Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BïI THÞ THU THñY

NH¢N VËT TUæI MíI LíN TRONG TRUYÖN
NGUYÔN NHËT ¸NH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BïI THÞ THU THñY

NH¢N VËT TUæI MíI LíN TRONG TRUYÖN
NGUYÔN NHËT ¸NH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số

: 60. 22. 01. 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP


HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình làm luận văn với tinh thần khoa học, nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học,
Phòng sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Bùi Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng nội dung tôi
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên


Bùi Thị Thu Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................... 8
8. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 8
Chương 1. VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ SỰ
XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................. 9
1.1. Khái quát về văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới ............................... 9
1.1.1. Quan niệm về tuổi mới lớn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi ................ 9
1.1.1.1.Quan niệm về tuổi mới lớn ...................................................... 9
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi ...................................................... 12
1.1.2. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn............................................. 14
1.1.3. Sự phát triển của văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới ............... 18
1.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh ................................................... 23
1.2.1. Con người và sự nghiệp .............................................................. 23
1.2.1.1.Trái tim giàu nhiệt huyết ....................................................... 23
1.2.1.2. Sức sáng tạo dồi dào. ........................................................... 27
1.2.2. Quan điểm sáng tác cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh ...... 32
Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN VẬT TUỔI
MỚI LỚN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ............................... 39
2.1. Khái quát về nhân vật văn học ........................................................... 39



2.1.1. Khái niệm nhân vật ..................................................................... 39
2.1.2. Các loại hình nhân vật ................................................................ 41
2.1.3. Vai trò, chức năng của nhân vật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh.................................................................................. 43
2.2. Đặc điểm cơ bản của nhân vật tuổi mới lớn ...................................... 45
2.2.1. Những phức hợp cảm xúc đầu đời............................................... 45
2.2.1.1. Cảm mến .............................................................................. 45
2.2.1.2. Thương nhớ, tỏ tình.............................................................. 50
2.2.1.3. Hờn giận, hi vọng và thất vọng ............................................ 56
2.2.2. Tinh nghịch, hồn nhiên .............................................................. 68
2.2.2.1. Không gian học đường ......................................................... 69
2.2.2.2. Không gian phòng trọ .......................................................... 71
2.2.2.3. Không gian miền quê ........................................................... 73
2.2.3. Giàu tình yêu thương .................................................................. 79
2.2.3.1. Yêu thương gia đình ............................................................. 79
2.2.3.2. Yêu thương bà con, hàng xóm .............................................. 81
2.2.3.3. Yêu thương bạn bè ............................................................... 82
2.2.3.4. Yêu thương loài vật .............................................................. 86
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TUỔI MỚI LỚN
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................................ 89
3.1. Tình huống truyện ............................................................................. 89
3.1.1. Mang màu sắc trinh thám, kết thúc bất ngờ ................................ 90
3.1.2. Éo le và trắc trở .......................................................................... 94
3.2. Giọng điệu ......................................................................................... 97
3.2.1. Giọng điệu hài hước, dí dỏm....................................................... 98
3.2.2. Giọng điệu trữ tình ................................................................... 100
3.2.3 Giọng điệu triết lý ...................................................................... 102



3.3. Ngôn ngữ......................................................................................... 103
3.3.1. Ngôn ngữ biểu cảm ................................................................... 104
3.3.2. Ngôn ngữ tuổi teen.................................................................... 105
3.3.3. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ ..................................... 108
KẾT LUẬN................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, ở Việt Nam, trong giới cầm bút viết cho tuổi mới lớn
vài chục năm qua, Nguyễn Nhật Ánh là tên tuổi nổi bật, khó ai sánh kịp. Mỗi
cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh đều tạo nên những cơn sốt trong lứa tuổi hoa
niên trên khắp cả nước. Bên cạnh hai bộ truyện Kính vạn hoa (45 tập) và bộ
Chuyện xứ Lang Biang (28 tập) viết cho trẻ em là 23 tập truyện viết cho tuổi
mới lớn với những cái tên quen thuộc: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Hoa
hồng xứ khác, Bồ câu không đưa thư... đã tạo nên “hiện tượng Nguyễn Nhật
Ánh” trong lòng độc giả tuổi mới lớn. Yếu tố quyết định thành công của một
nhà văn viết cho tuổi mới lớn nằm ở chỗ tác giả có chạm vào tâm hồn của các
em hay không? Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác đời sống nội tâm sâu kín của
nhân vật với những tình cảm, những rung động đầu đời rất thánh thiện mang
tên gọi “tình yêu học trò” trong hơn hai mươi truyện viết cho tuổi mới lớn,
khiến cho những sáng tác của nhà văn đã có được những thành công vang dội,
làm say mê bao thế hệ độc giả không chỉ tuổi mới lớn mà còn cả đối tượng
người lớn, trẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu kiểu nhân vật tuổi mới
lớn trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh vừa là để nhận ra những đóng góp

của tác giả đồng thời còn khẳng định quan niệm và tư tưởng thẩm mĩ của văn
học dành cho tuổi mới lớn nói riêng, văn học Việt Nam nói chung thời kì đổi
mới và hội nhập.
1.2. Mặc dù, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn
Nhật Ánh và sáng tác của ông, song phần lớn chỉ tiếp cận tác giả như một nhà
văn thiếu nhi và tìm hiểu các nhân vật trẻ em trong hai bộ truyện Kính vạn
hoa và Chuyện xứ Lang Biang mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
ông như nhà văn chuyên viết về tuổi mới lớn. Có chăng, chỉ là những bài viết


2

mang tính chất giới thiệu, những nội dung khái quát sơ bộ hoặc ở những khía
cạnh còn tản mạn, lẻ tẻ hay tiếp cận tác phẩm như một ví dụ để minh họa cho
một luận điểm nào đó... Vì thế, có thể khẳng định nghiên cứu, tìm hiểu nhân
vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một cánh cửa còn
nhiều bỏ ngỏ.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân vật
tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Nhật Ánh
Là nhà văn thân quý của thế giới tuổi thơ, hầu hết các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Với hơn 20 năm
cầm bút, những sáng tác của Nguyễn Nhất Ánh đã góp phần không nhỏ làm
cho đời sống văn học viết cho thiếu nhi, thanh thiếu niên thêm sôi nổi, phong
phú. Trong nhiều năm qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên
biệt về tác giả và tác phẩm của ông.
Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong
bộ chuyện Kính vạn hoa” của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sỹ khoa
học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội) là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh. Ở luận văn này, tác giả đi vào khai thác bộ truyện Kính
vạn hoa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn thế
giới trẻ thơ. Tuy mới chỉ khảo sát trên một bộ truyện nhưng công trình nghiên
cứu của tác giả Phạm Thị Bền thực sự là gợi ý quý báu cho chúng tôi về cách
thức triển khai và tổ chức vấn đề nghiên cứu.
Mở rộng hơn đối tượng nghiên cứu, Tác giả Vũ Thị Hương có đề tài
“Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Luận luận văn thạc sỹ khoa
học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2009, Trường Đại học Sư


3

phạm Hà Nội). Ở đề tài này, tác giả mở rộng nghiêm cứu thêm hai tác phẩm
là Chuyện xứ Lang Biang và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Với công trình
nghiên cứu của mình tác giả đã phần nào làm nổi bật được đặc điểm tính cách
của trẻ thơ qua cuộc sống và tâm hồn các em. Đồng thời chỉ ra được các
phương diện nghệ thuật nổi bật về cốt truyện, ngôn ngữ và không gian, thời
gian trong ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
Tiếp nối mạch nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Hoàng
Hương Giang có đề tài “Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh”. (Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt
Nam, 2011, Trường Đại học Vinh). Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của
các tác giả trước, ở đề tài này tác giải cũng đã cố gắng chỉ ra những nội dung
của cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ở một góc
độ nào đó, đề tài cũng đã đề cập đến các thành công về nghệ thuật của
Nguyễn Nhật Ánh như: Cốt truyện, tình huống, kết cấu; xây dựng nhân vật;
giọng điệu và ngôn ngữ. Đây cũng là một trong những phương diện về nghệ
thuật mà chúng tôi tập trung nghiên cứu. Do vậy, đề tài đã bổ sung kiến thức
rất hữu ích cho chúng tôi khi phát triển vấn đề nghiên cứu của mình.

Không dừng lại ở đây, một năm sau đó, tác giả Nguyễn Thị Liên có
công trình: “Thế giới nhân vật trong bộ truyện chuyện xứ Lang Biang của
Nguyễn Nhật Ánh”. (Luận văn thạc sỹ khoa học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam,
chuyên ngành lí luận văn học, 2012, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2). Đề tài
chỉ đi sâu khai thác bộ truyện Xứ Lang Biang trên phương diện thế giới nhân
vật. Song đây là công trình thiết thực cung cấp thêm cho chúng tôi những kiến
thức lí luận về nhân vật văn học.
Có lẽ, sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tác động đến
bạn đọc là lứa tuổi thanh thiếu niên mà còn tạo sức thu hút mạnh mẽ với các tác
giả nghiên cứu. Năm 2013, có thể xem như là một năm nở rộ các công trình


4

nghiên cứu chuyên biệt về Nguyễn Nhật Ánh. Có thể kể ra đây những luận văn
và khóa luận sau: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân); Nhân
vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật dị
biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm Thị
Hằng); Nhóm nhân vật bất toàn về nhân dạng trong sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh (Phạm Thị Tuyết)... Một điều dễ dàng nhận thấy, các công trình trên đều
tập trung nhiều vào việc tìm hiểu nhân vật trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh ở
các phương diện khác nhau. Và chúng tôi đã bắt gặp ở những đề tài này những
phân tích về nghệ thuật miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật, trong đó bước đầu đã
nhắc đến những biểu hiện tâm lí của tuổi mới lớn hay những phẩm chất của
các nhân vật mới lớn nhưng bất toàn về nhân dạng.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi đặc biệt chú ý tới luận văn thạc
sỹ:“Xu hướng văn học tuổi mới lớn từ sau thời kỳ đổi mới” của tác giả
Nguyễn Thị Hà. Mặc dù đây không phải là một công trình chuyên biệt nghiên
cứu về tác giả và tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh nhưng ở đề tài, Nguyễn Thị Hà
đã bước đầu xây dựng những cơ sở lý luận cơ bản về văn học tuổi mới lớn ở

Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng đã đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và
nhiều sáng tác cho tuổi mới lớn của ông như những minh chứng sát thực cho
nhiệm vụ đề tài đặt ra. Công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa khi cho
chúng tôi có một cái nhìn toàn diện về xu hướng văn học tuổi mới lớn từ sau
thời kỳ đổi mới để phân tích nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh được sáng rõ, sâu sắc hơn.
Từ các công trình nghiên cứu trên, đã cho thấy sự quan tâm của người
đọc, người nghiên cứu với sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Song qua khảo sát,
thì hầu hết các đề tài đều đi sâu vào cảm hứng tuổi thơ hoặc nhân vật trẻ em
mà chưa có một công trình chuyên biệt nào đi khai thác nhân vật tuổi mới lớn
– loại nhân vật xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy


5

nhiên, những đề tài trên cũng góp phần không nhỏ cho chúng tôi trong quá
trình triển khai, tổ chức vấn đề của đề tài.
2.2. Những công trình đánh giá sáng tác Nguyễn Nhật Ánh về tuổi mới lớn
Nguyễn Nhật Ánh được xem như là nhà văn đi đầu và viết nhiều nhất
cho tuổi mới lớn. Với hơn hai mươi bộ truyện viết cho lứa tuổi này, nhà văn đã
trở thành người bạn thân quý của các em. Đã có rất nhiều những bài báo, tạp
chí... đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh với vai trò là nhà văn của tuổi mới lớn.
Đánh giá cao thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới
lớn, tác giả Thu Thủy đã đưa ra nhận xét trong bài viết Chặng đường 10 năm
của Tủ sách văn học dành cho tuổi mới lớn như sau: “Thời gian đầu, chỉ có
những nhà văn lớn tuổi tham gia viết sách cho lứa tuổi này như: Đoàn Thạch
Biền, Nguyễn Quang Sáng...Về sau, các cây viết trẻ tham gia sôi nổi, từ
những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học người lớn đến những cây bút
học trò. Viết thành công nhất những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn
là Nguyễn Nhật Ánh”(...) “Những trang viết của ông đã hoàn toàn chinh phục

được những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở, ương ương”. Bởi lẽ, đọc tác
phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính bản
thân mình trong đó”[59].
Tác giả Lê Phương Liên với bài viết “Văn học cho “Tuổi mới lớn”
hiện nay” đã đưa ra nhận định “Có lẽ một tác giả đầu tiên đã vượt lên cách
viết cho thiếu nhi thông thường để đi vào đề tài “tuổi mới lớn”, đó là Nguyễn
Nhật Ánh” [32].
Như vậy, trong hầu hết các bài viết đều đánh giá cao vai trò Nguyễn
Nhật Ánh là nhà văn viết cho tuổi mới lớn trên hai phương diện: Nhà văn viết
đầu tiên và thành công nhất về đề tài tuổi mới lớn.
Trong nhiều bài viết khác, các tác giả đã đề cập đến những quan điểm
của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Tác giả Khánh Linh có đặt


6

tựa đề bài viết: “Nguyễn Nhật Ánh: Trong tôi luôn sống mãi tuổi 15”. Ở đó,
tác giả đặc biệt chú ý đến động cơ đến với đề tài tuổi mới lớn của Nguyễn
Nhật Ánh. Bài viết đã cho bạn đọc hiểu thêm về Nguyễn Nhật Ánh một nhà
văn chân chính khi cầm bút viết cho tuổi mới lớn nhằm mục đích mỗi câu
chuyện là một bài học giáo dục nhẹ nhàng “Mình để một vùng trắng về hưởng
thụ văn hóa, các em không có sách phù hợp lứa tuổi nên phải đọc mấy cái
bậy bạ thôi. Các nhà văn phải viết loại sách để đáp ứng được nguyện vọng
của các em, đẩy lùi văn hóa độc hại ra khỏi nhà trường” [30]. Còn Vũ Ân
Thy trong bài “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Tôi viết như cậu học trò...” thì
đi sâu vào khẳng định tính chân thực, đồng điệu của tâm hồn Nguyễn Nhật
Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Mặc dù đã rời xa “sân ga tuổi thơ” nhưng mỗi
khi viết về lứa tuổi này thì ký ức một thời mộng mơ lại trở về trên trang viết
nhà văn.
Có thể nói, nếu ai quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh sẽ không bỏ qua

cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” do Lê
Minh Quốc biên soạn – NXB Kim đồng giới thiệu năm 2012. Cuốn sách là
tập hợp khá đầy đủ thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật
Ánh. Đồng thời tập sách còn đưa đến nhiều bài viết dưới các góc nhìn khác
nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về Nguyễn Nhật Ánh và
tác phẩm của ông, đặc biệt là những sáng tác cho tuổi mới lớn.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày
16/9/2015, Trung tâm ngôn ngữ và Văn học – Nghệ thuật trẻ em (Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình
chinh phục tuổi thơ”. Với hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu – phê
bình văn học, nhà văn, nhà giáo và các học sinh trên toàn quốc đã khẳng định
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn xuất sắc của Văn học thiếu nhi Việt Nam cuối
thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI. Cũng tại hội thảo này PGS.TS Văn Giá đã


7

khẳng định “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh
xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này”. Như vậy, Nguyễn Nhật Ánh
không chỉ thành công khi viết cho thiếu nhi mà còn là nhà văn chuyên viết
nhiều, viết hay về tuổi mới lớn.
Nhìn chung, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhiều bài viết của các
tác giả đã khẳng định rất rõ đóng góp to lớn cũng như những thành công
không thể phủ nhận của Nguyễn Nhật Ánh khi viết về đề tài tuổi mới lớn.
Nhưng hầu hết chưa có một bài viết nào đi sâu, làm rõ những đặc điểm nổi
bật về nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Do đó, trên cơ sở thành tựu và kinh nghiệm của những người đi trước,
sẽ là bài học quý báu để đề tài chúng tôi tập trung làm rõ nhân vật tuổi mới
lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ góc nhìn lí luận văn học.
3. Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”
chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá
thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Đồng
thời, qua đây thấy được tư tưởng, quan điểm, tài năng cũng như những đóng
góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật.
- Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu nhân vật tuổi
mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào khảo sát những tập truyện dài
viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh như: Mắt biếc, Trại hoa vàng, Cô


8

gái đến từ hôm qua, Hoa hồng xứ khác, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đi
qua hoa cúc, Những chàng trai xấu tính, Bồ câu không đưa thư, Hạ đỏ....
Ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm những sáng tác về tuổi mới lớn của các tác
giả khác nhằm làm nổi bật rõ hơn những đặc sắc của Nguyễn Nhật Ánh khi
viết về lứa tuổi này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tác phẩm

- Phương pháp liên ngành
7. Đóng góp mới của luận văn
- Đặt vấn đề nghiên cứu nhân vật tuổi mới lớn, luận văn muốn nghiên
cứu một phương diện chưa được chú ý nhiều trong văn học Việt Nam.
- Qua đó đánh giá được những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh với văn
học Việt Nam hiện đại.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
của chúng tôi được triển khai thành ba chương
Chương 1: Văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới và sự xuất hiện của
Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của nhân vật tuổi mới lớn trong
truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh


9

Chương 1
VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

1.1. Khái quát về văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới
1.1.1. Quan niệm về tuổi mới lớn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi
1.1.1.1.Quan niệm về tuổi mới lớn
Theo tâm lí học lứa tuổi: Tuổi mới lớn là giai đoạn phát triển chuyển
tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành (người lớn) [15]. Hay nói cách
khác, đó chính là lứa tuổi mà giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì (giới
hạn thứ nhất) và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn (giới hạn thứ hai).

Thuật ngữ tuổi mới lớn ám chỉ nhiều hơn đến các đặc điểm tâm – sinh lý, tâm
lý – xã hội và nhân cách của thanh thiếu niên, bao gồm cả nam và nữ. Về mặt
sinh lý, tuổi mới lớn là giai đoạn đang lớn, dậy thì có sự trưởng thành về mặt
tính dục. Về mặt tâm lý xã hội lứa tuổi, tuổi mới lớn có những biến đổi nội
tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: “Tuổi mới lớn nằm trong độ
tuổi từ 10 – 19 tuổi” [4]. Còn định nghĩa của một số nước khác là: “Từ 13 – 20
tuổi hoặc 15 – 24 tuổi” [4]. Các nhà nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi thì đồng
nhất phân chia lứa tuổi trên thành ba giai đoạn cụ thể: Giai đoạn thứ nhất,
tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 12 – 14 tuổi, nữ từ 11 - 12 tuổi. Giai
đoạn này ngoài những biến đổi về sinh học còn có những biến đổi đặc trưng về
tâm lý. Giai đoạn thứ hai, tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 15 - 17 tuổi,
nữ từ 13 -16 tuổi. Đây là giai đoạn đa số các em đang theo học trong các
trường phổ thông trung học. Giai đoạn thứ ba, tương đương với lứa tuổi đầu
thanh niên, nam từ 18 - 19 tuổi, nữ từ 17 – 19 tuổi. Có thể xem như là giai
đoạn dậy thì, các em đã trở nên giống người lớn hơn về nhiều phương diện.


10

Theo tâm lí học Macxit thì cho rằng: “Cần nghiên cứu tuổi mới lớn một
cách phức hợp. Phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến
những quy luật bên trong của sự phát triển” [15]. Đó là một vấn đề phức tạp
và khó khăn, vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát
triển tâm, sinh lý cũng trùng hợp với các thời hạn trưởng thành về mặt xã hội .
B.D.Annanhiev đã viết “Sự bắt đầu trưởng thành của con người như là một
cá thể (sự trưởng thành về thể chất), một nhân cách (sự trưởng thành công
dân), một chủ thể nhận thức (sự trưởng thành trí tuệ) và một chủ thể lao động
(năng lực lao động) là không trùng hợp nhau về thời gian” [15]. Gia tốc phát
triển của trẻ ngày càng lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng sớm hơn. So với hai,

ba thế hệ trước, tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn hai năm. Các nhà
sinh lí học phân chia quá trình này thành ba giai đoạn, trước dậy thì, dậy thì
và sau dậy thì. Tâm lí lứa tuổi lại thường gắn tuổi thiếu niên với hai giai đoạn
đầu, tuổi thanh niên bắt đầu cùng với giai đoạn thứ ba. Cũng do gia tốc phát
triển mà các giới hạn của tuổi thanh niên được hạ thấp. Ngày nay tuổi thiếu
niên được kết thúc ở 14 -15 tuổi. Tương ứng như vậy tuổi thanh niên cũng
được bắt đầu sớm hơn…Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát triển được
quyết định không đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là những điều kiện xã
hội (vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà họ nắm được, một loạt các nhân tố khác phụ thuộc vào những điều kiện xã
hội đó). Hiện nay, hoạt động lao động và hoạt động xã hội ngày càng phức
tạp. Do đó thời kỳ chuẩn bị đã được kéo dài thì sự trưởng thành thực sự về
mặt xã hội càng đến chậm.Vì vậy mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh
niên và tính xác định của các giới hạn lứa tuổi. Tuổi thanh niên trong khoảng
từ 14,15 đến 25 tuổi, được chia làm hai thời kỳ: từ 14,15 đến 17,18 gọi là giai
đoạn đầu thanh niên (tuổi thanh niên mới lớn, tuổi thanh xuân, tuổi thanh niên
học sinh). Từ 19 tuổi đến 25 tuổi là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên.


11

Như vậy, có thể thấy mọi sự phân chia đều có tính tương đối. Trong
bài viết “Văn học tuổi mới lớn có thể “chung chiếu” văn học thiếu nhi” tác
giả Hà Anh đã đưa ra quan điểm của mình về việc xác định lứa tuổi mới lớn
như sau: “Một số ý kiến cho rằng, tuổi mới lớn bắt đầu từ 11-17 tuổi, ý kiến
khác lại thu hẹp hơn từ 13 -17 tuổi với lý do từ 18 tuổi đã là thanh niên và
mỗi người phải chịu trách nhiệm bản thân trước cộng đồng và xã hội. Một số
tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, văn học… cũng có những khuyến cáo rõ
ràng khi cấm người dưới 18 tuổi hoặc chỉ dành riêng cho người trên 18 tuổi.
Nhà văn Lê Phương Liên đưa ra quan điểm về lứa tuổi từ 13 - 19 tuổi, tức là

cao hơn 2 tuổi so với ý kiến của số đông. Trao đổi lại vấn đề này, nhà văn cho
biết, đúng là chúng ta quy định tuổi thanh niên 18, nhưng mọi thứ về tâm sinh
lý vẫn chưa ổn định thực sự. Việc cho rằng, tuổi mới lớn từ 13-19 không phải
là sự kéo dài của tuổi mới lớn. Còn tùy thuộc vào môi trường sống của lứa
tuổi này, giữa nông thôn, thành thị, các vùng miền phát triển và kém phát
triển cũng khác nhau. Giới hạn là 19 tuổi nhưng chúng ta không nên hiểu đó
là một giới hạn “cứng”, nó cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, việc giới
hạn tuổi bắt đầu từ 11,13 cho đến 17 hay 19 là sự co giãn cần thiết để phù
hợp với thực tế của mỗi cá nhân và môi trường sống. Chúng ta nên hiểu
khung tuổi đó chỉ là một cách nói mang tính tương đối” [3]. Vậy có thể thấy,
ở bất kỳ trường hợp nào bản thân tuổi tác cũng chỉ là một chỉ báo nghèo nàn
về sự chín muồi và sự trưởng thành dựa trên sự tổng hợp của các yếu tố sinh
học, xã hội, văn hóa và tâm lý. Trong thực tế sự trưởng thành xảy ra với tốc
độ khác nhau, do có sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa và giữa bản
thân các cá nhân. Song qua các quá trình nghiên cứu những quan niệm về
tuổi mới lớn nói trên, chúng tôi tán thành quan điểm và xác định lứa tuổi mới
lớn là độ tuổi khoảng từ 13 – 18. Bởi chúng tôi xét thấy đây là ngưỡng lứa
tuổi phù hợp với những đặc điểm của tuổi mới lớn. Tuổi 13 là giới hạn kết


12

thúc của lứa tuổi thiếu niên để bước sang tuổi thanh niên. Lúc này các em
chuẩn bị tuổi gia nhập vào Đoàn Thanh niên cộng sản vì các em đã có khả
năng độc lập hơn, trách nhiệm hơn. Còn sau 18 tuổi là ngưỡng quy định giai
đoạn phát triển thứ hai của tuổi thanh niên. Ở thời điểm này các em đã phải
chịu trách nhiệm bản thân trước cộng đồng và xã hội, các em có quyền bầu
cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động và sau ngưỡng
18 tuổi có thể coi là một người trưởng thành. Chính vì thế, khi giới hạn lứa
tuổi mới lớn là các em khoảng từ 13 đến 18 tuổi, sẽ thuận lợi cho chúng tôi

trong quá trình định hình những tác phẩm văn học viết cho tuổi mới lớn được
phù hợp hơn.
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Có thể xác định tuổi mới lớn là các em học sinh ở các khối lớp 8 đến
lớp 12. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi đầu thanh niên. Là lứa tuổi nằm giữa
tuổi thơ và tuổi trưởng thành, vì vậy, mà sự phát triển tâm lý cũng mang bước
chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Trình độ phát triển tâm lý ở tuổi đã cao hơn ở
giai đoạn tuổi thơ, nhưng chưa đủ độ chín để đảm bảo cho nhận thức và hành
động như người trưởng thành. Có những biến đổi đặc biệt rõ rệt diễn ra trong
tâm lý của các em. Đây là quãng đời diễn ra những biến cố rất “đặc biệt”, xuất
hiện những “khủng hoảng”, xu hướng vươn lên làm người lớn. Tâm lý của
các em phong phú hơn và hợp với quy luật nhờ những ấn tượng mới và những
cảm xúc mới. Các em thường có tâm lý không ổn định, hay biến đổi và trái
ngược nhau, dễ khiến các em mất cân bằng và có các biểu hiện cảm xúc buồn
vui vô cớ, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân chưa tốt. Các em thường
nhạy cảm quá mức, sự nhạy cảm quá mức này có thể đi đôi với sự lạnh lùng.
Tính rụt rè có thể tồn lại cùng với tính quá trớn, cố ý, hành vi có tính thách
thức. Ở các em thường bộc lộ tính hoài nghi và thái độ phê phán với mọi thứ
đã được thừa nhận, tỏ vẻ không chịu nổi với sự bảo hộ của cha mẹ. Bởi lẽ các


13

em ở tuổi này thường rất hăng hái, sôi nổi và khát khao được độc lập và muốn
khẳng định bản thân. Các em cảm nhận rất rõ mình không còn là trẻ con nữa,
nguyện vọng được mọi người đối xử với mình như người lớn thực sự trở nên
mạnh mẽ. Một lời nói, hay hành động thể hiện sự không tôn trọng của người
lớn sẽ khiến các em bị tổn thương, xúc phạm nặng nề. Thực tế trong độ tuổi
của mình, các em vẫn là những học sinh phụ thuộc vào cha mẹ: kỹ năng sống,
cách ứng xử của các em vẫn mang nhiều dáng dấp trẻ con. Vì thế, cha mẹ và

những người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những đứa trẻ. Từ
đó, rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử, cha mẹ luôn coi
con mình là những đứa trẻ phải bao bọc che chở trong khi các con lại thấy
mình cần phải độc lập, phải hành động theo ý của mình, cần được mọi người
tôn trọng. Sự mâu thuẫn trên đôi khi gây ra những đụng độ, xung đột trong
gia đình. Khi có mọi chuyện buồn vui, các em có xu hướng tìm đến tình bạn
và coi tình bạn là quan trọng nhất trong mối quan hệ của con người. Các em
đã có một tình bạn bền vững và sâu sắc hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu “dốc bầu
tâm sự” để chia sẻ những rung cảm mới xuất hiện ở bản thân. Đặc biệt ở một
số em đã có thể bắt đầu xuất hiện những tình cảm thầm kín, niềm say mê lẫn
nhau, có nhu cầu cao trong giao tiếp nam nữ. Trong giao tiếp nam nữ, tình
yêu đôi lứa có thể nảy nở, đấy là mối tình đầu. Ở đó các em thực sự bị cuốn
hút lẫn nhau và thường là do sự hấp dẫn của vẻ bề ngoài. Đấy là kết quả sự
phát triển tâm lý bình thường ở lứa tuổi này.
Tuổi mới lớn là lứa tuổi có nhiều thay đổi dẫn đến những biến đổi sâu
sắc về mặt tâm lý, nhân cách. Có thể xem như là giai đoạn ẩn chứa nhiều
vướng mắc về tâm lý, cũng như về nhận thức cuộc sống. Chính vì vậy mà tuổi
mới lớn còn được gọi là tuổi tuổi choai choai, tuổi ẩm ương, tuổi chanh cốm,
tuổi chíp hôi … Thế giới cảm xúc của các em rất phức tạp, luôn nhạy cảm và
rất dễ xao động. Trước những đặc điểm tâm – sinh lý này đòi hỏi xã hội phải


14

có thái độ khoa học trong các mối quan hệ với các em làm cho các biện pháp
giáo dục mang lại hiệu quả cao. Để góp phần đưa lại nhận thức đúng đắn về
lứa tuổi này, văn học nghệ thuật đã dành một góc riêng phản ánh đời sống,
tâm tư tình cảm của các em. Bộ phận văn học đó chính là văn học tuổi mới
lớn, văn học tuổi teen.
1.1.2. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn

Thuật ngữ Văn học tuổi mới lớn được nhắc đến nhiều trong những năm
gần đây. Song để tìm một định nghĩa chính xác về dòng văn học tuổi mới lớn
thì qua khảo sát nghiên cứu chúng tôi cũng chưa tìm ra được một khái niệm
cụ thể nói về dòng sáng tác này. Nhưng cũng giống như việc định hình lứa
tuổi mới lớn chỉ mang tính tương đối, ước lượng thì văn học viết cho lứa tuổi
mới lớn cũng đưa đến rất nhiều quan niệm và ý kiến khác nhau.
Theo quan niệm trước đây, văn học tuổi mới lớn được xếp vào mảng
văn học thiếu nhi, một bộ phận cấu thành của văn học thiếu nhi. Tuy nhiên,
khi nói về văn học thiếu nhi, đa số vẫn chỉ nhớ văn học dành cho thiếu niên,
nhi đồng mà quên mất văn học dành cho tuổi mới lớn.Trong giáo trình Văn
học trẻ em của tác giả Lã Thị Bắc Lý thì những cảm xúc, rung động đầu đời
của tình yêu học trò xuất hiện trong các sáng tác của Trần Thiên Hương, Lê
Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh… đều được coi là những sáng tác dành cho
thiếu nhi: “Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế
giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò)
được các tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí
trẻ thơ. Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may
ngày xưa của Trần Thiên Hương; Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc;
Có gì không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt các truyện
dài của Nguyễn Nhật Ánh Như: Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua,
Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ,


15

Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời...(…) Có thể nói, văn
học thiếu nhi Việt Nam mang rõ tính chuyên nghiệp hơn”[38].
Thế nhưng nếu xếp những sáng tác dành cho tuổi mới lớn vào văn học
thiếu nhi thì thực sự chưa thỏa đáng. Cây bút trẻ Văn Thành Lê từng có
những sáng tác cho tuổi mới lớn đã thể hiện những băn khoăn của mình:

“Trước đây văn học thiếu nhi mặc định là những sáng tác dành cho thiếu
niên, nhi đồng, rất rõ ràng, nghĩa là cho độ tuổi từ 14 trở xuống. Văn học
người lớn tất nhiên là dành cho đối tượng …người lớn. Vậy nên trống ra một
khoảng, những em tuổi mới lớn, hay nói vui là tuổi dậy thì (bây giờ các em
dậy thì sớm hơn một chút), có độ tuổi từ 14 đến khi trưởng thành, không có
mảng văn học cho lứa tuổi mình. Các em ấy phải cố “cưa sừng làm nghé”
thành thiếu nhi hoặc gắng gượng thành người lớn, theo cách của mỗi em,
trong một khoảng thời gian dài, khi đến với văn học” [29]. Quả thực, nếu xếp
văn học tuổi mới lớn vào văn học thiếu nhi thì gượng ép, thiếu nhi gì mà bối
rối cảm xúc đầu đời, thư tình giấu trong cặp. Nhưng xếp vào chiếu văn học
cho người trưởng thành thì lại bị “quá sức” bởi những trang văn mong manh
cảm xúc đầu đời trở thành kệch cỡm với người trưởng thành. Trong một cuộc
phỏng vấn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, Trưởng ban biên tập Chi nhánh NXB Kim
Đồng phía Nam cho biết: “Ở nước ta, sách văn học tuổi mới lớn từ trước đến
nay luôn trong trạng thái hụt hẫng. Lứa tuổi 13 trở xuống đã có dày đặc sách
thiếu nhi. Từ 18 trở lên có sách cho người lớn. Vậy độ tuổi từ 13 đến 17 đọc
gì? Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là
sách văn học. Tuổi này không còn phù hợp với bác gấu, bạn thỏ, chị chim
nữa, nhưng cũng chưa quá già để nuốt trôi hết những tác phẩm dành cho
người lớn” hay “Không hiểu vì lẽ gì mà chúng ta thường nghiêng về lứa tuổi
mẫu giáo, nhi đồng và thiếu niên cỡ 13 trở xuống, còn bọn nhóc từ 14 đến 17
– những đứa trẻ vị thành niên, không muốn làm trẻ con nhưng cũng chưa


16

được coi là người lớn – thì dường như luôn trong tình trạng bị “bỏ đói” phải
tự xào xáo lấy hoặc tự moi móc lấy những món ăn tinh thần từ khắp nơi một
cách rất vô lý, rất khổ sở và rất mạo hiểm” [20].
Từ những quan niệm trên, đặt ra câu hỏi cho chúng ta. Vậy thì việc để

văn học tuổi mới lớn “chung chiếu” với văn học thiếu nhi có hợp lý không? bởi
lẽ, nhắc đến cụm từ “văn học thiếu nhi” là bạn đọc nghĩ ngay đến sự hồn nhiên,
ngộ nghĩnh của những xứ sở thần tiên. Trong khi đó văn học dành cho tuổi mới
lớn ở một tầm mức cao hơn, phức tạp hơn đúng như tên gọi của nó. Cần phải
thấy rằng văn học tuổi mới lớn rất gần với văn học thiếu nhi nhưng chúng ta
cũng cần phải định hình rõ lứa tuổi của từng mảng văn học này. Văn học thiếu
nhi là dành cho lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Văn học tuổi mới lớn dành cho
học sinh cấp hai, cấp ba … Đây là lứa tuổi chiếm gần phân nửa dân số nước ta.
Các em có đủ khao khát, nhu cầu thưởng ngoạn văn chương, đáp ứng những
băn khoăn, suy tư, trăn trở của các em về gia đình, nhà trường và xã hội. Tình
bạn, tình yêu cùng với cả giới tính…Cả một thế giới đa dạng, phức tạp và
phong phú, cần phải được đưa vào trang sách dưới dạng tác phẩm văn học.
Vậy, phải chăng nên xem văn học tuổi mới lớn như một mảng văn học riêng,
đứng độc lập với mảng văn học thiếu nhi trong dòng văn học Việt Nam.
Sở dĩ chúng ta nên nhìn nhận Văn học tuổi mới lớn là một mảng văn
học độc lập với văn học thiếu nhi là bởi lẽ, văn học tuổi mới lớn có những đặc
trưng rất riêng của nó.
Thứ nhất, văn học tuổi mới lớn có đối tượng phản ánh khu biệt, đó là
những tác phẩm văn học được sáng tác dành riêng cho tuổi mới lớn, lứa tuổi
khoảng từ 13 đến 18 tuổi. Vấn đề cần làm rõ ở đây là: văn học tuổi mới lớn có
nội dung viết xoay quanh thế giới cuộc sống của lứa tuổi thanh thiếu niên chứ
không phải tác phẩm giới hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận chỉ ở một lứa
tuổi nhất định nào đó. Bởi sự tiếp nhận bạn đọc và tác phẩm là một quá trình


17

hết sức tự nhiên và tự do. Không có một quy định rõ ràng nào cho việc tác
phẩm viết cho tuổi mới lớn thì trẻ em và người lớn không thể tìm đọc. Nhưng
một điều chúng ta phải thừa nhận văn học tuổi mới lớn có sức hấp dẫn hơn

với số đông bạn đọc ở lứa tuổi mới lớn. Vì “Thời nào cũng vậy, người đọc
luôn đi tìm bóng dáng chính mình trong văn học” (Cao Xuân Sơn). Và như đã
nói ở trên, mỗi một độ tuổi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận
thức khác nhau. Với bạn đọc tuổi mới lớn đó là những khao khát được thỏa
mãn việc đọc những trang viết đi sâu vào tâm tư tình cảm, khơi động những
băn khoăn trăn trở của một lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Các em đã tìm thấy đời sống tâm hồn mình trong văn học tuổi mới lớn.
Chính sức hấp dẫn ấy đã tạo ra một lớp công chúng đông đảo đang ở độ tuổi
chanh cốm tìm đến các tác phẩm văn học này.
Thứ hai, Văn học tuổi mới lớn có nội dung phản ánh riêng. Xuất phát
từ đối tượng phản ánh là lứa tuổi thanh thiếu niên khoảng từ 13 đến 18 tuổi.
Lứa tuổi nửa trẻ con, nửa người lớn với đầy những diễn biến tâm lý phức tạp,
nhạy cảm, giai đoạn có nhiều bước ngoặt trong cuộc đời. Tất cả những vấn đề
phức tạp của lứa tuổi đã được văn học tuổi mới lớn phản ánh chân thực trong
các sáng tác. Chúng ta có thể bắt gặp ở đó những tình bạn đẹp và mong manh
đến nao lòng. Những câu chuyện hồn nhiên, dí dỏm mà cảm động. Những
tâm tình, khát vọng của lứa tuổi trăng tròn… Hay như tác giả Trần Đức Ngôn
và Dương Thu Hương từng nhận định “Những tác phẩm viết cho lứa tuổi mới
lớn với những biểu hiện tâm lý phức tạp, đặt các em trong các mối tương
quan với hoàn cảnh với cuộc sống buộc phải tự lựa chọn và giải quyết (…).
Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm
sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được tác giả đề
cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ.(…). Đây là
loại sách gây được nhiều hứng thú và tạo nhiều tranh cãi cho độc giả, và nó


18

cũng đáp ứng phần nào việc miêu tả những khát vọng và niềm tự tin của lớp
trẻ từ thời đại mới” [44]. Như vậy, có thể nói tất cả những vấn đề phức tạp

của lứa tuổi này đều trở thành nguồn đề tài cho văn học tuổi mới lớn. Và khi
tác phẩm văn học dung nạp trong nó những nội dung như đã nêu, tác phẩm đó
có thể xếp vào văn học tuổi mới lớn.
Dựa vào những kết luận trên về đặc trưng riêng của văn học tuổi mới
lớn so với văn học thiếu nhi, chúng tôi đề xuất quan điểm nên coi văn học
tuổi mới lớn là một mảng văn học độc lập đang trên đà phát triển và được chú
trọng ở nước ta hiện nay.
1.1.3. Sự phát triển của văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới
Năm 1986, với công cuộc đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó văn
học nghệ thuật đặc biệt được coi trọng. Văn kiện Đại hội Đảng VI đã khẳng
định: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa
hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “nhìn tổng quát đã
có những bước phát triển đáng mừng”, “sáng tác văn học trở nên năng động,
hấp dẫn, tạo nên một bầu không khí sôi động thu hút được sự quan tâm rộng
rãi của xã hội”. Trong bối cảnh đó đã mở ra cơ hội cho những sáng tạo, cách
tân, thử nghiệm. Chính trong bầu không khí tự do này, văn học tuổi mới lớn
đã phát triển thành một xu hướng văn học.
Những năm 90, văn học tuổi mới lớn thật sự bùng nổ, lan nhanh và sâu
rộng cả hai miền khi những tờ báo sáng tác dành cho tuổi mới lớn ra đời.
Nhiều bút nhóm được thành lập như: Hương đầu mùa của báo Hoa học trò,
Vòm me xanh của báo Mực tím, Gia đình áo trắng của tuyển tập thơ văn Áo
trắng. Ngoài ra còn các bút nhóm ở nhiều tỉnh thành khác, các tuyển tập thơ
văn khác như Tuổi hồng, Nữ sinh… Lúc này, ngoài các nhà văn - những cây
bút thế hệ trước viết cho tuổi mới lớn, bắt đầu hình thành một lực lượng đáng
kể lứa tuổi mới lớn viết cho chính mình. Từ đây xuất hiện hàng loạt những


×