Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ĐHĐL truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc việt nam ths bùi văn hùng, 104 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.64 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F7G

TRUYỀN THỐNG CHỐNG GIẶC NGOẠI
XÂM CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

ThS. Bùi Văn Hùng

MỤC LỤC


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-2–

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 5
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ NHỮNG TÀI LIỆU CẦN NGHIÊN CỨU ....................................... 6

Những tài liệu quan trọng cần nghiên cứu là: ............................................................. 8
CHƯƠNG I............................................................................................................................ 9
MỘT SỐ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ
VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI ............................................................................. 9

1.CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TẦN, TRIỆU ............................................................ 9

1.1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TẦN ............................................................... 9
1.1.1. Đế chế Tần và sự bành trướng xuống Bách Việt .......................................... 9
1.1.2. Cuộc kháng chiến trường kỳ của Văn Lang – u Lạc .................................. 9


1.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TRIỆU ĐÀ XÂM LƯC ............................ 10
1.2.1. Công cuộc chuẩn bò phòng thủ đất nước ...................................................... 10
1.2.2. Kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà và thất bại của An Dương Vương11

2. NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP LIÊN TỤC TRONG HƠN NGÀN NĂM
BẮC THUỘC ..................................................................................................................... 12

2.1. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ........................................................................ 12
2.1.1. Sự thống trò của phong kiến phương Bắc ..................................................... 12
2.1.2. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghóa giành độc lập dân tộc (40 - 43) ............. 13
2.1.3. Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Đông Hán ...... 14
2.2. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI
.............................................................................................................................. 15
2.2.1. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (43-542), Khởi nghóa Bà Triệu
................................................................................................................................. 15
2.2.2. Cuộc khởi nghóa Lý Bí.................................................................................. 16
2.3. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN THỨ III
VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC QUYỀN TỰ CHỦ DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ
X........................................................................................................................... 18
2.3.1. ch thống trò của Tùy - Đường .................................................................... 18
2.3.2. Khởi nghóa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)................................................ 19
2.3.3. Khởi nghóa Mai Thúc Loan (722)................................................................. 19
2.3.4. Khởi nghóa Phùng Hưng (766 - 791)............................................................. 20
2.3.5. Khởi nghóa Dương Thanh (819 - 820)........................................................... 20
2.3.6. Công cuộc khôi phục quyền tự chủ dân tộc đầu thế kỷ X.......................... 20

3. NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC TỪ THẾ KỶ
X ĐẾN THẾ KỶ XVIII ..................................................................................................... 23

3.1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯC TỐNG LẦN I (981) . 23

3.1.1. Nền tự chủ của dân tộc dưới thời Ngô Quyền và Đinh Tiên Hoàng.......... 23

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-3–

3.1.2. Cuộc kháng chiến của quân dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê
Hoàn ........................................................................................................................ 24
3.2. KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẦN 2 (1075 – 1077) .................................. 25
3.2.1. Nhà Lý xây dựng đất nước và chuẩn bò kháng chiến ................................. 25
3.2.2. Triều Tống tiếp tục mưu đồ bành trướng..................................................... 28
3.2.3. Phá tan cứ điểm xâm lược Ung Châu bẻ gãy từ đầu thế chủ động của Tống
................................................................................................................................. 29
3.2.4. Dựng phòng tuyến phá giặc ......................................................................... 30
3.2.5. Đập tan 30 vạn quân xâm lược Tống........................................................... 33
3.3. KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN – MÔNG ................................................ 38
3.3.1. Đại Việt thế kỷ XIII ..................................................................................... 38
3.3.2. Sự hình thành và phát triển của đế chế Mông Cổ....................................... 40
3.3.3. Kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần I (1258).................................. 41
3.3.4. Kháng chiến lần hai (1285) .......................................................................... 45
3.3.5. Kháng chiến lần thứ ba (1288) ..................................................................... 56
3.4. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MINH ....................................................................... 60
3.4.1. Cuộc xâm lược của nhà Minh và thất bại của nhà Hồ................................ 60
3.4.2. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ năm 1404 đến năm 1417,
cuộc khởi nghóa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng................................................. 62

3.4.3. Khởi nghóa Lam Sơn (1418 - 1427) .............................................................. 65
3.5. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XIÊM, THANH.................................. 74
3.5.1. Kháng chiến chống Xiêm ............................................................................. 74
3.5.2. Kháng chiến chống Thanh............................................................................ 75
CHƯƠNG II ....................................................................................................................... 79
TÁC DỤNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ LỚN .................................................................. 79
TRONG CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM ....................................... 79
1. TÁC DỤNG CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC ...................................................................... 79

1.1. HOÀN CẢNH THIÊN NHIÊN VÀ LỊCH SỬ ĐÃ RÈN ĐÚC NÊN TRUYỀN
THỐNG KIÊN CƯỜNG VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG Ý THỨC QUỐC GIA
DÂN TỘC............................................................................................................ 79
1.1.1. Hoàn cảnh thiên nhiên ................................................................................. 79
1.1.2. Hoàn cảnh lòch sử ......................................................................................... 80
1.2. TÁC DỤNG CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ BẮC
THUỘC: BẢO TỒN NÒI GIỐNG VÀ GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC. .. 81
1.3. TINH THẦN YÊU NƯỚC MẠNH MẼ ĐÃ THÚC ĐẨY NHÂN DÂN TA
ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ LẬP NÊN
NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII.
.............................................................................................................................. 83
1.4. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA QUÝ TỘC PHONG KIẾN ............................ 85

2. TÁC DỤNG CỦA KHỐI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN ............................................................ 86
3. VỊ TRÍ CỦA NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG CÁC CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.......................... 88

3.1. YẾU TỐ KINH TẾ: ............................................................................................. 88

ThS. Bùi Văn Hùng


Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-4–

3.2. YẾU TỐ AN NINH CHÍNH TRỊ ........................................................................ 89
4. NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH.......................................................................... 90

4.1. NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯC........................................................................... 91
4.1.1. Tương quan lực lượng ................................................................................... 91
4.1.2. Xét đến đường lối chiến tranh chung........................................................... 92
4.1.3. Tư tưởng chiến lược ...................................................................................... 92
4.1.4. Phương châm chiến lược ............................................................................... 92
4.1.5. Xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh ....................................................... 94
4.1.6. Xây dựng hậu phương vững mạnh ............................................................... 96
4.1.7.Chọn phương hướng tác chiến chiến lược chính xác .................................... 96
4.1.8. Liên tục tiến công quân giặc ........................................................................ 97
4.1.9. Đấu tranh quân sự kết hợp với những biện pháp khác ............................... 98
4.2. NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN DỊCH , CHIẾN THUẬT ........................... 99
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 102

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam


-5–

MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Lòch sử đấu tranh chống ngoại xâm là một bộ phận rất quan trọng trong lòch sử cấu
thành nước ta. Chống ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập, dân tộc độc lập.
Qua hàng trăm cuộc khởi nghóa lớn nhỏ và 20 cuộc kháng chiến lớn, ta thấy, lòch sử
đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại một truyền thống quý báu anh hùng của dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc sâu xa
của chủ nghóa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, phát huy truyền
thống anh hùng và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Truyền thống chống ngoại xâm là một vốn quý vô giá của dân tộc, là nguồn động
viên tinh thần lớn lao, có tác dụng duy trì tư tưởng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đối
với nhân dân ta. Việc đánh giặc cứu nước là rất quan trọng nhưng cũng rất bình thường
đối với mọi người dân. Nhân dân ta nhận thức sâu sắc rằng: nước mất thì nhà tan, do đó,
muốn bảo vệ quyền lợi cá nhân thì không có cách nào khác là phải đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của dân tộc. Đấu tranh vì quyền lợi cá nhân nhưng không chỉ vì quyền lợi cá
nhân mà còn vì nghóa cả của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh ấy, dù có gian khổ đến
đâu nhưng cuối cùng vẫn thành công là nguồn cổ vũ lớn lao khiến nhân dân ta tin tưởng
vào thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc trước mắt.
Trong các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tinh thần dựng nước và giữ nước của nhân dân ta được phát huy cao độ thành
sức mạnh vật chất kỳ diệu chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng hung bạo và mạnh mẽ đến
đâu.
Nhân dân ta đang phấn khởi, tự hào bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự
do và chủ nghóa xã hội, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất,
dân giàu, nước mạnh, xã hội hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kỷ nguyên này là giai
đoạn phát triển cao nhất, là sự kế tục trong thời đại mới lòch sử hơn bốn ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta.
Sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một quy luật lòch sử.

Chính truyền thống ấy, được phát huy đến một trình độ mới, dưới ánh sáng đường lối
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta, là một nhân tố hàng đầu đem lại
cho nhân dân ta sức mạnh kỳ diệu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ
nghóa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-6–

Vì vậy, tìm hiểu truyền thống, ôn lại quá khứ có thể giúp ta rút ra những bài học
kinh nghiệm, không những thế, còn có thể giúp ta đánh giá đúng hơn những thắng lợi vó
đại ngày nay. Và từ những đỉnh cao của thắng lợi ngày nay mà nhìn lại quá khứ thì càng
có thể thấy rõ giá trò lớn lao truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc, thấy rõ hơn
những quy luật giành thắng lợi của tổ tiên ta trong cuộc đấu tranh chống những thế lực
phong kiến phương Bắc xâm lược. Làm được như vậy, chúng ta càng tăng thêm lòng tự
hào dân tộc và nâng cao niềm tin tưởng ở tương lai, phát hiện những khả năng mới của
nhân dân ta trong kỷ nguyên mới.
Nghiên cứu vấn đề này cũng nhằm mục đích rút ra những bài học quý giá về nghệ
thuật chiến lược, chiến dòch, chiến thuật mà cha ông ta đã tích luỹ qua ngàn đời. Chính
những tri thức quân sự ấy đã góp phần xây dựng đường lối quân sự của Đảng ta.
Vấn đề này cũng tác động sâu sắc đến nhiều mặt của lòch sử nước ta. Trong suốt
chiều dài lòch sử của dân tộc, phần lớn thời gian dân tộc ta phải đương đầu với giặc
ngoại xâm. Ngay từ thời đại đồng thau, khi phân hoá giai cấp chưa rõ rệt nhưng nhà
nước đã ra đời, điều này được giải thích do yêu cầu chống ngoại xâm. Mặt khác, khi nền
kinh tế còn chưa phát triển thì quốc gia thống nhất và chính quyền tập trung đã được xây

dựng từ rất sớm. Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam cũng xuất phát từ yêu cầu tự vệ
chống ngoại xâm. Tương quan giữa các giai cấp trong xã hội trong đó sự hoà hợp giai
cấp luôn hiện rõ, chi phối khá nhiều đến sự phát triển của lòch sử dân tộc. Chính nó tạo
ra yếu tố dân chủ rất sớm, là ý thức tự giác của quần chúng về sức mạnh của dân tộc.
Phong tục tập quán với truyền thống tôn trọng những vò anh hùng dân tộc, nhiều làng xã
tôn thờ họ là thành hoàng, hay tôn vinh là Thánh. Văn học nghệ thuật với những áng
văn thơ hay nhất, bất hủ là những thiên cổ hùng văn ca ngợi truyền thống anh hùng của
dân tộc. Nền nghệ thuật kiến trúc thường không khoa trương, không đồ sộ, thể hiện tâm
lý tự bảo vệ, hạn chế giao tiếp với bên ngoài…

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ NHỮNG TÀI LIỆU CẦN NGHIÊN CỨU
Sử sách thời phong kiến chỉ chú ý đến tình hình chính sự và việc làm của vua quan,
còn của nhân dân thì rất ít ỏi. Tuy nhiên, lòch sử đấu tranh xây dựng đất nước là chủ
đạo, nên quan niệm đó được khắc phục một cách tự nhiên. Các sử gia, chiến lược gia
nước ta thường rất tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc, họ chú trọng nghiên
cứu, ghi chép những lời nói, việc làm của những người liên quan đến lòch sử giữ nước
của dân tộc.
Nhà chính trò, quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn đã phân tích lòch sử thời Đinh, Tiền
Lê để tìm ra nhân tố quyết đònh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần I (981)
và cuộc kháng chiến chống Mông Cổ xâm lược lần I (1258) là khối đoàn kết.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-7–


Nguyễn Trãi cho rằng, sở dó ta thắng giặc là vì giữa nước ta và phương Bắc có phong
tục tập quán riêng, văn hoá riêng, lãnh thổ riêng và không thiếu tinh thần yêu nước.
Nguyễn Huệ nêu cao truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từ thời Bắc thuộc
và cho rằng, nhân tố quan trọng quyết đònh thắng lợi chính là quyết tâm lớn, thống nhất
trên dưới đánh giặc.
Tự Đức cũng nghiên cứu rất kỹ về lòch sử chống ngoại xâm của dân tộc nhưng không
thừa nhận vai trò của quần chúng nhân dân hay những bài thơ phú của ông về cuộc
kháng chiến của nhà Trần chưa đầy đủ.
Phan Bội Châu (Việt Nam Quốc sử khảo) đã phân biệt hai loại hình chiến tranh là
giữ nước và giải phóng dân tộc, đều có vai trò của quần chúng nhân dân. Họ là hàng
vạn những anh hùng vô danh đã ngã xuống bên cạnh những anh hùng hữu danh. Tuy
nhiên, ông còn có những hạn chế khi đánh giá về thất bại của Hai Bà Trưng là do thiếu
đoàn kết và ngoại giao khổ nhục.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, các nhà nghiên cứu lòch sử dân tộc tập trung trong tạp chí
Chi Tân. Họ viết nhiều bài báo nhằm nhắc nhở truyền thống anh hùng của dân tộc.
Hoàng Xuân Hãn viết 2 cuốn sách Lý Thường Kiệt và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
một cách công phu trên cơ sở thư tòch cổ Trung Quốc và Việt Nam. Thông qua đó, ông
đã so sánh, đối chiếu cẩn thận và nêu lên những kinh nghiệm nghiên cứu về gia phả,
thần tích, bi ký, truyền thuyết từ các đình làng. Tuy nhiên, ông lại không phát hiện ra
vai trò to lớn của trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt năm 1077.
Sau cách mạng tháng Tám, Hoa Bằng và Hoàng Thúc Châu xuất bản cuốn Anh hùng
Trần Hưng Đạo trên cơ sở tư liệu gốc với thái độ nghiêm túc.
Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũng nêu chiêu bài dân tộc, nên cũng đặt vấn đề
nghiên cứu lòch sử đấu tranh chống ngoại xâm. Mục đích chính của họ là hô hào Bắc
tiến mà không thực tâm nghiên cứu bản chất của vấn đề. Do đó, thành tựu chính đạt
được chỉ là dựng vài tượng đài như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hai Bà Trưng …hay
vài cuốn sách sơ sài như cuốn Quân Sử, Tạ Chí Đại Đường viết cuốn Lòch sử nội chiến ở
Việt Nam chỉ dành cho kháng chiến chống Xiêm 10 trang, chống Thanh 19 trang.
Ở miền Bắc và sau năm 1975, việc nghiên cứu vấn đề này được đặt ra hết sức
nghiêm túc. Không chỉ vì mục đích khoa học mà còn vì sự nghiệp cứu nước và giải

phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Trong Báo cáo chính trò
của Hồ Chủ Tòch đọc tại Đại hội II của Đảng (2/1951) đã nhắc đến lòch sử đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc, ca ngợi các anh hùng dân tộc và đề cao tinh thần yêu
nước. Trường Chinh trong cuốn Trường kỳ kháng chiến nhất đònh thắng lợi cũng đề cập

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-8–

đến các cuộc khởi nghóa và kháng chiến giữ nước thời cổ trung đại của dân tộc để nêu
cao truyền thống quân sự của dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta chủ trương phát huy truyền
thống yêu nước và coi đó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất của dân tộc
để tiến hành kháng chiến. Nhiều bài viết của Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Minh Thảo … và các nhà khoa học xã hội, nhân văn đã
tổng kết lòch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, giúp cho việc nghiên cứu vấn
đề được thuận lợi hơn.

Những tài liệu quan trọng cần nghiên cứu là:
1.

Đại Việt sử ký toàn thư – NXB KHXH, Hà Nội, 1998.

2.


Khâm Đònh Việt sử thông giám cương mục - NXB KHXH, Hà Nội, 1995.

3.

Phan Huy Chú: Lòch triều Hiến chương loại chí - NXB Sử học, Hà Nội, 1960.

4.

Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc
- NXB Sự Thật, Hà Nội, 1979.

5.

Hoàng Minh Thảo: Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc - NXB QĐND, Hà Nội 1978.

6.

Hồng Lam, Hồng Lónh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam
chống phong kiến Trung Quốc xâm lược - NXB KHXH, Hà Nội, 1984.

7.

Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn: Khởi nghóa Lam Sơn - NXB KHXH, Hà Nội,
1976.

8.

Hà Văn Tấn, Phạm Thò Tâm: Kháng chiến chống Nguyên – Mông, NXB KHXH,
Hà Nội, 1978.


ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

-9–

CHƯƠNG I
MỘT SỐ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TIÊU
BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI

1.CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TẦN, TRIỆU
1.1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TẦN
1.1.1. Đế chế Tần và sự bành trướng xuống Bách Việt
Sau hàng trăm năm chiến tranh tàn khốc trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Trung
Quốc bước vào giai đoạn thống nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng (221 trước Công
nguyên). Bằng chiến tranh, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc để xây dựng
nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế và nô dòch các dân tộc khác. Đó chính là sự
kế thừa tư tưởng xâm lược, bành trướng, mở rộng lãnh thổ của quý tộc Hoa Hạ.
Ngay sau khi thống nhất Trung Quốc bằng quân sự, pháp luật, Tần Thuỷ Hoàng đã
thực hiện những biện pháp quan trọng về quân sự. Ở phía Bắc, để ngăn chặn sự xâm
nhập của Hung Nô, Tần Thủy Hoàng sai đắp Vạn Lý Trường Thành. Ở phía Nam, để
thực hiện kế hoạch bành trướng, Tần Thủy Hoàng sai uý (chức vụ cao cấp trong quân
đội) Đồ Thư mang 50 vạn quân tiến đánh Bách Việt.
Khoảng năm 218 TCN, Đồ Thư chia quân làm 5 đạo tiến vào đất Bách Việt. Với ưu
thế về quân sự, quân Tần đã nhanh chóng chiếm được đất đai của các nước Đông Việt
và Mân Việt, đặt làm quận Phúc Kiến (Quảng Đông). Sau đó quân Tần vượt qua Ngũ
Lónh, từ Trường Sa tiến vào chiếm Nam Việt và đặt thành quận Nam Hải (cũng thuộc

Quảng Đông). Uý Đồ Thư cùng những đạo quân khác theo sông Tương (Ngũ Lónh – Hồ
Động Đình) tiến vào sông Ly (Việt Giang). Quân Tần đánh bại quân Tây Âu, giết được
thủ lónh của họ là Dòch Hu Tống và đặt thêm 2 quận là Quế Lâm, Tượng (đều thuộc
Quảng Tây và một phần Quý Châu).
1.1.2. Cuộc kháng chiến trường kỳ của Văn Lang – u Lạc
Sau khi chiếm được hầu hết đất đai Bách Việt, khoảng năm 214 TCN, quân Tần tiến
vào vùng đất nước ta. Một thủ lónh Tây Âu khác là Thục Phán (sau này là An Dương
Vương) đã cùng các thủ lónh Văn Lang và nhân dân Âu Lạc quyết tâm chiến đấu chống
xâm lược Tần.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 10 –

Chiến sự diễn ra chủ yếu ở vùng núi rừng Việt Bắc và miền trung du Đông Bắc (bao
gồm cả phần đất phía Nam 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày
nay). Do quân Tần quá mạnh, người Việt đã rút vào rừng và tổ chức một cuộc chiến
tranh du kích lâu dài, gian khổ. Sử cũ mô tả cuộc kháng chiến của quân dân Âu Lạc
thường lợi dụng đòa hình rừng núi, đêm đêm tấn công vào các doanh trại dã chiến của
quân Tần. Nhờ lối đánh gan dạ và mưu trí đó, quân Tần bò tiêu hao, ngày càng mệt mỏi,
chán nản, ốm đau, thiếu lương thảo và bò đẩy vào nguy cơ bò tiêu diệt.
Thắng lợi bước đầu của hình thức chiến tranh nhân dân đã cổ vũ tinh thần đấu tranh
của nhân dân ta. Từ quy mô đánh nhỏ, đánh ban đêm của các lực lượng nhỏ, phân tán,
những hình thức đánh lớn, đánh phối hợp giữa nhiều lực lượng từ chính quy đến tự vũ
trang đã cho phép quân và dân u lạc mở cuộc tổng phản công chiến lược quét sạch kẻ

thù ra khỏi đất nước.
Thời cơ đã đến, năm 209 TCN, Tần Thuỷ Hoàng chết, khởi nghóa nông dân bùng nổ,
các phe phái phong kiến tranh giành nhau kòch liệt. Quân và dân Âu Lạc mở một cuộc
tổng phản công đại phá quân Tần, đuổi chúng về nước. Quân Tần “thây phơi máu chảy
hàng mấy chục vạn người” trong đó có cả tướng Đồ Thư. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ
quốc đầu tiên của tổ tiên ta mà sử sách còn ghi lại được đã hoàn toàn thắng lợi, mở đầu
trang sử chống xâm lăng của dân tộc.

1.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TRIỆU ĐÀ XÂM LƯC
1.2.1. Công cuộc chuẩn bò phòng thủ đất nước
Sau chiến công chói lọi chống Tần, Thục Phán (sử Trung Quốc gọi là bộ chúa Ai
Lao) xưng là An Dương Vương đặt quốc hiệu là Âu Lạc thay cho Văn Lang. Tên nước
thể hiện rõ ràng sự hợp nhất giữa hai thành phần tộc Việt là Âu và Lạc trong một chỉnh
thể quốc gia rộng mở cao hơn Văn Lang.
Cùng với việc xây dựng một kết cấu chính trò – xã hội hoàn chỉnh hơn (triều dình
gồm 2 ban: ban văn – đứng đầu là Nồi Hầu, ban võ - đứng đầu là Cao Lỗ), Thục Phán
An Dương Vương đã dời đô về Cổ Loa (ngã ba sông Đuống - sông Hồng). Tại đây, ông
đã tiến hành xây dựng toà thành mang ý nghóa phòng thủ quân sự sâu sắc.
Thành Cổ Loa gồm có 3 vòng uốn lượn theo gò, theo bờ sông, bờ đầm nối nhau và
khép kín. Thành Ngoại dài hơn 8 km, thành Trung dài hơn 6,5km, thành Nội dài gần
2km. Độ cao của luỹ khoảng từ 8 đến 12m, bề rộng mặt luỹ từ 6 đến 12m và chân luỹ từ
20 đến 30m. Dưới chân luỹ là hào nước rộng khoảng từ 8 đến 12m nối thông với nhau
và chảy ra sông Hoàng. Bên cạnh đó, các di tích như Đầm cả, Đầm Nềm, Vườn Thuyền

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam


- 11 –

vừa là chướng ngại thiên nhiên lợi hại, vừa là những căn cứ thuỷ binh quan trọng tạo
cho Cổ Loa vừa là căn cứ bộ binh đồng thời là căn cứ thuỷ binh.
Theo sử cũ, quân đội Âu Lạc có khoảng hơn một vạn người, bao gồm cả thuỷ và bộ
binh. Trang bò của quân lính Âu Lạc gồm có các loại vũ khí bằng đồng thau như rìu,
giáo, dao găm… và nhất là nỏ liên châu (nỏ liễu hay dân gian còn gọi là nỏ thần). Đây
là loại vũ khí lợi hại và có thể là hiện đại nhất thời bấy giờ của An Dương Vương.
Tương truyền, người sáng chế ra nó là người thần Cao Lỗ mà lẫy nỏ làm từ móng của
thần Rùa Vàng (Kim Qui). Cánh nỏ phải dài và lớn, có thể giương nỏ bằng chân, báng tì
ngắm to, soi nhiều hàng rãnh để có thể bắn đi cùng một lúc nhiều mũi tên. Đầu mũi tên
bằng đồng, có thể tẩm thuốc độc để tăng thêm hiệu quả sát thương quân đòch (phát hiện
khảo cổ về kho mũi tên đồng ở chân thành Cổ Loa và rải rác nhiều nơi quanh thành).
Ngoài ra, rất có thể quân đội Âu Lạc cũng được trang bò ngựa chiến (thời Hùng Vương
đã có truyền thuyết Thánh Gióng).
Với tổ chức, trang bò và hệ thống phòng thủ như vậy, An Dương Vương đã đáp ứng
được nhu cầu bảo vệ nền độc lập dân tộc trước làn sóng xâm lược bành trướng từ
phương Bắc tới.
1.2.2. Kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà và thất bại của An Dương Vương
Sau khi chiếm được Bách Việt và lập ra bốn quận, nhà Tần đã thực hiện chính sách
“di dân khẩn thực” âm mưu đồng hoá người Việt. Cai trò quận Nam Hải là uý Nhâm
Ngao đóng dinh ở Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay), nhân lúc nhà Tần suy yếu đã
cùng với uý Triệu Đà âm mưu xây dựng cơ sở cát cứ.
Triệu Đà vốn là người Chân Đònh nước Triệu (nay là huyện Chính Đònh tỉnh Hà Bắc
của Trung Quốc). Khi Đồ Thư đang bò sa lầy ở Âu Lạc, Tần Thuỷ Hoàng đã cử Triệu
Đà mang quân tăng viện. Triệu Đà đã cùng với Nhâm Ngao đem quân thuỷ bộ xâm lấn
Âu Lạc nhưng bò An Dương Vương đánh bại ở vùng sông Lục Đầu và núi Vũ Ninh (theo
Lónh Nam chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư): “Năm 210 TCN, Nhâm Ngao và Triệu
Đà đem quân sang xâm lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, Bắc Giang đánh nhau với vua

(An Dương Vương). Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy… Đà biết vua có nỏ thần,
không thể đòch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng hoà”1 Sau khi Nhâm Ngao
chết (khoảng 207 TCN), Triệu Đà thay thế cai trò quận Nam Hải, tiếp tục thực hiện mưu
đồ cát cứ. Năm 207 TCN, Triệu Đà đánh chiếm Quế Lâm và Tượng quận thành lập
nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung. Triệu Đà hoà
nhập vào phong tục người Việt (tổ tiên của người Choang), lấy vợ người Việt, cũng búi
tó, ngồi xổm và tự xưng là “Man Di đại trưởng lão”. Nước Nam Việt tồn tại 96 năm (207
1

Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. KHXH. Hà Nội 1998, TI. trang 138.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 12 –

TCN – 111 TCN) trải 5 đời vua (Triệu Đà sống 76 năm trên đất Việt đến năm 137 TCN
mới chết, truyền ngôi cho cháu nội là Triệu Hồ – tức Triệu Văn Vương).
Nước Nam Việt ban đầu, phía Đông Bắc giáp Mân Việt, phía Tây Nam giáp với Âu
Lạc. Sẵn có mưu đồ cát cứ, Triệu Đà quyết tâm chiếm đất đai Âu Lạc để tăng thêm uy
thế. Sau khi đánh bại cuộc tấn công của nhà Tây Hán (180 TCN), Triệu Đà càng đẩy
mạnh hơn nữa việc xâm lược Âu Lạc.
Quá trình xâm lược của Triệu Đà không được sử sách chép lại cụ thể. Nhưng dựa
vào huyền thoại và sử cũ, có thể tóm lược như sau:
Trong quá trình xây dựng cơ sở cát cứ, Triệu Đà một mặt dùng quân đội lấn chiếm
(210 TCN là một ví dụ), mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, chia rẽ các tù

trưởng người Việt để lấn dần tới miền Bình Giang và núi Vũ Ninh (vùng sông Lục Đầu
và núi Châu Sơn thuộc Bắc Ninh). Trong giai đoạn từ 210 TCN đến 180 TCN, Triệu Đà
đã ít nhất một lần bò An Dương Vương đánh bại tại khu vực tam giác Cổ Loa – Tiên Du
– Bắc Ninh. Triệu Đà đã khôn ngoan khi kéo quân về đóng ở núi Vũ Ninh lấy Bình
Giang làm biên giới (nay là các sông Lục Nam, Thương, Cầu, Lục Đầu) tức là án ngữ
cửa ngõ vào vùng châu thổ Âu Lạc.
Không thắng được Âu Lạc bằng quân sự, Triệu Đà chuyển sang dùng mưu mẹo ly
gián. Một mặt, Triệu Đà xin giảng hoà, mặt khác xin kết làm thông gia với An Dương
Vương (truyền thuyết Trọng Thuỷ – Mỵ Châu) vừa để dò la nội tình, vừa để ly gián vua
tôi Âu Lạc. Kết quả, kế sách gian hiểm của Triệu Đà thành công, An Dương Vương thất
bại, Âu Lạc bò Triệu Đà thống trò vào khoảng năm 179 TCN. Cơ đồ Âu Lạc bò chìm đắm
suốt hàng ngàn năm.

2. NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP LIÊN TỤC
TRONG HƠN NGÀN NĂM BẮC THUỘC
2.1. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
2.1.1. Sự thống trò của phong kiến phương Bắc
Sau khi chiếm được nước ta, Triệu Đà thi hành chính sách thống trò gián tiếp. Đất đai
Âu Lạc cũ bò chia làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc bộ) và Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An
và Hà Tónh). Đứng đầu mỗi quận là một viên Quan sứ đại diện cho nhà vua Nam Việt.
Tổ chức chính quyền vẫn duy trì chế độ lạc tướng cổ truyền của người Việt. Những chức
vò cũ như các vương (Tây Vu Vương), Lạc hầu, Lạc tướng và phong tục tập quán cũ vẫn
được duy trì.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam


- 13 –

Nhà Hán thay thế nhà Tần thống trò Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tư tưởng xâm
lược bành trướng. Năm 135 TCN, Hán Vũ Đế (141 TCN – 87 TCN) sai Nghiêm Trợ đi
sứ Nam Việt phủ dụ Triệu Hồ (Văn vương) đầu hàng, làm phiên thuộc cho nhà Hán.
Năm 113 TCN, sứ giả nhà Hán là An quốc Thiệu Quý sang Nam Việt phủ dụ Triệu
Hưng (Ai vương) thần phục. Năm 112 TCN, Tể tướng Nam Việt là Lữ Gia đánh bại 200
dũng só nhà Hán, giết chết Triệu Hưng và Thái Hậu Cù Thò lập Triệu Kiến Đức lên làm
vua. Cuối năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức dẫn 10 vạn quân tấn công và
chiếm được Nam Việt.
Nhân cơ hội này, Tây Vu Vương (thủ lónh Tây Vu ở phía Bắc châu thổ Bắc bộ, thuộc
dòng dõi An Dương Vương) đã lãnh đạo quý tộc và nhân dân Âu Lạc nổi dậy giành độc
lập dân tộc. Cuộc khởi nghóa nhanh chóng bò thất bại, đất đai Âu Lạc và toàn bộ Nam
Việt bò vua quan nhà Triệu dâng cho nhà Hán. Nhà Hán chia Nam Việt làm 9 quận:
Đạm Nhó, Chu Nhai (đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Uất Lâm,
Thương Ngô (Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tónh), Nhật Nam (từ Quảng Bình đến Quảng Nam). Năm 106 TCN, nhà Hán đặt châu
Giao Chỉ gồm 7 quận ở đất liền mà trò sở đặt ở Mê Linh. Đứng đầu châu là thứ sử, quận
là thái thú và đô uý. Dưới quận là huyện nhưng phần lớn vẫn do các Lạc hầu, Lạc tướng
cai trò như cũ.
Suốt thời cai trò của nhà Tây Hán, nhân dân Âu Lạc vẫn không ngừng nổi dậy đấu
tranh. Sử cũ nhà Tây Hán ghi “Quân só miền Kinh Sở (Hồ Quảng) khổ vì Âu Lạc”.
Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán (đóng đô ở Trường An thuộc Thiểm Tây) lập ra
nhà Tân (8 - 23), nhiều quý tộc, đòa chủ Hán tộc di cư xuống Giao châu. Việc này đã
đẩy nhanh quá trình cướp bóc, cai trò và đồng hoá người Việt. Nhà Đông Hán khôi phục
cơ nghiệp họ Lưu (đóng đô ở Lạc Dương thuộc Hà Nam) đã thu phục quan lại cai trò ở
châu Giao. Năm 34, Tô Đònh thay Tích Quang làm thái thú quận Giao Chỉ (lúc này trò sở
đặt tại Luy Lâu thuộc Bắc Ninh) tiếp tục thực hiện chính sách cướp bóc, nô dòch và đồng
hoá người Việt nhưng ở mức độ thâm tệ hơn. Nhân dân u Lạc không cam chòu, đã nhất

tề nổi lên dưới ngọn cờ dân tộc của Hai Bà Trưng.
2.1.2. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghóa giành độc lập dân tộc (40 - 43)
Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhò) là con gái Lạc tướng Mê Linh (khoảng từ Ba
Vì đến Tam Đảo, đất bản bộ cũ của các vua Hùng) và bà Dạ (tiếng Việt cổ chỉ một bà
già được kính trọng), chắt ngoại vua Hùng. Hai Bà đã chọn cửa sông Hát trên đất Mê
Linh làm nơi tụ nghóa. Theo Hậu Hán thư, cuộc khởi nghóa bùng nổ vào “mùa Xuân,
tháng Hai, niên hiệu Kiến Vũ thứ 16” tức là khoảng tháng 3 năm 40. Đây là thời điểm
Hội Xuân, mùa sinh hoạt cộng đồng ở các làng chạ cổ xưa của người Việt.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 14 –

Nhân dân Âu Lạc không phân biệt đẳng cấp, giới tính đều nô nức hưởng ứng. Những
phụ nữ như Man Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Đào Kỳ, Lê Thò Hoa, Xuân Nương, Lê
Chân, Thánh Thiên, Thiều Hoa, Liễu Giáp, Vónh Huy, Ả Dò, Ả Tắc…và những nam giới
như ông Đống, ông Nà, ông Cai, Chu Thước, Đỗ Năng Tế, Hoàng Đạo, Đông Bảng, Đô
Chinh, Đô Dương … hưởng ứng và đều được nhân dân ta suy tôn làm thần ở khoảng hơn
200 đình, đền phía Bắc để thờ phụng. Phong trào lan rộng khắp đất đai Nam Việt cũ.
Từ Cổ Loa, quân thuỷ bộ của Hai Bà Trưng vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi
sông Dâu đánh chiếm Luy Lâu (thuộc Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trò và
quận trò Giao Chỉ. Bọn quan lại thống trò nhà Hán tháo chạy về nước. Nhân dân các
quận Cửu Chân, Nhật Nam, Uất Lâm, Hợp Phố … nổi dậy hưởng ứng. Như vậy, cuộc
khởi nghóa Hai Bà Trưng đã diễn ra và thu được thắng lợi ở hầu khắp đất đai Nam Việt
và Âu Lạc cũ. Nhân dân đã cùng suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua (Trưng vương). Hậu

Hán thư chép: “ Đến năm (Kiến Vũ) thứ 16, người con gái ở Giao chỉ là Trưng Trắc và
em gái là Trưng Nhò làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện
Mê Linh, là vợ của Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô
Đònh, dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy mà
những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng (giai ứng
chi). Gồm chiếm được 65 thành (sửa là 56), tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái
thú chỉ còn giữ được thân mình mà thôi”1.
2.1.3. Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Đông Hán
Sau khi lên làm vua và cai quản đất đai Âu lạc cũ (gồm 2 quận Giao Chỉ và Cửu
Chân), Hai Bà Trưng đã tha thuế 2 năm liền cho nhân dân. Một mặt, Hai Bà Trưng tiến
hành xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, mặt khác tích cực chuẩn bò kháng chiến
chống xâm lược Đông Hán.
Trong thời gian từ năm 40 đến năm 42, nhà Đông Hán phải lo đối phó với các
phong trào nông dân ở Trung Quốc nên không thể phát quân xâm lược nước ta. Tháng 4
năm 42, Hán Quang Vũ cử Mã Viện làm Phục ba tướng quân, thống soái quân đội gồm
hơn một vạn tên sang đàn áp cuộc khởi nghóa Hai Bà Trưng. Mã Viện chia quân làm hai
đường thủy bộ, cùng tiến vào nước ta.
Mùa xuân năm 43, Mã Viện tiến vào Long Biên, Tây Vu (Quế Võ, Tiên Sơn, Bắc
Ninh). Hai Bà Trưng bố trí trận đòa ở Lãng Bạc (gần Cổ Loa) chặn đòch để bảo vệ cho
Mê Linh. Nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch, Hai Bà Trưng bò thất bại phải rút
về Cấm Khê. Vào khoảng tháng 4, Mã Viện xua quân tiến công quyết liệt vào trận đòa
1

Trích theo Hồng Nam và Hồng Lónh chủ biên, Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống
phong kiến Trung Quốc xâm lược, NXB KHXH, H. 1984, Tập I, tr 103.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 15 –

của Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng bò thất bại và hy sinh oanh liệt cùng với hàng ngàn
nghóa binh.
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghóa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã giết hại hơn
300 thủ lónh người Việt và đày một số người sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mùa thu năm
44, Mã Viện mang quân về Trung Quốc, nước ta bước vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai.

2.2. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN
THỨ HAI
2.2.1. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (43-542), Khởi nghóa Bà Triệu
Sau cuộc đàn áp tàn bạo của Mã Viện, phong trào đấu tranh vũ trang của các dân
tộc và nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân tạm thời lắng xuống một thời gian. Nhà
Hán thi hành chính sách thống trò trực tiếp nhưng vẫn không với tay được xuống tới làng
xã của người Việt: “Viện tâu rằng luật Việt và luật Hán khác nhau tới hơn mười việc,
nay xin làm sáng tỏ cựu chế đối với người Việt”2.
Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh của nhân dân Bách Việt vẫn liên tục diễn ra
vào thế kỷ thứ II như: năm 100, nhân dân huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam nổi dậy
đốt phá trò sở, nhà cửa của bọn quan lại đô hộ; năm 116, hàng ngàn người ở Hợp Phố
nổi dậy đánh phá quận Thương Ngô; năm 137, nhân dân toàn quận Nhật Nam nổi dậy
đánh phá huyện lỵ, Thứ sử châu Giao đònh đem hơn 2 vạn quân vào đàn áp, binh lính sợ
đi xa đã nổi dậy làm binh biến; năm 138, nhân dân hai quận Nhật Nam, Cửu Chân lại
nổi dậy khởi nghóa; năm 144, hơn 1000 dân quận Nhật Nam nổi dậy liên kết với nhân
dân quận Cửu Chân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại người Hán; từ năm 157 đến
160, Chu Đạt lãnh đạo nhân dân huyện Cư Phong (quận Nhật Nam) nổi dậy khởi nghóa;
từ năm 178 đến 181, Lương Long lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi
dậy khởi nghóa; năm 190, Khu Liên lãnh đạo nhân dân quận Tượng Lâm (Nhật Nam)

nổi dậy khởi nghóa lập ra nước Chiêm Thành.
Nhìn chung, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta tạm thời chìm lắng
trong thế kỷ thứ nhất nhưng lại bùng lên mạnh mẽ trong thế kỷ thứ II. Mặc dù bò đàn áp
nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh liên tục của nhân dân ta, thúc đẩy nhân tố cố kết,
tinh thần đoàn kết toàn dân chống lại ách đô hộ của phong kiến Hán tộc.
Sang đến đầu thế kỷ thứ III, chính quyền thống nhất Trung Hoa suy yếu, quan lại
người Hán cai trò nước ta thường hết sức gian ác và âm mưu cát cứ. Nhân dân ta liên tục
nổi dậy chống lại chính quyền đô hộ. Năm 248, Bà Triệu (còn gọi là Nàng Trinh, Triệu
2

Hậu Hán thư, q54, dẫn theo Hồng Nam và Hồng Lónh (chủ biên), Những trang sử vẻ vang của dân tộc
Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Sđd, Tập I, tr 119.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 16 –

Trinh Nương, Triệu Quốc Trinh, Triệu Thò Trinh, Triệu Ẩu), cùng anh là Triệu Quốc Đạt
phất cờ khởi nghóa. Từ căn cứ Tùng Sơn (Thanh Hóa), Bà Triệu tiến ra Bắc. Chính
quyền đô hộ của Đông Ngô tan rã. Triều Ngô phải cử Lục Dận làm thứ sử Giao Châu,
An Nam Hiệu uý, đem khoảng 8000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghóa của Bà Triệu
thất bại nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, vẫn ngời sáng trong lòch sử
dân tộc. Câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,
chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ
không chòu khom lưng làm tỳ thiếp người ta” vẫn vang vọng cùng non sông.

2.2.2. Cuộc khởi nghóa Lý Bí
Sau khi cuộc khởi nghóa của Bà Triệu kết thúc, phong trào đấu tranh giành độc lập
của nhân ta vẫn diễn ra mạnh mẽ. Năm 262, Quận lại Giao Chỉ Lã Hưng nổi binh giết
thái thú; năm 271, nhân dân ở Phù Nghiêm Di và Cửu Chân nổi dậy chống Ngô; năm
299, thú binh ở Cửu Chân do Triệu Chí cầm đầu nổi dậy đánh đuổi thái thú Tây Tấn; từ
năm 317 đến 323, Đốc quân Lương Thạc nổi binh giết chết thứ sử Đông Tấn; năm 411,
Lý Đòch, Lý Thoát nổi dậy khởi nghóa đánh phá Long Biên đánh đuổi quan lại Đông
Tấn; năm 468, Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghóa,
đuổi hết quan lại nhà Tống, tự xưng thứ sử Châu Giao; từ năm 502 đến năm 516,
Nguyễn Tông Hiếu nổi dậy, thoát ly chính quyền nhà Lương. Như vậy, cuộc đấu tranh
của nhân dân ta đã không ngừng diễn ra làm tiền đề cho cuộc khởi nghóa Lý Bí bùng nổ
và thắng lợi.
Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghóa. Lý Bí quê ở huyện Thái Bình (thò xã Sơn Tây
ngày nay), ông là người Việt gốc Hán, nhân lòng oán hận của dân mà liên kết với hào
kiệt các châu, đồng thời nổi dậy chống nhà Lương. Tham gia cuộc khởi nghóa có Tinh
Thiều là người rất giỏi văn chương, Phạm Tu, cha con Triệu Túc là những người rất giỏi
võ. Cuộc khởi nghóa đã nhanh chóng thành công, thứ sử Châu Giao là Tiêu Tư, phải trốn
khỏi châu thành Long Biên (Bắc Ninh) về Trung Quốc.
Tháng 4 năm 542, nhà Lương sai Thứ sử Việt Châu Trần Hầu, Thứ sử La Châu Nònh
Cự, Thứ sử An Châu Lý Trí, Thứ sử Ái Châu Nguyễn Hán, từ hai phía Bắc, Nam cùng
tiến đánh Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương hoàn toàn thất bại. Lý Bí đã kiểm
soát được toàn bộ vùng đất nước ta từ Đức Châu (Hà Tónh) tới bán đảo Hợp Phố.
Bò thua đau, vua Lương lại sai Thứ sử Cao Châu Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu Lư
Tử Hùng mang quân sang đánh nước ta. Tháng 1 năm 543, quân giặc tiến vào Hợp Phố,
Lý Bí phục binh chặn đánh tiêu diệt quá nửa đạo quân xâm lược này.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 17 –

Ở phía Nam, quân Chiêm Thành đánh phá Đức Châu. Tháng 5 năm 543, Lý Bí cử
tướng Phạm Tu mang quân vào phương Nam đánh tan quân Chiêm Thành ở Cửu Đức,
vua Chiêm Thành là Rudravarman I phải dẫn tàn quân chạy về nước.
Sau những thắng lợi trên, tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt niên hiệu là
Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lòch (Hà Nội ngày
nay), xác đònh rạch ròi cương vực lãnh thổ, đúc tiền riêng. Trong triều đình, ngoài
Hoàng đế là người đứng đầu, bên dưới có hai ban văn võ, Tinh Thiều đứng đầu ban văn,
Phạm Tu đứng đầu ban võ, Triệu Túc làm Thái phó, Lý Phục Man trấn giữ biên cảnh, ...
Đó là một mô hình nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền.
Lý Nam Đế đã xây dựng đài Vạn xuân để văn võ bá quan triều hội, xây dựng chùa
Khai Quốc (Trấn Quốc sau này) để chấn hưng Phật giáo. Mùa hè năm 545, nhà Lương
lại tổ chức một cuộc xâm lược Vạn Xuân mới. Đại tướng của giặc Lương là Dương
Phiêu và Trần Bá Tiên, quân xâm lược lên tới hàng vạn tên. Từ Phiên Ngung (Quảng
Châu), quân xâm lược tiến vào nước ta theo con đường ven biển Đông Bắc. Tháng 7
năm 545, Lý Bí chặn đánh quân Lương ở Chu Diên rồi rút lui về giữ thành sông Tô
Lòch. Quân Lương tiếp tục tiến công, Lý Bí buộc phải rút về giữ thành Gia Ninh (Việt
Trì), tướng Phạm Tu đã oanh liệt hy sinh tại cửa sông Tô Lòch. Cục diện cố thủ của Lý
Nam Đế kéo dài suốt mùa khô năm 545. Ngày 25 tháng 2 năm 546, quân Lương đã hạ
được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế rút lui vào miền Động Lão ở Tân Cương (trên lưu vực
sông Lô) để xây dựng và củng cố lực lượng.
Tháng 10 năm 546, Lý Nam Đế lại kéo quân về đóng thuỷ trại ở vùng hồ Điển Triệt
(xã Tứ Yên, Lập Thạch, Phú Thọ). Quân Lương từ Gia Ninh, ngược dòng sông Lô tiến
lên bao vây Lý Nam Đế ở hồ Điển Triệt. Trước thế trận của Lý Nam Đế, quân Lương e
ngại không dám tiến công. Nhưng đêm ấy đột nhiên mưa to, nước sông rót ào ào vào hồ
Điển Triệt, quân Lương nhân thế tập kích bất ngờ vào trận đòa của Lý Nam Đế. Nghóa

quân không kòp phòng bò nên tan vỡ, Lý Nam Đế phải nương náu trong động Khuất Lão
(Tam Nông, Phú Thọ) và trao binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Lực lượng kháng chiến của Lý Nam Đế còn lại chia làm hai cánh. Một cánh theo Lý
Thiên Bảo, anh ruột Lý Bí gồm khoảng 2 vạn quân, tiến đánh Đức Châu, Ái Châu
(Thanh Hoá) và chiếm cứ động Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương. Một cánh khác theo
Triệu Quang Phục gồm hơn 1 vạn quân lui về dựng căn cứ mới ở đầm Dạ Trạch (bãi
Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên). Nghóa quân vừa luyện tập, vừa sản xuất, ban ngày
ẩn náu, ban đêm đi thuyền nhẹ ra đánh úp các trại giặc. Nghe tin Lý Nam Đế mất (548),
Triệu Quang Phục liền xưng là Triệu Việt Vương.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 18 –

Quân Lương cố sức đánh vào đầm Dạ Trạch nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến của
ta nhưng âm mưu đó không thực hiện được. Từ năm 547 đến năm 550, tương quan lực
lượng ngày càng thay đổi, lực lượng kháng chiến của Triệu Quang Phục đã lớn mạnh.
Năm 548, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên liền trở về Trung Quốc và
cướp ngôi nhà Lương vào năm 557. Chớp thời cơ đó, Triệu Quang Phục mở một cuộc
tổng phản công lớn, chiếm lại châu thành Long Biên, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ
cõi, giành lại quyền tự chủ trên toàn đất nước.
Nền độc lập của dân tộc ta còn non trẻ chưa vững chắc thì phải đối đầu với sự cát
cứ. Năm 557, Lý Phật Tử tìm về quê cũ, lôi kéo họ hàng phe cánh, gây chiến với Triệu
Việt Vương. Sau 5 lần giáp chiến không phân thắng bại, hai phe đã tạm thời giảng hoà,
kết mối thông gia, phân chia đòa giới ở bãi Quân Thần (Từ Liêm, Hà Nội). Năm 571, Lý

Phật Tử đánh úp Triệu Việt Vương, lên ngôi Hoàng đế, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Ở Trung Quốc, nhà Tuỳ thành lập (581), thống nhất Trung Quốc (589) và bắt đầu
nhòm ngó phương Nam. Lý Phật Tử, bên trong vẫn tự xưng là Nam Đế nhưng bên ngoài
cũng phải tỏ ra thần phục phủ tổng quản Quế Châu. Đầu năm 602, nhà Tuỳ gọi Lý Phật
Tử vào chầu. Lý Phật Tử đã hiên ngang chống lại lệnh của vua Tuỳ và chuẩn bò lực
lượng để đối phó. Lý Phật Tử đã chia quân đóng giữ ba nơi hiểm yếu. Lý Đại Quyền
(con của người anh Lý Phật Tử) đem đại quân trấn giữ thành Long Biên, Lý Phổ Đỉnh
trấn giữ thành Ô Diên (Đan Phượng, Hà Tây), Lý Phật Tử thân thống suất đại quân
phòng ngự tại thành Cổ Loa.
Tháng giêng năm 603, vua Tuỳ phong Lưu Phương làm Giao Châu đạo hành quân
tổng quản, Kính Đức Lượng làm trưởng sư dẫn mười vạn quân xâm lược nước ta. Quân
Tuỳ tiến tới núi Đô Lung (Tụ Long, Hà Giang) thì bò hai ngàn quân ta phục kích chặn
đánh. Lưu Phương thúc quân vượt qua tiến về bao vây Cổ Loa. Trước sự tấn công của
quân giặc, Lý Phật Tử đã phải đầu hàng và bò bắt đem về Trường An. Những tướng lónh
của Lý Phật Tử tiếp tục chiến đấu ở các nơi nhưng đều bò Lưu Phương giết hại. Lưu
Phương còn tiến đánh Chiêm Thành năm 605, cướp vàng bạc châu báu và lập ba châu
mới ở phía Nam Hoành Sơn. Nước ta lại rơi vào ách thống trò của phong kiến Trung
Quốc.

2.3. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN
THỨ III VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC QUYỀN TỰ CHỦ DÂN TỘC
ĐẦU THẾ KỶ X
2.3.1. ch thống trò của Tùy - Đường
Sau khi chiếm được nước ta, nhà Tuỳ bỏ châu, thu nhỏ quận. Miền đất nước ta gồm
bốn quận là Giao Chỉ (Bắc bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ An, Hà Tónh)

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 19 –

và Ninh Việt (miền Đông Bắc và một phần Quảng Đông, Trung Quốc). Năm 607, trò sở
quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên về Tống Bình (Hà Nội). Dưới thời Đường (618 905), nhà Đường lại bãi bỏ các quận, khôi phục lại hệ thống các châu. Năm 622, nhà
Đường lập Giao Châu đô hộ phủ, tới năm 679, đổi thành An Nam đô hộ phủ. Điều này
chứng tỏ phong kiến phương Bắc đã không thể biến miền đất nước ta thành nội đòa của
Trung Quốc. Nhà Đường chia An Nam đô hộ phủ thành 12 châu, 59 huyện, dưới huyện
là hương, xã. Đứng đầu mỗi châu là chức thứ sử, huyện là tri huyện, nhưng quyền lực
chính trò trên miền đất nước ta ngày càng tách khỏi sự khống chế trực tiếp của triều
đình Trường An.
Các tên quan lại nhà Đường cai trò nước ta, thường rất tàn bạo, bóc lột nhân dân ta
hết sức nặng nề, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy đấu tranh giành quyền độc lập
dân tộc. Đáng chú ý là các cuộc khởi nghóa: Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc
Loan (722), Phùng Hưng (766 - 769), Dương Thanh (819 - 820).
2.3.2. Khởi nghóa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
Nhân lòng căm phẫn của nhân dân, vào năm 687, Lý Tự Tiên (không rõ thành phần
xuất thân, tuổi tác và quê quán) đã phát động một cuộc khởi nghóa lớn. Viên Đô hộ Lưu
Diên Hựu đem quân đàn áp, giết hại Lý Tự Tiên. Nhưng các thủ lónh nghóa quân khác là
Đinh Kiến và Tư Thận tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghóa. Nghóa quân bao vây và phá tan
phủ thành Tống Bình, giết chết Lưu Diên Hựu.
Nhà Đường đã cử Tư mã Quế Châu Tào Huyền Tónh và Đô đốc Quảng Châu Phùng
Nguyên Thường chia quân làm 2 đường thuỷ, bộ kéo sang đàn áp. Đinh Kiến và Tư
Thận tử trận, nghóa quân tan vỡ.
2.3.3. Khởi nghóa Mai Thúc Loan (722)
Mai Thúc Loan (còn gọi là Mai Huyền Thành), quê ở Mai Phụ (Thạch Hà, Hà
Tónh), sau lên ở vùng Ngọc Trừng (Nam Đàn, Nghệ An). Ông nhà nghèo, phải đi ở đợ
cho nhà giàu, chăn trâu, cầy ruộng nhưng rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng

giỏi vật cả một vùng.
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi đoàn dân phu gánh vải nộp cống cho nhà Đường
nổi dậy khởi nghóa. Từ căn cứ Sa Nam (còn gọi là thành Vạn An), Mai Thúc Loan tiến
ra Bắc, công phá phủ thành Tống Bình. Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách phải bỏ chạy về
nước. Mai Thúc Loan lên ngôi vua (còn gọi là Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An. Nhà
Đường sai Dương Tử Húc và Quang Sở Khách mang 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi
nghóa. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối
cùng, Mai Hắc Đế tử trận, nghóa quân tan vỡ.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 20 –

2.3.4. Khởi nghóa Phùng Hưng (766 - 791)
Phùng Hưng quê ở xã Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây), dòng dõi quan lang, nhà giàu,
có uy tín lớn trong vùng. Anh em Phùng Hưng, Phùng Hải có sức khoẻ vật nổi trâu, đánh
được hổ, cõng thuyền nặng đi hàng chục dặm.
Năm 766, Phùng Hưng phát động cuộc khởi nghóa. Từ Đường Lâm, nghóa quân tiến
lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng Phong Châu (Phú Thọ), xây
dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng làm Đô quân, Phùng Hải là Đô bảo,
cùng lãnh đạo nghóa quân tiếng xuống bao vây phủ thành Tống Bình. Tên quan đô hộ
Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh nghóa quân, bò thua to, trở về lo quá
phát bệnh mà chết. Nghóa quân chiếm được phủ thành rồi đánh đuổi quân đô hộ về
nước. Phùng Hưng dựng quyền tự chủ được 7 năm thì mất. Trong nội bộ nghóa quân xảy
ra tranh chấp quyền lực. Bồ Phá Cần lập con Phùng Hưng là Phùng An lên nối nghiệp,

Phùng Hải né tránh Bồ Phá Cần, bỏ lên động Chu Nham (?). Phùng An dâng tôn hiệu
cha là Bố Cái đại vương.
Cuối năm 791, nhà Đường cử Triệu Xương mang quân sang đàn áp, cuộc khởi nghóa
bò thất bại, nền tự chủ mới xây dựng được hơn 9 năm lại bò tan vỡ.
2.3.5. Khởi nghóa Dương Thanh (819 - 820)
Dương Thanh là một thủ lónh người Việt, dòng dõi hào trưởng lâu đời, có thế lực,
làm thứ sử Châu Hoan. Để dễ bề kiềm chế ông, viên quan đô hộ Lý Tượng Cổ đã điều
ông về Tống Bình làm nha môn tướng. Vào năm 819, Lý Tượng Cổ sai Dương Thanh
mang 3 ngàn quân đi đàn áp cuộc khởi nghóa của nhân dân Tày, Nùng, Tráng ở Man
Hoàng Động. Dương Thanh cùng với con trai là Dương Chí Liệt, Đỗ Sỹ Giao kêu gọi
binh sỹ quay lại tấn công thành Tống Bình, giết chết Lý Tượng Cổ cùng hơn 1000 thủ hạ
của y, chiếm giữ phủ thành. Nhà Đường sai Quế Trọng Vũ cất quân sang đánh. Dương
Thanh cùng con là Dương Chí Trinh bò giặc giết, Dương Chí Liệt và Đỗ Sỹ Giao lui quân
về giữ Trường Châu (Yên Mô, Ninh Bình) nhưng ít lâu sau bò thất bại.
Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của tầng lớp hào trưởng yêu nước vẫn không ngừng
nổi dậy khởi nghóa, hầu hết bọn đô hộ đều phải bỏ chạy về nước.
2.3.6. Công cuộc khôi phục quyền tự chủ dân tộc đầu thế kỷ X
ƒ

Họ Khúc và công cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905 - 930)

Năm 866, nhà Đường đổi tên An Nam đô hộ phủ thành Tónh Hải quân tiết trấn, đứng
đầu là chức tiết độ sứ. Phong trào đấu tranh giành quyền tự chủ dân tộc của nhân dân ta
suốt ba thế kỷ trước báo hiệu sự xuất hiện của bình minh sau một đêm dài tăm tối dưới
ách thống trò của phong kiến Trung Quốc.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 21 –

Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, chưa kòp điều tên quan tiết độ sứ mới thay
thế viên tiết độ sứ cuối cùng là Độc Cô Tổn đã bò điều đi nơi khác, Khúc Thừa Dụ (một
người hào trưởng ở đất Hồng Châu, Hưng Yên) đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành
Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ. Ông đã đuổi hết bọn quan lại nhà Đường về nước và
tiến hành sắp xếp một chính quyền tự chủ. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường buộc
phải phong cho ông chức “Tónh Hải quân Tiết độ sứ, Đổng bình chương sự”.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con ông là Khúc Hạo lên thay. Ngày 1 tháng 9 năm
907, nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là “An Nam đô hộ, sung Tiết độ
sứ”.
Nhân lúc Trung Quốc đang ở vào thời kỳ rối loạn “Ngũ đại thập quốc”, Khúc Hạo
đã tiến hành các chính sách cải cách nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống
nhất từ trung ương đến làng xã. Đơn vò hành chính từ lộ (phủ, châu) đến giáp, xã. Ông
còn giảm nhẹ thuế khoá, khuyến khích phát triển kinh tế để chấn hưng đất nước.
Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Lúc này ở sát biên giới
nước ta, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Yểm đã xưng vương đặt quốc hiệu là Nam Hán
và âm mưu xâm lược nước ta. Năm 930, vua Nam Hán sai Lý Thủ Dung và Lương Khắc
Trinh chia quân làm hai đường thuỷ bộ tiến vào nước ta. Tháng 10 năm 930, quân Nam
Hán đánh bại đạo quân của Khúc Thừa Mỹ, chiếm được thành Đại La (Hà Nội). Tuy
nhiên, quân Nam Hán chỉ cai quản được Đại La và một phần ở Bắc Bộ. Từ đèo Ba Dội
(Tam Điệp) trở vào Nam, các hào trưởng đòa phương và tướng tá cũ của họ Khúc vẫn
giữ được quyền kiểm soát đất đai và nhân dân.
ƒ

Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ (931 - 937)


Ở lò võ làng Ràng (Dương Xá, Thiệu Hoá, Thanh Hóa), đã hình thành một trung tâm
kháng chiến khá mạnh, đứng đầu là Dương Đình Nghệ, một tướng cũ của họ Khúc. Ông
công khai nuôi dưỡng 3.000 nghóa tử trong nhà, ngày đêm luyện tập chuẩn bò tiến ra Bắc
tiêu diệt quân xâm lược. Trong số đó có Ngô Quyền từ Phong Châu, Đinh Công Trứ từ
Trường Châu (Ninh Bình), … là những viên tướng giỏi.
Tháng 3 năm 931, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đã cử binh tiến ra bao vây thành
Đại La. Vua Nam Hán vội vã cử Trình Bảo mang quân sang cứu viện. Khi viện binh của
đòch chưa tới nơi thì quân ta đã chiếm được thành Đại La, Lương Khắc Trinh bò giết
chết, Lý Tiến (sang thay cho Lý Thủ Dung) cùng đám tàn quân chạy thoát về nước.
Dương Đình Nghệ đã chủ động đem quân ra ngoài thành đánh tan đạo viên binh của
đòch, Trình Bảo bò ta giết chết tại trận. Dương Đình Nghệ cũng chỉ xưng là tiết độ sứ, cử
Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
ƒ

- 22 –

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ II (938).

Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bò Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức tiết
độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây ra sự phẫn nộ trong các tầng
lớp nhân dân ta. Kiều Công Tiễn sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán. Ngô Quyền liền chuẩn
bò kéo quân ra Bắc trừng trò tên phản bội Kiều Công Tiễn.
Lợi dụng thời cơ đó, vua Nam Hán liền phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta

lần thứ hai. Mặc dù có nhiều lời bàn tỏ ra thận trọng nhưng không hợp ý vua Nam Hán
Lưu Cung. Vua Nam Hán phong cho con trai là Vạn vương Hoằng Tháo làm Tónh hải
quân tiết độ sứ, tước Giao vương, thống lónh thuỷ quân vượt biển xâm lược nước ta.
Cuối năm 937, Ngô Quyền dẫn quân tiến đánh Đại La, chém đầu Kiều Công Tiễn
và chuẩn bò kế sách đánh giặc. Ông sai quân dân chặt gỗ lim ở rừng hai bên bờ sông
Bạch Đằng, vót nhọn rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, hình thành thế trận
phục kích chờ đón đạo thuỷ binh Nam Hán sang xâm lược. Ngô Quyền nói : “nếu sai
người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bòt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn
chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho
chiếc nào ra thoát”1. Đúng như Ngô Quyền đã dự đoán, cuối năm 938, đại quân Nam
Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu, tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền sai Nguyễn
Tất Tố dẫn một đạo thuỷ quân ra khiêu chiến, nhử đòch vượt qua trận đòa cọc. Khi nước
triều xuống, Ngô Quyền tự mình thống lónh đại quân tấn công quyết liệt vào hai bên
sườn đội hình quân giặc. Hoằng Tháo bò giết chết tại trận, thuyền giặc va vào trận đòa
cọc bò nhấn chìm toàn bộ xuống dòng sông Bạch Đằng lòch sử . Thời gian xảy ra trận
đánh chỉ vài tiếng đồng hồ, đến nỗi vua Nam Hán đóng quân ở sát biên giới để tiếp ứng
cho con nhưng không kòp. Nghe tin thất bại quá bất ngờ và kinh hoàng, vua Nam Hán
đành thu nhặt tàn quân rút về nước. Từ đó, triều Nam Hán phải vónh viễn từ bỏ dã tâm
xâm lược nước ta, không dám động chạm đến chủ quyền lãnh thổ của nước ta nữa. Ngợi
ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết: “Tiền Ngô
Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của
Lưu Hoằng Tháo, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một
lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy.”2

1,2.

Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. KHXH, Hà Nội 1998, TI. trang 203.204,205.

ThS. Bùi Văn Hùng


Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 23 –

3. NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN
TỘC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII
3.1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯC TỐNG LẦN I
(981)
3.1.1. Nền tự chủ của dân tộc dưới thời Ngô Quyền và Đinh Tiên Hoàng
ƒ

Triều Ngô và loạn 12 sứ quân

Sau khi đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương (lòch
sử gọi ông là Tiền Ngô Vương). Ngô Quyền chính thức cắt đứt quan hệ với các hoàng
đế Trung Quốc, bãi bỏ chức tiết độ sứ và xây dựng chính quyền của một nhà nước độc
lập. Ông đóng đô ở cố đô Cổ Loa và thiết lập vương triều theo thể chế tập quyền. Bộ
máy nhà nước được tổ chức có quy củ từ trung ương đến đòa phương, theo hai hệ thống
chính ngạch là văn quan và võ quan. Nhà sử học Lê Văn Hưu thời Trần đã bàn về sự
nghiệp dựng nước của Ngô Quyền như sau: “Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi
niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được” và Ngô Só Liên
cùng các sử thần triều Lê cũng nhận xét: “Tiền Ngô [Vương]nổi lên không chỉ có công
chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế đònh triều nghi phẩm phục, có thể thấy
được quy mô của bậc đế vương”1.
Năm 944, Ngô Quyền mất, Ngô Xương Ngập lên thay và bò Dương Tam Kha cướp
ngôi. Nhân cơ hội này, thủ lónh các đòa phương nổi dậy cát cứ, gây ra nạn 12 sứ quân.
Đinh Bộ Lónh đã dương cao ngọn cờ thống nhất quốc gia, dân tộc, để dẹp yên 12 sứ

quân. Ông dấy binh ở động Hoa Lư (Ninh Bình), nhân dân mọi miền kéo về tụ nghóa.
Năm 967, Đinh Bộ Lónh thống nhất sơn hà lập ra triều Đinh.
ƒ

Triều Đinh

Đinh Bộ Lónh dẹp tan loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế hiệu là Đinh Tiên
Hoàng, kinh đô đóng tại Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Hai năm sau, ông cấm sử
dụng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc và đặt niên hiệu riêng là Thái Bình. Việc làm
của Đinh Bộ Lónh có ý nghóa lớn lao, nêu cao tinh thần tự chủ, tự cường, bất khuất của
nhân dân ta trước sự hăm dọa của nhà Tống.
Kế thừa thể chế tổ chức bộ máy nhà nước của Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng xây
dựng và phát triển nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền. Ông chia cả nước ra làm
mười đạo, mỗi đạo vừa là đơn vò hành chính, vừa là đơn vò quân sự. Mỗi đạo gồm 10

1

Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. KHXH, Hà Nội 1998, TI. trang 205.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 24 –

quân, mỗi quân có 10 lữ, mỗi lữ có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người. Đó
chính là cách tổ chức quân đội theo cơ chế vũ trang toàn dân.

Năm 970, sau khi ổn đònh việc xây dựng triều đình mới, Đinh Tiên Hoàng cử sứ bộ
sang nhà Tống giao hảo. Các năm 972, 973, vua Đinh lại cử Đinh Liễn làm chánh sứ
sang Tống cầu phong. Vua Tống đã sai sứ sang phong Đinh Bộ Lónh làm Giao Chỉ quận
vương và phong Đinh Liễn làm Tónh Hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ.
ƒ

Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Cồ Việt

Năm 960, Triệu Khuông Dận cướp ngôi nhà Hậu Chu, lên làm vua lập ra nhà
Tống. Nhà Tống là một triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc, cương giới mở rộng gần
bằng lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Phía Bắc giáp nước Liêu và Mông Cổ (Đông Bắc
Trung Quốc ngày nay), phía Tây Bắc giáp Tây Hạ (Tân Cương), phía Tây Nam giáp
Nam Chiếu (Vân Nam), phía Nam giáp Đại Cồ Việt.
Nhà Tống đã tiến hành chinh phục bằng quân sự đối với các nước láng giềng và
gấp rút chuẩn bò xâm lược Đại Việt. Trong lúc nước ta đang đứng trước nguy cơ phải đối
phó với cuộc chiến tranh xâm lược lớn thì vào cuối năm 979, hai cha con Đinh Tiên
Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bò ám hại. Nội bộ triều đình lục đục, vua mới còn
nhỏ. Được tin đó, nhà Tống vội sai các tướng Hầu Nhân Bảo làm “Lục lộ, thuỷ lộ
chuyển vận sứ”, Tôn Toàn Hưng làm phó tướng cùng các tên tướng Lưu Trừng, Giả
Thực, Trần Khâm Tộ … đem quân sang xâm lược nước ta.
Trước khi tiến đánh
nước ta, Tống Thái Tông còn cử sứ giả mang thư sang đe dọa với lời lẽ hết sức hống
hách: “Nay thánh triều lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình kể cũng đã
thònh. Lễ phân phòng đã sắp đặt sẵn, còn đợi ngươi đến chúc sức khoẻ ta. Ngươi đừng ru
rú trong bốn góc nhà, khiến cho ta buồn phiền, phải chém cờ bổ so làm cỏ nước ngươi,
hối sao cho kòp”1.
3.1.2. Cuộc kháng chiến của quân dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê
Hoàn
Mùa thu năm 980, viên quan coi Lạng Châu (Lạng Sơn) cho người về Hoa Lư báo
tin quân Tống chuẩn bò đánh xuống nước ta. Thái hậu Dương Vân Nga giao cho phụ

chính Lê Hoàn tổ chức cuộc kháng chiến và tiếp đó đưa Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn
đã cùng các tướng huy động quân só cùng nhân dân khẩn trương chuẩn bò chống giặc.
Ông đã đề ra chính sách để xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo nên nền
tảng sức mạnh của quốc gia để chiến thắng quân xâm lược.

1

Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TI. trang 218.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- 25 –

Theo kế của Ngô Quyền trước đây, Lê Hoàn sai quân đóng cọc nhọn ở vùng cửa
sông Bạch Đằng để ngăn chặn thủy quân của giặc. Mặt khác, ông tự mình thống lónh đại
quân tổ chức trận đòa mai phục lớn ở quanh ải Chi Lăng đón đánh quân Tống. Ông còn
cho người sang nhà Tống, dâng sớ xin được lập Đinh Toàn làm vua, nhằm gây thêm sự
chủ quan, kiêu ngạo của quân Tống và tăng thời gian chuẩn bò của quân ta.
Tháng 4 năm 981, quân Tống ồ ạt kéo vào nước ta theo hai đường: đạo chính binh
do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng chỉ huy tiến vào theo đường Lạng Sơn, đạo kỳ binh
do Trần Khâm Tộ chỉ huy cùng tiến quân với đạo thuỷ binh của Lưu Trừng, Giả Thực
tiến theo đường biển về cửa sông Bạch Đằng. Theo kế hoạch đã đònh, khi thủy quân của
giặc đã đến vùng ven biển gần cửa sông Bạch Đằng thì Lê Hoàn cử quân ra chống cự
quyết liệt. Không đánh nổi quân ta, thủy quân giặc buộc phải rút lui. Trần Khâm Tộ bí
mật tiến sâu vào vùng Tây Kết (Khoái Châu) hòng tạo ra một đòn đánh hiểm sau lưng

quân ta.
Trong lúc đó, Hầu Nhân Bảo chờ mãi không thấy tin tức gì của thủy quân, phải đốc
thúc Tôn Toàn Hưng (bấy giờ còn đóng lại ở Hoa Bộ (Nam Quảng Đông, Trung Quốc)
chờ tin, tiến xuống, nhưng Tôn Toàn Hưng không nghe. Hầu Nhân Bảo đành tự mình
dẫn quân đánh xuống theo đường sông sông Thương (Chi Lăng). Lê Hoàn đã phục binh
đánh tan giặc, giết chết Hầu Nhân Bảo, rồi nhân đà thắng lợi đánh thẳng lên phía Bắc.
Trần Khâm Tộ được tin Hầu Nhân Bảo chết, hoảng sợ, ra lệnh rút quân chạy về nước
nhưng không kòp. Lê Hoàn tung khối quân dự bò chuyển sang vây đánh quyết liệt. Hầu
hết quân Tống bò tiêu diệt, tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân bò bắt
sống. Những tên khác như Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn chạy
thoát về nước (sau đều bò xử tử hoặc giam cho đến chết).
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống hoàn toàn thắng lợi. Một lần nữa,
nhân dân ta bằng sức chiến đấu anh dũng của mình, khẳng đònh quyền tự chủ đất nước,
bảo vệ vững chắc những thành quả đấu tranh và xây dựng đất nước của tổ tiên mình.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng một đòn nặng nề vào tư tưởng bành trướng
của vua tôi nhà Tống. Tên tuổi của Lê Hoàn và quân tướng nhà Tiền Lê cũng như của
Dương thái hậu mãi mãi khắc sâu vào lòch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ
quốc của nhân dân ta.

3.2. KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẦN 2 (1075 – 1077)
3.2.1. Nhà Lý xây dựng đất nước và chuẩn bò kháng chiến
Năm 1009, Lý Công Uẩn được toàn thể quý tộc và sư sãi tôn lên làm vua, lập ra
triều Lý. Trải qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước đã đạt được nhiều thành quả về mọi mặt.

ThS. Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



×