Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.51 KB, 23 trang )

1

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Improving the quality of vocational training in vocational colleges of Ha Noi City
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 104 tr. +


Nguyễn Thị Kim Thu

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chinh trị; Mã số: 60 3 101
Người hướng dẫn: PGS.TS Phí Mạnh Hồng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, các thước đo xác định nguồn
nhân lực chất lượng cao, vấn đề đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nghề. Làm rõ vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Hà
Nội từ đó làm rõ những điểm mạnh, yếu của công tác đào tạo nghề trong những năm gần
đây. Đề xuất một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian tới.

Keywords: Kinh tế chính trị; Đào tạo nghề; Nguồn nhân lực; Trường Cao đẳng nghề Hà Nội

Content
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Đặc
biệt trong những năm gần đây, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và
công tác đào tạo nghề nói riêng có vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần đẩy mạnh nhanh sự


nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ở Việt Nam có rất nhiều trường dạy nghề đang thực hiện đào tạo nghề với quy mô tương
đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những cơ hội
phát triển, đào tạo nghề đã và đang đứng trước những thách thức mới, bộc lộ nhiều hạn chế, đó là
chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề còn thấp, bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Thực tế những năm qua hầu hết các trường dạy nghề đặc biệt ở các trường
cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội chưa thực sự chú trọng đến đầu ra của đào tạo nghề mà chỉ cốt
sao cho tuyển sinh được nhiều. Rất nhiều người sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề vẫn không
đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc thường ít vận dụng được những gì sau khi học hay muốn
làm việc được thì phải chấp nhận qua quá trình “đào tạo lại”. Điều này gây lãng phí rất nhiều về
tiền của và thời gian đối với người học. Những hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
song nguyên nhân cơ bản chính là xuất phát từ chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, việc phân tích
đánh giá thực trạng đào tạo nghề nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng
2

dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với lý do
đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2/ Tình hình nghiên cứu
Đào tạo nghề là vấn đề đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và
những người hoạch định chính sách. Đã có nhiều công trình khoa học, các hội thảo khoa học, các
luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà khoa học không chỉ trong nước mà còn trên thế giới nghiên
cứu về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ở nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau. Như
ở CHLB Đức, nhà giáo dục Heinrich Abel vào năm 1964 đã nghiên cứu vấn đề “kết hợp đào tạo
tại trường và doanh nghiệp sản xuất” đã đưa ra khái niệm “đào tạo kép” (Dual System), ông nhấn
mạnh đào tạo người lao động không chỉ được dạy ở trường mà còn phải liên kết với các doanh
nghiệp sản xuất để đào tạo mới đem lại hiệu quả cao. Ở Pháp, nơi có nền giáo dục phát triển cao,
cũng áp dụng việc kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất, Viện IFABTP (Viện đào
tạo luân phiên về xây dựng và công trình công cộng) đã đưa ra mô hình đào tạo “luân phiên”. Ở
Trung Quốc, hướng các trường dạy nghề phải gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

Ở Indonexia đưa ra hệ thống đào tạo song hành được thực hiện bởi trường dạy nghề và các doanh
nghiệp sản xuất nhằm làm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ở Ấn Độ, Chính phủ đã thực hiện
“Dự án đường tròn chất lượng” cũng nhằm để tạo ra đội ngũ NNL có chất lượng cao. Còn ở Việt
Nam cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo
nghề. Tuy nhiên các công trình đó chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của đào tạo nghề ở nước
ta trong những năm gần đây nói chung và thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trên
địa bàn Hà Nội nói riêng, do vậy những giải pháp đề xuất còn chưa cụ thể.
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà
Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
đào tạo nghề này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, các thước đo xác định nguồn nhân lực
chất lượng cao, vấn đề đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
- Làm rõ vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội
từ đó làm rõ những điểm mạnh, yếu của công tác đào tạo nghề trong những năm gần đây
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian tới


3

4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và vai trò của
đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực của nước ta.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nghề trong những năm qua; Phạm vi không gian

nghiên cứu: Khảo sát một số trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội; Về nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chủ yếu như: vai trò của đào tạo nghề trong sự phát triển nguồn
nhân lực nước ta, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, các chính sách của Nhà nước
liên quan đến đào tạo nghề. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào
tạo nghề.
5/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở phương pháp
duy vật biện chứng. Ngoài những phương pháp đã sử dụng, luận văn thiên về phương pháp đối
chiếu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn.
6/ Đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội
- Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề ở
thành phố Hà Nội trong thời gian tới
7/ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo nghề - Một số khía cạnh chung
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các trường
cao đẳng nghề Hà Nội

Chương 1:
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ -
MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHUNG
1.1 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
NNL là nguồn lực trực tiếp được sử dụng cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các
nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là toàn bộ các cá
nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được
huy động vào quá trình lao động.


4

1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
NNLCLC là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có
kĩ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công
nghệ sản xuất; có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức,
những kĩ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao.
1.1.1.3 Thước đo xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ nhất: Thước đo về thể lực của nguồn nhân lực
Nói đến thể lực của NNL tức là nói đến tình trạng sức khỏe của NNL. Tình trạng sức khỏe
của NNL được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: chiều cao, cân
nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể chất của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế -
xã hội, vào quá trình phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi
quốc gia
Thứ hai: Thước đo về trí lực của nguồn nhân lực
Trí lực của NNL biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động
nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình
của một người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề
(kỹ năng, kỹ xảo…) của người lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất,
chất lượng hiệu quả của người lao động…
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại
1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang phát triển
Một là: NNLCLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
- xã hội
NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt
nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng
chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì

vậy, con người với tư cách là NNL, chính là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản
xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu để tiếp cận và phát triển nền
kinh tế tri thức.
Xu thế hình thành nền kinh tế tri thức là một xu thế mới của thời đại trong thế kỷ XXI. Bất
kì quốc gia nào muốn hình thành nền kinh tế tri thức, trước tiên phải hiểu và nắm bắt được một
cách chính xác đặc trưng và bản chất của nền kinh tế tri thức. Đối với các quốc gia đang phát
triển, nơi mà trình độ nhận thức và tư duy của đại bộ phận NNL còn bị hạn chế bởi chính những
giới hạn thấp của trình độ phát triển kinh tế đất nước thì việc có một lực lượng đủ khả năng đóng
5

vai trò tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức là điều kiện quan trọng hàng đầu để xây dựng nền
móng cho quá trình đó
Ba là: Đối với các nước đang phát triển NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rút
ngắn khoảng cách tụt hậu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn thì yếu tố quyết định chính
là có được đội ngũ NNLCLC.
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

Yếu tố phát triển kinh tế
Trình độ của nền kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng NNL bởi vì đó là cơ sở để xác
định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng
như của người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ
dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y
tế… Do đó mà sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội
của dân cư được nâng cao thì chất lượng NNL được cải thiện

Yếu tố chăm sóc sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất

và trí tuệ của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển đi cùng với sự nâng cao không ngừng
của chất lượng sống thì dinh dưỡng trở thành một yếu tố được quan tâm nhiều nhất
- Tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thế hệ của nguồn nhân lực. Chăm sóc y tế tác động đến chất
lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt: Thông qua chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức
khỏe trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, phòng bệnh tật… đảm bảo cho thế hệ nhân lực tương lai có thể
lực, tinh thần khỏe mạnh

Yếu tố giáo dục - đào tạo, trình độ chuyên môn kĩ thuật
Giáo dục và đào tạo đem lại những lợi ích to lớn lâu dài cho cá nhân và xã hội. Kinh
nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển đã chứng tỏ đầu tư giáo dục và đào tạo đem lại
tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội thường cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác

Chính sách của chính phủ
Vai trò của chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực quốc gia. Chính sách của chính phủ hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe chung nhân dân




6

1.2 Hoạt động đào tạo nghề và vai trò của nó trong việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao
1.2.1 Khái niệm nghề, đào tạo nghề
* Đào tạo: là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động.
* Nghề:

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Nghề là một hình thức phân công lao động đòi hỏi
kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định
* Đào tạo nghề:
Theo ILO, đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực
hiện tất cả những nhiệm vụ liên quan đến công việc và nghề nghiệp được giao.
1.2.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo nghề nói chung và các trường Cao đẳng
nghề nói riêng trong hệ thống Giáo dục – đào tạo
Vị trí và vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và hệ thống các trường cao đẳng
nghề nói riêng rất quan trọng. Bởi, giáo dục đào tạo đặc biệt là công tác đào tạo nghề đào tạo trực
triếp NNL cho xã hội. Đào tạo nghề nhằm giúp người học nghề có được các kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định. Đồng thời, qua dạy nghề người
học có được các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có được kỹ năng, kỹ xảo
sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động để có thể tự lựa chọn nghề
nghiệp trong tương lai.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
* Thứ nhất là nhận thức xã hội về đào tạo nghề
Nếu xã hội nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của người lao động, là
cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm
nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội để phát triển mạnh hơn
* Yếu tố thứ hai là mục tiêu của đào tạo nghề
Mục tiêu đào tạo nghề không chỉ tạo ra lực lượng lao động có nghề mà còn gắn chặt với
vấn đề việc làm cho người lao động sau khi học nghề, đó chính là hướng đi mới có thể đáp ứng
được nhu cầu của thị trường về lao động có tay nghề cao.
* Yếu tố thứ ba là đội ngũ giáo viên dạy nghề
Năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và đào tạo nghề,
học sinh nắm được lý thuyết và kỹ năng nhanh hay chậm phần lớn phụ thuộc vào năng lực giáo
viên dạy nghề…
*Yếu tố thứ tư là chương trình, nội dung đào tạo nghề
Chương trình và nội dung đào tạo nghề càng sát với mục tiêu đào tạo nghề đặt ra bao
nhiêu thì càng làm cho hiệu quả đào tạo người học càng cao bấy nhiêu

7

* Yếu tố thứ năm là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát
với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì người học nghề có thể thích ứng, vận dụng
nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu.
* Yếu tố thứ sáu là hoạt động học tập của người học nghề
Hoạt động học tập của người học nghề ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề,
người học nghề càng hăng say tích cực học tập càng dễ dàng thích ứng nhanh với những dự biến
đổi không ngừng của khoa học công nghệ, càng dễ dàng tiếp cận với những máy móc công nghệ
hiện đại
* Yếu tố thứ bảy là hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là nhiệm vụ không thể thiếu
trong công tác đào tạo nghề. Có kiểm tra mới đánh giá đúng chất lượng của người học nghề
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề
1.4.1 Công tác dạy nghề ở Cộng hòa Liên bang Đức
Ở Đức, trong thời gian thực tập nghề tại doanh nghiệp nếu người học nghề sản xuất ra
được sản phẩm sẽ được hưởng một khoản tiền lương căn cứ trên số sản phẩm mà người học đã
tham gia. Nguồn kinh phí chi cho giáo dục đào tạo nghề ở Đức được xác định rất rõ trong các
khoản thuế thu từ doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo. Còn đội ngũ giáo viên dạy nghề
yêu cầu phải tốt nghiệp đại học và phải qua làm việc thực tế tại xưởng 6 tháng và có thời gian
thực tế tại trường nơi sẽ tham gia giảng dạy là 5 tuần.
1.4.2 Công tác dạy nghề ở Nhật Bản
Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu tại Nhật Bản. Chương trình học
kiến thức thực hành nghề nghiệp phải được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính
thức trong quá trình làm việc. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi
thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học.

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI


2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt Nam
Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu dài, gắn liền với sự phát triển của
các làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp. Lịch sử công tác đào tạo nghề ở Việt Nam được chia
thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1969 – 1975: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành một số trường dạy nghề ở
miền Bắc. Tính đến hết năm học 1974 – 1975, miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề với quy mô
đào tạo hệ dài hạn lên đến 160.000 học sinh
8

- Giai đoạn 1975 – 1986: Trong giai đoạn này đào tạo nghề Việt Nam đã có những bước
tiến đáng kể: Hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật và hệ thống trung tâm dạy nghề ở các tỉnh,
quận, huyện trong phạm vi cả nước được hình thành…để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao
động theo phương châm: “Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề”.
Tính đến hết năm học 1985 – 1986 cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật, 298 trường dạy
nghề, 220 trung tâm dạy nghề với quy mô đào tạo dài hạn 113.000 học sinh.
- Giai đoạn 1986 – 1998: Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo được chú ý, chất lượng đào
tạo được nâng lên. Tính đến năm học 1997 – 1998, cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật dạy
nghề, 151 trường Dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề, quy mô đào tạo hệ dài hạn là 90.234 học
sinh. Điều nổi bật nhất trong giai đoạn này là đào tạo nghề ngắn hạn phát triển nhanh, đồng thời
xuất hiện xu hướng chuyển một số trường dạy nghề lên bậc Trung học Chuyên nghiệp
- Giai đoạn từ năm 2001 – 2010: Trong mười năm 2001 - 2010, công tác đào tạo nghề ở
Việt Nam đã phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
2.2 Thực trạng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng nghề Hà Nội
2.2.1 Thực trạng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố Hà Nội
2.2.1.1 Hệ thống các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Tính đến năm 2012 thành phố Hà Nội đã có 19 trường Cao đẳng nghề với quy mô và hình thức

đào tạo nghề phong phú.
2.2.1.2 Các nội dung trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội
* Về mục tiêu đào tạo:
Tất cả các trường cao đẳng nghề của thành phố Hà Nội khi tiến hành hệ thống đào tạo
nghề của mình đều tuân thủ theo mục tiêu đào tạo nghề của Luật Dạy nghề năm 2006 ban hành.
Mục tiêu đào tạo của các trường nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng
lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và
ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,
tác phong công nghiệp; có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
* Về nội dung chương trình đào tạo:
Căn cứ vào trình độ đào tạo, các khoá đào tạo của các nhà trường cao đẳng nghề Hà Nội
phân ra làm 3 loại: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Và căn cứ vào hình thức đào
tạo thì có 2 loại đào tạo là dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Nội dung dạy nghề ở
các trường cao đẳng nghề đều phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào
năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào
tạo của nghề. Nội dung chương trình đào tạo của các trường đều theo đúng quy định chuẩn của Bộ
9

Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Về giáo trình dạy nghề được áp dụng
đối với các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của
mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề. Đối với giáo viên dạy nghề ở các trường cao
đẳng nghề Hà Nội hầu hết giáo viên các trường đều tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn,
trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc II và một số giáo viên các trường có trình độ sau đại học.
Bảng 1: Số lượng GV các trường CĐN Hà Nội được chia theo trình độ
Số lượng GV các trường CĐN Hà Nội được chia theo trình độ
Tống
số
GV
Tiến


Tỷ lệ
Thạc

Tỷ lệ
Đại
học
Tỷ lệ
Cao
đẳng
Tỷ lệ
Trung
cấp
Tỷ lệ
2000
63
3,1%
570
28,5%
1558
77,9%
400
20%
42
2,1%

* Về quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Bảng 2: Số lượng học sinh đang theo học tại các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Đơn vị tính: Học sinh, sinh viên
Các trường CĐN

Số lượng học sinh đào tạo
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
CĐN Cơ điện Hà Nội
800
900
1100
1200
CĐN Điện
700
750
900
950
CĐN Phú Châu
450
500
600
650
CĐN Đường Sắt
400
450
500
535
CĐN kỹ thuật thiết bị y tế
450
500
600
650

CĐN Thăng Long
400
500
550
650
CĐN Trần Hưng Đạo
400
450
500
550
CĐN Bách Khoa
450
550
600
650

* Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên của các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ theo yêu cầu của
Điều 58 Luật Dạy nghề.
Bảng 3: Số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên tại một số trường cao đẳng
nghề Hà Nội
Đơn vị tính: người
CÁC TRƯỜNG
CĐN
Tổng
số
giáo
viên
Chia theo trình độ được đào tạo
Tiến sĩ

Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung
cấp
Khác
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ
SL
Tỷ
SL
Tỷ lệ
10


hữu
lệ
lệ
CĐN Cơ điện
Hà Nội
112
3
2,68
%

65
58,04
%
100
89,26
%
10
8,92
%
2
0,01
%
0
0 %
CĐN Điện
111
3
2,70
%
59
53,15
%
98
88,3
%
10
9,01
%
2
1,81

%
1
0,9%
CĐN Phú Châu
98
2
2,04
%
48
69,6%
69
70,41
%
20
20,4
1%
5
5,1
%
4
4,01
%
CĐN Đường Sắt
89
2
2,25
%
56
62,9%
65

73,03
%
20
22,4
7%
3
3,37
%
1
1,12
%
CĐN kỹ thuật
thiết bị y tế
97
2
2,06
%
78
80,41
%
89
91,76
%
6
6,19
%
2
2,06
0
0%

CĐN Thăng
Long
86
1
1,16
%
45
52,33
%
68
79,01
%
10
11,6
2%
6
6,98
%
2
2,33
%
CĐN Bách Khoa
93
2
0,02
%
48
51,61
%
87

93,6
%
6
6,45
%
2
2,15
%
2
2,15
%
CĐN Trần Hưng
Đạo
89
2
2,24
%
47
52,8%
64
71,9
%
25
28,0
8%
6
6,74
%
4
4,49

%

2.2.1.3 Chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng nghề Hà Nội (đánh giá có số liệu qua
khảo sát ý kiến nhận xét của các doanh nghiệp có sử dụng lao động được đào tạo)
* Đánh giá chất lượng kiến thức chuyên môn kỹ thuật của người lao động được đào tạo tại các
trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội
Bảng 4: Đánh giá của các doanh nghiệp Hà Nội về chất lượng kiến thức chuyên môn kỹ
thuật của người lao động được đào tạo
Đơn vị: %
Doanh nghiệp được
hỏi
ý kiến
Mức độ
Tốt
Tỷ lệ
(%)
Tương
đối tốt
Tỷ lệ
(%)
Trung
bình
Tỷ lệ
(%)
Kém
Tỷ lệ
(%)
Công ty Xây lắp và Cơ
khí cầu đường
15

38,4
12
30,7
11
28,2
1
2,7

Doanh nghiệp
tư nhân Cơ khí Kim
Chung
17
38,6
13
29,5
12
27,2
2
4,5
(Kết quả điều tra qua phiếu hỏi ý kiến doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
năm 2011)
11

* Đánh giá về chất lượng đào tạo thực hành:
Bảng 5: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thực hành
Đơn vị: %
Doanh nghiệp được
hỏi
ý kiến
Mức độ

Tốt
Tỷ lệ
(%)
Tương
đối tốt
Tỷ lệ
(%)
Trung
bình
Tỷ lệ
(%)
Kém
Tỷ lệ
(%)
Công ty Xây lắp và Cơ
khí cầu đường
7
17,9
10
25,6
19
48,7
3
7,6
Doanh nghiệp
tư nhân Cơ khí Kim
Chung
1
2,3
10

22,7
27
61,3
6
13,7
(Kết quả điều tra qua phiếu hỏi ý kiến doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
năm 2011)
*Đánh giá về chất lượng giáo dục ý thức và tác phong lao động:
Bảng 6: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giáo dục ý thức và tác phong lao
động của người lao động
Đơn vị: %

Doanh nghiệp được
hỏi ý kiến
Tốt
Tỷ lệ
(%)
Tương
đối tốt
Tỷ lệ
(%)
Trung
bình
Tỷ lệ
(%)
Kém
Công ty Xây lắp và Cơ
khí cầu đường
25
64,1

7
17,95
7
17,95
0
Doanh nghiệp
tư nhân Cơ khí Kim
Chung
10
22,7
16
36,3
18
40,9
0
(Kết quả điều tra qua phiếu hỏi ý kiến doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
năm 2011)
Bảng 7: Tổng hợp mức độ đánh giá của các cán bộ quản lý và giáo viên của 7 trường
cao đẳng nghề thành phố Hà Nội về vấn đề công tác đào tạo nghề trong nhà trường hiện nay
TT
Nội dung trưng cầu
ý kiến
Đánh giá thực trạng
Tốt
Tương
đối tốt
Bình
thường
Chưa
tốt

Tính trung
bình
Thứ
bậc
1
Về mục tiêu đào tạo
58
42
31
19
1,91
2
2
Về nội dung chương trình
đào tạo
56
44
30
20
1,91
2
3
Về cơ cấu tổ chức bộ máy
60
40
32
18
1,95
1
12


của nhà trường
4
Về chất lượng đội ngũ giáo
viên
48
52
35
15
1,90
3
5
Về chất lượng công tác
tuyển sinh
31
54
25
40
1,51
8
6
Về quản lý nề nếp dạy học
43
56
23
28
1,76
5
7
Về kiểm tra đánh giá kết

quả đào tạo
45
34
51
20
1,69
6
8
Về quản lý nề nếp học tập
của học sinh
31
56
35
28
1,60
7
9
Về quản lý cơ sở vật chất và
các trang thiết bị
53
46
30
21
1,87
4
Bảng 8: Tổng hợp mức độ đánh giá của học sinh của 7 trường cao đẳng nghề thành
phố Hà Nội về thực trạng đào tạo nghề trong nhà trường hiện nay
TT
Nội dung trưng cầu
ý kiến

Đánh giá thực trạng
Tốt
Tương
đối tốt
Bình
thường
Chưa
tốt
Tính trung
bình
Thứ
bậc
1
Về mục tiêu đào tạo
241
354
68
37
2,14
2
2
Về nội dung chương trình
đào tạo
324
159
125
92
2,02
3
3

Về cơ cấu tổ chức bộ máy
của nhà trường
128
347
211
14
1,84
4
4
Về chất lượng đội ngũ giáo
viên
428
241
20
11
2,55
1
5
Về chất lượng công tác
tuyển sinh
214
256
124
106
1,82
5
6
Về quản lý nề nếp dạy học
103
256

123
218
1,34
9
7
Về kiểm tra đánh giá kết
quả đào tạo
129
245
152
174
1,47
8
8
Về quản lý nề nếp học tập
của học sinh
131
247
211
111
1,57
6
9
Về quản lý cơ sở vật chất và
các trang thiết bị
153
246
130
171
1,54

7
(Kết quả khảo sát thực trạng tại 7 trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội năm 2011)
Bảng 9: Bảng tương quan đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh về thực trạng
công tác đào tạo nghề tại các nhà trường hiện nay
13

TT
Các nội dung
lấy ý kiến
Đánh giá của cán bộ,
giáo viên (150)
Đánh giá của
học sinh (700)
Điểm TB
Thứ bậc
Điểm TB
Thứ bậc
1
Về mục tiêu đào tạo
1,91
2
2,14
2
2
Về nội dung chương trình
đào tạo
1,91
2
2,02
3

3
Về cơ cấu tổ chức bộ máy
của nhà trường
1,95
1
1,84
4
4
Về chất lượng đội ngũ giáo
viên
1,90
3
2,55
1
5
Về chất lượng công tác
tuyển sinh
1,51
8
1,82
5
6
Về quản lý nề nếp dạy học
1,76
5
1,34
9
7
Về kiểm tra đánh giá kết
quả đào tạo

1,69
6
1,47
8
8
Về quản lý nề nếp học tập
của học sinh
1,60
7
1,57
6
9
Về quản lý cơ sở vật chất và
các trang thiết bị
1,87
4
1,54
7

Bảng 10: Kết quả số học sinh xin được việc làm sau khi tốt nhiệp từ năm 2009 đến
năm 2011
Các trường CĐN
Số học sinh có việc làm/tổng số học sinh tốt nghiệp
Năm 2009
Tỷ lệ
(%)
Năm 2010
Tỷ lệ
(%)
Năm 2011

Tỷ lệ
(%)
CĐN Cơ điện Hà
Nội
189/300
63
213/400
53,2
241/400
60,2
CĐN Thăng Long
126/250
50,4
179/300
59,7
189/350
54
CĐN Trần Hưng
Đạo
120/245
48,9
189/346
54,6
135/321
42,1
CĐN Viglacera
87/134
64,9
114/231
49,3

191/241
79,2
CĐN GTVT Trung
ương 1
78/200
39
116/231
50,2
98/148
66,2
CĐN Điện
123/154
79,9
131/234
55,6
99/134
73,9
CĐN Kỹ thuật công
89/165
53,9
98/198
49,5
91/156
58,3
14

nghệ
CĐN Long Biên
92/176
52,2

136/200
68
89/123
72,4
Tổng cộng
709/1.624
55,7
1.206/1.909
61,6
1.133/1.873
60,4
(Kết quả điều tra của các trường CĐN có số học sinh tốt nghiệp từ năm 2009 đến năm
2011)
2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa
bàn Hà Nội
2.2.2.1 Những thành tựu đạt được
Từ thực trạng nêu trên có thể khẳng định: từ năm 2008 đến nay, hoạt động đào tạo nghề ở
các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội là đúng hướng, phù hợp với chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói
riêng. Các trường cao đẳng nghề Hà Nội đã thực hiện phương châm đa dạng hóa ngành nghề, hình
thức, phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao
động. Kết quả hoạt động đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề Hà Nội không chỉ ở chỗ tạo
ra lực lượng lao động có nghề mà còn gắn chặt dạy nghề với vấn đề tạo việc làm. Đó cũng chính
là hướng đi mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.2.2.2 Những tồn tại chủ yếu
Trong tổ chức thực hiện quá trình đào tạo ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội: Công tác
quản lý đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy còn hạn chế (số giáo viên tham gia giảng dạy chưa
đạt chuẩn còn khá nhiều: số giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm bậc II còn tỷ lệ khá cao (chiếm
21,5%), đây là một bất cập tác động không nhỏ tới chất lượng chuyển tải kiến thức, kỹ năng đến
người học nghề). Mặt khác, việc phối hợp lựa chọn địa điểm thực tập, thực hành cho học sinh đôi

khi còn chồng chéo. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác đào tạo như quản
lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh và đánh giá kiểm tra kết quả
đào tạo còn chậm được giải quyết. Nội dung, chương trình đào tạo chưa đổi mới kịp thời phù
hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú
trọng đến kỹ năng thực hành. Phương pháp đào tạo còn lạc hậu chưa phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của người học.
2.2.2.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Trong một thời gian dài công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nước ta chưa được
các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Đến nay các cơ quan
quản lý của nhà nước về công tác đào tạo nghề chưa hình thành được hệ thống thông tin về thị
trường lao động một cách đầy đủ và đồng bộ, cập nhật theo thời gian, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu, đánh giá các đặc trưng và biến động của thị trường lao động để phục vụ cho công tác kế
hoạch hóa đào tạo cho từng cơ sở đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của
15

thị trường. Mặt khác các cơ quan quản lý nhà nước thiếu các văn bản quy định về quản lý hoạt
động đào tạo nghề, do đó, nhiều doanh nghiệp còn ngại khi nhận học sinh thực tập
* Nguyên nhân chủ quan:
Công tác nghiên cứu phân tích thị trường, xác định nhu cầu của người học và nhu cầu của
các cơ sở sử dụng lao động về cơ cấu, trình độ ngành nghề… chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thu thập và xử lý thông tin còn nhiều
hạn chế, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đặc biệt là kế hoạch đào tạo dài hạn mang tính chiến
lược vẫn chưa được coi trọng.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI
3.1 Bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động dạy nghề
hiện nay
3.1.1 Bối cảnh quốc tế

Trong xu thế hội nhập quốc tế, cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh
mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa
các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường
quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.
3.1.2 Bối cảnh trong nước
Trước xu thế phát triển của thế giới cùng với những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp CNH,
HĐH đối với sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy Việt Nam không ngừng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác, trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng Chiến lược Công tác dạy nghề giai đoạn 2011- 2020,
và đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề của Việt Nam đến năm 2020 là tạo sự đột phá về
chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, nhằm đào tạo nhân lực kỹ
thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiến thức, năng lực thực hành nghề; có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
3.1.3 Thời cơ và thách thức
* Thời cơ đối với dạy nghề:
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với yêu cầu tái cấu trúc
nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng đã đặt ra nhiệm vụ và
cũng là tạo cơ hội để thúc đẩy phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo
nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, hội nhập quốc tế sâu, rộng đang tạo những điều kiện thuận lợi
cho công tác đào tạo nghề Việt Nam tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình
dạy nghề hiện đại; mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên
ngoài cho phát triển dạy nghề.

16

* Thách thức đối với dạy nghề:
Có thể thấy chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, xếp thứ 11 trong 12 nước Châu Á
được tham gia xếp hạng (năm 2008). Điều đó có thể thấy rằng, Việt Nam còn thiếu rất nhiều lao
động lành nghề. Bên cạnh đó, thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người lao động
phải đạt được chuẩn nghề nghiệp, nhưng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới đang xây

dựng và mới bước đầu hướng tới chuẩn khu vực và thế giới.
3.2 Quan điểm, định hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao
đẳng nghề thành phố Hà Nội
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề
- Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo (trong đó có dạy nghề) là quốc sách hàng đầu
- Dạy nghề phải gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động
- Dạy nghề là sự nghiệp của toàn xã hội
- Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc chuẩn hóa các
điều kiện đảm bảo chất lượng.
* Mục tiêu phát triển công tác đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề thành phố Hà
Nội đến năm 2020
Đến năm 2020, công tác đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nôi có thể đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo.
Đồng thời, chất lượng đào tạo của một số nghề đạt được trình độ các nước phát triển trong khu
vực ASEAN và trên thế giới
* Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu
người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người.
- Giai đoạn 2016-2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu
người.
- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 17.000 người dạy trong
các cơ sở dạy nghề ngoài công lập)
- Đến năm 2015 ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia
3.2.2 Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề
- Phát triển quy mô trên cơ sở đảm bảo các điều kiện đào tạo và khả năng giải quyết việc
làm sau đào tạo
- Xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo điều kiện đào tạo của
các trường Cao đẳng nghề
- Trong quá trình đào tạo nghề, hệ thống các trường Cao đẳng nghề cần phải xây dựng danh

mục nghề, tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học
tập của người học nghề
17

- Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề thành
phố Hà Nội
3.3.1 Nhóm giải pháp chung
3.3.1.1 Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI
về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xa
̃

̣
i - nghề nghiệp, hô
̣
i nghề nghiê
̣
p quán tri ệt
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề giai đoạn 2011 -2020 và tuyên truyền,
tư vấn, hướng nghiệp
- Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường; hình thành các bộ phận
chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.
3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào
tạo nghề
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề
- Thực hiện liên thông trong đào tạo và phân luồng mạnh mẽ vào dạy nghề.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề
3.3.1.3 Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia
- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình độ giáo dục ở các
trường cao đẳng nghề
- Hoàn thiện khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến.
- Tiếp nhận, chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nghề được đầu tư trọng
điểm ở các cấp độ khu vực và quốc tế.
- Xây dựng khung chương trình đào tạo để áp dụng có hiệu quả vào các trường cao đẳng nghề
3.3.1.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề
- Các trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội cần tăng cường hợp tác quốc tế về dạy
nghề, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực dạy nghề là những nước thành công trong
phát triển dạy nghề trong khu vực ASEAN và Châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…),
EU (như Cộng hòa Liên bang Đức,Vương quốc Anh…) và Bắc Mỹ.
- Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng
tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
18

- Đồng thời, các trường cao đẳng nghề cần tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về
dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến
3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía các trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội
3.3.2.1 Đề ra mục tiêu đào tạo cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo và từng
trình độ của người học nghề
Cần phải xây dựng mục tiêu đào tạo đảm bảo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất hiện nay tại
các doanh nghiệp xây dựng, thực tế yêu cầu của thị trường lao động, góp phần dịch chuyển cơ cấu
kinh tế, cơ cấu các ngành nghề. Đồng thời, đề ra các mục tiêu cụ thể đối với từng môn học áp
dụng phù hợp với trình độ của từng đối tượng học nghề.
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất, tư tưởng và
chính trị. Người giáo viên phải là những người có đạo đức trong sáng, có lối sống lanhg mạnh, có
lòng yêu Tổ quốc, yêu CNXH. Đồng thời biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương
tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
người giáo viên đạt trình độ chuẩn do Bộ giáo dục đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và xã
hội quy định.
3.3.2.3 Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo
Thực hiện đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo,
nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công
nghệ và thực tế sản xuất. Trên cơ sở chương trình khung do cơ quan quản lý nhà nước đã ban
hành, các trường Cao đẳng nghề thành phố Hà Nội cần xin ý kiến của các chuyên gia làm việc tại
các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ
về chương trình, nội dung đào tạo đối với từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các
cấp có thẩm quyền điều chỉnh chương trình nội dung cho phù hợp.
3.3.2.4 Hoàn thiện tổ chức – bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
của các trường Cao đẳng nghề
Tạo điều kiện để cán bộ quản lý được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, khoa học công nghệ
và phương pháp giảng dạy mới. Xây dựng kế hoạch đưa cán bộ đi đến các doanh nghiệp có công
nghệ sản xuất mới hiện đại để bồi dưỡng khoa học và công nghệ mới nâng cao trình độ, khuyến
khích cán bộ tham gia mô hình tự đào tạo, đào tạo từ xa trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ
sở vật chất và thời gian để đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học.
3.3.2.5 Quản lý công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Đảm bảo trang thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo trong
thời gian tới, đầu tư nâng cao chất lượng trang thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn và thực
hành nghề theo yêu cầu đạt chuẩn và theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

19

3.3.2.6 Đổi mới công tác tuyển sinh

Chất lượng của công tác tuyển chọn học sinh thể hiện ở 3 khâu của yêu cầu: Tuyển đủ chỉ
tiêu Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định; Tuyển đúng cơ cấu ngành học; Lựa chọn đúng
những học sinh vừa đủ tiêu chuẩn đạo đức, trình độ và cơ cấu vùng, miền.
3.3.2.7 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy và học tập
Thường xuyên tổ chức kiểm tra giáo án, dự giờ, đánh giá giờ giảng của giáo viên. Khuyến
khích giáo viên thực hiện đổi mới, hiện đại hóa phương pháp dạy học để phát huy năng lực của
giáo viên và tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh. Tổ chức trao đổi phương pháp giảng
dạy mới, giúp giáo viên chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Đồng thời, xây dựng quy định về việc
quản lý thời gian thực tập của học sinh tại các doanh nghiệp, đảm bảo học sinh vừa thực hiện tốt
các quy định của cơ sở đào tạo vừa chấp hành tốt kỷ luật lao động của doanh nghiệp.
3.3.2.8 Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá
Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy chế kiểm tra, thi, xếp loại học sinh không để
xảy ra các trường hợp tiêu cực hoặc chạy theo thành tích. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học
tập và cấp chứng chỉ, bằng cho học sinh phải thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ Giáo dục
và đào tạo và của Tổng cục Dạy nghề.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát
triển thì hệ thống đào tạo nghề có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hơn thế nữa,
vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động càng trở nên cấp thiết để đáp ứng
được đòi hỏi cao của thị trường lao động với tính cạnh tranh gay gắt. Nhờ có quá trình đào tạo
nghề mà người lao động chính là một yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra.
Với trái tim, khối óc và bàn tay mà người lao động được trải qua quá trình đào tạo chính là sự bảo
đảm vững chắc nhất cho các sản phẩm được làm ra với chất lượng cao. Bên cạnh đó, đào tạo nghề
nhằm giúp cho người học nghề có được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở
trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, qua
dạy nghề người học cũng có được các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có
được kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động để có thể

tự lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và hệ thống đào tạo nghề tại các
trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều những tồn tại và bất cập,
chẳng hạn như trong tổ chức thực hiện quá trình đào tạo ở các trường CĐN Hà Nội còn nhiều hạn
chế về nội dung, chương trình đào tạo chưa đổi mới kịp thời, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa
chú trọng đến kỹ năng thực hành; phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chưa phát huy được tính chủ
20

động, sáng tạo của người học; mặt khác đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ở một số trường chưa
đạt chuẩn, số giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm bậc II còn khá cao; ngoài ra cơ sở vật chất và trang
thiết bị thực hành của một số trường dạy nghề còn thiếu, máy móc hỏng, lạc hậu, người học muốn
được thực hành tay nghề sau khi học lý thuyết cũng không đạt được hiệu quả học tập.
Công tác đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong hệ thống các
trường CĐN thành phố Hà Nội nói riêng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng một đội ngũ người lao động có chất lượng cao cho xã hội. Chính vì vậy, cần phải có những
giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề, đó là những giải pháp: phải
nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác dạy nghề, bởi có như vậy mới góp phần làm thay
đổi nhận thức của toàn xã hội trước đây ai cũng chỉ thích làm “thầy” không thích làm “thợ”. Mặt
khác, giải pháp từ phía Nhà nước là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý
trong lĩnh vực dạy nghề nhằm làm cho công tác đào tạo nghề thực sự được quan tâm, chú trọng để
nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương
thích với khung trình độ giáo dục ở các trường CĐN để giúp các trường CĐN áp dụng có hiệu quả
trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, nhóm giải pháp từ phía các trường CĐN cũng rất quan trọng
trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Giải pháp thứ nhất là phải
đề ra được mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo nghề và từng trình độ của
người học nghề, có như vậy quá trình đào tạo nghề mới thực sự có hiệu quả, người học nghề dễ
dàng tiếp cận với kiến thức chuyên môn, với các kỹ năng thực hành nghề. Giải pháp thứ hai là cần
phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, điều đó góp phần đào tạo ra được một đội ngũ những
trò vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tay nghề. Giải pháp thứ ba là cần đổi mới chương trình, nội
dung đào tạo vì đây là một trong những hạn chế lớn nhất ở các trường nghề, khi chương trình nội

dung lạc hậu thì người học nghề không thể nắm bắt được những kỹ thuật hiện đại của xu thế phát
triển. Giải pháp thứ tư là cần hoàn thiện tổ chức – bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý của các trường CĐN. Giải pháp thứ năm là cần quản lý công tác đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học hiệu quả bởi người học nghề có được tay nghề cao hay không chính là
nhờ có quá trình thực hành tay nghề và điều đó phụ thuộc rất lớn vào các trang thiết bị thực hành.
Giải pháp thứ sáu là cần đổi mới công tác tuyển sinh nhằm làm nâng cao hơn nữa chất lượng đầu
vào của người học nghề. Giải pháp thứ bảy là hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy và
học tập để góp phần giáo dục thái độ, động cơ, ý thức học tập, ý thức kỷ luật lao động cho người
học nghề. Và giải pháp thứ tám đó là cần đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá
thường xuyên, có như vậy người dạy học mới đánh giá đúng chất lượng của người học nghề.





21

References
1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong
HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”,
Tạp chí triết học.
3. "Chất lượng dân số- Quà tặng cho thế hệ sau" (14/9/2006), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt
Nam.
4. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), Nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Tạo dựng nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp
chí cộng sản.

7. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển NNL giáo dục đại học ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. TS. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí lý luận chính trị.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị lần thứ 6,
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Văn Đức (1998), « Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp
CNH, HĐH », Tạp chí triết học.
18. Trần Khánh Đức (2003), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục.
22

19. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới,
Đề tài KX.07-14, Hà Nội.
20. GS.VS Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. PGS. TS Phạm Hảo, PGS. TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và

thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hằng (1999), « Về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình
mục tiêu quốc gia về việc làm », Tạp chí Lao động – xã hội.
23. Nguyễn Văn Hiệu (1997), « Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước », Tạp chí cộng sản.
24. Đông Thị Hồng (2003), Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng NNL,
những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Lê Thị Hương (2005), Nguồn vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. "Hướng nghiệp – đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao" (08/6/2006), Báo
Giáo dục thời đại, thứ Năm.
28. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phan Văn Khải (11/1/1998), "Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa
học – công nghệ và các cơ quan Chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế", Báo Nhân dân.
30. Kết quả điều tra lao động, việc làm "Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng"
(21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam.
31. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh
nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcova.
33. Huy Lê (09/7/2006), "Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao", Báo Nhân dân.
34. Nguyễn Đình Luận (2005), "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
35. Cao Văn Lượng (2001), Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. TS. Trần Hùng Lượng (2005), "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng",
Nxb Thế giới, Hà Nội.

37. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23

39. TS. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận
án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
40. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Điều 34 khoản 1.
42. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật dạy nghề, số 76/2006/QH11.
43. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
44. TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb Lao động – Xã
hội, Hà Nội.
45. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc quy hoạch mạng lưới
dạy nghề 2002 – 2010.
46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Báo cáo chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.
47. TS. Nguyễn Thị Tính, Bài giảng đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Khoa tâm lý giáo
dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
48. Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội (2002), Báo cáo những
vấn đề cơ bản để xây dựng và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đến năm 2010.
49. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
50. GS. TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng
52. , Thanh Hà (2010), “Đào tạo nghề năm 2010: Có tạo được đột
phá”, NXB Báo Hà Nội Mới.
53. , “Phân loại nghề” và “các bước khó khăn khi chọn nghề”.
54. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề)

55. (Báo điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
56. Avill Toffer, “Thăng trầm quyền lực – Power Shift, Nxb giáo dục

×