BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
“Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thọ Nghiệp, huyện
Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ĐÀO
Lớp
: MTB
Khóa
: K54
Ngành
: MÔI TRƢỜNG
Địa điểm thực tập: xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định
Hà Nội – năm 2013
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Khoa Tài Nguyên và Môi Trƣờng – Trƣờng Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội
Trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2013 chúng tôi tiếp nhận
sinh viên Nguyễn Thị Đào vào thực tập tốt nghiệp tại xã Thọ Nghiệp – huyện
Xuân Trường – tỉnh Nam Định. Trong quá trình thực tập chúng tôi có một số
nhận xét sau:
Sinh viên Nguyễn Thị Đào đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt đề tài
tốt nghiệp của mình.
Chấp hành mọi quy định của xã nói chung và Ban quản trị HTX nói riêng,
có thái độ nghiêm túc, có quan hệ tốt với mọi người.
Đề nghị khoa Tài nguyên và Môi trường tạo điều kiện, giúp đỡ sinh viên
Đào hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Thọ nghiệp, Ngày
tháng
năm 2013
UBND xã Thọ Nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
BVMT
Bảo vệ môi trường
Cty
Công ty
FAO
Tổ chức lương thực thế giới
HCBVTV
Hóa chất bảo vệ thực vật
HTX
Hợp tác xã
PBHH
Phân bón hóa học
QTSXAT
Quy trình sản xuất an toàn
LM
Lúa mùa
LX
Lúa xuân
UBND
Uỷ ban nhân dân
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, nhưng với tốc độ gia tăng dân số,
cùng quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, diện tích đất nông nghiệp đang bị
thu hẹp dần, cùng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển
của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh,
cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực
vật (BVTV) để nâng cao năng suất, sản lượng, phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo
vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan
trọng và chủ yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng phân bón, hóa
chất BVTV quá mức, sự đa dạng; biến đọng không ngừng của thị trường phân
bón và hóa chất BVTV, tạo cơ hội ngày càng tăng lượng sử dụng chúng trong
sản suất, nhiều hộ nông dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt. Hậu quả, tạo ra
sức ép đối với môi trường sống, chất lượng nông sản và sức khoẻ con người. Để
giải quyết được các sức ép đó, việc quản lý và sử dụng phân bón, hóa chất
BVTV phải thực sự có hiệu quả, tuy nhiên với tình hình hiện nay đó là vấn đề
hết sức khó khăn.
Xã Thọ Nghiệp nằm cuối huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định nơi có hầu
hết các hộ dân làm nông nghiệp. Khu đồng ruộng của xã nằm ngay cạnh khu
dân cư. Đây là nguồn cung cấp lương thực và hoa màu rất đa dạng như : lúa,
ngô, khoai lang, khoai tây, dưa chuột, bí ngô, đậu đỗ,…
Tuy nhiên, sự hiểu biết của nông dân về việc sử dụng phân bón, thuốc
BVTV còn thấp, lượng sử dụng ngày càng lớn, không theo quy trình cụ thể. Đặc
biệt vỏ, bao bì của các loại thuốc BVTV không được thu gom, xử lý đã làm hủy
hoại môi trường sinh thái, gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài :
“Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh
Nam Định”
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ
thực vật ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác hại của phân bón, hóa chất bảo vệ
thực vật đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.
1.2.2. Yêu cầu
- Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, phỏng vấn nhanh người dân, cán bộ quản lý
có liên quan.
- Các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, vừa mang lại hiệu quả vừa phải phù
hợp với điều kiện địa phương.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về phân bón
2.1.1. Khái niệm về phân bón
Theo GS.TS Võ Minh Kha, thì “phân bón là những chất vô cơ hoặc hữu
cơ có chứa các nguyên tố cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hòa nước
phun, xử lý hạt giống, rễ, cây non”.[19]
Có thể ví phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp sẽ
góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, ít hoặc không
tác động đến kết cấu đất canh tác và môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới vai trò của
phân bón luôn được đề cao, nó là công cụ được sử dụng rất sớm. Nền nông
nghiệp nước ta từ xưa đến nay đã sử dụng phân bón như là một công cụ không
thể thiếu, ông cha ta đã từng khẳng định “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”. Phân bón dần trở thành công cụ chủ lực để tăng năng suất và sản lượng
cây trồng.
Phân bón thực sự đạt hiệu quả khi nó được sử dụng một cách hợp lý. Theo
Nguyễn Văn Bộ: “Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng các chất dinh
dưỡng thiết yếu với tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng loại cây trồng
với mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn
môi trường sinh thái”.[15]
Phân bón hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển, nó được chia thành
nhiều dạng khác nhau:
Theo hợp chất cấu tạo có thể phân thành phân hữu cơ và phân vô cơ.
Theo thành phần nguyên tố dinh dưỡng có loại phân: phân đa lượng, phân trung
lượng, phân vi lượng. Theo GS Võ Minh Kha chia phân bón (theo ISO201 )
thành.
-Phân bón công nghiệp: là các sản phẩm hữu cơ hoặc vô cơ có sinh vật
sống được hoặc không sống được sản xuất từ công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp hóa học, công nghiệp sinh học được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng
hoặc làm tốt hơn quá trình dinh dưỡng cho cây trồng bao gồm: Phân khoáng
(các loại phân chính là đạm, lân, kali), phân sinh hóa (phân vi lượng và các chất
điều hòa sinh trưởng), phân vi sinh (là các chất che phủ phải chứa vi sinh vật
sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân và kali).
- Các loại phân do dân tự sản xuất: chủ yếu là các loại phân vô cơ, phân
hữu cơ sản xuất tại chỗ.
- Các chất cải tạo đất: cải tạo đất chua bằng vôi và các chất có tác dụng keo
kết, cải tạo cấu trúc lý tính của đất.[19]
2.1.2. Phân bón và năng suất, chất lƣợng nông sản
*Phân bón và năng suất cây trồng
Từ lâu nông dân ta đã có câu “người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”. Phân
bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi
sống nhân loại trên thế giới. Từ ngày có công nghệ phân hóa học ra đời, năng
suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta được tăng lên rõ rệt. Trong
những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (1960 – 1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ
tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên
164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hóa học tăng lên là 242%.
Tại Ấn Độ phân bón đã góp phần làm tăng tổng sản lượng ngũ cốc từ 1%
(1950) lên đến 58% (1995). Theo đánh giá của M.Velayuttham, mức đóng góp
vào sản lượng lương thực gia tăng của phân bón là 60%.[17]
Theo Viện Lúa Quốc tế (IRRI), Ủy ban Lúa gạo Quốc tế (IRC), Viện
nghiên cứu Nông hóa Mỹ khẳng định: gần 50% năng suất lúa là do tác động của
phân bón, còn hơn 50% kia là do yếu tố khác như thuốc trừ sâu, giống mới, thủy
lợi đầy đủ.[21]
*Phân bón và chất lượng nông sản
Các loại phân bón đều có vai trò trong việc tăng năng suất cây trồng và
chất lượng nông sản, cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và phân bón tạo nên
chất lượng sản phẩm. Đảm bảo bón phân cân đối hợp lý cho cây trồng sẽ làm
tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, ngược lại khi cây thiếu dinh
dưỡng ta bón phân không hợp lý hoặc không đúng yêu cầu của cây sẽ làm giảm
năng suất và chất lượng nông sản của cây.
Vai trò của các loại phân bón được GS Bùi Đình Dinh, GS Võ Minh Kha,
GS Đỗ Ánh tổng hợp như sau:
- Phân đạm có vai trò trong cấu tạo protit là cơ sở của sự sống. Thiếu đạm
cây sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển mầm non, lá nhỏ, quang hợp
yếu, ra hoa kết quả muộn, năng suất yếu.
- Phân lân tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, phân
hoa, đậu quả, đồng thời tăng cường sự vận chuyển đường và bột tích lũy về dạng
hoạt động. Lân tăng cường khả năng chống lạnh, nóng cho cây trồng giúp cây
chịu được đất chua hoặc kiềm.
- Phân kali xúc tác quá trình quang hợp hình thành hợp chất đường, bột
trong cây, quá trình tạo protit hình thành tế bào mới, giúp cây trồng khắc phục
trạng thái thiếu ánh sáng. Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đông kết
của dịch tế bào khi gặp lạnh, nhờ đó giúp cây trồng chịu lạnh, nóng, tạo mô
chống đỡ cho cây cứng, tạo khả năng chống bệnh, 60 loại men trong cây trồng
cần kali để hoạt động.[19]
Khi thiếu S thì khả năng hình thành protit bị giảm, làm hàm lượng các
chất đạm hòa tan trong cây tăng lên. B là nguyên tố ảnh hưởng đến nhiều chất
lượng sản phẩm. Nếu thiếu B thì bắp cải rỗng ruột, củ cải xốp ở giữa; bắp cải, cà
rốt, cà tím, cần tây bị nẻ cuống; lá hạt cây ngũ cốc bị lép nhiều do bị nấm và vi
khuẩn phá hại.
Chất lượng nông sản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người, chất
lượng thức ăn kém, thiếu vitamin, thiếu các nguyên tố vi lượng làm cho người
và động vật dễ mắc các bệnh suy dưỡng, thiếu máu, vô sinh...
2.1.3. Ảnh hƣởng của phân bón đến môi trƣờng và con ngƣời
* Ảnh hưởng đến môi trường
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường
phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng
được hoặc do bón không đúng cách.
Phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất
đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu
không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những
tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường
sống.
Ảnh hưởng tới khí quyển: Khi bón phân vào môi trường đất, chỉ một phần
được cây trồng sử dụng, phần còn lại chúng tích lũy trong môi trường nước, đất
hoặc bay hơi vào khí quyển. Theo Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý riêng khí
metan, hàng năm thế giới thải ra khoảng 250 triệu tấn, trong đó các hoạt động
nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 40 – 46%, ngoài ra trong quá trình sản xuất
phân bón làm phát thải ra một lượng lớn các khí thải (NH 4, CH4,CO2 ,…), hệ
quả của nó là tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, quá trình được minh họa bằng
các phương trình:[16]
CO + O3
CO2 + O2
NO + O3
NO2 + O2
CH4 +O2
CO2 + H2O
Nhiễm bẩn nitrat: Sử dụng các loại phân đạm khác nhau chính là nguyên
nhân sản sinh ra NO3-, nguồn phân đạm hóa học được sử dụng cây trồng chỉ hấp
thu khoảng 50% còn lại nó đi vào môi trường đất, nước, không khí. Trong môi
trường đất, do keo đất là keo âm nên NO3- linh động dễ thấm sâu vào lòng đất,
gây nhiễm bẩn NO3- tầng nước ngầm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người.[16][13]
Sự tích lũy photpho, kali: Lân khi bón vào đất chủ yếu tồn tại ở dạng khó
tan, liên kết chặt chẽ với Fe, Al… chỉ một phần cây trồng sử dụng, một phần bị
rửa trôi theo dòng nước. Ở những vùng ngập nước dư thừa lân, đạm, cùng với sự
sinh trưởng, phát triển của rong tảo sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa dinh dưỡng,
giảm oxi hòa tan, gây ra hiện tượng phú dưỡng.[13]
Kali bón vào đất thường linh động hơn, việc dư thừa kali trong môi
trường làm thay đổi tính chất của keo đất, ion K+ thay thế Ca+ làm tính bền keo
đất giảm, có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của đất, dẫn đến dễ bị rửa trôi, khả
năng cung cấp nước từ đất kém đi, khả năng chống hạn kém, khả năng cung cấp
dinh dưỡng từ đất cũng kém đi.[16]
Tích lũy kim loại nặng trong môi trường: Các loại phân hóa học được sản
xuất từ nguyên liệu chính là từ các quặng (apatit, photphorit, pyrit,…), các
nguyên liệu này đều chứa một lượng nhỏ nhất định các kim loại nặng, khi bón
phân các kim loại này tích đọng trong môi trường, trong các sản phẩm gây hại
cho con người và tới môi trường[16]. Cũng theo, Huỳnh Thanh Hùng và cộng sự
thì phân chuồng có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp là một trong những nguyên
nhân làm tích lũy kim loại nặng trong đất.
Nhiễm bẩn do phân hữu cơ: Khi bón phân hữu cơ làm cho đất giàu mùn,
trước khi bón nếu phân không được ủ hoai mục thì sẽ gây ra ô nhiễm môi
trường: Sự hòa tan chất hữu cơ làm cho nước có màu, cản trở sự hấp thụ năng
lượng mặt trời, quá trình phân giải hợp chất hữu cơ làm thải ra các khí CH 4, NO,
CO, SO2, H2S và nhiều chất độc hữu cơ như: hợp chất hữu cơ clo hóa, methanol,
phenol… các chất này đã gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường sinh thái. Phân
bón hữu cơ dùng chủ yếu là phân chuồng, bã thải vệ sinh… mang theo một
lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh gây hại cho môi trường và sức khỏe con
người.[14]
* Ảnh hưởng đến con người
Theo các chuyên gia của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
(IPCC), sử dụng phân khoáng đặc biệt là phân lân lâu dài với lượng lớn cho cây
trồng, có thể dẫn đến làm tăng hàm lượng độc tố Cd trong đất, khi đi vào trong
sản phẩm gây tác động xấu đến sức khỏe con người.[20]
Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ
và phospho theo nước xả xuống các thủy vực, đạm dư thừa bị chuyển thành
dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các
động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước
(Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông
qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại
rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu
trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng
muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt
là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần
đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử
dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban
châu Âu quy định mức tối đa của NO3-trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45
mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO 2- ảnh
hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin
và ung thư tiềm tàng. Theo Tạ Thị Thu Cúc khi bón phân đạm từ 210kg/ha trở
lên thì tồn dư NO3- trong bắp cải từ 680 – 820mg/kg. Cùng với đó kết quả
nghiên cứu của Bùi Cách Tuyến và cộng sự (1998), khi bón đạm cho bắp cải lần
cuối đến lúc thu hoạch cách nhau 20 ngày là an toàn, nếu thời gian cách ly sản
phẩm từ 8 – 15 ngày thì tồn dư NO3- cao (632 – 700mg/kg). Vì thế bón phân cân
đối, hợp lý là yêu cầu quan trọng đảm bảo an toàn cho môi trường và đặc biệt là
sức khỏe của con người[27].
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các
sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất
này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo
thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều
Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ
nữ.
Phân hữu cơ thường là phân chuồng, phân bồn vệ sinh, nó chứa lượng lớn
các VSV gây bệnh, khi bón nó tồn dư trong nông sản, con người sử dụng sẽ rất
có hại cho sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe, trước khi bón cần ủ phân để tiêu diệt
các mầm bệnh trong phân, giúp giảm tác hại đến sức khỏe con người.
2.1.4. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
2.1.4.1. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên Thế Giới
Phân bón hóa học (PBHH) phổ biến được sử dụng trên thế giới là
đạm, lân, kali. Các dạng của phân đạm là: Urê, Amonisunphat. Dạng chủ yếu
của lân là Supephotphat (đơn và kép), Tecmophosphat, Phosphorit. Phân kali
chủ yếu là 2 dạng: Kaliclorua và Kalisunphat. Phân bón, đặc biệt là đạm, lân,
kali được chế biến là một yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố dinh dưỡng
nhằm tăng năng suất cây trồng. Để nuôi sống 6 - 7 tỷ người, sản lượng lương
thực phải được gia tăng và làm được điều đó phải dựa vào phân bón.
Ngày nay với công nghệ tiến bộ nhiều sản phẩm phân bón ra đời, làm cho
thị trường phân bón biến động không ngừng cả về chủng loại cũng như giá cả,
năm 2010 giá phân bón có xu hướng tăng nhanh, nó ảnh hưởng không nhỏ đến
mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, với sự ra đời của phân vi
sinh mục đích là giảm tác hại đến môi trường và con người, nhưng phân hóa học
vẫn là sự lựa chọn không thể thiếu trong nông nghiệp.
Theo FAO, IFA trên thế giới lượng sử dụng phân bón cứ tăng dần, từ năm
1991 so với năm 2010 phân đạm ure tăng 18 lần, phân chứa lân tăng 8,5 lần,
phân kali tăng 7,5 lần, phân hữu cơ chế biến công nghiệp tăng 3,5 lần.[29]
Viện Lúa quốc tế (IRRI), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) và Ban lúa
gạo quốc tế (IRC) tổng kết nếu bón phân bón đồng bộ, cân đối hợp lý thì phân
bón có thể cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ 35-40%. Trong khi khoa
học lai tạo giống mới cây trồng tối đa cũng chỉ đạt trên 10%.[29]
Năm 1995, Hội nghị phân bón quốc tế ở Italia nhiều nhà khoa học đề nghị
cần thay thế dần phân bón vô cơ (phân đơn) bằng phân hữu cơ. Đây là hướng
đúng nhưng những năm gần đây thực hiện chưa được bao nhiêu.
Từ nhiều năm qua của các thập kỷ trước, thế giới đã sản xuất phân bón
truyền thống chủ yếu phân hóa học (vô cơ) Ure, SA, kali, MOP, DAP... ít quan
tâm đến phân hữu cơ, đặc biệt chưa phát triển phân bón công nghệ cao, phân
hữu cơ...
Sau những năm 2000 đến nay đã chuyển biến thành xu thế phát triển phân
bón công nghệ cao hỗn hợp chất lượng cao, phân hữu cơ và phân bón chuyên
dùng. Hội nghị phân bón quốc tế tại Paris, nhiều tài liệu Mỹ, Trung Quốc, Đức,
Nhật, Nam Triều Tiên, Ấn Độ... cho thấy các nước đã chuyển biến mạnh dùng
công nghệ cao sản xuất phân hỗn hợp chất lượng cao, phân hữu cơ công nghệ
cao và phân chuyên dùng chiếm bình quân từ 20-25%, có nước cao hơn 30-35%
như Mỹ, Úc, Đức[29]...
Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế (IFA) thì dự báo các mức
nhu cầuphân bón trong năm 2012/2013 hiện nay mang tính suy đoán cao do bối
cảnh kinh tế suy giảm ở nhiều nước phát triển. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa nông
nghiệp toàn cầu vẫn còn hấp dẫn, do nước Mỹ vừa có một vụ thu hoạch thất
vọng và do nhu cầu mạnh mẽ về thực phẩm, nhiên liệu và thức ăn chăn nuôi trên
toàn thế giới. Vì vậy, nhu cầu phân bón toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng khoảng
2,3% đạt mức 182,2 triệu tấn vào năm 2012. Nhưng IFA cũng lưu ý rằng, có
những nguy cơ tiêu cực của sự suy thoái kinh tế thế giới có thể tác động đến nhu
cầu phân bón trong nửa đầu năm 2012.[30]
Dự báo, công suất urê toàn cầu sẽ tăng 46,8 triệu tấn trong thời gian 2008
- 2013, đạt 210,3 triệu tấn trong năm 2013. Trong khi đó, tiêu thụ urê dự kiến sẽ
tăng trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, từ mức tổng cộng 146
triệu tấn năm 2008 lên đến 174,5 triệu tấn năm 2013, với tốc độ 3,7%/năm.
Cung cầu urê trong thời gian 2010 - 2011 tương đối cân bằng nhưng từ năm
2012 sẽ chuyển sang dư thừa ngày càng tăng.[31].
Dự báo, công suất quặng phốtphat trên thế giới năm 2013 sẽ đạt 248 triệu
tấn, tăng 30% so với năm 2008. Nguồn cung axit phốtphoric toàn cầu (tính theo
P2O5) ước đạt 38,2 triệu tấn năm 2008, 39,8 triệu tấn năm 2009 và sẽ tăng đến
47 triệu tấn vào năm 2013. Trong khi đó, tổng nhu cầu axit phốtphoric toàn cầu
dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,5%/năm, đạt 44 triệu tấn vào năm 2013. Vì
vậy, trong thời gian 2009 - 2013 cung cầu axit phốtphoric toàn cầu sẽ có mức dư
thừa 3,0 - 3,8 triệu tấn/năm. Đến năm 2013, có thể sẽ có dư thừa khoảng 7%
nguồn cung.[31].
Nguồn cung phân kali trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 38 triệu tấn K 2O
năm 2009 lên đến 47 triệu tấn K2O năm 2013, với tốc độ tăng trưởng 5,9%/
năm. Nhưng phần lớn mức tăng này sẽ chỉ được thực hiện sau năm 2011. Nhu
cầu toàn cầu về phân kali ước đạt 28,4 triệu tấn năm 2008, 28,5 triệu tấn năm
2009 và dự kiến đến năm 2013 sẽ đạt 35 triệu tấn, tăng trung bình 5,6%/
năm.[31].
Trong 5 năm tới, cán cân cung cầu phân kali sẽ có tình trạng dư thừa,
trước mắt do nhu cầu giảm cho đến năm 2011. Từ năm 2011, tuy nhu cầu sẽ
tăng trở lại nhưng đồng thời các nhà máy mới cũng sẽ tăng cường cung cấp sản
phẩm ra thị trường. Vì vậy, sau năm 2011 cán cân cung cầu phân kali vẫn sẽ có
mức dư thừa ngày càng tăng, có thể lên đến 25% tổng nguồn cung thế giới vào
năm 2013.[31]
2.1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón tại Việt Nam
Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%,
nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Theo tính toán, lượng phân vô cơ
sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng
N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng
sử dụng của năm 1985. Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng
khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.
Bảng 2.1:Lƣợng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm
N
P2O5
K2O
NPK
N+PO5+K2O
1985
342,3
91,0
35,9
54,8
469,2
1990
425,4
105,7
29,2
62,3
560,3
1995
831,7
322,0
88,0
116,6
1223,7
2000
1332,0
501,0
450,0
180,0
2283,0
2005
1155,1
554,1
354,4
115,9
2063,6
2007
1357,5
551,2
516,5
179,7
2425,2
Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy
tỷ lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công
nghiệp lâu năm chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồng
khác. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón
sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao
nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kgNPK/ha (Trương Hợp Tác,2009)[27]
2.2.Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật
2.2.1. Khái niệm và vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật
*Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và
nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực
vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác
nhân khác[26].
Theo Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý: thuốc BVTV bao gồm các loại
thuốc trừ sâu (Insecticides), thuốc trừ bệnh (gồm thuốc trừ vi khuẩn –
Bactericides và thuốc trừ nấm – Fungicides) thuốc trừ cỏ( Herbicides), thuốc trừ
côn trùng; gặm nhấm (Radicides) và một số loại thuốc khác[16]. Ngoài ra, có
thể chia thuốc BVTV theo nguồn gốc của chúng: Thuốc có nguồn gốc thảo mộc,
thuốc có nguồn gốc vô cơ, thuốc có nguồn gốc hữu cơ. Trên thế giới ngày nay
có khoảng 900 – 1000 loại thuốc BVTV chính, với khoảng 5000 chế phẩm, dẫn
xuất khác nhau[16].
Để sử dụng thuốc BVTV được hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu
đúng và thực hiện đúng nguyên tắc bốn đúng:
• Đúng thuốc
• Đúng lúc
• Đúng nồng độ liều lượng
• Đúng cách
Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu đáo
mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh. Phải kết
hợp hài hòa giữa biện pháp hóa học với các biện pháp BVTV khác trong hệ
thống phòng trừ tổng hợp.
* Vai trò của thuốc BVTV
Thuốc BVTVcùng với phân bón là những công cụ đắc lực trong sản xuất
nông nghiệp. BVTV có vị trí quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Khi
nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh sản xuất hang hóa thì vai trò
của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV càng trở lên
quan trọng. Thuốc BVTV góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu
bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm năng
suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho người sản xuất, đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm.
Nghiên cứu của Viện Lúa quốc tế (IRRI) từ năm 1964 – 1971, qua thí
nghiệm sử dụng thuốc BVTV, năng suất lúa đã bội thu 2,7 tấn/ha[20]. Vào năm
1971, tại Mỹ nếu không dùng thuốc BVTV thì sản lượng rau quả giảm 50%
(theo Naishfain, 1971). Ở Việt Nam do có đóng góp của thuốc BVTV mà năng
suất các loại cây trồng ngày càng tăng, đặc biệt là đối với lúa. Nhưng cũng phải
nói đến mặt trái của nó, thuốc BVTV nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe con người, bởi đặc tính tồn dư trong đất, nước
của hóa chất này[16]
2.2.2. Phân loại và đặc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật thông
dụng hiện nay
Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân
loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại
theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có
nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau:
* Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ chuột
*Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy
trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối
thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn
tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc
thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi
trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng
rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao,
khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này
dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra
để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh
trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự
phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang
tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người
và môi trường[26].
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít
độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
Bảng 2.2: Phân loại nhóm thuốc theo độc cấp tính của thuốc
Phân nhóm
Nhóm I: Rất độc
Ký hiệu
Chữ đen trên dải đỏ
Biểu tƣợng
Đầu lâu xương chéo
trên nền trắng
Nhóm II: Độc trung bình
Chữ đen trên dải Chữ thập đen trên nền
vàng
Nhóm III: ít độc
Chữ đen trên dải Vạch đen không liên
xanh nước biển
Nhóm IV: Rất ít độc
trắng
tục trên nền trắng
Chữ đen trên dải
xanh lá cây
Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2012
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm
từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Bảng 2.3: Các dạng thuốc BVTV
Dạng
thuốc
Nhũ dầu
Dung dịch
Chữ viết tắt
ND, EC
DD, SL, L,
AS
Thí dụ
Ghi chú
Tilt 250 ND,
Thuốc ở thể lỏng, trong
Basudin 40 EC,
suốt.
DC-Trons Plus 98.8 EC
Dễ bắt lửa cháy nổ
Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,
Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,
không chứa chất hóa sữa
Bột hòa
BTN, BHN, Viappla 10 BTN,
Dạng bột mịn, phân tán
nước
WP, DF,
trong nước thành dung
Vialphos 80 BHN,
WDG, SP
Copper-zinc 85 WP,
dịch huyền phù
Padan 95 SP
Huyền phù HP, FL, SC
Hạt
H, G, GR
Viên
P
Thuốc phun
bột
BR, D
Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC
Basudin 10 H,
Regent 0.3 G
Lắc đều trước khi sử dụng
Chủ yếu rãi vào đất
Orthene 97 Pellet,
Chủ yếu rãi vào đất, làm
Deadline 4% Pellet
bả mồi.
Karphos 2 D
Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rắc trực tiếp
Nguồn : Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2012
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble
Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
2.2.3. Ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời
Sự lạm dụng HCBVTV, tình trạng dùng HCBVTV sai kỹ thuật ở khắp
nơi đã để lại hậu quả xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
*Ảnh hưởng đến môi trường
Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn lưu HCBVTV trong đất,
nước, không khí, trong cây trồng và cả trong thực phẩm, hậu quả đã ảnh hưởng
xấu đến động vật đặc biệt là con người.
Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi HCBVTV dễ bay hơi, thậm chí
không bay hơi như DDT sẽ bay hơi rất nhanh vào không khí trong điều kiện khí
hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90% HCBVTV phốt pho hữu
cơ có thể bay hơi nhanh hơn. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất là trong quá
trình phun thuốc. Tuy nhiên theo Ewards có rất ít bằng chứng về tiếp xúc với
HCBVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người
trừ những nơi mà HCBVTV được sử dụng trong những khu vực bị quây kín,
thông khí không được thông thoáng [10].
Trong đất có tới 50% lượng HCBVTV được phun để bảo vệ mùa màng
hoặc được sử dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí và dải trên mặt đất. Một
vài HCBVTV như clo hữu cơ có thể tồn tại trong đất nhiều năm mặc dù là một
lượng lớn HCBVTV đã bay hơi. Theo Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng nghiên cứu
dư lượng HCBVTV trong đất tại Dắk Lắk thấy trong đất canh tác các loại có
chứa dư lượng HCBVTV chung là 62,22 % số mẫu và 44,44 % mẫu có dư lượng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0 % số mẫu có dư lượng
HCBVTV và 33,33 % số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất
trồng rau, màu 66,66 % số mẫu có dư lượng HCBVTV và 60,0 % mẫu có dư
lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng lúa 60,0 % số mẫu có dư lượng
HCBVTV và 40,0 % mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép [7].
Nước có thể bị ô nhiễm bởi việc đổ các HCBVTV thừa sau khi phun
xong. Đổ nước rửa dụng cụ sau khi phun xuống hồ ao. Cây trồng được phun
HCBVTV ở ngay cạnh mép nước, sự rò rỉ, xói mòn từ đất đã xử lý bằng
HCBVTV hoặc HCBVTV rơi xuống từ không khí bị ô nhiễm. Sử dụng
HCBVTV cho xuống các sông hồ để giết cá và vớt cá để ăn. Nghiên cứu của
Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng dư lượng HCBVTV tại Dắk Lắk chung là 58,33%
số mẫu và 20,0% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước giếng
đào có 60,0 % số mẫu có dư lượng HCBVTV và 20,0 % mẫu có dư lượng vượt
quá tiêu chuẩn cho phép. Nước hồ thủy lợi 53,33 % số mẫu có dư lưọng
HCBVTV và 26,66 % mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước
ruộng có 66,66% số mẫu có dư lượng HCBVTV và 33,33% vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Nước sông, suối có 53,33% số mẫu có dư lượng HCBVTV và không
có mẫu nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép [7].
Trong thực phẩm và nông sản, nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và
CS, dư lượng HCBVTV trên chè cho thấy 13/13 mẫu chè khô có dư lượng cao
gấp 2 4,5 lần so với tiêu chuẩn của FAO [23]. Các kết quả nghiên cứu của Cục
Bảo vệ thực vật liên tục trong 4 năm từ năm 2000 - 2004 cho thấy có 29,4%
37,3% mẫu rau muống có dư lượng HCBVTV nhưng chỉ có 2,8% đến 8,5% là
có mức lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong rau cải còn tồn dư HCBVTV cao
hơn từ 38,2% đến 63,9%. Trong nhóm đậu đỗ tỷ lệ nhiễm HCBVTV từ 30,6% 51,5%; trong chè khô tìm thấy dư lượng HCBVTV tồn tại giảm dần theo các
năm từ 67,1% giảm xuống còn 40%.
Theo Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý, hóa chất BVTV tồn tại trong
đất ở trạng thái di động và thấm sâu. Tính di động của nó chịu ảnh hưởng lớn
nhất của nước và lực dòng chảy của nước, khả năng di động của nó được quyết
định bởi độ tan, độ hấp phụ trong keo đất, cường độ hấp phụ, vận tốc hấp phụ
của đất với nhóm thuốc BVTV. Khả năng thấm sâu của hóa chất BVTV phụ
thuộc vào nước, lực thấm sâu của dòng nước, tính linh động của hóa chất
BVTV.
Bảng 2.4: Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất
Hóa chất BVTV
Thời gian tồn lƣu trong đất
(tuần)
Clodan
300
DDT
200
Dieldrin
150
Heptaclo, Aldrin
90
Simazin
80
Antrazin
40
2,3,6 – TBA
43
2,4D
3
Barban
1
(Nguồn: hóa môi trường – Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý,2006)[16]
Trên thực tế hiện tượng sử dụng HCBVTV không theo chỉ dẫn ở nhiều
nơi hiện nay đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kếtquả
định lượng HCBVTV ở một số địa phương cho thấy dư lượng HCBVTV trong
đất, nước và thực phẩm đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng[12]. Chính
vì vậy nhiễm độc HCBVTV đang là vấn đề đáng lưu tâm trong công tác bảo vệ
và chăm sc sức khoẻ người lao động nông nghiệp.
*Ảnh hưởng đến con người
Sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp với nồng độ cao, số
lượng lớn, thời gian cách ly không đảm bảo, làm cho dư lượng thuốc trong sản
phẩm lớn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Theo Cục Y tế dự
phòng và Môi trường (Bộ Y Tế) cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện đã tiếp
nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc BVTV, trong đó đã có 138 trường hợp
tử vong do nhiễm độc quá nặng.[24]
Nhiễm độc cấp thường gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt
do thức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự
tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV.
Các ảnh hưởng mạn tính do sự tiếp xúc với HCBVTV với liều lượng nhỏ
trong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các
nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa
HCBVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang,
thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non,vô sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hưởng
chất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thương
chức năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da.
Việt Nam có nhiều nghiên cứu về KAP của người tiếp xúc HCBVTV.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kiến thức, thực hành của người sử dụng
HCBVTV rất kém, theo Phạm Bích Ngân và CS nguyên nhân chính dẫn tới các
triệu chứng nhiễm độc chủ yếu là do: không mang trang bị phòng hộ 89,5 %,
hoá chất dính vào da khi pha 75,5 %, do bình phun bị rò rỉ 35,0 % và phun
không đúng theo kỹ thuật 54,7 %, do phun với liều lượng cao và sử dụng một
số loại thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng [22].
Chương trình VTN/OCH, cho thấy trong tổng số 1988 người trực tiếp
phun HCBVTV ở 4 tỉnh, những yếu tố nguy cơ được phát hiện là: 86,3% phun
nhiều lần trong ngày, 70% phun khi trời nắng, 64,6% phun trộn nhiều loại hoá
chất, 44% pha thuốc đậm đặc hơn, 57% pha trộn thuốc bằng tay, 48,9% không
che miệng, 37,6% mặc quần cộc phun thuốc, 43% không bảo vệ mắt, 41% bị
dính HCBVTV vào người, 48,9 % phun ngược gió, 21% bình phun bị rò rỉ,
21,7% lắp bình phun không kín, 91% quần áo bị thấm ướt, 35% hút thuốc khi
phun [3].
Nghiên cứu của Phạm Huy Dũng, Nguyễn Văn Thường về KAP của
những người sử dụng HCBVTV trong 1400 hộ, kết quả cho thấy kiến thức
VSATLĐ của người sử dụng rất thấp, người phun HCBVTV rất coi thường việc
tiếp xúc với chất độc: pha thuốc bằng tay không 57,0%, cơ thể tiếp xúc với
HCBVTV 41%, phun thuốc nhiều lần trong ngày 86,3%.... Một số nghiên cứu
đã chỉ ra phụ nữ và trẻ em là đối tượng tiếp xúc nhiều với HCBVTV, kết quả từ
điều tra 100 hộ thuần nông ở xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho
thấy: phụ nữ tiếp xúc với HCBTV nhiều hơn nam giới, phụ nữ phải tiếp xúc với
HCBVTV 2 tiếng/ngày nhiều gấp 2 lần nam giới và 3 tiếng/ngày nhiều gấp 3 lần
nam giới.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà có 58,82% phụ nữ trực tiếp đi phun
HCBVTV [8]. Có 90% phụ nữ có thai dưới 3 tháng vẫn đi phun HCBVTV,
chính vì vậy tỷ lệ sảy thai tăng cao ở phụ nữ tiếp xúc với HCBVTV. Trong số
579 phụ nữ tiếp xúc với HCBVTV có 29 người bị sảy thai chiếm tỷ lệ 3,8%.
Thực tế với số lượng HCBVTV sử dụng ngày càng tăng cùng với việc sử
dụng không tuân thủ nguyên tắc VSATLĐ, thiếu hiểu biết, thái độ coi thường
chất độc và thực hành kém đã và sẽ còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây
nhiễm độc cho người và vật nuôi.
2.2.4. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt
Nam
2.2.4.1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn
trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các
loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã bt sử dụng các
loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [10]. Giữa thế kỷ
XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết
xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [25]. Cuối thế kỷ XIX các HCBVTV đã
được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò
đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi vai
trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm thuỷ ngân
hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưu huỳnh
rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm 1924 [9].
Hàng loạt HCBVTV ra đời sau đó: hợp chất phốt pho hữu cơ đã được phát minh
năm 1942 [10], clo hữu cơ (1940-1950); các hoá chất lân hữu cơ, các hoá chất
cacbamat (1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm 1995 chất diệt
cỏ carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá học bị khai thác ở
mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra
cho con người và môi trường được phát hiện [9].
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất
xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồn. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi,
không dám dùng HCBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cn loại bỏ
không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp [9]. Chính vì điều này các
nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với
môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hoá chất trừ
cỏ mới; các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp; các HCBVTV bệnh có nguồn
gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và
cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm
mà còn liên tục tăng lên [9].
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm
hơn, vai trò của biện pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV
cũng bớt dần [9], do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây
trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã
có một chiến lược mới về công thức hoá học và các phươngpháp sử dụng. Nhiều
loại hoá chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với
dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời [24]. Sự phát triển mới này đã tạo
ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV.
Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới
sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3
triệu tấn mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537
loại HCBVTV [1]. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và
sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành
công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy
sản xuất lớn, nhỏ [6]. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng
nhanh năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn.
Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV
toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ. TrungQuốc
đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu
lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc
tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2
tỷ USD [6].
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân
tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp
đôi, 75% diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng
HCBVTV [6]. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu
Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty