Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực bãi cháy - vịnh hạ long bằng mô hình dpsir

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 96 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐOÀN VĂN TIẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
VEN BIỂN KHU VỰC BÃI CHÁY - VỊNH HẠ LONG
BẰNG MÔ HÌNH DPSIR

Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số : 6044 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Người hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Văn Hùng
TS. Lê Hùng Lĩnh








Thái Nguyên - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐOÀN VĂN TIẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
VEN BIỂN KHU VỰC BÃI CHÁY - VỊNH HẠ LONG
BẰNG MÔ HÌNH DPSIR

Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số : 6044 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Người hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Văn Hùng
TS. Lê Hùng Lĩnh









Thái Nguyên - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
thu thập được có trong các tài liệu mà được sự cho phép công bố của các đơn
vị cung cấp thông tin. Các kết quả nghiên cứu nêu trong khoá luận là hoàn
toàn trung thực.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Học viên


Đoàn Văn Tiến













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân. Tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân
và tập thể, nhân dịp này tôi có lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng đào tạo Sau đại học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi được
học tập và nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Tài nguyên Môi trường đã giúp đỡ tôi.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng, TS Lê Hùng Lĩnh đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cám ơn tới các anh chị tại Trung tâm Quan trắc và Phân
tích môi trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu
đề tài tốt nghiệp ở đây.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân
đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực tập, để tôi hoàn thành tốt
khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Học viên


Đoàn Văn Tiến


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài 2
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài 2
4. Yêu cầu của đề tài 2
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường 3
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước biển ven bờ 4
1.1.3 Khái niệm về mô hình DPSIR 8
1.2. Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1. Quá trình hình thành mô hình DPSIR 8
1.2.2. Ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 11
1.2.3. Ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam 13
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.3.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy
-vịnh Hạ Long 21



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.3.2. Xác định chỉ thị môi trường cho khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
theo mô hình DPSIR 21
2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy -
Vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR 21
2.3.4. Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tới môi trường nước
biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long 22
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và khắc phục hiện
trạng ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 22
2.4 .Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 22
2.4.2. Phương pháp xác định chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR 22
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 23
2.4.4. Phương pháp phân tích 24
2.4.5. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước 24
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 25
2.4.7.Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 10:2008
BTN&MT 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi
Cháy - vịnh Hạ Long 27
3.1.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ
Long 27
3.1.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy – vịnh
Hạ Long 30
3.2. Xác định chỉ thị môi trường cho khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long

theo mô hình DPSIR 32
3.2.1. Phân tích một số yếu tố động lực chủ yếu chi phối đến môi trường
nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 32


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.2.2. Hệ thống chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR của khu vực ven
biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 38
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy -
Vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR 44
3.3.1. Nghiên cứu một số yếu tố động lực chính tạo ra áp lực ảnh hưởng đến
hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 44
3.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy
- vịnh Hạ Long 52
3.4. Xác định một số yếu tố ảnh đến chất lượng môi trường nước biển
khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 63
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước
biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long 69
3.5.1. Giải pháp quản lý 69
3.5.2. Giải pháp kinh tế 69
3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 70
3.5.4. Một số giải pháp khác 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường
DPSIR : Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng
EEA : European Economic Area
Khu vực kinh tế Châu Âu
HTMT : Hiện trạng môi trường
KCN : Khu công nghiệp
NB1 : Mẫu nước ven biển tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy
NB2 : Mẫu nước ven biển tại vịnh Cửa Lục (chân cầu Bãi Cháy)
NB3 : Mẫu nước ven biển tại bãi tắm Bãi Cháy
NB4 : Mẫu nước ven biển tại bến chợ Hạ Long 1
NB5 : Mẫu nước ven biển tại khu vực cột 5
OECD : Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
UNEP : United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Khả năng cung cấp thông tin môi trường của các mô hình
báo cáo HTMT 15
Bảng 2.1. Các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu 23
Bảng 3.1. Số lượng nhà hàng khách sạn trong khu vực nghiên cứu 31
Bảng 3.2. Hệ thống các chỉ thị về động lực tạo ra áp lực 39
Bảng 3.3. Hệ thống các chỉ thị về áp lực tác động đến môi trường nước
biển ven bờ khu vực nghiên cứu 40
Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ thị về hiện trạng môi trường nước biển ven
bờ khu vực nghiên cứu 41
Bảng 3.5. Hệ thống các chỉ thị về tác động môi trường nước biển ven
bờ khu vực nghiên cứu 42
Bảng 3.6. Hệ thống các chỉ thị về đáp ứng nhằm giảm thiểu động lực,
áp lực gây tác động đến môi trường nước biển ven bờ khu
vực nghiên cứu 43
Bảng 3.7. Đặc điểm trực quan của nước thải tại một số cống thải thuộc
khu vực nghiên cứu 45
Bảng 3.8. Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số cống thải thuộc
khu vực nghiên cứu 46
Bảng 3.9. Đặc điểm trực quan của nước thải tại một số cống thải khu
du lịch Bãi Cháy 48
Bảng 3.10. Chất lượng nước thải tại một số cống thải thuộc khu du lịch
Bãi Cháy 48
Bảng 3.11. Lượng nước thải từ cảng tại khu vực nghiên cứu năm 2009 51
Bảng 3.13. Độ pH của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy 53
Bảng 3.14. Hàm lượng một số chất kim loại của nước biển ven bờ khu
vực nghiên cứu 59
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến người dân 63
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến khách du lịch 64
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý 66



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận
vấn đề môi trường 9
Hình 1.2. Sơ đồ mô hình DPSIR 10
Hình 1.3 Quá trình phát triển từ S đến DPSIR 11
Hình 1.4. Sơ đồ mô hình DPSIR của Việt Nam 14
Hình 3.1: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực 28
Hình 3.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực 28
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực 29
Hình 3.4. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối là dân số
và đô thị hóa 33
Hình 3.5. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động
công nghiệp 35
Hình 3.6. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động cảng biển 36
Hình 3.7. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động du
lịch - dịch vụ 38
Hình 3.8. Hàm lượng TSS của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh
Hạ Long 54
Hình 3.9. Hàm lượng DO của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh
Hạ Long 55
Hình 3.10. Hàm lượng BOD của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy -
vịnh Hạ Long 56
Hình 3.11. Hàm lượng COD của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy -
vịnh Hạ Long 57
Hình 3.13. Hàm lượng dầu của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy -

vịnh Hạ Long 61



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy
của sông, suối v.v. các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như
khai thác khoáng sản, hoạt động giao thông vận tải biển và từ nhiều nguồn
thải khác [1]. Các nguồn gây ô nhiễm kể trên đang ngày càng gia tăng và đe
dọa chất lượng môi trường biển.
Hiện nay, bảo vệ biển đang nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng,
trong đó có Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên có một không hai trên thế giới.
Do sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành kinh tế như: khai thác khoáng sản,
vận tải đường bộ và đường thuỷ, cơ khí đóng tàu, du lịch, các ngành sản xuất
chế biến và dịch vụ v.v. đã làm cho chất lượng nước ven biển Hạ Long biến
đổi theo chiều hướng tiêu cực. Theo báo cáo quốc gia về môi trường biển từ
đất liền Việt Nam năm 2004 lượng dầu mỡ, khoáng thải xuống biển của các
cơ sở công nghiệp thuộc thành phố Hạ Long là 844 tấn/năm [1]. Sự hình
thành các khu đô thị mới cũng góp phần làm tăng lượng chất thải sinh hoạt và
gây áp lực trực tiếp đối với môi trường vùng ven biển. Bằng mắt thường, có
thể thấy, tại bến tàu Du Lịch Bãi Cháy, các khu neo đậu tàu du lịch ở các
điểm tham quan du lịch trên Vịnh v.v. đều thường xuyên có váng dầu loang
rộng trên mặt biển. Hơn thế nữa, trên mặt biển còn có những chất trôi nổi như
túi ni lon, phao xốp, lon nước, thức ăn thừa v.v.[26] làm mất vẻ đẹp vốn có
của một thắng cảnh thế giới.

Trước yêu cầu ngày càng lớn về việc bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long
thì công tác đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên vịnh cần phải
được tiến hành thường xuyên, để từ đó đề ra các biện pháp quản lý và khắc
phục cho phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường Vịnh. Nhận thức được tầm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên, được sự đồng ý của
phòng quản lý đào tạo Sau đại học, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven
biển khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR”.
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy, vịnh
Hạ Long và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi
trường tới khu vực nghiên cứu.
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy - Vịnh
Hạ Long bằng mô hình DPSIR.
- Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước ven biển khu
vực Bãi Cháy.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước ven biển khu vực Bãi Cháy.
4. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm môi trường nước ven biển Bãi Cháy
- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước ven
biển khu vực Bãi Cháy so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện

thực tiễn ở địa phương.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam
năm 2005, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
- Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương
Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật”.
- Ô nhiễm môi trường nước: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện
các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con
người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ
lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại
hơn ô nhiễm đất”.
- Suy thoái môi trường là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu thành
môi trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con người và
tự nhiên.

- Bảo vệ môi trường gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến
môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài
nguyên thiên nhiên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
- Quản lý môi trường: là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các hoạt động của con
người; xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên.
- Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường
Việt Nam 2005: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản
lý và bảo vệ môi trường”.
- Nước biển ven bờ: là nước biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi
cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km).
Báo cáo hiện trạng môi trường: là báo cáo cung cấp các thông tin về
hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi
trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường
và hiệu quả của các chính sách đó.
Báo cáo hiện trạng môi trường: là thuật ngữ sử dụng chung cho ba loại
báo cáo: Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường cấp
tỉnh và Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực.

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước biển ven bờ
Hiện nay, nước ta áp dụng QCVN 10:2008/BTNMT (do Ban soạn thảo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường
và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-
BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường để đánh giá chất lượng nước biển ven bờ. Trong đó có những chỉ tiêu
đánh giá như sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
- Đặc điểm thuỷ lí, thuỷ hoá: Đặc điểm thủy lý, thuỷ hoá của nước biển
được thể hiện qua các thông số nhiệt độ, pH, độ muối, chất rắn lơ lửng (TSS),
độ đục.
Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước có vai trò quan trọng đối với việc duy trì
sự sống của các loài sinh vật và các hệ sinh thái dưới nước. Mỗi một loài sinh
vật chỉ thích hợp với một khoảng nhiệt độ nhất định. Ngoài khoảng nhiệt độ đó,
sinh vật sẽ chết hoặc kém phát triển, vì vậy quan trắc nhiệt độ nước biển
thường xuyên giúp phát hiện những thay đổi bất thường của môi trường góp
phần bảo vệ các hệ sinh thái. Nhiệt độ nước biển ven bờ đạt tiêu chuẩn là 30
o
C.
Trong ngày, nhiệt độ nước biển thường có giá trị cực đại vào thời gian từ 13h
đến 16h và có giá trị cực tiểu về đêm.
Giá trị pH: Trong nước biển tồn tại rất nhiều các ion, các muối khoáng
phục vụ cho sự phát triển của sinh vật. Chính vì vậy mà môi trường nước
thường thay đổi, pH của nước biển là một yếu tố cho phép xác định môi
trường nước biển là axit, trung tính hay kiềm. Nó được định nghĩa bằng -
lg[H

+
] có trong mẫu nước biển. Nếu giá trị pH < 7, môi trường nước mang
tính axit, pH > 10 thì môi trường nước có tính kiềm, còn giá trị pH từ 7 đến
10, nước là trung tính hoặc kiềm yếu. Trong ngày, giá trị pH của nước biển
thay đổi không nhiều. Sự sai khác về giá trị pH có thể do ảnh hưởng của mùa
(mùa mưa, mùa khô) hay do tác động của nguồn chất thải từ lục địa.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng: TSS (Total Suspended Solid) là thông số
đánh giá hàm lượng vật chất lơ lửng có trong nước. Hàm lượng TSS cao
không những ảnh hưởng tới tầm nhìn xuyên suốt của khối nước mà còn ảnh
hưởng tới sự quang hợp của thực vật và sự sống của các loài sinh vật thuỷ
sinh như san hô, rong, tảo v.v. Mùa khô hàm lượng chất rắn lơ lửng thường
thấp hơn mùa mưa do ảnh hưởng của sự rửa trôi. Nơi có sự giao nhau của
khối nước sông và nước biển thì hàm lượng TSS khá cao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
- Các chất hữu cơ tiêu hao oxy: Các chất hữu cơ có trong nước thông
qua các quá trình đồng hoá, dị hoá, phân huỷ, quang hợp, bài tiết của sinh vật.
Ngoài ra, nguồn lục địa cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng hàm lượng chất
hữu cơ trong nước. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước dẫn đến thiếu hụt oxy hoà tan. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu
cơ có trong nước, thường sử dụng các thông số oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy
sinh hoá (BOD
5
) và nhu cầu oxy hoá học (COD).
Hàm lượng oxy hoà tan (DO): Oxy hoà tan là thông số biểu thị hàm
lượng oxy tự do có trong nước biển. Sự tồn tại và phát triển của hệ động thực
biển phụ thuộc lớn vào nồng độ oxy có trong nước. Nồng độ oxy hoà tan

trong nước thường liên quan đến độ muối, nhiệt độ nước, độ trong của nước,
các chất hữu cơ có trong nước và mật độ rong tảo biển. Giới hạn cho phép của
oxy hoà tan trong nước theo QCVN 10:2008/BTNMT là ≥ 4mg/l đối với nước
dùng cho bãi tắm và ≥ 5 mg/l đối với nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản.
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD): Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần
thiết để phân huỷ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học có trong nước
bởi các vi khuẩn. Như vậy, nhu cầu oxy sinh hoá là thông số cho ta xác định hàm
lượng các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học có trong nước. Khi hàm lượng
các chất hữu cơ cao, các vi khuẩn sẽ phân huỷ chúng và lấy oxy trong nước gây
thiếu hụt oxy hoà tan. Thông thường, người ta thường lấy giá trị BOD
5
để làm
thông số đánh giá nồng độ các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học.
Nhu cầu oxy hoá học (COD): Nhu cầu oxy hoá học là hàm lượng oxy
cần thiết để phân huỷ toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước. Nhu cầu oxy hoá
học cho phép xác định hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả
các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học và các chất hữu cơ không có khả
năng phân huỷ sinh học. Giới hạn cho phép của COD trong nước nuôi trồng thuỷ
sản theo QCVN 10:2008/BTNMT là 5 mg/l, với khu vực bãi tắm là 4 mg/l.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Nitơ tổng số: Nitơ tổng số bao gồm các muối vô cơ hoà tan như nitrat
(NO
3
), nitrit (NO
2
-

), amoni (NH
4
+
) và các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ.
Trong nước, phần lớn chúng tồn tại dưới dạng hữu cơ, dưới tác dụng của các
vi khuẩn chúng được phân huỷ và chuyển về dạng vô cơ cung cấp cho các quá
trình quang hợp của thực vật nổi. Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đối
với nitơ tổng số cũng như các tiêu chuẩn đối với từng loại muối nitrat,
nitrit.Nước từ lục địa đưa ra góp phần làm tăng hàm lượng nitơ tổng số trong
nước biển. Nước không những có khả năng bị phú dưỡng mà còn chứa các
muối độc hại như nitrat, amoni ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của hệ động thực vật nơi đây.
- Hàm lượng kim loại: Theo QCVN 10, hàm lượng các kim loại cần
quan tâm là: Cr, Cu, Fe, Mn, Zn, Hg, Cd, Pb, As. Đây là các chỉ tiêu thể hiện
sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước biển
ven bờ. Hiện nay tại nước ta việc nước thải, chất thải công nghiệp không qua
xử lý đổ thẳng xuống biển vẫn còn rất phổ biến dẫn tới nước biển ven bờ bị ô
nhiễm kim loại nặng. Điều này gây tổn thất lớn cho ngành du lịch, nuôi trồng
thuỷ sản và các hệ sinh thái ven biển; các loại thuỷ sinh vật có thể tích luỹ
kim loại trong cơ thể và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi con người
sử dụng các loại thuỷ sản này.
- Hàm lượng dầu, mỡ: Hàm lượng dầu, mỡ khoáng thể hiện ảnh hưởng
của hoạt động vận tải biển và một số ngành sản xuất công nghiệp (chế tạo
máy) đến chất lượng nước biển ven bờ. Hoạt động của nhà máy đóng tàu, các
cảng dầu, cảng biển nước sâu, cảng tàu khách du lịch là nguyên nhân làm bẩn
nước bãi tắm và luôn tiếm ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn
dầu biển, dẫn đến thiệt hại cho du lịch và nguồn lợi thuỷ sản.
- Các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ: Việc sử dụng các loại
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật không được kiểm soát chặt chẽ. Các chất độc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
như DDT, Lindan, Monitor, Wofatox và Validacin vẫn còn đang được sử
dụng trong nông nghiệp. Các loại thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật đó đi theo
dòng chảy ngầm và dòng chảy mặt xâm nhập vào các hệ thống sông và vào
biển ven bờ. Hàm lượng cao của thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đã được ghi
nhận ở một số động vật đáy ở bãi triều và vùng cửa sông Hồng.
- Một số tiêu chí khác (Coliform, Florua, Sunfua…): Việc theo dõi, đánh
giá thường xuyên chất lượng nước biển ven bờ sẽ giúp chúng ta quản lý các
hoạt động sản xuất, xả thải từ lục địa và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất,
vui chơi, giải trí trên biển.
1.1.3 Khái niệm về mô hình DPSIR
- Theo thông tư 08/2010/TT-BTNMT thì mô hình DPSIR được định
nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa
Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi
môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái
môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I
(tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng
của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
1.2. Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành mô hình DPSIR
D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu,
phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người.
Từ năm 1972, qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường, về môi trường
và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo
cáo về tình trạng môi trường S O E. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó.
Năm 1979, hai nhà khoa học Canada (Anthony và David Rapport) đã đưa ra

khung chỉ số hiện trạng (S)- đáp ứng (R). Khung chỉ số của họ dựa trên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
nghiên cứu về hệ sinh thái. Họ phân biệt: áp lực môi trường (áp lực đối với hệ
sinh thái), trạng thái của hệ sinh thái và đáp ứng của hệ thống. Từ những ý
tưởng ban đầu đó, OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) với cách tiếp
cận của mình đã xem xét thêm chỉ số Áp lực (P), hình thành nên mô hình P S
R (1991); Trong đó: Áp lực là tất vả hoạt động của con người và các loài
hoặc từ môi trường, hiện trạng là nồng độ các chất và phân phối các loài, Đáp
ứng là phản ứng của xã hội đối với hiện trạng [22, pg. 6 - 7].

Hình 1.1. Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận
vấn đề môi trường [5]
Mô hình PSR đã được UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm
đầu thập kỷ 90. Nhiều báo cáo tình trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi
trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận
dụng mô hình ấy.
Do các xử lý thống kê môi trường không chỉ sử dụng các dữ liệu về áp lực,
hiện trạng, đáp ứng nên OECD đã phát triển từ PSR thành DPSIR (năm 1994) -


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi
quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường,
hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết [28]. Cấu trúc của mô

hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của
vùng nghiên cứu dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia
thành 5 hợp phần (Hình 1.2):

Hình 1.2. Sơ đồ mô hình DPSIR [22, pg. 8]
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng
môi trường vùng (DRIVER indicators): Các động lực này thường là một số
yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các
hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng như cở
sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các
thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón
thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng
năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều
kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay
đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.
- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators).
Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định
tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và
sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động
thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm
dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới
sức khoẻ và sự ổn đ

ịnh, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).
-
Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi
trường và xã hội
(RESPONSE indicators).

Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự
mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trường. Quá trình này có thể
biểu thị một cách đơn giản theo hình sau:
S
S – R
P – S – R
P – S – I – R
D – P – S – I – R
Hình 1.3. Quá trình phát triển từ S đến DPSIR
1.2.2. Ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới
Mô hình DPSIR được phát triển bởi tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OECD vào năm 1994. Sau đó, nó được các tổ chức UNEP, Cơ quan môi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
trường Châu Âu, EEA sử dụng để xem xét mối liên quan giữa các hoạt động
của con người với trạng thái môi trường [28].
Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới để đánh giá trạng thái của hệ sinh thái, xây dựng chỉ thị, báo
cáo môi trường phục vụ cho việc quy hoạch và quản lý môi trường.
Năm 2005, một nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha đã tiến hành đánh giá
nguy cơ mất cân bằng sinh thái của môi trường nước sông dựa trên khung chỉ

thị DPSIR [16]. Báo cáo đã phân tích và đưa ra chỉ số động lực chủ yếu gây
áp lực đối với môi trường nước là gia tăng dân số, khu công nghiệp và yếu tố
thứ 3 là nông nghiệp. Liên quan đến sinh thái môi trường sông, năm 2012,
Thụy Điển cũng đã sử dụng mô hình này nhằm đề xuất các phương pháp phục
hồi sinh thái sông [23]. Họ tiến hành phân tích các yếu tố trong khung DPSIR
và chỉ ra rằng: để giám sát chất lượng lượng sông tốt nhằm hướng tới phục
hồi môi trường sinh thái sông thì cần xem xét những áp lực khác nhau của
hoạt động phát triển kinh tế xã hội, từ đó có thể giảm thiểu chất thải tại nguồn
gây ô nhiễm.
Năm 2007, ba nhà khoa học Isaac Agyemang, Adrian McDonald and
Steve Carver sử dụng mô hình DPSIR nhằm đánh giá suy thoái môi trường ở
miền Bắc Ghana. Theo đó, động lực gây suy thoái môi trường là chính sách
kinh tế, gia tăng dân số và di cư, đói nghèo; Dẫn tới tác động đến thực vật
(rừng thảo nguyên suy giảm 634 km
2
, mức tăng đồng cỏ tương ứng là 208 km
2

trong 14 năm nghiên cứu), suy giảm đất nông nghiệp, tác động đến kinh tế xã
hội (an ninh lương thực, tệ nạn xã hội), nguy cơ sức khỏe (bệnh tật) [20].
Năm 2010, Hui-Fen Huang, Jeff Kuo và Shang-Lien Lo tiến hành đánh
giá hiệu ứng nhà kính tại Đài Loan. Họ cũng đã sử dụng mô hình DPSIR cho
việc này. Kết quả chỉ ra rằng các hoạt động của con người (bao gồm sản xuất
năng lượng, tiêu thụ, và các quá trình công nghiệp khác) là động lực chủ yếu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
tạo ra áp lực (khí thải CO

2
) gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Và khi xác
định được áp lực chủ yếu, họ đưa ra những đáp ứng như kiểm soát, lưu trữ và
giảm lượng khí CO
2
thải ra môi trường, các biện pháp về thuế ô nhiễm, bảo tồn
rừng hướng tới phát triển bền vững [19].
Gần đây, Ai Cập cũng đã sử dụng mô hình này trong chương trình hợp
tác về môi trường giữa Ai cập và Ý (2007 -2013) để xây dựng chỉ thị môi
trường nhằm phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường [18].
1.2.3. Ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam
Từ trước đến nay ở Việt Nam, mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên
mô hình đơn giản về các Áp lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response
model - PSR). Gần đây mô hình DPSIR được sử dụng phổ biến hơn cho công
việc xây dựng chỉ thị môi trường và đặc biệt là báo cáo hiện trạng môi trường.
Việc sử dụng mô hình DPSIR để xây dựng Báo cáo hiện trạng môi
trường đã được quy định trong thông tư 08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi
trường có 2 lợi ích :
- Đánh giá được hiện trạng môi trường một cách trung thực.
- Có khả năng dự báo được xu thế diễn biến môi trường trong tương lai.
Trước năm 2000, Báo cáo HTMT áp dụng mô hình cấu trúc Áp lực -
Hiện trạng - Đáp ứng (do OECD đề xuất). Giai đoạn 2000 - 2004, sử dụng mô
hình Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (do UNEP đề xuất) trong xây
dựng báo cáo, do vậy chất lượng báo cáo HTMT cao hơn hẳn những năm
trước đó [24]. Từ năm 2005, với sự hỗ trợ của Dự án Thông tin và Báo cáo
môi trường do DANIDA tài trợ, Cục BVMT thuộc Bộ TN-MT đang xây dựng
“Hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp Trung ương và tỉnh/thành phố theo
mô hình năm hợp phần (DPSIR), đồng thời đang nghiên cứu xây dựng bộ chỉ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
thị môi trường (environmental indicators) phục vụ cho việc lập báo cáo HTMT
tổng quan và báo cáo HTMT theo chuyên đề.


















Hình 1.4. Sơ đồ mô hình DPSIR của Việt Nam [24]
Các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2005 về các tác động
của hoạt động phát triển kinh tế; hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông
Cầu - Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai; môi trường không khí đô thị Việt
Nam; môi trường làng nghề Việt Nam; môi trường khu công nghiệp Việt
Nam đều đã được xây dựng dựa trên mô hình DPSIR. Nhiều tỉnh ở nước ta

hiện nay khi lập quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
Động lực (D)
Phát triển nói chung
về mặt dân số
Phát triển các ngành
tương ứng, ví dụ:
- Nông nghiệp
- Giao thông vận tải
- Nguồn nước
- Năng lượng
- Công nghiệp
- Xây dựng
- Dịch vụ
- Các hộ gia đình
- Thủy sản
Áp lực (P)
- Thải các chất
gây ô nhiễm
vào nước,
không khí và
đất
- Khai thác tài
nguyên thiên
nhiên
- Những thay
đổi trong việc
sử dụng đất
- Các rủi ro về
công nghệ


Hiện trạng môi trƣờng (S)
Tình trạng vật lý
- Lượng nước và dòng chảy
- Trầm tích và lắng đọng bùn
- Hình thái tự nhiên
- Nhiệt độ, khí hậu
Tình trạng hóa học
- Nồng độ chất ô nhiễm trong
nước, không khí, đất
- Hàm lượng các chất hữu cơ,
oxy hòa tan, dưỡng chất
trong nước
Tình trạng sinh học
- Mất cân bằng HST và tuyệt
chủng một số loài
- Hiện trạng động thực vật
Tác động (I)
Đa dạng sinh
học: Giống loài,
nguồn gen,
HST
Tài nguyên
thiên nhiên;
Con người:
- Sức khỏe,
- Thu nhập,
- Phúc lợi/chất
lượng cuộc
sống
- Môi trường

sống
Nền kinh tế:
- Các lĩnh vực
kinh tế
Đáp ứng (R)
Các hành động giảm thiểu
Các chính sách môi trường nhằm đạt được những mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ: tiêu
chuẩn, tiêu chí để điều chỉnh áp lực)
Các chính sách của ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi
các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)
Nhận thức về môi trường
Các biện pháp giảm đói nghèo cụ thể


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
v.v. đã sử dụng mô hình này như: đánh giá hiện trạng môi trường bằng mô
hình DPSIR cho công tác lập quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Kạn do Khoa
TN và MT trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thực hiện, đánh giá hiện
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2010 bằng mô hình DPSIR v.v.
Các ưu điểm, nhược điểm của các mô hình áp dụng trong lập báo cáo
HTMT cấp quốc gia, ngành, địa phương được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Khả năng cung cấp thông tin môi trƣờng của các mô hình báo
cáo HTMT
TT
Các vấn đề môi
trƣờng
Khả năng cung cấp thông tin
Mô hình S

Mô hình
PSR
Mô hình
DPSIR
1
Nguyên nhân dẫn đến các
vấn đề môi trường:




- Nhiệm vụ SX-KD an
ninh - quốc phòng của bộ,
ngành, địa phương
Không có
hoặc không
chi tiết
Không chi
tiết
Chi tiết

- Kế hoạch phát triển

Không có
hoặc không
chi tiết
Không chi
tiết
Chi tiết
2

Các áp lực dẫn đến hiện
trạng môi trường




- p lực do các yếu tố tự
nhiên
Có, không
chi tiết
Có, chi tiết
Có, chi tiết

- p lực do hoạt động của
bộ, ngành, địa phương
Không có
hoặc không
chi tiết
Có, chi tiết
Có, chi tiết
3
Hiện trạng các thành
phần môi trường




- Khí hậu, khí tượng
Có, chi tiết
Có, chi tiết

Có, chi tiết

- Thuỷ văn
Có, chi tiết
Có, chi tiết
Có, chi tiết

- Chất lượng, ô nhiễm
nước
Có, chi tiết
Có, chi tiết
Có, chi tiết

- Chất lượng, ô nhiễm
không khí
Có, chi tiết
Có, chi tiết
Có, chi tiết

×