Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ÔN TẬP CÂY CAO SU THS. TRẦN VĂN LỢT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.38 KB, 13 trang )

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA

ƠN TẬP CÂY CAO SU

Câu 1: Sự phân bố hệ thống ống mủ trong lớp vỏ thân và ứng dụng trong khai thác mủ cao su?
* Sự phân bố hệ thống ống mủ trong lớp vỏ thân:
- Các ống mủ xếp đứng, hơi nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp tạo thành một
góc từ 2,1o đến 7,1o so với đường thẳng đứng. Độ nghiêng của ống mủ là một đặc tính của
giống cây. Do đặc tính độ nghiêng của các ống mủ nên khi cạo mủ phải tạo một vết cắt
theo chiều ngược lại
- Ống mủ có trong tất cả các phần vỏ của các bộ phận cây. Trong đó ở vỏ thân có nhiều ống
mủ nhất. Chúng nằm xen lẫn giữa hệ thống mạch rây. Trong lớp vỏ hệ thống ống mủ phân bố
khơng đều, càng gần tượng tầng hệ thống ống mủ càng dày đặc.
- Khi cắt ngang thân, hệ thống ống mủ xếp theo đường đồng tâm 1 năm tạo thành 1,5 – 2,5
vòng. Các ống mủ trong một vòng đồng tâm có mối liên hệ mật thiết với nhau, các ống mủ
khác vòng khơng có sự liên kết nhau.
- Số mạch mủ giảm từ 40 – 50% trong cây thực sinh khi cây cao lên 1m so với mặt đất, còn
cây ghép chỉ giảm 10 – 15%.
* Ứng dụng trong khai thác mủ cao su:
- Quy định hướng miệng cạo ngược với hướng sự phân bố hệ thống ống mủ, vì khi cạo sẽ cắt
được nhiều ống mủ hơn.
- Quy định về độ sâu miệng cạo cách tượng tầng 1 khoảng 1,1 – 1,5 mm.
- Độ dày lớp vỏ mỗi lần cạo 1,1 – 1,5 mm, nếu q dày sẽ làm phí lớp vỏ trên cây (1 năm cho
phép cạo 16 – 18 mm).

1/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
- Quy định chiều cao mở miệng lần cạo đầu tiên:
+ Cây ghép 1 m vanh thân ≥ 50cm.


+ Cây thực sinh 0,5 – 0,6 m vanh thân ≥ 50cm.
- Quy định độ dốc miệng cạo: quy định tùy thuộc vào nhóm cây.
+ Nếu độ dốc thấp sẽ làm mủ chảy tràn
+ Nếu độ dốc cao sẽ không chảy tràn nhưng lãng phí lớp vỏ khai thác
+ Cạo xuôi:
● Nhóm 1: Cao su tơ khai thác từ 1 – 10 năm: 30o
● Nhóm 2: Cao su trung niên khai thác từ 10 – 16 năm: 32o
● Nhóm 3: Cao su già khai thác từ 17 – 20 năm: 34o
+ Cạo ngược độ dốc = 45o từ năm thứ 3 có thể cạo ngược, tốt nhất là năm thứ 11.
Câu 2: Kỹ thuật nhân giống (ghép) cây cao su?
* Mục đích: Nhằm thay thế phần trên của cây cao su trồng hạt (gốc ghép) bằng một mầm của
dòng vô tính đã được tuyển lựa có đặc tính tốt hơn gốc ghép như: sinh trưởng; độ dày vỏ; sản
lượng; mức độ chống chịu bệnh...tốt hơn gốc ghép.
* Gốc ghép: là cây con được trồng bằng hạt, gồm các giống GT1, PB235...gốc ghép, có đường
kính thân cách mặt đất 10 cm tối thiểu 10 mm.
* Mắt ghép: lấy từ các đoạn thân gỗ ghép gồm có các loại mắt:
+ Mắt nách lá: Là loại mắt to nhất ở phía trên cuốn lá, phân bổ rải rác trên gỗ ghép, dễ bóc vỏ,
tỉ lệ ghép sống cao, mọc khỏe, nên được ưu tiên chọn để ghép.
+ Mắt vảy cá: Cũng là loại mắt nách lá nhưng mọc chen giữa những mắt khác nên khó bóc
hơn, tuy nhiên vẫn có thể dùng để ghép được tốt.

2/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
+ Mắt kim: Là loại mắt bé nằm ở phía trên của vết lá nhỏ, mà cuống của lá chét của lá đó phát
triển không bình thường. Loại mắt này thường nằm ở dưới cùng của tầng lá. Tuy mắt này dễ
bóc, dễ sống nhưng cây mọc lên yếu vì thế không nên dùng.
+ Mắt giả: Nhìn bề ngoài của mắt này thấy có đầy đủ hình dáng như mắt vảy cá, nhưng bên
trong không có “hạt gạo” (mầm cành). Vì thế, không nên sử dụng loại mắt này.

* Dụng cụ ghép gồm: dao ghép; đá mài; giẻ lau; dây băng; thùng thép.
* Phương pháp ghép:
- Ghép mắt xanh: khi vỏ gốc ghép và mắt ghép còn non có màu xanh, cây từ 4 – 8 tháng tuổi
+ Chuẩn bị gốc ghép: Đo cách đất 10cm đường kính 10 mm, dùng giẻ lau sạch.
+ Chuẩn bị mắt ghép: cành ghép có cùng tuổi với gốc ghép, dùng dao rạch 2 đường thẳng song
song 2 bên mắt ghép đã lựa; rộng 1,1 – 1,4 cm, dùng dao cắt sâu vào gỗ lấy ra một mảnh vỏ
có chứa mắt ghép. Sau đó tách lớp vỏ ra khỏi lớp gỗ sao cho mầm ghép vẫn còn nguyên.
+ Cách ghép: rạch 2 đường thẳng song song sâu đến lớp gỗ cách nhau 1,2 – 1,5 cm, Rạch một
đường ngang xéo ở vị trí thấp nhất cảu 2 đường thẳng. Dùng dao nâng nhẹ lớp vỏ cửa sổ, lùa
mảnh vỏ có chứa mắt ghép vào cửa sổ đã mở. Sau đó cắt bỏ cửa sổ của gốc ghép còn giữ lại
0,5 cm ở phía trên. Dùng dây băng (PE) quấn chặt từ dưới lên sao cho nước không thấm vào
mắt ghép.
- Ghép mắt nâu: khi lớp vỏ mắt ghép và gỗ ghép đều hóa nâu (cây trên 10 tháng tuổi). Đường
kính thân gốc 20 – 25 mm.
+ Kỹ thuật ghép mắt nâu cũng như ghép mắt xanh chỉ có một vài điểm khác biệt là: cửa sổ
rộng 1,5 – 2 cm; lớp vỏ cửa sổ gốc ghép (lưỡi gà) vẫn giữ nguyên và úp trên mắt ghép trước
khi bang; băng phải chặt thì tỷ lệ sống mới cao.
- Mở băng:
+ Sau ghép 18 đến 20 ngày mở băng, mắt xanh sống được nhận biết khi mắt vẫn còn xanh.
Mắt nâu còn sống có màu nâu tươi.
+ Các cây có mắt ghép chết đánh dấu để ghép lại lần 2 ở lớp vỏ đối diện với mắt ghép lần
trước. Nếu phải ghép lần 3 thì ghép ở vị trí phía trên cảu lần 1 hoặc lần 2.

3/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
* Điều kiện để có tỷ lệ ghép sống cao:
- Khi ghép cả gốc ghép và gỗ ghép đều phải ở tình trạng đầy đủ nước.
- Thời gian ghép trong ngày từ 6 – 10 h sáng; chiều từ 15 h, không ghép khi trời nắng gắt hoặc

mưa dầm.
- Khi gốc ghép có tầng lá cuối cùng ổn định.
- Tuổi gốc ghép và mắt ghép tương đương nhau.
- Khi gốc ghép thao tác phải nhanh tránh chạm tay vào các lớp tượng tầng, đảm bảo vệ sinh
khi ghép.
Câu 3: Kỹ thuật vườn ươm cây cao su bằng bầu đất
* Thời vụ trồng: đặt hạt bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.
* Chuẩn bị đất: gần nguồn nước, thuận tiện đi lại và vận chuyển, đất có thể lấy tại chổ hoặc từ
nơi khac chở về.
* Chuẩn bị hạt giống:
- Chọn hạt làm gốc ghép: sử dụng hạt của các dòng vô tính GT1, PB235, PB86. Hạt sang bóng,
nặng, cứng, phôi nhũ còn tươi.
- Sô lượng hạt cần cho 1 ha vườn ươm bầu khoảng từ 1.200 – 1.600 kg tùy theo mật độ
thiết kế và loại hạt giống.
- Xử lý hạt: đặt ngữa hạt gõ nhẹ để vỏ hạt nứt ra phía lỗ mầm; sau đó ngâm hạt trong nước
sạch 24 giờ, sau 12 giờ thì thay nước sạch 1 lần.
- Rấm hạt: líp rấm rộng 1,0 m, dài tùy thuộc điều kiện từng vùng làm, nền cao 15 cm, đường
đi giữa líp rộng 0,5 m. Phía trên líp rấm có mái che, hạt được phủ cát đủ kín, số lượng khoảng
1.000 – 1.200 hạt/m2.
- Chăm sóc líp rấm: tưới nước 2 lần/ngày, lượng nước khoảng 4l/m2/lần tưới. Hàng ngày kiểm
ttra thấy kiến mối xuất hiện thì xử lý bằng thuốc kiến mối như Bassa 0,2%.

4/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
* Thiết kế và đào rảnh:
- Mật độ: từ 120.000 – 130.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 18 x 38 cm. từ 150.000 – 160.000
bầu/ha nếu kích thước bầu là 16 x 33 cm.
- Thiết kế hàng theo 2 cách:

+ Hàng đơn: xếp một hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa 2 tâm rãnh cách nhau 0,7 – 0,8 m.
+ Hàng kép: xếp 2 hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa 2 tâm hàng kép là 1,2 m. Đặt bầu
thành 2 hàng cách nhau 5 – 10 cm.
- Đặt bầu xuống rãnh độ sâu bằng 2/3 chiều cao bầu.
* Quy cách bầu:
- Dùng bầu PE nguyên sinh dày 0,88 mm, phần đáy co đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 6 cm,
đường kính lỗ 5 mm.
- Kích thước bầu PE tùy theo loại đất. Đối vơi đất đỏ, dùng bầu có kích thước 16 x 33 cm hoặc
18 x 38 cm trọng lượng bầu đất từ 2,5 – 4 kg. Đối với đất xám, dùng bầu có kích thước 18 x
35 cm , nếu dùng bầu kích thước 16 x 33 cm thì cần phải chăm sóc cẩn thận hơn.
* Cho đất vào bầu:
- Chọn đất tôt để vào bầu: đất đỏ hoặc đất xám, lưu ý chọn đất có kết cấu tốt để tránh vỡ bầu.
- Đất + phân lân nung chảy 8 – 10 g/bầu + phân hữu cơ vi sinh 10 g/bầu hoặc phân chuồng
hoại mục 50 – 100 g/bầu. Tât cả trộn đều.
* Trồng cây vào bầu
- Trước khi trồng cây vào bầu 1 ngày phải tưới nước cho đất trong bầu đủ ẩm và xốp.
- Trồng cây vào lúc trời mát. Mỗi bầu được trồng 1 cây ngay giữa tâm rồi nén đất chặt rễ, phủ
đất mịn kín hạt.

5/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
- Trong vòng 20 ngày sau khi ra cây, hàng ngày kiểm tra thay thế ngay những cây không đạt
yêu cầu như: gãy chồi, thui ngọn, mọc yêu, xì mủ trên thân, bạch tạng,...
* Tưới nước:
- Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây để lèn đất chặt quanh bộ rễ.
- Mùa khô phải tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm đến đáy bầu. Tưới mỗi ngày một lần từ
khi trồng cây vào bầu đến lúc cây đạt 1 tầng lá ổn định (tưới phun mưa), tưới hai ngày một lần
khi cây đạt 2 tầng lá trở lên, lượng nước tưới khoảng 10l/m2/lần.

* Làm cỏ: vườn ươm phải luôn giữ sạch cỏ (lưu ý: nhổ cỏ trong bầu nhổ bằng tay)
* Bón phân:
- Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt hai tầng lá ổn định, các lần bón sau cách nhau
30 ngày. Lưu ý: ngưng bón trước khi ghép 30 ngày.
- Kỹ thuật bón: trộn đều ba loại phân, rãi phân sát thành bầu tránh bón vào gốc.
- Tưới nước khi bón phân: bón phân đến đâu thì tưới nước ngay đến đó, tưới đẫm cho phân
tan hoàn toàn.
- Lượng bón:
Đơn vị: g/cây
Kích thươc bầu 16 x 33 cm

Kích thươc bầu 18 x 35 cm

Urê

DAP

KCl

Urê

DAP

KCl

1

0,6

1,1


0,4

0,9

1,5

0,5

2–4

1,3

2,2

0,8

2,0

3,3

1,2

5

2,0

3,3

1,2


2,6

4,3

1,7

Lần bón

6/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
* Quản lý sâu bệnh hại vườn ươm:
- Bệnh phấn trắng lá;
- Bệnh héo đen đầu lá;
- Bệnh rụng lá mùa mưa;
- Bệnh Corynespora;
- Bệnh đốm mắt chim;
- Bệnh lá cháy nắng;
- Cây con bị cháy nắng;
- Nhện đỏ, nhện vàng;
- Rệp sáp, mối, sùng.
Câu 4: Kỹ thuật bón phân cho cây cao su thời kỳ kinh doanh (Qui trình 2012)
* Bón phân vô cơ:
- Liều lượng và chủng loại phân bón: liều lượng và chủng loại phân bón theo hạng đất và năm
cạo quy định ở bảng dưới đây. Nếu có điều kiện nên bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng và
sử dụng phân trộn thay cho phân đơn. Khi sử dụng chủng loại phân bón khác với quy định,
cần được sự chấp thuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Không bón phân khi
cạo tận thu thanh lý.

Năm cạo

1 – 10
11 – 20

Hạng đất

Nguyên chất (kg/ha)

Phân bón (kg/ha)

N

P2O5

K2 O

Urê

Lân nung chảy*

KCl

I

70

30

70


152

188

117

II

80

35

80

174

219

133

III

90

40

90

196


250

150

Chung

90

40

90

196

250

150

* Khi pH H2O ≥ 6, thay lân nung chảy bằng super lân
7/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
- Số lần bón và thời vụ bón: chia lượng phân ra bón làm 2 lần năm, lần 1 bón hai phần ba số
lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào đầu mùa mưa khi đủ ẩm, lần 2 bón số lượng phân
còn lại vào gần cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng.
- Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và
mùa mưa dầm.
- Cách bón: trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1,0 - 1,5 m giữa

2 hàng cao su hay hố tích mùn.
* Bón phân hữu cơ:
- Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng trên vườn cao su kinh doanh bao gồm: phân hữu cơ
truyền thống, phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ. Các loại phân này phải đáp ứng các
tiêu chuẩn về chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh và độc tố theo quy định của Nhà nước.
- Khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây để cải thiện độ phì đất, tang hiệu quả bón
phân vô cơ khi hàm lượng mùn vườn cây H% < 2,5% hoặc hàm lượng carbon C% < 1,45%.
- Chia lượng phân ra bón làm 2 lần năm, lần 1 bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ
phân lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đủ ẩm, lần 2 bón số lượng phân còn lại vào tháng
10.
- Khi bổ sung phân hữu cơ, bón vào hố tích mùn hoặc, nếu không có hố tích mùn, vùi kỹ phân
vào đất tại vị trí bón phân vô cơ.
- Không cho phép sử dụng phân chuồng, phân bắc chưa hoai và chất thải công nghiệp, chất
thải các nhà máy chế biến chưa qua xử lý theo đúng quy định Nhà nước trên vườn cây cao su
kinh doanh.
- Cách bón: trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1,0 - 1,5 m giữa
luồng cao su.

8/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
Câu 5: Các ký hiệu quốc tế về chế độ khai thác cao su
* Kiểu miệng cạo: biểu thị bằng chữ in hoa.
- S: xoắn ốc.
- V: miệng cạo hình chữ V.
* Độ dài miệng cạo: là tỉ lệ tương đối so với một vòng thân cây, biểu thị bằng một phân số
đứng sau ký hiệu kiểu miệng cạo. Ví dụ:
- S: cạo nguyên vòng thân theo đường xoắn ốc.
- S/2: cạo nửa vòng thân theo đường xoắn ốc.

- S/4: Cạo 1/4 vòng thân theo đường xoắn ốc.
- S/6: cạo 1/6 vòng thân theo đường xoắn ốc.
* Hướng miệng cạo:
- D: cạo miệng ngửa còn g i là cạo miệng xuôi, thường trên cây tơ. Ví dụ: S/2D – miệng cạo
ngửa nửa vòng xoắn.
- U: cạo miệng úp còn gọi là cạo ngược, có trên cây trung niện. Ví dụ: S/4U – miệng cạo úp
1/4 vòng xoắn.
* Nhịp độ cạo: là khoảng thời gian giữa hai lần cạo được biểu thị bằng 1 hoặc 2 phân số. Ví
dụ:
- d/3: ba ngày cạo một lần.
- d/2: 2 ngày cạo một lần.
- 6d/7: một tuần lễ có 7 ngày thì cạo 6 ngày, nghỉ ngày chủ nhật; áp dụng ký hiệu này cho phù
hợp với luật lao động.
* Chu kỳ cạo: Thường tính bằng số tháng cạo mủ trong năm (y). Ví dụ:
- 9m/12: 9 tháng cạo, 3 tháng nghỉ trong chu kỳ 12 tháng.

9/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
* Mặt cạo, các ký hiệu gồm có:
- B: mặt cạo thấp ( phần vỏ từ 1,3 trở xuống so mặt đất).
- H: mặt cạo cao ( phần vỏ từ 1,3 cách mặt đất trở lên).
- O: vỏ nguyên sinh.
- I: vỏ tái sinh lần 1
- II: vỏ tái sinh lần 2.
- 1, 2, 3 hoặc 4: thứ tự mặt cạo theo chiều kim đồng hồ.
- Ví dụ:
+ BO-1: mặt cạo thấp thứ nhất trên vỏ nguyên sinh.
+ BI-2: mặt cạo thấp thứ hai trên vỏ tái sinh lần 1.

+ HO-3: mặt cạo cao thứ ba trên vỏ nguyên sinh.
* Cạo phối hợp úp – ngửa:
- Dùng dấu (+) giữa hai chế độ cạo . Ví dụ: S/2D d3 + S/4U d3: cạo phối hợp úp ngửa hai
miệng cạo trong cùng một ngày. Chiều dài miệng cạo ngửa là ½ vòng thân, ba ngày cạo một
lần. Miệng cạo úp, ¼ vòng thân cạo theo nhịp độ ba ngày cạo một lần.
* Kích thích mủ:
- Những ký hiệu kích thích mủ phải được ghi trong chuổi ký hiệu chế độ cạo và phân cách với
phần trước bởi dấu chấm (.).
- Chia thành 3 nhóm chính theo thứ tự: hoạt chất kích thích, phương pháp bôi và chu kì bôi.
Ngoài ra còn có các ký hiệu phụ như: nồng độ hoạt chất (%), liều lượng (g, ml), bề rộng băng
(cm), số lần bôi/chu kỳ.
+ Tên hóa chất: ET: Ethephon; RF:RRIMFLOW
+ Nồng độ: 2,5%, 5%( nồng độ chất kích thích là 2,5% hoặc 5%)
+ Phương pháp bôi:
● Pa: (bôi chất kích thích trên vỏ tái sinh ngay phía trên miệng cạo, thường áp dụng cho miệng
cạo ngửa).
● La (bôi chất kích thích ngay trên miệng cạo mà không cần bóc mủ dây, phương pháp này
thường áp dụng cho miệng cạo úp).

10/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
+ Số lần bơi trong năm:
● 4/y (bơi bốn lần trong năm).
● G 3 (bơm khí một lần trong ba lần cạo mủ).
- Ví dụ: ET 2,5% Pa 2/y (bơi chất kích thích Ethephon có nồng độ là 2,5%, bơi trên vỏ tái sinh
ngay trên miệng cạo, bơi 2 lần trong một năm).
* Ví dụ một ký hiệu chế độ cạo hồn chỉnh: 1/2S d/3 10m/12.ET2,5%.Pa 0,7(1).4/y (m):
cạo nửa vòng xoắn, ba ngày cạo một lần, 1 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 12 tháng. Bơi kích

thích ethaphon nồng độ 2,5% theo phương pháp Pa ( bơi trên mặt vỏ tái sinh phía trên miệng
cạo), liều lượng 0,7g trên băng rộng 1 cm, 4 lần năm, mỗi lần cách nhau 1 tháng.
Câu 6: Tác hại của các cấp gió lớn và những biện pháp hạn chế tác hại của gió.
* Tác hại củau các cấp gió lớn:
- Khi gió có tốc độ 8 – 13,8 m/giây làm lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy nên
nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng.
- Khi gió có tốc độ > 17,2 m/giây cây cao su bị gãy cành thân. Khi gió ở cấp gió Beaufort =
10: cây bị gãy đỗ nặng.
* Các biện pháp hạn chế tác hại của gió:
- Chọn giống: phân cấp mức độ thiệt hại do gió như sau:
+ Hại thấp: < 5% số cây gãy đổ/ 10 năm khai thác.
+ Hại nhẹ: 5 – 9 % số cây gãy đổ/ 10 năm khai thác.
+ Hại trung bình: > 9 – 30 % số cây gãy đổ/ 10 năm khai thác.
+ Hại nặng: > 30% số cây gãy đổ/ 10 năm khai thác.
- Trồng đai rừng chắn gió.
- Ghép tán tạo tổ hợp cây cao su 3 phần:
+ Ghép tán khi cây ghép đã được 2-2,5 năm và ghép ở độ cao 2-2,5 m.
+ Phần gốc : có bộ rễ phát triển rộng và sâu giúp cây chống đổ gãy và hấp thu chất dinh
dưỡng ,kháng được một số bệnh trên rễ.

11/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
+ Phần thân phải phát triển nhanh, gỗ nhiều, vỏ láng với số lượng ống mủ cao và có khả
năng tái mủ nhanh và nhiều.
+ Phần tán cây với bộ tán khỏe mạnh, phát triển tốt, tỉ lệ quang hợp cao và nhất là kháng
các lọai bệnh lá, cách phân cành hợp lý để tránh gãy cành khi có gió lớn
Câu 7: Nêu các yếu tố giới hạn trong phân hạng đất trồng cao su và kể tên các hạng đất trồng
cao su.

* Theo quy trình kỹ thuật cây cao su 2012:
- Các yếu tố giới hạn trong phân hạng đất trồng cao su:

12/13


Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA
* Các hạng đất trồng cao su: Căn cứ vào mức độ giới hạn của bảy yếu tố nêu ở bảng trên, đất
trồng cao su được phân hạng như sau:
- I: chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 0 và 1.
- II: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2.
- III: có từ một yếu tố giới hạn loại 3.
- IVa: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4 có thể cải tạo.
- IVb: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4 không thể cải tạo.
- Trong đó, các hạng đất I, II và III là các hạng trồng được cao su, hạng IVa là hạng không
trồng được cao su hiện tại, sau khi cải tạo có thể trồng được cao su và hạng IVb là hạng không
trồng được cao su vĩnh viễn.

13/13



×