Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Giaos án ngữ văn 11 (kì II) theo Chuẩn KTKN hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.55 KB, 203 trang )

Ngày soạn: 18/12/2014
Ngày giảng: /12/2014
Tiết 73

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
– Phan Bội Châu –
I. CHUẨN KTKN
-………………………………………
II.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu
nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng chuyên môn:
+ Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhà chí sĩ
cách mạng những năm đầu thế kỉ XX.
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận quan niệm về chí làm trai, khát vọng cháy bỏng
tìm con đường đi mới cho đất nước.
+ Tự nhận thức bài học cho bản thân về niềm khao khát thực hiện hoài bão lớn vì đất
nước của nhà thơ.
Tư đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin có liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực tự quản bản thân


- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Thái độ
- Cảm phục, rút ra bài học về lí tưởng sống của thanh niên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: SGK, SGV,Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu giáo dục kĩ
năng sống
- HS: Vở ghi, vở soạn, sgk
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Đọc hiểu, phân tích, bình, trao đổi, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
1


2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho một câu chủ động, yêu cầu học sinh chuyển sang câu bị động
- Từ kết quả trên, hãy ghi lại mô hình của câu chủ động, câu bị động và cách chuyển từ
câu bị động sang câu chủ động
3. Bài mới
Nhắc đến tên tuổi của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX ta không thể
không nhắc tới Phan Bội Châu. Không chỉ là một trong những người đi tiên phong trong
việc tìm kiếm con đường cứu nước, ông còn là người đầu tiên có ý thức đem văn chương
phục vụ cho việc tuyên truyền, vận động cách mạng. Tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết của
ông phần nào được thể hiện qua bài thơ “Xuất dương lưu biệt” mà cô trò chúng ta sẽ
cùng đi tìm hiểu ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
? Theo dõi phần giới thiệu Sgk, em
hãy nêu những nét lớn về cuộc đời, sự

nghiệp của Phan Bội Châu.
HS: nêu những nét lớn
GV: chuẩn hóa kiến thức, mở rộng
PBC sinh ra và lớn lên trong thời kì đen tối
của lịch sử nước nhà. Ông cất tiếng khóc
chào đời khi sáu tỉnh Nam Kì đã mất. Lớn
lên, ông lại phải đau lòng chứng kiến tưng
mảnh đất quê hương rơi vào tay giặc, phong
trào Cần Vương chống Pháp lần lượt thất
bại. Một bầu không khí u ám bao trùm khắp
đất nước vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX. Lựa chọn con đường cứu nước ra
sao trở thành một nỗi băn khoăn, trăn trở lớn
của những chí sĩ yêu nước. Vào thời điểm đó
hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng
về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ.
PBC được giao nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo
phong trào Đông du. Có đặt trong bối cảnh
thời đại đó mới cảm nhận đầy đủ tầm vóc lớn
lao của nhân vật lịch sử PBC. Ông cũng là
người đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam có ý thức dùng văn chương để tuyên
truyền, vận động cách mạng. Những áng thơ
văn tuyên truyền ấy chỉ có thể chinh phục
lòng người khi nó thẫm đẫm cảm xúc trữ
tình, xuất phát tư trái tim tràn đầy nhiệt huyết
cách mạng của tác giả.

Nội dung cần đạt
I. Đọc- Hiểu tiểu dẫn

1. Tác giả
- Phan Bội Châu (1867- 1940), biệt hiệu là
Sào Nam
- Quê hương: Nam Hòa- Nam Đàn- Nghệ An
- Thân sinh là một nhà nho nghèo lấy nghiên
làm ruộng, lấy bút làm cày
- Bản thân:
+ Nổi tiếng thông minh, học giỏi
tư thủa nhỏ
+ Điểm nổi bật của PBC là "bầu máu nóng"
nhiệt huyết cứu nước cứu nhà
+ PBC là người có ý thức dùng thơ văn như
một vũ khí tuyên truyền, thức tỉnh nhân dân,
đấu tranh chống lại kẻ thù. Ông đã khơi nguồn
cho dòng văn chương trữ tình chính trị
- Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử
(1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Trùng
Quang tâm sử…
-> Là cây bút xuất sắc của văn thơ cách mạng
trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX

2. Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
2


? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì Năm 1905 sau khi thành lập hội Duy Tân theo
đặc biệt
chủ trương của hội, PBC sang Nhật để lãnh
đạo phong trào Đông du. Trước lúc lên đường

HS: nêu hoàn cảnh sáng tác
tác giả đã làm bài thơ để tư giã bạn bè, đồng
chí
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
II. Đọc - Hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc:
Đọc cả phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa, cố
gắng thể hiện khẩu khí hào hùng, sôi sục
nhiệt huyết của PBC. Sau đó nhận xét và
hướng dẫn HS đối chiếu phần dịch thơ với
phần dịch nghĩa và phiên âm để bước đầu
hiểu nội dung văn bản.( câu 6-8)

? PBC quan niệm như thế nào về chí
làm trai? "Điều lạ" mà tác giả nói đến
trong câu thơ đầu là gì?
? Liệu PBC có phải là người đầu tiên
đề cập đến vấn đề đó?
HS suy nghĩ và trả lời
GV chốt và mở rộng:

1. Hai câu đề (Câu 1, 2)
- Quan niệm về chí làm trai:
+ Phải lạ: phải làm nên những việc khác
thường, can dự vào sự chuyển vần của vũ trụ,
dám làm những chuyện kinh thiên động địa,
mưu cầu những chuyện lớn lưu danh muôn
Chí nam nhi, khát vọng của kẻ làm trai, bậc
thủa

đại trượng phu trong thiên hạ là một trong
+ " Trong khoảng trăm năm…": Làm trai là
những nội dung quen thuộc của thơ "tỏ chí"
phải tích cực, chủ động trong cuộc sống,
trung đại. Phạm Ngũ Lão trong thuật hoài
khẳng định" Nam nhi vị liễu công danh trái", không chịu khuất phục trước số phận, hoàn
hay Nguyễn Công Trứ đã tưng khẳng định: " cảnh
Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có
=> Lí tưởng này tạo cho con người tư thế mới,
danh gì với núi sông"
khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, chứ
Điều hấp dẫn, mới mẻ là PBC đã thổi vào
không tầm thường, buông xuôi theo số phận.
bổn phận nam nhi muôn thủa ấy hơi thở của
thời đại và thái độ nồng nhiệt của cái tôi trữ
tình với đất nước. Nó không còn là giấc
mộng công danh gắn với hai chữ hiếu, trung
như truyền thống của văn học trung đại mà
đã vươn lên một tầm vóc một lý tưởng sống
lớn lao hơn nhiều: lý tưởng nhân quần, xã
hội rộng lớn

? Ý thức trách nhiệm cá nhân của tác
2. Hai câu thực (Câu 3, 4)
giả được bộc lộ như thế nào qua lời
- Một cái tôi đầy ý thức trách nhiệm hiện ra:
thơ hai câu thực.
"Trăm khoảng trăm năm cần có tớ"
-> Tác giả đã tự ý thức về cái tôi, xác định rất
HS: bám sát văn bản, liên tưởng, đánh

rõ ràng trách nhiệm của mình trong cuộc đời
3


giá
GV: chuẩn hóa kiến thức

và trong trời đất: không chỉ là lưu danh thiên
cổ mà quan trọng hơn là vận mệnh đất nước,
Cái tôi không chỉ được đặt trong không gian số phận giống nòi
càn khôn vần xoay đắp đổi mà còn hiện lên
-> Chí làm trai gắn với cái tôi trách nhiệm
trong thời gian trăm năm. Đây chính là sự
không chỉ trước cuộc đời, trước hiện tại mà
tiếp nối cái tôi trữ tình trong Chơi xuân:
còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc
"Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
- Câu hỏi tu tư có tính chất khẳng định, giục
Sinh thời thế phải xoay thời thế"
giã, khẳng định cương quyết hơn khát vọng
Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỉ XX, sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài
sau những thất bại liên tiếp của phong trào năng trí tuệ dâng hiến cho đời.
Cần Vương chống Pháp, một tâm lí thất
vọng, bi quan đang đè nặng tâm hồn những
người Việt Nam yêu nước – tâm lí buông => Tư thế con người ý thức về cái tôi một
xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh cá cách mãnh liệt giữa mênh mông thời gian và
chậu chim lồng có nguy cơ phát triển, đó là lồng lộng không gian.
cái vạ chết lòng thì hai câu thơ như hồi
chuông thức tỉnh có sức rung vang rất mạnh


3. Hai câu luận (Câu 5, 6)
Nêu bật một quan niệm sống đẹp đẽ của kẻ sĩ
? Thái độ của tác giả trước tình cảnh trước thời cuộc và lịch sử dân tộc:
nước mất nhà tan
+ Lẽ nhục vinh của bản thân phải gắn liền với
đất nước
HS: phát hiện thái độ của tác giả
+ Phủ nhận cách học cũ kĩ, lạc hậu( đọc sách
GV: nhấn mạnh
thánh hiền- đạo nho) không hợp thời, vô nghĩa
Quan điểm về sống- chết, vinh- nhục của
trong buổi nước mất nhà tan.
mỗi cá nhân gắn liền với số phận đất nước
=> Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, thể hiện khí
xuất phát tư quan niệm" chết trong còn hơn
phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà
sống đục" của triết lí dân gian. Văn thơ
cách mạng tiên phong, có tinh thần trách
Nguyễn Đình Chiểu tưng quyết liệt" Sống
làm chi theo quân tà đạo… thác mà ưng
nhiệm cao độ trong thời đại mới.
đình miếu để thờ tiếng ngay trải muôn đời ai
cũng mộ". Ở một đất nước có lịch sử ngàn
năm chống giặc ngoại xâm tư tưởng về lẽ
sống chết, vinh nhục của mỗi cá nhan dường
như đã được khẳng định. Nhưng với "lưu
biệt khi xuất dương" câu thơ có sức lay động
lòng người bởi nhiệt huyết tình cảm của
người nói ra điều đó. Nó thấm đẫm nỗi đau
đớn bởi hiện thực trước mắt: non sông đã

chết. Non sông đã chết lẽ nào con người
cũng chấp nhận tủi nhục nô lệ?

Thảo luận theo bàn về khát vọng, tư
thế lên đường của nhà chí sĩ cách
mạng qua lời thơ hai câu kết. So sánh
câu cuối trong bản dịch nghĩa và bản

4. Hai câu kết (Câu 7, 8)
- Hình ảnh lớn lao, kì vĩ: bể Đông, cảnh gió,
muôn trùng sóng bạc…
-> Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, giàu chất sử
thi
4


dịch thơ
Thời gian 5’
Đại diện nhóm trả lời
GV: chốt lại, bình
GV: Con người ấy như đang lao ngay vào

- Tư thê, khát vọng lên đường của bậc trượng
phu, hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn
trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang
sơn đã chết
=> Thể hiện một khát vọng lớn, một sự hoà
một môi trường hoạt động mới mẻ , sôi động nhập với vũ trụ bao la. Con người là trung tâm
đang mở ra trước mắt . Biển rộng, ngàn đợt
lồng lộng giữa trời biển mênh mông, như đang

sóng lớn, gió đại duơng-gió của viễn cảnh
thời đại mới đang cùng bay lên trên đôi cánh bay lên cùng muôn ngàn con sóng.
lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành
tráng. Hay chính khát vọng lớn lao, hoài bão
cao cả , khí lực dồi dào bầu máu nóng sục sôi
của cái tôi trữ tình đã làm quẫy lên những
lớp sóng bạc , gió lớn, khuấy động lên những
đợt sóng lòng dào dạt sục sôi cho một thế hệ
thanh niên ưu tú đang nặng lòng với non
sông đất nước?

? Trình bày nhanh trong 1’ ấn tượng
và cảm xúc sâu đậm của cá nhân về
bài học rút ra từ khát vọng cống hiến
của tác giả đối với đất nước
HS: trình bày cảm nhận, liên hệ bản
thân.
GV: tổng hợp
III. Tổng kết
Hoạt động 3:
1. Nội dung
GV hướng dẫn HS tổng kết.
? Khái quát những nét lớn về nội dung Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả
nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng
và nghệ thuật của bài
lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng
HS: nêu nét chính về nội dung, nghệ trong buổi ra đi tìm đường cứu nước
2. Nghệ thuật
thuật
- Ngôn ngữ khoáng đạt

GV: nhấn mạnh
- Hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ
4. Củng cố
Sau bài học các em cần cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội
Châu, thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
5. Hướng dẫn tự học- Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của bài
- Lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích bài thơ " Lưu biệt khi xuất dương" của Phân Bội
Châu.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa của câu
5


Ngày soạn: 19/12/2014
Ngày giảng: /12/2014
Tiết 68

NGHĨA CỦA CÂU
I. CHUẨN KTKN
- Nắm được những nội dung cơ bản về 2 thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và
nghĩa tình thái.
- Nhận biết, phân tích được 2 thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa sự việc
và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường
trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện phổ biến trong câu.
- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kĩ năng

- Kĩ năng chuyên môn:
+ Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
+ Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp.
+ Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về các thành phần nghĩa của
câu.
+ Ra quyết định: xác định và lựa chọn sử dụng câu đúng nghĩa, phù hợp với mục đích
giao tiếp.
+ Tư duy sáng tạo
Tư đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực hợp tác trao đổi
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Thái độ
-Có ý thức sử dụng linh hoạt các kiểu câu tùy tình huống giao tiếp cụ thể.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: SGK, SGV, thiết kế bài học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài
liệu giáo dục kĩ năng sống
- HS: Vở ghi, sgk, vở soạn
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Diễn dịch, quy nạp, trao đổi, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
6


1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ lưu biệt khi xuất dương?
- Hình ảnh của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu hiện lên như thế nào qua bài thơ

“Xuất dương lưu biệt”.
3. Bài mới
* Hoạt động trải nghiệm: Câu thường có hai thành phần nghĩa lớn. Đó là những
thành phần nào, đặc điểm của tưng thành phần ấy như thế nào ? Bài học ngày hôm nay
chúng ta sẽ cùng giải đáp câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động hình thành kiến
thức mới; Hoạt động thực hành
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc, phân tích ngữ
liệu tìm hiểu hai thành phần nghĩa
của câu
? So sánh từng cặp câu trong mục
1.
(Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề
cập đến cùng một sự việc, nhưng
thái độ đánh giá sự việc của người
nói là khác nhau, hãy phát hiện sự
khác nhau đó)

HS: so sánh để thấy điểm chung và
điểm khác biệt
GV: chuẩn hóa kiến thức

Nội dung cần đạt
I. Hai thành phần nghĩa của câu
1. Khảo sát ngữ liệu
- Cặp câu a1/ a2:
+ a1: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một
gia đình nho nhỏ

+ a2: Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình
nho nhỏ
-> đều nói đến sự việc Chí Phèo tưng có thời ao
ước có một gia đình nho nhỏ. Câu a 1 có tư hình
như: Sự đánh giá chưa chắc chắn sự việc. Câu a 2
không có tư hình như: thể hiện độ tin cậy cao, sự
việc như nó đã xảy ra.
- Cặp câu b1/b2:
+ b1: Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng
lòng…
+ b2: Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng
-> đều đề cập đến sự việc: người ta cũng bằng
lòng (nếu tôi nói). Câu b 1 bộc lộ đánh giá chủ
quan của người nói về kết quả sự việc (sự việc có
nhiều khả năng xảy ra). Câu b2 chỉ đơn thuần đề
cập đến sự việc.

? Từ sự só sánh trên em hãy rút ra 2. Kết luận
nhận xét về các thành phần nghĩa - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành
phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
của câu.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan
hệ gắn bó mật thiết. Trư trường hợp câu chỉ có
HS: rút ra nhận xét
cấu tạo bằng tư ngữ cảm thán.
GV: chốt lại
II. Nghĩa sự việc
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu thành phần
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng

nghĩa sự việc.
7


? Thế nào là nghĩa sự việc.
HS: nêu khái niệm

với sự việc mà câu đề cập đến.

- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
GV cung cấp một số biểu hiện của + Biểu hiện hành động:
nghĩa sự việc. VD
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống
chỗ những người đi đưa
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Chia lớp thành 3 nhóm.
+ Biểu hiện quá trình:
Tìm những câu văn, thơ chứa nghĩa Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
biểu hiện chỉ:
+ Biểu hiện tư thế:
Nhóm 1: hành động, trạng thái
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Nhóm 2: tính chất, đặc điểm
+ Biểu hiện sự tồn tại:
Nhóm 3: tư thế, tồn tại, quan hệ
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Thời gian 7’
Đại diện nhóm trả lời.

+ Biểu hiện quan hệ:
GV chuẩn xác kiến thức.
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
? Nghĩa sự việc của câu thường
được biểu hiện nhờ những thành
phần nào.
HS: nêu nhận xét
GV: tổng hợp

-> Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện
nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
* Ghi nhớ: (Sgk tr9)

GV yêu cầu một HS đọc phần ghi
nhớ Sgk.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn luyện tập

* Luyện tập

1. Bài tập1 (Sgk tr10)
Trao đổi theo bàn: Phân tích nghĩa - Câu 1: diễn tả hai sự việc (Ao thu lạnh lẽo/nước
sự việc trong tưng câu thơ ở bài thơ trong veo) đều là các trạng thái
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến - Câu 2: một sự vịêc - đặc điểm (thuyền - bé)
- Câu 3: một sự việc - quá trình (sóng – gợn)
- Câu 4: một sự việc - quá trình (lá – đưa vèo)
Thời gian: 5’
- câu 5: hai sự việc:
Đại diện bàn trả lời

+ Trạng thái (tầng mây – lơ lửng)
GV: đánh giá
+ Đặc điểm (trời – xanh ngắt)
- câu 6: hai sự việc
+ Đặc điểm (ngõ trúc – quanh co)
+ Trạng thái (khách – vắng teo)
- Câu 7: hai sự việc - tư thế (tựa gối, buông cần)
8


- Câu 8:một sự việc - hành động (ở động vật đó là
hoạt động cá – đớp)
2. Bài tập 2 (Sgk tr10)
- Nghĩa tình thái thể hiện ở các tư:
Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự
việc trong những câu sau:
a. Có một ông rể quý như Xuân kể
cũng danh giá thực, nhưng cũng
đáng sợ lắm.
b. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn
nhầm nghề mất rồi.
c. Dễ họ cũng phân vân như mình,
vì đến chính ngay mình, mình cũng
không biết rõ con gái mình có hư
hỏng không !
HS: nêu cách tách nghĩa tình thái
và nghĩa sự việc
GV: nhận xét

a. Kể, thực, đáng: công nhận sự danh giá là có

thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó
(tư kể), còn ở phương diện khác thì là điều đáng
sợ
b. Có lẽ: thể hiện phỏng đoán mới chỉ là khả năng,
chưa chắc chắn về sự việc
c. Dễ, chính ngay mình: sự việc được phỏng đoán,
chưa chắc chắn

3. Bài tập 3 (Sgk tr10)
Chọn tư ngữ thích hợp nhất có thể
điền vào chỗ trống để câu sau thể
hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự
việc và nghĩa tình thái
Một kẻ biết mến khí phách, một kẻ c. hẳn
biết tiếc, biết trọng người có tài, /  Tình thái khẳng định mạnh mẽ
…/ không phải kẻ xấu hay là vô
tình.
a. hình như
b. có thể
c. hẳn
d. lẽ nào
e. họa chăng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa tình
thái
? Nghĩa tình thái là gì.
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: nhấn mạnh

III. Nghĩa tình thái

* Khái niệm:
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá
của người nói đối với sự việc hoặc đối với người
nghe.
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người
9


nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
Trước tiên các em sẽ tìm hiểu biểu
hiện thứ nhất của nghĩa sự việc: Sự
nhìn nhận, đánh giá và thái độ của
người nói đối với sự việc được đề
cập đến trong câu
? Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ
của người nói đối với sự việc được
đề cập đến được biểu hiện ở những
phương diện nào.
GV lưu ý HS chú ý các ví dụ đưa ra
để nhận xét: (chú ý những tư ngữ
tình thái được in đậm)
a. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước
Việt Nam tư tay Nhật, chứ không
phải tư tay Pháp
b. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp
cùng hắn thật
c. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời
sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên
cao, và nắng bên ngoài chắc là rực
rỡ

d. Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ:
Chúng mày ở nhà tao, thì những
thứ của chùng mày cũng như của
tao
e. Tôi xin thề với ông rằng, tuy
chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu
đồn điền thật, nhưng tôi mất theo
vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà
vẫn chưa thu về một xu nào cả!
f. Với lại, đêm họ chỉ mua bao
diêm hay gói thuốc là cùng
g. Giá thử đêm qua không có thị thì
hắn chết
h. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan
đập đầu
i. Tao không thể là người lương
thiện nữa
k. Trường kì kháng chiến nhất định
thắng lợi
HS: rút ra nhận xét, khái quát
GV: chốt lại

- Khẳng định tính chân thực của sự việc
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.

- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một
phương diện nào đó của sự việc.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã
xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả

năng của sự việc.

2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với
người nghe.
* Người nói thể hiện rõ thái độ, tình cảm của
người nói đối với người nghe thông qua các tư
ngữ xưng hô, tư ngữ cảm thán, tư tình thái ở cuối
câu…
- Tình cảm thân mật, gần gũi.

10


GV yêu cầu HS lấy một số VD, cho
biết thái độ của người nói đối với - Thái độ bực tức, hách dịch.
sự việc đó.
GV nhấn mạnh

- Thái độ kính cẩn.

Chú ý vào những VD sau:
? Phát hiện sắc thái tình cảm thể
hiện ở những VD đó.
a. Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
b. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi
song to bằng ngón chân cái lên trời, * Ghi nhớ (Sgk tr 19)
dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu IV. Luyện tập
số đinh, thì lần này đến lượt mày 1. Bài tập 1(Sgk tr 20)
rồi.

Nghĩa sự việc
c. Người loong toong đáp:
a. Hiện tượng nắng
- Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải
mưa ở hai miền khác
Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách nhau.
HS: suy nghĩ, trả lời
b. Ảnh của mợ Du và
GV: chuẩn hóa kiến thức
thằng Dũng
Yêu cầu HS lấy VD và chỉ ra sắc
thái tình cảm trong VD đó
GV: nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc bài tập 1
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa
tình thái trong các câu sau:
a. Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn
dưa
b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ
ràng là mợ Du và thằng Dũng.
c. Thật là một cài gông xứng đáng
với tội án sáu người tử tù
d. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật
cướp và dọa nạt. Nếu không còn
sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì
sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
GV chia lớp thành 4 nhóm tiến


Nghĩa tình thái
Chắc: Phỏng đoán độ
tin cậy cao

Rõ ràng là: Khẳng
định sự việc ở mức độ
cao
c. Cái gông (to nặng) Thật là: Thái độ mỉa
tương xứng với tội án mai
tử tù.
d. Nói về nghề cướp Chỉ: nhấn mạnh; đã
giật của hắn
đành: Miễn cưỡng
công nhận một sự thực
rằng hắn mạnh vì liều

2. Bài tập 2 (Sgk tr20)
- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy (thưa nhận
việc khen này là không nên làm với đứa bé)
- Có thể: Phóng đoán khả năng
- Những: Đánh giá mức độ cao (tỏ ý chê đắt).
- Kia mà: Trách móc (trách yêu, nũng nịu)
3. Bài tập 3 (Sgk tr20)
- câu a: Hình như
- câu b: Dễ
- câu c: Tận
11


hành hoạt động

Thời gian 3’
Đại diện nhóm trả lời
GV: chốt lại
Bài 2:
? Xác định những tư ngữ thể hiện
nghĩa tình thái trong các câu
HS: xác định tư ngữ thể hiện nghĩa
tình thái
GV: chuẩn hóa kiến thức

4. Bài tập 4 (Sgk tr20)
- Chưa biết chưng Tết năm nay sẽ rét đậm.
- Bây giờ chỉ 8h là cùng.
- Nghe nói nó mới mua chiếc xe mới


Bài 3:
Chọn tư ngữ tình thái ở cột B điền
vào chỗ trống của câu ở cột A để
tạo câu có nghĩa tình thái phù hợp
với nghĩa sự việc
Đặt câu với mỗi tư ngữ tình thái
sau đây: chưa biết chưng, là cùng,
ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự
thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.
HS: tiến hành đặt câu
* Hoạt động ứng dụng:
4. Luyện tập: Làm các bt ở phần trên.
5. Củng cố, dặn dò
- Sau bài học cần nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu:

nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của
câu: biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
- Học bài, hoàn tất phần bài tập
* Hoạt động bổ sung
- Tìm thêm 5 ví dụ và phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong ví dụ đó
- Soạn bài: Hầu trời (Tản Đà)

12


Ngày soạn: 20/1/2015
Ngày giảng:
/1/2015
Tiết 69

HẦU TRỜI
- Tản Đà I. CHUẨN KTKN
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên
khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động…
2. Kĩ năng
+ Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Bình giảng những câu thơ hay
Tư đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin có liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Thái độ
- Trân trọng tài năng, những cách tân nghệ thuật của thi sĩ
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: SGK, SGV, thiết kế bài học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
- HS: Vở ghi, sgk, vở soạn
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Đọc hiểu, phát vấn, trao đổi, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu hai thành phần nghĩa của câu, chỉ rõ mối liên hệ giữa chúng. Cho VD.
3. Bài mới
* Hoạt động trải nghiệm: Trong “Thi nhân Việt Nam” – một cuốn sách được
coi là bảo tàng của Thơ mới, Tản Đà được cung kính đặt lên hàng đầu. Tản Đà chưa
phải là một nhà thơ mới nhưng những gì thi nhân để lại cho thơ ca thì Hoài Thanh đã coi
13


ông là “con người của hai thể kỉ”, “người đã tạo nên những bản đàn cho một cuộc đại
nhạc hội đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư
tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt ta nhận thấy rất rõ cái tôi với những điệu tính cảm xúc
mới. “Hầu trời” là bài thơ dài tiêu biểu cho những đặc điểm thơ Tản Đà.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động hình thành kiến thức
mới; Hoạt động thực hành

Hoạt động 1:
Gv hướng dẫn tìm hiểu khái quát
những nét lớn về tác giả, tác phẩm

Nội dung cần đạt
I.Đọc- Hiểu tiểu dẫn
1. Tác giả:
a. Cuộc đời
- Tản Đà (1889- 1939) tên khai sinh Nguyễn
Khắc Hiếu
- Quê: Ba Vì- Hà nội
? Theo dõi phần tiểu dẫn, em hãy
- Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến
cho biết những nét lớn về cuộc đời, khi hán học đã tàn mà Tây học cũng mới chỉ bắt
sự nghiệp của Tản Đà.
đầu
HS: trả lời
- Theo học chữ hán, tưng thi hương hai lần
GV: nhấn mạnh, mở rộng
nhưng đề trượt
Ông xuất thân trong một gia đình quan lại - Viết văn bằng chữ quốc ngữ và sinh sống bằng
phong kiến nhưng lại sống theo phương
nghề" bán chữ buôn văn kiếm tiền tiêu"
thức của lớp tiểu tư sản thành thị “bán văn
=> Tản Đà là người của hai thế kỉ, cả về học vấn,
buôn chữ kiếm tiền tiêu”; học chữ Hán tư
lối sống và sự nghiệp văn chương
nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác
bằng chữ quốc ngữ và rất ham học hỏi để
tiến kịp thời đại; là nhà nho nhưng ít chịu

khép mình trong khuôn phép nho gia;
sáng tác văn chương vẫn chủ yếu vẫn theo
các thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại
rất mới mẻ,…Tất cả những yếu trên ảnh
hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của
thi sĩ.

b. Sự nghiệp
- Các tác phẩm chính: Khối tình con I, II (thơ
? Kể tên những sáng tác chính của 1916, 1918); Giấc mộng con I, II (truyện phiêu
Tản Đà.
lưu viễn tưởng – 1916, 1932); Khối tình bản
HS: kể tên
chính, Khối tình bản phụ (luận thuyết - 1918)...
GV: Thơ Tản Đà thường hay nói về cảnh - Sáng tác của Tản Đà:
trời. Điều đó đã trở thành môtip nghệ
+ Vẫn theo các thể loại cũ: tứ tuyệt, bát cú,
thuật có tính hệ thống trong thơ ông. Ông trường thiên…
tự coi mình là một “trích tiên” tức tiên
+ Nhiều bài thơ tự do đem đến nguồn cảm xúc
trên trời bị đày xuống hạ giới vì tội
mới mẻ của cái tôi cá nhân với ý thức về bản ngã
“ngông”, có lúc chán đời ông muốn làm
-> Cái Tôi lãng mạn, bay bổng, vưa phóng
thằng cuội để cùng với chị Hằng “Cùng
khoáng ngông nghênh, vưa cảm thương , ưu ái;
nhau trông xuống thế gian cười”. Có lúc
mơ màng, ông muố theo gót Lưu Thần,
vưa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian vưa
Nguyễn Triệu lạc bước vào chốn Thiên

có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.
thai. Táo bạo hơn, ông còn mơ thấy mình
được lên Thiên đình hội ngộ với những mĩ
nhân cổ kim như Tây Thi, Chiêu Quân,

14


Dương Quý Phi, cùng đàm đạo chuyện
văn chương, chuyện thế sự với các bậc
tiền bối…Ông còn viết thư hỏi Giời và bị
Giời mắng,…Bài Hầu Trời là một khoảnh
khắc trong cả chuỗi lãng mạn đó.

? Hãy cho biết xuất xứ của tác
phẩm. Nhận xét về đề tài bài thơ.
HS: nêu xuất xứ, nhận xét
GV: nhận xét

2. Bài thơ “Hầu trời”
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Còn chơi”
xuất bản năm 1921. Tuyển tập gồm thơ và văn
xuôi.
- Bài thơ là câu chuyện kể lên tiên gặp trời của
thi sĩ Tản Đà.

Bài thơ có cấu tứ là một câu
chuyện nhỏ. Đó là chuyện thi sĩ Nguyễn
Khắc Hiếu, tức Tản Đà lên hầu Trời, đọc
thơ cho Trời và chư tiên nghe.Trời và chư

tiên tấm tắc khen hay và hỏi chuyện. Tác
giả đã đem những chi tiết rất thực về thơ
và chuyện cuộc đời mình, đặc biệt là cảnh
nghèo khó của người sáng tác văn chương
hạ giới kể cho Trời nghe. Trời cảm động,
thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng thi sĩ.

Hoạt động 2:
GV hướng dẫn đọc hiểu văn bản
GV yêu cầu HS đọc một lượt toàn
văn bản chú ý ngắt nhịp theo đúng
các dấu câu trong tưng khổ thơ.
Giọng đọc cần phấn chấn, mơ
màng, vui và dí dỏm.
? Câu đầu gợi ra không khí gì, đến
câu 3, 4 điệp từ “thật” nhằm khẳng
định ý gì.Câu chuyện lên tiên được
kể với giọng điệu như thế nào.
HS: nêu ý kiến
GV: nhấn mạnh
? Nhận xét cách mở đầu bài thơ.
HS: nêu nhận xét
GV: đánh giá

II. Đọc-hiểu văn bản

1. Khổ thơ đầu
- Chuyện kể về một giấc mơ nên không khí hư
ảo chiếm vị trí chủ đạo.
- Điệp tư thật sử dụng tới 4 lần trong hai câu 3, 4

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
-> Tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái
“hồn cốt” trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư
mà như thực.
=> Cách mở đầu câu chuyện rất duyên và đầy
sáng tạo, gợi trí tò mò cho người đọc.
2. Tác giả lên hầu trời
- Hoàn cảnh lên hầu trời:
+ Trăng sáng, canh ba (rất khuya)
+ Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn
xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng buồn, ngồi
dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng
15


? Tác giả lên hầu trời trong hoàn
cảnh như thế nào.

trên sân nhà
+ Hai cô tiên xuất hiện mời trích tiên Tản Đà lên
đọc văn cho Trời nghe. (Trời mất ngủ vì tiếng
đọc thơ vang vọng của Tản Đà “Tiếng ngâm
vang cả sông Ngân Hà”
HS: theo dõi văn bản, chỉ ra
Giọng đọc vưa có âm vực (cao), vưa có trường
GV: chốt lại
độ(dài), vọng lên cả sông Ngân Hà trên trời. Trời
mắng và đòi lên đọc)
-> Cách kể tự nhiên, nhân vật trữ tình như giãi

bày, kể lại một câu chuyện có thật, diễn biến hợp
lí.
- Không gian, cảnh tiên như hiện ra:
“Đường mây” rộng mở
? Cửa tiên hiện ra trước mắt tác giả “Cửa son đỏ chói” -> tạo vẻ rực rỡ
như thế nào?
“Thiên môn đế khuyết” -> nơi ở của vua, vẻ
HS tìm chi tiết và trả lời
sang trọng. “Ghế bành như tuyết vân như mây”
-> tạo vẻ quý phái.
=> Không gian bao la, sang trọng, quý phái của
trời. nhưng không phải ai cũng được lên đọc thơ
cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái
ngông của nhân vật trữ tình.
? Em có nhận xét gì về thái độ tác
giả khi đọc thơ.
HS: trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
? Thái độ của trời và chư tiên khi
nghe thơ của Tản Đà
HS: phát hiện
GV: đánh giá

3. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:
* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
- Cao hứng: Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung
mây, Đọc hết văn vần sang văn xuôi, Hết văn
thuyết lí lại văn chơi...
- Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối...
* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: mỗi

tiên nữ một phản ứng khác nhau Tâm như nở dạ,
Cơ lè lưỡi , Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày,
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng; phản ứng
chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng
vỗ tay:
* Thái độ của Trời: - Đánh giá cao;
- Không tiếc lời tán dương:
Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít /
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn
hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió
thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh
như tuyết!”....
=> Người đọc thơ hay mà tâm lí người nghe thơ
cũng thấy hay! khiến người đọc bài thơ này cũng
16


như bị cuốn hút vào câu chuyện đọc thơ ấy, cũng
cảm thấy “đắc ý” “sướng lạ lùng”!
Qua câu chuyện hư cấu, tưởng tượng
được kể một cách chân thực y như chuyện
có thật đã giúp cho người đọc cảm nhận
được về tâm hồn thi sĩ Tản Đà
Tình huống “Hầu Trời” quả đã cho nhà
thơ một cơ hội tuyệt vời để phô bày một
cách sảng khoái tài năng của bản thân.

4.Thái độ của tác giả qua việc đọc thơ hầu trời
- Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân của Tản Đà về
cái tôi tài năng của mình

+ Tản Đà tự giới thiệu rất cụ thể về mình: tên họ,
quê hương, bản quán, đất nước, châu lục
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở á Châu về địa cầu
? Qua việc đọc thơ hầu trời, tác giả
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
muốn bày tỏ thái độ của mình về
+ Táo bạo, đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi”
điều gì.
+ Tìm lên đến tận Trời để khẳng định tài năng
HS: thảo luận theo bàn
của mình trước Ngọc Hoàng Thượng đế và chư
Thời gian 5’
tiên, thể hiện cái “ngông” trong tâm hồn thi sĩ.
Đại diện nhóm trả lời
=> Niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi
GV: đánh giá
sĩ không bị kiềm chế đã biểu hiện một cách thoải
mái, phóng túng.
- Quan niệm của Tản Đà về nghề văn:
+ Văn chương là một nghề, nghề kiếm sống. Có
? Tuy Tản Đà không nói trực tiếp,
kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn; đắt
nhưng em có thể nhận biết quan
rẻ... vốn, lãi... ; thân phận nhà văn bị rẻ rúng
niệm của Tản Đà về nghề văn và ý
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
thức sáng tạo trong nghề văn như
Kiếm được đồng lãi thực là khó”
thế nào

-> Ý thức về thân phận: thi sĩ không tìm được tri
HS: đưa ra nhận xét
kỷ, tri âm, phải lên đến Trời mới được thoả
GV: chốt lại
nguyện
- Khát vọng ý thức sáng tạo, trong nghề văn:
Tác giả bày tỏ thực trạng cuộc sống của
Người viết văn phải có nhận thức phong phú,
mình: nghèo khó, cùng quẫn. Đây cũng
phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn,
chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ
triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loại).
sĩ nói chung thời bấy giờ: Tản Đà, Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu (Nỗi
đời cơ cực ...). Bức tranh chân thực và
cảm động về đời sống tầng lớp văn nghệ
sĩ đương thời.

? Rút ra những nét đặc sắc về nghệ
thuật của bài thơ

5. Đặc sắc nghệ thuật
* Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do,
không bị trói buộc bởi khuôn mẫu.
- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần
17


HS: rút ra nhận xét

GV: đánh giá, bổ sung

Hoạt động 3:
GV hướng dẫn tổng kết
? Khái quát những nét lớn về nội
dung và nghệ thuật của bài thơ
HS: tổng hợp, khái quát
GV: nhận xét, đánh giá

với tiếng nói đời thường.
- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn
- Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị
gò ép.
- Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách
người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
- Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu
chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ
mênh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa.
- Khẳng định bản ngã, một “cái tôi” phóng túng,
tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình
giữa cuộc đời.
- Thể hiện cá tính “ngông” của thi sĩ Tản Đà.
=> Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca VN theo
hướng HĐH. Đó là lý do khiến Tản Đà được
đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi
ca” (Hoài Thanh)
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua bài Hầu Trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu
hiện cái tôi cá nhân – một cái tôi ngông, phóng

túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của
mình, khao khát được khẳng định giữa cuộc đời
2. Nghệ thuật
Xem lại mục 5

* Hoạt động ứng dụng:
4. Luyện tập: Hãy kể những cái tài mà nhà thơ tự khoe trong bài Hầu trời ?
5. Củng cố, dặn dò
- Sau bài học cần hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới mẻ về
nghề văn của Tản Đà; thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ
- Cảm nhận về cái tôi " ngông" của tác giả
* Hoạt động bổ sung
? Em hiểu thế nào là “ngông”. Cái “ngông” của Tản đà trong bài thơ biểu hiện như thế
nào? So sánh cái “ngông” của Tản Đà trong Hầu Trời với cái “ngông” của Nguyễn Công
Trứ trong Bài ca ngất ngưởng
- Chuẩn bị bài Vội vàng – Xuân Diệu

18


Ngày soạn: 21/1/2015
Ngày giảng:
/1/2015
Tiết 70

VỘI VÀNG
- Xuân Diệu –
I. CHUẨN KTKN
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ

mới mẻ của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc
của bài thơ cùng sáng tạo trong hình thức thể hiện.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
-Những nét chung về tác giả Xuân Diệu và tác phẩm Vội vàng
- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân
Diệu.
- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước CM tháng Tám.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng chyên môn:
+ Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
+ Phân tích một bài thơ mới.
- Kĩ năng sống:
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về triết lí sống, về khát vọng sống mạnh mẽ,
cuồng nhiệt của hồn thơ Xuân Diệu, về hình ảnh, ngôn tư, giọng điệu của bài thơ.
+ Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
+ Giao tiếp: cảm thông sẻ chia cùng tâm trạng của tác giả.
Tư đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin có liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Thái độ
- Trân trọng tài năng, những cách tân nghệ thuật góp phần đưa nền văn học ngày càng
hiện đại hóa, tiệm cận với nền văn học thế giới của người thi sĩ tài hoa.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: SGK, SGV, thiết kế bài học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; tài
liệu kĩ năng sống
19


- HS: Vở ghi, vở soạn, sgk
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Đọc hiểu, phân tích, bính luận, phát vấn, trao đổi, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích thái độ của tác giả khi đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, qua đó em cảm
nhận được điều gì về con người Tản Đà.
3. Bài mới
* Hoạt động trải nghiệm: Nhắc đến phong trào Thơ mới người ta không thể
không nhắc đến ông - Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Sự xuất hiện của ông
trên thi đàn là “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân
Diệu say đắm tình yêu, sây đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng
cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha
thiết”. Đó chính là thi sĩ Xuân Diệu. Bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngày hôm nay là
một minh chứng cho lời nhận xét của Hoài Thanh ở trên.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động hình thành kiến thức
mới; Hoạt động thực hành
Hoạt động 1:
Gv hướng dẫn tìm hiểu khái quát
những nét lớn về tác giả, tác phẩm

Nội dung cần đạt
I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả:
* Cuộc đời
- Xuân Diệu (1916 - 1985), tên khai sinh: Ngô
Xuân Diệu, bút danh Trảo Nha.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê cha:
? Theo dõi phần tiểu dẫn, em hãy
Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định. Ông lớn lên ở Quy
cho biết những nét lớn về cuộc đời,
Nhơn.
sự nghiệp của Xuân Diệu.
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi làm công chức
HS: trả lời
ở Mĩ Tho rồi ra Hà Nội gia nhập nhóm Tự lực
GV: nhấn mạnh, mở rộng
văn đoàn, sống bằng nghề viết văn.
- Tham gia mặt trận Việt Minh tư trước Cách
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong
mạng tháng Tám và là một trong những trụ cột
Ông đồ nghệ đeo khăn gói đỏ
của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông là con vợ lẽ, do đó luôn cảm thấy thiếu
- Ông là bậc thầy của những vần thơ về tình yêu,
thốn tình cảm. Đọc thơ ông người ta dễ
về thiên nhiên.
dàng nhận ra niềm khát khao giao cảm với
đời tới độ mãnh liệt. Có thể đánh giá Xuân - Ông là nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhà văn hóa lớn
Diệu là một trong những nhà thơ hàng đầu
của dân tộc.
của thơ ca Việt Nam hiện đại. Quá trình
- Được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm

sáng tạo nghệ thuật cần mẫn, không ngưng
nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.
nghỉ thậm chí đến mức khắc khổ ấy đã tạo
dựng nên một sự nghiệp văn học phong phú - Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (1996)
đa dạng.
* Sự nghiệp
- Các tác phẩm chính:
+ Thơ thơ (1938)
20


? Kể tên những sáng tác chính của
Xuân Diệu.

+ Gửi hương cho gió (1945)
+ Riêng chung (1960)
+ Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962)
+ Hai đợt sóng (1967)
HS: kể tên
+ Tôi giàu đôi mắt (1970)
GV chốt lại
+ Thanh ca (1982)
 Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà
thơ mới. Ông mang đến nguồn cảm xúc mới,
quan niệm sống mới, nghệ thuật mới cho thơ ca
đương thời.
2. Bài thơ “Vội vàng”
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ”
? Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm. xuất bản năm 1938.

HS: nêu xuất xứ.
GV: nhận xét
 Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của
Thơ thơ là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu,
Xuân Diệu trước CM.
cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân
Diệu – nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ
mới”. Xuân Diệu tưng giãi bày về tập Thơ
thơ: “Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân;
đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là
tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi
nữa”

Hoạt động 2:
GV hướng dẫn đọc hiểu văn bản
GV yêu cầu HS đọc một lượt toàn văn bản
chú ý đọc diễn cảm sao cho đúng với cảm
xúc và giọng điệu. Qua ba đoạn thơ, diễn
biến tâm trạng của nhà thơ mỗi lúc một
khác, khi đọc phải diễn tả được các diễn
biến đó.
GV đọc lại một lần.
Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt
tuôn trào, nhưng vẫn theo mạch luận lí, có
bố cục chặt chẽ.

? Theo em nên chia bài thơ thành
mấy phần ? Nội dung của từng phần.
HS: nêu cách chia bố cục
GV: chốt lại


II. Đọc-hiểu văn bản

* Bố cục: 3 phần
- Đoạn một (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu
cuộc sống trần thế tha thiết
- Đoạn hai (tư câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi
băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước
sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Đoạn ba (tư câu 30 đến hết): lời giục giã cuống
quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút
tuổi xuân của mình giữa mùa xuân cuộc đời, của
vũ trụ.

Ba đoạn thơ này vận động vưa rất tự
nhiên về cảm xúc, vưa rất chặt chẽ về
1. Tình yêu cuộc sống tha thiết
luận lí.
* Bốn câu thơ đầu
- Thi sĩ có ước muốn:
? Mở đầu bài thơ, tácgiả ước muốn

21


điều gì?.
HS: động não, phát hiện
GV: chuẩn hóa kiến thức
? Em hãy nhận xét những ước muốn
này của tác giả là những ước muốn

như thế nào?
HS nhận xét
? Điệp từ nào được sử dụng trong
bốn câu đầu? Nêu tác dụng của việc
sử dụng điệp từ đó?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét và chốt
? Theo em, vì sao thi sĩ lại có ước
muốn kì lạ đến như vậy?
HS trao đổi với bạn bên cạnh và đưa
ra câu trả lời
GV nhận xét và chốt
Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ
đó bởi dưới con mắt của thi sĩ mùa
xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến

? Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra
như thế nào( HÌnh ảnh, màu sắc, âm
thanh, vị giác). Chi tiết nào thể hiện
điều này.
HS: tìm chi tiết, trả lời
GV: đánh giá
? Vậy em có nhận xét gì về bức tranh
này?
HS nhận xét
GV chốt

? Để miêu tả bức tranh thiên nhiên
đầy xuân tình, tác giả đã sử dụng
nghệ thuật gì để làm nổi bật


+“Tắt nắng”, “cho màu đừng nhạt mất”
+ “Buộc gió” để “cho hương đừng bay đi”
-> Đây là khát vọng kì lạ đến ngông cuồng
- Điệp tư " tôi muốn" được sử dụng có tác dụng
nhấn mạnh hơn hình ảnh của một cái tôi cá nhân
mạnh mẽ, mãnh liệt đầy khao khát muốn đoạt
quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên,
những vận động của đất trời để giữ lấy hương sắc
của sự sống.
=> Ước mơ không tưởng nhưng lại rất thực bởi
nó xuất phát tư tâm lí sợ thời gian trôi, muốn níu
kéo thời gian
* Bức tranh thiên đường:
- Bức tranh được miêu tả là bức tranh ngay tại
mặt đất.
- Bức tranh thiên đường trên mặt đất hiện ra với:
+ Hình ảnh, màu sắc
Bướm ong dập dìu
Hoa của đồng nội xanh rì
Lá non phơ phất trên cành
Ánh sáng chớp hàng mi
+ Âm thanh:
Chim chóc ca hót
Niềm vui gõ cửa mỗi sớm
+ Vị giác : Ngon như một cặp môi gần
=> Bức tranh mùa xuân hiện ra có cả hình ảnh,
màu sắc, âm thanh vạn vật đều căng đầy sức
sống, giao hòa trong niềm vui, hạnh phúc., và
hơn thế nữa, bằng so sánh liên tưởng độc đáo,

bức tranh ấy hiện ra còn như một cặp môi gần
đang mời gọi những người đang trong tuổi trẻ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng điệp ngữ này đây kết hợp với hình ảnh,
màu sắc, âm thanh
+ Nhịp thơ nhanh, gấp gáp
+ So sánh táo bạo, độc đáo: Tháng giêng ngon
22


Có gì mới trong cách sử dụng nghệ
thuật của tác giả? Nghệ thuật đó có
tác dụng gì.
HS: nhận xét về cách sử dụng các
biện pháp nghệ thuật của tác giả
GV: nhấn mạnh, mở rộng

như một cặp môi gần
-> Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên như đang
dâng hiến, mời gọi người quan sát, thưởng thức.

Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ để dễ
dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đàng
ngay chính mặt đất này. Những hình ảnh
đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung, căng tràn nhựa
sống của thiên nhiên: đồng nội xanh rì,
cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến
anh, hàng mi, thần Vui gõ cửa…Vốn dĩ là
cảnh thực của thiên nhiên rất quen thuộc
của cuộc sống thường nhật nhưng qua cảm

xúc mới mẻ, nồng nàn của nhà thơ đã biến
thành “tuần tháng mật”, thành cảnh vật và
cuộc sống chốn thiên đường, thần tiên
Nếu tư “của” khiến câu thơ có vè hơi Tây,
mới lạ so với câu thơ truyền thống, thì hình
ảnh cụ thể của cơ thể người trẻ tuổi “cặp
môi gần” mà sánh với đơn vị thời gian trưu
tượng “tháng giêng ngon” gợi cảm giác,
liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh mẽ về
tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ, rất
phù hợp với tháng đầu tiên của mùa xuân.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một
trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo
bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng

? Em hãy phát hiện tâm trạng của thi
nhân trong hai câu cuối đoạn và giải
thích cho tâm trạng đó?
HS trả lời
GV nhận xét và chốt

* Tâm trạng thi nhân:
- Sung sướng: vì được sống trong cuộc đời đầy
hương sắc
- Vội vàng và tiếc xuân ngay khi xuân đang hiện
hữu vì thời gian trôi nhanh sẽ kéo theo tất cả
-> Tâm trạng: đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất

* Hoạt động ứng dụng
4. Luyện tập: không

5. Củng cố, dặn dò
Qua bài học cần cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan
niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu; thấy được sự kết hợp hài hòa giữa
mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài thơ cùng những sáng tạo trong
hình thức thể hiện.
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm những nét lớn về nội dung nghệ thuật.
* Hoạt động bổ sung: không
- Chuẩn bị bài: Vội vàng (tiếp theo)
23


Ngày soạn: 21/1/2015
Ngày giảng:
/1/2015
Tiết 71

VỘI VÀNG
- Xuân Diệu –
I. CHUẨN KTKN
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ
mới mẻ của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc
của bài thơ cùng sáng tạo trong hình thức thể hiện.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân
Diệu.
- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước CM tháng Tám.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng chyên môn:

+ Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
+ Phân tích một bài thơ mới.
- Kĩ năng sống:
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về triết lí sống, về khát vọng sống mạnh mẽ,
cuồng nhiệt của hồn thơ Xuân Diệu, về hình ảnh, ngôn tư, giọng điệu của bài thơ.
+ Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
+ Giao tiếp: cảm thông sẻ chia cùng tâm trạng của tác giả.
Tư đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin có liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Thái độ
- Trân trọng tài năng, những cách tân nghệ thuật góp phần đưa nền văn học ngày càng
hiện đại hóa, tiệm cận với nền văn học thế giới của người thi sĩ tài hoa.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: SGK, SGV, thiết kế bài học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; tài
liệu kĩ năng sống
- HS: Vở ghi, vở soạn, sgk
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
24


- Đọc hiểu, phân tích, bính luận, phát vấn, trao đổi, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:

? Phân tích thái độ của tác giả khi đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, qua đó em cảm
nhận được điều gì về con người Tản Đà.
3. Bài mới
* Hoạt động trải nghiệm: Nhắc đến phong trào Thơ mới người ta không thể
không nhắc đến ông - Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Sự xuất hiện của ông
trên thi đàn là “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân
Diệu say đắm tình yêu, sây đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng
cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha
thiết”. Đó chính là thi sĩ Xuân Diệu.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phần còn lại của bài thơ để hiểu rõ hơn triết lí
sống Vội vàng của Xuân Diệu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động hình thành kiến thức I.Tìm hiểu chung
mới; Hoạt động thực hành
II. Đọc-hiểu văn bản
-Gv nhắc lại những kiến thức tiết 1
1. Tình yêu cuộc sống tha thiết
Hoạt động 1:
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp
người
? Xuân Diệu đưa ra triết lí về thời
gian của đất trời như thế nào?
- Xuân Diệu đưa ra triết lí về thời gian đất trời:
HS căn cứ vào chi tiết và trả lời
+ Xuân tới - xuân qua
GV nhận xét và chốt
+ Xuân non - xuân già
-> Đó là quy luật của tạo hóa, tuy nhiên xuân
qua thì xuân sẽ còn trở lại, lại tràn đầy hương

? Xuân diệu băn khoăn như thế nào
sắc, âm thanh.
về kiếp người?
- Xuân Diệu băn khoăn về kiếp người:
HS suy nghĩ và trả lời
+ Xuân hết - tôi mất
GV nhận xét và chốt
+ Lòng rộng - đời chật
+ Tuổi trẻ chỉ có một lần
-> Kiếp người thì ngắn ngủi và hữu hạn, cứ mỗi
xuân đi là kéo theo một phần của tuổi trẻ qua đi.

? Từ quan niệm thời gian là tuyến

=> Xuân Diệu đã có cảm nhận rất sâu sắc, thấm
thía khi lấy mùa xuân – khởi đầu cho một năm
mới, tuổi trẻ - đẹp nhất của đời mỗi người, làm
thước đo thời gian. Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn
tại mãi, nó hữu hạn, ngắn ngủi vô cùng. Bởi vậy
mà buồn, tiếc nuối.
25


×