nhập khẩu nông sản cho Đông Nam Á, và một phần nữa là
nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chế biến và các sản phẩm đồ uống, cũng có
Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPA) với Nhật Bản.
Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn và đang phát triển về các loại nông sản khác
nhau. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được miễn thuế ở Nhật Bản bởi Việt
Nam được phân loại là nước đang phát triển, và vì vậy được hưởng thuế quan thấp hơn
đối với một số mặt hàng như là một phần của Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (GSP). Việt
Nam là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội này
có một hiệp định mậu dịch với Nhật Bản, theo đó Nhật Bản giảm một số thuế. Ngoài
ra, Việt Nam có Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPA) của riêng mình với Nhật Bản từ
năm 2009. Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vẫn phải
đương đầu với các mức thuế đáng kể ở Nhật Bản, cụ thể là gạo, tinh bột sắn, bột mì,
mì sợi, nhiều loại lương thực thực phẩm chế biến khác, và thức ăn chăn nuôi vẫn là đối
tượng của thuế quan tương đối cao, thậm chí ngay cả sau khi thực thi Hiệp định Liên
kết Kinh tế (EPA) (Government of Japan/Japan Customs, 2014). Nếu những thuế nhập
khẩu này được bãi bỏ hoặc giảm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản có
thể tăng theo thời gian. Đặc biệt, Việt Nam sẽ có cơ hội thay thế Thái Lan trong xuất
khẩu gạo sang Nhật Bản, ở mức khoảng 200-300 ngàn tấn/năm trong những năm tới
đây, bởi Thái Lan sẽ không được hưởng lợi từ giảm thuế quan của TPP. (Thái Lan và
Việt Nam xuất khẩu gạo indica hạt dài, dùng làm sản phẩm đặc biệt ở Nhật Bản. So
với Thái Lan, Việt Nam sản xuất gạo có giá trị thấp hơn, song có khả năng trồng và
xay xát gạo chất lượng cao hơn nếu nhu cầu trở thành hiện thực. Phần lớn gạo tiêu
dùng ở Nhật Bản sẽ vẫn là gạo japonica hạt ngắn, thường không sản xuất ở Việt Nam).
Tinh bột sắn của Việt Nam cũng có thể tiêu thụ tốt trên thị trường tinh bột giá cao ở
Nhật Bản (Arita and Dyck, 2014).
8. Những thay đổi trong mậu dịch nông sản và lƣơng thực thực phẩm của Nhật
Bản trong tƣơng lai.
Thị trường lương thực thực phẩm ở Nhật Bản không chắc sẽ phát triển nhiều trong
tương lai. Dân số đang giảm dần, đang già đi và sự quan tâm đến ăn uống lành mạnh
để bảo vệ sức khỏe chắc sẽ làm giảm lượng hấp thụ calo trong tương lai hơn là gia
tăng chúng. Tuy nhiên, trái với luận cứ về tăng trưởng chậm chạp khối lượng tiêu
dùng, có thể xảy ra những thay đổi đáng kể trong tiêu dùng lương thực thực phẩm ở
Nhật Bản, cho dù không đạt được những hiệp định thương mại có ảnh hưởng sâu rộng.
Sự suy giảm dân số và suy giảm mức tiêu dùng liên đới phải được giảm nhẹ bằng
việc gia tăng sự hiện diện của công nhân từ bên ngoài Nhật Bản. Tất cả các ngành dịch
vụ, sản xuất chế biến, và nông nghiệp đều thuê một số công nhân nước ngoài, và đang
kêu gọi tăng cường đưa thêm vào. Ngoài ra, du lịch tới Nhật Bản có thể gia tăng, đặc
biệt khi các khu vực nông thôn ngày càng tự mình tiếp thị khách du lịch nước ngoài.
Tính phổ biến gần đây của lương thực thực phẩm địa phương có vẻ chưa đến lúc hết
thời. Các mối liên hệ trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng ở thành thị (ví dụ như
các chợ của nông dân, phân phối đến tận nhà, và qua internet) được ưa chuộng. Điều
19
này tạo cơ hội ngày càng tăng cho nông dân Nhật Bản. Fell và MacLaren (2013) và
Peterson và Yoshida (2004) nhận thấy có bằng chứng hỗ trợ cho vấn đề này là việc
nhiều người ưa chuộng gạo trồng ở Nhật Bản hơn.
Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm đến sự an toàn, chất lượng, tính chất có lợi cho
sức khỏe, và các phương pháp sản xuất lương thực thực phẩm. Các loại lương thực
thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ tiếp tục phát triển rộng rãi. Hiện
đang phát triển dán nhãn, xét nghiệm, và qui định các thành phần lương thực thực
phẩm và chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển. Đối với các nhà cung cấp, trở ngại đang được
dựng lên, mặc dù điều này dẫn đến tăng chi phí đối với người tiêu dùng và các nhà
cung cấp. Điều cơ bản là sự quan ngại của người tiêu dùng về tính an toàn của lương
thực thực thực phẩm. Quan ngại về hội chứng chuyển hóa trao đổi chất (bao gồm quan
ngại về thừa cân và thiếu hoạt động thể dục) cũng khá cao ở Nhật Bản. Kết quả là
những loại lương thực thực phẩm và đồ uống được biết là có lợi cho tim, bao gồm trái
cây, rau, hải sản, rượu vang, và chè, chắc chắn sẽ phổ biến hơn. Mặt khác, nhu cầu về
gạo, các sản phẩm lúa mì, một số sản phẩm sữa, và thịt đỏ có thể sẽ giảm, ở mức độ
nhỏ, do quan ngại này.
Người tiêu dùng Nhật Bản đã trở nên tiếp cận nhiều hơn và thân thiện với các nền
văn hóa khác trong những thập niên qua. Điều này chắc chắn sẽ tiếp diễn. Nhật Bản đã
luôn luôn quan tâm đến lương thực thực phẩm từ các nền văn hóa khác, và sự ưa thích
này báo điềm lành cho việc đưa nhiều hơn lương thực thực phẩm nước ngoài vào Nhật
Bản.
Xuất khẩu nông sản của Nhật Bản có triển vọng phát triển tốt. Người Nhật Bản ngày
càng nhận thức rằng lương thực thực phẩm Nhật Bản và tập quán tiêu dùng của họ
được đánh giá tốt trên trường quốc tế. Năm 2003, Ủy ban Giáo dục và Xã hội của Liên
Hợp Quốc đã lựa chọn cách nấu nướng của Nhật Bản, gọi là “Washoku”, là di sản văn
hóa thế giới. Có tiềm năng để tăng cường sử dụng nhiều hơn các thành phần lương
thực thực phẩm Nhật Bản bởi các công ty Nhật và các nhà hàng Nhật Bản hoạt động ở
các nước khác.
9. Những thay đổi trong mậu dịch nông sản của Nhật Bản có thể xảy ra với hiệp
định TPP.
Mục tiêu của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là tăng cường sự hội nhập
của các nền kinh tế của các nước đối tác. Những triển vọng chủ yếu bao gồm bãi bỏ
thuế và những hạn chế về số lượng đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác trong
TPP; để cho các công ty kinh doanh có nhiều quyền tự do hơn trong hoạt động ở tất cả
các nước TPP, ví dụ như thông qua việc giảm các hàng rào kỹ thuật để đầu tư và có
năng lực tốt hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước; hài hòa nhiều luật và
luật lệ, ví dụ như những qui định về các tiêu chuẩn vệ sinh/kiểm dịch thực vật, dán
nhãn, quyền tác giả, các tiêu chuẩn lương thực thực phẩm, và các vấn đề khác; và triển
khai các cơ quan tư vấn và giải quyết tranh chấp để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau
giữa các nước khi chúng xuất hiện.
Nếu một hiệp định toàn diện được ký kết, thì thị trường nông sản Nhật Bản sẽ thay
đổi thêm nữa. Một thị trường nông sản cởi mở hơn và có tính cạnh tranh hơn ở Nhật
Bản tuân theo hiệp định TPP sẽ dẫn tới giá giảm thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn
đối với người tiêu dùng. Việc giảm hoặc bãi bỏ thuế quan đối với nông sản nhập khẩu
từ các nước đối tác trong TPP có thể làm giảm đáng kể giá thịt bò, cam, gạo, phomat,
sữa bột (nguyên chất và tách bơ), và bơ nhập khẩu.
Việc bãi bỏ các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQ) và mậu dịch của nhà nước đối
với nhập khẩu nông sản từ các nước TPP có lẽ sẽ thay đổi thành phần nhập khẩu gạo,
20
với nhập khẩu nhiều hơn gạo hạt ngắn và gạo hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng. Gạo hạt ngắn có thể thay thế gạo hạt trung bình (cả hai đều là gạo
“japonica”) và gạo hữu cơ sẽ thay thế gạo phi hữu cơ. Trong hệ thống hiện tại, gạo
nhập khẩu thông qua mậu dịch của nhà nước không bao giờ tới người tiêu dùng (chúng
được dùng để viện trợ cho nước ngoài hoặc làm thức ăn chăn nuôi), không phản ánh
đầy đủ khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng.
Nhập khẩu sản phẩm sữa chế biến có thể tăng về chủng loại cũng như về khối lượng.
Hệ thống mậu dịch nhà nước hiện tại nhập khẩu các mặt hàng cơ bản như sữa bột tách
bơ và bơ, trong khi không nhập khẩu các sản phẩm có mức độ chế biến cao, cũng
thuộc diện nhập khẩu chịu thuế (TRQ) như vậy. Đó có thể là lý do mà Nhật Bản đã
phải thông báo cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhiều hành động bảo vệ đặc
biệt cho sản phẩm sữa. Mặc dù thuế vượt hạn ngạch rất cao, các nhà nhập khẩu tiếp tục
cố gắng mang vào các sản phẩm sữa đặc biệt, là những sản phẩm sau đó bị Nhật Bản
đánh thuế với mức thuế bảo vệ thậm chí rất cao. Các sản phẩm chế biến có chứa một
lượng bột mì và đường đáng kể cũng gặp phải những vấn đề đúng như vậy với mậu
dịch của nhà nước trong phạm vi các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) và cũng
có thể tăng chủng loại và khối lượng nhập khẩu khi các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế
(TRQs) được dỡ bỏ.
Trong một số trường hợp, ví dụ như thịt bò và cam, thì hàng nhập khẩu chiếm một tỉ
lệ rất cao trong tổng tiêu dùng và người tiêu dùng nhạy cảm với thay đổi giá, giá thấp
có thể làm tăng mức tiêu dùng chung, không chỉ làm tăng nhập khẩu (Obara et al.,
2010; Mori et al., 2009; Thompson, 2004). Trong các trường hợp khác, hàng nhập
khẩu giá thấp sẽ cạnh tranh với hàng sản xuất của Nhật Bản. Điều này sẽ dễ nhận thấy
nhất đối với các mặt hàng, trong đó chất lượng hàng sản xuất của Nhật Bản thấp hơn,
bằng, hoặc gần bằng chất lượng hàng nhập khẩu. Lúa mì của Nhật Bản nói chung được
xem là có chất lượng thấp hơn lúa mì nhập khẩu. Đường, sữa bột, và bơ nói chung
không thể phân biệt được với hàng nhập khẩu. Thịt bò từ bò sữa của Nhật Bản cạnh
tranh ở một mức độ nào đó với thịt bò nhập khẩu từ Bắc Mỹ và châu Đại Dương trên
cơ sở chất lượng, song đắt hơn nhiều so với thịt bò nhập khẩu (Obara et al., 2010).
Việc giảm thuế sẽ làm cho chênh lệch giá lớn hơn.
10. Kết luận.
Khi đàm phán TPP tiếp diễn, Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi một số sự việc diễn biến
liên quan. Trong các Hiệp định Liên kết Kinh tế (EPAs) trước đó của mình, Nhật Bản
không đồng ý tự do hóa mậu dịch toàn diện về nông sản, với các tỉ lệ tự do hóa (tỉ lệ
phần trăm toàn bộ các dòng thuế được giảm hoặc bãi bỏ) thấp hơn so với các hiệp định
thương mại ưu đãi của các nước khác (Burfisher, et al., 2014). Đặc biệt, Nhật Bản cố
ngăn cản tự do hóa song phương các lĩnh vực gạo, lúa mì, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm
sữa, chất làm ngọt và tinh bột. Những hàng rào bảo hộ mậu dịch mà Nhật Bản đã dựng
lên đối với những mặt hàng này là tương đối còn nguyên vẹn đối với tất cả các nước,
ngoại trừ các nước kém phát triển. Nhật Bản cũng vẫn giữ lại hệ thống các hạn ngạch
nhập khẩu chịu thuế (TRQs) và mậu dịch của nhà nước trong đàm phán các hiệp định
tự do thương mại trước đó. Tự do hóa toàn diện theo hiệp định TPP đang được đề xuất
sẽ là đột phá mới.
TPP tạo cơ may cho Nhật Bản được rèn luyện một hiệp định toàn diện đầu tiên với
các nước (Mỹ, Canađa, và Niu Dilân) nói chung có mức lương cao hơn các nền kinh tế
đang phát triển ở gần, ví dụ như Trung Quốc (xem Hộp 1, “Những nỗ lực thương mại
khu vực khác: Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu
vực, và Nhật Bản - Ôxtrâylia”). Bắc Mỹ và châu Đại Dương cũng ở xa Nhật Bản hơn
21
các nước châu Á, tạo cho Nhật Bản một số lợi thế tự nhiên về độ tươi sản phẩm, và
trong trường hợp châu Đại Dương, sản xuất theo mùa nhiều sản phảm trồng trọt. Đối
với khu vực nông nghiệp Nhật Bản, việc cạnh tranh với các khu vực nông nghiệp ở các
nước TPP có thể dễ dàng hơn so với cạnh tranh với Trung Quốc và các nước đang phát
triển khác, đặc biệt là trong lĩnh vực các sản phẩm của nghề làm vườn (trồng hoa, trái
cây, rau,…). Tư cách thành viên TPP có thể là một bước trong việc chuyển nền nông
nghiệp Nhật Bản từ bảo hộ hoàn toàn sang tự do hóa hoàn toàn, toàn cầu.
Việt Nam, và ở một mức độ nào đó là Malaixia, do một số đặc điểm khiến Trung
Quốc trở thành nước xuất khẩu tiềm năng to lớn về các sản phẩm nghề làm vườn và
gạo. Tuy nhiên, Malaixia không xuất khẩu nhiều nông sản, và Việt Nam sản xuất gạo
indica, chứ không phải gạo japonica; gạo indica chỉ có thị trường nhỏ ở Nhật Bản, hiện
bị chi phối bởi gạo nhập khẩu từ Thái Lan. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới của Đông Nam
Á không phù hợp với việc sản xuất một số loại trái cây và rau (nhất là táo, lê, và các
loại rau trồng ở vùng khí hậu lạnh), là những sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với nông
nghiệp Nhật Bản. Và cũng cho đến nay, việc sản xuất gạo japonica ở vùng nhiệt đới
rất hạn chế, lại vẫn do khí hậu.
Hộp 1:
Những nỗ lực thƣơng mại khu vực khác: Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn
Quốc, Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, và Nhật Bản - Ôxtrâylia
Nhật Bản đang đàm phán với Hàn Quốc và Trung Quốc để tiến tới một hiệp định
thương mại ba bên. Các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản cạnh tranh trong các ngành
phi nông nghiệp, và các rào cản thương mại ở cả hai phía là những chủ đề quan
trọng của đàm phán. Tuy nhiên, trong nông nghiệp, điều quan ngại lớn hơn của
Nhật Bản là nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc là vấn
đề khó giải quyết đối với Nhật Bản bởi nông dân ở miền Bắc Trung Quốc có các
sản phẩm và mùa vụ gieo trồng giống với Nhật Bản và đủ gần về mặt địa lý để vận
chuyển bằng đường biển sang Nhật Bản mà hầu như vẫn giữ được sản phẩm tươi
ngon như các sản phẩm được sản xuất ở Nhật Bản. Điều quan trọng nhất là, do giá
thấp hơn ở Trung Quốc, các sản phẩm đến Nhật Bản với giá thấp hơn giá mà nông
dân Nhật nói chung có thể đáp ứng. Trái ngược với các nước TPP, Trung Quốc gây
thách thức lớn hơn cho Nhật Bản trong các lĩnh vực gạo, rau tươi và chế biến, và
trái cây. Nhật Bản cũng cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc tham gia đàm phán hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), trong đó, 3 nước Đông Bắc Á, 10
nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ, Ôxtrâylia, và
Niu Dilân tìm kiếm tự do hóa thương mại. Song song với TPP, RCEP và đàm phán
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang đàm phán một Hiệp định
Đối tác Kinh tế riêng rẽ với Ôxtrâylia. Nếu được phê chuẩn, hiệp định này sẽ qui
định thuế suất ưu đãi cho hàng Ôxtrâylia đối với những sản phẩm nào đó, khiến
xuất khẩu của Ôxtrâylia có sức cạnh tranh hơn ở thị trường Nhật Bản so với các
nước khác trong TPP.
TPP cũng đang được đàm phán vào thời gian khi sức ép chính trị lên hệ thống hỗ trợ
trong nước của Nhật Bản khá mạnh mẽ. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã
tuyên bố ý định chấm dứt việc ấn định sản lượng và chỉ tiêu khối lượng đối với gạo, để
cho các trang trại cá thể quyền tự do lớn hơn trong việc phát triển sản xuất của họ
(Government of Japan/Prime Minister of Japan, 2014). Việc tự do hóa một phần mậu
dịch gạo (nghĩa là, chỉ với các nước TPP) có thể tương hợp với dự định thay đổi này
22
trong các chính sách ở trong nước, khuyến khích canh tác lúa gạo với qui mô lớn hơn
ở Nhật Bản, làm cho gạo từ những trang trại như thế có sức cạnh tranh hơn với gạo
nhập khẩu.
Những người góp vốn nông nghiệp Nhật Bản có thể tăng thêm tin tưởng vào khả
năng cạnh tranh của họ trong dài hạn về nhu cầu tiêu dùng. Người tiêu dùng Nhật Bản
bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng trong việc có được lương thực thực phẩm sản
xuất ở địa phương, và thường thích thú viếng thăm các trang trại và đóng góp lao
động. Mặc dù những quan ngại của người tiêu dùng về an toàn lương thực thực phẩm
đã gây sức ép lớn lên người sản xuất ở Nhật Bản, với sự chú ý thận trọng của ngành
nông nghiệp và của Chính phủ tới các biện pháp an toàn, nông dân Nhật Bản có khả
năng đáp ứng hoặc vượt các tiêu chuẩn an toàn của các nước xuất khẩu. Nhật Bản có
mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông, hỗ trợ cho những thay đổi và đổi mới. Có
nhiều thử nghiệm công nghệ và thay đổi đã diễn ra ở Nhật Bản.
Việc tiêu thụ tập trung thông qua các hợp tác xã, trong khi thường bị phê phán là cản
trở thay đổi cấu trúc và làm tăng thêm chi phí, cũng có thể được xem là cơ sở cho cạnh
tranh tư bản hóa sâu sắc và mạnh mẽ đối với các công ty lớn ở trong nước và nước
ngoài đang tìm cách bán sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nông dân Nhật
Bản có truyền thống lâu đời khởi động các trang trại ở Bắc và Nam Mỹ. Cơ cấu tổ
chức chặt chẽ của TPP sẽ khuyến khích nông dân Nhật tiếp tục truyền thống này, đảm
bảo cho họ tiếp cận các điều kiện khí hậu, tài nguyên, và thị trường, có thể bổ sung
cho các hoạt động của họ ở Nhật Bản. Việc tiếp cận hàng nhập khẩu rẻ hơn thông qua
TPP có thể làm giảm giá vật tư đầu vào trung gian cho khu vực sản xuất chế biến
lương thực thực phẩm của Nhật Bản và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
chế biến có giá trị cao.
Mặt khác, nông nghiệp Nhật Bản đang nổi tiếng là vật chướng ngại đối với tự do hóa
thương mại. Hệ thống bầu cử của Nhật Bản vẫn trao cho các cử tri nông thôn có tiếng
nói mạnh mẽ trong các cuộc bầu cử nghị viện. Sự suy giảm dân số ở hầu khắp các khu
vực nông thôn đã rõ ràng, dẫn đến chiều hướng dễ bị tổn thương (Government of
Japan/Ministry of Agriculture, Forestry and Fishery, 2010 Annual Report). Liên minh
Hợp tác xã Trung ương thường phản đối và vận động hành lang chống lại các hiệp
định thương mại. Nông dân làm việc bán thời gian và thành viên gia đình trong các
hợp tác xã đã phát triển đáng kể sự đại diện chính trị của họ (trong khi khu vực nông
nghiệp tạo ra dưới 2% sản lượng kinh tế, thì các thành viên của nhóm JA (nông nghiệp
Nhật Bản, Liên đoàn hợp tác xã chính) chiếm 8% dân số Nhật Bản (Government of
Japan/Ministry of Agriculture, Forestry and Fishery, Yearbook of Agriculture 2013)),
và họ miễn cưỡng phải trả giá về thu nhập hoặc an ninh do hậu quả của tự do hóa
thương mại. Các đại diện của Chính phủ Nhật Bản thường đề cập năm lĩnh vực nhạy
cảm trong các cuộc đàm phán TPP: gạo, lúa mì và lúa mạch, đường, sản phẩm sữa, và
thịt bò và thịt lợn. Ý định của Chính phủ Nhật Bản là bảo hộ năm lĩnh vực này khỏi bị
tự do hóa càng nhiều càng tốt.
Các đánh giá của Chính phủ Nhật Bản (Government of Japan, Cabinet Secretariat of
Japan, 2013) đã dự đoán rằng Hiệp định TPP toàn diện có thể sẽ làm giảm sản lượng
nông nghiệp 2,66 nghìn tỉ yên (25 tỉ USD), hoặc khoảng 42% tổng sản lượng các sản
phầm nông, lâm và ngư nghiệp của Nhật Bản. Các đánh giá dao động từ suy giảm 17%
sản lượng trứng tới suy giảm 100% nguyên liệu sản xuất đường và tinh bột.
Những đánh giá của Chính phủ Nhật Bản là rất nghiêm trọng, trong đó họ không
đếm xỉa đến những trở ngại đối với cung ứng, chắc chắn sẽ làm cho các đối tác TPP
không thể cung ứng thêm nhiều hàng như thế sang Nhật Bản. Nhật Bản sản xuất nhiều
23
gạo hơn Mỹ hoặc Ôxtrâylia. Gạo của Nhật Bản hầu như toàn bộ là gạo japonica hạt
ngắn. Ngay cả khi nếu tất cả các loại gạo japonica (gạo hạt trung bình và gạo hạt ngắn)
của Mỹ được xem xét, thì tổng số lượng sản xuất ra cũng ít hơn nhiều so với số lượng
sản xuất ra ở Nhật Bản (xem Bảng 2). Các yếu tố nước, thổ nhưỡng và khí hậu ngăn
cản sản xuất gạo hạt ngắn và hạt trung bình ở Mỹ và ở Ôxtrâylia. Nếu hiệp định TPP
tạo cơ hội tiếp cận tự do loại gạo này sang Nhật Bản, thì các điều kiện để phát triển sản
xuất ở Mỹ và Ôxtrâylia cũng không thuận lợi. Giá loại gạo này ở Mỹ và Ôxtrâylia
chắc chắn sẽ tăng, thu hẹp mức chênh lệch với giá ở Nhật Bản. Giả định được Chính
phủ Nhật Bản sử dụng trong các đánh giá của mình về tổn thất từ TPP thì toàn bộ gạo
hạt ngắn và hạt trung bình sản xuất ở các nước khác trong TPP sẽ được Nhật Bản mua
sau khi ký hiệp định. Điều này không hiện thực; hiện tại các loại gạo japonica được
xuất tử Mỹ và Ôxtrâylia sang một số thị trường, bao gồm Hàn Quốc và Đài Loan, có
các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) riêng với Mỹ. Đó là hai thị trường mà Nhật
Bản sẽ phải tham gia đấu thầu để có thể mua toàn bộ gạo japonica của các nước TPP.
Nhật Bản sẽ tiếp tục sản xuất hầu hết gạo mà nước này tiêu dùng, ngay cả khi chấm
dứt tất cả các rào cản đối với gạo từ các nước TPP.
Những cản trở đối với cung ứng chắc chắn cũng sẽ xuất hiện trên thị trường đối với
thịt. Mậu dịch thịt thế giới hầu như là giao dịch trên cơ sở thịt mảnh (Dyck and
Nelson, 2003). Để cân nhắc việc tăng nuôi bò, người nông dân cần phải tìm ra nơi tiêu
thụ cho tất cả các bộ phận thu được từ con bò đã được giết mổ, với mức giá đủ để thu
được lợi nhuận từ việc nuôi bò. Cho đến nay, mậu dịch thịt bò, thịt lợn, và thịt gia cầm
giữa các nhà xuất khẩu trong nhóm các nước TPP và các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã
phát triển mạnh, chủ yếu nhờ người tiêu dùng Nhật Bản sẵn lòng chi trả nhiều hơn để
mua thịt mảnh nào đó so với người tiêu dùng ở chính các nước xuất khẩu (Obara et al.,
2010). Tuy nhiên, phần lớn thịt mảnh, sản xuất từ vật nuôi ở các nước xuất khẩu,
không tìm được thị trường ở Nhật Bản. Việc phát triển sản xuất một ít thịt mảnh có
nhu cầu ở Nhật Bản phó mặc cho người sản xuất ở các nước xuất khẩu nhu cầu phải
tìm cách tiêu thụ phần còn lại của con thịt. Trong khi giá cao đối với tập hợp con các
thịt mảnh sẽ làm tăng giá con bò thịt, và dẫn đến sự phát triển bò và cung ứng thịt bò
có thể sẽ kém hơn. Bằng cách bãi bỏ thuế quan của mình đối với thịt, Nhật Bản có thể
có khả năng bỏ thầu mua một số mặt hàng thịt mảnh ưa chuộng hiện đang được xuất
sang các thị trường khác ở châu Á, là những thị trường có xu hướng ưa chuộng cùng
loại thịt mảnh. Tuy nhiên, Nhật Bản đã là khách hàng lớn của hầu hết các loại thịt
mảnh đang được nói đến, và chắc chắn có giới hạn đối với việc cung ứng thêm.
Thuế của Nhật Bản đánh vào thịt bò nhập khẩu (38,5%) là cao, song thuế đánh vào
thịt lợn nhập khẩu (4,3%) và thịt mảnh gia cầm đông lạnh (11,9% hoặc thấp hơn) là
không cao. Thịt bò Wagyu chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị tiêu dùng thịt bò của
Nhật Bản và rất khác biệt với các loại thịt bò khác. Nó chắc chắn bảo vệ được thị
trường của mình, mặc dù các nhà sản xuất bò ở các nước TPP khác có thể cố gắng
nuôi nhiều bò kiểu Wagyu hơn, một phần để đáp ứng nhu cầu về thịt chất lượng cao ở
thị trường trong nước của chính mình. Những loại thịt bò khác được sản xuất ở Nhật
Bản cũng từ bò được vỗ béo bằng cách dùng lượng ngũ cốc trên một con bò nhiều hơn
so với ở các nước xuất khẩu, và những loại thịt bò này cũng có những điểm đặc trưng
mà người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Việc bãi bỏ thuế có thể không đủ để làm cho suy
yếu nhu cầu đối với thịt bò Nhật Bản tới mức độ như Chính phủ Nhật Bản đã dự đoán.
Mậu dịch thịt lợn của Nhật Bản là đối tượng của hệ thống giá ở cửa trang trại, bao
gồm tất cả các chuyến hàng thịt lợn nhập khẩu sẽ đi vào thị trường Nhật Bản với mức
giá bằng hoặc cao hơn mức giá tối thiểu, được giữ ổn định không đổi theo thời gian.
24
Các chuyến hàng nhập khẩu có thể bao gồm các loại thịt mảnh khác nhau và vô số các
mặt hàng khác. Các nhà nhập khẩu phải cân đối các loại thịt mảnh để đạt được mức
giá cửa trang trại. Việc bãi bỏ giá cửa trang trại sẽ tạo cho các nhà nhập khẩu sự linh
hoạt trong việc lựa chọn loại thịt mảnh nào để nhập khẩu. Cũng như với thịt bò, các
nhà nhập khẩu Nhật Bản dường như ưa chuộng một số loại thịt mảnh nào đó hơn, chứ
không phải toàn bộ các loại thịt mảnh từ con lợn được giết mổ. Những loại thịt mảnh
này cũng chính là các loại thịt mà các nước châu Á nhập từ Mỹ và các nước TPP khác.
Thịt lợn ở Nhật Bản khá đắt. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tính
toán rằng 67% tổng thu của người sản xuất về thịt lợn có thể qui cho các biện pháp của
chính phủ trong năm 2012, bao gồm 4,3% thuế theo giá hàng, hệ thống giá cửa trang
trại, bảo vệ đặc biệt, và tiền trợ cấp ở trong nước (Organisation for Economic
Cooperation and Development, 2014). Việc giảm hoặc dỡ bỏ các rào cản để hàng nhập
khẩu bớt đắt đỏ sẽ thúc đẩy thương mại.
Một số kiểm soát dịch bệnh động vật sẽ vẫn duy trì sau khi ký hiệp định TPP. Đặc
biệt, những hạn chế về bệnh lở mồm long móng (FMD) và cúm gia cầm chắc chắn sẽ
cản trở không để thịt chưa nấu chín xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản. Những hạn
chế về kiểm dịch thực vật sẽ tiếp tục hạn chế một số mậu dịch tiềm năng về nguyên
liệu thực vật.
Mô hình gần đây ở Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA/ERS)
đã nghiên cứu khảo sát một kịch bản, trong đó các nước đối tác TPP bãi bỏ thuế quan
và các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các
nước TPP khác (Burfisher et al., 2014). Kịch bản này tính đến việc bãi bỏ thuế quan
theo từng giai đoạn cho giai đoạn 2015-2025. Theo kịch bản bãi bỏ thuế quan này, mô
hình nhận thấy rằng, hiệp định TPP sẽ có những ảnh hưởng dương rất nhỏ tới GDP
thực tế của các nước thành viên. Đối với Nhật Bản, nhập khẩu nông sản được kỳ vọng
sẽ tăng do kết quả của việc bãi bỏ thuế quan; những thay đổi của các hàng hóa chọn
lọc được nêu ở Bảng 5, sử dụng những thay đổi tính theo phần trăm từ kịch bản này và
các giá trị cơ sở của những năm gần đây để minh họa những thay đổi được kỳ vọng.
Những kết quả của kịch bản này không bao gồm việc dỡ bỏ các rào cản quan trọng
khác đối với mậu dịch, ví dụ như các tiêu chuẩn của một nước, có thể hài hòa trong
phạm vi hiệp định toàn diện TPP, hoặc các chính sách ví dụ như hệ thống giá ở cửa
trang trại đối với thịt lợn hoặc những can thiệp nào đó của chính phủ trong lĩnh vực
chất làm ngọt. Tầm quan trọng khác thường của Nhật Bản đối với mậu dịch nông sản
trong phạm vi khu vực TPP đang được đề xuất được biểu thị bằng kết quả của mô hình
rằng 68% mức tăng trưởng nhập khẩu nông sản ở tất cả các nước TPP xảy ra ở Nhật
Bản. Tuy nhiên, khác với những đánh giá của Chính phủ Nhật Bản, các kết quả của
kịch bản không phản ánh sự sụt giảm to lớn trong hoạt động nông nghiệp Nhật Bản, và
những kết quả của kịch bản gợi ý rằng phần lớn khu vực nông nghiệp Nhật Bản có thể
trở nên có sức cạnh tranh trong phạm vi khu vực TPP, ngay cả với bãi bỏ thuế quan
trong nội bộ TPP (xem Bảng 6).
Bảng 5. Đánh giá của ERS1 về những ảnh hưởng của bãi bỏ thuế quan đến
nhập khầu nông sản vào Nhật Bản
Thay đổi kim
ngạch nhập
khẩu do TPP
Sản phẩm từ bò
(Phần trăm)
31
Kim ngạch
nhập khẩu,
trung bình
2011-13
(Tỉ yên)
296
25
Mậu dịch tăng thêm, dựa
vào kim ngạch trung
bình, 2011-13
(Tỉ yên) (Triệu USD)
92
1.071