Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

văn hóa và đạo đức quản lý - đề tài. tính đoàn kết, tập thể trong tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.93 KB, 10 trang )

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Thời gian
21/03/2016

Công việc thực hiện
Học nhóm, xác định
hướng, phương pháp
làm bài

21/03 – /
22/03/2016

Làm bài word:
Khái niệm
Cơ sở văn hóa, lịch sử
Biểu hiện, ảnh hưởng
Giải pháp

23/03/2016
24/03/2016

Sửa bản word
Làm Power point

26/03/2016

Lên ý tưởng, ghép kịch,
slide

Người thực hiện Đánh giá


Cả nhóm
Hoàn thành

Mỹ Linh
Hiền
Minh, khánh,
Hà, Khánh Linh
Hải Anh, Danh,
Nhi
Hiền
Khánh Linh,
Cường
Cả nhóm

Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành

1


TÍNH ĐOÀN KẾT, TẬP THỂ TRONG TỔ CHỨC
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ


“Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì được
nuông chiều nên họ sinh ra lười biếng và ỷ lại. Khi đã trưởng thành, mỗi
người đều có một cơ ngơi, nhưng vẫn luôn ganh tị lẫn nhau về những của cải
mà cha mẹ cho. Người cha cố gắng khuyên can họ nhưng vô ích, vì vậy ông
rất đau lòng.
Ít lâu sau, người cha lâm bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, ông
gọi năm người con đến và bảo gia nhân đem ra một bó đũa. Năm người con
ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì. Ông cầm lấy bó đũa và bảo từng
người hãy bẻ đi. Người con nào cũng gắng hết sức mình nhưng không sao bẻ
nổi.
Sau đó người cha lại bảo "Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao".
Lập tức năm người con bẻ một cách dễ dàng. Lúc đó người cha mới nói:
"Các con ạ, bó đũa ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con
đều chung tay gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con
gục ngã được. Còn nếu các con chỉ biết đến bản thân mình thì sẽ trở nên lẻ
loi và bị thất bại trong cuộc đời. Nếu các con đoàn kết và thương yêu lẫn
nhau thì cha mới có thể yên tâm mà nhắm mắt. Nghe xong, năm anh em mới
hiểu lời người cha dạy, họ rất hối hận với những việc đã làm. Từ đó họ sống
hoà thuận và đoàn kết, thương yêu lẫn nhau.” 1 – “ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả
nắm”. Câu truyện bó đũa gộp lại thì không ai bẻ nổi, chia ra thì dễ dàng bẻ
gãy từ lâu đã đi vào tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam ta như một minh
chứng hùng hồn mà gần gũi về sự đoàn kết. Thật vậy. Đoàn kết là vẫn đề
muôn thuở của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, mọi quốc gia thậm chí còn
mang tính toàn cầu. Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, trong phạm vi
học phần “Văn hóa và đạo đức quản lý”, chúng tôi xin được bàn đến chủ đề:
“Tính đoàn kết trong công sở”.
1 Truyện bó đũa, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

2



II.

Khái niệm
Đoàn kết là hiện tượng nhiều người kết hợp với nhau thành cộng đồng

thống nhất cùng hoạt động vì một mục đích chung, là một xu thế tất yếu trong
sự phát triển của cộng đồng người.
III.

Cơ sở lịch sử, văn hóa
Người Việt ta luôn tự hào về truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Từ

thuở khai thiên lập địa, nhân dân ta đã luôn nhắc nhở, răn dạy nhau về tinh
thần đoàn kết. Từ thuở bé thơ, ta đã nghe tục ngữ, ca dao có dạy: “Nhiễu điều
phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng; “Đoàn kết
là sống, chia rẽ là chết”,…Bởi người Việt cùng chung gốc tích con Lạc cháu
Hồng, cùng nở ra từ bọc trứng Âu Cơ nên đều là cháu con một nhà, phải có
trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau dựng nước, cùng nhau
giữ mãi nước non này. Thánh Gióng là người nhà trời nhưng là dân sinh ra,
nhờ sự đùm bọc nhân dân mà tồn tại, nghe giặc tràn đến mà phẫn nộ vươn
mình cao lớn. Sau ăn cơm của dân, mặc áo của dân, dùng tre trên đất làng mà
đánh giặc giúp dân. Đến nay tích này còn là biểu trưng cho tính cộng đồng
dân tộc, cho tinh thần đoàn kết trong việc giữ làng, giữ nước, lấy bé chống
lớn, lấy ít địch nhiều,…
Việt Nam đến nay đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử. Quay về quá khứ
với tiền nhân, muôn dân ai mà không cúi đầu thán phục đến tự hào trước dòng
sông lịch sử đầy hào hùng từ thời dựng và giữ nước với những truyền thuyết
đã đi vào huyền thoại, trở thành truyền thống như: Sơn Tinh – Thủy Tinh,
bánh Chưng bánh Dày, hay trở thành bài học như truyền thuyết An Dương

Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Với những nữ kiệt – anh hào trên chặng
đường giữ nước như Hai Bà Trưng, Triệu Trinh Nương, Ngô Quyền, Đinh Bộ
Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo hay
Quang Trung (Nguyễn Huệ),… Song như Nguyễn Trãi đã từng khẳng định
“chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Khi nhắc đến lịch sử mấy
ngàn năm hào hùng, khi nhắc đến các vĩ nhân lịch sử, ta không thể không
3


nhắc đến tinh thần đoàn kết – phẩm chất tốt đẹp từ lâu đã trở thành truyền
thống trân quý của dân ta.
Truyền thống ấy cứ lớn dần lên mãi theo từng bước đường lịch sử.
Cũng nhờ tinh thần đoàn kết ấy mà trong suốt 2273 năm lịch sử (từ năm 257
TCN khi nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương được hình thành) dù có đến
hơn 2/3 thời gian nước ta chìm trong chiến tranh, loạn lạc, trong đao kiếm,
đạn bom và máu lửa với 1069 năm bắc thuộc (4 lần), 261 năm nội chiến (Lê –
Mạc; Trịnh – Nguyễn), 82 năm Pháp thuộc (1858-1940), 5 năm Nhật thuộc
(1940-1945), 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), 21 năm kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975) nhưng sau tất cả, bằng sự thông minh cơ trí của
những nhà chính trị, quân sự và đặc biệt là bằng tinh thần đoàn kết đồng lòng.
Bởi đoàn kết đồng lòng mà cách mạng Tháng 8/1945 – cuộc cách mạng của
giai cấp nông dân, của nhân dân lao động đã thành công vang dội. Bởi đoàn
kết đồng lòng mà một lần nữa, Việt Nam ta lại gây chấn động địa cầu bởi
chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và sau đó là đại thắng mùa xuân năm 1975
đưa đất nước hoàn toàn độc lập.
Như vậy có thể thấy tinh thần đoàn kết có giá trị vô cùng to lớn. Như
chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Đoàn kết là sức mạnh”. Từ trong lịch sử,
nó đã giúp dân tộc ta vượt qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, trải ngàn
năm vẫn mãi vẹn nguyên bóng hình tổ quốc,…
IV.


Biểu hiện - ảnh hưởng của tính đoàn kết trong các tổ chức ở
Việt Nam
“Công sở là nơi các cán bộ, công nhân viên, những người có liên quan

đến thực hiện nhiệm vụ của mình làm nhằm tạo ra một giá trị nhất định nào
đó.” Như vậy, có thể thấy công sở là một trong những môi trường làm việc
đặc thù yêu cầu sự đoàn kết, hợp tác, chung sức, đồng lòng.
“Đoàn kết là sức manh vô địch” – điều đó đã trở thành chân lí, là
truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình
dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy cho
4


nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ
quốc. Khi đã trở thành truyền thống, chúng ta có thể bắt gặp tinh thần đoàn
kết ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trên thực tế, nếu có nhiều cánh
tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù
cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Trong môi trường công sở, tính đoàn
kết được biểu hiện như sau:
Đầu tiên, tính đoàn kết trong công việc được thể hiện ở việc trân trọng
mối quan hệ với đồng nghiệp. Cụ thể, đó là thái độ thiện chí khi bàn giao, trao
đổi công việc, là sự tôn trọng trong cách nhìn nhận, đối xử giữa cấp trên với
cấp dưới hay giữa những người đồng cấp, giữa các đồng nghiệp với nhau,…
Trong công việc sẽ không thể tránh khỏi những bất đồng về ý kiến,
quan điểm. Khi đó, tính đoàn kết được thể hiện ở việc những người có liên
quan thể hiện thái độ văn minh, lịch sự, tích cực góp ý, phản hồi ý kiến chân
thành, đúng mực. Biết nhận lỗi và sửa sai khi cần,… thêm vào đó, luôn tìm ra
gốc rễ của vấn đề và giải quyết triệt để cũng là biểu hiện của tính đoàn kết.
Tính đoàn kết được thể hiện rõ nhất trong khi thực hiện công việc, khi

các cán bộ, công nhân viên có ý thức giúp đỡ lẫn nhau, góp ý, chia sẻ chân
tình những thông tin, kinh nghiệm trong công việc.
Tính đoàn kết còn được thể hiện bằng tinh thần tự giác, việc chịu trách
nhiệm, sự phê bình và tự phê bình.
Ví dụ: Yahoo đã có những kết quả biến chuyển rất tích cực dưới sự
lãnh đạo của Marissa Mayer. Mặc dù còn rất nhiều điều phải làm nhưng một
trong những điều đầu tiên Marrisa Mayer tiến hành sau khi nhậm chức chính
là tái thiết kế các tập quán tổ chức để khuyến khích sự hợp tác. Thậm chí,
Marrisa còn yêu cầu các nhân viên của Yahoo ngừng việc làm việc tại nhà do
theo bà, không có gì tốt hơn sự tương tác trực tiếp giữa người và người. Bà
từng bị chỉ trích vì thiếu nhạy cảm, tuy nhiên, những kết quả gần đây của
5


Yahoo đã chứng minh rằng bà đang đi đúng đường trên lộ trình khuyến khích
sự đoàn kết.
Không chỉ trong bối cảnh nơi làm việc, trong khung giờ hành chính,
ngoài giờ làm tính đoàn kết được thể hiện bằng tình cảm, thái độ giữa các
đồng nghiệp, bằng biểu hiện của mỗi cá nhân, mỗi nhóm khi tham gia những
hoạt động ngoài giờ của công ty, tổ chức.
Ví dụ: Trong suốt 78 năm hoạt động của mình, TOYOTA luôn luôn gắn
mình với văn hóa ‘đại gia đình’. Tinh thần này không những được giữ vững
tại đất nước mặt trời mọc mà còn được phát triển tại mọi chi nhánh nước
ngoài. Như TMV (Toyota moto Việt Nam) Việt Nam, 2015 đã là năm thứ 20
Tổng công ty tổ chức Ngày hội gia đình, năm thứ 16 cho Hội thi tay nghề.
Cùng với đó là vô số những sự kiện nội bộ không thường niên như giải chạy
tiếp sức Ekiden, hội thi nấu ăn…
Đối với lãnh đạo, tính đoàn kết được thể hiện bằng việc phát huy tinh
thần dân chủ, tạo sự công bằng giữa các cá nhân hay các tổ chức.



Mặt trái
Không thể phủ nhận mặt tích cực của tính tập thể khi nó tạo nên truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, là
sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn nạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công
nghiệp, từ góc nhìn của văn hóa ta có thể thấy một khối lượng lớn các cá nhân
hay tập thể cố tình nghĩ khác đi, làm sai đi với cụm từ “tính đoàn kết, tập thể”
mà ta vừa nhắc đến. Nhất là khi một số cá nhân, nhóm hay tổ chức sử dụng
cụm từ “đoàn kết” như một vỏ bọ cho sự sứt mẻ, mục ruỗng bên trong. Khi
ấy, tính tập thể lại là tác nhân gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực.:
Tính tập thể bị lợi dụng với nhiều biến tướng, nhiều lớp vỏ nguỵ trang
“tinh tế” hơn. Hiện tượng “đoàn kết một chiều”, “đoàn kết hình thức”, “đoàn
6


kết thủ tiêu đấu tranh”, “đoàn kết nhóm, chia rẽ nội bộ”, đoàn kết theo kiểu
“dĩ hoà vi quý”, “dễ người dễ ta”, “gió chiều nào theo chiều đấy” không dám
trình bày chính kiến, ngại va chạm, ngại phê bình trở nên ngày càng phổ biến.
Có thể nói, điều này còn nguy hiểm hơn nhiều lần kiểu đoàn kết bè phái hay
mất đoàn kết vì nó diễn ra vô hình, ngấm ngầm.
Việc phê bình và tự phê bình để tổ chức cải tiến và phát triển hơn nay lại
trở thành dịp để người ta “bới lông tìm vết”, công kích, hạ thấp uy tín, hạ bệ
lẫn nhau, là phương tiện để chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, công kích cá
nhân, cãi bướng hay thậm chí là trả thù.
Có thể thấy, mặt trái của tính tập thể còn là sự phủ nhận, ức chế sự phát
triển cá tính, kìm hãm vai trò cá nhân. Ý thức về quyền cá nhân vì vậy không
được phát triển, thay vào đó là sự phụ thuộc, sự phục tùng của cá nhân vào
tập thể. Chính sự lệ thuộc của cá nhân vào tập thể làm cho con người trở nên

thụ động trong các quan hệ, không dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá
nhân, không dám nhân danh cá nhân để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng
cho mình.
Lối sống đề ỷ lại vào tập thể và hạ thấp vai trò cá nhân là nguyên nhân
làm cho con người trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm và cũng từ
đó cũng không dám chịu trách nhiệm trước cộng đồng và người khác, từ đó
hình thành tâm lý và thói quen dựa dẫm, ỷ lại. Tâm lý và thói quen ứng xử
này được đúc kết và lưu truyền trong dân gian qua các câu thành ngữ quen
thuộc như: Nó lú có chú nó khôn; Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì; Con dại cái
mang…
Trong tổ chức, tâm lý dựa dẫm, ỷ lại được nâng lên một bước cao hơn là
lợi dụng các mối quan hệ thân quen, họ hàng để tìm kiếm sự che chở, nâng
đỡ, mưu cầu lợi ích cá nhân. Tư tưởng “Một người làm quan, cả họ được
nhờ”, “Nhất thân nhì quen tam thần tứ thế” trở thành một thói quen ứng xử rất
phổ biến ở thời kỳ phong kiến, trong xã hội truyền thống Việt Nam. Hiện nay,
mặc dù quan niệm trên đã bị hạn chế bởi một số điều luật (Luật Công chức)
7


nhưng trên thực tế, tư tưởng này vẫn còn tồn tại rất phổ biến trong suy nghĩ và
hành vi của xã hội như một căn bệnh trầm kha. Thực trạng “con ông cháu
cha”, nạn “ô dù”, “chủ nghĩa thân quen”, sự kéo bè kết cánh dựa trên mối
quan hệ huyết thống, bà con, đồng hương… tuy không tồn tại một cách chính
thống và công khai nhưng ai cũng có thể thấy căn bệnh này đã và đang là một
vấn nạn xã hội, hàng ngày đang âm thầm, âm ỷ tác động tiêu cực, làm suy
giảm sức mạnh của hệ thống công quyền, gây nên nhiều bức xúc trong xã hội.
Chính các mối quan hệ này đã góp phần làm vô hiệu hóa pháp luật khi người
ta kết bè cánh để thực hiện những hành vi tham nhũng, tiêu cực, thậm chí vi
phạm pháp luật ở ngay chính những người nhân danh bảo vệ và thực thi pháp
luật. Khi tiêu cực bị phát hiện thì người ta lại tìm cách che chắn cho nhau vì

sợ “rút dây động rừng”, bởi vậy các hành vi sai phạm, tiêu cực không bị tố
giác, không bị truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn, không được xử lý
nghiêm theo luật pháp, để rồi kết quả cuối cùng cũng chỉ là “hòa cả làng”.
Tính tập thể cũng là căn nguyên sâu xa để lý giải về một thực tế hiện đang
diễn ra rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ta hiện nay. Đó là
tình trạng ứng xử kiểu “cha chung không ai khóc”, “lắm sãi không ai đóng
cửa chùa”, được biểu hiện rất phổ biến trong các hành vi ứng xử hàng ngày,
mà biểu hiện cụ thể là sự thờ ơ, chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí của
công…
V.

Giải pháp ứng dụng tính đoàn kết, tập thể vào công tác quản lý
1. Trách nhiệm của mỗi cá nhân:
Sự phát triển của tổ chức không thể tách rời sự đóng góp, cống hiến

của cán bộ, công nhân viên. Chính sự nỗ lực, cố gắng của mỗi thành viên
đã và đang góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín, truyền thống văn hóa của
công tổ chức. Vì vậy, mỗi CB-CNV của trong, tập thể, cơ quan, cần phải
tự ý thức được giá trị và trách nhiệm của mình. Cần có chí tiến thủ song

8


cũng phải luôn biết “mình là ai và mình đang ở đâu ?"”với các hành động
cụ thể:
- Công việc cần tinh thần tập thể đoàn kết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng
- Hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp
- Thể hiện thái độ tích cực, tinh thần làm việc hăng say tránh mang lại cảm
giác lười biếng cho người khác.

- Tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động
giúp đỡ đồng nghiệp.
- Quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà họ khi gặp khó
khăn, hoạn nạn.
- Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp. Tuy nhiên, dù là
thân đến mấy cũng cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ đặc biệt là đồng
nghiệp khác giới.
- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp nơi đông
người.
-Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ.
- Không nên kể những câu chuyện dung tục, thiếu văn hóa.
- Giữ thái độ ôn hòa khi tranh luận, đưa ý kiến.
- Rèn luyện khả năng tự phê bình và phê bình.
- Thường xuyên nói cảm ơn và xin lỗi.
2. Trách nhiệm của nhà quản lý
Các cấp lãnh đạo cần khuyến khích và động viên nhân viên, phát huy
năng lực của mỗi nhân viên; tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, tin
cậy lẫn nhau để tạo chất keo liên kết làm tăng thêm sức mạnh tập thể, để đạt
được điều này, các cấp lãnh đạo cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
- Các cấp lãnh đạo và quản lý phải gương mẫu thực hiện quy chế văn hóa của
công ty; bảo đảm tính thống nhất, đoàn kết trong quá trình điều hành và chỉ
đạo.
9


- Phát huy tính sáng tạo, tinh thần dân chủ trong cán bộ, công nhân viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng công việc, khuyến khích cán
bộ, nhân viên tham gia ý kiến và có sáng kiến cải tiến trong công việc.
- Có những chính sách đào tạo, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân viên có
trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty; phát hiện và bồi dưỡng

những nhân tố mới để đề bạt vào những vị trí phù hợp.
- Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng
góp vào sự phát triển của tổ chức. Đồng thời, nghiêm khắc xử lý những
trường hợp vi phạm nội quy kỷ luật của tổ chức.
- Quan tâm đến các mâu thuẫn trong nội bộ, triệt để tìm ra nguyên nhân và
giải pháp phù hợp để tránh hiện tượng mất đoàn kết nội bộ kéo dài.
- Sống chân thành, cởi mở, khiêm tốn, hoà mình vào tập thể, rút ngắn quan hệ
cấp trên – cấp dưới. Biết lắng nghe ý kiến của những người dưới quyền. Gạt
bỏ tư tưởng “Sếp luôn đúng”.
V. Kết luận
Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân ta. Trải ngàn
năm, người ta vẫn nhắc đến tính đoàn kết, tập thể với tất cả những gì trân quý
nhất. Tuy vậy, trong thời đại kinh tế thị trường, khi mà gánh nặng cơm áo đè
trĩu hai vai, có đôi khi, người ta bỗng lãng quên cái truyền thống ấy, hay làm
cho nó khác đi với một bộ mặt xấu xí hơn. Tuy nhiên, thời gian với bàn tay
quyền uy đầy sức mạnh của mình sẽ thanh lọc ra những điều tốt đẹp nhất. Dù
vậy, mỗi chúng ta với vai trò là một cá nhân trong một nhóm, một tổ chức,
một đất nước hay một công dân toàn cầu, hãy luôn có ý thức giữ gìn và phát
huy truyền thống muôn đời ấy, để bản thân thanh sạch, để tổ chức phát triển,
để đất nước phồn vinh.

10



×