Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SKKN sử dụng bản đồ tư duy nâng cao kết quả học tập các tiết “tổng kết về từ vựng” ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.51 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Tóm Tắt đề tài..................................................................................................02
II. Giới thiệu.........................................................................................................04
1. Hiện trạng.....................................................................................................04
2. Giải pháp thay thế........................................................................................05
3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu..................................................07
III. Phương pháp.................................................................................................08
1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................08
2. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................08
3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................09
4. Đo lường và thu thập dữ liệu.......................................................................11
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả........................................................................13
V. Bàn luận...........................................................................................................14
VI. Kết luận và khuyến nghị..............................................................................15
Tài liệu tham khảo...............................................................................................17
Phụ lục..................................................................................................................18
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học...............................................................................19
Phụ lục 2: Đề kiểm tra trước và sau tác động....................................................36
Phụ lục 3: Sơ đồ tư duy......................................................................................39
Phụ lục 4: Bảng tính độ tin cậy..........................................................................45
Phụ lục 5: Bảng điểm.........................................................................................47
Phụ lục 6: Bảng so sánh dữ liệu.........................................................................48

1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong dạy học Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng có vị trí quan trọng
trong chương trình Trung học cơ sở (THCS). Trong đó, môn học Ngữ văn mà đặc biệt
là phân môn Tiếng Việt cũng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, nó cung cấp cho học


sinh(HS) vốn ngôn ngữ, công cụ giao tiếp nói(viết) đúng, tiến tới nói(viết) hay tiếng
Việt. Do đó, để đạt được điều ấy khi dạy các tiết học mang tính chất ôn tập, tổng kết
trong tiếng Việt chúng ta thường sử dụng các mô hình, biểu đồ,… để giúp HS ghi lại
các kiến thức trọng tâm. Với phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định.
Trước hết là tất cả HS cùng có chung một cách trình bày nên không phát huy tính sáng
tạo và cũng như kích thích hứng thú học tập của HS khám phá và nắm bắt kiến thức.
Sau nữa là phạm vi sử dụng hẹp vì nó chỉ thích hợp sử dụng một số tiết dạy tổng kết,
ôn tập nhưng lại không được sử dụng các bài học khác.
Do đó trong những năm gần đây việc tiếp cận với các phương pháp dạy học mới.
Trong đó, đặc biệt là Bản đồ tư duy (BĐTD) đã tạo một bước tiến dài trong việc đổi
mới phương pháp dạy học và bên cạnh đó thì khoa học công nghệ đang phát triển
mạnh mẽ mà đặc biệt là công nghệ thông tin. Từ đó việc sử dụng BĐTD (kết hợp phần
mềm ImindMap và PowerPoint) thay thế cho những mô hình, biểu đồ,… vì nó có
nhiều ưu điểm hơn. Đó là kích thích tư duy sáng tạo và hứng thú với môn học giúp HS
ghi nhớ kiến thức một cách có phương pháp, có hệ thống cho nên tôi tâm đắc nhất là
sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) này trong dạy học Ngữ văn 9 ( phân môn Tiếng
Việt) ở các tiết tổng kết từ vựng bằng BĐTD. Phương pháp này giúp các em nắm
thông tin nhanh, khắc sâu kiến thức một cách có hiệu quả tránh được việc ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc và cũng tránh được cảm giác nhàm chán đối với môn học.
Kiến thức Ngữ văn 9 khá rộng bao gồm nhiều bài có nội dung ôn tập, tổng kết
kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 nên để nắm bắt được đầy đủ nội dung kiến thức ấy học
sinh mất khá nhiều thời gian ghi chép, ôn tập nhưng chất lượng không cao, kiến thức
không khắc sâu vì học sinh ôm đồm khi học. Do đó tôi quyết định nghiên cứu việc sử
dụng BĐTD trong dạy học Ngữ văn 9 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là lớp thực nghiệm 9A 1,
lớp 9A2 đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện bằng giải pháp thay thế khi dạy
học trên lớp, kết quả cho thấy tác động đã có sự ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập
của học sinh: Lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 8.3. Điểm bài kiểm tra lớp đối
2



chứng có giá trị trung bình là: 6.75. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0.001 <
0.05 có nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều này cho thấy giải pháp mới có hiệu quả.

3


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trong các môn học KHXH thì môn Ngữ văn chiếm vị trí quan trọng bởi thời
lượng kiến thức dài và độ khái quát lớn. Chính vì vậy, việc dạy văn cũng gặp nhiều
khó khăn.
Trong thực tế dạy học Ngữ văn hiện nay tôi luôn tự hỏi: Có phải học sinh không
thích học môn Ngữ văn? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta thấy rằng thực trạng ở một
số cách dạy và học nói chung đặc biệt dạy học Ngữ văn nói riêng đã chưa đem lại kết
quả cao trong giảng dạy. Một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn
vì khi học tập học sinh thường rất ngại bởi dung lượng kiến thức cần nhớ nhiều chủ
yếu là kênh chữ nên việc ghi nhớ kiến thức thường lúng túng. Từ đó nảy sinh sự chán
nản, kém hứng thú. Bên cạnh, nhiều học sinh chưa biết cách học thường học một cách
máy móc, không nhớ kiến thức trọng tâm, không nắm được kiến thức nào nổi bật và
tiêu biểu cũng như kiến thức liên quan để vận dụng,...Do đó học sinh học yếu môn
Ngữ văn. Vì những điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận kết quả tất cả nổ lực
các thầy cô giáo đầy huyết tâm đối với học sinh và trách nhiệm đối với môn học, đã có
nhiều cố gắng cải tiến phương pháp dạy học. Học sinh coi môn Ngữ văn là môn học
nhàm chán, buồn ngủ, chán ngắt,… . Thái độ đó thật đáng buồn nhưng hoàn toàn
không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của người giáo viên làm thế
nào gây được hứng thú học tập ở học sinh có hiệu quả.
Quả đúng như thực tế, thực trạng cách học của học sinh ở trường THCS Chà Là
cũng rất đáng lo ngại, vẫn còn nhiều học sinh học yếu môn Ngữ văn trong đó đặc biệt

là ở các tiết “Tổng kết về từ vựng” của học sinh lớp 9. Theo tôi, sở dĩ có thực trạng
trên là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, học sinh không thích học các tiết “Tổng kết về từ vựng” vì cho rằng
đây là những tiết học khô khan, nhàm chán… nên thường xuyên không thuộc bài,
không nghiên cứu bài…. Giáo viên cung cấp bao nhiêu thì học bao nhiêu, chưa có thói
quen sưu tầm tư liệu, tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Bởi vì kiến thức từ vựng có độ
khái quát lớn bao gồm các kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9. Thời gian học tập dài mà để
nắm bắt các kiến thức từ vựng lớp dưới các em còn chưa biết cách, còn mơ hồ chưa
nắm vững kiến thức trọng tâm để làm nền kiến thức cho lớp trên và cũng không có
4


điều kiện nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo. Do đó các em e ngại, thiếu tự tin
không xác định được phương hướng học tập. Điều này là hợp lí, do xuất phát từ điều
kiện thực tế là học sinh ở nông thôn tài liệu tra cứu không nhiều, lượng kiến thức học
hỏi từ các bậc phụ huynh cũng rất hạn chế. Đây chính là sự khó khăn cho việc dạy của
giáo viên và học của học sinh.
Thứ hai, học sinh chưa có thói quen lập kế hoạch học cụ thể nên việc phân bố
thời gian chưa hợp lí. Chủ yếu dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên như: Toán,
Lí, Hóa…., xem nhẹ các môn học xã hội.
Thứ ba, phương pháp dạy học bộ môn chưa phù hợp. Qua dự giờ các tiết dạy của
đồng nghiệp (dự giờ các bộ môn như: Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử…), nhất là
các tiết dạy mà giáo viên có sử dụng BĐTD, tôi nhận thấy rằng trong những năm gần
đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã đưa phương pháp này dạy học trong nhà
trường và cũng đạt được hiệu quả đáng kể. Từ đó, việc tiếp tục sử dụng BĐTD trong
dạy học Ngữ văn là rất cần thiết và góp phần giúp giáo viên vừa đổi mới phương pháp
dạy học có hiệu quả, vừa giúp học sinh thích thú hơn, ham học hơn và chất lượng dạy
học Ngữ văn sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa thật sự đổi mới
phương pháp dạy học, sợ không kịp thời gian, sợ không đảm bảo nội dung bài học…
nếu sử dụng các phương pháp mới trong giờ dạy học. Họ còn sử dụng các phương

pháp dạy học truyền thống mà chủ yếu là thuyết trình nên học sinh chủ yếu ngồi nghe
giảng bài và ghi bài vào tập (Học sinh thụ động)…
Từ thực trạng trên, cần tìm ra giải pháp phải làm sao để đổi mới phương pháp
một cách hiệu quả. Muốn học sinh tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương
pháp tích cực. Do đó ngoài các phương pháp cần thiết tôi tiếp tục sử dụng BĐTD trong
dạy học Ngữ văn đặc biệt là các tiết “Tổng kết về từ vựng” nhằm giúp học sinh tự hệ
thống lại kiến thức, có kĩ năng và thói quen học tập một cách có tư duy và sáng tạo để
đạt kết quả cao trong học tập.
2. Giải pháp thay thế.
Hiện nay trong dạy học việc sử dụng BĐTD là hết sức cần thiết đối với các môn
học. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn từ nhiều năm nay, giáo viên cũng đã nghiên cứu,
tìm hiểu và tiếp tục sử dụng BĐTD trong các tiết học mang tính tổng kết, hệ thống nội
dung giúp tiết học sinh động, gây hứng thú cho học sinh tự phát huy tư duy sáng tạo

5


góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung và các
tiết học “Tổng kết về từ vựng” (Phân môn Tiếng Việt) nói riêng.
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về việc sử dụng
BĐTD vào giảng dạy Ngữ Văn THCS:
- Đề tài NCKHSPUD “Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn 9”của giáo viên Lê Thị Mỹ Dung trường THCS Lộc Ninh, Dương Minh
Châu, Tây Ninh.
- Đề tài NCKHSPUD “Giải pháp nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học
sinh lớp 6A1 bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức phần “Từ
loại” phân môn Tiếng Việt 6 trường THCS Đồng Rùm”của giáo viên Trần Thị Huyền
Sương, Tân Châu, Tây Ninh.
- Đề tài NCKHSPUD “Giải pháp phát huy tính tích cực thông qua kĩ thuật sơ đồ
tư duy trong giờ dạy học ngữ văn 6”của giáo viên Trần Thị Ngọc trường THCS

Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sau khi tham khảo một số tài liệu, bài viết của đồng nghiệp. Từ đó tôi tiến hành
nghiên cứu việc sử dụng BĐTD nâng cao kết quả học tập các tiết “Tổng kết về từ
vựng” Ngữ văn 9.
BĐTD (MindMap) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy (phần phía sau người
viết gọi BĐTD bằng SĐTD - kiến thức củng cố chỉ mang tính tương đối không
nhiều)... hình thức ghi chép chủ yếu là nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ
thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... Thực hiện bằng cách kết hợp việc sử
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực(cô
đọng). Đặc biệt có thể sử dụng SĐTD mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như
bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm bớt nhánh tùy theo mỗi người. Do đó việc lập SĐTD phát
huy tối đa sáng tạo của người học.
Nội dung kiến thức chương trình Ngữ văn 9 gồm nhiều tiết mang tính tổng kết
kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 nên việc học tập không nắm bắt kịp thời thì cũng đồng
nghĩa với việc kết quả học tập không cao. Do đó, tôi khắc phục kết quả cuối học kì I
(tuần 9 đến tuần 12) bằng việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học (sử dụng
SĐTD). Tôi đã tiến hành tổ chức dạy học bằng SĐTD trong phần kiểm tra miệng, hệ
thống củng cố kiến thức liên quan (cùng chủ đề, hệ thống kiến thức qua các tiết ôn tập

6


kiến thức cũ hoặc các tiết học được phân thành nhiều tiết học) và hệ thống lại kiến
thức của bài học (một phần bài học).
Bước 1: Học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của
giáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về
SĐTD mà nhóm đã hình thành.
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức
của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ

đồ, từ đó dẫn dắt nắm kiến thức của bài học.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc
SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sữa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết
minh về kiến thức đó
SĐTD được sử dụng khi học các bài thích hợp từ tuần 9 - tuần 12
Thời gian thực hiện vấn đề NCKHSPUD: 4 tuần bắt đầu giữa học kì I (tuần 9 –
tuần 12) năm học 2014 - 2015
3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng SĐTD trong dạy học Ngữ văn lớp 9 có làm tăng kết quả học tập môn
Ngữ văn cho học sinh lớp 9A1 trường THCS Chà Là không ?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Có, Sử dụng SĐTD trong dạy học Ngữ văn lớp 9 có làm tăng kết quả học tập
môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9A1 trường THCS Chà Là.

7


III . PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Chọn hai nhóm tương đương:
Lớp 9A1 là nhóm thực nghiệm .
Lớp 9A2 là nhóm đối chứng.
- Học sinh :
+ Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu
Giáo viên dạy cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng 1: Hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự tương đồng về số lượng và
giới tính trường THCS Chà Là:
Lớp
TS học sinh

Nam
Nữ
1
9A
20
10
10
2
9A
20
10
10
+ Về thành tích học tập của 2 nhóm của 2 lớp đều tích cực, chủ động.
+ Về thành tích học tập của hai nhóm tương đương nhau.
2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn 2 nhóm của 2 lớp: 9A 1 thực nghiệm, 9A 2 đối chứng, tôi dùng bài kiểm tra
15 phút làm bài kiểm tra trước tác động .
Dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng chênh lệch giữa điểm số trung bình
của hai nhóm trước khi tác động
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Giá trị trung bình
p

Đối chứng
6.5

Thực nghiệm
6.4
0.420


p = 0.420 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
(được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Thực

6.4

Tác động

Dạy học có sử dụng SĐTD

Kiểm tra sau tác
động
8.3
8


nghiệm
(9A 1)
Đối chứng

6.5


Dạy học không có sử dụng
SĐTD

2

(9A )

6.75

3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên
Lớp đối chứng: Soạn giáo án bài dạy không sử dụng SĐTD .
Lớp thực nghiệm: Soạn giáo án bài dạy có sử dụng SĐTD ở các bước lên lớp
khác nhau, SĐTD được trình bày ở nhiều hình thức khác nhau: trình chiếu thông qua
việc kết hợp phần mềm ImindMap và Powerpoint, trình bày trên bảng, trình bày trên
giấy khổ lớn ...
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan
Bảng 4 : Kế hoạch bài dạy
Tuần
9
10
11
12

Ngày dạy
16/10/2014
23/10/2014

30/10/2014
06/11/2014

Tiết
44
49
53
59

Tên bài
Tổng kết về từ vựng(tiếp)
Tổng kết về từ vựng(tiếp)
Tổng kết về từ vựng(tiếp)
Tổng kết về từ vựng(tiếp)
(Luyện tập tổng hợp)

3.2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra miệng
Kiểm tra miệng là một quy trình không thể thiếu trong một tiết dạy. Tuy nhiên giáo
viên có thể tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: tự luận, trắc nghiệm,
SĐTD ... Việc kiểm tra cũng có thể lồng ghép quá trình dạy bài mới. Do thời lượng
kiểm tra tương đối ngắn nên giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi phù hợp. Trong quá
trình nghiên cứu tôi thường sử dụng SĐTD đã chuẩn bị có thể là sơ đồ câm hoặc sơ đồ
thiếu thông tin, sau đó yêu cầu học sinh hoàn tất. Cách này giúp học sinh phát triển tư
duy đồng thời phát hiện nội dung còn thiếu hoặc sai .
Ví dụ: Khi kiểm tra miệng (kiểm tra bài cũ) bài “Tổng kết từ vựng” (tiết 53) với
câu hỏi thứ nhất “Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của từ
tượng hình tượng thanh?” tôi sử dụng SĐTD câm (Nhánh thứ nhất từ tượng hình
tượng thanh được trình chiếu không có thông tin trên Powerpoint hoặc trên bảng phụ
bằng giấy khổ lớn). Học sinh điền nội dung khái niệm và tác dụng ta thu được sản
phẩm nhánh thứ nhất (Thể hiện nội dung in đậm) ( Phụ lục 3: Tiết 53 - hình 1)

9


Câu hỏi thú hai “Xác định biện pháp tu từ trong câu “Bê con nũng nịu bên mẹ”
và trình bày biện pháp tu từ vừa tìm?” ta thu được nhánh thứ hai với biện pháp tu từ
nhân hóa (Thể hiện nội dung in đậm) ( Phụ lục 3: Tiết 53 - hình 1)
Sau khi hoàn thiện sơ đồ, giáo viên cho học sinh thuyết trình nội dung mà mình
vừa điền (Nhánh 1: từ tượng hình – từ gợi hình ảnh, dáng vẻ trạng thái sự vật, hiện
tượng; tượng thanh – mô phỏng âm thanh tự nhiên; tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh
cụ thể; Nhánh 2: Nhân hóa: từ ngữ gọi, tả người chỉ con vật, cây cối,..Tác dụng: thế
giới loài vật, cây cối gần gũi) giúp học sinh khả năng diễn đạt. Sau đó giáo viên cho
học sinh khác nhận xét và giáo viên nhận xét, ghi điểm.

3.2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới
Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng bài mới có thể thực hiện ở nhiều dạng
khác nhau:
* Sử dụng sơ đồ tư duy cho toàn bài: Giáo viên sử dụng giấy khổ lớn hoặc trình
chiếu SĐTD đã được hình thành sẵn. Sau đó, giáo viên kết hợp các phương pháp dạy
học khác, đặc biệt là gợi ý giúp học sinh phát hiện nội dung chính của bài, lần lượt học
sinh điền nội dung vào hoàn thành sơ đồ. Trong quá trình tìm hiểu có thể học sinh hoạt
động cá nhân hoặc nhóm ... Sơ đồ với các thông tin đầy đủ, từ đó lần lượt học sinh
thuyết minh nội dung theo sơ đồ và đồng thời các học sinh khác vẽ sơ đồ vào tập. Chú
ý giáo viên cần kiểm tra việc vẽ sơ đồ của học sinh ở tiết học sau. Nhận xét cụ
thể(Không áp đặt, cần phát hiện sự sáng tạo )
Ví dụ: khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Tiết 49) tôi đã hướng dẫn học sinh thu
được sản phẩm (Phụ lục 3 - hình 5)
* Sử dụng sơ đồ tư duy ở một phần của bài: Nếu một bài học có nội dung tương
đối dài hoặc không thích hợp sử dụng SĐTD cho toàn bài thì giáo viên sẽ hướng dẫn
học sinh chọn một phần bài học để vẽ. Qua đó giúp các em nắm vững kiến thức trọng
tâm. Dạng SĐTD này dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian.

Sau khi cung cấp kiến thức cơ bản, giáo viên cho học sinh thảo luận hoàn thiện
sơ đồ. Đại diện một nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét để hoàn thiện sơ đồ, giáo
viên có thể tuyên dương động viên tinh thần và chọn sơ đồ hoàn chỉnh nhất làm chuẩn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Tiết 53)giáo viên cho học sinh thảo
luận với câu hỏi “Hãy trình bày các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,

10


nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ và tác dụng của nó?”được sản
phẩm(Phụ lục 3 - hình 3)

3.2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học
Việc sử dụng SĐTD trong bước củng cố kiến thức có tác dụng rất lớn giúp học
sinh hệ thống hóa kiến thức và củng cố lại các kiến thức có liên quan hoặc cùng một
chủ đề .
Để giúp học sinh củng cố lại các kiến thức liên quan từ lớp dưới qua nội dung ôn
tập giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị sơ đồ bằng giấy khổ lớn những nội dung
cần ôn tập, học sinh trình bày. Sau đó giáo viên cùng cả lớp hoàn chỉnh nội dung với
những kiến thức liên quan. Cần chú ý, vì đây là phần củng cố kiến thức giáo viên cần
chú ý đến nội dung, thông tin cần tránh tập trung vào hình thức (đường nét, màu sắc...)
Ví dụ: khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Tiết 44) nội dung bài học này các em
đã được học ở chương trình Ngữ văn 7. Học sinh sau khi đã được hướng dẫn các nội
dung bài học theo sự dẫn dắt của giáo viên thu được SĐTD hoàn chỉnh (Phụ lục 3 –
hình 4) mà giáo viên đã chuẩn bị.
Việc củng cố kiến thức liên quan đến nội dung bài học trước và sau. Giáo viên có
thể thực hiện bằng cách cho học sinh trình bày một phần của sơ đồ (kiểm tra miệng)
các nội dung còn lại theo sự hướng dẫn củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước (Lí
thuyết) để tiến hành luyện tập tổng hợp. Giáo viên có thể chuẩn bị sơ đồ trên giấy khổ
lớn hoặc phần mềm một sơ đồ hoàn chỉnh của các tiết học trước.

Ví dụ: Khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Tiết 59) (Luyện tập tổng hợp) ở phần
kiểm tra miệng (Tiết 53 – Từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ nhân hóa) hai
học sinh đã hoàn thành được một phần sơ đồ. Sau đó theo sự dẫn dắt giáo viên học
sinh hoàn chỉnh các nội dung còn lại (Phụ lục 3 – hình 1). Học sinh nhớ lại các kiến
thức đã học (Tiết 43, 44, 49, 53).
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút dạng đề tự luận
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút dạng đề tự luận
Đo độ tin cậy của dữ liệu bằng cách chia đôi dữ liệu (Bảng 5)
Bảng 5 : Bảng tính độ tin cậy
* Trước tác động
Số học sinh

Thực nghiệm
20

Đối chứng
20
11


rhh
rSB

0.61
0.76

0.59
0.74


Thực nghiệm
20
0.53
0.70

Đối chứng
20
0.56
0.72

* Sau tác động
Số học sinh
rhh
rSB

* Tiến hành kiểm tra và chấm điểm
Kiểm tra trước tác động ở tiết 43 (Xem đề và đáp án ở phần phụ lục 2).
Kiểm tra sau tác động ở tiết 59 (Xem đề và đáp án ở phần phụ lục 2)
Cách chấm bài: cá nhân, đáp án của giáo viên Trần Phi Phượng (nội dung kiểm
tra trình bày ở phần phụ lục 2)

12


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
20
8.3
0.92


Đối chứng
20
6.75
1.88

Số học sinh
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
0.001
Chênh lệch giá trị
0.82
trung bình chuẩn
Kết luận :
- Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả
p = 0.001. Điều này cho thấy sự chệnh lệch điểm trung bình giữa các nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa
- Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp cho thấy sử dụng SĐTD là có ảnh hưởng lớn
đến kết quả học tập của học sinh giúp học sinh sẽ hứng thú hơn, hiểu rõ, nhớ chính xác
các tri thức
Giả thuyết của đề tài được kiểm chứng đúng
Biểu đồ so sánh kết quả

V. BÀN LUẬN
13


Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là

8.3; kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 6.75. Độ chênh lệch điểm số giữa hai
nhóm là 1.55; Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp
đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.82. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình sau tác động của hai lớp là p =0.001<
0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không
phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Qua kết quả thu nhận được trong quá trình sử dụng SĐTD, tôi nhận thấy rằng
việc hướng dẫn cho học sinh cách học bằng phương pháp vẽ SĐTD đã nâng cao khả
năng tiếp thu kiến thức cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn, đồng
thời tạo được hứng thú trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh. Lớp
học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần.
Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái.

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
14


1. Kết luận
- Việc dạy học có sử dụng SĐTD là một giải pháp tốt mang lại hiệu quả thiết
thực giúp giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, cụ thể và đầy
đủ, chính xác hơn, giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong hệ thống hóa kiến thức.
- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có màu sắc trên
hình vẽ, sống động đẹp mắt (hình ảnh SĐTD trình chiếu Powerpoint, trên các SĐTD
học sinh vẽ) Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất
vả khi giới thiệu, trình bày những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu
bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.
- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn

Ngữ văn nữa, đặc biệt là các tiết tổng kết về từ vựng. Đây chính là điều kiện cần thiết
để văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Có được như vậy sẽ kích thích ở học sinh niềm đam mê, tìm tòi học hỏi, tạo lập những
văn bản có chất lượng.
- Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, không phải cứ vận dụng SĐTD
vào giảng dạy đã là đổi mới PPDH, thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm
của giáo viên, sử dụng SĐTD là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà giáo
viên nên vận dụng, điều này không hoàn toàn bắt buộc song chính nó sẽ làm mỗi giờ
lên lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta đang làm mới chính mình. Vì vậy,
việc kết hợp các ưu thế của các yếu tố mới, của khoa học công nghệ (SĐTD trình
chiếu Powerpoint)vào giảng dạy là cần thiết nhưng phải kết hợp linh họat với phương
pháp dạy học truyền thống sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể, có hiệu quả và phát
huy tốt tính tích cực, độc lập học tập của học sinh là giải pháp tốt nhất.
1. Khuyến nghị
- Đối với các cơ quan quản lí giáo dục:
+ Tổ chức các chuyên đề bàn về chọn lựa các tình huống sử dụng SĐTD trong
dạy học Ngữ văn.
+ Cần tập trung nghiên cứu và ban hành những tài liệu, thiết kế một số bài dạy
thử nghiệm mang tính định hướng cho giáo viên các trường và cán bộ quản lí ở các
cấp về việc lựa chọn các tình huống sử dụng BĐTD trong dạy học môn Ngữ văn ở
trường THCS.
- Đối với lãnh đạo trường:
15


+ Đáp ứng các nhu cầu về tư liệu, đồ dùng dạy học để phục vụ cho cách dạy
học nêu trên. Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, giáo viên khác trong tổ.
- Đối với giáo viên:
+ Trong dạy – học Ngữ văn, chỉ nên sử dụng SĐTD khi thật cần thiết. Người
giáo viên luôn hiểu rằng trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học

sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy,
giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn nội dung, kiến thức bài học phục vụ bài dạy
có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét không phù hợp
làm giảm hiệu quả bài dạy.
+ Với những mặt tích cực của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ
văn, tôi nghĩ rằng, đề tài hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi ở các khối lớp của trường
THCS. Do đó tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ để tạo hứng thú và
nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh.

Chà Là ngày 09 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Trần Phi Phượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9, sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9 NXB giáo
dục.
2.Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Dự án Việt - Bỉ (Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
3. Một số chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lý và giáo viên THCS – Dự án phát
triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4. Mạng internet: , ,
, ; …
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) NXB Giáo dục.
6. Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 9 cấp THCS do SGD&ĐT tỉnh Tây Ninh biên
soạn.
7. Ôn tập củng cố kiến thức Ngữ văn 9 - Kiều Văn Bức, Lê Đình Thuần – NXB

Giáo dục.
8. Ngữ văn 9 từ tiếp nhận đến thực hành (tập 1)– Đỗ Kim Hồi (chủ biên)Trần Thị
Thành, Lê Bảo – NXB Giáo dục.
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn THCS, tập hai
(Phạm Thị Ngọc Trâm) – NXB Giáo dục.
10. Tiếng Việt nâng cao THCS 9 – Lê Văn Hoa, Lê Duy Anh – NXB Đại học Quốc
gia TP HCM

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
17


KẾ HOẠCH BÀI HỌC CHO NHÓM THỰC NGHIỆM (Giáo án kèm theo)
Phụ lục 2:
I. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Phụ lục 3:
SƠ ĐỒ TƯ DUY MINH HỌA
Phụ lục 4 :
I. BẢNG TÍNH ĐỘ TIN CẬY TRƯỚC TÁC ĐỘNG
II. BẢNG TÍNH ĐỘ TIN CẬY SAU TÁC ĐỘNG
Phụ lục 5:
BẢNG ĐIỂM
Phụ lục 6:
BẢNG SO SÁNH DỮ LIỆU

DANH MỤC VIẾT TẮT
NCKHSPUD ------------------------------------- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
BĐTD(SĐTD) ------------------------------------- Bản đồ tư duy (Sơ đồ tư duy)

KHXH
------------------------------------- Khoa học xã hội
SGK
------------------------------------ Sách giáo khoa
PPDH
------------------------------------- Phương pháp dạy học
THCS
------------------------------------ Trung học cơ sở
GDKNS(KNS) ------------------------------------- Giáo dục kĩ năng sống(kĩ năng sống)
GV - HS
------------------------------------ Giáo viên - học sinh

PHỤ LỤC 1

18


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
(Giáo án có thiết kế cho nhóm tác động)
THIẾT KẾ 1
Bài 9; Tiết 44
Tuần CM 9
Ngày dạy: 16/10/2014

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp)
I/. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu hệ thống hóa những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp
9, nắm vững lại, sâu hơn kiến thức về từ đồng âm, đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ
khái qt nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp đọc - hiểu và tạo lập văn
bản.
2.Kỹ năng: dùng từ, đặt câu chính xác, có hình ảnh, biểu cảm.
- Cách sử dụng hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3.Thái độ: sử dụng đúng, chính xác từ ngữ trong giao tiếp.
Giáo dục kĩ năng sống: Giao tiếp: trao đổi và hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản của từ vựng tiếng Việt; Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục
đích giao tiếp
II/.TRỌNG TÂM :
Từ đồng âm
III/. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: bảng phụ, ví dụ minh họa.
2. Đối với học sinh: ơn lại kiến thức đã học ở lớp 7,8
IV/. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Sỉ số, cán sự mơn báo cáo tình hình chuẩn bị của
lớp.
2.Kiểm tra miệng: (5’)
Câu 1 ( 9đ) ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ )
? Thế nào là từ đơn, từ phức ? Các loại từ phức? Viết đoạn văn có sử dụng thành
ngữ. (9đ)
 Từ đơn là từ chỉ có một tiếng (1đ)
Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Từ phức láy và từ phức ghép (1đ)
Từ láy: các tiếng có quan hệ về ngữ âm: láy hồn tồn và láy bộ phận(1đ)
Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa: ghép đẳng lập, ghép chính phụ (1đ)
Viết đoạn văn đúng, mạch lạc (5đ)(Kiểm tra đoạn văn làm ở nhà)
Câu 2 ( 1đ) ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )
? Kể tên các từ vựng đã học ở lớp 7, 8
 Từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa ,…
3. Bài mới:
Hoạt động của


Nội dung bài học
19


giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Vào bài (1’)
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục
tổng kết lại những kiến thức có
liên quan đến từ vựng…
Hoạt động 2: Hướng dẫn nội
dung ôn tập. Thảo luận (10’)
Giáo viên phân các đơn vị kiến
thức ôn tập cho các tổ nhóm
thảo luận – trình bày(thảo luận
nhóm đôi trong 10 phút)(Thảo
luận  GDKNS: giao tiếp)
- Dãy 1: Từ đồng âm
- Dãy 2: Từ đồng nghĩa
- Dãy 3: Từ trái nghĩa.
- Dãy 4: Cấp độ khái quát
nghĩa của từ ngữ và trường từ
vựng.
* Chọn 4 HS ghi bảng phụ
Bài tập vận dụng.(Thực hành
 GDKNS: ra quyết định)
* Trình bày miệng phần khái
niệm.
HS trình bày, góp ý.
GV nhận xét, bình điểm

Chốt lại ý chính .
? Phân biệt từ nhiều nghĩa và
từ đồng âm?(Động não 
GDKNS: ra quyết định )
=> Từ nhiều nghĩa: Từ biểu
thị nhiều nét nghĩa. (từ chân).
Từ đồng âm: phát âm
giống nhau nhưng nghĩa khác
nhau.( kho trong kho cá và kho
trong chuyển hàng về kho).
* HS cho VD :
Lành: nguyên vẹn(lành lặn,
hiền hậu – hiền từ – từ tâm).
Bài tập 3: Cơ sở từ “xuân”
thay cho từ “tuổi”.
- HS cho VD.
=> Tốt – xấu, lành – rách, già
dặn – non nớt.

V.Từ đồng âm.
Khái niệm: từ đồng âm là những từ giống nhau vể
âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan
gì với nhau.
a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá
trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của
từ lá xa cành.
b. Hiện tượng từ đồng âm, nghĩa khác xa nhau.
VI.Từ đồng nghĩa.
Khái niệm: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa
giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không có sắc thái biểu
cảm khác nhau.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái biểu
cảm khác nhau.
Khi tìm từ đồng nghĩa, cần phải đặt vào ngữ cảnh
để có chung cơ sở.
Bài tập 2:
- Chọn cách d(các từ đồng nghĩa với nhau có thể
không thay thế được cho nhau trong nhiều trường
hợp sử dụng.
- Không chọn câu a vì các ngôn ngữ đều có đồng
nghĩa, câu b: đồng nghĩa có quan hệ nhiều từ, câu c:
đồng nghĩa không hoàn toàn giống nhau.
Bài tập 3:
- Xuân là từ chỉ mùa trong năm, khoảng thời gian
tương ứng với một tuổi => chuyển nghĩa theo
phương thức hoán dụ.
- Từ xuân thể hiện niềm lạc quan của tác giả ngoài
ra, dùng từ này để tránh lặp từ tuổi tác.

VII.Từ trái nghĩa:
Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Khi dùng trong câu sẽ có sắc thái nhấn mạnh, biểu lộ
cảm xúc.
Khi tìm từ trái nghĩa với từ nào đó, cần phải đặt vào
ngữ cảnh để có chung cơ sở.
Bài tập 2: xác định cặp từ trái Bài tập 2: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
nghĩa
Bài tập 3: Cùng nhóm với sống – chết có: chẵn – lẽ,
20



Bài tập 3: xác định từ trái chiến tranh – hòa bình.
nghĩa cùng nhóm.
- Cùng nhóm với già-trẻ có: yêu – ghét, cao – thấp,
nông – sâu , giàu – nghèo.
VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Khái niệm: Nghĩa của từ ngữ có ơn(khái quát
HS cho VD .
hơn)hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.
Nhìn (nghĩa khái quát hơn) so
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi
với: ngắm, liếc, nhòm, ngó.
nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa một số
- Động vật (nghĩa khái quát từ ngữ khác.
hơn): thú, chim, cá.
Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa
của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của
một số từ ngữ khác.
? Điền từ thích hợp vào các ô * Vận dụng :
trống trong sơ đồ?
Từ(xét về đặc điểm
(Thảo luận GDKNS: Ra
cấu tạo)
quyết định)
Từ phức

Từ đơn
Từ ghép


Từ ghép
đẳng lập

Từ ghép
Chính phụ

Từ ghép
Từ láy
Hoàn
toàn

Từ
láy bộ
Phận

- Cho VD
- Trường nghĩa mắt:
- Bộ phân của mắt: lòng đen,
lòng trắng, con ngươi, lông
Từ láy âm
Từ láy vần
mày…
- Đặc điểm của mắt: đờ dẫn,
sắc, lờ đờ.
Hoạt động 3: Các nhóm tổ IX.Trường từ vựng.
Khái niệm: là tập hợp của những từ có ít nhất một
trình bày. (22’)
nét
chung về nghĩa.
- Lớp nhận xét.

Bài tập 2:
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng là tắm và
bể. Việc sửng dụng các từ này góp phần tăng giá trị
biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo
mạnh mẽ.
* Bài tập về nhà
Viết đoạn có dùng tập hợp Thực hành ở nhà
Viết đoạn có dùng tập hợp những từ cùng trường
những từ cùng trường từ vựng
từ
vựng.
(Thực hành  GDKNS:ra
quyết định )
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: (5’)
Bản đồ tư duy(phụ lục)
5.Hướng dẫn học sinh tự học: (2’)
* Đối với bài vừa học:
- Học bài, ôn tập những kiến thức vừa ôn tập. 21


- Hoàn chỉnh vở bài tập
- Làm bài tập viết đoạn .
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Xem lại các bài học tuần 5-7 để chuẩn bị cho bài sau.
- Soạn “ Tổng kết về từ vựng” (tiếp theo )
? Sự phát triển của từ vựng
? Từ mượn, từ Hán Việt
? Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội
? Trau dồi vốn từ

V/.RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:-----------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp: ------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:------------------------------------------------------------------VI/. PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ TƯ DUY CỦNG CỐ NỘI DUNG TIẾT 44

THIẾT KẾ 2
22


Bài 10; Tiết 49
Tuần CM 10
Ngày dạy: 23/10/2014

TỔNG KẾT VỀTỪ VỰNG (Tiếp)
I/. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng. Nắm vững và biết
vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển về từ
vựng, từ mượn, từ Hán việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn
từ).
- Học sinh hiểu và vận dụng tốt từ ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, đọc, hiểu và tạo
lập văn bản.
2. Kỹ năng: vận dụng bài tập vào giao tiếp.
- Nhận diện được từ nượn, từ Hán việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc, hiểu và tạo lập văn bản .
3.Thái độ: học tập và trau dồi vốn từ tiếng Việt
Giáo dục kĩ năng sống: Giao tiếp - trao đổi và hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản của từ vựng tiếng Việt; Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục
đích giao tiếp .
II/.TRỌNG TÂM :
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
III/.CHUẨN BỊ:

1. Đối với giáo viên: lược đồ, bảng phụ.
2. Đối với học sinh: ơn lại kiến thức đã học.
IV/. TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Sỉ số, cán sự mơn báo cáo sự chuẩn bị của lớp.
2.Kiểm tra miệng: (5’)
Câu 1: (9đ)(Câu hỏi kiểm tra bài cũ)
? Thế nào là từ đồng âm? Xác định từ lợi trong bài ca dao là từ đồng âm hay từ nhiều
nghĩa?
Bà già đi chợ Cầu Đơng
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi hàm răng chẳng còn.
 Lợi 1: lợi ích, lợi 2: phần thịt bao quanh chân răng  Đồng âm khác nghĩa
Câu 2: (1đ)(Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học)
Kiểm tra vở bài tập HS
? Những nội dung tổng kết ở tiết học này?
 Nội dung; Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ - biệt ngữ,
trau dồi vốn từ(1đ)

23


3. Bài mới:
Hoạt động của
giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Vào bài

Nội dung bài học

? Ngoài những từ vựng đã ôn

ở 2 tiết trước, em hãy kể thêm
một số từ vựng khác đã học
theo thứ tự? GDKNS: giao
tiếp)
* hôm nay, chúng ta tiếp tục
tổng kết lại những đơn vị kiến
thức từ sự phát triển của từ
vựng đến hình thức trau dồi
vốn từ.
Hoạt động 2: Phân công tổ
nhóm thảo luận.
(10’)
(GDKNS: giao tiếp )
- Dãy 1: Sự phát triển của từ
vựng.
- Dãy 2: Từ mượn.
- Dãy 3: Từ Hán Việt + thuật
ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Dãy 4: Trau dồi vốn từ.
- Nhóm 2 các dãy trình bày
- Các nhóm còn lại làm vào vở
bài tập Ngữ văn, giáo viên
chấm điểm nhóm.
* HS đọc kĩ gợi ý ở vở bài
tập.
GV phát vấn câu hỏi lí thuyết
đối với bất kỳ thành viên trong
nhóm.
Hoạt động 3: Tổ chức các I/. Sự phát triển của từ vựng:
1. Khái niệm.

nhóm thực hiện theo yêu cầu.
(các nhóm trình bày) (25’)
Cách phát triển từ vựng
( GDKNS: giao tiếp )
* Lớp góp ý, GV chốt.
*Nhóm 1:
- Cùng sự phát triển của xã
hội, từ vựng của một ngôn ngữ
Phát triển
Phát triển số lượng
cũng không ngừng phát triển
nghĩa của từ
cả về nghĩa của từ và số lượng
của từ.
* Dùng lược đồ để chứng
Tạo từ mới
Mượn tiếng
minh.
nước ngoài
* Tìm dẫn chứng?
2. Ví dụ:
+ Phát triển nghĩa?
- Chuột: dưa chuột, con chuột(trong máy tính)
+ Tạo từ mới?
24


+ Mượn từ của tiếng nước
- Siêu người mẫu, sách đỏ, rừng phòng hộ.
ngoài?

- In-tơ -nét, cô ca.
?Có thể nào từ vựng chỉ phát
3. Không thể từ vựng chỉ phát triển về số lượng
triển về số lượng không?
từ ngữ vì không đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
II/. Từ mượn:
?Khái niệm?
1. Khái niệm: từ mượn là những từ vay mượn của
?Nêu nguyên tắc mượn từ? tiếng nước ngoài.
Nếu không vay mượn thì tiếng
2. Chọn nhận định c, vay mượn của tiếng nước
Việt gặp khó khăn gì?
ngoài để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, lí giải:
 Mượn từ là một cách làm
a. Đi ngược với qui luật.
giàu tiếng Việt nhưng không
b. Vì nhu cầu thực tế.
nên tùy tiện. Nếu không vay
d. Nhu cầu giao tiếp phát triển không ngừng.
mượn thì phải tạo từ ngữ mới
3. Trình bày cảm nhận.
để diễn đạt khái niệm mới xuất
- Nhóm 1: được Việt hoá.
hiện. Con đường này rất khó
- Nhóm 2: chưa được Việt hoá, từng âm tiết chưa
nhất là khi tạo từ mới trong có nghĩa.
lĩnh vực khoa học .
? Lí giải cách chọn đúng
nhất?
- Phân biệt sự khác nhau ở

hai nhóm.
+ Nhóm 1: Săm, lốp, ga,
xăng…
III/. Từ Hán Việt:
+ Nhóm 2: axit, rađiô…
1. Khái niệm:
Là từ mượn của ngôn ngữ Hán đa dố từ Hán Việt là
* Nêu khái niệm.
từ ghép (ghép đẳng lập và ghép chính phụ)
* Không chọn a: vì từ Hán việt 2. Chọn quan niệm đúng.
chiếm tỉ lệ lớn…
- Chọn b: từ Hán Việt là bộ phận quyan trọng của
* Không chọn a: vì từ Hán việt lớp từ mượn gốc Hán
chiếm tỉ lệ lớn…
c: từ Hán việt là bộ phận
quan trọng.
d: Dùng từ Hán Việt là cần
thiết, yêu cầu đừng lạm dụng
IV/. Thuật ngữ - Biệt ngữ xã hội.
1. Khái niệm:
? Nêu khái niệm thuật ngữ
- Thuật ngữ: là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ
- Thuật ngữ: là từ ngữ biểu thị thuật,… và thường được dùng trong văn bản khoa
khái niệm khoa học, kĩ thuật, học, công nghệ.
… và thường được dùng trong
- Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ sử dụng ở một
văn bản khoa học, công nghệ. số người, một địa phương, một tầng lớp xã hội nhất
? Biệt ngữ xã hội?
định.
- Biệt ngữ xã hội: những từ

- Vai trò của thuật ngữ: đóng vai trò rất quan trọng.
ngữ chỉ sử dụng ở một số
- Liệt kê: má - mẹ, con ngổng – trứng vịt, hàng
người, một địa phương, một trắng, chai , xị, cốm…
tầng lớp xã hội nhất định.
* Nêu vai trò của thuật ngữ?
* Cho ví dụ về biệt ngữ.
25


×