Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.45 KB, 141 trang )

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
PHÒNG KẾ HOẠCH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------

VĂN BẢN
SINH HOẠT ĐẢNG


NĂM 2013

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu vμ kết quả nghiên cứu trong luận văn lμ
trung thực vμ ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nμo.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn nμy đã
đ−ợc cảm ơn vμ các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỰC HUY

LỜI CẢM ƠN

i


Khi nhận đề tμi nghiên cứu nμy, tôi vô cùng bỡ ngỡ bởi sự mới mẻ của
nó, nh−ng đ−ơc sự định h−ớng tận tình của GS.TS Phạm Vân Đình về những
vấn đề lý luận vμ thực tiễn, những khó khăn đó đã đ−ợc khắc phục để đề tμi
dần đ−ợc định hình vμ đến nay đã hoμn thμnh. Khi tôi tiến hμnh nghiên cứu


đề tμi tại địa ph−ơng các cấp chính quyến từ Phòng Nông nghiệp, trạm
khuyến nông, chính quyền các xã, các thôn trong địa điểm nghiên cứu đã có
những hợp tác giúp đỡ rất vô t− vμ tận tình. Đó chính lμ những nguồn động
viên lớn giúp tôi v−ợt qua khó khăn khi thực hiện đề tμi nμy. Đặc biệt lμ sự
hợp tác của bμ con nông dân khi tôi tiến hμnh điều tra, phỏng vấn đã dμnh
thời gian đón tiếp vμ cung cấp những thông tin quý báu cho đề tμi. Qua đó tôi
không chỉ thu đ−ợc những thông tin kiến thức cần thiết cho đề tμi mμ còn học
hỏi đ−ợc rất nhiều bổ ích về đời sống kinh tế xã hội trong cộng đồng nông
thôn. Ngoμi ra để nắm bắt đánh giá đ−ợc chính xác hơn tình hình thực tế tôi
đã có những sự hợp tác hiệu quả với các cán bộ chuyên môn tại Sở Nông
nghiệp vμ Phòng Nông nghiệp huyện cũng nh− các cán bộ khuyến nông cơ
sở. Khi nghiên cứu thực tế kết thúc, các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Nông
nghiệp và Chính sách đã có những đóng góp quý báu cho việc hoμn tất cuối
cùng của luận văn. Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể
quên sự động viên của gia đình vμ bạn bè trong quá trình học tập vμ nghiên
cứu thực tế. Cuối cùng tôi xin chân thμnh cảm ơn tới tất cả mọi ng−ời vμ các
tổ chức đã giúp đỡ tôi thực hiện thμnh công luận văn thạc sĩ kinh tế nμy.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỰC HUY
MỤC LỤC

ii


Trang
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................................ii
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ......................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................................viii
Trang........................................................................................................................viii
1.MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT
BAO TỬ.................................................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................................6
2.1.1 Sơ lược về cây dưa chuột bao tử...................................................................................6
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây dưa chuột bao tử.....................................................7
2.1.4 Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử..............................8
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh doanh dưa chuột bao tử.........10
2.2 Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................................14
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở nước ngoài.....................................................14
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở trong nước......................................................19
2.3 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan ............................................23
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................23
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................................28
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................33
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang..................33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................33
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................................35
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................39
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu................................................................................................39
3.2.2 Thu thập số liệu...........................................................................................................40
3.2.3 Xử lý số liệu................................................................................................................41

3.2.4 Phương pháp phân tích ...............................................................................................42
- Phương pháp thống kê kinh tế..........................................................................................42
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................42
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về điều kiện sản xuất dưa chuột bao tử................................42
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho sản xuất dưa chuột bao tử.................................42
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu dưa chuột bao tử..................................43
3.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả..........................................................43
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT
BAO TỬ Ở HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG...............................................45
4.1 Thực trạng đầu tư sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện
..............................................................................................................................................45

iii


4.1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện.............................................45
4.1.1.1 Diện tích...................................................................................................................45
4.1.1.2 Năng suất và sản lượng dưa chuột bao tử của huyện thời kỳ 2006 – 2008..............47
4.1.2 Tình hình đầu tư và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử của các nông hộ
..............................................................................................................................................49
4.1.2.1 Năng lực sản xuất của các nông hộ điều tra.............................................................49
4.1.2.1.1 Lao động................................................................................................................49
4.1.2.1.2 Đất đai và tư liệu sản xuất của các hộ...................................................................51
4.1.2.2 Kết quả sản xuất của các nông hộ............................................................................54
4.1.2.2.1 Kết quả sản xuất chung.........................................................................................54
4.1.2.3 Tình hình đầu tư sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ...........................................56
4.1.2.3.1 Đặc điểm sử dụng một số yếu tố đầu vào trong sản xuất dưa chuột bao tử của các
hộ điều tra.............................................................................................................................56
4.1.2.3.2 Tình hình đầu tư sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ........................................61
4.1.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các nông hộ.............................63

4.1.2.4.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ........................................63
4.1.2.4.2 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử với một số cây trồng hàng
năm.......................................................................................................................................65
4.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa năng suất dưa chuột bao tử và các yếu tố đầu tư sản xuất
chủ yếu của các hộ điều tra bằng phương pháp phân tổ thống kê........................................68
4.1.4 Kết quả thăm dò ý kiến của các hộ sản xuất dưa chuột bao tử....................................73
4.2 Tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử ở huyện.................................................................75
4.2.1 Tình hình cung cấp dưa chuột bao tử cho các cơ sở chế biến.....................................75
4.2.1.2 Tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử của các hộ.......................................................78
4.2.2 Tình hình thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu......................................................79
4.2.3 Tình hình chế biến và bảo quản dưa chuột bao tử xuất khẩu .....................................84
4.2.4 Kênh xuất khẩu............................................................................................................86
4.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của huyện.......................89
4.4 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.................................................................................................95
4.4.1 Định hướng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang.....................95
4.4.1.1 Những căn cứ để đẩy mạnh sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao
tử trong thời gian tới.............................................................................................................95
4.4.1.2 Định hướng phát triển cây dưa chuột bao tử trên địa bàn Huyện............................97
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột
bao tử ở huyện Lạng Giang..................................................................................................99
4.4.2.1 Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất dưa chuột bao tử hàng hoá.........................99
4.4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật..............................................................................................100
4.4.2.3 Giải pháp về đất đai................................................................................................105
4.4.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng.....................................................................................106
4.4.2.5 Giải pháp về công tác khuyến nông.......................................................................107
4.4.2.6 Giải pháp về vốn.....................................................................................................108
4.4.2.7 Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm..........................................108
4.4.2.8 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác............................111
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................109

5.1 Kết luận.......................................................................................................................109
5.2 Kiến nghị......................................................................................................................112

iv


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................120
PHỤ LỤC...........................................................................................................................124

v


BQ
CC
DCBT
DT
ĐVT
FAO
GO
GT
HQKT
HTX
IC
MP
NS
NXB
SL
SLHĐ
SLLTBQ
STT

UBND
VA

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BÌNH QUÂN
Cơ cấu
DƯA CHUỘT BAO TỬ
Diện tích
ĐƠN VỊ TÍNH

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
Giá trị
HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hợp tác xã
CHI PHÍ TRUNG GIAN
Năng suất cận biên
NĂNG SUẤT
Nhà xuất bản
SỐ LƯỢNG
Số lượng hợp đồng
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC BÌNH QUÂN
Số thứ tự
UỶ BAN NHÂN DÂN
Giá trị gia tăng

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1 Tình hình diện tích đất tự nhiên của huyện...........................................................34
Bảng 3.2 Tình hình dân số vμ lao động...............................................................................36
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo giá cố định phân theo ngành kinh
tế (theo giá cố định năm 1994).............................................................................................38
Bảng 4.1a Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 2008......................................................................................................................................45
Bảng 4.1b Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng Giang giai
đoạn 2006 - 2008..................................................................................................................46
Bảng 4.2a Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn
2006 - 2008...........................................................................................................................48
Bảng 4.2b Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng
Giang giai đoạn 2006 - 2008................................................................................................48
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2009..........................50

Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân khẩu nam, nữ trong các hộ điều tra..................................................51

vi


Biu 3: T l lao ng nụng nghip, lao ng phi nụng nghip trong cỏc h iu tra. . .51
Bng 4.4 Tỡnh hỡnh t ai v tỡnh hỡnh sn xut ca cỏc h...............................................52
Biu 4: T l cỏc loi t ca h.....................................................................................53
Biu 5: T l din tớch cỏc loi cõy trng ca h............................................................53
Bng 4.5 Kt qu sn xut kinh doanh ca cỏc h...............................................................54
Biu 6: C cu giỏ tr sn xut(GO) ca h....................................................................54
Biu 7: T trng ngnh trng trt, chn nuụi trong nụng nghip ca h........................55
Bng 4.6 Mc u t cỏc yu t trong sn xut da chut bao t ca cỏc nhúm h......60
Bng 4.7 Chi phớ sn xut da chut bao t ca cỏc nhúm h.............................................61
Bng 4.8 Hiu qu sn xut da chut bao t ca cỏc h iu tra.......................................64
Bng 4.9 Hiu qu sn xut mt s cõy trng hng nm chớnh ca cỏc h..........................66
Biu 8: So sỏnh cỏc ch tiờu GO, IC, VA ca da chut bao t vi mt s cõy trng
chớnh ca h..........................................................................................................................67
Bng 4.11 Mt s ý kin ca cỏc h iu tra.......................................................................74
Biu 4.12 S lng hp ng DCBT c ký kt v vn u t ng trc theo hp ng
..............................................................................................................................................76
Biu 4.13 Din tớch sn xut, sn lng hng hoỏ DCBT thc hin theo hp ng............76
Bng 4.14. Tỡnh hỡnh tiờu th da chut bao t ca cỏc h iu tra....................................79
S 3 Mng li thu gom t h trng DCBT c trin khai huyn Lng Giang tnh
Bc Giang.............................................................................................................................80
HTX t chc a im thu gom thun li, theo dừi ghi chộp s lng tng loi, tng ngy
v chu trỏch nhim trc tip vi b con v s lng tng loi v thanh toỏn tin tr cho
nụng dõn khi kt thỳc v thu mua........................................................................................81
Bng 4.15 Tỡnh hỡnh thu gom da chut bao t nguyờn liu trờn a bn huyn Lng Giang
ca cỏc c s ch bin .........................................................................................................81

S 4 Mng li thu gom t cỏc i lý thu mua DCBT c trin khai huyn Lng
Giang tnh Bc Giang...........................................................................................................82
Bng 4.16 Cụng sut ca cỏc c s ch bin rau qu xut khu tnh Bc Giang..............85
Bảng 4.17 Cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến DCBT ở tỉnh Bắc Giang....................85
S 5 Kờnh tiờu th xut khu DCBT Lng Giang.......................................................87
Bng 4.18 Cỏc hỡnh thc tiờu th DCBT ca cỏc doanh nghip Lng Giang...................88

S 1: Cỏc mụ hỡnh t chc sn xut kinh doanh DCBT............................. 9
S 2 Cụng on sn xut da chut bao t xut khu...............................
10
S 3 Mng li thu gom t h trng DCBT c trin khai huyn Lng
Giang tnh Bc Giang................................... Error: Reference source not found
S 4 Mng li thu gom t cỏc i lý thu mua DCBT c trin khai
huyn Lng Giang tnh Bc Giang...............Error: Reference source not found
S 5 Kờnh tiờu th xut khu DCBT Lng Giang Error: Reference source
not found

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Mức độ biến động giá trị sản xuất của các ngành trong 3 năm.....
36
Bảng 3.1 Tình hình diện tích đất tự nhiên của huyện...........................................................34
Bảng 3.2 Tình hình dân số vμ lao động...............................................................................36
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo giá cố định phân theo ngành kinh
tế (theo giá cố định năm 1994).............................................................................................38
Bảng 4.1a Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2006 2008......................................................................................................................................45
Bảng 4.1b Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng Giang giai

đoạn 2006 - 2008..................................................................................................................46
Bảng 4.2a Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn
2006 - 2008...........................................................................................................................48
Bảng 4.2b Năng suất sản lượng dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn huyện Lạng
Giang giai đoạn 2006 - 2008................................................................................................48
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2009..........................50
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhân khẩu nam, nữ trong các hộ điều tra..................................................51
Biểu đồ 3: Tỷ lệ lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp trong các hộ điều tra. . .51
Bảng 4.4 Tình hình đất đai và tình hình sản xuất của các hộ...............................................52
Biểu đồ 4: Tỷ lệ các loại đất của hộ.....................................................................................53
Biểu đồ 5: Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng của hộ............................................................53
Bảng 4.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ...............................................................54
Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị sản xuất(GO) của hộ....................................................................54
Biểu đồ 7: Tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp của hộ........................55
Bảng 4.6 Mức độ đầu tư các yếu tố trong sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ......60
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ.............................................61
Bảng 4.8 Hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra.......................................64
Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất một số cây trồng hàng năm chính của các hộ..........................66
Biểu đồ 8: So sánh các chỉ tiêu GO, IC, VA của dưa chuột bao tử với một số cây trồng
chính của hộ..........................................................................................................................67
Bảng 4.11 Một số ý kiến của các hộ điều tra.......................................................................74
Biểu 4.12 Số lượng hợp đồng DCBT được ký kết và vốn đầu tư ứng trước theo hợp đồng
..............................................................................................................................................76
Biểu 4.13 Diện tích sản xuất, sản lượng hàng hoá DCBT thực hiện theo hợp đồng............76

viii


Bng 4.14. Tỡnh hỡnh tiờu th da chut bao t ca cỏc h iu tra....................................79
S 3 Mng li thu gom t h trng DCBT c trin khai huyn Lng Giang tnh

Bc Giang.............................................................................................................................80
HTX t chc a im thu gom thun li, theo dừi ghi chộp s lng tng loi, tng ngy
v chu trỏch nhim trc tip vi b con v s lng tng loi v thanh toỏn tin tr cho
nụng dõn khi kt thỳc v thu mua........................................................................................81
Bng 4.15 Tỡnh hỡnh thu gom da chut bao t nguyờn liu trờn a bn huyn Lng Giang
ca cỏc c s ch bin .........................................................................................................81
S 4 Mng li thu gom t cỏc i lý thu mua DCBT c trin khai huyn Lng
Giang tnh Bc Giang...........................................................................................................82
Bng 4.16 Cụng sut ca cỏc c s ch bin rau qu xut khu tnh Bc Giang..............85
Bảng 4.17 Cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến DCBT ở tỉnh Bắc Giang....................85
S 5 Kờnh tiờu th xut khu DCBT Lng Giang.......................................................87
Bng 4.18 Cỏc hỡnh thc tiờu th DCBT ca cỏc doanh nghip Lng Giang...................88

ix


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau khi giải quyết cơ bản vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất rau
quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong
quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn[2].
Với ưu thế về sự đa dạng của điều kiện sinh thái, cả về tài nguyên đất
cũng như thời tiết, khí hậu và sự phong phú về nguồn quỹ gen bản địa và kinh
nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước, sản xuất rau quả ở Việt Nam nói chung và các vùng sản xuất rau
quả truyền thống nói riêng có một số thuận lợi rất cơ bản, diện tích và sản lượng
những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng, bình quân tiêu thụ tính trên đầu
người đạt và vượt kế hoạch đề ra thậm chí ngang bằng với các nước tiên tiến
trên toàn thế giới.

Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, kết quả sản xuất rau quả của nước ta
còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kim ngạch xuất khẩu còn ở mức
thấp và thiếu sự ổn định, chất lượng hàng hoá và giá trị thu được còn khá thấp
và đặc biệt việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch tiên tiến theo hướng công
nghiệp hoá rất bị hạn chế.
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày,
cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia
ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột bao tử là cây ăn quả có giá trị
dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E…và đặc biệt có nhiều
men tiêu hoá làm cho quá trình đồng hoá và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Nhận
thức được vai trò đó của dưa chuột bao tử, những năm gần đây đã có nhiều cơ
quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát nghiên cứu và chọn Việt
Nam là nơi sản xuất dưa chuột bao tử làm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu
sang các nước như Nhật Bản, Mỹ, Nga và các nước Đông Âu[2]. Xuất khẩu dưa
1


chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng tăng lên. Sản
xuất và xuất khẩu dưa chuột bao tử của Việt Nam trong những năm qua đã có
những bước tiến đáng kể. Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm từ
dưa chuột đang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ
dưa chuột 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với
cùng kỳ 2008. Ước tính tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9
triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1
triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu mặt hàng dưa chuột đến các
thị trường đều tăng, trong đó tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật
Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch)[3].
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang
Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ. Đây

cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay[3]. Sản
phẩm dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga
khá ưa chuộng.… Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa
chuột đã được mở rộng thêm 10 nước, trong đó chủ yếu là các nước trong khối
EU như Hà Lan, Bồ Đào Nha và khối Asian là Campuchia, Singapore và
Malaysia. Như vậy, ngoài việc là sản phẩm tiêu thụ nội địa, dưa chuột bao tử
còn là mặt hàng quan trọng trong xuất khẩu nông sản nói chung và ngành rau
quả nói riêng. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ
dưa chuột bao tử của nước ta là rất lớn. Do đó nó góp phần tạo thuận lợi cho
việc phát triển các vùng sản xuất dưa chuột bao tử nguyên liệu.
So với các cây trồng ngắn ngày, cây dưa chuột bao tử có nhiều ưu thế như
chi phí cho sản xuất không phải là cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, bình quân
35 đến 40 ngày là có thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng
60 đến 80 ngày. Gieo trồng và thu hoach dưa chuột bao tử phù hợp với những
lao động nữ. Vì thế cây dưa chuột bao tử trong giai đoạn hiện nay rất phù hợp

2


với điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn và được xem như là một
cây trồng xoá đói giảm nghèo.
Lạng Giang là một huyện trung du nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, cách
trung tâm tỉnh (TP Bắc Giang) 15 km. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 – 2020 khẳng định “... tập trung đầu tư cho
nông nghiệp để ổn định nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh
cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến
và thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị canh
tác...”[40]. Lạng Giang đang nỗ lực xây dựng vùng sản xuất hàng hoá nông
nghiệp tập trung với khối lượng lớn chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, các mô hình canh tác
tiên tiến chưa được triển khai diện rộng nên hiệu quả chưa cao, sản xuất nông
nghiệp hay gặp rủi ro hạn chế. Dưa chuột bao tử là loại nông sản hàng hoá có
giá trị kinh tế cao, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc
Giang và Lạng Giang là một trong những huyện sản xuất dưa chuột bao tử từ
năm 2004 với mục đích tăng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Quả dưa chuột được
sản xuất ra vẫn không đủ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau
quả nằm trên địa bàn huyện.
Bên canh những thuận lợi như đã trình bày ở trên, cây dưa chuột bao tử ở
tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng cũng còn gặp rất
nhiều khó khăn. Trước hết về trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân
trong các công đoạn như chọn đất và chuẩn bị đất trồng, cách trồng và khoảng
cách, cách làm bầu và xử lý hạt, thời điểm phát hiện bệnh và phun thuốc hoá
học còn ở mức thấp. Công tác tổ chức sản xuất, quản lý thị trường của Nhà
nước cũng chưa đáp ứng với yêu cầu của từng ngành. Vì thế năng suất và hiệu
quả kinh tế của cây dưa chuột bao tử chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của nó. Theo kết quả điều tra trong những năm gần đây, năng suất dưa chuột
3


bao tử vụ động là 800 – 1000kg/sào, vụ xuân là 400 đến 500kg/sào. Tổng thu
nhập kinh tế trên 1 sào dưa chuột bao tử gần 2 triệu đồng[3].
Tuy nhiên để đánh giá một cách đúng đắn về trình độ và hiệu quả kinh tế
của loại cây trồng này trong thời gian qua để có những định hướng, chúng ta
cần phải có những nghiên cứu nghiêm túc và tập trung vào những vấn đề sau:
1. Chương trình hành động của Huyên uỷ Lạng Giang về thực hiện NQ Hội
nghị TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số
27/NQ_HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang về chương trình phát
triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010; Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện đề án

phát triển vùng nguyên liệu sản xuất rau chế biến giai đoạn 2009 – 2010 thì cây dưa
chuột bao tử phát triển như thế nào?
2. Việc đầu tư sản xuất dưa chuột bao tử trên vùng đồng ruộng của huyện
Lạng Giang có thuận lợi và khó khăn gì?
3. Giải pháp nào cho sự phát triển?
Vì thế việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang
tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi đã chọn nội dung: “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử của huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển sản
xuất dưa chuột bao tử của huyện.
* Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất, kinh
doanh dưa chuột bao tử.

4


- Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử ở huyện Lạng
Giang; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa
chuột bao tử nông hộ trong huyện.
- Nghiên cứu, đề xuất, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức

quản lý trong sản xuất kinh doanh dưa chuột bao tử với chủ thể là các nông hộ
sản xuất dưa chuột bao tử, những đối tượng tham gia thị trường xuất khẩu dưa
chuột bao tử như Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang,
Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC, Công ty Cổ phần chế
biến thực phẩm xuất khẩu Đông Hải, Công ty TNHH Việt Nga.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tμi tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn vμ
các yếu tố ảnh h−ởng đến sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử.
- Về không gian nghiên cứu:
+ Đề tài được thực hiện ở các xã sản xuất dưa chuột bao tử tại huyện
Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu tình hình thu gom nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu rau quả
ở một số công ty xuất khẩu rau quả ở tỉnh Bắc Giang như Công ty Cổ phần
CBTPXK Bắc Giang, Công ty Cổ phần CBTPXK GOC, Công ty Cổ phần
CBTPXK Đông Hải, Công ty TNHH Việt Nga.
- Về thời gian: phân tích đánh giá trình độ sản xuất và hiệu quả sản xuất,
kinh doanh dưa chuột bao tử trong thời kỳ 2006 – 2008, khảo sát trong năm
2008 và dự kiến đến 2012.

5


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
DƯA CHUỘT BAO TỬ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Sơ lược về cây dưa chuột bao tử
Dưa chuột là loại rau ăn quả quan trọng, là cây rau truyền thống, nó được
trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều quốc
gia. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX dưa chuột là cây chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và

năng suất là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập... Dưa chuột được
trồng từ châu Á, châu Phi đến 630 vĩ Bắc.[8]
Dưa chuột bao tử là một trong các loại dưa nói chung, theo sự phân loại
của viện VIR thì tất cả các giống dưa bao tử đều nằm trong loại phụ Đông Á,
hàm lượng protein có trong dưa chuột cao hơn cả, hàm lượng nước thấp hơn, có
đầy đủ muối khoáng, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin cần thiết.
Ở nước ta hiện nay dưa chuột bao tử có nhiều giống như Mirinda quả
chùm, giống Levina quả đơn, giống dưa chuột bao tử F 1 nhập từ Hà Lan MTXE,
Anaxo (hay F1 5039), Mento 10, Mirabell... Ưu điểm của các giống này là năng
suất cao, hình dạng đẹp, kích thước quả đồng đều. Hiện nay nước ta đang đưa
các giống dưa bao tử này vào gieo trồng để thay thế các giống dưa chuột quả to.
Trước đây dưa chuột được dùng như loại hoa quả tươi để giải khát là chủ
yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu tiêu dùng ngày
càng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa
chuột được dùng trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, salát, trộn, sào, cắt lát, muối
chua, đóng hộp...trong đó dưa bao tử được đưa vào chế biến rộng rãi ở các
doanh nghiệp chế biến mà sản phẩm chế biến chủ yếu là dưa bao tử muối đóng
lọ thủy tinh xuất khẩu. Có thể nói đây là sản phẩm không chỉ mang lại giá trị
kinh tế cao cho ngành chế biến nông sản mà còn là cây đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngành trồng trọt.

6


2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây dưa chuột bao tử
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau
truyền thống. Cây dưa chuột được khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam,
tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay [7]. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó
được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển sang
Nhật Bản và châu Âu hình thành dạng dưa chuột quả dài, gai trắng màu xanh

đậm. Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang
lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp nơi, từ
xích đạo tới 630 vĩ Bắc.
Dưa chuột bao tử là cây rau ăn quả ngắn ngày, một năm có thể trồng 2 – 3
vụ. Đây là cây trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến dưa muối đóng lọ xuất
khẩu mang lại HQKT cho cả người sản xuất và cả người chế biến. Trên thị
trường nhu cầu nội tiêu cũng như xuất khẩu về các loại rau thực phẩm với chất
lượng cao đang ngày càng tăng. Trong số các loại rau đó, thị trường tiêu thụ rất
mạnh mấy loại như ngô, dưa chuột bao tử, cà chua bi...
Cho đến nay diện tích trồng dưa bao tử ngày càng mở rộng trên các tỉnh
như Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ...hầu hết ở các tỉnh này đều đưa dưa chuột bao tử vào sản
xuất hàng hóa cung cấp cho các nhà máy chế biến. Đối với người nông dân ở các
địa phương này thì dưa bao tử đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho
họ. Riêng ở Bắc Giang, dưa chuột bao tử được đưa vào trồng từ năm 2002, diện
tích dưa ngày càng mở rộng.
Nếu như trước đây ở Bắc Giang dưa chuột bao tử chỉ trồng ở một số xã
của huyện Tân Yên và các xã ven của thành phố Bắc Giang, thì đến nay dưa
chuột bao tử được mở rộng diện tích trồng ở hầu hết các xã của huyện Tân Yên,
Việt Yên, và Lạng Giang...đây là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người
nông dân.

7


Tiến hành hạch toán 1 sào Bắc bộ mà hộ nông dân trồng dưa bao tử lãi từ
1 – 1,5 triệu đồng/sào/vụ, trong khi cây lúa lãi thu được chỉ 0,3 – 0,4 triệu
đồng/sào/vụ.
2.1.4 Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử
Trong lĩnh vực tiêu thụ rau quả nói chung và dưa bao tử nói riêng, xuất khẩu

chính ngạnh chủ yếu do các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả nhà nước (Tổng
công ty rau quả Việt Nam) đảm nhiệm bao gồm các khâu: thu mua - chế biến và
trực tiếp tiêu thụ. Nguồn dưa bao tử để chế biến chủ yếu lấy từ các hộ nông dân,
các trang trại ở các vùng sản xuất tập trung. Ngoài ra, các công ty tư nhân, tư
thương cũng tham gia tổ chức thu gom nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ dưa bao tử,
còn gọi là xuất khẩu tiểu ngạch. Trong lĩnh vực xuất khẩu tiểu ngạch thường có
tình trạng cạnh tranh quyết liệt trong việc thu gom hàng tại các địa phương hoặc tại
các chợ bán buôn có hàng xuất sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu dưa bao tử trên thị trường thế giới
ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đã tích cực chủ động hơn trong việc tìm
kiếm thị trường, tìm nguồn hàng, tổ chức tốt các khâu quản lý, thanh quyết toán
kịp thời từng lô hàng nhằm đem lại hiệu quả cao. Khâu sắp xếp lại tổ chức và
mạng lưới kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Các doanh
nghiệp đã xúc tiến mở văn phòng đại diện, thành lập công ty kinh doanh ở nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm ra nước ngoài tiêu thụ. Các doanh
nghiệp cũng xúc tiến mở chi nhánh ở một số tỉnh đường biên, tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu dưa chuột bao tử sang thị trường các nước có chung
đường biên giới với nước ta (ví dụ như thị trường Trung Quốc).
Trong hoạt động sản xuẩt kinh doanh xuất khẩu dưa chuột bao tử đã xuất
hiện các mô hình được thể hiện ở sơ đồ 1. Trong mô hình sản xuất kinh doanh
xuất khẩu dưa chuột bao tử thường gặp các mối quan hệ mua bán giữa các nhà
sản xuất (người trồng trọt, hộ nông dân, trang trại), nhà thu gom (ngưòi muabán buôn, hợp tác xã), nhà chế biến và xuất khẩu.

8


Mô hình 1 bao gồm 3 cơ cấu trung gian đó là thu gom, nhà chế biến và
nhà tiêu thụ. Thông thường các loại sản phẩm dễ bảo quản, các sản phẩm sơ chế
dần được phân phối theo kênh này. Mô hình này có ưu điểm là dễ phát huy tác
dụng tốt nếu người chủ doanh nghiệp biết cách sản xuất và thành phần tham gia

vào chia sẻ lợi nhuận một cách hợp lý cho mỗi thành phần tham gia. Tuy nhiên
nhược điểm mô hình này là có nhiều trung gian, khó áp dụng đối với các sản
phẩm đòi hỏi vận chuyển và tiêu thụ nhanh, các sản phẩm tươi sống như dưa
chuột bao tử...
Nội
địa

Mô hình 1
Thu
gom

SX
NL

Chế
biến

Tiêu
thụ
Xuất
khẩu

Mô hình 2

Nội
địa
Thu gom, chế biến

SX
NL


Tiêu
thụ
Xuất
khẩu

Mô hình 3

Nội
địa
Thu gom, chế biến

SX
NL

Tiêu
thụ

Xuất
khẩu

Đầu tư
Mô hình 4
SX
NL

Nội
địa
Thu gom, chế biến
và tiêu thụ


9

Xuất
khẩu


Đầu tư

Sơ đồ 1: Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh DCBT
Mô hình 2 bao gồm hai thành phần trung gian là nhà thu gom, chế biến và
nhà tiêu thụ. Ưu điểm của mô hình này là sơ chế và bảo quản được các sản
phẩm tươi sống trong một thời gian nhất định, tránh hư hỏng. Mặc dù vậy, hạn
chế của mô hình này là vẫn còn nhiều trung gian nên rủi ro lớn, không phù hợp
với những công ty có công nghệ chế biến lạc hậu.
Mô hình 3 bao gồm hai thành phần trung gian là nhà thu gom, chế biến và
nhà tiêu thụ. Tuy nhiên điều đặc biệt ở mô hình này là nhà thu gom, chế biến lại
chính là nhà đầu tư cho sản xuất nguyên liệu. Ưu điểm của mô hình này là có tổ
chức chặt chẽ, quy mô hàng hoá lớn, nguồn nguyên liệu ổn định. Hạn chế của
mô hình này là doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, quản lý phức tạp.
Mô hình 4 bao gồm một thành phần trung gian trong đó nhà tiêu thụ thực
hiện thu gom, chế biến và xuất khẩu trực tiếp đồng thời đầu tư lại cho nhà trồng
trọt. Ưu điểm của mô hình này là ít khâu trung gian, có tính chủ động và tiết
kiệm chi phí. Nhược điểm là chu chuyển vốn chậm, chi phí bán hàng lớn, quản
lý phức tạp....
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh doanh dưa chuột
bao tử
Sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu tuy trải qua nhiều công đoạn nhưng có
thể gộp lại thành hai công đoạn và được thể hiện trên sơ đồ 2.
* Công đoạn 1: Sản xuất nguyên liệu quả (kể từ khi trồng đến khi thu hoạch

quả) được thực hiện bởi những hộ nông dân.
* Công đoạn 2: Chế biến sản phẩm. Sản phẩm của công đoạn này là dưa
chuột bao tử dầm giấm và dưa chuột bao tử muối chủ yếu là xuất khẩu phần
lớn công đoạn thứ nhât là do nông dân đảm nhiệm còn công đoạn thứ hai là
do các công ty, các doanh nghiệp thực hiện.
10


NL đầu vào cho
SX dưa chuột bao
tử (giống, phân
bón... )

Trồng

Thu
hoạch
quả

Thu
gom

Vận

Chế biến

Chuyển
Công đoạn 2

Công đoạn 1


Sơ đồ 2 Công đoạn sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu.
Trong công đoạn thứ nhất, các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sản xuất là yếu
tố đầu vào và nhóm các yếu tố tự nhiên.
Yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào thường bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên,
trí thức, vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào này ở mỗi
ngành, mỗi sản phẩm khác nhau là không giống nhau.
+ Giống: Một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phẩm dưa chuột bao tử xuất khẩu là giống dưa chuột bao tử. Những chính sách
hỗ trợ giống có năng suất cao và giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đã có tác động
giảm một phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh giống dưa
chuột bao tử được độc quyền nhập khẩu và kinh doanh bởi các Công ty nhập
khẩu giống nông sản và Nhà nước không kiểm soát được giá độc quyền. Do
vậy, nông dân vẫn phải mua giống với giá cao. Mặt khác, chính sách hỗ trợ giá
giống nhập khẩu mới chỉ có tác dụng khuyến khích nhập khẩu và sản xuất giống
dưa chuột bao tử có năng suất cao mà chưa có tác dụng đủ mạnh để phát triển
sản xuất giống dưa có chất lượng cao. Do đó, mặc dù khối lượng xuất khẩu dưa
chuột bao tử nhiều song giá xuất khẩu lại thấp hơn so với các nước khác do thua
kém về chất lượng sản phẩm.
+ Giá phân bón, thuốc trừ sâu: Một yếu tố đầu vào nữa cũng ảnh hưởng
đến sản xuất của nông dân đó là giá phân bón và thuốc trừ sâu. Việc tiếp tục
tăng giá các yếu tố đầu vào đang là vấn đề lo ngại đối với nông dân vì hai đầu
vào này không được Nhà nước trợ cấp. Khi phân bón trên thị trường tăng giá,
11


làm cho chi phí đầu vào và đầu ra trong sản xuất dưa chuột bao tử trở nên mất
cân đối, khiến gánh nặng của người nông dân càng tăng thêm ...Nếu để giá đầu
tư chăm bón tốt, bình quân mỗi hecta dưa chuột bao tử có thể thu hoạch được

25-28 tấn, thu lãi trên 50 triệu đồng /hecta/vụ, nhưng khi giá phân bón tăng, giá
nhân công cũng tăng, e rằng khó có thể lãi được 40 triệu đồng/ha/vụ. Trong khi
đó yêu cầu về nhân công phục vụ cho chăm sóc dưa chuột bao tử là rất cao và
cần nhiều công, phải thuê mướn nhiều thì thua lỗ là chuyện có thể xảy ra. Điều
này khiến cho nhiều hộ nông dân nản chí và không tiếp tục trồng dưa chuột bao
tử nữa mà chuyển hướng sang các cây trồng khác.
+ Nguồn lực tài chính: Là yếu tố quan trọng trong phản ánh sức mạnh của
doang nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào
sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực tài chính quyết định quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, do đó tác động tới sản phẩm
xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn tài chính đủ
mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc thu gom hàng hoá đáp ứng các hợp đồng xuất
khẩu với số lượng lớn, có thể cấp tín dụng cho khách hàng trong những trường
hợp cần thiết, có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại đòi hỏi chi phí
tốn kém...Ngược lại, nếu nguồn nhân lực tài chính hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
+Nhân tố công nghệ chế biến
Công nghệ chủ yếu trong chế biến dưa chuột bao tử là công nghệ vận dụng
sinh hoá. Trong những năm qua, ngành chế biến rau quả của nước ta đã phát triển
một cách mạnh mẽ. Tính đến năm 2006, cả nước có gần 35 nhà máy chế biến và
48 cơ sở chế biến rau quả với công suất đạt khoảng 180 nghìn tấn sản phẩm/năm,
trong đó công suất chế biến dưa bao tử là 5.500 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra còn
một số lượng những cơ sở chế biến nhỏ của hộ gia đình thường ở các vùng tập
trung như dưa chuột bao tử muối ở Nam Định (200 hộ), Vĩnh Phúc (200 hộ),
Thái Bình (270 hộ) [14]. Đến năm 2008, tổng công suất chế biến rau quả của cả
Nước đạt 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó dưa chuột bao tử đạt 20.000 tấn
12


sản phẩm/năm[4],[6]. Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty rau

quả nông sản là đơn vị có vai trò chủ đạo với tổng công suất chế biến trên
100.000 tấn sản phẩm/năm (chiếm 34% tổng công suất cả nước) và trên 50% số
các nhà máy mới được đầu tư với trình độ thiết bị công nghệ hiện đại [7]. Những
năm gần đây Nhà nước cũng đã cố gắng đầu tư và hình thành được một số hệ
thống các nhà máy ở khắp các vùng trồng trọng điểm, có trình độ công nghệ tiên
tiến, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, phần nào đáp ứng được yêu cầu
xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực
chế biến rau quả ở các quy mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần
kinh tế phát triển hàng trăm ngàn cơ sở chế biến nhỏ.
Do sản phẩm dưa chuột bao tử được chế biến dưới dạng các món ăn khác
nhau nên công nghệ chế biến cũng bao gồm các dạng khác nhau. Khác với một
số ngành chế biến nông sản khác (như lạc, gạo..), đối tượng nguyên liệu đưa vào
bảo quản và chế biến dưa chuột bao tử dưới dạng tươi, nhanh mất phẩm cấp và
chóng hư hỏng nếu không được xử lý kịp thời. Do vậy công nghệ chế biến rất
phức tạp. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp chế biến rau quả không chỉ sản xuất 1
loại rau mà còn nhiều mặt hàng chế biến khác như sản phẩm đóng hộp, nước
quả tự nhiên, sản phẩm đông lạnh..., với mục tiêu mùa nào thứ ấy thì cơ cấu sản
xuất sẽ phức tạp. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp được bố trí trong một vùng
lãnh thổ gần nhau, có cơ cấu mặt hàng dễ giống nhau, điều này dễ tạo ra sự bất
lợi trong cạnh tranh, trong xuất khẩu bởi sự phân tán ở nhiều đầu mối của các
ngành chế biến rau quả nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng.
Nhóm các nhân tố tự nhiên
Một đặc điểm quan trọng của sản xuất rau quả nói chung và dưa chuột
bao tử nói riêng là sản xuất phần lớn tiến hành ngoài trời, diễn ra trên không
gian rộng lớn nên chịu ảnh hưởng rất lớn về các điều kiện thời tiết, khí hậu do
vậy nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử.
Khí hậu thời tiết vừa ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào và cũng
vừa ảnh hưởng đến nguồn cung ứng sản phẩm trên thị trường.
13



Nguồn cung ứng: Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì nguồn cung ứng đầu
vào cho sản xuất là quan trọng, nó quyết đinh đến những sản phẩm mà doanh
nghiệp định tung ra thị trường, sự đa dạng của sản phẩm khi tung ra thị trường
và uy tín của doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp không có nguồn cung
ứng chắc chắn thì trong quá trình kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
cung ứng những sản phẩm đúng thời hạn theo đơn đặt hàng của bạn hàng. Chính
vì vậy, trong lĩnh vực xuất khẩu dưa chuột bao tử, do số lượng sản phẩm xuất
khẩu đã được định trước và ghi rõ trong hợp đồng nên việc cung cấp sản phẩm
đúng thời gian và số lượng là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến uy
tín và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Nhà nước đã đề ra các chính sách quản
lý xuất nhập khẩu thông thoáng, chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hoá xuất
khẩu và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó chính sách
kinh tế đối ngoại của Nhà nước được thể hiện qua việc ký kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc
tế và khu vực để mở rộng quan hệ thương mại, điều đó có tác động mạnh đến
quá trình tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Các công cụ
kinh tế vĩ mô Nhà nước thường sử dụng để điều tiết hoạt động tổ chức sản xuất
kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu là thuế xuất khẩu, tỷ giá hối đoái
và tín dụng sản xuất, xuất khẩu.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở nước ngoài
Theo số liệu của FAO diện tích trồng dưa bao tử của thế giới hiện nay là
1.220.000 ha trong đó các nước đang phát triển gieo trồng 830.000 ha. Diện tích
dưa bao tử hiện nay gấp 3 lần so với diện tích dưa bao tử những năm đầu thập
kỷ 90, cây dưa chuột đứng thứ 6 về diện tích trong số 14 cây rau gieo trồng chủ
lực trên thế giới[11], với vị trí này cây dưa chuột bao tử có vai trò hết sức quan
trọng trong ngành sản xuất rau trên thế giới.

14


×