Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.64 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG
***************

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc vùng biển Đầm Thị Nại, tỉnh Bình
Định”

Hà Nội - 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG

***************

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc vùng biển Đầm Thị Nại, tỉnh
Bình Định”

Người thực hiện:

Vũ Thị Thúy

Lớp:



Liên thông

Khóa:

3

Ngành :

Môi trường

Địa điểm thực tập:

Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển

Hà Nội - 2012

2


MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 4
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu ..................................................................... 5
1.2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 5
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu .................................................................................. 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................ 6
2.1. Tổng quan về môi trƣờng biển .................................................................... 6
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của biển, đại dương ............................ 6

2.1.2. Vai trò của biển, đại dương với môi trường sinh thái, kinh tế-xã hội ..... 8
2.2. Tổng quan về ô nhiễm môi trƣờng biển ..................................................... 9
2.2.1. Khái niệm về ô nhiễm nước, ô nhiễm nước biển ..................................... 9
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên thế giới và ở Việt Nam ........ 10
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 20
3.3.2. Phương pháp phân tích.......................................................................... 20
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 22
4.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn ............................................ 22
4.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................ 22
4.1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn .................................................................... 26
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................... 30
4.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển Đầm Thị Nại ..................................... 30
4.2.1. Một số tính chất lý, hóa học của nước biển Đầm Thị Nại .................... 30
4.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển vùng
Đầm Thị Nại ....................................................................................................... 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 44
PHỤ LỤC 1........................................................................................................48

3


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầm Thị Nại - tỉnh Bình Định là một đầm nước lợ - mặn nhiệt đới, độ
mặn trung bình là 21,8‰, với kích thước vào loại lớn của hệ đầm - phá Nam
Trung Bộ. Trước đây đầm là một tổ hợp sinh thái đa dạng về sinh cảnh, nguồn
lợi thủy sản rất đa dạng về thành phần loài như rong và thực vật bậc cao, động
vật thân mềm, khu hệ cá, động vật giáp xác như tôm, cua - ghẹ,...
Tuy nhiên, môi trường đầm Thị Nại hiện đang ngày một suy thoái, ô
nhiễm do tác động từ nhiều nguồn chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh
hoạt, cảng biển; nạn sử dụng các phương tiện hủy diệt như giã cào, xung điện xiếc máy, chất nổ, chất độc, đèn cao áp, lưới có mắt nhỏ… để khai thác thủy
sản. Bên cạnh đó, phong trào nuôi trồng thủy sản cũng góp phần tăng thêm ô
nhiễm môi trường nguồn nước. Những năm qua phong trào này phát triển một
cách ồ ạt, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, nước thải không qua xử lý đã
làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra sự lây lan dịch bệnh tôm gây thiệt hại
nặng nề cho nghề nuôi trồng thủy sản.
Hàng năm đầm Thị Nại chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt dân cư quanh
đầm, nước thải hóa chất nông nghiệp, khu công nghiệp,... Các yếu tố môi trường
ngày càng biến động lớn, như mật độ vi khuẩn cao, hàm lượng khí độc NH 3,
H2S cao, độ mặn biến động lớn (1.1‰ – 33.2‰), pH nước biến động lớn,...
Với diện tích ao - hồ ven đầm Thị Nại khoảng 1.600 ha, hằng năm đã thải
ra đầm một lượng chất thải khổng lồ, làm nông dần đáy đầm, ô nhiễm nguồn
nước và tạo điều kiện các loại mầm bệnh thủy sản phát triển mạnh, môi trường
suy thoái, hệ sinh thái trong đầm mất cân bằng.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường
nước vùng biển Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định”.

4


1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng biển Đầm Thị Nại.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước vùng
biển Đầm Thị Nại.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá, so sánh một số chỉ tiêu lý, hóa học trong nước biển
vùng Đầm Thị Nại với giới hạn cho phép (QCVN10:2008/BTNMT).
- Trên cơ sở nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước, đề xuất các kiến
nghị về quy hoạch sử dụng đất và mặt nước hợp lý, sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên nhằm bảo vệ môi trường biển ven bờ.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về môi trƣờng biển
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của biển, đại dương
Việc nghiên cứu chi tiết đại dương và biển của thế giới chưa được nhiều.
Có nhiều vấn đề đặt ra khi nghiên cứu đại dương, như các đại dương có từ bao
giờ? Có đại dương nguyên sinh và đại dương thứ sinh hay không? Vì sao nước
đại dương nhiều thế? Vì sao nước biển lại mặn?...
Về nguồn gốc của các đại dương. Có thể đưa ra một số nhóm ý kiến khác
nhau về quá trình hình thành và phát triển địa hình đáy đại dương.
Nhóm thứ nhất cho rằng, các đại dương là một thành tạo rất cổ có thể còn
cổ hơn cả các craton trên lục địa. Và các lục địa được sinh ra từ đại dương.
Nhóm thứ hai thì khẳng định, các đại dương hoàn toàn rất trẻ được xuất hiện ở
vị trí của các lục địa cổ do bị chìm xuống. Nhóm thứ 3 lại thấy rằng, đại dương
được thành tạo do mở rộng Trái Đất. Thực tế qua các tài liệu thu thập được
trong mấy chục năm trở lại đây, có thể nhận thấy, có đại dương là nguyên sinh,
có đại dương là thứ sinh. Người ta cho rằng, Thái Bình Dương là đại dương
nguyên sinh, còn các đại dương khác là thứ sinh.
Về nguồn gốc của nước trong đại dương. Đây là vấn đề khá phức tạp và

lý thú. Như đã biết, nước trong các đại dương chiếm tới 96,5% tổng lượng nước
của thuỷ quyển. Đây là lượng nước cực kỳ lớn. Theo vòng tuần hoàn ẩm, hàng
năm nước bốc hơi từ biển với một lượng khoảng 447.980km3. Trong đó có
khoảng 411.600km3 ngưng đọng lại rồi mưa ngay trên đại dương, phần còn lại
được đưa vào lục địa và rơi trên đó. Cuối cùng, bằng các dòng chảy lại đưa nước
về đại dương. Vậy một vấn đề đặt ra là nước trên Trái Đất do đâu mà có? Người
ta cho rằng, sau khi Trái Đất được hình thành, các quá trình phát triển của nó

6


vẫn tiếp tục xảy ra. Trong quá trình này, nước trong lòng đất không ngừng được
phun ra do hoạt động của núi lửa. Điều này có thể nhận thấy ở những lần phun
trào núi lửa hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của Trái Đất, hoạt động núi
lửa liên tục xảy ra. Dần dần lượng nước này được tích tụ lại. Qua nhiều tỷ năm
tích tụ, lượng nước trên Trái Đất lấp đầy dần những vũng trũng và biến thành
đại dương.
Về độ mặn của nước biển và đại dương. Trong nước biển có hoà tan rất
nhiều loại muối khác nhau. Tuy nhiên đến nay vấn đề nguồn gốc của muối trong
nước đại dương còn chưa có sự thống nhất ý kiến. Hiện nay có 2 cách giải thích.
Cách thứ nhất, người ta cho rằng, ban đầu các muối trong nước biển còn rất ít,
thậm chí là nước nhạt. Dần dần, do quá trình phong hoá và bóc mòn, các muối
được hoà tan từ đất đá, sau đó theo các dòng sông đi vào biển. Qua thời gian,
nồng độ của các muối càng tăng lên. Còn ý kiến khác cho rằng, nước biển đã
mặn ngay từ đầu.
Về sự sống trên đại dương. Sự sống bao gồm các sinh vật riêng biệt có
những cấu trúc phức tạp của các phân tử được tập hợp lại chủ yếu từ cacbon và
hydro trong nước. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học La Mã đã nói rằng mọi
thứ đều do nước sinh ra. Có ánh sáng mặt trời, có nhiệt độ vừa phải và có nước
là những điều kiện thuận lợi để cho sự sống hình thành và phát triển. Sau khi có

nước, đại dương và biển là nơi bắt đầu của sự sống. Nếu không có đại dương, thì
có thể không có sự sống trên hành tinh như chúng ta đã và đang thấy. Theo ý
kiến của nhiều nhà khoa học, khoảng 3,7 tỷ năm về trước sự sống đã bắt đầu
xuất hiện. Những dấu vết đầu tiên của sự sống là các vi hoá thạch đã được tìm
thấy. Đó là các tế bào đơn giản của vi khuẩn và tảo giống như các phytoplankton
phát triển rất phong phú trong các lớp nước mặt của đại dương hiện nay. Tuy
nhiên, sau đó vài tỷ năm nữa, một số ít sinh vật đầu tiên mới có khả năng thích
nghi với đời sống trên cạn. Dần dần, nhờ quá trình tiến hoá để thích nghi với

7


môi trường sống, các sinh vật tiến từ đơn giản đến phức tạp, từ sinh vật sơ cấp
đến sinh vật thứ cấp. Các dạng sống thực sự chỉ xuất hiện trong biển và đại
dương từ sau nguyên đại Thái Cổ (khoảng 600 triệu năm trước). Từ đó đến nay,
do quá trình tiến hoá và thích nghi, sự sống không ngừng hoàn thiện. Đến nay,
các nhà khoa học đã xác định được trên 200.000 loài động vật, thực vật và các vi
sinh vật khác đang sống trong biển và đại dương.
2.1.2. Vai trò của biển, đại dương với môi trường sinh thái, kinh tế - xã
hội
Biển và đại dương chiếm ¾ diện tích trái đất, độ sâu trung bình 4000m.
Chúng được coi là cái nôi của nhân loại và loài người. Từ buổi sơ khai con
người đã sử dụng biển và đại dương để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh hưởng
lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn
lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng
quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Sự sống trong lòng đại
dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của
động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển
(yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển. Các

sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất
liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy
triều. Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành
vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu
sáng ...
Đại dương có vai trò lớn trong tự nhiên và đời sống con người:
Với tự nhiên :
- Điều hòa khí hậu.

8


- Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, làm đa dạng sinh học.
- Nguồn tài nguyên phong phú dưới đáy biển (dầu khí, băng cháy…).
Với đời sống con người:
- Là thiết yếu trong vận tải (phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng tàu
biển giữa các hải cảng thế giới).
- Là nguồn cung cấp sản phẩm có giá trị, phục vụ cho các ngành công
nghiệp chế biến, ngư nghiệp, sản xuất muối ,đánh bắt thủy hải sản...
- Các khoáng sản quý thường có trữ lượng lớn trong thềm lục địa dưới
đáy đại dương như dầu mỏ, quặng kim loại...
2.2. Tổng quan về ô nhiễm môi trƣờng biển
2.2.1. Khái niệm về ô nhiễm nước, ô nhiễm nước biển
a, Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả

xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

9


b, Khái niệm ô nhiễm biển
Là hiện tượng biến đổi, xáo trộn các thành phần hóa học của nước biển
gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải, khai thác dầu lửa, hoặc do các
nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật
dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng.
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một
số dạng như sau:
- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng
ven bờ.
- Gia tăng nổng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim
loại nặng, các hóa chất độc hại.
- Suy giảm các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái
rừng ngập mặn, cỏ biển…
- Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học
biển.
- Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm
trong các thực phẩm lấy từ biển.
- Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các
hoạt động trên đất liền, thăm dò và khái thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy

đại dương; thải các chất độc hại ra biển; vận chuyển hàng hóa trên biển và ô
nhiễm không khí.
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên thế giới và ở Việt Nam
a, Thực trạng ô nhiễm biển trên thế giới
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy
sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác

10


khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ
các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản
phẩm từ dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công
nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải
rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu
xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ.
Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển [1].
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác
khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí
trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu
từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia
tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước
ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô
nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt
động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất
thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như
DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1
triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển. Một
lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ

ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ
chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa
của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn
thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển [1].

11


Hình 2.1: Một con bồ nông ngụp lặn trong vùng nước đầy dầu gần đảo
East Grand Terre – Mỹ
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các
chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế
giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm
biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống
ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
b, Thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam:
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và
ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép tăng
trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên
biển.
Ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền
Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là những loài cá ven
bờ; tính đa dạng sinh học ngày càng bị đe dọa do phá hủy môi trường sống như
rừng ngập mặn, rạn san hô; axít hóa đất do phát quang rừng ven biển trên các

12


vùng đất phèn để làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; ô nhiễm do nước thải
đô thị không qua xử lý; sử dụng tràn lan và không kiểm soát hóa chất trong nông

nghiệp và công nghiệp…
Thêm vào đó, thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn cũng tác động lớn
tới môi trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con
người.
Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có
nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã,
thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, ytế, hóa chất..., trong đó đáng kể
nhất và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước
xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim
loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Hàng năm, trên 100 con
sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo
nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại
nặng và nhiều chất độc hại khác.
Kết quả đánh giá nhanh thu được từ nguồn báo cáo hàng năm về môi
trường cho thấy, hiện ước tính tổng tải lượng thải nguồn sinh hoạt hàng năm
phát sinh ở khu vực ven biển đã lên đến 376,7 nghìn tấn chất dinh dưỡng, hữu
cơ (COD) và 215,2 nghìn tấn BOD (chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân
hủy bằng các vi sinh vật); 39,2 nghìn tấn Nitơ tổng số (N-T), 11,1 nghìn tấn
Phốtpho tổng số (P-T) và khoảng 848,7 nghìn tấn chất rắn lơ lửng (TSS). Trung
tâm phát sinh chất thải lớn nhất là TP.HCM với 153 nghìn tấn COD/năm, tiếp
theo là Đà Nẵng, Hải Phòng (mỗi tỉnh 21 - 22 nghìn tấn COD/năm), Quảng
Ninh, Khánh Hòa, mỗi tỉnh 16- 17 nghìn tấn COD/năm, Bà Rịa - Vũng tàu 12
nghìn tấn COD/năm, Thừa Thiên - Huế trên 10 nghìn tấn COD/năm.
Ngành có lượng chất thải gây ô nhiễm tràn ra biển lớn thứ nhất là nông
nghiệp với khoảng 2,21 triệu tấn COD, 1,49 triệu tấn BOD phát sinh mỗi năm.

13


Đặc biệt đã có khoảng 15,5 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật và 6,4 triệu tấn là

vật chất hữu cơ và thừa ăn thừa đổ ra biển hàng năm. Trong đó, các tỉnh Nghệ
An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Quảng Nam và Hà Tĩnh có
lượng thải COD lớn hơn 100 nghìn tấn/năm. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An là
những tỉnh có đàn gia súc lớn và diện tích đất gieo trồng nông nghiệp cao nên
lượng chất thải COD khoảng 230 - 295 nghìn tấn/năm và lượng hóa chất bảo vệ
thực vật thải ra khoảng 1,1 - 1,4 nghìn tấn/năm).
Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp của các vùng ven biển cũng rất đáng
lo ngại bởi khối lượng chất thải phát sinh khá lớn: 316 nghìn tấn COD, 119,1
nghìn tấn BOD và khoảng 42,9 nghìn tấn N-T; 5,2 nghìn tấn P-T và 218,6 nghìn
tấn TSS. Trong đó, các tỉnh có nguồn thải công nghiệp với tải lượng thải chất
hữu cơ tương đương trên 20 nghìn tấn COD/năm trở lên gồn có Bà Rịa - Vũng
Tàu, TP.HCM, Cà Mau, Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Ninh. [2]

Hình 2.2. Mỗi ngày hàng nghìn m3 nước sinh hoạt và sản xuất không
được xử lý từ khu vực nội thành thải ra khu vực cửa biển Đình Vũ qua cống
Nam Đông (quận Hải An) gây ô nhiễm nguồn nước ven biển – Hải Phòng

14


Ô nhiễm biển do dầu gia tăng
Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng,
phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và
lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn.
Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu
thải. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng
thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt
mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.
Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều
vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn ASEAN. Đặc biệt,

có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu ở mức
1,75 mg/lít, gấp 6 lần giới hạn cho phép; 1/3 diện tích mặt nước vịnh Hạ Long
có hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/lít.
Các vụ tai nạn tàu dầu và tai nạn hàng hải là một trong những nguồn
chính gây nên tình trạng ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam. 5 năm qua, chỉ tính
riêng số vụ tai nạn gây sự cố tràn dầu trên 50 tấn đã có hơn 50 vụ. Đáng chú ý là
các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt
hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản.
Theo thống kê, giai đoạn 1992 - 2008 xảy ra 41 sự cố tràn dầu tại Việt
Nam, trong đó, điển hình là vụ tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái TP. Hồ Chí Minh làm tràn 1.864 tấn dầu DO, hay vụ tàu Kasco Monrovia tại
Cát Lái–TP. Hồ Chí Minh làm tràn 518 tấn dầu DO ra biển. Do thời tiết xấu, tàu
Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận trong khi
vào khu vực Mũi Né (Phan Thiết) để tránh gió. Phần lớn các sự cố tràn dầu là do
đâm va của tàu dầu.

15


Hình 2.3: Ô nhiễm biển do dầu – bãi biển miền Trung
Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và
khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình
mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong
đó 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Chất lượng môi trường biển giảm sút
Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển
và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Trầm tích biển ven bờ là nơi trú ngụ của
nhiều loài sinh vật đáy đặc sản nhưng chất lượng cũng thay đổi. Một số vùng
ven bờ bị đục hóa, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến ngành “Công
nghiệp không khói”, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm
suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên.


16


Nước biển ở một số khu vực có biểu hiện bị axít hóa do độ pH trong nước
biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị
ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng
thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở những khu
vực này.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của
nhiều loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng
85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam.
Hiệu suất khai thác hải sản giảm. Thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư
cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt diễn ra khá phổ biến, làm cạn kiệt các nguồn
lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản
lượng và kích thước cá đánh bắt.
Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu về biển
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam là do
chúng ta chưa thực sự quan tâm và hành động đúng mức đối với công tác nghiên
cứu về biển. Chúng ta quá chú trọng vào phát triển kinh tế biển mà ít quan tâm
đến hệ thống thiên nhiên và bảo vệ môi trường (BVMT) nên dẫn đến hiện tượng
khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, khiến môi trường
suy thoái và làm mất cân đối các hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải
đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến
diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu; tài nguyên biển chưa được khai thác tương xứng với
tiềm năng, chỉ chú trọng khai thác mà không quan tâm tái tạo, bảo vệ; thường
xuyên bị tàu nước ngoài xâm phạm, đánh bắt và khai thác trộm tài nguyên biển;


17


vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển
còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển, nhất là pháp luật bảo vệ
môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý
biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về BVMT biển của Việt Nam
còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức
thực hiện. Cho đến nay, quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được
rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến
đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên
hiệu quả quản lý yếu kém, bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập.
Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực BVMT cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các điều ước quốc tế về
BVMT biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan
tâm, chú trọng.
Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực tham gia các công ước quốc tế liên quan
đến BVMT biển, như:
Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), là bộ
luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển (từ Điều 192 đến Điều 237). Việc tham gia Công ước này tạo cơ sở
pháp lý để Việt Nam bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình, đồng thời đẩy
mạnh hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường
biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa
vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMT biển khỏi ô nhiễm.
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm bởi dầu từ tàu (MARPOL
73/78), đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra bởi tai nạn hoặc


18


do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như
do nước, rác và khí thải ra từ tàu.
Năm 1978, Công ước MARPOL 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị
định thư 1978 kèm thêm 5 phụ lục mới (MARPOL 73/78). Tiếp đến năm 1997,
MARPOL 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm Phụ lục 6. Như
vậy, đến nay MARPOL 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành
Hàng hải thế giới.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm
dầu - CLC 1969 và 1992 với những quy định nhằm bảo đảm tài chính cho những
bên bị thiệt hại do tàu dầu gây ra và giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Công ước COLREG về các quy tắc quốc tế phòng, tránh đâm, va trên biển
năm 1972.
Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc
hại và việc loại bỏ chúng năm 1989.
Công ước về đa dạng sinh học năm 1992.
Công ước RAMSA về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,
đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước năm 1971, sửa đổi theo Nghị
định thư Paris năm 1982…

19


PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước biển
- Phạm vi nghiên cứu: Đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Đầm Thị Nại
- Hiện trạng môi trường nước biển Đầm Thị Nại
- Một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển vùng
Đầm Thị Nại
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đánh giá được hiện trạng môi trường nước biển tác giả đã áp dụng các
nhóm phương pháp sau đây: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân
tích và các phương pháp xử lý số liệu.
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp: thu thập số liệu sẵn có trên sách, báo, mạng internet và
báo cáo các năm của Bộ Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Địa chất và Khoáng
sản biển, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam… liên quan đến đề tài...
- Tài liệu sơ cấp: điều tra dã ngoại, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng
thí nghiệm.
Dựa trên mục đích nghiên cứu chúng tôi lấy khối lượng mẫu là 24 mẫu.
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
a. Phương pháp lấy mẫu:
- Mẫu phân tích một số chỉ tiêu kim loại và á kim trong nước tầng mặt và
nước đáy. Các mẫu nước bố trí lấy mẫu tại các trạm đã phát hiện nguy cơ ô

20


nhiễm, một số mẫu được bố trí xung quanh trạm khảo sát đã phát hiện, các mẫu
này được bố trí trước và sau trạm khảo sát (so với chiều dòng chảy).
- Tại vị trí nước trong lấy 2 lít nước, tại vị trí nước đục lấy 3 lít nước.
Dụng cụ lấy mẫu là batomet: với dụng cụ này chúng ta có thể lấy mẫu ở các độ
sâu khác nhau. Các chai lọ lấy mẫu để phân tích kim loại phải rửa sạch bằng
HCL 1:1, tráng nước cất, trước khi lấy phải tráng bằng nước biển, và cho 5 ml
HCL đậm đặc vào để tránh hiệu ứng thành bình. Mẫu lấy xong được đưa vào

phòng thí nghiệm phân tích chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lấy. Mẫu phân tích
độ muối phải lấy ở tất cả các trạm trên thuyền và ven bờ, cho riêng vào chai PE
0.5 lit đậy kín, và đưa về phòng thí nghiệm phân tích. Mẫu phân tích muối
không cho axít HCL.
b. Phương pháp phân tích:
- Phương pháp đo chiết suất để xác định độ muối.
- Phương pháp đo điện thế hoặc so màu để xác định độ pH.
- Phương pháp đo điện thế để xác định độ Eh.
- Phương pháp Volt - Amper hoà tan và hấp thụ nguyên tử dùng để định
lượng các kim loại trong nước biển.
- Phương pháp hoá học phân tích các á kim trong nước biển.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

21


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu nằm hoàn toàn trong khu vực Đầm Thị Nại thuộc Thành
phố Quy Nhơn – Bình Định (xem hình 4.2). Quy Nhơn nằm ở phía đông nam
của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước,
phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông
Cầu của tỉnh Phú Yên. Diện tích vùng nghiên cứu: 47km2.

Hình 4.1: Đầm Thị Nại nhìn từ phía sông Hà Thanh
Vùng điều tra được giới hạn bởi đường bờ dài 50 km và các điểm có tọa
độ được trình bày ở bảng 4.1


22


Bảng 4.1: Tọa độ giới hạn vùng điều tra
STT

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

I

13o49’13”

109o11’38”

II

13o55’32”

109o13’16”

III

13o48’42”

109o16’42”

IV


13o45’01”

109o14’59”

V

13045’02’’

109o12’49”

Hình 4.2: Vị trí vùng điều tra, khảo sát
b. Đặc điểm địa hình
+ Tỉnh Bình Định có kiểu địa hình lục địa ven biển, bao gồm:

23


- Địa hình đồng bằng – đồi thấp: địa hình này phát triển chủ yếu trên diện
tích nghiên cứu, với đặc trưng là tương đối bằng phẳng, độ cao chỉ từ 1 – 5m và
bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh rạch.
- Địa hình núi thấp: địa hình núi thấp phát triển ở phía Đông diện tích
nghiên cứu (núi Phương Mai, Núi Đen, Núi Cấm) và phía Nam diện tích nghiên
cứu (núi Vũng Chùa…). Nhìn chung, địa hình núi ở đây có cao độ cao đạt đến
>500m và phát triển thành dải kéo dài ở phía Đông, còn ở các khu vực khác chỉ
hình thành các núi đơn lẻ.
c. Điều kiện thuỷ văn
+ Sông ngòi
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía
đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng

phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu KW.
Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống
rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông
có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước
tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ
và các công trình che chắn nên thoát lũ kém. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ
còn khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá
nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới.
+ Hồ đầm
Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục
đích tưới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện
trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê
(Hoài Ân); hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh)... Ngoài ra Bình Định còn có một đầm
nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù

24


Mỹ - Phù Cát) và Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.
Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm
cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết
đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.
+ Đặc điểm thủy văn.
Hệ thống thủy văn vùng Đầm Thị Nại rất phát triển với nhiều song lớn
nhỏ khác nhỏ đổ trực tiếp vào đầm Thị Nại. Trong đó đáng kể nhất phải kể đến
sông Hà Thanh, sông Côn… Hệ thống sông trong vùng thường có độ dốc lớn,
dòng chảy mùa Đông yếu hơn hẳn so với dòng chảy mùa hè.
+ Đặc điểm hải văn.
- Sóng biển: phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa

đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ thể.
- Thuỷ triều: có chế độ nhật triều thuần nhất. Độ lớn triều đạt khoảng 1,5
đến 2,0 mét vào kỳ nước cường.
- Dòng chảy: Trong cả hai mùa đông và hè đều có dòng thường kỳ có xu
hướng từ Bắc xuống Nam. Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn dòng
chảy rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ.
d. Đặc điểm khí hậu
Vùng Đầm Thị Nại nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung mang tính chất
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào
đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Các hiện tượng thời tiết khác thường: khí hậu vùng nghiên cứu tương đối
ôn hòa, ít khi có sương mù, nhưng lại chịu ảnh hưởng xấu bởi áp thấp nhiệt đới
và bão vào các tháng 8, 9 và 10. Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt
Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ

25


×