Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ Từ Sơn Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.93 KB, 163 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với phần đông dân số làm nghề
nông, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển,
thu nhập của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn thấp. Để
phát triển kinh tế nông nghiệp đòi hỏi phải phát triển cả sản xuất nông nghiệp
và phi nông nghiệp, trong đó phát triển các làng nghề thủ công truyền thống là
rất quan trọng, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay cạnh tranh là một bài toán đặt ra cho
tất cả các nước. Vậy ở Việt Nam bài toán đó được giải như thế nào? Điều đó
được từng ngành, từng cơ quan, từng địa phương có những hướng giải quyết
của riêng mình nhưng đều nằm trong khuôn khổ và định hướng mà Đảng và
Chính phủ đặt ra. Và Bắc Ninh cũng như các tỉnh khác đang giải bài toán này.
Bắc Ninh được mệnh danh là “đất trăm nghề”. Từ hàng trăm năm nay
sản phẩm của các làng nghề xứ Bắc với sự phong phú, đa dạng về chủng
loại, chất lượng và giá trị sản phẩm đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào sự
phát triển và làm thay đổi bộ mặt nông thôn về đời sống kinh tế, văn hoá - xã
hội. Qua đó giá trị tổng sản lượng công nghiệp của các làng nghề chiếm tỷ
trọng lớn trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp của địa phương. ở Bắc
Ninh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển. Đặc biệt là từ khi có
chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển và bảo tồn các làng nghề
truyền thống thì các làng nghề ở Bắc Ninh như được chắp thêm cánh.

1


Nhưng trong điều kiện hội nhập hiện nay liệu các làng nghề có thể tồn
tại và phát triển được không? Các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra có thể
cạnh tranh được không? Đặc biệt là với làng nghề sản xuất gỗ trong điều kiện
nguồn cung thì hạn hẹp, các sản phẩm thay thế thì rất nhiều vừa rẻ, bền lại


đẹp. Một câu hỏi đặt ra là liệu các sản phẩm của làng nghề đồ gỗ có tiêu thụ
được không? Cạnh tranh với các sản phẩm, làng nghề khác như thế nào? Để
trả lời cho những câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ- Từ Sơn- Bắc Ninh”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm của làng nghề chúng tôi
tiến hành đánh giá khả năng cạnh tranh và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới
khả năng cạnh tranh sản phẩm của làng nghề từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của làng nghề đồ gỗ Đồng KỵTừ Sơn- Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và kinh doanh của sản phẩm đồ gỗ Đồng
Kỵ- Từ Sơn- Bắc Ninh.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của làng nghề đồ gỗ
Đồng kỵ- Từ Sơn- Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ- Từ Sơn- Bắc

Ninh.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn làng nghề đồ gỗ
Đồng Kỵ- Từ Sơn- Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ năm 2008- 2015.

3


PHẦN II: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1

Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về cạnh tranh
2.1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế theo từ điển bách khoa tập I được hiểu
như sau: Hoạt động tranh đua giữa người sản xuất hàng hóa, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế được chi phối bởi quan hệ cung
cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ vào thị trường có lợi nhất.
Theo chúng tôi, cạnh tranh buộc các nhà sản xuất, bán buôn, xuất khẩu
phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng hàng hóa, thay đổi mẫu mã, bao bì cho phù hợp với thị hiếu của
khách hàng, giữ tín nhiệm, cải tiến nghiệp vụ thương mại, dịch vụ, giảm giá
thành giữ ổn định hay giảm giá bán tăng danh lợi.
Đồng thời, các hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, các phương
pháp và quy mô cạnh tranh ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế. Cạnh
tranh quốc tế là cạnh tranh để dành giật nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ
sản phẩm, khu vực đầu tư có lợi trên trường quốc tế. Nó là một hiện tượng
khá phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là thương mại và đầu tư.


4


Thực tế cho thấy trong thương mại quốc tế, cạnh tranh thường diễn ra giữa các
nhà kinh doanh cùng một mặt hàng, giữa các công ty lớn và giữa các quốc gia.
Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì cạnh tranh lại càng gay gắt
hơn vì các mặt hàng này chi phí sản xuất rất lớn và thời gian sản xuất kéo dài,
tính chất văn hóa hay nghệ thuật kết tinh trong sản phẩm rất cao, không thể
sản xuất hàng loạt được nên giá thành sản phẩm thường rất cao. Đặc biệt là
đối với các sản phẩm sản xuất từ gỗ thì cạnh tranh càng gay gắt hơn vì nguồn
nguyên liệu khan hiếm và giá thành sản xuất thường rất cao.
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta sử dụng khái niệm
năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau
như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ...
2.1.1.2. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia [32]
Năng lực cạnh tranh đã trở thành một trong những quan tâm của chính
phủ và các ngành sản xuất trong mỗi quốc gia. Theo M. Porter, có nhiều cách
giải thích vì sao một số quốc gia thành công và một số thất bại khi cạnh tranh
trên quốc tế. Mặc dù các cách giải thích này thường mâu thuẫn nhau, và
không có một lý thuyết chung nào được chấp nhận.
Một số cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia là một hiện tượng
kinh tế vĩ mô, chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái,
lãi suất...Tuy nhiên một số quốc gia lại có mức sống dân cư tăng lên mặc dù
bị thâm hụt ngân sách cao như Nhật, Italia và Hàn Quốc (Micael, 1985). Một
số khác cho rằng năng lực cạnh tranh là một hàm số của lao động dồi dào với
mức lương thấp. Tuy vậy một số nước như Đức, Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển lại có
mức thu nhập rất cao trong khi họ thiếu lao động và giá nhân công rất cao.
Kết quả của năng lực cạnh tranh của quốc gia là sự tăng trưởng ổn định


5


của năng suất và cải thiện mức sống của dân cư nước đó.
Micheal E. Porter với mô hình Kim cương (Diamond Model) trong phân
tích lợi thế cạnh tranh lại cho rằng các yếu tố (các mũi nhọn của kim cương)
tạo nên sự cạnh tranh của một quốc gia gồm có (i) chiến lược, cơ cấu công
ty/doanh nghiệp, sự cạnh tranh; (ii) điều kiện cầu; (iii) các điều kiện nguồn lực
cho sản xuất và (iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các yếu tố trên có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, tuy nhiên yếu tố chính phủ và sự thay đổi cũng được
đưa vào ảnh hưởng đến cả bốn yếu tố trên. Mô hình này thường để phân tích
đánh giá sức cạnh tranh của môt quốc gia trong một ngành công nghiệp nhất
định, hoặc sức cạnh tranh của một địa phương cho một ngành sản xuất nhất
định.
Trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M.Porter
(1990), chúng ta thấy ông đã tập trung vào việc giải thích những vấn đề trên.
Với lý thuyết này, M.Porter cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng
của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận
nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế. Nói tổng quát
hơn, sức cạnh tranh cuả một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các
ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ,
sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu
vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không phải chỉ thuần
là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính
doanh nghiệp hoặc chính phủ tạo ra. Với cách nhìn nhận như vậy, M.Porter
(1990) cho rằng bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là :
1. Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành
có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách cuả quốc gia,


6


hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có
tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của
Nhật có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới một phần là
do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước, luôn
suy nghĩ và hành động mang tính chiến lược.
2. Các điều kiện về phía cầu: Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở
trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong
nước với số cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh
tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chẳng
hạn như ngành chế biến thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh
được trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Hoa Kỳ là những người
đòi hỏi tốc độ và sự thuận tiện nhất thế giới.
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của một
ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các
dịch vụ hỗ trợ. Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn
cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí
và chất lượng. Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh
thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho
doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô. Ví dụ như ngành sản xuất máy tính
của Hoa Kỳ là ngành đầu đàn vì các công ty có nhiều sáng kiến trong ngành
công nghiệp bán dẫn, vi xử lý, hệ thống điều hành và dịch vụ vi tính
4.Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động,
vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến
tính cạnh tranh của ngành và của các quốc gia. ở đây chúng ta nhấn mạnh đến
chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực
trời cho ban đầu. Chẳng hạn như ngành sản xuất thép ở ấn Độ có khả năng


7


cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ không có tài nguyên về sắt hoặc than,
mà bởi vì họ có công nghệ sản xuất tốt.
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà người ta tìm
thấy bốn yếu tố cơ bản trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà chính phủ
nên tập trung nỗ lực của họ nhằm để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
2.1.1.3. Năng lực cạnh tranh của một ngành sản xuất và của doanh nghiệp
Một trong các yếu tố trọng tâm chúng ta quan tâm là giải thích vì sao
các công ty trong một nước lại có thể cạnh tranh một cánh thành công với các
công ty nước ngoài trong cùng một ngành sản xuất. Hay ngành công nghiệp
của nước này lại thành công hơn so với nước khác khi tham gia trên thị
trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một ngành chịu ảnh hưởng của sự
cộng tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành đó.
Vậy để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành chắc chắn phải có lợi
thế cạnh tranh dưới dạng (i) chi phí thấp hơn hoặc (ii) tạo ra sự khác biệt
trong sản phẩm mà có thể được bán với giá cao hơn.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp/hãng là khả năng doanh
nghiệp/hãng đó có thể duy trì và củng cố vị trí của nó trên thị truờng nội địa
và quốc tế. Năng lực cạnh tranh liên quan đến các vấn đề về nguồn lực và
chất lượng của các nguồn lực này, và cách thức tổ chức sử dụng chúng.
Các hãng đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua hành động đổi mới:
công nghệ mới và cách thức quản lý, làm việc mới. Kết quả của sự đổi mới
này là thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, phương pháp tiếp thị
mới, hay một cách thức mới trong đào tạo. Đôi khi sự đổi mới thường liên
quan tới các ý tưởng thậm chí không phải là mới, và luôn liên quan đến các
đầu tư vào kỹ năng, kiến thức, tài sản, nguồn lực và thương hiệu sản phẩm.


8


Trong một số trường hợp, sự đổi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh qua
việc nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới hay một phân
khúc thị trường mà các đối thủ khác không để ý tới. Nếu doanh nghiệp nắm
bắt nhanh hơn cơ hội này thì sự đổi mới này đã tạo ra tính cạnh tranh cho
chính doanh nghiệp đó.
Một khi doanh nghiệp/công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua
đổi mới, nó có thể duy trì lợi thế này bằng cách cải tiến không ngừng vì sự
đổi mới này thường bị các đối thủ các làm theo. Ví dụ các công ty của Hàn
Quốc đã kịp thời nắm bắt khả năng của các đối thủ ấn Độ trong sản xuất hàng
loạt các đồ điện tử, hay các công ty của Braxin đã có thể lắp ráp và thiết kế
giày bình thường để cạnh tranh với các đôi giày của Italia. Do vậy cách thức
duy nhất duy trì lợi thế cạnh tranh là nâng cấp lợi thế này, chuyển sang các
loại sản phẩm/dịch vụ tinh tế hơn và phức tạp hơn.
2.1.1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các yếu tố quyết định
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi
có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng
hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn.
Theo lý thuyết thương mại truyền thống, khả năng cạnh tranh được
xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.
Theo M. Porter, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác
các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự khác
biệt của sản phẩm.
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định
lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là
những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong
cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:


9


- Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh
tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là
nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm
tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc
nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị
trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa
vào 4 tiêu chí:
- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm.
- Tính cạnh tranh về giá cả.
- Khả năng thâm nhập thị trường mới.
- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh
ngày càng phong phú hơn.
Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét
các mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã,
bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp
ổn định, giá cả sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm.
2.1.1.5. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là: đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh
của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có
những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức
cạnh tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối
tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình sản
xuất kinh doanh.

10



Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan
của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị
trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng
nhiều, số lượng cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Nhưng cũng
chính nhờ sự cạnh tranh, mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày
càng nâng cao năng xuất lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của
riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát
triển. Mọi ngành, doanh nghiệp đều phải tự mình vận động để đứng vững
trong cơ chế này. Cơ chế thị trường mở đường cho doanh nghiệp nào biết
nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu
những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song cũng buộc
các doanh nghiệp có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương
trường, hội nhập kinh tế chính là khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong
nước và nước ngoài, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ
và các kinh nghiệm quản lý.
Thách thức hàng đầu khi hội nhập kinh tế thế giới là tính cạnh tranh
ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào
thuế quan bảo hộ cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Chính
vì vậy, các ngành;doanh nghiệp phải không ngừng tăng vốn đầu tư, luôn đổi
mới công nghệ, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và tăng năng lực cạnh tranh. Thách thức nữa là hàng hóa và dịch vụ sẽ
ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức về thị trường cả
trong nước và ngoài nước, nắm bắt tập quán, luật kinh doanh ở thị trường


11


trong nước và ngoài nước. Khi mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được
nâng cao nó sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong việc:
-

Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

-

Kích thích sản xuất phát triển ổn định

-

Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật

-

Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các
doanh nghiệp là một tất yếu khách quan [33].
2.1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa
Dựa vào các tiêu chí sau:
- Thị phần sản phẩm đó trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh,
thị phần càng lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm đó càng mạnh.
Để tồn tại và có sức cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp phải chiếm
được một phần của thị trường, qua đó đánh giá được sức cạnh tranh sản phẩm
của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như điểm mạnh điểm yếu tương đối của

doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
- Vị thế tài chính: có tầm quan trọng tối cao trong việc nâng cao vị thế
cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp. Khả năng nguồn tài chính mạnh
được đánh giá bằng năng lực cạnh tranh. Đó là: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ
vốn vay, mức dự trữ và hiệu suất lợi tức cổ phần doanh nghiệp, các hệ số
thanh khoản, các hệ số hoạt động, các chỉ số sinh lợi...
- Khả năng nắm bắt thông tin: doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ các
thông tin, bao gồm các thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch
vụ cùng loại, thông tin về tình hình cung cầu và giá cả, thông tin về công nghệ
mới thích hợp, thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh,....

12


- Chất lượng sản phẩm và bao gói: người tiêu dùng khi mua hàng trước
hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà
nó có. trong điều kiện hiện tại, chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các
doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng
“chiến thắng”. Đó cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng, giữ
gìn tạo dựng chữ tín tốt nhất, khi tiếp cận hàng hóa cái mà người tiêu dùng gặp
phải trước hết là bao bì mẫu mã, vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó, làm cho người
tiêu dùng quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn[20].
Hàng hóa dù đẹp và bền đến đâu cũ sẽ bị lạc hậu trước những yêu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Do đó, người sản xuất phải thường xuyên đổi
mới và hoàn thiện về chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng,
độc đáo, hấp dẫn người mua. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ uy tín
sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật
hàng giả lẫn lộn.
- Giá cả sản phẩm và dịch vụ: giá phải đủ sức cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại. Bảng giá đưa ra cần phải trả lời được câu hỏi rất cơ bản: với giá đó

thì người tiêu dùng chấp nhận được không?
- Kênh phân phối: được coi là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá
sức cạnh tranh của sản phẩm. Bởi lẽ, sản phẩm và giá cả là hai yếu tố quyết
định những giá trị cơ bản giành cho khách hàng ở khâu sản xuất còn phân
phối là yếu tố đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng và cách đưa
hàng hóa tới tay người tiêu dùng, thông qua những dịch vụ khách hàng. Trong
xu thế tiêu dùng hiện tại, giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự hài lòng của khách hàng, nếu mức độ hài lòng của khách hàng
cao hơn so với đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng chiếm lĩnh thị
trường, tức là quyết định thắng lợi trong cạnh tranh.

13


- Truyền tin và xúc tiến: tùy theo mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
khác nhau mà các doanh nghiệp có chi phí này cao hay thấp. Khi xem xét tỷ
lệ chi phí cho marketing so với tổng doanh thu ta thấy, chỉ tiêu này cao mà
doanh nghiệp vẫn duy trì mở rộng được thị phần so với mục tiêu đã đề ra thì
có nghĩa là việc đầu tư cho marketing là hiệu quả.
- Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D): bao gồm cân nhắc về các
thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm mới, nghiên cứu và triển khai
được tổ chức ra sao (theo định hướng thị trường hay theo công nghệ), R&D
hữu hiệu cho phép có được sứ mạnh trong đổi mới cong nghệ, có ưu thế trong
giới thiệu sản phẩm mới thành công, cải tiến cập nhật liên tục sản phẩm. Lợi
thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, các
nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem như là nguồn
lực để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế về sự khác biệt: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng
giá trị sử dụng cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc
nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm, lợi thế này cho phép thị

trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như điều kiện về thời gian
nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa đó là: Giá cả sản phẩm, kênh phân phối, lợi thế
về sự khác biệt.
2.1.1.7. Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm
* Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã
hội, tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất.

14


- Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và
khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, tăng trưởng nhanh phu thuộc vào khả
năng của khu vực tài chính trong việc huy động và phân bố có hiệu quả tín
dụng vào sản xuất các sản phẩm. Ngoài ra lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến
khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh
của các sản phẩm. Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc
đẩy nhanh tốc độ tăng sản xuất sản phẩm chủ lực.
- Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát
triển các sản phẩm chủ lực. Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí
sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho
nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực.
- Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh

tranh, mở rộng thị trường của các sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng
giao lưu với bên ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng
cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.
- Bối cảnh quốc tế như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia
tăng trở thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến các
mặt thuận lợi, những cơ hội cũng như những thách thức cho cạnh tranh của
các sản phẩm.

15


* Các nhân tố thuộc môi trường vi mô:
- Các nhà cạnh tranh tiềm tàng với quy mô sản xuất, sự khác biệt của
sản phẩm, quy mô vốn, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường là nguy cơ cạnh
tranh cần xét tới.
- Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào số
lượng đối thủ, quy mô đối thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính khác biệt sản phẩm.
- áp lực từ sản phẩm thay thế có cùng công năng phụ thuộc vào mức giá,
nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
- áp lực từ nguồn cung cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính
ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều ưu
điểm hơn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh
- áp lực từ phía khách hàng buộc tập trung thỏa mãn khách hàng với
chất lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàng cao.
2.1.1.8. Phân biệt lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh [38]
* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Adam Smith trong tác phẩm của mình " Của cải của các dân tộc" xuất
bản lần đầu tiên năm 1776 đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích
nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế và lợi ích của nó đối với các quốc

gia. Nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn (có hiệu quả hơn) so
với nước B và nước B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với nước A, thì
lúc đó, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu
quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia. Trong trường hợp này,
mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối (đây là lợi thế mà quốc gia có
được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chi phí sản xuất
thấp hơn (hoặc năng suất lao đông cao hơn) một cách tuyệt đối so với quốc

16


gia khác và nhập khẩu mặt hàng có đặc điểm ngược lại) về sản xuất từng loại
mặt hàng cụ thể. Nhờ có chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi thương mại mà
cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.
a. Các giả thiết của mô hình
Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với
các giả thiết sau đây:
* Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng
* Thương mại hoàn toàn tự do
* Chi phí vận chuyển là bằng không
* Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa
các ngành sản xuất trong nước nhưng không di chuyển được giữa các quốc
gia
*Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường
* Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không đổi
b. Lợi ích từ chuyên môn hóa và trao đổi
Thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải ở mỗi
nước được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam
Sản phẩm


ấn Độ

Việt Nam

Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)

2

6

Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)

5

3

Khi chưa có thương mại, thế giới bao gồm hai thị trường biệt lập với hai
mức giá tương quan (hay tỷ lệ trao đổi nội địa) khác nhau. Mỗi nước đều sản
xuất cả hai mặt hàng để tiêu dùng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ấn Độ là nước

17


có hiệu quả cao hơn (lợi thế tuyệt đối) trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn
vị thép, nước này chỉ cần 2 giờ công lao động. Ngược lại, Việt Nam có lợi thế
tuyệt đối về sản xuất vải vì để sản xuất một đơn vị vải Việt Nam chỉ cần 3 giờ
công lao động, trong khi đó ấn Độ lại cần đến 5 giờ công lao động. Khi đó, theo
quan điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, ấn Độ nên tập trung toàn bộ số lao động
của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa sản xuất

vải, và hai nước thực hiện trao đổi hàng hóa với nhau để thu được lợi ích.
Động cơ chủ yếu của thương mại giữa hai nước là ở chỗ, mỗi nước đều
mong muốn tiêu dùng được nhiều hàng hóa với mức giá thấp nhất. Do giá vải ở
Nhật cao hơn giả vải ở Việt Nam (tính theo chi phí lao động) nên ấn Độ có lợi
khi mua vải từ Việt Nam thay vì tự sản xuất trong nước. thương mại còn có thể
làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực
hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối.
Thực vậy, giả sử ấn Độ và Việt Nam mỗi nước có 120 công lao động, và
số lượng lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất thép và vải. Trong
trường hợp tự cung, tự cấp, ấn Độ sản xuất và tiêu dùng 30 đơn vị thép và 12
đơn vị vải, còn Việt Nam sản xuất và tiêu dùng 10 thép và 20 vải.
Khi lao động phân bố lại trong mỗi nước, cụ thể là tất cả 120 lao động
ở ấn Độ tập trung vào sản xuất thép và 120 lao động Việt Nam vào ngành sản
xuất vải, thì sản lượng của toàn thế giới là 60 thép và 40 vải.
Bảng 2.2. Sản lượng vải và thép khi chưa có thương mại quốc tế
ấn Độ
Lao động
Năng suất lao động (giờ
công/đv sản phẩm)
Khối lượng sản phẩm

Việt Nam

Thép

Vải

Thép

Vải


60

60

60

60

2

5

6

3

30

12

10

20

18

Thế giới



Thộp

40

Vi

32
Rừ rng l, nh chuyờn mụn húa v trao i, sn lng ca ton th

gii tng lờn khụng ch ỏp ng nhu cu tiờu dựng ca mi nc nh
trong trng hp t cung t cp m cũn dụi ra mt lng nht nh. Vỡ vy,
mi nc cú th tng lng tiờu dựng cỏ nhõn c hai mt hng v do ú tr
nờn sung tỳc hn.
Bng 2.3: Sn lng vi v thộp khi cú thng mi quc t
n
Lao ng
Nng sut lao ng (gi
cụng/v sn phm)
Khi lng sn phm

Vit Nam

Thộp

Vi

Thộp

Vi


120

0

0

120

2

5

6

3

60

0

0

40

Thộp

Th gii

60


Vi

40
Tóm lại, lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hớng chuyên môn hóa
và trao đổi giữa các quốc gia, mà còn đợc coi là công cụ để các nớc gia tăng
phúc lợi của mình. Mô hình thơng mại nói trên có thể giúp giải thích cho phần
nhỏ của thơng mại quốc tế, cụ thể là, nếu một quốc gia không có đợc điều
kiện tự nhiên thích hợp để trồng càphê, chuối... thì buộc phải nhập khẩu các
sản phẩm này từ nớc ngoài. Tuy nhiên, mô hình này không giải thích đợc trờng hợp tại sao thơng mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia không có lợi thế
tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. Để giải thích
cho vấn đề này chúng ta cần dựa trên một khái niệm có tính chất khái quát
hơn - đó là khái niệm về lợi thế so sánh do David Ricardo đa ra lần đầu tiên
năm 1817.
* Lý thuyt li th so sỏnh

19


a. Khái niệm về lợi thế so sánh
Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác
biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng khác nhau (hay nói cách khác,
sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối), thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ
hiệu quả sản xuất tương đối. Trong mô hình lợi thế tuyệt đối ở trên, thép được
sản xuất rẻ hơn ở ấn Độ so với ở Việt Nam do sử dụng thời gian lao động ít
hơn. Ngược lại, vải được sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn ở ấn Độ tính theo số
lượng lao động được sử dụng. Tuy nhiên, nếu một nước, chẳng hạn, ấn Độ có
hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai mặt hàng, theo quan điểm lợi thế tuyệt
đối thì ấn Độ có lợi thế khi xuất khẩu cả hai mặt hàng. Thế nhưng, đây không
thể là một giải pháp dài hạn, bởi lẽ ấn Độ không hề mong muốn nhập khẩu
bất kỳ mặt hàng nào từ Việt Nam. Điểm quan trọng ở đây không phải là hiệu

quả tuyệt đối mà là hiệu quả tương đối trong sản xuất vải và thép: ấn Độ có
lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng chỉ có lợi thế so sánh
đối với mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn; ngược lại, Việt Nam bất lợi
trong sản xuất cả hai mặt hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng
có mức bất lợi nhỏ hơn. Một cách khái quát, lợi thế so sánh là lợi thế mà một
quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thể
hiện tương quan thuận lợi hơn những mặt hàng khác xét trong mối quan hệ
với quốc gia bạn hàng và nhập khẩu những mặt hàng có đặc điểm ngược lại.
Cụ thể là, một quốc gia thuận lợi (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất cả
hai mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức độ
thuận lợi lớn hơn. Ngược lại, một quốc gia bất lợi (không có lợi thế tuyệt đối)
trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu mặt hàng có độ bất lợi nhỏ hơn.
b. Mô hình đơn giản của Ricardo về lợi thế so sánh

20


Trở lại mô hình thương mại giữa ấn Độ và Việt Nam ở phần trước với
các giả thiết cơ bản của mô hình vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, thời gian
lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải có sự khác biệt theo
Bảng dưới đây:
Bảng 2.4 Chi phí sản xuất vải và thép của ấn Độ và Việt Nam
Sản phẩm

ấn Độ

Việt Nam

Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm)


2

12

Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm

5

6

Các số liệu cho thấy, ấn Độ cần ít thời gian lao động hơn so với Việt
Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng, nhưng điều này không cản trở quan hệ
trao đổi thương mại có lợi cho cả hai nước. Cụ thể là, tỷ lệ về chi phí lao động
để sản xuất thép ở ấn Độ so với Việt Nam chỉ bằng 1/6, trong khi đó tỷ lệ
tương ứng đối với sản xuất vải là 5/6. Điều đó chứng tỏ : ấn Độ có lợi thế
tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng mức độ thuận lợi về sản xuất thép lớn
hơn mức độ thuận lợi về sản xuất vải nên nước này có lợi thế so sánh về mặt
hàng thép. Với cách lập luận tương tự, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai
mặt hàng, nhưng do mức độ bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức độ bất lợi về
sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải.
Lợi thế so sánh của mỗi nước có thể được xác định thông qua so sánh
các mức giá cả tương quan của thép và vải. Giá cả tương quan giữa hai mặt
hàng là giá cả của một mặt hàng tính bằng số lượng mặt hàng kia. Trong mô
hình Ricardo giá cả tương quan được tính thông qua yếu tố trung gian là chi
phí lao động. Trên cơ sở các số liệu trong bảng trên có thể tính được các mức
giá tương quan của thép và vải như trong bảng dưới đây. Giá tương quan của
thép và vải ở ấn Độ và Việt Nam tương ứng là:
1 thép = 0,4 vải và 1 thép = 2 vải


21


1 vải = 2,5 thép và 1vải = 0,5 thép
Sản phẩm

Ấn Độ

Việt Nam

Thép (1 đơn vị)

0,4v

2v

Vải (1 đơn vị)

2,5t

0,5t

Như đã chỉ ra ở trên, xét theo giác độ tuyệt đối thì ấn Độ có hiệu quả
hơn Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng nước này chỉ có lợi thế
so sánh về thép, và điều này có thể thấy được qua so sánh giá tương quan của
thép ở ấn Độ so với ở Việt Nam, cụ thể là thép ở ấn Độ rẻ hơn so với Việt
Nam. Tương tự, vải ở Việt Nam rẻ hơn so với ấn Độ nên Việt Nam có lợi thế
so sánh về mặt hàng vải. Nếu mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn
trong việc sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi
với nhau thì cả hai đều trở nên sung túc hơn.

Thực vậy, nếu Ấn Độ chuyển 5 giờ công lao động từ ngành vải sang
sản xuất thép thì sẽ có 2,5 đơn vị thép được làm ra và khi bán 2,5 đơn vị thép
này sang Việt Nam với mức giá quốc tế là 1 thép = 1 vải thì ấn Độ sẽ thu về
2,5 đơn vị vải, nhiều hơn 1,5 đơn vị vải so với trường hợp tự cung tự cấp.
Tương tự, nếu Việt Nam dùng 12 giờ công lao động để sản xuất 2 đơn vị vải
thay vì sản xuất 2 đơn vị thép và bán sang ấn Độ đổi lấy 2 đơn vị thép thì Việt
Nam sẽ có lợi 1 đơn vị thép.
Từ ví dụ đơn giản trên, có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như
sau: "Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một
cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu
những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất ra với hiệu quả cao hơn một
cách tương đối so với quốc gia kia."
Như vậy, các giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết về lợi thế so sánh không
thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa

22


các quốc gia, không có lợi thế kinh tế theo quy mô, các yếu tố sản xuất không
dịch chuyển giữa các quốc gia. Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và
sự chuyên môn hoá dựa vào nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho
một quốc gia đạt được sự thịnh vượng. Trong một thế giới mà thị trường phân
khúc, có sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về công nghệ, hàng rào bảo hộ ngày
càng tăng,...dường như lý thuyết lợi thế so sánh không đủ để giải thích tại sao
các công ty lại thành công trên thị trường thế giới và đạt được mức tăng
trưởng cao. Khi đó,người ta dùng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh. Lý thuyết
lợi thế cạnh tranh đề cập đến một cách tiếp cận mới nhằm để trả lời những
câu hỏi sau: Tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong khi một
số doanh nghiệp khác thì thất bại trong một ngành? Chính phủ cần phải làm gì
để cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế?

2.1.2. Những đặc điểm chung về các sản phẩm đồ gỗ
2.1.2.1. Khái niệm
Có những khái niệm khác nhau về sản phẩm đồ gỗ như:
- Sản phẩm đồ gỗ là sản phẩm không thể thiếu trong các hộ gia đình do
những người thợ thủ công bằng đôi tay khéo léo của mình tạo ra.
- Sản phẩm đồ gỗ là những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra để
phục vụ nhu cầu của mình.
- Sản phẩm đồ gỗ là những sản phẩm được con người dùng gỗ tự nhiên
để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Đến nay chưa có một khái niệm chính thức nào về sản phẩm đồ gỗ mà
chỉ do quan niệm của từng người về sản phẩm đồ gỗ và các khái niệm trên
đây đều không hoàn toàn chính xác nhưng đây là những khái niệm hợp lý và
có tính phổ thông nhất được nhiều người chấp nhận.

23


2.1.2.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ
Sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ là dựa vào tay nghề của người thợ là
chính. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây thì máy móc đang thay thế dần
người thợ ở những khâu làm thô sản phẩm.
Nguyên liệu để sản xuất là gỗ. Có rất nhiều loại gỗ khác nhau được
dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm ở đây nhưng chủ yếu làng
nghề sử dụng các loại gỗ như là: gỗ trắc, gỗ xưa, gỗ mun, gỗ hương...
Mẫu mã sản phẩm thường là dựa vào những mẫu mã truyền thống là chủ
yếu. Các cơ sở sản xuất có thể nhận các đơn đặt hàng có mẫu vẽ hoặc khách
hàng có thể phác thảo ý tưởng của mình các cơ sở có thể cử người vẽ mẫu nếu
khách hàng thấy hợp lý thì hàng được sản xuất. Đây là mặt mạnh tại làng nghề
Đồng Kỵ và là một hướng đi đúng đắn để đa dạng hóa sản phẩm cũng như mẫu
mã của sản phẩm ngày càng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Sau khi sản xuất song hàng mẫu thì không thể mang hàng mẫu đi tiếp
thị được vì chi phí vận chuyển cao. Thế nên việc tiếp thị phụ thuộc hoàn toàn
vào các loại ảnh chụp và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Tuy bảo quản sản phẩm không quá khắt khe nhưng đây cũng là một
vấn đề khá phức tạp và các cơ sở sản xuất gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí
mặt bằng rất lớn.
Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia các sản phẩm của đồ gỗ như sau:
- Đồ gỗ dùng cho phòng thờ gồm có: Tủ thờ, bàn thờ, sập thờ...
- Đồ gỗ dùng cho phòng ngủ gồm có: Giường ngủ, bàn phấn, tủ đựng
quần áo...
- Đồ gỗ dùng cho phòng khách gồm có: Bộ bàn ghế phòng khách, tủ
bày rượu, tủ phòng khách, bình phong, gương treo tường, kệ vô tuyến, đồng

24


hồ, sập, tủ chè...
- Đồ gỗ dùng cho phòng ăn gồm có: Bàn phòng ăn, ghế phòng ăn...
- Đồ gỗ khác gồm có: Tranh treo tường, tượng gỗ, đôn góc, bàn làm việc…
2.1.3 Lý luận về làng nghề
2.1.3.1 Quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề
+ Quan niệm về làng nghề
Làng nghề (còn gọi là làng thủ công nghiệp): là những làng sống bằng
hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn.
Hiện nay, cả nước có trên 2000 làng nghề truyền thống: làng nghề dệt
Vạn Phúc, làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ...Trong đó trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã
có 62 làng nghề: làng nghề gốm Phù Lãng, làng nghề tranh dân gian Đông
Hồ, làng nghề đúc đồng Đại Bái...[23]
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: làng nghề là một hình thức
sản xuất đặc thù trong nông thôn. Đại bộ phận người dân trong các làng nghề

là sản xuất phi nông nghiệp. Họ tận dụng được thời gian rảnh rỗi, nông nhàn
bằng các công cụ sản xuất giản đơn nên làng nghề thường phát triển các nghề
thủ công. Đây là hình thứ phân công lao động xã hội trong nông thôn. Theo xu
hướng phát triển của phân công lao động xã hội thì các nghề thủ công của các
làng nghề dần dần tách khỏi nông nghiệp và trở thành các hoạt động kinh tế
độc lập của hộ gia đình [8]. Như vậy, làng nghề được hình thành trên cơ sở
phát huy nội lực kinh tế(nhất là vốn, lao động, kinh nghiệm quý báu của cha
ông) của hộ nông dân và hợp tác kinh doanh trong cộng đồng dân cư nông
thôn, tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển ngành nghề với nông nghiệp để phát
triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Làng nghề phát triển là một bộ phận cấu thành của sự phát triển kinh tế

25


×