Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Báo cáo tổng kết dự án trùng tu, tôn tạo khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 44 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN

Bảo tồn Khu Di sản Văn hóa
Thăng Long-Hà Nội
2010-2013


Do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam xuất bản

© UNESCO 2013

Những tư liệu và chức danh sử dụng trong báo cáo không hàm ý thể hiện bất kỳ một ý kiến nào từ phía
Văn phòng UNESCO Hà Nội về địa vị pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào,
hoặc về chính quyền, đường biên giới hoặc ranh giới của quốc gia đó.

Bản quyền ảnh: Viện Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, Our Place, Nguyễn
Đức Tăng, Mai Thành Chương, Vũ Chiến Thắng và James Bairstow

Nội dung: Dương Bích Hạnh, Nguyễn Thanh Vân và William Langslet
Thiết kế: Lê Hồng Phương


LỜI CẢM ƠN

Những thành tựu đạt được của dự án thể hiện trong bản báo cáo này có sự đóng góp không nhỏ
của các đối tác trong nước và nước ngoài.
Chính phủ Nhật Bản;
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội;
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội;
Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa, Tokyo, NRICPT;
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội;


Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Đại học Mỏ-Địa chất;
Đại học Lâm nghiệp;
Đại học Doshisha;
Đại học Kyoto;
Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa, Nara;
Đại học Osaka;
Đại học Nữ Showa;
Đại học Tokushima Bunri;
Đại học Waseda;
Tổ chức tình nguyện Volunteer for Peace;
Công ty MCMS Quốc tế;
Công ty QUO Indochina;
Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.


THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

Bảo tồn khu Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội

Nhà tài trợ:

Chính phủ Nhật Bản


Đối tác thực hiện:


Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội
Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa, Tokyo

Thời gian thực hiện:

2010-2013


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 – BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1
1.
2.
3.

Tổng quan về Di sản Hoàng thành Thăng Long
Bối cảnh dự án3
Mục tiêu của dự án 5

1

CHƯƠNG 2 – KẾT QUẢ DỰ ÁN 9
1.
1.1.
1.2.
1.3.
2.

2.1
2.2.
3.
4.
5.

Nghiên cứu khoa học để tăng cường hiểu biết về di sản 9
Nghiên cứu lịch sử 9
Nghiên cứu khảo cổ học 12
Nghiên cứu kinh tế xã hội 16
Tăng cường bảo tồn di tích và di vật 18
Bảo tồn thí điểm hiện vật khảo cổ
18
Phân tích điều kiện hiện tại và phương pháp bảo tồn di vật trong nhà và tại hiện trường
Xây dựng Kế hoạch Quản lý di sản 22
Nâng cao năng lực vì mục tiêu phát triển bền vững 24
Phát huy giá trị di sản 26

CHƯƠNG 3 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
1.
2.
2.1.
2.2.
2.3.

Kết luận 31
Đề xuất 34
Tiếp tục nghiên cứu giá trị của di sản 34
Nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo tồn
Triển khai Kế hoạch Quản lý 35


TIÊU ĐIỂM

36

34

20


Cột cờ Hà Nội


BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN
VỀ DỰ ÁN
CHƯƠNG I

Bắc Môn

1. Tổng quan về Di sản Hoàng thành Thăng Long

T

hăng Long là tên cổ của Hà Nội, thủ đô của nước Việt
Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành
Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, đánh dấu nền độc
lập của nước Đại Việt. Kể từ đó Thăng Long trở thành trung
tâm chính trị và kinh tế trong suốt triều đại nhà Lý (10091225), nhà Trần (1225-1400), nhà Tiền Lê (1428-1527), nhà
Mạc (1527-1592) và Lê Trung Hưng (1592-1789). Mặc dù đến
thời nhà Nguyễn (1802-1945) hoàng thành chuyển về Huế,

thành Thăng Long vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng chấn
giữ vùng phía Bắc. Do đó, thành Thăng Long biểu trưng cho
quyền lực chính trị liên tục trong suốt hơn 1000 năm và minh
chứng cho truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung và văn
hóa của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm hai phần,
trục trung tâm của thành Hà Nội dưới triều Nguyễn và khu
khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Nơi đây là trung tâm hành chính
và chính trị của vương triều, và là nơi ở của Hoàng đế và
hoàng gia. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khu vực này trở thành
trụ sở của quân đội Pháp đóng tại Đông Dương.
Mặc dù số lượng lớn di tích kiến trúc và di vật minh chứng cho
lịch sử hơn một ngàn năm của thành Thăng Long, nhưng các
nhà khoa học vẫn chưa thể làm rõ nhiều vấn đề về kiến trúc
và quy hoạch của tòa thành. Trong trục trung tâm của Hoàng
1


Trang trí ngói hình lá bồ đề

Hậu Lâu

thành, các công trình hiện vẫn còn được lưu
giữ như nền điện Kính Thiên, Đoan Môn và
Bắc Môn, có niên đại khoảng từ thời nhà Lê,
cùng với các công trình quân sự xây trong
và sau thời kỳ Pháp thuộc minh chứng cho
một lịch sử dài lâu của Hoàng thành với sự
phức tạp của hàng loạt các sự kiện lịch sử và
văn hóa diễn ra tiếp nối nhau, cũng như biểu

trưng cho các hệ tư tưởng triết học và tôn
giáo gắn liền với di sản và dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên giá trị đặc trưng này cũng đem lại
những thách thức to lớn cho công tác nghiên
cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế
giới Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.
Năm 2002, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các
di tích kiến trúc trong quá trình khai quật
thăm dò phục vụ việc xây dựng Nhà Quốc hội
tại khu 18 Hoàng Diệu. Nhận thức được tầm
quan trọng của khu di sản, Chính phủ Việt
Nam đã quyết định tạm ngừng công trình xây
dựng và giao cho Viện Khảo cổ học tiến hành
khai quật trên tổng diện tích 19.000m². Kết
quả khai quật chứng minh tính phức tạp của
các công trình kiến trúc cổ ví dụ như vết tích
cung điện của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp
lên nhau.
Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa-Thành
cổ Hà Nội (sau đổi tên thành Trung tâm Bảo
tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, hoặc gọi tắt
là Trung tâm Thăng Long) chịu trách nhiệm
quản lý Nhà nước về khu di sản, phối hợp với
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội. Thành lập vào tháng
10 năm 2006, Trung tâm Thăng Long được
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội giao
trách nhiệm quản lý chung đối với khu di sản
Hoàng thành Thăng Long.
Năm 2010, khu Trung tâm Hoàng thành

Thăng Long-Hà Nội, bao gồm trục trung
tâm và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, được
ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới của
UNESCO. Việc thiếu các nghiên cứu chuyên
sâu về di sản, khó khăn trong việc cân bằng
giữa áp lực phát triển kinh tế xã hội tại Hà
Nội với công tác bảo tồn và yêu cầu phát huy
Giá trị Nổi bật Toàn cầu là những thách thức
lớn đang được đặt ra đối với tính toàn vẹn và
xác thực của di sản này.

Điện Kính Thiên

2


2. Bối cảnh dự án

M

ột trong những thách thức lớn nhất đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng
thành Thăng Long là các kết quả nghiên cứu hiện tại về lịch sử, kiến trúc và các tầng văn
hóa chồng xếp tại khu di sản vẫn còn hạn chế. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu các di tích
và di vật để làm rõ hơn giá trị của di sản và đặt chúng trong bối cảnh lịch sử qua các thời kỳ. Bên
cạnh đó, khu vực Hoàng thành Thăng Long cũng là một trong những đô thị đầu tiên ở Việt Nam
được phát hiện trên quy mô lớn, đặc biệt đây là một di sản hết sức phức tạp. Vì vậy, tăng cường
nghiên cứu khảo cổ là nội dung cấp bách cần triển khai sớm.
Thêm vào đó, nhiều hiện vật thuộc khu khảo cổ khai quật năm 2002 hiện vẫn còn đang bảo tồn tại
hiện trường và ngoài trời, một số đã có dấu hiệu hư hại. Tác động của môi trường như độ ẩm hay
nước ngầm là mối đe dọa đáng kể đối với di sản. Mặc dù các biện pháp bảo vệ tạm thời đã được

triển khai như lợp mái che, phủ bạt nhưng các nhà khoa học vẫn cần phải đề xuất các biện pháp
bảo tồn phù hợp trong dài hạn để giảm thiểu nguy cơ hư hại di tích. Song song với đó, các biện
pháp bảo tồn phải đặt trong khung Kế hoạch Quản lý đồng bộ và toàn diện để đảm bảo cân bằng
giữa mục tiêu bảo tồn di sản và phát triển bền vững.
Trong năm 2006, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 98/TB-VPCP về chủ trương bảo tồn
lâu dài toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu, gắn kết hữu cơ với Thành cổ Hà Nội thành một quần
thể di tích lịch sử văn hóa. Một trong những chủ trương quan trọng của Chính phủ Việt Nam là
tăng cường hợp tác đa phương trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Chủ trương
này được cụ thể hóa trong mối quan hệ hợp tác chiến lược với Chính phủ Nhật Bản, khởi nguồn từ
chuyến thăm của Thủ tướng Koizumi tới Hoàng thành Thăng Long vào tháng 10 năm 2004.

Đoan Môn

3


Năm 2006, phía Nhật Bản đã cử một nhóm
chuyên gia tới khảo sát và trao đổi với đối tác
Việt Nam về Kế hoạch hợp tác đối với Di sản
Hoàng thành Thăng Long. Vào năm 2007, Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết
định 773/QĐ-UBND thành lập Ủy ban hỗn hợp
Việt Nhật về nghiên cứu và bảo tồn Di sản Văn
hóa Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Ủy ban
này do ông Nobuo Kamei, chuyên gia văn hóa,
Bộ Văn hóa Nhật Bản và bà Ngô Thị Thanh
Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội làm đồng chủ tịch.
Giữa năm 2007, văn phòng UNESCO Hà Nội
tiếp nhận tài trợ từ Quỹ Tín thác Nhật Bản

(JFIT) để xây dựng dự án bảo tồn Khu Di sản
Văn hóa Thăng Long-Hà Nội. UNESCO và các
đối tác Nhật Bản đã thống nhất sơ bộ các nội
dung chính của dự án bao gồm (i) nghiên cứu
lịch sử và khảo cổ học để làm rõ giá trị nổi
bật của di sản, (ii) đề xuất các biện pháp bảo
tồn khẩn cấp tại khu khảo cổ học và (iii) xây
dựng kế hoạch bảo tồn và quản lý di sản. Trong
khuôn khổ này, đoàn công tác chuẩn bị cho dự
án đã triển khai khảo sát tại khu di sản từ ngày
14-17 tháng Tám năm 2007. Thành viên của
đoàn công tác bao gồm chuyên gia và cán bộ

quản lý phía Việt Nam, chuyên gia Nhật Bản
(Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa,
Tokyo và Đại học Phụ Nữ Nara), chuyên gia Ý
(Lerici Foundation), Pháp (quan sát viên Viện
Viễn Đông Bác cổ) và UNESCO. Trong quá trình
thảo luận, các chuyên gia trong và ngoài nước
đã nhấn mạnh yêu cầu phải đánh giá giá trị
của khu di sản, đề xuất các biện pháp bảo tồn,
xây dựng kế hoạch quản lý và nâng cao năng
lực cho cán bộ của Trung tâm Thăng Long.
Vào tháng Một năm 2010, dự án UNESCO/ Quỹ
tín thác Nhật Bản “Bảo tồn Khu Di sản Văn hóa
Thăng Long-Hà Nội” chính thức khởi động. Các
đối tác thực hiện chính của dự án bao gồm văn
phòng UNESCO Hà Nội với vai trò điều phối
hoạt động, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng
Long Hà Nội và Viện Nghiên cứu Quốc gia về

Di sản Văn hóa Tokyo (NRCIPT). Trong khuôn
khổ hợp tác này, các chuyên gia Việt Nam và
Nhật Bản cùng hợp tác triển khai các hợp phần
bao gồm đánh giá giá trị, nghiên cứu bảo tồn
và xây dựng Kế hoạch Quản lý. Mỗi hợp phần
đều kết hợp hoạt động tập huấn cho cán bộ và
chuyên gia Việt Nam và tăng cường trao đổi
hợp tác chuyên môn giữa chuyên gia hai nước
Việt Nam-Nhật Bản.

Đoàn công tác chuẩn bị cho dự án vào tháng 8/2007

4


3. Mục tiêu của dự án

• Hỗ trợ nghiên cứu khoa học để đánh giá giá trị
của khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, cụ thể là
các nghiên cứu khảo cổ học và kiến trúc cổ tại khu
khai quật 18 Hoàng Diệu và các nghiên cứu kinh
tế-xã hội khác.
• Đề xuất các biện pháp bảo tồn để bảo vệ và củng
cố các khu đã xuất lộ thông qua nghiên cứu, bao
gồm khảo sát địa chất và khí hậu.
• Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn và
quản lý Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu lịch
sử, phương pháp khảo cổ học đô thị, quản lý, bảo
tồn và phát huy di sản.
Đề đạt được các mục tiêu kể trên, ngay từ ban

đầu, ba đối tác thực hiện đã thống nhất kế hoạch
và phương hướng triển khai. Dưới đây là tóm tắt
các kết quả mong đợi của dự án.

Phát biểu của Đại sứ Nhật Bản
Sakaba Mitsuo tại lễ ký kết dự
án ngày 20/1/2010

‘‘

Năm 2006 “Ủy ban hỗn hợp
Nhật-Việt về bảo tồn di tích
Hoàng Thành Thăng Long” đã
được thành lập nhằm tạo một
cơ chế bảo tồn và trùng tu di
tích phối hợp giữa chuyên gia
hai nước…
... tôi cho rằng Dự án bảo tồn di
tích Hoàng Thành Thăng Long là
dự án tiêu biểu thể hiện rõ mối
quan hệ hợp tác hữu nghị giữa
Nhật Bản và Việt Nam. Hy vọng
rằng trong thời gian tới thông
qua Quỹ Tín thác Nhật Bản,
giao lưu hợp tác giữa hai nước
sẽ càng phát triển hơn nữa về
chiều sâu mang lại những thành
quả nhất định trọng công tác
bảo tồn và phục chế di tích.


‘‘

M

ục tiêu chính của dự án là xây dựng hệ
thống quản lý di sản đồng bộ và toàn diện
cho Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng
Long nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn lâu dài và
đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng
đồng. Ba mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:

Lễ khởi động dự án vào ngày 20/1/2010

5


a. Hỗ trợ nghiên cứu khoa học để đánh giá giá trị của di sản
Mục tiêu của hợp phần này là tiếp tục nghiên cứu khoa học và hiểu biết sâu hơn về giá trị của
di sản thông qua (i) thu thập và phân tích các tài liệu lịch sử như sách, bản vẽ, bản đồ, ảnh
chụp, (ii) nghiên cứu so sánh giữa Hoàng thành và các thành cổ ở Việt Nam và trong khu vực
(đặc biệt là Đông Á), (iii) nghiên cứu khảo cổ tại khu di sản, và (iv) nghiên cứu giá trị kinh tế
xã hội của di sản. Mỗi hợp phần do một nhóm làm việc bao gồm các chuyên gia Việt Nam và
Nhật Bản phụ trách.

b. Hỗ trợ nghiên cứu các biện pháp bảo tồn tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
Bề mặt của di tích cần phải được bảo vệ khẩn cấp bằng việc lấp cát sau khi hoàn thành khai
quật và lập hồ sơ khoa học. Đồng thời các nhà khoa học cũng cần phải xây dựng kế hoạch
bảo tồn và thử nghiệm các biện pháp bảo tồn thí điểm đối với di tích xuất lộ.

c. Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch Quản lý

Mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý toàn diện
trong đó xác định rõ vùng bảo vệ và đảm bảo giá trị khảo cổ học của các di tích dưới lòng đất.
Bản kế hoạch này cần phải dựa trên (i) bản đồ khoanh vùng bảo vệ và danh mục các di tích
cổ và hiện đại cần phải bảo vệ, và (ii) đánh giá giá trị kinh tế xã hội của di sản. Bên cạnh đó,
Kế hoạch Quản lý cũng cần phải đánh giá tổng thể về cơ cấu tổ chức và năng lực thế chế của
cơ quan quản lý di sản.
Mỗi hợp phần của dự án đều có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam, Nhật Bản và
UNESCO. Ban chỉ đạo dự án bao gồm các nhà quản lý cấp cao và chuyên gia hàng đầu đóng
vai trò quyết định cao nhất trong quá trình triển khai. Cuộc họp Ban chỉ đạo diễn ra hàng
năm để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và thông qua kế hoạch triển khai và ngân sách hoạt
động. Văn phòng dự án phụ trách điều phối các hoạt động cụ thể dựa trên kế hoạch thực hiện
mà Ban chỉ đạo đã thông qua hàng năm. Hai đối tác thực hiện, NRICPT và Trung tâm Thăng
Long, có trách nhiệm nộp báo cáo tiến độ cho UNESCO hai lần một năm.

‘‘

Phát biểu của bà Ngô Thị Thanh Hằng – Nguyên Phó Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, tại lễ ký kết dự
án ngày 20/1/2010
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là một di
sản vô cùng quý giá không chỉ của Thủ đô Hà Nội mà là của
cả dân tộc Việt Nam… Những di tích và dấu tích còn nằm sâu
trong lòng đất vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa vô
giá, minh chứng cho sự phát triển liên tục của kinh đô Thăng
Long và lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc
Việt Nam.

‘‘

‘‘


Phát biểu của bà Katherine Muller-Marin – Trưởng đại diện
Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tại cuộc họp Ban chỉ đạo lần
thứ hai ngày 24/2/2011
Dự án phản ánh mối quan hệ hợp tác ba bên giữa Chính phủ
Nhật Bản, Việt Nam và UNESCO, trong đó cam kết của chúng
ta trong việc bảo tồn Di sản Thế giới đã được chứng minh bằng
hành động và kết quả cụ thể. Tôi đánh giá cao hỗ trợ tài chính
của Chính phủ Nhật Bản trong việc triển khai các hợp phần
của dự án.

‘‘

6


e

r
e r Lễ khởi động dự án vào ngày 20/1/2010

7


8
Cổng Hành Cung


KẾT QUẢ DỰ ÁN
CHƯƠNG II


Hội thảo lịch sử “Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long” vào tháng 8/2012

1. Nghiên cứu khoa học để tăng cường hiểu biết về
di sản
1.1. Nghiên cứu lịch sử

M

ột trong những giá trị nổi bật nhất của Hoàng thành
Thăng Long là sự tiếp nối và chồng xếp của các sự kiện
văn hóa và lịch sử trong suốt nhiều thế kỷ và các hệ
tư tưởng tôn giáo và triết học gắn liền với Hoàng thành. Một
mặt, điều này mang đến cho di sản vị trí quan trọng trong
lịch sử dân tộc, nhưng mặt khác cũng là trở ngại không nhỏ
cho các nhà nghiên cứu. Thứ nhất, cơ sở nghiên cứu lịch sử
hiện tại về Hoàng thành chưa tương xứng với giá trị của di
sản. Thứ hai, các nhà khoa học trong nước mới chỉ công bố
kết quả nghiên cứu về Thăng Long bằng tiếng Việt. Điều này
cản trở các cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu
lịch sử. Quan trọng hơn, các nghiên cứu hiện tại về tiến trình
lịch sử gắn với Hoàng thành Thăng Long trong suốt hơn 1000
năm qua vẫn còn chưa đầy đủ.
Dự án giải quyết vấn đề cơ sở nghiên cứu lịch sử thông qua
việc thu thập các bài nghiên cứu về Hoàng thành bằng tiếng
Việt và tiếng Nhật. Các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản trong
nhóm Lịch sử đã tiến hành dịch các nghiên cứu sang tiếng Việt
và Nhật. Hoạt động này diễn ra trong thời gian từ tháng 3 năm
2010 cho tới khi hoàn thành ấn phẩm nghiên cứu lịch sử bằng
hai thứ tiếng vào tháng 7 năm 2012.

9


Hội thảo lịch sử “Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long” vào tháng 8/2012

Ấn phẩm này tập hợp mười bốn nghiên cứu
do các học giả uy tín thực hiện như Giáo
sư Phan Huy Lê, Giáo sư Lê Văn Lan, Giáo
sư Momoki Shiro và Giáo sư Ueno Kunikazu.
Các nghiên cứu trong ấn phẩm đi sâu vào
một số vấn đề quan trọng liên quan tới lịch
sử của Hoàng thành như vị trí và quy mô
của trục trung tâm, vị trí của khu khảo cổ 18
Hoàng Diệu trong Hoàng thành qua các triểu
đại, hoặc các vật liệu xây thành.

10

cổ khác tại Việt Nam và Trung Quốc. Một số
câu hỏi chính mà các nhà nghiên cứu Nhật
Bản và Việt Nam tìm lời giải đáp bao gồm (i)
lịch sử hình thành của Hoàng thành Thăng
Long và (ii) ảnh hưởng của thời kỳ Đại La đến
quy hoạch kiến trúc và thành lũy của Hoàng
thành Thăng Long thời Lý-Trần.

Hoạt động này góp phần thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau và trao đổi kiến thức giữa các
học giả Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời tăng
cường nghiên cứu khoa học về lịch sử của

Hoàng Thành. Kết quả của hợp phần cũng
phần nào giải quyết vấn đề bất đồng ngôn
ngữ trong hợp tác nghiên cứu song phương
giữa các nhà nghiên cứu hai nước. Ấn phầm
nghiên cứu song ngữ sẽ giúp cho các nhà sử
học Việt Nam và Nhật Bản tiếp cận với nhiều
phương pháp nghiên cứu và các góc nhìn đa
dạng về Hoàng thành Thăng Long.

Thứ nhất, các nhà nghiên cứu phân tích gạch
xuất lộ tại khu vực hoàng thành có niên đại
từ năm 809, từ đó khẳng định lịch sử của di
sản từ đầu thế kỷ thứ 9. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là phải làm rõ mối liên kết giữa vật liệu
kiến trúc Lục triều với các dấu tích nền móng
kiến trúc còn sót lại, để từ đó chứng minh vai
trò trị sở đô hộ của khu di sản vào thời Tùy.
Bên cạnh đó, sau khi xem xét kết quả nghiên
cứu khảo cổ học và các tài liệu lịch sử Trung
Hoa, các nhà khoa học cũng cho rằng trong
thời kỳ Đại La, An Nam La Thành tọa lạc tại
vị trí của Hoàng thành Thăng Long, ít nhất
là kể từ thời kỳ của Trương Bá Nghi vào cuối
thế kỷ thứ 8.

Song song với hoạt động dịch thuật, nhóm
cũng tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về
lịch sử của di sản thông qua hai phương
pháp chính bao gồm nghiên cứu dựa trên
các tài liệu lịch sử sẵn có và nghiên cứu so

sánh giữa di sản Thăng Long và các thành

Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về lịch sử
của Hoàng thành thời Lý, thời điểm dời đô
về Thăng Long, nhấn mạnh rằng nằm giữa
tường thành và Cấm Trung là khu vực Thành
Nội. Nghiên cứu văn tự cổ cũng chứng minh
những ảnh hưởng của mô hình thành Lạc


Nghiên cứu khảo sát tại Trung Quốc tháng 8/2011

Dương đối với việc đặt tên các điện chính
(điện Càn Nguyên, sau đổi tên thành Thiên
An) và cổng thành (Ngũ Phượng lâu). Các
nhà nghiên cứu cũng cho rằng khu khảo cổ
học 18 Hoàng Diệu và điện Kính Thiên tọa lạc
tại trung tâm của Cấm thành trong thời nhà
Lý-Trần. Tuy vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra liên
quan tới hệ thống đường và đường nước tìm
thấy tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, những
kết quả nói trên đã làm sáng tỏ những vấn
đề cơ bản về lịch sử của khu di sản.
Cuối cùng, nghiên cứu so sánh đưa ra một
bức tranh tổng thể về bối cảnh lịch sử của
Hoàng thành Thăng Long và giúp các nhà
khoa học có những giả định về quy hoạch
và kiến trúc của khu di sản. Trong tháng
8 năm 2011, nhóm nghiên cứu do giáo sư
Momoki Shiro (Đại học Osaka) và giáo sư

Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và
Khoa học phát triển) đã tiến hành nghiên
cứu thực địa tại các thành cổ quan trọng của
Trung Quốc như Khai Phong, Lạc Dương và
Trường An. Nhóm lựa chọn các đô thành này
dựa trên các giả định về ảnh hưởng của mô
hình thành cổ Trung Hoa đến Hoàng thành
Thăng Long. Hợp phần này có vai trò quan
trọng giữa bối cảnh còn thiếu các nhà nghiên
cứu Việt Nam chuyên sâu về sử và khảo cổ

học Trung Hoa trong khi các sử gia Nhật Bản
đã có mạng lưới nghiên cứu sâu rộng trong
lĩnh vực này.
Sau chuyến thực địa, nhóm nghiên cứu đã
thu thập nhiều tài liệu về quy hoạch không
gian của đô thành Trung Hoa, cấu trúc của
các lầu, tường, tháp và trang trí trên gạch
của hoàng gia. Căn cứ vào kết quả sơ bộ, các
nhà nghiên cứu Việt Nam đã xuất bản một
số nghiên cứu đáng chú ý như “Diện mạo và
vị trí địa lý của An Nam đô hộ phủ thời thuộc
Đường” hoặc “Ảnh hưởng của mô hình Lạc
Dương và Khai Phong đến quy hoạch Hoàng
thành Thăng Long thời Lý-Trần” của Phạm Lê
Huy, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết quả của nghiên cứu so sánh làm rõ những
điểm tương đồng trong kiến trúc và tên gọi
cung điện giữa Hoàng thành Thăng Long và
thành Khai Phong. Tuy nhiên, nhóm nghiên

cứu cũng lưu ý một số tên gọi và công trình
kiến trúc không hiện diện trong hệ thống
thành cổ Trung Quốc, từ đó cho thấy tính độc
đáo của Thăng Long. Nhìn chung, kết quả
nghiên cứu so sánh chứng minh rằng Hoàng
thành Thăng Long không chỉ đơn thuần kế
thừa mô hình thành cổ Trung Quốc như Khai
Phong, Lạc Dương hoặc Trường An, mà là sự
kết hợp hài hòa và tinh tế của các nét văn hóa.
11


Tập huấn về khai quật và nghiên cứu khảo cổ học vào ngày 10-28/1/2011

1.2. Nghiên cứu khảo cổ học

L

à minh chứng cho những nền văn minh cổ xưa, Hoàng thành Thăng Long chứa đựng
những lớp kiến trúc và khảo cổ chồng xếp lên nhau trong suốt hơn một ngàn năm. Trong
bối cảnh còn rất nhiều những câu hỏi đặt ra về lịch sử của các nền văn hóa gắn liền với
Thăng Long, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu khảo cổ học để từ đó xác định mối liên kết
giữa các di vật còn sót lại và các thời kỳ lịch sử.
Hợp phần này của dự án tiếp nối thành tựu của mối hợp tác Việt-Nhật trong việc xây dựng hệ
tọa độ của Thăng Long và qua đó cho phép các nhà khảo cổ tiến hành nghiên cứu phân tích
không gian chính xác. Trục chính của hệ tọa độ lấy trung tâm ở nền điện Kính Thiên và chính
giữa cổng Đoan Môn, từ đó phát triển ra toàn bộ khu di sản. Việc nghiên cứu không gian dựa
trên hệ tọa độ Thăng Long giúp các nhà khảo cổ xác định được không gian của trục trung tâm
Cấm thành Thăng Long thời Lê, trải dài từ Đoan Môn đến thềm rồng tại điện Kính Thiên. Trục
này có chiều dài 149,08m và được xác định là trục chính tâm của đường “Ngự đạo” thời Lê.


Đối với hoạt động khai quật, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã khai quật sáu hố với diện tích
100m2 trong năm 2011 ở gần điện Kính Thiên, tiến hành khai quật 500m2 vào năm 2012 ở
phía Bắc Đoan Môn và mở rộng diện tích thêm 500m2 trong sáu tháng đầu năm 2013. Một
trong những hợp phần chủ chốt của tiểu dự án khảo cổ học là đẩy mạnh hợp tác giữa nhà
nghiên cứu hai nước, trong đó nhấn mạnh yếu tố nâng cao năng lực cho các nhà khảo cổ
trẻ trong lĩnh vực khai quật. Trong quá trình triển khai dự án, các nhà nghiên cứu trẻ đã có
cơ hội tham gia trực tiếp khai quật cùng với chuyên gia Nhật Bản tại khu vực giữa khu A-B
và khu D7.
Trong quá trình đánh giá lại các di vật và tái điều tra khảo cổ, các chuyên gia Việt Nam có thể
khẳng định kết quả của các cuộc điều tra trước đó, trong đó xác định một số di vật thuộc thời
12


kỳ Đại La. Ngoài ra, nhóm cũng
sử dụng nhiều phương pháp khai
quật khác nhau, từ đó góp phần
xác định và diễn giải di vật chính
xác hơn trong các cuộc khai quật
sau này.
Từ năm 2010 đến 2013, nhóm
khảo cổ Việt Nam đã khai quật
được rất nhiều di vật thuộc các
niên đại khác nhau, ví dụ như cống
thoát nước dài 2m và móng trụ
gạch thời Nguyễn, dấu tích móng
đầm “Ngự đạo” và sân Đan Trì thời
Lê, tường gạch và đường nước lớn
thời Trần, nền sét thời Lý, ngói và
gốm thời Đinh, Tiền Lê và Đại La.

Đáng chú ý, các cuộc khai quật
quy mô lớn trong thời gian 20112013 đã phát hiện dấu tích móng
trụ thời Lý tại điện Kính Thiên, hé
mở khả năng khai quật được thêm
các dấu tích kiến trúc thời Lý tại
trục Trung tâm.
Các hoạt động khai quật của dự án
là lần đầu tiên các nhà khảo cổ đã

Lập hồ sơ khoa học khu mộ táng tại khu E

e

r
e r Bảo tồn khu mộ táng tại khu E

13


nghiên cứu làm rõ được diễn biến liên tục của các
tầng văn hóa từ thế kỷ thứ 7-9 đến nay tại khu vực
Trung tâm điện Kính Thiên. Các nhà khảo cổ đã tìm
thấy tầng văn hóa Đại La (thế kỷ 7-9) có độ dày 4060cm bên dưới nền sét và nền móng kiến trúc thời
Lý. Từ đó, nhóm khảo cổ kết luận rằng trục trung
tâm của Hoàng thành có sự hiện diện của nền văn
hóa Đại La, nhà Đinh và tiền Lê, nhà Lý (thế kỷ 1112), nhà Trần (thế kỷ 13-14), Lê-Mạc-Lê Trung Hưng
(thế kỷ 15-18) và nhà Nguyễn (thế kỷ 19).
Đáng chú ý, các nhà khảo cổ đã khai quật được một
số lượng lớn các hiện vật có niên đại thời Trần tập
trung với mật độ dày tại Đoan Môn-điện Kính Thiên

và các hiện vật này có sự thay đổi đáng kể so với
giai đoạn trước đó. Vấn đề các nhà nghiên cứu Việt
Nam và Nhật Bản còn đang tiếp tục thảo luận là liệu
những thay đổi này có chứng tỏ sự khác biệt mạnh
mẽ trong kiến trúc và quy hoạch thời Trần so với thời
Lý. Di tích kiến trúc còn sót lại của thời Trần được
phân loại thành ba thời kỳ và nằm chồng xếp lên
nhau. Tuy nhiên, tại thời điểm này các nhà khảo cổ
chưa thể xác định chính xác niên đại và quy mô của
các di tích.
Hợp phần khảo cổ học kết thúc với hai cuộc hội thảo
khoa học về gạch ngói và gốm sứ cổ. Một trong
những chủ đề chính của các cuộc hội thảo là diễn
giải các di tích kiến trúc mới phát lộ và nghiên cứu
ngói cổ của thời kỳ Đại La, Lý cũng như so sánh với
các thời đại tương ứng tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Vấn đề liên quan tới gạch ngói cổ tại khu vực Hoàng
thành hiện vẫn còn chưa được nghiên cứu thấu đáo,
do đó các hoạt động nghiên cứu nói trên đóng góp
vào việc chia sẻ phương pháp và kết quả nghiên cứu
về kỹ thuật làm ngói và gốm sứ cổ.
Mặc dù nghiên cứu khảo cổ học đã đưa ra những
bằng chứng rõ ràng về các nền văn hóa và thời kỳ
lịch sử gắn với Hoàng thành Thăng Long, kết quả
này vẫn mới chỉ là điểm khởi đầu để các nhà khoa
học tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Các nhà khảo cổ sẽ
còn phải tiếp tục đi tìm lời giải cho rất nhiều những
câu hỏi hóc búa, ví dụ như giải thích các cấu trúc
hình bát giác và lục giác lớn khai quật ở khu A, C và
D và kỹ thuật làm gạch ngói cổ.


Gạch và ngói thời Lê thuộc hố H1 và H3 đã
được lập hồ sơ khoa học

14


Hội thảo khảo cổ học vào tháng 9/2012

15
Hội thảo khảo cổ học vào tháng 1/2013


Hội thảo nghiên cứu kinh tế xã hội vào ngày 04/03/2013

1.3. Nghiên cứu kinh tế xã hội

M

ục tiêu của hợp phần nghiên cứu kinh
tế xã hội là tìm hiểu về nhận thức của
công chúng đối với Hoàng thành Thăng
Long và đề xuất với cơ quan quản lý các giải
pháp để nâng cao giá trị của di sản phù hợp
với mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể hơn,
nghiên cứu này phân tích cách nhìn nhận của
các bên liên quan về giá trị của khu di sản
cũng như cách thức cân bằng giữa bảo tồn
di sản và phát triển bền vững. Các bên liên
quan xác định trong nghiên cứu bao gồm dân

cư sống gần khu di sản, sinh viên học sinh,
khách tham quan trong và ngoài nước cũng
như nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý di sản.
Bên cạnh việc làm rõ mối tương quan giữa
di sản và các đối tượng liên quan, hợp phần
nghiên cứu này cũng hướng đến việc nâng
cao chất lượng quản lý di sản.
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Yoshiharu
Tsuboi, Khoa Khoa học Chính trị và Kinh tế,
Đại học Waseda và Giáo sư Nguyễn Quang
Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển, chủ trì. Nhóm đề xuất tiến
hành nghiên cứu giá trị kinh tế xã hội của di
sản thông quan phương pháp phỏng vấn bằng
phiếu điều tra và phỏng vấn sâu. Mẫu điều tra
bao gồm người dân sống xung quanh di sản,
sinh viên học sinh, du khách trong và ngoài
nước, công ty lữ hành, các nhà nghiên cứu
và cán bộ quản lý di sản. Nội dung chính của
phần phỏng vấn tập trung vào nhận định về
giá trị của di sản (ví dụ tiềm năng phát triển

16

du lịch, giáo dục di sản), hiện trạng quảng bá
di sản và đề xuất cải thiện công tác quản lý
di sản.
Trước khi nhóm tiến hành điều tra, trong năm
2011 giáo sư Tsuboi đã họp tham vấn với các
nhà nghiên cứu uy tín trong nước như giáo sư

Phan Huy Lê và giáo sư Nguyễn Xuân Thắng
(Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội)
để trao đổi về cơ chế hợp tác hiện tại giữa
các cơ quan có tham gia vào công tác quản
lý di sản Thăng Long. Thông qua cuộc họp
này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự bất cập
trong cơ chế hợp tác giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước liên quan đến di sản như Trung
tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, Trung
tâm Nghiên cứu Kinh thành, Bộ Xây dựng và
Bộ Quốc phòng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn số
người được hỏi đã từng một lần đến thăm
Thăng Long (66.25%). Đáng chú ý, 20,5%
mẫu điều tra chưa từng đến di sản, chủ yếu vì
lý do không có thời gian, và quan trọng hơn
do thiếu thông tin về di sản. Mặc dù 70% số
người được hỏi cho biết họ sẽ quay lại thăm
Hoàng thành, nhưng phần lớn là vì mục đích
nghiên cứu và công tác. Đặt trong bối cảnh
tầm quan trọng của Hoàng thành Thăng Long,
điều này cho thấy di sản vẫn chưa thu hút
được đông đảo khách tham quan, bằng chứng
là tần suất khách đến thăm hơn một lần còn
thấp và chất lượng thông tin thuyết minh di
sản dành cho công chúng còn hạn chế.


Đa số mẫu điều tra đều thống nhất về tính
cấp thiết của việc nâng cao chất lượng quảng

bá di sản. Bên cạnh việc thiếu thông tin về
Hoàng thành Thăng Long, người được phỏng
vấn đánh giá chất lượng hệ thống thuyết
minh diễn giải tại di sản bao gồm bảng biển
và hướng dẫn viên còn hạn chế. Thực trạng
quảng bá di sản còn yếu này chưa đáp ứng
được tầm quan trọng của Hoàng thành Thăng
Long trong việc giáo dục di sản cho các thế hệ
sau. 97% số người được hỏi cho rằng di sản
đại diện cho bản sắc dân tộc và các chương
trình giáo dục về Hoàng thành sẽ giúp thế hệ
trẻ hiểu và trân trọng hơn văn hóa và giá trị
truyền thống.
Để cải thiện việc bảo tồn và phát huy Hoàng
thành Thăng Long, kết quả nghiên cứu cho
thấy cần phải tăng cường đầu tư vào công
tác bảo tồn, thiết kế và lồng ghép giáo dục di
sản vào trong chương trình giảng dạy của nhà
trường. Nghiên cứu cũng đề xuất quảng bá
di sản qua Internet, cải thiện hệ thống trưng
bày và thuyết minh, in các ấn phẩm giới thiệu
về di sản. Đa số người được hỏi nhận thấy
tiềm năng phát triển du lịch tại khu di sản,
từ đó đề xuất nâng cao chất lượng hệ thống
thuyết minh diễn giải, tăng cường các hoạt
động tương tác để nâng cao trải nghiệm cho
du khách, và thiết kế các sản phẩm lưu niệm
cho di sản.

triển tổ chức hội thảo về các giá trị kinh tế

xã hội của Hoàng thành Thăng Long. Báo cáo
nghiên cứu trình bày tại hội thảo mô tả chi
tiết quá trình nghiên cứu và các phát hiện
chính của nghiên cứu. Tại hội thảo, các nhà
nghiên cứu và quản lý di sản đã thảo luận
sâu về phương thức kết nối di sản với người
dân, đặc biệt là giới trẻ và các công ty du lịch.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp cụ
thể như thiết kế các chương trình giáo dục
thường xuyên và mời các công ty du lịch tham
gia trong hoạt động phát huy giá trị di sản.
Những phát hiện trên cho thấy khoảng cách
đáng kể giữa giá trị của di sản và thực trạng
công tác phát huy và quảng bá. Thông tin
hiện có về di sản và cơ sở vật chất thuyết
minh diễn giải vẫn chưa được đáp ứng được
kỳ vọng của công chúng về di sản mang tính
đại diện cho quốc gia như Hoàng thành Thăng
Long. Kinh nghiệm bảo tồn di sản trên thế
giới chỉ ra rằng để bảo tồn bền vững thì phải
thổi sức sống vào di sản và triển khai các
chương trình hành động cụ thể. Cung cấp đầy
đủ thông tin, đa dạng hóa các chương trình
giáo dục và nâng câo chất lượng thuyết minh
diễn giải sẽ góp phần tăng cường trải nghiệm
của du khách. Từ đó, các hoạt động này sẽ
giúp nâng cao nhận thức của công chúng về
di sản và kêu gọi người dân tham gia chung
tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản.


Vào tháng 3 năm 2013, Trung tâm Thăng
Long và Viện Việt Nam học và Khoa học phát
17


2. Tăng cường bảo tồn di tích và di vật

H

ợp phần này bao gồm hai cấu phần chính có liên hệ mật thiết với nhau: (i) bảo tồn thí
điểm di tích khảo cổ thông qua thu thập và phân tích dữ liệu khí tượng và thủy văn và
(ii) phân tích điều kiện hiện tại và phương pháp bảo tồn di vật trong nhà và tại hiện
trường đối với di vật gỗ.

2.1. Bảo tồn thí điểm hiện vật khảo cổ

C

ác cuộc khai quật tại khu C và D thuộc khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu đã xuất lộ một số
lượng lớn hiện vật từ thời kỳ Đại La (thế kỷ 7-8) cho tới thời nhà Lê (thế kỷ 16-18). Các
hiện vật và di tích kiến trúc phát lộ trong khu vực này hiện đang bảo tồn ngoài trời và
dưới mái che. Do đó, các di vật chịu áp lực không nhỏ từ mối mọt, nhiệt độ, gió, độ ẩm và muối
hóa trên bề mặt. Bảo tồn các hiện vật và di tích xuất lộ đòi hỏi các nhà khoa học phải theo dõi
động thái nước ngầm cũng như nghiên cứu môi trường.
Quá trình nghiên cứu môi trường và tầng đất kéo dài liên tục từ năm 2010 đến năm 2013. Trước
đó, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho Việt Nam thiết bị quan trắc địa thủy văn và thủy học để
sử dụng tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Các thiết bị quan trắc này cho phép các nhà khoa học
đo đạc và theo dõi các chỉ số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, lượng mưa, hướng gió,
tốc độ gió và áp suất không khí theo các quãng 10 phút. Đồng thời với đó, các thiết bị quan
trắc động thái nước ngầm cũng được chôn tại khu D4 thuộc khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.


e
18

ert Thiết bị đo độ ẩm và nhiệt độ ngoài trời và trạm quan trắc tại khu D

r

t


Cán bộ của Viện Khảo cổ học tiến hành thu
thập và sao lưu dữ liệu định kỳ sau đó chia
sẻ thông tin với các nhà nghiên cứu Nhật Bản
để phối hợp phân tích. Bên cạnh đó, cán bộ
của Viện Khảo cổ học cũng đã được tập huấn
chuyên sâu về việc vận hành các thiết bị
quan trắc và tầm quan trọng của nghiên cứu
tầng đất đối với việc bảo tồn hiện vật xuất lộ.
Dữ liệu chuỗi thời gian thu được từ cấu phần
này cho phép nhóm nghiên cứu xác định các
mối đe dọa chính đến hiện vật và di tích để
từ đó nghiên cứu biện pháp bảo tồn phù hợp.
Có thể thấy rằng độ ẩm tại khu khảo cổ là
khá cao (trên 85%) và dao động đáng kể
theo mùa. Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân
tích mối liên hệ giữa thay đổi độ ẩm với các
hiện tượng như rạn nứt bề mặt, đất nứt nẻ,
muối bề mặt và nấm mốc. Dựa trên kết
quả phân tích, các nhà khoa học của Viện

Khảo cổ học và Viện Địa chất đã khẳng định
rằng điểm cốt lõi của công tác bảo tồn di
tích Hoàng thành Thăng Long là bảo tồn đất.
Từ đó, để bảo tồn được di tích khảo cổ học,
cơ quan quản lý cần phải đầu tư nghiên cứu
toàn diện về các yếu tố tác động đến quá
trình hủy hoại kết cấu đất của khu di tích.
Kết quả theo dõi khí tượng cho thấy chênh
lệch đáng kể giữa nhiệt độ ngoài trời và khu
vực có mái che. Mặc dù mái nhựa có khả
năng chắn gió, nhưng cũng làm tăng nhiệt
độ bên dưới, do đó làm đẩy nhanh tốc độ bay
hơi nước từ mặt đất. Từ đó, các nhà khoa
học đã kết luận rằng các biện pháp bảo tồn
hiện có như dùng mái che hoặc phủ bạt chỉ
có tác dụng tạm thời chứ không thể đem lại
hiệu quả lâu dài.

Thu thập và phân tích dữ liệu

Bên cạnh nghiên cứu địa thủy văn và khí
tượng, nhóm nghiên cứu tiến hành bảo tồn
thí điểm bằng phương pháp lấp cát che phủ
dưới tầng đất kín. Theo đó nhóm nghiên cứu
tiến hành lấp một lớp cát dày 20cm lên di
tích xuất lộ trong lòng đất, và sau đó so
sánh động thái nước ngầm giữa phần di tích
đã lấp lại và phần di tích để nguyên trạng
trong cùng điều kiện khí hậu. Dữ liệu thu
thập được cho thấy việc lấp cát đã giúp ổn

định độ ẩm và động thái nước ngầm. Điều
này chứng tỏ việc lấp cát và che phủ dưới
tầng đất kín có thể ứng dụng được trong
công tác bảo tồn tại khu khảo cổ học 18
Hoàng Diệu.
Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng tiến
hành thí điểm bảo tồn gạch bằng cách sử
dụng hóa chất chống thấm nước và các biện
pháp gia cố khác, và theo dõi kết quả sau
khi đưa gạch mẫu ra ngoài môi trường. Viện
Khảo cổ học đã cung cấp bốn mẫu gạch
phục vụ cho thí nghiệm này. Các mẫu gạch
được đặt tại khu D tại khu khảo cổ 18 Hoàng
Diệu trong vòng một năm. Mục tiêu của thí
nghiệm này là để đánh giá tính hiệu quả
của việc sử dụng hóa chất để phòng ngừa
và giảm thiểu quá trình hủy hoại gạch. Sau
khi hoàn thành thí nghiệm, các mẫu gạch có
khả năng chống lại tác động của thời tiết tốt
hơn. Tuy nhiên trong điều kiện lượng mưa
lớn và bức xạ mặt trời tại Hà Nội, các nhà
khoa học cũng khuyến cáo rằng kết quả này
không thể tồn tại trong thời gian dài.
Quá trình nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường và bảo tồn thí điểm có thể coi là bước
tạo đà vững chắc cho các nhà khoa học Việt
Nam tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn các
biện pháp bảo tồn phù hợp cho các di tích và
di vật xuất lộ tại khu di sản.
Trong năm 2012, dự án đã triển khai bảo

tồn di tích mộ táng khai quật được tại khu
vực xây dựng nhà Quốc hội (khu E). Nhóm
bảo tồn Việt Nam tiến hành lập hồ sơ và xử
lý bảo tồn mộ E27.MO40, một trong số 41
mộ táng thời Đinh - Tiền Lê tìm thấy tại khu
E. Mộ E27.MO40 được di dời và bảo quản tại
kho thuộc khu D. Công tác kiểm tra thường
xuyên tình trạng bảo tồn di tích mộ táng tại
kho khu D cho thấy di tích vẫn trong tình
trạng bảo quản tương đối tốt, không xảy ra
hiện tượng xấu hoặc bất thường và có thể
sẵn sàng phục vụ cho công tác trưng bày
khi cần thiết.
19


×