Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản nhằm nâng cao kết quả học tập môn tin học cho học sinh lớp 6a1 của trường trung học cơ sở chà là

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.09 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. Tóm tắt đề tài:...................................................................................................2
2. Giới thiệu:..........................................................................................................3
3. Phương pháp:....................................................................................................4
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:..............................................................7
5. Kết luận và khuyến nghị:..................................................................................9
6. Tài liệu tham khảo:
7. Phụ lục:

Trang 1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm giảng dạy và công tác tại đơn vị, tham khảo ở các đồng
nghiệp. Bản thân tôi thấy hầu như các giáo viên lên lớp dạy mới chỉ chú ý đến
việc làm thế nào để truyền thụ đến học sinh được đầy đủ kiến thức, trình bày
bảng khoa học, dạy theo đúng phương pháp mới, đa số học sinh được hoạt động
nhóm... Hầu như chưa quan tâm đến việc làm thế nào để kích thích cho học sinh
có được sự đam mê thực sự với môn học. Chính vì vậy việc truyền thụ kiến thức
đến từng đối tượng học sinh cũng chưa thật sự được quan tâm, trong khi đó số
lượng học sinh thực sự đam mê tìm hiểu hoặc chưa chịu tìm tòi, nghiên cứu nội
dung bài học trước khi đến lớp.
Để nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 6 thông qua việc rèn kỹ năng
chỉnh sửa văn bản là rất quan trọng. Học sinh có nắm được mục tiêu bài học hay
không, có tò mò hứng thú với kiến thức mới hay không là phụ thuộc vào hoạt
động tạo tình huống học tập của giáo viên. Tạo tình huống học tập lý thuyết đi
đôi với thực hành sẽ tạo cho học sinh những hứng thú ban đầu và thúc đẩy các
em tìm hiểu về kiến thức mới để có khả năng hiểu và làm được các bài tập trên
máy tính một cách mạch lạc hơn. Từ đó giúp các em hứng thú và yêu thích môn
học Tin học hơn. Tuy nhiên để việc nâng cao kết quả học tập chương IV: Soạn
thảo văn bản môn Tin học lớp 6a1 trường trung học cơ sở Chà Là thông qua việc


rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Thái
độ học tập của học sinh, kỹ năng truyền đạt kiến thức của giáo viên, phương
pháp dạy học, cơ sở vật chất...
Bản thân tôi cần nghiên cứu nội dung vấn đề sau đây nhằm nâng cao chất
lượng học tập bộ môn Tin học lớp 6a1 trường Trung học cơ sở Chà Là.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương: Hai lớp 6 trường
Trung học cơ sở Chà Là. Lớp 6a1 là lớp thực nghiệm và lớp 6a2 là lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản.
Kết quả sau khi áp dụng cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết
quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp
đối chứng. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là
7.41; Lớp đối chứng là 5.97. Kết quả phép kiểm chứng T-Test p = 0,0001 < 0,05
có ý nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng, việc nâng cao kết quả học tập chương IV:
Soạn thảo văn bản môn Tin học lớp 6a1 trường Trung học cơ sở Chà Là thông
qua việc rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản là rất cần thiết trong quá trình giảng dạy.

Trang 2


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng: Một lớp học bao gồm
nhiều học sinh có khả năng nhận thức khác nhau, và thích tìm hiểu bài hoặc
nghiên cứu bài trước ở nhà cũng gần như tương ứng. Trong quá trình giảng dạy
giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở hay một vài cách để học sinh chỉnh sửa
văn bản từ đó sẽ dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề, vì các em cũng còn xa lạ với
máy tính nên cũng có một số em sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập.
2. Nguyên nhân:
Khả năng tư duy của học sinh lớp 6 còn nhiều hạn chế.

Do cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho mỗi học sinh ngồi 01 máy tính nên việc
học tập cũng như thực hành chưa đạt kết quả như mong muốn.
Khi giảng dạy giáo viên không thể quan tâm hoặc đến để chỉ dẫn cho từng học
sinh cùng lúc. Học sinh tỏ ra chán nản, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện
yêu cầu của giáo viên. Do đó các học sinh này thường đạt kết quả thấp trong các
bài kiểm tra và các bài thi.
3. Giải pháp thay thế:
Để thay đổi được vấn đề trên, bản thân tiến hành nghiên cứu đề tài này: Nâng
cao kết quả học tập chương IV: Soạn thảo văn bản môn Tin học lớp 6a1 ở trường
Trung học cơ sở Chà Là thông qua việc rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản.
4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Một vài kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học bậc THCS – Tác giả: Nguyễn Lê
Thông.
Giải pháp nâng cao chất lượng cho học sinh yếu kém trong học tập môn tin học
- Tác giả: Hồ Đắc Khanh..
5. Vấn đề nghiên cứu:
Việc rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản có nâng cao kết quả học tập môn Tin học
cho học sinh lớp 6a1 của trường Trung học cơ sở Chà Là không?
6. Giả thuyết khoa học:
Có, việc rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản ở bộ môn Tin học lớp 6 đã nâng cao
kết quả học tập của học sinh lớp 6a1 trường trung học cơ sở Chà Là..

Trang 3


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Bản thân tôi đã lựa chọn lớp 6a1 và lớp 6a2 trường Trung học cơ sở Chà Là vì
đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.

 Học sinh:
Hai lớp 6a1 và 6a2 được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng:
Số lượng học sinh ở mỗi lớp, trình độ, thành phần dân tộc, độ tuổi,…
Lớp
6A1
6A2

Tổng số
32
32

Nam
16
14

Nữ
16
18

Về ý thức học tập, đa số các em ở hai lớp đều ngoan, tích cực, chủ động tham
gia học tập. Bên cạnh đó ở cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh khả năng chỉnh sửa
văn bản còn hạn chế.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau.
 Giáo viên: Có 7 kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tin học bậc trung học cơ
sở, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác, đồng thời tích cực hợp tác
nghiên cứu với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp 6a1 là lớp thực nghiệm và 6a2 là lớp đối chứng. Lấy kết quả bài
kiểm tra 1 tiết để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy
điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm

chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
lớp trước tác động.
Kết quả:
Thực nghiệm

Đối chứng

4.98

5.02

Trung bình cộng
p=

0,93

p= 0,93 > 0,05 từ đó chứng tỏ sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận
kết quả học tập của hai nhóm là tương đương nhau.
Sử dụng thiết kế 2: Giáo viên cho làm bài kiểm tra 1 tiết sau khi các em đã
học xong bài 17: Em tập chỉnh sửa văn bản, lấy kết quả bài kiểm tra này làm bài
kiểm tra sau tác động.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Tác động
Kiểm tra trước tác
Trang 4

Kiểm tra

sau tác


động
Lớp 6a1
(Thực nghiệm)
Lớp 6a2
(Đối chứng)

động

4.98

Dạy học có sử dụng biện pháp rèn kỹ năng
chỉnh sửa văn bản

7.41

5.02

Dạy học bình thường

5.97

Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Chuẩn bị bài của giáo viên:
Trong quá trình thực hiện kế hoạch bài học cho một tiết dạy phù hợp với
nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy mà bất kỳ
giáo viên nào cũng phải biết. Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu

đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một
tiết dạy.
Để thiết kế một bài giảng phù hợp với nhiều đối tượng học sinh thì giáo
viên cần phải làm được những việc sau đây:
Cần xác định được mục tiêu, trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng
thái độ và tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu,
kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào đơn vị kiến thức
cần cung cấp, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh
khi cần thiết.
Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động
dạy học cho phù hợp với tình hình của học sinh và điều kiện dạy học của đơn vị.
Chuẩn bị tốt phòng máy tính, đèn chiếu và các thiết bị dạy học cần thiết
khác.
Khi giáo viên dạy lớp 6a2 (Lớp đối chứng) thiết kế bài dạy không sử dụng
phương pháp trực quan nhiều, các bước tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động
bình thường.
Khi giáo viên dạy lớp 6a1 (Lớp thực nghiệm) thiết kế bài dạy được sử
dụng tối đa phương pháp thực hành nhóm, trực quan, kết hợp với việc hướng
dẫn học sinh thực hiện các thao tác mẫu theo yêu cầu của giáo viên. Các tiến
trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường, chú trọng hướng dẫn học sinh một
số thao tác cơ bản khi sử dụng máy tính như: Soạn thảo văn bản, sao chép, di
chuyển, lưu văn bản, mở một văn bản đã lưu trên máy tính,chỉnh sửa nội dung
của một văn bản…, để từ đó học sinh biết cách trình bày một bài một văn bản
theo đúng yêu cầu của đề bài.
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Ví dụ 1: Để xoá một vài kí tự em dùng phím Delete và phím Backspace
- Phím Backspace (←): xoá kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.

- Phím Delete (Del): xoá kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
Ví dụ 2: Để sao chép phần văn bản em thực hiện như sau:
Trang 5


- Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy
(hay CTRL+C)
- Đưa con trỏ tới vị trí cần sao chép nháy nút Paste
(hay CTRL+V)
*Lưu ý: Có thể nháy nút Copy một lần và nháy nút Paste nhiều lần.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết do giáo viên sắp xếp tổ
chức.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau khi các em học hết bài 17
theo phân phối chương trình môn Tin học 6.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án. Sau đó lấy ý kiến đóng góp của các
giáo viên dạy cùng môn, cùng trường để bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức chấm
điểm theo đáp án đã xây dựng.
Sau đây là bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập được sau khi chấm
các bài kiểm tra:
Lớp
6a1
6a2

Độ tin cậy (rSB)
Trước tác động
Sau tác động
0,75

0,88
0,73
0,79

Dữ liệu được chia đôi theo câu hỏi chẵn, lẻ và tính tổng điểm của chúng, sau
đó sử dụng công thức Spearman-Brown: rSB = 2* rhh / (1 + rhh ) . Kết quả thu được
rSB ≥ 0,7 như vậy dữ liệu thu được đáng tin cậy.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Tổng hợp kết quả sau khi chấm bài:
Trang 6


Lớp thực nghiệm
(6a1)

Lớp đối chứng

Điểm trung bình

7.41

5.97

Độ lệch chuẩn

1.29

1.66


Giá trị p

(6a2)

0,0001

SMD

0,87

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả
p = 0,0001< 0,05 cho thấy: Sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.87 theo bản tiêu chí Cohen nên
mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng phương pháp trên là trung bình.
Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả chương IV: Soạn thảo văn bản môn
Tin học lớp 6a1 trường Trung học cơ sở Chà Là thông qua việc rèn kỹ năng
chỉnh sửa văn bản” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.

* Bàn luận:
Kết quả kiểm tra cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng, chênh lệch điểm số là 7.41 – 5.97 = 1,44
Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 0.87 theo bản tiêu chí
Trang 7



Cohen chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, p = 0,0001 < 0,05 chứng tỏ điểm
trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên
mà do tác động mà có.
Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu, trung
bình, khá, giỏi. Số học sinh yếu giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc
biệt có học sinh đạt kết quả giỏi.
* Hạn chế:
Học sinh lớp 6 bước đầu tập làm quen với việc soạn thảo văn bản. Vì thế
giáo viên cần lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của học
sinh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn các thao tác trước để học
sinh quan sát và thực hiện theo, quan tâm nhiều hơn nữa đến các em học sinh
yếu kém trong lớp.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nhìn lại suốt quá trình nghiên cứu, để kết quả nghiên cứu đủ sức thuyết
Trang 8


phục hơn, tuy vẫn sử dụng thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với
các nhóm tương đương, trong đó thang đo thái độ giữ nguyên còn thang đo kiến
thức không dựa vào 2 đề kiểm tra trước và sau tác động mà tự bản thân ra để 2
đề này là tương đương.
Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học
tập môn Tin học lớp 6, bản thân tôi nhận thấy chất lượng học tập, sự sáng tạo
cũng như khả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo trong việc

chỉnh sửa văn bản của được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt học sinh hình thành lối tư
duy rất đa dạng, phong phú.
Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện giải pháp thể hiện sự tiến bộ về nhận
thức, tư duy và đặc biệt hơn nữa là sự tự tin của học sinh lớp 6a1 có sự chuyển
biến lớn.
Nhận thấy lớp 6a1 dạy theo các biện pháp trong đề tài số lượng học sinh yếu
kém giảm rõ rệt, số lượng học sinh khá giỏi tăng đáng kể so với lớp 6a2.
2. Khuyến nghị:
* Đối với nhà trường:
Cần quan tâm và tăng cường cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để đảm bảo mỗi
học sinh đều được ngồi một máy tính thì kết quả giảng dạy cao hơn.
Cần tổ chức các buổi thảo luận, bàn biện pháp nâng cao chất lượng học tập
của học sinh yếu kém.
Phối kết hợp chặt chẽ phụ huynh học sinh, với giáo viên trong việc giáo
dục ý thức trong học tập của học sinh .
* Đối với giáo viên:
Tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư soạn
giảng có chất lượng.
Nâng cao trình độ công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy.
Chà Là, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Trần Minh Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9


1. Sách giáo khoa Tin học quyển 1, NXB GD năm 2014

2. Giáo trình Soạn thảo văn bản, NXB ĐHQG TP> Hồ Chí Minh
3. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt - Bỉ,
Bộ GD&ĐT năm 2010

PHỤ LỤC
Trang 10


- Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học.
- Phụ lục 2 :
Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác động.
Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của lớp 6a1; 6a2.
Chà Là, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Trần Minh Phương

Phụ lục 1: Kế hoạch bài học
Tuần : ...

Ngày dạy : .../.../......

Chương 4 : SOẠN THẢO VĂN BẢN
Trang 11


Bài 13: Tiết 37, 38
LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức: Giúp học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft

Word.
- HS biết : Cách khởi động Word, mở văn bản, lưu văn bản, kết thúc soạn thảo.
1.2 Kỹ năng: Sử dụng chuột, gõ bàn phím bằng 10 ngón.
- Nhận biết và sử dụng được một số biểu tượng trên màn hình.
1.3 Thái độ: Yêu thích bộ môn và tích cực nghiên cứu bài.
2. Trọng tâm:
Khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: SGK, phòng máy tinh, đèn chiếu.
3.2 Học sinh: SGK, kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a1: 32; 6a2:32
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đổi tên tệp tin và xóa tệp tin ta thực hiện như thế nào? (10đ)
* Đổi tên tệp tin:(5đ)
Nháy chuột vào tên của tệp.
Nháy chuột vào tên một lần nữa.
Gõ tên mới rồi nhấn Enter.
* Xóa tệp tin:(5đ)
Nháy chuột để chọn tệp tin cần xóa.
Nhấn phím Delete.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương IV
Hoạt động 2: Văn bản và phần mềm soạn thảo I/ VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM SOẠN
văn bản.
THẢO VĂN BẢN:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời các
câu hỏi sau:

- Hằng ngày các em thường tiếp xúc với các - Các loại văn bản thường gặp như: trang
loại văn bản nào?
sách, vở, bài báo …
- Các em thường tạo văn bản bằng gì?
- Ngày nay, chúng ta có thể tự tạo ra văn
.Ngày nay ngoài sử dụng bút viết trên giấy bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm
người ta còn tạo văn bản bằng gì?
soạn thảo văn bản
HS Đại diện nhóm trả lời.
- Microsoft Word là phần mềm soạn thảo
HS nhóm khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
do hãng phần mềm Microsoft phát hành
GV Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
GV Giới thiệu phần mềm Microsoft Word
Hoạt động 3: Khởi động Word.
II/ KHỞI ĐỘNG WORD:
GV yêu cầu HS thu thập thông tin SGK và cá
nhân trả lời câu hỏi: Nêu các cách khởi động - Khởi động Word bằng một trong hai
Word?
cách sau:
HS: trả lời
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của
GV yêu cầu HS nhận dạng các biểu tượng đó Word trên màn hình.
trên màn hình và GV thực hành cho HS xem.
+ Nháy nút Start, trỏ chuột vào Program
HS: thực hành
và chọn Microsoft Word
Trang 12



Hoạt động 4: Có gì trên cửa sổ word?
GV yêu cầu HS quan sát cửa sổ của Word trên
hình vẽ và phân biệt một vài thành phần chính
trên đó?
HS quan sát hình vẽ và trả lời.
GV yêu cầu HS quan sát và nhận biết các
thành phần đó trên màn hình.
HS quan sát và trả lời.
GV yêu cầu HS quan sát bảng trên màn hình
và cho biết chúng được sắp xếp như thế nào ?
Và đặt ở đâu?
HS sắp xếp theo từng nhóm trong các bảng
chọn và đặt trên thanh bảng chọn
GV Để thực hiện một lệnh nào đó ta làm sao?
HS trả lời.
GV làm cho HS xem và yêu cầu HS thực hành
HS thực hành.
GV yêu cầu HS đọc tên các bảng chọn từ trái
sang phải?
HS thực hiện.
GV yêu cầu HS quan sát màn hình và cho biết
các nút lệnh thường dùng nhất được đặt ở đâu?
GV Để thực hiện một lệnh nào đó em làm ntn?
HS trả lời.
GV yêu cầu HS thực hành.
HS thực hành.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 5: Mở văn bản.

GV yêu cầu HS thu thập thông tin SGK, thảo
luận nhóm và trả lời câu hỏi: Để mở tệp văn
bản đã có trên máy tính em làm như thế nào?
HS trả lời.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
GV yêu cầu HS thực hành mở một tệp có sẵn
trên máy.
GV: thông báo : Tên tệp văn bản trong Word
có phần mở rộng ngầm định là .doc

Trang 13

III/ CÓ GÌ TRÊN CỬA SỔ WORD?

1/ Bảng chọn:
- Các lệnh được sắp xếp theo từng
nhóm trong các bảng chọn và đặt trên
thanh bảng chọn
- Để thực hiện một lệnh nào đó ta nháy
chuột vào tên bảng chọn có chứa lệnh đó
và chọn lệnh.
- Từ trái sang phải, tên các bảng chọn:
File, Edit, View, Insert, Tools, Table,
Window, Help.
2/ Nút lệnh:
- Các nút lệnh thường dùng nhất được
đặt trên các thanh công cụ. Mỗi nút đều
có tên để phân biệt.
- Để thực hiện một lệnh, em nháy chuột

vào nút lệnh trên thanh công cụ.
IV/ MỞ VĂN BẢN
- Để mở tệp văn bản đã có trên máy tính
em nháy nút lệnh
(Open) trên thanh
công cụ (hoặc nháy bảng chọn File rồi
chọn lệnh Open) và thực hiện như sau
trên cửa sổ Open :
+ Ở mục Look in chọn ổ đĩa, thư mục
chứa tệp cần mở.
+ Nháy chuột vào tên tệp cần mở.
+ Nháy nút Open để mở.
* Hoặc ta gõ tên tệp vào mục File name
và nháy nút Open để mở.


-

Hoạt động 6: Lưu văn bản.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Hãy nêu thao
tác để lưu văn bản?
HS trả lời.
Sau khi mở văn bản, em có thể gõ nội
HS khác nhận xét.
dung mới hoặc chỉnh sửa nội dung cũ.
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
*Lưu ý: Tên tệp văn bản trong Word có
phần mở rộng ngầm định là .doc
GV Lưu ý HS: Nếu tệp văn bản đó đã được lưu V/ LƯU VĂN BẢN:
ít nhất một lần, thì cửa sổ Save as không xuất - Để lưu văn bản em nháy nút lệnh

hiện, mọi thay đổi sẽ được lưu trên chính tệp (Save) trên thanh công cụ (hoặc nháy
đó.
bảng chọn File rồi chọn lệnh Save ) hiện
cửa sổ sổ
và thực hiện như sau trên cửa sổ Save
as :
Hoạt động 7: Kết thúc.
+ Ở mục Save in chọn ổ đĩa, thư mục
GV Nêu các thao tác để đóng văn bản hoặc kết chứa tệp cần lưu
thúc văn bản ?
+ Gõ tên tệp vào mục File name
HS trả lời.
+ Nháy nút Save để lưu
HS khác nhận xét.
*Lưu ý: Nếu tệp văn bản đó đã được lưu
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
ít nhất một lần, thì cửa sổ Save as không
xuất hiện, mọi thay đổi sẽ được lưu trên
chính tệp đó.
VI/ KẾT THÚC:
- Để đóng văn bản hoặc kết thúc văn bản
em thực hiện như sau:
+ Nháy nút ở dưới để đóng văn bản.
+ Nháy nút
ở trên để kết thúc việc
soạn thảo.
4.4. Câu hỏi, bài tập và củng cố :
- GV: Gọi HS đọc BT5 trang 68/SGK và yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ trả lời.
- HS : thực hiện (a: Open; b: Save; c: New)
- HS: khác nhận xét.

- GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài và trả lời câu hỏi 1  3, 6 trang 68/SGK.
- Đọc bài đọc thêm 5
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Soạn thảo văn bản đơn giản
+ Tìm hiểu các thành phần của văn bản ?
+ Qui tắc gõ văn bản trong Word ? Gõ văn bản chữ Việt ?
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung : ........................................................................................................................................
Trang 14


Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học : ................................................................................................
Phương pháp : ..................................................................................................................................
6. Phụ lục:
Tuần : ...
Bài 15: Tiết 43, 44

Ngày dạy : .../.../......

CHỈNH SỬA VĂN BẢN

1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức: Giúp HS biết cách chỉnh sửa văn bản, sao chép, di chuyển văn bản,
xóa, chèn thêm văn bản.
1.2 Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng chuột, gõ văn bản bằng mười ngón.
1.3 Thái độ: Giúp HS có tính khoa học và lòng yêu thích bộ môn.
2. Trọng tâm:

Chỉnh sửa văn bản, sao chép, di chuyển văn bản.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: SGK, phòng máy, đèn chiếu.
3.2 Học sinh: SGK, vở ghi bài, kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
Trình bày thao tác mở văn bản mới và lưu văn Học sinh nêu đúng đủ các thao tác mở và
bản trên máy tính? (10đ)
lưu văn bản mới (10đ)
Trình bày thao tác mở văn bản đã được lưu
trên máy tính? (10đ)
Học sinh trả lời đúng thao tác mở văn
bản đã được lưu trên máy tính (10đ)
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Xóa và chèn thêm văn bản.
I/ XÓA VÀ CHÈN THÊM VĂN BẢN:
GV yêu cầu HS thu thập thông tin SGK và trả
lời câu hỏi:
. Để xoá một vài kí tự em dùng phím nào?
Để xoá một vài kí tự em dùng phím
Delete và phím Backspace
. Phím Delete và phím Backspace khác nhau - Phím Backspace (←): xoá kí tự ngay
như thế nào?
trước con trỏ soạn thảo.
HS thu thập thông tin, thảo luận và trả lời câu - Phím Delete (Del): xoá kí tự ngay sau
hỏi.
con trỏ soạn thảo.

HS khác nhận xét.
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
HS thực hành thao tác xoá bằng 2 phím Delete
và phím Backspace.
GV theo dõi, giúp đỡ HS.
GV Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí * Muốn chèn thêm văn bản vào một vị
em làm như thế nào?
trí, em di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị
HS thảo luận theo cặp trả lời.
trí đó và có thể sử dụng bàn phím để gõ
HS thực hành.
thêm nội dung.
GV lưu ý HS nên suy nghĩ cẩn thận trước khi
xoá.
Hoạt động 2: Chọn phần văn bản.
II/ CHỌN PHẦN VĂN BẢN:
Trang 15


GV Giới thiệu cho HS nguyên tắc khi thực
hiện một thao tác đối với một phần văn bản.
GV yêu cầu HS nêu thao tác chọn phần văn
bản?
HS thảo luận theo cặp trả lời.
HS thực hành.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn
GV Nếu thực hiện một thao tác mà kết quả
không như ý muốn em làm sao?
HS thảo luận theo cặp trả lời.
GV Giới thiệu thêm tổ hợp phím CTRL + Z

dùng để khôi phục.
HS thực hành.
Hoạt động 3: Sao chép phần văn bản.
GV Thế nào là sao chép phần văn bản?
HS trả lời.
GV Nêu thao tác sao chép phần văn bản?
HS thảo luận theo cặp trả lời.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
GV Giới thiệu thêm tổ hợp phím tắt.
HS thực hành.
Hoạt động 4: Di chuyển văn bản.
GV Thế nào là di chuyển phần văn bản?
HS trả lời.
GV Nêu thao tác di chuyển phần văn bản?
HS thảo luận theo cặp trả lời.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
GV Giới thiệu thêm tổ hợp phím tắt.
GV thao tác sao chép và di chuyển khác nhau
ở bước nào?
HS: cá nhân trả lời.
HS: thực hành.
4.4. Câu hỏi, bài tập và củng cố :
- GV yêu cầu HS thực hành như sau:
1. Nhập nội dung văn bản như sau:
Bác Hồ ở chiến khu
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa.
Bốn bên suối chảy cá bơi vui.
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa.

Anh đèn khuya còn sáng trên đồi.
2. Lưu văn bản với tên Bac Ho
3. Sao chép tên đoạn văn đặt ở cuối đoạn.
4. Xoá đoạn vừa chép xuống.
5. Di chuyển câu 1, 2 xuống dưới câu 3, 4
6. Khôi phục lại trạng thái văn bản trước đó.
Trang 16

* Nguyên tắc: SGK trang 78
* Để chọn phần văn bản em thực hiện
như sau:
1. Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
2. Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản
cần chọn.
* Nếu thực hiện một thao tác mà kết quả
không như ý muốn em có thể khôi phục
trạng thái của văn bản trước đó bằng cách
nháy nút lệnh Undo
(hay CTRL+Z)
III/ SAO CHÉP:
Để sao chép phần văn bản em thực
hiện như sau:
1. Chọn phần văn bản muốn sao chép và
nháy nút Copy
(hay CTRL+C)
2. Đưa con trỏ tới vị trí cần sao chép
nháy nút Paste
(hay CTRL+V)
*Lưu ý: Có thể nháy nút Copy một lần và
nháy nút Paste nhiều lần.

IV/ DI CHUYỂN:
* Để di chuyển một phần văn bản từ vị trí
này sang vị trí khác em thực hiện như
sau:
1. Chọn phần văn bản cần di chuyển và
nháy nút Cut
(hay CTRL+X)
2. Đưa con trỏ tới vị trí mới và nháy nút
Paste
(hay CTRL+V)


4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1 -> 3 trang 81/SGK
- Làm BT 4 trang 81.
- Đọc bài đọc thêm 7: Nhà xuất bản trên … bàn
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản.
Tìm hiểu mục đích yêu cầu của tiết thực hành.
Tìm hiểu nội dung của tiết thực hành.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung : ...........................................................................................................................
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học : ...................................................................................
Phương pháp : .....................................................................................................................
6. Phụ lục:

Trang 17



Phụ lục 2:
* Đề kiểm tra trước tác động:
Tuần : …

Ngày dạy : …/…/……

KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ:
Câu 1: (2.5đ)
a) Hãy nêu cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word nhanh nhất.
b) Liệt kê các thành phần cơ bản có trên cửa sổ Word.
Câu 2:(2.5đ) Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản?
Câu 3:(2.5đ) a) Gõ một đoạn văn bản(thơ) khoảng 20 đến 30 từ. Lưu bài với tên
Tho.doc
b) Nút dùng để định dạng kiểu chữ ……………………
Nút dùng để định dạng kiểu chữ ……………………
Nút dùng để định dạng kiểu chữ ……………………
Câu 4: (2.5đ)
a) Thế nào là định dạng văn bản? Có mấy loại định dạng văn bản, kể ra?
b) Lưu bài kiểm tra với tên: KTTTĐ.doc
* Đáp án, biểu điểm:
Câu 1:a) Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của Word trên màn hình nền. (1.25đ)
b) Gồm: bảng chọn, nút lệnh (1.25đ)
Câu 2: (2,5đ) Gồm: Kí tự, từ, dòng, đoạn, trang. (2.5đ)
Câu 3:a) Một nhà sàn đơn sơ vách nứa,
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa,
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi.
Lưu bài: Tho.doc (1.5đ)

b) Nút dùng để định dạng kiểu chữ: Chữ đậm
Nút dùng để định dạng kiểu chữ: Chữ nghiệng
Nút dùng để định dạng kiểu chữ: Chữ gạch chân (1đ)
Câu 4: (2,5đ)
a) - Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu),
các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. (1đ)
- Có hai loại định dạng văn bản là: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. (1đ)
b) Lưu bài: KTTTĐ.doc (0.5đ)
----Hết ----

Trang 18


* Đề kiểm tra sau tác động:
Tuần : ...

Ngày dạy : .../.../......

KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ:
Câu 1: (2.5đ) Để xóa một vài ký tự ta dùng những phím nào để xóa?
Em hãy xóa những từ được đánh dấu: Một nhà sàn đơn sơ vách nứa.
Câu 2: (2.5đ) Mở lại bài Tho.doc đã lưu trên máy và chỉnh sửa định dạng theo mẫu
sau:
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa,
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa,
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi.
Câu 3: (2.5đ) Khởi động Word, gõ nội dung sau đây và sửa sai các lỗi gõ sai (nếu có):
Một buổi chiều lanh , nắng tắt sớm.những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa.

Không có gió mà sogn1 vẫn vỗ đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu
bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót .
Chiều nắng tàn, Mát dịu. Biển trong veo màu mãnh trai. Đảo xa tím pha Hồng.
Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, Bọt sóng màu bưởi Đào.
Câu 4: (2.5đ) Lưu bài với tên: KTSTĐ.doc. Định dạng đoạn văn ở câu 3 và chèn thêm
hình ảnh vào trong đoạn văn đó (1 đến 2 hình)
* Đáp án, biểu điểm:
Câu 1: - Để xóa một vài ký tự ta dùng phím Delete hoặc phím Backspace. (1.25đ)
- Một nhà vách nứa. (1.25đ)
Câu 2:
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa,
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa,
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi. (2.5đ)
Câu 3: Những lỗi sai được đánh dấu:
Một buổi chiều lanh , nắng tắt sớm.những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa.
Không có gió mà sogn1 vẫn vỗ đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu
bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót . (1.5đ)
Chiều nắng tàn, Mát dịu. Biển trong veo màu mãnh trai. Đảo xa tím pha Hồng.
Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, Bọt sóng màu bưởi Đào. (1đ)
Câu 4: - Lưu bài với tên: KTSTĐ.doc
- Định dạng đoạn văn câu 3 như sau:
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt
pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều, rì
rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng,
lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. (1.5đ)
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển trong veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng.
Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. (1đ)
----Hết----


Trang 19


Trang 20



×